You are on page 1of 42

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG CĐ KỸ NGHỆ II

GIÁO TRÌNH
THỰC HÀNH BÀO CHẾ 1
NGHỀ: DƯỢC
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
(Ban hành theo quyết định số / /QĐ-CĐKNII ngày tháng năm của
Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II)

(LƯU HÀNH NỘI BỘ)


Bài: Phép cân

ĐIỀU LƯU Ý KHI SỬ DỤNG CÂN


- Lau cân sạch sẽ bằng khăn mềm.
- Lót 2 đĩa cân bằng giấy (có xếp 4 góc – hình vuông).
- Khi cân phải ngồi hoặc đứng chính diện với bảng chia độ của cân.
- Dưới 20g dùng kẹp để gắp quả cân.
- Khi cầm các chai hóa chất, nhãn chai phải hướng phía trên để dễ nhìn tên, tiện kiểm
soát và thuốc không bị dính vào nhãn.
- Lấy hoá chất rắn từ trong chai ra bằng vảy mica…
- Lấy hóa chất lỏng bằng đũa thủy tinh, cốc (becher) hay ống hút (pipette).
- Các hoá chất dễ oxy hóa (iod…), chảy lỏng (KI…), dễ dính (vaselin…) phải cân trên
mặt kính đồng hồ.
- Khi thêm bớt hóa chất hay quả cân phải nhẹ nhàng tránh dao động làm hư mòn dao
cân.
- Đối với cân Trebuchet không được thêm bớt các quả cân hay vật cân khi cân chưa ở
trạng thái nghỉ.
- Khi thả cân dao động hay cho cân nghỉ phải thả từ từ nhẹ nhàng để tránh hư hại cho
cân.
- Xem kết quả thăng bằng khi kim cân dừng lại vị trí 0 hoặc dao động qua lại vị trí 0
(đối với bảng chia vạch trước kim cân).
* Lưu ý
- Một số chất không được sử dụng bằng pipette: glycerin, dầu, parafin, siro,…
- Chất màu dễ gây bẩn, cân trên giấy láng hoặc mặt kính đồng hồ (xanh metylen).
- Không để hóa chất rơi lên đĩa cân .
5. QUY TRÌNH CÂN ĐIỆN TỬ
1. Cắm nguồn điện cho cân
2. Chỉnh cân bằng (giọt nước nằm trong vòng tròn)
3. Khởi động cân: Nhấn nút “ON-OFF” chờ màn hình hiện lên “0.00”
4. Kiểm tra đơn vị cân. Chỉ sử dụng đơn vị tính là “g”, nếu không đúng đơn vị thì điều
chỉnh như sau: Nhấn giữ nút “PRINT” cho đến khi màn hình hiện chữ “g” buông tay
ra ngay
5. Đặt giấy lót cân và dụng cụ đựng lên dĩa cân, nhấn nút “TARE” để màn hình trở về
số “0.00 g” (trừ bì)
6. TIẾN HÀNH CÂN
6.1. Trường hợp cân 1 chất: Cho thuốc lên cân cho đến khi màn hình lên đúng số cần
cân, lấy thuốc xuống, tiếp tục cân thuốc khác
6.2. Trường hợp cân nhiều chất 1 lượt: Cho chất thứ nhất lên cân, khi màn hình hiện
lên đúng số cần cân- nhấn nút “TARE” để màn hình trở về số “0.00 g” tiếp tục
cân chất thứ 2, đủ khối lượng lại nhấn nút “TARE” màn hình về số “0.00 g” tiếp
tục cân chất thứ 3….
Tắt cân: Trước khi tắt cân phải lấy hết vật trên cân xuống, kể cả giấy lót cân. Nhấn nút “ON-OFF” để
màn hình hiện số “0.00 g”. Nhấn giữ nút “ON-OFF” cho đến khi màn hình lên chữ “OFF”. Tắt nguồn
điện.

THỰC HÀNH
1- Cân kép Borda
Cân 1,2g amidon
Cân 15g glycerin
2- Cân kép Mendeleep
Cân 0,5g acid benzoic
Cân 1,1g acid benzoic và 0,6 g acid salicilic
3- Cân 2,3g glycerin bằng cân điện tử
Bài: Phép lọc

Mục tiêu
1. Kể tên các vật liệu lọc thường gặp trong bào chế.
2. Xếp đúng 2 kiểu lọc giấy: Lọc không xếp nếp và lọc xếp nếp.
3. Nêu được công dụng của từng kiểu lọc giấy.
4. Biết chọn phễu lọc và sử dụng giấy lọc đúng.
Dụng cụ
- Phễu thủy tinh - Dung dịch cần lọc
- Giá lọc - Cốc có mỏ
- Giấy lọc, bông thấm nước - Đũa thủy tinh
Nội dung
1. Cách xếp giấy lọc
1.1. Giấy lọc xếp nếp
1. Chuẩn bị tờ giấy lọc hình tròn có bán kính r thấp hơn thành phễu 0,5 - 1 cm (Hình
a)
2. Xếp tờ giấy lọc làm đôi được nửa vòng tròn (Hình b)
3. Xếp theo những đường phân giác chia nửa vòng tròn thành 8 hình quạt đều nhau
(Hình c, d, e, f).
4. Xếp đôi mỗi hình quạt theo một chiều thành 16 hình quạt. (Hình g)
5. Mở ra gấp phụ 2 bên. (Hình a, i, j)
Trong khi gấp nếp tránh vuốt quá mạnh đầu nhọn của giấy lọc để khi lọc không bị
thủng lọc, đồng thời tạo một đỉnh bầu chứ không nhọn.
Khi lọc những dung dịch có độ nhớt cao (dầu, siro) phải dùng giấy lọc thớ thưa có
xếp rãnh hình chữ V
1.2. Giấy lọc không xếp nếp
2. Chú ý khi sử dụng giấy lọc
 Giấy lọc khi đặt vào phễu phải thấp hơn hay bằng thành phễu.
 Phải thấm ướt giấy lọc bằng dịch lọc khi cần thiết.
 Rót dung dịch theo đũa tựa trên thành lọc, không nên cho chất lỏng chảy thẳng vào
đỉnh vì dễ gây thủng lọc.
 Nên chọn phễu tương ứng với lượng dung dịch cần lọc (thường phễu có dung tích
bằng 1/5 lượng dung dịch).

3. Lọc bằng bông gòn thấm nước


 Dùng để lọc những dung dịch dùng ngoài hoặc lọc thô (tiền lọc)
 Thao tác: để một lượng vừa phải gòn thấm nước vào phễu thủy tinh, thấm ướt
miếng bông gòn bằng dung dịch cần lọc, ấn nhẹ.
4. Thực hành
 Lọc dung dịch Dalibour qua giấy lọc vào cốc có mỏ.
 Lọc dung dịch Lugol qua bông vào cốc có mỏ.

5. Câu hỏi lượng giá


1. Khi nào lọc qua bông trong bào chế?
2. Lọc dung dịch cồn long não bằng vật liệu gì? Tại sao?
3. Lọc dung dịch có tính oxy hóa mạnh nên sử dụng vật liệu lọc gì? Nhược điểm của
vật liệu này.
Bài: Dung dịch ethanol 90%

1. Mục tiêu:
Pha chế được một dung dịch cồn thấp độ từ cồn cao độ hơn.
2. Công thức:
Ethanol cao độ z (ml)
Nước cất vừa đủ
3. Kiến thức cần chuẩn bị
Khoảng giới hạn nồng độ cho phép của dung dịch ethanol 90% theo quy định của Dược
điển Việt Nam V.
Lý thuyết
Độ cồn (hàm lượng ethanol) là lượng ethanol tinh khiết có trong dung dịch ethanol biểu
thị theo % thể tích hoặc % khối lượng ở nhiệt độ 15 oC.
Pha cồn:
Công thức pha cồn:
b-c
x = p.
a-c
Trong đó
a, b, c: độ cồn thực của cồn cao độ, trung bình, thấp độ (%)
x, p: thể tích của cồn cao độ, trung bình (ml)
Tiến hành:
Lấy x (ml) cồn cao độ a% cho vào ống đong 250 ml (p = 250), thêm cồn thấp độ c% vào
ống đong vừa đủ vạch 250 ml (nếu dùng nước cất, c = 0)
Xác định lại độ cồn:
Nếu t = 15 oC: độ cồn đọc được là độ cồn thực (T)
Nếu t ≠ 15 oC: độ cồn đọc được là độ cồn biểu kiến (B)
B ≥ 56%: tra bảng Gay-Lussac
B < 56%: áp dụng công thức
T = B - 0,4 . (t1-15 oC)
Trong đó T: độ cồn thực (%)
B: độ cồn biểu kiến (%)
t1: nhiệt độ lúc đo (oC)

4. Phương pháp điều chế


Bước 1: Xác định độ cồn của ethanol cao độ.
- Cho ethanol cao độ vào ống đong 250 ml với lượng vừa đủ để cồn kế nổi tự do.
- Cho cồn kế vào ống đong, ghi nhận nhiệt độ và độ cồn biểu kiến khi nhiệt độ trên cồn
kế ổn định.
- Dùng bảng Gaylussac để xác định độ cồn thực của ethanol cao độ.
Bước 2: Tính lượng ethanol cao độ cần sử dụng.
- Lượng ethanol cao độ cần sử dụng được tính theo công thức sau:
C1V1 = C2V2
C1 và C2 lần lượt là độ cồn thực của cồn cao độ và cồn thấp độ.
V1 và V2 lần lượt là thể tích của cồn cao độ và cồn thấp độ.
Bước 3: Pha cồn.
Cho chính xác thể tích ethanol cao độ vào ống đong (có thể tích phù hợp), thêm nước cất
đến vừa đủ thể tích và khuấy đều.
Bước 4:
Kiểm tra lại độ cồn của dung dịch vừa pha (thực hiện như bước 1). Đánh giá độ cồn vừa
pha theo tiêu chuẩn quy định trong Dược điển Việt Nam V và hiệu chỉnh nếu cần.
5. Tính chất sản phẩm và bảo quản
Chất lỏng trong suốt, không màu, mùi đặc trưng.
Bảo quản trong chai kín, để ở nơi mát.
6. Câu hỏi lượng giá
a. Mô tả cách xác định độ cồn thực và những lưu ý khi xác định độ cồn thực?
b. Những lưu ý khi thao tác với dung dịch ethanol cao độ?
Bài 3: Siro đơn

I. Mục tiêu
Pha chế được siro đơn theo phương pháp bào chế nóng.
II. Nội dung
Thành phần
Nguội Nóng
Đường saccarose dược dụng 180 g 165 g
Nước cất 100 ml 100 ml
Pha chế
a. Điều chế theo phương pháp nguội
b. Điều chế theo phương pháp nóng
Đun nước khoảng 80 °C, thêm đường, khuấy cho tan và tiếp tục đun đến khi đạt nhiệt độ
sôi là 105 °C, ngừng đun.
Lọc nóng qua túi vải.
Để nguội đến 20 °C, đo tỷ trọng của siro đơn.
(Tip: Làm lạnh đến 18 – 19 oC)
Điều chỉnh tỷ trọng (nếu cần).
Yêu cầu: Siro đơn điều chế ra phải đạt tỷ trọng 1,32 hoặc 35° Baumé (ở 20 oC).
Tính chất sản phẩm và bảo quản
Dung dịch trong suốt, không màu hoặc hơi ngà, không mùi, vị ngọt.
Bảo quản trong chai kín, để nơi thoáng mát.
Công dụng
Có tác dụng dinh dưỡng.
Dùng để pha chế siro thuốc.
Câu hỏi lượng giá
Tính lượng đường và nước để điều chế 450 g siro đơn theo phương pháp nóng.
Tính chất của siro đơn.
Nêu ưu, nhược điểm của siro điều chế theo phương pháp nóng.
Tại sao phải đun siro đến 105 oC?
Nếu đun siro quá lâu trên bếp thì siro thu được sẽ có tính chất gì? Tại sao?
Tại sao phải lọc nóng siro qua túi vải?
Nêu các cách để khử màu siro đơn?
Tại sao khi điều chế siro xong không được làm lạnh ngay mà phải để nguội sau đó mới
làm lạnh bằng cách ngâm trong nước đá.
Phải ngâm siro trong nước đá đến nhiệt độ bao nhiêu rồi mới mang đi đo tỉ trọng?
Giả sử sau khi pha chế xong thu được 300 ml siro có tỉ trọng là 1,34. Hãy tính toán cách
điều chỉnh tỉ trọng của siro.
Tính toán và viết quy trình điều chế 250 g siro đơn.
Vẽ nhãn siro đơn.
TÍNH TOÁN
Tính lượng đường và nước cần lấy:
m siro = d x V đề bài = ... g
m đường = m siro x 64% = … g
V nước = m đường x 100/165 = … ml
VÍ DỤ
Pha 20 ml siro đơn theo phương pháp nóng
d = 1,32 g/ml; C% = 64%
LÀM BÀI
m siro = d x V đề bài = 1,32.20 = 26,4 g
m đường = m siro x 64% = 26,4.64% = 16,9 g
V nước = m đường x 100/165 = 16,9.100/165 = 10,24 ml
Quy trình pha chế
1. Xử lý dụng cụ
2. Cân đong nguyên liệu
- Cân 16,9 g đường trên giấy.
- Đong 10,24 ml nước trong ống đong.
3. Quy trình
- Cho nước vào cốc (becher), đun trên bếp điện cho nước sủi tăm (khoảng 80 oC).
- Cho toàn bộ lượng đường vào, khuấy đều, nhẹ nhàng.
- Tiếp tục đun cho đường tan hoàn toàn, và dừng đun khi siro trong vắt, sôi ở 105oC.
- Lọc nóng qua gạc, cho vào ống đong. Đọc thể tích.
- Đo tỷ trọng của siro đơn.
4. Đóng chai. Dán nhãn nguyên liệu.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ NGHỆ II


KHOA Y - DƯỢC - THẨM MỸ
502, Đỗ Xuân Hợp, phường Phước Bình, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh
SIRO ĐƠN
Chai … ml
Bảo quản: Kín, mát, tránh ánh sang.
NSX: dd.mm.yy HD: dd.mm.yy (1 năm) SL: (mã đề thi)
Bài: Sirô acid citric 1%
I. Mục tiêu
Biết cách pha chế siro thuốc bằng phương pháp hòa tan dược chất vào siro đơn
II. Nội dung
Công thức:
Acid citric ................................ 1 g
Nước cất.................................. 3 ml
Cồn tinh dầu cam ................. vừa đủ
Siro đơn ................... vừa đủ 100 ml
Tính chất:
Acid citric ngậm 1 phân tử nước: bột kết tinh trắng hoặc tinh thể. Rất dễ tan trong
nước, dễ tan trong ethanol 96%, hơi tan trong ether.
Điều chế:
 Hòa tan Acid citric trong một ít nước cất trong ly có chân.
 Cho siro đơn vào, khuầy đều.
 Cho cồn tinh dầu cam vào khuấy đều.
 Chuyển qua ống đong. Thêm siro đơn vừa đủ 100 ml.
 Đóng chai, dán nhãn.
TÍNH CHẤT CHẾ PHẨM:
 Chất lỏng sánh, trong, không màu hay vàng nhạt, mùi cam, vị ngọt chua.
 Tỉ trọng từ 1,3 đến 1,31
CÔNG DỤNG – CÁCH DÙNG
Dùng làm nguyên liệu pha siro thuốc hay các thuốc khác.
NHÃN – BẢO QUẢN
 Nhãn nguyên liệu thường.
 Bảo quản trong lọ kín, để nơi mát
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Nêu vai trò của từng chất trong công thức.
2. Tính toán lượng các chất để điều chế 50ml siro acid citric.
3. Cho biết tên của phương pháp điều chế siro thuốc trên.
4. Viết quy trình điều chế siro acid citric. Vẽ nhãn nguyên liệu của chế phẩm.
5. Nếu cho quá nhiều cồn tinh dầu cam vào thì siro thuốc acid citric thu được sẽ có
tính chất gì?
6. Trong công thức trên không sử dụng cồn tinh dầu cam được không? Giải thích?
7. Có thể thay cồn tinh dầu cam bằng chất khác được không? Cho ví dụ.
Bài: Potio an thần

I. MỤC TIÊU
Pha chế được potio thuốc theo đơn của thầy thuốc.
II. NỘI DUNG
CÔNG THỨC
Natri bromid 0,4 g
Calci bromid 0,4 g
Siro đơn 5,0 g
Nước cất vđ 30 ml
PHÂN TÍCH
• NaBr và CaBr2: dạng tinh thể không màu, dễ hút ẩm, dễ tan trong nước và có tác
dụng an thần (của ion Br -).
• Siro đơn: chất làm ngọt, thường chiếm khoảng 15 – 20% công thức.
QUY TRÌNH ĐIỀU CHẾ
• Đánh dấu thể tích trên chai đựng potio.
• Cân siro đơn vào chai.
• Hòa tan NaBr và CaBr2 vào khoảng 10 ml nước trong ly có chân, rồi lọc dung
dịch vào chai đựng thành phẩm (qua gòn), thêm nước vừa đủ qua gòn và lắc đều.
CÔNG DỤNG
An thần, gây ngủ.
CÁCH DÙNG
• Người lớn: 1 thìa canh 1 lần.
• Trẻ em: 1 thìa cà phê 1 lần.
BẢO QUẢN – NHÃN
• Để nơi mát và dùng tối đa trong 3 ngày.
• Nhãn: thành phẩm dùng trong.
Bài: Hỗn dịch lưu huỳnh

I. MỤC TIÊU
Điều chế được một hỗn dịch bằng phương pháp phân tán cơ học.
II. NỘI DUNG
CÔNG THỨC
Lưu huỳnh kết tủa 4 g
Tween 80 1,2 g
Glycerin dược dụng 10 g
Nước cất vđ……100 ml
PHÂN TÍCH
• Lưu huỳnh kết tủa là dạng bột mịn màu vàng nhạt mùi đặc trưng, không tan trong
nước, khó thấm nước (sơ nước) vì vậy khi điều chế hỗn dịch cần dùng chất gây thấm là
cồn bồ kết hoặc Tween 80. Lưu huỳnh dùng ngòai có tác dụng sát khuẩn đặc biệt với vi
khuẩn gây mụn trứng cá.
• Glycerin dược dụng: chất lỏng sánh, vị ngọt nóng, có vai trò làm tăng độ nhớt của
môi trường phân tán, làm ổn định hỗn dịch, đồng thời làm tăng độ bắt dính, tránh khô da.
QUY TRÌNH ĐIỀU CHẾ
• Chuẩn bị dụng cụ hóa chất, tiệt trùng cối chày, đánh dấu thể tích chai.
• Nghiền mịn lưu huỳnh trong cối
• Thêm toàn bộ lượng Tween 80 vào cối (và một lượng nhỏ nước), nghiền kỹ tạo
thành khối nhão đồng nhất
• Thêm dần lượng glycerin và nước cất vào cối, vừa thêm vừa khuấy đều.
• Đóng chai, bổ sung nước cất vừa đủ thể tích. Lắc đều
• Dán nhãn, nhãn có dòng chữ “LẮC TRƯỚC KHI DÙNG”
CÔNG DỤNG
Chữa mụn trứng cá bằng cách bôi ngoài da nhiều lần trong ngày.
BẢO QUẢN, NHÃN
• Bảo quản nơi khô mát
• Thành phẩm dùng ngoài, thuốc thường. Nhãn phụ: “LẮC TRƯỚC KHI DÙNG”
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Nêu các giai đoạn của phương pháp phân tán cơ học điều chế hỗn dịch.
2. Tính chất của hỗn dịch theo Dược Điển Việt Nam IV
3. Phân tích vai trò của các chất trong công thức
4. Tính toán lượng các chất để điều chế 60ml hỗn dịch lưu huỳnh.
5. Viết quy trình điều chế.
6. Vẽ nhãn cho chế phẩm trên.
7. Khi điều chế hỗn dịch lưu huỳnh, những giai đoạn nào là quan trọng quyết định sự
hình thành và ổn định cũa hỗn dịch?
8. Tại sao phải sử dụng Tween 80 khi điều chế hỗn dịch lưu huỳnh?
9. Tại sao khi điều chế hỗn dịch lưu huỳnh không bổ sung thể tích trong ống đong?
10. Tính chất của Glycerin dược dụng? Vai trò của chất này trong công thức?
11. Khi điều chế hỗn dịch lưu huỳnh nếu nghiền lưu huỳnh không mịn có làm ảnh
hưởng đến chất lượng chế phẩm không? Tại sao?
Bài: Nhũ tương dầu thầu dầu

I. MỤC TIÊU
• Điều chế được 1 potio nhũ dịch dầu thuốc đạt yêu cầu bằng phương pháp keo khô.
• Sử dụng được chất nhũ hóa keo thân nước trong quá trình điều chế nhũ tương.
II. NỘI DUNG
CÔNG THỨC
Dầu thầu dầu 16g
Gôm arabic 4g
Tinh dầu bạc hà 2giọt
Siro đơn 20g
Nước cất vừa đủ 50ml
PHÂN TÍCH
• Dầu thầu dầu: Dược chất không tan trong nước, tướng dầu phân tán trong nước
nhờ chất nhũ hóa gôm arabic, có tác dụng nhuận tẩy, tùy liều lượng.
• Gôm arabic: Gummik Arabicum, sản phẩm của cây Acacia senegal. Họ
Mimosaceae. Không tan trong cồn 95°, tan hoàn toàn trong 1,5 - 2 phần nước. Bị kết tủa
khi nồng độ cồn trên 35% hoặc với kim loại nặng. Thường dùng làm chất nhũ hóa gây
phân tán.
• Tinh dầu bạc hà: Chất phụ làm thơm (tướng dầu).
• Siro đơn: Chất làm ngọt.
• Nước cất: Chất dẫn (tướng nước).
ĐIỀU CHẾ
• Tiệt trùng chày cối
• Hòa tan tinh dầu bạc hà trong dầu thầu dầu.
• Nghiền mịn gôm Arabic trong cối khô.
• Đổ dầu thầu dầu vào, đảo nhẹ nhàng cho đều.
• Thêm một lượng nước (tính theo tỉ lệ phù hợp để tạo nhũ tương đậm đặc) vào
nghiền theo 1 chiều thật nhanh, mạnh, liên tục cho đến khi thu được hỗn hợp đặc quánh
màu trắng đục (nhũ dịch đậm đặc).
• Thêm nước để pha loãng nhũ tương (chia làm nhiều lần) mỗi lần thêm phải đảo
đều. (lưu ý kiểm soát thể tích nước)
• Cho tiếp siro đơn vào trộn đều.
• Thêm nước cất vừa đủ, trộn đều, đóng chai.
BẢO QUẢN – NHÃN
• Trong chai lọ nút kín, để nơi mát.
• Nhãn thành phẩm dùng trong, thuốc thường.
• Nhãn phụ: “Lắc trước khi dùng.”
CÔNG DỤNG
Nhuận tràng hoặc tẩy xổ tùy theo liều dùng.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Nêu các phương pháp bào chế nhũ tương? Phương pháp bào chế nhũ tương trong
bài này là gì?
2. Nêu một số lưu ý trong quá trình bào chế nhũ tương dầu thầu dầu?
3. Nêu các lý do khi đánh nhũ tương không ra, bị tách lớp?
4. Phân tích vai trò các chất trong công thức trên. Nhũ tương dầu thầu dầu có kiều
cấu trúc gì? Tại sao?
5. Tính toán công thức để điều chế 80ml nhũ tương dầu thầu dầu.
6. Viết quy trình điều chế.
7. Trong quá trình điều chế nhũ tương dầu thầu dầu, giai đoạn nào là quan trọng
nhất?
8. Vẽ nhãn nhũ tương dầu thầu dầu?
9. Chất nhũ hóa nào sử dụng trong công thức nhũ tương dầu thầu dầu, chất nhũ hóa
trên tạo kiểu nhũ tương có cấu trúc gì?
10. Thao tác nào cần lưu ý khi tạo nhũ tương đậm đặc?
Bài: Siro cho bệnh nhân kiêng đường

Mục đích

Công thức
Natri carboxymethyl cellulose 1g
Nipagin 0,2 g
Saccharin 0,2 g
Ethanol 2 ml
Nước vđ 100 g
Điều chế
Hoà tan nipagin và saccharin trong ethanol. Rắc natri carboxymethyl cellulose lên mặt
nước, thỉnh thoảng khuấy cho đến khi hoà tan hoàn toàn. Thêm dung dịch nipagin và
saccharin trong ethanol. Trộn đều.
Chất lỏng sánh, không màu, vị giống siro đơn.
Bài: Dung dịch Lugol

Mục tiêu:
Đánh giá được khả năng hòa tan đặc biệt của iod.

Công thức:
Iod 1g
KI 2g
Nước cất vđ 100 ml
lod: DC
Tinh thể hình phiến, nặng, màu xám đen có ánh kim loại, mùi đặc trưng, dễ thăng hoa
bốc hơi tím, ăn da, ăn mòn kim loại và chất hữu cơ.
Iod không tan trong nứơc (độ tan 1/3500), tan nhiều trong dung dịch iodid, tan trong cồn
(1/13), trong glycerin (1/80) cho màu xanh tím với hồ tinh bột.
Dung dịch của lod trong cồn dùng ngoài để sát trùng vết thương, trị nấm trên da.
Kali iodid (Kl): Chất tạo dẫn chất dễ tan
Tinh thể không màu, vị mặn, tan trong nước, dễ bị chảy lỏng khi để ngoài không khí
(chảy nước vàng nâu).
Dung dịch kali iodid đậm đặc trong nước làm tan iod do tạo phức chất KI3.
KI dùng để uống có tác dụng làm giãn mạch, hạ huyết áp.
Điều chế:
- Cân kali iodid, hòa tan trong 2 - 3 ml nước trong bình nón nút mài.
- Cân iod trên mặt kính đồng hồ.
- Cho ngay iod vào dung dịch đậm đặc KI, khuấy trộn cho đến khi iod tan hoàn toàn.
- Chuyển dung dịch sang ống đong, tráng bình nón, thêm nước cất vừa đủ thể tích.
- Lọc nhanh qua bông.
- Đóng lọ thủy tinh nút kín, để nơi mát, tránh ánh sáng.
- Ghi nhãn, dán nhãn đúng quy cách.
Công dụng, cách dùng:
Trị bướu cổ và giải độc alkaloid.
Uống theo giọt và pha trong một cốc nước.
Liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Câu hỏi:
Vai trò của KI trong dung dịch Lugol. Tại sao chỉ nên hòa tan KI trong 1 – 2 ml nước
cất?
Theo định Le Chatelier, nồng độ KI cao thì phản ứng diễn ra càng nhanh.

TRƯỜNG CAO ĐẰNG KỸ NGHỆ II


Khoa Dược, 502 Đỗ Xuân Hợp, Phước Bình, Quận 9, TP.HCM

DUNG DỊCH LUGOL


(chai 100 ml)
Thành phần: Lô sản xuất:
Chỉ định: Ngày sản xuất:
Chống chỉ định: Số đăng ký:
Bảo quản: Hạn dùng:
Bài: Dung dịch cồn iod 5%

Công thức:
Iod 5g
Kali iodid 2g
Dung môi vđ 100 ml
(Hỗn hợp ethanol 95% : nước đồng thể tích)
Quy trình
Hòa tan 2 g kali iodid với lượng dung môi tối thiểu trong bình nón nút mài (khoảng 10
ml). Cho iod đã nghiền mịn vào bình nón, lắc kỹ.
Thêm từ từ dung môi, mỗi lần 5 ml dung môi, đồng thời thực hiện hòa tan kỹ sau mỗi lần
thêm dung môi cho đến khi iod tan hoàn toàn.
- Bổ sung dung môi vừa đủ thể tích. Khuấy đều.
- Lọc qua bông vào chai thành phẩm. Dán nhãn.
- Bảo quản trong chai thủy tinh màu nâu, để nơi mát.
Bài: Dung dịch cồn

Công thức:
Cồn long não 10%
Long não thiên nhiên hay tổng hợp 10 g
Ethanol 90% vđ 100 ml
Hòa tan long não trong 80 ml ethanol. Thêm ethanol vừa đủ 100 ml.
Cồn bạc hà
Công thức: Tinh dầu bạc hà 20 g
Ethanol 90% vđ 1000 ml
Cho tinh dầu bạc hà và ethanol 90° vào một chai có nút kín. Đậy nút và lắc cho tan. Dung
dịch trong, không màu, có mùi vị bạc hà.
Cồn chữa hắc lào, nấm da
Acid benzoic 50 g
Acid salicylic 50 g
Iod 25 g
Ethanol 90% vđ 1000 ml.
Hòa tan dược chất đã nghiền mịn trong ethanol 90°, khuấy đều.
Lý thuyết
Dung dịch cồn là những chế phẩm lỏng dùng trong hoặc dùng ngoài, gồm có một hoặc
nhiều dược chất hòa tan hoàn toàn trong ethanol.
Dung môi để điều chế dung dịch cồn là ethanol và các hỗn hợp ethanol – nước, có thể
hòa tan được các chất nhựa, tinh dầu, alcaloid base, và một số chất hữu cơ khác (resorcin,
long não, menthol, acid salicylic…).
Độ tan của các hóa chất trong ethanol phụ thuộc vào nồng độ ethanol.
Thường điều chế dung dịch bằng cách hòa tan hoàn toàn dược chất trong dung môi. Các
dung dịch ethanol có tính chất cảm quan, lý hóa tính riêng, đặc trưng cho các thành phần
có trong dung dịch.
Để kiểm nghiệm các dung dịch cồn thường tiến hành định tính, định lượng hoạt chất,
xác định hàm lượng ethanol và đo tỷ trọng của dung dịch.
Bài: Dung dịch Dalibour
Công thức:
Đồng sulfat 0,1 g
Kẽm sulfat 0,4 g
Dung dịch acid picric 0,1% 1 ml
Cồn long não 10 % 1 ml
Nước cất vđ 100 ml
Phân tích công thức:
Đồng sulfat (CuSO4.5H2O): Dược chất, tinh thể màu xanh lơ, vị chát. Dễ tan trong nước
và glycerin, gần như không tan trong cồn 90°. Ở ngoài không khí sẽ dần dần mất nước.
Dùng ngoài có tác dụng sát trùng.
Kẽm sulfat (ZnSO4.7H2O): Dược chất, tinh thể hình lăng trụ trong suốt hay bột kết tinh,
không màu không mùi, vị chát sít lưỡi. Rất dễ tan trong nước, tan chậm trong glycerin,
không tan trong cổn. Dung dịch 0,1 - 0,5% có tác dụng sát trùng.
Dung dịch acid picric 1%: Dược chất, dung dịch màu vàng có phản ứng acid. Có tác
dụng làm giảm đau nhẹ tại chỗ, chóng lên da non. Cùng với đồng sulfat tạo màu cho
dung dịch Dalibour.
Cồn long não 10%: Dược chất, chất lỏng không màu, mùi thơm long não, cho với nước
một kết tủa rõ rệt. Có tác dụng sát trùng, chống ngứa, giảm sưng đau.
Quy trình:
- Hòa tan đồng sulfat và kẽm sulfat trong khoảng 60 ml nước.
- Thêm dung dịch acid picric 1% vào, khuấy đều.
- Thêm lượng nước đến gần đủ thể tích dung dịch cần pha chế, khuấy đều.
- Thêm từ từ cồn long não vào, khuấy kĩ sao cho long não tan hoàn toàn.
- Bổ sung nước vừa đủ 100 ml.
- Lọc và đóng chai.
Công dụng, cách dùng:
Dùng để rửa và đắp trong trường hợp chàm và nấm.
Bài: Cao xoa

Công thức
Methyl salicylat 3 ml
Menthol lg
Camphor lg
Tinh dầu bạc hà 5 ml
Lanolin 5g
Sáp ong 3g
Vaselin 12 g
Quy trình
- Cốc có mỏ (1): Cân đong dược chất và tinh dầu, khuấy cho tan và đậy kín.
- Bát sứ (2): Cân laolin, sáp ong và vaselin, đun cách thủy ở 60 – 70 °C cho chảy lỏng.
Khuấy đều.
- Cho (1) vào (2), khuấy trộn kỹ trong bếp cách thủy để hòa tan.
- Lấy ra đổ vào 2/3 hộp đựng, để dầu trong hộp đặc lại, đun bát tá dược thân dầu còn lại
cho chảy lỏng rồi đổ lần 2 vào hộp cho thật đầy.
- Để nguội, đậy nắp, ghi nhãn.
Bài: Nhũ tương dầu parafin

Mục tiêu
- Tính được lượng chất nhũ hóa thích hợp theo giá trị HLB và RHLB.
- Tiến hành pha chế nhũ tương bằng phương pháp trộn lẫn hai pha sau khi đun nóng.
Công thức
Dầu parafin 15 ml
Tween 80 1,76 g
Span 80 1,04 g
Nước cất vđ 50 ml
Dụng cụ
Cối chày/ máy khuấy đũa, cốc có mỏ, ống đong 25 ml, đũa thủy tinh, nhiệt kế.
Quy trình
Xác định lượng nước (hoặc có thể bổ sung nước cất vừa đủ thể tích do nhũ tương thành
phẩm có cấu trúc D/N).
- Cốc có mỏ (1): Dầu parafin, Span 60  đun nóng cách thủy ở 65 °C.
- Cốc có mỏ (2): Nước cất 30 ml, Tween 80  đun nóng cách thủy ở 70 °C.
Cách 1: Đổ cốc 2 vào cối trước, cho từ từ cốc l vào, dùng chày đánh nhanh, mạnh, một
chiều đến đồng nhất.
Cách 2: Phân tán cốc (1) vào cốc (2) bằng máy khuấy đũa.
Cho SV khảo sát ảnh hưởng của khối lượng chất nhũ hóa: 1,4 g; 2,8 g và 4,2 g.
- Đóng gói vào lọ rộng miệng.
- Ghi nhãn, bảo quản.
- Công dụng: Làm thuốc nhuận tẩy, nhuận tràng 25 ml/ lần; liều tẩy 50 ml/ lần.
Bài: Hỗn dịch antacid
Công thức
Nhôm hydroxyd 2g
Magnesi hydroxyd 2g
Gôm arabic 0,2 g
Natri saccharin 0,2 g
Dung dịch sorbitol 70% 35 ml
Cồn vanillin 1% 1 ml
Nước cất vừa đủ 50 ml.
Dụng cụ: cối chày, cốc, thìa vét, ống đong, chai.
Quy trình
- Đong 50 ml cho vào chai đánh dấu thể tích.
- Cân các chất rắn trên giấy, chất lỏng vào cốc.
- Nghiền mịn nhôm hydroxyd  vét ra giấy.
- Nghiền mịn magnesi hydroxyd, cho nhôm hydroxyd vào trộn đều thành bột kép  vét
ra giấy.
- Cho gôm arabic vào nghiền mịn + cho dần bột kép trên vào trộn đều.
- Thêm khoảng 5 g dung dịch sorbitol vào cối  nghiền kĩ thành khối bột nhão mịn (1).
- Cốc có mỏ (2): Natri benzoat + 10 ml nước  khuấy tan + natri saccharin  khuấy +
cồn, vanillin  khuấy.
- Đổ cốc 2 vào cối 1  trộn đều.
- Cho tiếp dung dịch sorbitol vào cối  trộn đều.
- Chuyển vào chai đựng thành phẩm.
- Tráng cối bằng nước  bổ sung tiếp cho đủ thể tích.
- Đậy nút, lắc đều, ghi nhãn.
Bài: Nhũ tương giảm đau
Công thức
Methyl salicylat (1) 7 ml
Menthol (2) 1g
Camphor (3) 2g
Propylen glycol (4) 5 ml
Tween 80 (5) 2g
Span 80 (6) 0,5 g
Triethanolamin (7) 5 giọt
Dầu vừng (8) 10 ml
Nước cất vừa đủ (9) 50 ml
Quy trình
- Cốc A: Cân 1, 2, 3. Khuấy cho tan, đậy kín.
- Cốc B: Cân 8 và 6. Đun nóng cách thủy ở 60 °C.
- Cốc C: Đong khoảng 23 ml nước + 5, 4  Đun nóng + 7  Đun cách thủy ở 60 oC.
- Cho cốc B vào cốc A, khuấy kỹ trong cách thủy tạo nhũ tương đục trắng như sữa.
- Lấy ra ngoài tiếp tục cho cốc A vào, khuấy trộn mạnh theo một chiều tạo nhũ tương
đồng nhất.
- Đóng vào lọ nút kín, ghi nhãn.
- Công dụng: xoa ngoài chữa đau cơ, đau lưng, xương khớp.
Bài: Thuốc nhỏ mắt cloramphenicol 0,4%

Công thức
Cloramphenicol 0,4 g
Acid boric 1,1 g
Natri borat 0,2 g
Natri clorid 0,2 g => 0,22 g
Nước cất pha tiêm vđ 100 ml
Chuẩn bị: dụng cụ, lọ đựng thuốc rửa sạch cho vào nồi, đồ nước cất luộc sôi/30 phút để
tiệt khuẩn.
Quy trình
- Đun sôi khoảng 120 ml nước cất pha tiêm.
- Lấy khoảng 80 ml nước cất trên (còn nóng) cho acid boric vào hòa tan trong ly có chân.
- Cho tiếp natri borat và natri clorid vào hòa tan.
- Cho cloramphenicol vào hòa tan (nóng ở 60 °C).
- Kiểm tra pH, điều chỉnh để có pH trung tính (bằng dd HCl 0,1 N hoặc NaOH 0,1 N)
- Chuyển dung dịch sang ống đong, bồ sung nước cất cho đủ thể tích.
- Lọc thô qua giấy lọc xếp nếp.
- Lọc qua màng lọc 0,22 µm trực tiếp vào chai thuốc nhỏ mắt.
- Dán nhãn.
Bài: Thuốc nhỏ mắt kẽm sulfat 0,5%

Mục tiêu
- Nêu được các nguyên tắc và yêu cầu trong bào chế thuốc nhỏ mắt.
- Pha chế được thành phẩm thuốc nhỏ mắt.
Công thức
Kẽm sulfat .......................................0,5 g
Acid boric ........................................1,7 g
Dung dịch nipagin M 20% .......... 0,25 ml
Nước cất pha tiêm............. vừa đủ 100 ml
Phân tích công thức
- Kẽm sulfat dược dụng: Hoạt chất.
- Acid boric: Chất đẳng trương; ít tan trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng; lượng
acid boric trong công thức đảm bảo thành phẩm có pH 4,5 – 5,5.
- Nipagin M: Chất bảo quản kháng khuẩn; khó tan trong nước lạnh, tan nhiều trong nước
nóng, dễ tan trong cồn.
- Nước cất pha tiêm: Dung môi hòa tan.
Quy trình
Xử lý chai đựng thuốc nhỏ mắt: rửa, tháo rời, luộc trong nước 30 phút kể từ lúc sôi.
Xử lý dụng cụ pha chế: rửa, tráng nước cất.
Cân, đong nguyên liệu.
Đun 90% lượng nước đến khi nước bắt đầu sủi tăm, cho acid boric vào hòa tan.
Cho dung dịch nipagin M 20% vào, khuấy đều.
Để nguội hoàn toàn, cho kẽm sulfat vào hòa tan.
Đo pH dung dịch, điều chỉnh pH để pH đạt trong khoảng 4,5 - 5,5.
Chuyển vào ống đong, bổ sung nước cất vừa đủ thể tích.
Lọc trong bằng giấy lọc xếp nếp hình quạt.
Lọc qua màng lọc 0,22 µm trực tiếp vào chai thuốc nhỏ mắt.
Đóng chai 10 ml.
Tính chất thành phẩm và bảo quản
Dung dịch trong suốt, không màu, dễ bị đục nếu đựng trong chai thủy tinh kiềm.
Bài: Thuốc tiêm vitamin C

Cho công thức thuốc tiêm vitamin C:


Acid ascobic 5,00 g
Natri hydrocarbonat (điều chỉnh pH) 2,37 g
Natri metabisulfit (chống oxy hóa) 0,01 g
Dinatri edetat (chống oxy hóa) 0,02 g
Nước cất pha tiêm vđ (dung môi) 100 ml
a. Lập công thức bào chế 5L dung dịch thuốc tiêm?
b. Trình bày vai trò của các tá dược có trong công thức thuốc tiêm trên?
Bài: Dung dịch dầu thuốc
Công thức
Menthol 7g
Long não 1g
Methyl salicylat 15 ml
Tinh dầu bạc hà 1 ml
Dầu parafin vđ 50 ml
Dụng cụ:
Dụng cụ phải sạch và khô
Quy trình:
- Cân menthol và long não cho vào ly có chân, khuấy trộn cho chảy lỏng.
- Đong methyl salicylat và tinh dầu bạc hà cho vào hỗn hợp trên, khuấy tan.
- Thêm dầu paraffin cho đủ thể tích, khuấy đều.
- Đóng lọ, ghi nhãn.
Bài: Nhũ tương dầu khoáng

Mục tiêu
Tiến hành pha chế được công thức nhũ tương bằng phương pháp keo khô.
Công thức
Dầu khoáng 500 ml
Gôm arabic 125 g
Siro 100 ml
Dung dịch cồn vanillin 1% 4 ml
Ethanol 60 ml
Nước tinh khiết vừa đủ 1000 ml
Dụng cụ
Cối chày, becher, đũa thủy tinh, ống đong
Quy trình
Pha chế 100 ml nhũ tương
Pha cồn vanillin.
Tiệt trùng cối chày.
Trộn đều dầu và gôm arabic trong cối khô.
Thêm 25 ml nước và đánh nhanh (một chiều cho đến khi thu được nhũ tương đậm đặc.
Thêm từ từ từng lượng nhỏ, vừa thêm vừa khuấy, một hỗn hợp gồm siro, 5 ml nước và
cồn vanillin vào.
Thêm nước để điều chỉnh thể tích.
Trộn đều hoặc chuyển qua máy đồng nhất hoá.
Bài: Cao lỏng Lạc tiên

Công thức
Bột Lạc tiên ………………………. 25 g
Ethanol 60%......................................vđ
Quy trình
Làm ẩm bột dược liệu với lượng ethanol 60% vừa đủ. Để yên 2 – 4 giờ.
Nạp dược liệu vào bình ngấm kiệt và thêm dung môi ngập mặt dược liệu 3 cm.
Đậy kín. Để yên trong 24 – 48 giờ.
Bài: Dung dịch tiêm truyền đa điện giải

Dung dịch Ringer:


Natri clorid 8,6 g
Kali clorid 0,3 g
Calci clorid 0,33 g
Nước cất để pha thuốc tiêm vđ. 1000 ml
Dung dịch Ringer có pH 5,0 -7,5, dùng tiêm truyền để cung cấp nước và chất điện giải.
Dung dịch RINGER LACTAT
Natri clorid 0,06 g
Kali clorid 0,40 g
Calci clorid 0,40 g
Natri lactat 3,10 g
Nước vđ 1000 ml

Natri clorid 6,0 g


Kali clorid 0,3 g
Calci clorid 0,2 g
Natri lactat 3,1 g
Nước cất để pha thuốc tiêm vđ. 1000 ml
Còn gọi là dung dịch Hartmann, dung dịch có pH 6,0 – 7,5. Dung dịch Ringer-lactat là
một dung dịch da điện giải được dùng nhiều trong điều trị vì khi cơ thể bị mất chất điện
giải thường là bị mất nhiều chất điện giải cùng một lúc. Ion lactat trong dung dịch này
được chuyển hóa ở gan thành glycogen, tạo ra C02 và nước có tiêu tốn ion H+nên có tác
dụng kiềm hóa máu.
Dung dịch Ringer
Để pha dung dịch Hartmann, có thể dùng natri lactat hoặc dùng acid lactic và natri
hydroxyd theo công thức (BP 88):
Acid lactic 2,4 ml
Natri hydroxyd 1,15 g
Acid hydrocloric loãng vừa đủ
Natri clorid 6,0 g
Kali clorid 0,4 g
Calci clorid 0,27 g
Nước cất để pha thuốc tiêm vđ. 1000 ml
Hòa tan natri hydroxyd trong 200 ml nước cất pha tiêm, thêm acid lactic và hấp trong nồi
hấp ở 115°c trong 1 giờ, làm lạnh và thêm từ từ dung dịch acid hydrocloric loãng
(khoảng 1 ml) cho tới khi 0,15 ml dung dịch này cho màu da cam với 0,05 ml dung dịch
đỏ phenol. Hòa tan các thành phần khác trong 700 ml nước cất pha tiêm. Phối hợp 2 dung
dịch, thêm nước vừa đủ 1000 ml, lọc, đóng chai và tiệt khuẩn ngay bằng nồi hấp.
Dung dịch đa điện giải:
Natri clorid 5,26 g
Natri acetat 3,68 g
Natri gluconat 5,02 g
Kali clorid 0,37 g
Magnesi clorid.7H20 0,30 g
Nước cất để pha thuốc tiêm vđ. 1000 ml
Dung dịch này có thành phần các ion khá giống với thành phần của huyết tương, đẳng
trương và có pH 4,0 – 8,0.
Ngoài ra còn có rất nhiều các dung dịch tiêm truyền đa điện giải khác mà trong thành
phần có thể có thêm các ion citrat, lactat, calci… Cũng có nhiều loại dung dịch đa điện
giải phối hợp với glucose hoặc đường khử
Nêu quy trình pha chế thuốc tiêm truyền đa điện giải?
Chuẩn bị phòng pha chế thuốc tiêm
Xử lý bao bì và dụng cụ pha chế
Pha chế: thực hiện trong phòng vô khuẩn
Cân đong nguyên liệu
Hòa tan các chất với khoảng 90% lượng nước
Kiểm tra pH sơ bộ
Bổ sung nước cất cho vừa đủ thể tích
Lọc trong bằng lọc chân không
Kiểm tra bán thành phẩm (độ trong)
Đóng chai 200ml
Tiệt khuẩn bằng nồi hấp ở 121 độ C trong 20 phút
Để nguội, soi kiểm tra độ trong
Dán nhãn thành phẩm có dòng chữ “DỊCH TRUYỀN TĨNH MẠCH”.

You might also like