You are on page 1of 46

Cao Quốc Việt

3/12/2019 TS. Cao Quốc Việt - Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu 1
Nội dung
 Một vài ví dụ về chọn mẫu
 Lý do chọn mẫu
 Các khái niệm cơ bản trong chọn mẫu
 Qui trình chọn mẫu
 Các phương pháp lấy mẫu xác suất
 Các phương pháp lấy mẫu phi xác suất

3/12/2019 TS. Cao Quốc Việt - Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu 2
Ví dụ về chọn mẫu
 Hằng ngày chúng ta đều chọn/ lấy mẫu một vài lần
 VD1: Một bà nội trợ xác định món canh chua có vừa miệng hay chưa bằng cách nếm
thử một muỗng nhỏ (một mẫu) nước canh và đưa ra nhận xét
 VD2: Một bạn nam đi mua một chiếc quần jean, để chọn được chiếc quần phù hợp
với mình, bạn nam phải chọn thử một vài chiếc quần (mẫu) trong shop
 VD3: Trước khi mua một quyển sách, nhiều người thường đọc lướt qua một vài trang
(mẫu) để xem có gì hứng thú, thú vị ở quyển sách đó không
 VD4: Khi nghi ngờ một hộp sữa bị chua, người ta có xu hướng thử một vài ngụm nhỏ
(mẫu) để ra quyết định có vứt sọt rác hộp sữa hay không
 VD5: Một công ty du lịch X chọn một mẫu các khách hàng năm 2019 để khảo sát sự
hài lòng của họ đối với CLDV của X.

3/12/2019 TS. Cao Quốc Việt - Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu 3
Ví dụ về chọn mẫu
Câu hỏi thảo luận:
Mỗi nhóm hãy nghĩ ra 2 ví dụ về lấy mẫu mà chúng ta hay gặp trong cuộc
sống, công việc?

3/12/2019 TS. Cao Quốc Việt - Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu 4
Ví dụ về chọn mẫu
Con người có xu hướng chọn mẫu để điều tra/khám phá/ nhận định/ đánh
giá một điều gì đó trước khi tiến hành các quyết định của họ

3/12/2019 TS. Cao Quốc Việt - Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu 5
Lý do chọn mẫu
1. Giúp tiết kiệm chi phí
 Tại sao chọn mẫu giúp tiết kiệm chi phí?
 Ví dụ : dự án tung sản phẩm mới ra thị trường

 Đánh giá sự hài lòng của khách hàng với sản phẩm/ dịch vụ của công ty

 Đánh giá mức độ cam kết gắn bó của nhân viên

2. Chọn mẫu giúp tiết kiệm thời gian


3. Chọn mẫu có thể cho kết quả chính xác hơn
 Khi kích thước mẫu/ cỡ mẫu càng tăng thì sai lệch do chọn mẫu càng giảm

3/12/2019 TS. Cao Quốc Việt - Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu 6
Các khái niệm cơ bản trong chọn mẫu
 Đám đông nghiên cứu (target population)
 Là “thị trường”/ đối tượng mà nhà nghiên cứu cần nghiên cứu để thỏa mãn
mục đích và phạm vi nghiên cứu của mình
Ví dụ: công ty Nghiên cứu thị trường ACNielsen thực hiện dự án nghiên
cứu cho tập đoàn HAGL, ACNielsen cần nghiên cứu thị trường người có nhu
cầu mua nhà chung cư tại TpHCM ở độ tuổi từ 25 đến 50. Như vậy, tập hợp
những người sinh sống tại TpHCM ở độ tuổi từ 25 đến 50 là đám đông
nghiên cứu

3/12/2019 TS. Cao Quốc Việt - Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu 7
Các khái niệm cơ bản trong chọn mẫu
 Đám đông nghiên cứu (target population)

3/12/2019 TS. Cao Quốc Việt - Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu 8
Các khái niệm cơ bản trong chọn mẫu
 Đám đông nghiên cứu (target population)

3/12/2019 TS. Cao Quốc Việt - Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu 9
Các khái niệm cơ bản trong chọn mẫu
 Đám đông nghiên cứu (target population)

3/12/2019 TS. Cao Quốc Việt - Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu 10
Các khái niệm cơ bản trong chọn mẫu
 Đám đông nghiên cứu
(target population)
Ví dụ: Ủy ban nhân
dân quận 6 muốn điều
tra sự hài lòng của
người dân quận 6 đối
với sự phục vụ của cán
bộ nhân viên ủy ban
quận. Đám đông
nghiên cứu là tập hợp
tất cả những người dân
ở địa bàn quận 6 đã
từng được UBND quận
6 phục vụ.

3/12/2019 TS. Cao Quốc Việt - Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu 11
Các khái niệm cơ bản trong chọn mẫu
 Đơn vị mẫu (sample unit)
 Người ta chia đám đông
thành nhiều nhóm có
những đặc tính đặc biệt
nào đó để thuận tiện cho
việc lấy mẫu
Trong ví dụ Ủy ban nhân
dân quận 6 muốn điều tra sự
hài lòng của người dân quận
6 đối với sự phục vụ của cán
bộ nhân viên ủy ban quận.
Chúng ta chia nhỏ đám đông
(người dân địa bàn Q6)
thành những đơn vị nhỏ hơn
như phường, tổ dân phố, hộ
gia đình
3/12/2019 TS. Cao Quốc Việt - Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu 12
Các khái niệm cơ bản trong chọn mẫu
 Khung chọn mẫu
 Là danh sách liệt kê dữ liệu cần thiết của tất cả đơn vị của đám đông để thực
hiện việc chọn mẫu
 Xác định được khung chọn mẫu là công việc hết sức khó khăn của nhà nghiên cứu
 Một khi dữ liệu thứ cấp bị hạn chế  khung chọn mẫu rất khó xác định
 Không có dữ liệu thứ cấp  xác định khung chọn mẫu mất nhiều thời gian và chi phí

3/12/2019 TS. Cao Quốc Việt - Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu 13
Qui trình chọn mẫu
 Gồm 5 bước:
1. Xác định thị trường nghiên cứu (xác định tổng thể nghiên cứu)
2. Xác định khung chọn mẫu
3. Xác định kích thước mẫu
4. Chọn phương pháp lấy mẫu
5. Tiến hành lấy mẫu

3/12/2019 TS. Cao Quốc Việt - Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu 14
Ví dụ
 Phòng NCTT của công ty P&G cần tìm hiểu thái độ, thói quen tiêu dùng
của người tiêu dùng TpHCM về dầu gội đầu có độ tuổi từ 18 đến 40
tuổi.
 Tổng thể nghiên cứu trong trường hợp này bao gồm tất cả những người
tiêu dùng dầu gội ở TpHCM ở độ tuổi nói trên.
 Khung chọn mẫu của ví dụ trên:
 Danh sách liệt kê người tiêu dùng ở TpHCM ở độ tuổi 18 – 40
 Danh sách có thêm thông tin: Họ và tên, địa chỉ, độ tuổi

3/12/2019 TS. Cao Quốc Việt - Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu 15
3/12/2019
Nguồn: Saunders, Lewis & Thornhill ( 2016), trang 281
Xác định kích thước mẫu

16

TS. Cao Quốc Việt - Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu


Phương pháp lấy mẫu
Đặc tính so Lấy mẫu theo xác suất Lấy mẫu không theo xác suất
sánh

Ưu điểm Tính đại diện cao Tiết kiệm thời gian và chi phí
Tổng quát hóa cho đám
đông
Nhược điểm Tốn thời gian và chi phí Tính đại diện thấp
Không tổng quát hóa cho đám
đông
Phạm vi sử Nghiên cứu mô tả, nhân Nghiên cứu khám phá
dụng quả
3/12/2019 TS. Cao Quốc Việt - Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu 17
Phương pháp lấy mẫu xác suất
 Gồm 4 kỹ thuật chính:
 Ngẫu nhiên đơn giản (Simple random)
 Hệ thống (System)
 Phân tầng(Stratified random)
 Theo cụm(Cluster)

3/12/2019 TS. Cao Quốc Việt - Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu 18
Kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản
 Điều kiện:
 Phải có danh sách liệt kê các
đối tượng
 Nhập danh sách lên Excel
 Dùng lệnh Random của Excel
để chọn ra số lượng mẫu cần
 Kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên
đơn giản chỉ thực hiện được
với đám đông nghiên cứu có
kích thước nhỏ.

3/12/2019 TS. Cao Quốc Việt - Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu 19
Kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản
 Sử dụng bảng
số ngẫu nhiên
trong kỹ thuật
chọn mẫu ngẫu
nhiên đơn giản

3/12/2019 TS. Cao Quốc Việt - Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu 20
Kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản
 Các website và các phần
mềm máy tính (R, Excel,
Eviews…) cho phép
chúng ta chọn mẫu ngẫu
nhiên từ 1 danh sách hết
sức đơn giản.
 Câu hỏi: Liệu lấy mẫu
ngẫu nhiên đơn giản có
dễ thực hiện?

3/12/2019 TS. Cao Quốc Việt - Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu 21
Kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản
 Ví dụ minh họa:
 Chọn mẫu 45 khách hàng từ danh sách 500 khách hàng
Cách 1: dùng bảng random
Cách 2: dùng Excel
Cách 3: vào website: OpenEpi - Toolkit Shell for Developing New Applications
Kết quả từ OpenEpi:

3/12/2019 TS. Cao Quốc Việt - Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu 22
Kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản
 Kết quả từ Openepi:

3/12/2019 23
TS. Cao Quốc Việt - Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu
PPchọn mẫu ngẫu nhiên theo hệ thống
 Điều kiện:
 Chia đám đông lớn thành những đám đông nhỏ
 Tính bước nhảy SI =N/n
 Ví dụ:
 Đám đông có kích thước N=1000, mẫu chọn có kích thước S = 100 
bước nhảy SI = 10
 Chọn ngẫu nhiên 1 điểm xuất phát
 Điểm tiếp theo là điểm xuất phát + bước nhảy

3/12/2019 TS. Cao Quốc Việt - Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu 24
PPchọn mẫu ngẫu nhiên theo hệ thống
 Ví dụ minh họa:
 Nha khoa Lan Anh có khoảng 1000 khách hàng mới trong năm 2019. Để đánh
giá sự hài lòng của khách hàng, bộ phận CSKH chọn một mẫu có kích thước
100 từ 1000 khách hàng mới này.
 Bộ phận CSKH chọn kỹ thuật lấy mẫu theo hệ thống  bước nhảy SI = N/S =
1000/100 = 10
 Bộ phận CSKH sắp xếp đám đông từ 1 đến 1000, sau đó dùng phương pháp
ngẫu nhiên đơn giản để chọn phần tử đầu tiên (nhóm đầu tiên). Giả sử kết
quả là phần tử thứ 3. Như vậy, phần tử tiếp theo sẽ là số thứ tự 13, phần tử
thứ 3 là số 23, …. Phần tử thứ 100 là 993.

3/12/2019 TS. Cao Quốc Việt - Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu 25
PPchọn mẫu ngẫu nhiên theo hệ thống
 Ví dụ minh họa:
1 11 21 …. 991
Chạy random 2 12 22 ….. 992
nhóm 1  10(*), KQ thu 3 13 23 ….. 993
được: 3, bước nhảy 4 14 24 ….. 994
3+10 = 13, 5 15 25 ….. 995
13+10=23,…, 993 6 16 26 ….. 996
(*) không nhất thiết phải 7 17 27 ….. 997
chọn nhóm đầu tiên là 8 18 28 ….. 998
nhóm 1 10 9 19 29 ….. 999
10 20 30 ….. 1000

3/12/2019 TS. Cao Quốc Việt - Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu 26
PPchọn mẫu ngẫu nhiên theo KT phân tầng-
(stratified sampling)
 Kỹ thuật:
 Chia đám đông thành nhiều nhóm nhỏ (Tầng)
 Điều kiện: các nhóm được chia phải có tính đồng nhất (homogeneity) trong nhóm
cao
 Chọn phần tử trong từng nhóm theo phương pháp hệ thống hoặc ngẫu
nhiên đơn giản
 Được nhà nghiên cứu lựa chọn khi muốn đảm bảo tính đại diện của mẫu
cho từng nhóm quần thể (ví dụ: Nam, Nữ)
 Các nhóm nhỏ(tầng) có chung đặc điểm (vùng miền, giới tính, nhóm tuổi…)

3/12/2019 TS. Cao Quốc Việt - Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu 27
PPchọn mẫu ngẫu nhiên theo KT phân tầng -
(stratified sampling)

Hình ảnh minh họa

3/12/2019 TS. Cao Quốc Việt - Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu 28
PPchọn mẫu ngẫu nhiên theo KT phân
tầng - (stratified sampling)
 Ví dụ minh họa: Sinh viên UEH theo thống kê của Phòng Đào tạo năm nay
có 3472 sinh viên các khóa từ năm 1 đến năm 4. Theo kế hoạch của Phòng
Đảm bảo Chất lượng (ĐBCL), tháng 11/ 2019, phòng sẽ lấy mẫu 400 sinh
viên để khảo sát, đánh giá chất lượng giảng dạy. Được biết Phòng ĐGCL
sẽ sử dụng kỹ thuật lấy mẫu phân tầng, các bạn hãy giúp Phòng ĐGCL:
 Xác định cỡ mẫu/kích thước mẫu cần lấy với sai số lấy mẫu 5% ?
 Tiến hành lấy mẫu theo PP chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng

3/12/2019 TS. Cao Quốc Việt - Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu 29
PPchọn mẫu ngẫu nhiên theo KT phân
tầng - (stratified sampling)
 Ví dụ minh họa: Sinh viên UEH
theo thống kê của Phòng Đào
tạo năm nay có 3472 sinh viên
các khóa từ năm 1 đến năm 4.
  Tổng thể (population): 3472
 Xác định cỡ mẫu/kích thước mẫu
cần lấy với sai số lấy mẫu 5% ?

 cỡ mẫu cần: 350

3/12/2019 TS. Cao Quốc Việt - Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu 30
PPchọn mẫu ngẫu nhiên theo KT phân
tầng(stratified sampling)
Sinh viên UEH
 Phương án trả lời: theo DS PĐT Nam Nữ Tổng
 Bước 1: Thu thập danh
sách của 3472 sinh viên Năm 1 495 560 1055
UEH theo thống kê của
Phòng Đào tạo (PĐT) Năm 2 397 473 870
 Bước 2: Phân loại danh
sách theo tầng; cụ thể Năm 3 358 433 791
như sau:
Năm 4 337 419 756
Tổng cộng 1587 1885 3472
3/12/2019 TS. Cao Quốc Việt - Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu 31
PPchọn mẫu ngẫu nhiên theo KT phân
tầng(stratified sampling)
 Phương án trả lời: Sinh viên UEH Nam Nữ Tổng
Năm 1 495 560 1055
 Bước 3: chọn tỷ lệ lấy
Năm 2 397 473 870
mẫu của mỗi tầng
Năm 3 358 433 791
 Ví dụ: mỗi tầng lấy theo tỷ
lệ X% Năm 4 337 419 756
Tổng cộng 1587 1885 3472
 Bước 4: tính X% dựa trên
Mẫu 350
tỷ lệ Mẫu/ Tổng thể nghiên
cứu
Tỷ lệ mẫu/ tổng thể =350/3472

X 0.1008 ~ 10,1%
3/12/2019 TS. Cao Quốc Việt - Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu 32
PPchọn mẫu ngẫu nhiên theo KT phân
tầng(stratified sampling)
 Phương án trả lời: X= 10.1%Nam Nữ Tổng
 Bước 5: thế X vào mỗi
tầng, tính toán Năm 1 50 56 106
 Bước 6: từ danh sách sắp Năm 2 40 48 88
xếp thứ tự sinh viên mỗi
Năm 3 36 44 80
tầng, chạy random theo số
lượng tính toán ở bước 5 Năm 4 34 42 76
 Ví dụ: chạy random lấy mẫu
50 sinh viên Nam năm 1 từ Tổng 160 190 350
khung mẫu 495 sv Nam
3/12/2019
năm 1 ta có: TS. Cao Quốc Việt - Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu 33
PPchọn mẫu ngẫu nhiên theo KT phân
tầng(stratified sampling)
243 387 470 77 279
 Kết quả random mẫu 337 135 403 171 234
50 sinh viên Nam năm 292 395 332 132 344
1 từ khung 495 Sv 124 73 482 58 83
7 200 470 319 99
Nam năm 1 UEH: 47 57 466 365 303
 Bước tiếp theo: làm 308 320 403 164 297
tương tự cho các tầng 372 406 183 417 90
khác (Nam năm 2,3,4, 72 211 235 29 185
Nữ năm 1,2,3,4) 344 345 136 292 306

3/12/2019 TS. Cao Quốc Việt - Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu 34
PPchọn mẫu ngẫu nhiên theo KT lấy mẫu
cụm -(cluster sampling)
 Khái niệm theo “cụm”: nhóm dị biệt.
 Các thành viên trong nhóm khác biệt nhau
 Lập danh sách cụm/ nhóm dị biệt
 Chọn ngẫu nhiên một vài cụm từ các cụm đã chia
 Chọn cá thể từ mỗi cụm bằng cách :
 Lựa chọn tất cả các đơn vị mẫu trong cụm
 Lập danh sách mỗi cụm, chọn cá thể trong cụm bằng phương pháp ngẫu nhiên

3/12/2019 TS. Cao Quốc Việt - Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu 35
PPchọn mẫu ngẫu nhiên theo KT lấy mẫu cụm
- (cluster sampling)

3/12/2019 TS. Cao Quốc Việt - Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu 36
PPchọn mẫu ngẫu nhiên theo KT lấy mẫu
cụm(cluster sampling)
 Ví dụ minh họa 1
 Để chọn một mẫu ngẫu nhiên X hộ gia đình tại 1 quận, ta có thể dùng cách
đơn giản nhất là lập danh sách tất cả các hộ gia đình trong quận và chọn
ngẫu nhiên
 Nhưng danh sách các hộ không có sẵn. Như vậy phải làm sao?
  Quận có 20 phường, chọn ngẫu nhiên 10 phường
 Tại mỗi phường vừa chọn, lập danh sách hộ gia đình của 10 phường
 Lấy X hộ gia đình được chọn từ danh sách mỗi phường theo phương
pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản

3/12/2019 TS. Cao Quốc Việt - Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu 37
PPchọn mẫu ngẫu nhiên theo KT lấy
mẫu cụm(cluster sampling)
 Ví dụ minh họa 2
 Hoa là 1 một sinh viên ngành QTKD của Đại học Kinh tế TpHCM, Cô muốn
chọn một mẫu các doanh nghiệp để tiến hành một cuộc khảo sát về sử
dụng máy photocopy và lượng nhu cầu giấy photo của DN. Hoa tiến hành
lấy mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo kỹ thuật lấy mẫu
cụm.
 Cô quyết định phỏng vấn các DN trong 4 khu vực địa lý. 4 khu vực này
được ghép theo cụm phụ thuộc vào khu vực hành chính địa phương
 Mỗi khu vực Hoa đặt 1 con số sau đó Hoa đã chọn 4 cụm mẫu từ khung
mẫu các khu vực hành chính địa phương bằng việc sd kỹ thuật chọn mẫu
ngẫu nhiên đơn giản
3/12/2019 TS. Cao Quốc Việt - Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu 38
Phương pháp chọn mẫu không ngẫu nhiên
 Tên gọi khác: phương pháp chọn mẫu phi xác xuất
 Gồm 4 kỹ thuật chính:
 Kỹ thuật lấy mẫu thuận tiện (convienience sampling) (1)
 Kỹ thuật lấy mẫu theo mục đích(purposive sampling)*
 Lấy mẫu phán đoán(justment sampling) (2)
 Lấy mẫu định mức(quota sampling) (3)
 Kỹ thuật lấy mẫu phát triển mầm(snowball sampling) (4)

3/12/2019 TS. Cao Quốc Việt - Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu 39
Phương pháp chọn mẫu thuận tiện
Nhà nghiên cứu tiếp cận phần tử mẫu bằng phương pháp thuận tiện
Nhà nghiên cứu chọn những phần tử nào mà họ có thể tiếp cận được
Ví dụ: Công ty nghiên cứu thị trường Q&Me cần một mẫu có kích thước
n=200 từ thị trường TpHCM với yêu cầu:
 Mẫu có cả Nam và Nữ
 Tuổi từ 18 đến 40
 Tầng lớp thu nhập trung bình

3/12/2019 TS. Cao Quốc Việt - Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu 40
Phương pháp chọn mẫu thuận tiện

Công ty Q&Me sẽ chọn bất cứ người nào


thuộc 3 điều kiện vừa nêu để lấy mẫu:
 Nam&Nữ
 18  40 tuổi
 Tầng lớp thu nhập trung bình, sống tại
TpHCM

3/12/2019 TS. Cao Quốc Việt - Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu 41
Phương pháp chọn mẫu phán đoán
 Nhà nghiên cứu phán đoán sự thích hợp của phần tử để mời họ tham
gia vào mẫu
 Ví dụ: Trường hợp lấy 200 mẫu của công ty Q&Me, nếu chọn mẫu
phán đoán thì nếu A là 1 phần tử được công ty Q&Me đoán rằng A nằm
trong thị trường nghiên cứu thì A sẽ được mời tham gia vào mẫu.

3/12/2019 TS. Cao Quốc Việt - Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu 42
Phương pháp chọn mẫu theo định mức
Nhà nghiên cứu dựa vào 1 số đặc tính kiểm soát xác định trong đám
đông để chọn số phần tử cho mẫu sao cho chúng có cùng tỷ lệ của đám
đông theo các thuộc tính kiểm soát
Ví dụ: chúng ta cần chọn một mẫu có kích thước n = 100 từ 1 đám đông
có kích thước N = 10.000. Phân bố của người tiêu dùng trong đám đông
được thống kê như sau:
- Có 30% NTD trong độ tuổi 20  30
- Có 30% NTD trong độ tuổi 31  40
- Có 40% NTD trong độ tuổi từ 41 đến 50
- Theo giới tính: có 50% NTD là Nam, 50% là Nữ

3/12/2019 TS. Cao Quốc Việt - Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu 43
Phương pháp chọn mẫu theo định mức
Bảng chọn mẫu theo định mức độ tuổi và giới tính như sau:

Giới tính Tổng cộng (độ


Độ tuổi Nam (50%) Nữ (50%) tuổi)
20 – 30 t (30%) 15 15 30
31 – 40 t (30%) 15 15 30
41 – 50 t ( 40%) 20 20 40
Tổng cộng 50 50 n = 100
(giới tính)
3/12/2019 TS. Cao Quốc Việt - Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu 44
Phương pháp chọn mẫu phát triển mầm
Phát triển mầm (Snow ball)
Nhà nghiên cứu chọn một số phần tử cho mẫu. Sau đó, thông qua các
phần tử này sẽ giới thiệu các phần tử khác (người quen, bạn bè của họ…) cho
mẫu.
Ví dụ:
Hồng là một sinh viên năm cuối của khoa QTKD UEH. Hiện tại Hồng đang đi
thực tập ở phòng nhân sự một công ty đa quốc gia. Hồng muốn thực hiện một
khảo sát về mối quan hệ và truyền thông giao tiếp giữa nhân viên cấp dưới và
cấp trên. Hồng phỏng vấn ông trưởng phòng kế toán. Hoa cũng đề nghị ông
giúp Hồng giới thiệu thêm một số đồng nghiệp của ông để Hồng có thể liên hệ
phỏng vấn. Mẫu nghiên cứu của Hồng đã bắt đầu được mở rộng
3/12/2019 TS. Cao Quốc Việt - Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu 45
Câu hỏi ôn tập
1. Các bạn hãy cho ba ví dụ về chọn mẫu trong đời sống hàng ngày mà các
bạn hay gặp?
2. Hãy trình bày các lý do vì sao phải chọn mẫu?
3. Hãy trình bày các bước của qui trình chọn mẫu?
4. Hãy so sánh ngắn gọn hai phương pháp lấy mẫu xác suất và phi xác suất
5. Kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản(simple random sample) thuộc
phương pháp lấy mẫu xác xuất hay phi xác suất? Trình bày chi tiết một ví
dụ minh họa cho kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản
6. Kỹ thuật lấy mẫu thuận tiện thuộc phương pháp lấy mẫu xác suất hay phi
xác suất? Các bạn hãy trình bày 1 ví dụ minh họa về kỹ thuật lấy mẫu thuận
tiện?

3/12/2019 TS. Cao Quốc Việt - Bộ môn Phương pháp Nghiên cứu 46

You might also like