You are on page 1of 28

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

BÁO CÁO KÌ THỰC TẬP HÈ 2021

Nguyễn Vũ Giang Nam


MỤC LỤC

I: Linh Kiện Thụ Động..................................................................................................2


1: Tụ Điện.................................................................................................................2
a: Khái Niệm..........................................................................................................2
b: Cấu Tạo.............................................................................................................3
c: Phân Loại...........................................................................................................3
d: Ứng Dụng..........................................................................................................4
2: Điện Trở................................................................................................................5
a: Khái Niệm..........................................................................................................5
b: Cấu Tạo.............................................................................................................6
c: Phân Loại...........................................................................................................7
d: Ứng Dụng..........................................................................................................8
3: Cuộn Cảm.............................................................................................................. 9
a: Khái Niệm..........................................................................................................9
b: Cấu Tạo...........................................................................................................10
c: Phân Loại.........................................................................................................10
d: Ứng Dụng........................................................................................................11
II: Linh Kiện Chủ Động..............................................................................................13
1: Diode................................................................................................................... 13
a: Khái Niệm........................................................................................................13
b: Cấu Tạo...........................................................................................................13
c: Phân Loại.........................................................................................................14
d: Ứng Dụng........................................................................................................14
2: Transistor............................................................................................................. 15
a: Khái Niệm........................................................................................................15
b: Cấu Tạo...........................................................................................................15
2
c: Phân Loại.........................................................................................................16
d: Ứng Dụng........................................................................................................16
3: Op-amp................................................................................................................ 17
a: Khái Niệm........................................................................................................17
b: Cấu Tạo...........................................................................................................17
c: Ứng Dụng........................................................................................................17
III: Linh Kiện Điện Cơ................................................................................................19
1: Thạch Anh...........................................................................................................19
a: Khái Niệm........................................................................................................19
b: Cấu Tạo...........................................................................................................19
c: Ứng Dụng........................................................................................................19
2: Nút Bấm..............................................................................................................20
a: Khái Niệm........................................................................................................20
b: Cấu Tạo...........................................................................................................21
c: Phân Loại.........................................................................................................21
d: Ứng Dụng........................................................................................................22
3: Relay...................................................................................................................23
a: Khái Niệm........................................................................................................23
b: Cấu Tạo...........................................................................................................24
c: Phân Loại.........................................................................................................24
d: Ứng Dụng........................................................................................................25

3
I: Linh Kiện Thụ Động
1: Tụ Điện
Tụ điện là một loại linh kiện điện tử thụ động tạo bởi hai bề mặt dẫn điện được ngăn
cách bởi điện môi. Khi có chênh lệch điện thế giữa hai bề mặt, tại các bề mặt sẽ xuất
hiện điện tích cùng điện lượng nhưng trái dấu.

Kí hiệu trong mạch điện

Cấu tạo của tụ điện bao gồm hai dây dẫn điện thường ở dạng tấm kim loại. Hai bề
mặt này được đặt song song với nhau và được ngăn cách bởi một lớp điện môi. Dây
dẫn của tụ điện có thể sử dụng là giấy bạc, màng mỏng,…

4
Điện môi sử dụng cho tụ điện là các chất không dẫn điện gồm thủy tinh, giấy, giấy
tẩm hoá chất, gốm, mica, màng nhựa hoặc không khí. Các điện môi này không dẫn
điện nhằm tăng khả năng tích trữ năng lượng điện của tụ điện.

Có nhiều cách phân loại tụ điện.


Nếu như xét theo tính chất lí hóa thì tụ điện có thể chia thành:
 Tụ điện phân cực: Đây là tụ điện có 2 đầu, chúng thường là tụ hóa học và tụ
tantalium. Loại tụ này thường có trị số lớn hơn và dùng trong các mạch có tần
số thấp hoặc dùng để lọc nguồn.

 Tụ điện không phân cực: Đây là loại tụ không có quy định cực tính. Tụ này có
điện dung nhỏ và dùng nhiều trong mạch điện có tần số cao hoặc mạch lọc
nhiễu.

5
 Tụ điện hạ áp và cao áp
 Tụ lọc và tụ liên tầng
 Tụ điện tĩnh và tụ điện động
 Tụ xoay có khả năng thay đổi giá trị điện dung
Xét theo dạng thức ta có thể chia tụ điện như sau:
 Có hai loại tụ chính là tụ giấy, tụ gốm và tụ hóa hay một số những loại có thể
gặp như tụ mica màng mỏng, tụ bạc mica, tụ siêu hóa,…

 Tụ gốm: loại tụ này được làm bằng ceramic, phía bên ngoài có bọc keo hoặc
nhuộm màu.

 Tụ giấy: có bản cực là lá nhôm và điện môi là giấy tẩm dầu cách điện

Trong kỹ thuật điện, ứng dụng của tụ điện trong thực tế như sau:
1. Tụ điện được hiểu là linh kiện điện tử có khả năng lưu trữ năng lượng điện, lưu
trữ điện tích hiệu quả. Tụ điện còn có vai trò lọc điện áp xoay chiều thành điện
áp 1 chiều bằng phẳng bằng cách loại bỏ pha âm => Nguyên lý tụ lọc nguồn
6
2. Cho điện áp xoay chiều đi qua và ngăn điện áp một chiều lại, tụ được sử dụng
để truyền tín hiệu giữa các tầng khuyếch đại có chênh lệch về điện áp một
chiều.
3. Với điện AC (xoay chiều) thì tụ dẫn điện còn với điện DC (một chiều) thì tụ lại
trở thành tụ lọc

2: Điện Trở
Điện trở (Resistor) là một linh kiện điện tử thụ động với 2 tiếp điểm nối. Chức năng
của nó dùng để điều chỉnh mức độ tín hiệu, hạn chế cường độ dòng điện chảy trong
mạch. Dùng để chia điện áp, kích hoạt các linh kiện điện tử chủ động như transistor,
tiếp điểm cuối trong đường truyền điện đồng thời có trong nhiều ứng dụng khác.
Điện trở công suất sẽ giúp tiêu tán 1 lượng lớn điện năng chuyển sang nhiệt năng
trong các hệ thống phân phối điện, trong các bộ điều khiển động cơ. Các điện trở
thường có trở kháng cố định, ít bị thay đổi bởi nhiệt độ và điện áp hoạt động.
Kí hiệu trong mạch điện

Một số loại điện trở


7
Mỗi loại điện trở sẽ có cấu tạo riêng, sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu cấu tạo của một
số loại điện trở phổ biến hiện nay:
Điện trở carbon

Đây là một trong những loại điện trở phổ biến nhất, có giá rẻ và được sử dụng trong
cách mạch điện. Cấu tạo điện trở carbon bao gồm chất tro (bột gốm) và than chì. 

Cấu tạo của điện trở cacbon

Trong đó, tỷ lệ than chì và gốm sẽ quyết định giá trị điện trở theo tỉ lệ nghịch. Có
nghĩa là tỉ lệ này thấp thì giá trị điện trở sẽ tăng cao và ngược lại. 
Hỗn hợp trên sẽ được tạo thành hình trụ, có 2 dây kim loại ở mỗi đầu để kết nối được
với điện. Khối trụ này có lớp vỏ cách điện bên ngoài và có các vòng màu để ký hiệu
giá trị. 

Điện trở film

Cấu tạo của điện trở film như sau: Bên trong trụ gốm có các kết tủa kim loại tinh
khiết, màng oxit hoặc chất nền. Giá trị điện trở của điện trở film sẽ thay đổi khi chiều
dày màng kết tủa thay đổi.
Tia laser được dùng để cắt một đường xoắn ốc vào phần kết tủa, làm cho khả năng dẫn
điện của điện trở thay đổi. Điều này cũng giống với việc tạo ra một cuộn dây dẫn.

8
Điện trở dây cuốn

Điện trở dây cuốn có cấu tạo là dây hợp kim cuốn quanh chất liệu sứ cách điện và
tạo thành hình xoắn ốc. Loại điện trở này có khả năng chịu dòng cao hơn so với các
loại điện trở khác có cùng giá trị. Do đó, cấu tạo điện trở dây cuốn thường được gắn
thêm quạt làm mát hoặc được đặt trong tản nhiệt nhôm.

Bên ngoài dây điện trở thường được phủ thêm một lớp mica nhằm tránh bị dịch
chuyển khi nóng lên. Thông thường, loại điện trở này sẽ được dùng cho dòng điện 1
chiều do cảm kháng của điện trở dây cuốn sẽ thay đổi theo tần số của dòng điện. 

Điện trở băng

Điện trở băng


Điện trở băng hay còn gọi là điện trở thanh, nó có cấu tạo gồm nhiều điện trở ghép
lại với nhau.

Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại điện trở. Chúng có những thành
phần, hình dáng kích thước, đặc tính và cấu tạo rất khác nhau. Vì thế, việc phân loại
chúng một cách chính xác thật là khó. Nhưng, để dễ dàng trong tìm hiểu và học tập,
thì chúng ta có thể xếp chúng vào các nhóm như:
Phân loại điện trở theo vật liệu
 Điện trở vật liệu carbon: Loại có công suất thấp. Thành phần là bột carbon, bột
graphite…
 Điện trở film hoặc gốm: Loại có công suất được xem là thấp nhất. Có thành
phần từ bột oxit kim loại như thiết, hoặc niken kết tủa.
 Điện trở dây quấn: Có thành phần là hợp kim Niken-Crom, có công suất rất
cao.
Phân loại điện trở theo tính năng, ứng dụng

9
Phân loại điện trở

 Điện trở thường : có công suất nhỏ từ 0,125W đến 0,5W. Chúng ta quen gọi
như: điện trở 1k, điện trở 10k, điện trở 100k…
 Điện trở công suất : có công suất từ 1W, 2W, 5W, 10W.
 Điện trở sứ: điện trở này khi hoạt động chúng toả nhiệt. Thường được dùng
làm điện trở sấy cho lò sấy…
 Điện trở chính xác: là điện trở có giá trị dung sai rất thấp, dùng trong các mạch
điện tử cao cấp, mạch âm thanh…
 Điện trở nóng chảy: là một điện trở dây quấn được thiết kế để bị nung hỏng dễ
dàng khi công suất qua điện trở vượt mức cho phép.
 Điện trở nhiệt: Là một điện trở nhạy cảm với nhiệt, giá trị điện trở suất của nó
thay đổi theo nhiệt độ. Thermistor có 2 loại đặc trưng là hệ số nhiệt độ dương
PTC hoặc hệ số nhiệt độ âm NTC. Loại này được ứng dụng làm cảm biến nhiệt
độ,…
 Quang điện trở: là điện trở có giá trị trở kháng thay đổi theo ánh sáng chiếu vào
bề mặt của nó. Chúng còn được gọi là cảm biến ánh sáng.
Phân loại điện trở theo giá trị
 Điện trở có trị số cố định là những loại điện trở có giá trị đã được đặt sẵn từ
nhà sản xuất. Chúng không thay đổi trong quá trình sử dụng.
 Biến trở, chiết áplà loại điện trở có giá trị điện trở có thể điều chỉnh được trong
quá trình sử dụng. Thường thấy nhất là trên các nút volume điều chỉnh âm
lượng trên các bộ loa, amply…

10
Điện trở có công dụng:
 Cản bớt dòng điện qua tải theo ý đồ thiết kế
 Tạo thành cầu phân áp, chia điện áp trên mạch
 Phân cực cho bóng bán dẫn
 Tạo dao động RC
 Tạo nhiệt trong các ứng dụng như: bình đun nước, lò sấy,…
 Tiêu thụ dòng DC trong điều khiển biến tần

Ứng dụng của điện trở

3: Cuộn Cảm
Cuộn cảm (hay cuộn từ, cuộn từ cảm) là một loại linh kiện điện tử thụ động tạo từ
một dây dẫn điện với vài vòng quấn, sinh ra từ trường khi có dòng điện chạy qua.
Cuộn cảm có một độ tự cảm (hay từ dung) L đo bằng đơn vị Henry (H).

11
Cuộn cảm

Dựa vào cấu tạo và phạm vi ứng dụng mà người ta phân chia cuộn cảm thành những
loại chính sau: cuộn cảm âm tần, cuộn cảm trung tần và cuộn cảm cao tần.
Cuộn cảm cao tần và âm tần bao gồm một số vòng dây quấn lại thành nhiều vòng,
dây quấn được sơn emay cách điện. Lõi cuộn dây có thể là không khí, hoặc là vật liệu
dẫn từ như Ferrite hay lõi thép kỹ thuật.

Tùy theo cấu tạo và phạm vi sử dụng mà cuộn cảm được phân loại như sau:
12
 Cuộn cảm cao tần
 Cuộn cảm trung tần
 Cuộn cảm âm tần
Ngoài ra, cũng có nhiều cách phân loại cuộn cảm theo hình dáng, đặc tính, ứng dụng
như:

Các loại cuộn cảm

Các loại cuộn cảm dựa trên lõi của chúng:


 Cuộn cảm lõi không khí
 Cuộn cảm sắt từ / lõi sắt
 Cuộn cảm lõi Ferrite
 Cuộn cảm lõi sắt
 Cuộn cảm lõi gốm
 Cuộn cảm nhiều lớp lõi thép
Dựa trên thiết kế cốt lõi:
 Cuộn cảm lõi hình xuyến
 Cuộn dây lõi hình trống
Các loại cuộn cảm dựa trên cách sử dụng của chúng
 Cuộn cảm nhiều lớp
 Cuộn cảm màng mỏng
 Cuộn cảm đúc
 Cuộn cảm sắp cặp
 Cuộn cảm công suất
 Cuộn cảm RF tần số vô tuyến
 Cuộn cảm điều chỉnh được

13
Cuộn cảm là linh kiện điện tử cùng với điện trở và tụ điện, được sử dụng rất nhiều
trong các thiết bị điện, điện tử xung quanh chúng ta. Một số ứng dụng nổi bật của
cuộn cảm mà chúng ta nên biết như:
Cuộn cảm lọc nhiễu
Cuộn cảm cùng với điện trở và tụ điện có thể được sử dụng trong các bộ lọc tần số
khác nhau như bộ lọc cao, thông thấp và bộ lọc loại bỏ băng tần.

Ứng dụng cuộn cảm

Chúng là các bộ lọc tần số được sử dụng để tách thành phần tần số không cần thiết
khỏi tín hiệu.
Cuộn cảm trong mạch điều chỉnh
Cuộn cảm kết hợp với tụ điện được sử dụng trong mạch điều chỉnh trong đài phát
thanh và truyền hình,.. để chọn kênh mong muốn.
Cảm biến tiệm cận
Cuộn cảm được sử dụng trong các cảm biến tiệm cận để phát hiện vật thể ở gần mà
không có bất kỳ tiếp xúc vật lý nào. Dựa trên nguyên lý cuộn cảm tạo ra một từ trường
xung quanh nó khi dòng điện chạy qua. Hoặc bất kỳ thay đổi nào trong từ trường gây
ra một dòng điện cảm ứng trong cuộn cảm.
Máy biến áp

14
Một máy biến áp về cơ bản là hai cuộn cảm riêng biệt gần nhau với lõi chung sử
dụng từ thông được tạo bởi một cuộn dây và tạo ra EMF trong cuộn dây kia thông qua
cảm ứng lẫn nhau. Máy biến áp được sử dụng để tăng hoặc giảm điện áp trong truyền
tải điện.
Rơle điện từ
Rơle điện từ là một công tắc điện tử có cuộn cảm tạo ra từ trường khi cuộn dây được
cấp điện. Từ trường này kéo tiếp điểm cho phép dòng điện chạy qua.
Động cơ cảm ứng
Trong động cơ cảm ứng, rôto quay do từ trường được tạo ra bởi cuộn dây trên stato.
Tốc độ rôto phụ thuộc vào từ trường quay, vào tần số cung cấp. Vì vậy, cách duy nhất
để thay đổi tốc độ là thông qua việc sử dụng cuộn cảm.

II: Linh Kiện Chủ Động


1: Diode
Diode hay còn gọi là Điốt hay điốt bán dẫn là các  linh kiện điện tử chỉ cho phép
dòng điện đi qua nó theo một chiều mà không theo chiều ngược lại, sử dụng các
tính chất của các chất bán dẫn.
Ký hiệu và hình dạng của Diode:

Diode là một linh kiện điện tử bán dẫn, do đó nó được chế tạo bởi hợp chất giữa
Silic, Photpho và Bori. 3 nguyên tố này được pha tạp với nhau tạo ra hai lớp bán
dẫn loại P và loại N được tiếp xúc với nhau.Tại bề mặt tiếp xúc, các điện tử dư
thừa trong bán dẫn N khuếch tán sang vùng bán dẫn P để lấp vào các lỗ trống =>
tạo thành một lớp Ion trung hoà về điện => lớp Ion này tạo thành miền cách điện
giữa hai chất bán dẫn.  
 
15
Cấu tạo của diode - linh kiện điện tử Vietnic

Cực của diode đấu với lớp P được gọi là Anot (kí hiệu là A), cực còn lại đấu với
lớp N được gọi là Catot (kí hiệu là K). Đặc tính cơ bản nhất của một diode đó là
chỉ cho phép dòng điện đi từ A sang K.

Chúng ta sẽ có một số loại điốt thường thấy trên thị trường cũng như sau:
 Điốt chỉnh lưu: thường hoạt động ở dải tần thấp, chịu được dòng điện lớn và có
áp ngược chịu đựng dưới 1000V. Những diode này chủ yếu để dùng chỉnh lưu
dòng điện xoay chiều sang một chiều.
 Điốt phát quang (đèn LED): là những đèn LED được sử dụng nhiều làm đèn
chiếu sáng, đèn báo hiệu, đèn quảng cáo
 Điốt quang (photodiode)
 Điốt Schottky
 Điốt hạn xung hai chiều (TVS): là những diode có tần số đáp ứng cao từ vài
chục kilo Hecz đến cả Mega Hezt. Những diode này thường được sử dụng
nhiều trong các bo nguồn xung, các thiết bị điện tử cao tần.
 Điốt tunnel (tunnel diode)
 Điốt biến dung (Varicap): Diode biến dung hay Varicap là loại điốt bán dẫn có
nhiệm vụ biến đổi điện dung. Nó được tạo ra để giống như tụ điện có khả năng
thay đổi điện dung. Diode biến dung điều chỉnh mức điện dung đến vài chục
pF, được ứng dụng cho các mạch điều hưởng tần số cao ( khoảng 50 MHz trở
lên ).
 Điốt zener: (điốt Zener) hay còn gọi với cái tên khác là điốt đánh thủng – điốt
ổn áp… Đây là một loại điốt bán dẫn làm việc ở chế độ phân cực ngược trên
vùng điện áp đánh thủng (breakdown). Loại này được chế tạo nhằm mục đích
tối ưu để hoạt động tốt trong miền đánh thủng. Chúng được sử dụng rất nhiều
trong các mạch nguồn điện áp thấp bởi đặc tính ổn áp của nó. Đây là một diode
có chức năng hoạt động rất đặc biệt vì có thể cho dòng điện chạy từ K sang A
16
nếu như nguồn điện áp đủ lớn hơn điện áp ghim của nó. Khi có dòng điện
ngược chạy qua thì nó ghim lại một điện áp ghim như thông số trên datasheet
của nó.

Các ứng dụng thường dùng nhất của diode


 Sẽ có rất nhiều đi điốt khác nhau với các môi trường và phạm vi ứng dụng khác
nhau, tuy nhiên thì theo mình nghĩ chúng sẽ được dùng nhiều trong các trường
hợp sau:
 Dùng để chỉnh lưu dòng điện: Biến dòng điện xoay chiều thành dòng điện một
chiều
 Dùng để giảm áp: Ta biết rằng sau khi dòng điện đi qua diode thì mỗi một
diode sẽ gây ra một sụt áp trên nó. Trong nhiều trường hợp người ta sử dụng
đặc tính này để giảm áp. Ví dụ bạn có một cái đài chạy 3V mà có cục sạc 5V
thì bạn có thể đấu nối tiếp 3 con diode với nhau rồi đấu với đầu 5V . Tại đầu ra
cuối cùng của diode có một điện áp khoảng gần bằng 3V
 Dùng để bảo vệ chống cắm nhầm cực: Rất nhiều thiết bị điện tử một chiều
không cho phép cấp nguồn ngược cực. Nếu ngược cực thì thiết bị sẽ hỏng
ngay. Để bảo vệ thiết bị được an toàn người ta đấu thêm vào một diode trước
khi bắt ra cực của thiết bị để chỉ cho phép dòng điện đi theo một chiều duy
nhất. Khi đó dù bạn có cấp nguồn ngược cực tính thì thiết bị vẫn được an toàn.

2: Transistor
Transistor hay còn gọi là tranzito là một loại linh kiện bán dẫn chủ động, chúng
thường được sử dụng như một phần tử khuếch đại hoặc một khóa điện tử
Ký hiệu trong mạch

17
 Hầu hết các loại transistor đều có cấu tạo gồm 3 lớp bán dẫn được ghép với
nhau tạo thành 2 mối tiếp giáp P- N. Nếu xếp theo thứ tự PNP ta sẽ có
Transister thuận, còn nếu xếp theo thứ tự NPN ta có Transistor ngược.
 Về cơ bản, cấu tạo của transistor tương đương với cấu tạo của 2 diode đấu
ngược chiều nhau. Đây chính là cấu trúc BJT với 2 loại điện âm và điện dương
cùng chạy.
 Ba lớp bán dẫn này sẽ kết nối tạo thành 3 cực với lớp giữa là cực gốc (B), 2 lớp
bên ngoài được nối ra thành cực phát (E) và cực thu – cực góp (C) 

Cũng giống như một số linh kiện điện tử và thiết bị điện khác, transistor cũng được
phân loại chủ yếu dựa vào cấu tạo của chúng. Theo đó, ta sẽ chia transistor thành 2
loại cơ bản.
Transistor NPN
 Đây là Transistor được cấu tạo từ nối ghép một bán dẫn dương ở giữa hai bán
dẫn điện âm. Transistor này được sử dụng trong việc khuếch đại, dùng để điện
dẫn trong ngành công nghiệp điện tử hoặc dùng làm cổng số cho điện tử số.
 Để loại transistor NPN này hoạt động cần phải sử dụng thêm điện thế để kích
hoạt.
Transistor PNP
 Đây chính là loại transistor lưỡng cực, được kết hợp từ hai chất bán điện dẫn.
 Loại transistor này gồm có: lớp bán dẫn pha tạp loại N (với vai trò cực gốc) và
hai lớp bán dẫn loại P
 Transistor PNP sẽ được kích hoạt khi cực phát được nối đất và cực góp được
nối với nguồn năng lượng.

18
Phân biệt Transistor NPN và PNP
Sự hữu ích không hề nhỏ của transistor có lẽ xuất phát từ khả năng sử dụng một tín
hiệu nhỏ được đặt một cực của nó để điều khiển một tín hiệu lớn hơn ở các cực còn
lại. Tính chất này được gọi là Gain và nó có thể tạo ra tín hiệu đầu ra mạnh hơn, điện
áp hoặc dòng điện tỷ lệ với tín hiệu đầu vào. Có nghĩa là nó có thể hoạt động như bộ
khuếch đại. Ngoài ra, bóng bán dẫn có thể được sử dụng để bật hoặc tắt dòng điện
trong một mạch như là một khóa điện tử.
Có hai loại transistor, có sự khác biệt nhỏ trong cách chúng được sử dụng trong một
mạch. Một transistor lưỡng cực (ký hiệu BJT) có các chân Base (cực
nền), Collector (cực thu) và Emitter (cực phát). Một dòng điện nhỏ được đặt vào cực
Base (với transistor NPN dòng điện đi qua cực B và cực E) có thể điều khiển hoặc
chuyển đổi một dòng điện lớn giữa cực Emiter và cực Collector. Đối với bóng bán dẫn
hiệu ứng trường (FET), các chân kết nối có tên là Gate (cổng), Source (nguồn)
và Drain (cống). Nếu điện áp được đặt vào chân Gate có thể điểu khiển dòng điện
giữa Source và Drain.

3: Op-amp
Mạch khuếch đại thuật toán hay còn được gọi tắt là op amp là một dạng mạch
khuếch đại DC- coupled. Nó bao gồm cả tín hiệu đầu vào và tín hiệu BIAS với hệ số
khuếch đại rất cao.

Op-Amp có cấu tạo gồm 3 khối:


 Khối 1: Đây là khối khuếch đại vi sai ở Op-Amp. Nhiệm vụ chính của nó
khuếch đại độ sai lệch tín hiệu ở ngõ vào, ra. Ở bộ phận này, nó có đủ các ưu
điểm của một mạch khuếch đại vi sai.  Nó có độ miễn nhiễu cao, có thể khuếch
đại tín hiệu biến thiên chậm, có thể tổng trở ngõ vào lớn…..
 Khối 2: Trong Op-Amp thì đây là tầng khuếch đại trung gian. Nó ở trong
OpAmp bao gồm nhiều tầng khuếch đại visai được mắc nối tiếp với nhau. Từ
đó, chúng tạo thành một mạch khuếch đại lớn, hệ số khuếch đại lớn và có thể
tăng độ nhạy cho Op Amp. Mức DC định mức được đặt ở khối 2.

19
 Khối 3: Đây được hiểu là tầng khuếch đại đệm. Nó đảm nhiệm chức năng tăng
dòng cung cấp ra tải và giảm tổng trở ngõ xuống, giúp cho Op Amps có được
sự phối hợp nhẹ nhàng nhất.
Trên thực tế thì, Op Amp sẽ có một số khác biệt so với Op-Amp trong lý tưởng. 

Op-amp dùng để thiết kế một số mạch như:

Mạch khuếch đại vi sai: Mạch điện này dùng


để tìm ra hiệu số, hoặc sai số giữa 2 điện áp
mà mỗi điện áp có thể được nhân với một vài
hằng số nào đó. Các hằng số này xác định nhờ
các điện trở

Mạch khuếch đại đảo: Dùng để đổi dấu


và khuếch đại một điện áp (nhân với một số
âm)

Mạch khuếch đại không đảo: Dùng để khuếch


đại một điện áp (nhân với một hằng số lớn hơn
1)

Mạch đệm điện áp: Được sử dụng như một bộ


khuếch đại đệm, để giới hạn những ảnh hưởng
của tải hay để phối hợp tổng trở (nối giữa một
linh kiện có tổng trở nguồn lớn với một linh
kiện khác có tổng trở vào thấp). Do có hồi tiếp
âm sâu, mạch này có khuynh hướng không ổn
định khi tải có tính dung cao. Điều này có thể
ngăn ngừa bằng cách nối với tải qua 1 điện
trở.

20
Mạch khuếch đại cộng đảo: Mạch được sử
dụng để làm phép cộng một số tín hiệu điện áp

Mạch tích phân: Mạch này dùng để tích


phân (có đảo dấu) một tín hiệu theo thời gian.

III: Linh Kiện Điện Cơ


1: Thạch Anh
Thạch anh được gọi là băng tinh, không tan thành nước, trông trong suốt như pha lê,
có một đặc tính đáng chú ý: Nó bao giờ cũng mát lạnh khi ta cầm lên tay. Bởi vậy từ
xưa, để kiểm tra xem là đồ thật hay đồ giả, thợ kim hoàn thường áp nó vào má xem có
lạnh không.
Trong điện tử thạch anh được sử dụng để làm thạch anh điện tử Thạch anh điện tử là
một linh kiện làm bằng tinh thể đá thạch anh được mài phẳng và chính xác. Linh kiện
thạch anh làm việc dựa trên hiệu ứng áp điện. Hiệu ứng này có tính thuận nghịch. Khi
áp một điện áp vào 2 mặt của thạch anh, nó sẽ bị biến dạng. Ngược lại, khi tạo sức ép
vào 2 bề mặt đó, nó sẽ phát ra điện áp.
Ký hiệu trong mạch

21
Thạch anh là một linh kiện điện tử được cấu thành từ SiO2 (Tinh thể thạch anh)
được mài phẳng và chính xác. Vai trò chủ yếu của thạch anh là tạo ra các xung dao
động. Nó hoạt động dựa trên hiệu ứng áp điện – Khi cho một điện áp vào 2 mặt của
thạch anh thì nó sẽ bị biến dạng nhưng ngược lại khi tạo một sức ép lên 2 bề mặt của
nó thì nó sẽ phát ra điện áp. Tóm lại, đây là một hiệu ứng có tính thuận nghịch.
Thạch anh là bộ dao động khá ổn định để tạo ra tần số dao động cho vi điều
khiển. Đa số các mạch điều khiển đèn Led đều dùng thạch anh có thể là Thạch anh
12Mhz, 24Mhz….mỗi loại sẽ cho ra 1 xung nhịp khác nhau.
– Thạch anh sử dụng  rất rộng rãi, hầu như ở đâu cũng có và giá thành thì nó cũng
rất dẻ, khoảng 2k/1 con.
– Thạch anh trong điện tử đa phần để tạo ra tần số được ổn định vì tần số của
thạch anh tạo ra rất ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ hơn là các mạch dao động RC….
– Trong Vi điều khiển bắt buộc phải có thạch anh (trừ các loại có dao động nội)
vì xét chi tiết thì VDK có CPU, timer,… CPU bao gồm các mạch logic và mạch
logic muốn hoạt động cũng cần có xung clock, còn timer thì gồm các dãy FF cũng
cần phải có xung để đếm. Tùy loại VDK mà bao nhiêu xung clock thì ứng với 1
chu kì máy, và với mỗi xung clock VDK sẽ đi làm 1 công việc nhỏ ứng với lệnh
đang thực thi.
– Để chạy các câu lệnh trong ic vi điều khiển, Bạn cần tạo ra xung nhịp. Tần số
xung nhịp phụ thuộc vào thạch anh gắn trên chân kết nối thạch anh của vi điều
khiển.
Ví dụ nhỏ với thạch anh 12MHz, Bạn sẽ có xung nhịp 1MHz, như vậy chu kỳ
lệnh sẽ là 1μs.

Để tăng độ ổn định tần số, người ta dùng thêm 2 tụ nhỏ C6, C7 (33pF x2), tụ bù
nhiệt ổn tần.
Điều này cho thấy bạn cũng có thể thay đổi nhịp nhấp nháy của đèn nếu dùng
thạch anh có tần số khác.
22
2: Nút Bấm
Nút bấm là một loại khí cụ dùng để đóng ngắt từ xa các thiết bị điện, máy móc hoặc
một số loại quá trình trong điều khiển.
Nút bấm thường đặt trên bảng điều khiển, ở tủ điện, trên hộp nút bấm… Khi thao tác
với nút bấm cần dứt khoát để mở hoặc đóng mạch điện.
Hầu hết, các nút bấm là nhựa hoặc kim loại. Hình dạng của nút ấn có thể phù hợp
với ngón tay hoặc bàn tay để sử dụng dễ dàng. Tất cả phụ thuộc vào thiết kế cá nhân.
Nút bấm được thiết kế và sản xuất theo tiêu chuẩn cao, có kiểu dáng đẹp, kết cấu
chất lượng, chắc chắn, dễ dàng lắp đặt và thay thế.
Ký hiệu trong mạch

Nút nhấn có 4 chân chia làm 2 cặp. Những chân trong cùng một cặp được nối với
nhau, những chân khác cặp thì ngược lại. Khi bạn nhấn nút, cả 4 chân của nút nhấn
đều được nối với nhau, cho phép dòng điện từ một chân bất kì có thể tới 3 chân còn
lại.

Nút bấm (thường) (6mm hoă ̣c 12mm)


 Đây là loại nút bấm rất phổ biến, cũng như đèn LED, loại nút bấm này cũng
có các kính thước cạnh 6mm hoă ̣c 12m.

23
Nút nhấn 6mm

Nút nhấn 12mm


Nút bấm dán (nút bấm smd)
 Loại này khá là nhỏ, chỉ 2-3mm, vì vâ ̣y rât phù hợp cho những mạch yêu
cầu về kích thước.

Nút bấm PLC

24
 Những loại nút bấm này thường được dùng để chế tạo những đồ trong công
nghiê ̣p, hoă ̣c những máy móc to bự cần bấm nhiều và cần đèn trạng thái.
Nói mô ̣t cách nôm na, nút bấm PLC là nút nút bấm bự với mô ̣t cái đèn bên
dưới nút bấm. Loại này đôi khi có đèn, đôi khi lại không. Với loại không có
đèn thì cũng có 2 chân như các loại ở trên, còn loại có đèn thì có đến 4 chân
(2 chân của nút bấm, 1 chân dương và 1 chân âm của led).

Nút bấm có đặc tính tự trả về trạng thái ban đầu, có nghĩa khi tác động, các tiếp
điểm của nút nhấn thay đổi trạng thái, khi ngừng tác động thì các tiếp điểm trở về
trạng thái cũ

3: Relay
Rơ le (relay) là một chuyển mạch hoạt động bằng điện. Dòng điện chạy qua cuộn
dây của rơ-le tạo ra một từ trường hút lõi sắt non làm thay đổi công tắc chuyển mạch.
Dòng điện qua cuộn dây có thể được bật hoặc tắt, vì thế rơ-le có hai vị trí chuyển
mạch qua lại.
Rơ le có 2 trạng thái ON và OFF. Rơ le ở trạng thái ON hay OFF phụ thuộc vào có
dòng điện chạy qua rơ le hay không.
Trên rơ le có 3 kí hiệu là: NO, NC và COM.
 COM (common): là chân chung là nơi kết nối đường cấp nguồn chờ, nó
luôn được kết nối với 1 trong 2 chân còn lại. Còn việc nó kết nối chung với
chân nào thì phụ thuộc vào trạng thái hoạt động của rơ le.
 NC và NO là hai chân chuyển đổi:
 NC (Normally Closed): Nghĩa là bình thường nó đóng. Nghĩa là khi rơ le ở
trạng thái OFF, chân COM sẽ nối với chân này.
 NO (Normally Open): Khi rơ le ở trạng thái ON (có dòng chạy qua cuộn
dây) thì chân COM sẽ được nối với chân này. Kết nối COM và NC khi bạn
muốn có dòng điện cần điều khiển khi rơ le ở trạng thái OFF. Và khi rơ le
ON thì dòng này bị ngắt. Ngược lại thì nối COM và NO.

25
Ký hiệu trong mạch

Rơ-le bình thường gồm có 6 chân. Trong đó có 3 chân để kích, 3 chân còn lại nối
với đồ dùng điện công suất cao.
3 chân dùng để kích
 +: cấp hiệu điện thế kích tối ưu vào chân này.
 -: nối với cực âm
 S: chân tín hiệu, tùy vào loại module rơ-le mà nó sẽ làm nhiệm vụ kích rơ-le
Nếu bạn đang dùng module rơ-le kích ở mức cao và chân S bạn cấp điện thế dương
vào thì module rơ-le của bạn sẽ được kích, ngược lại thì không.
Tương tự với module rơ-le kích ở mức thấp.
3 chân còn lại
 COM: chân nối với 1 chân bất kỳ của đồ dùng điện, nên mắc vào đây chân lửa
(nóng) nếu dùng hiệu điện thế xoay chiều và cực dương nếu là hiệu điện một
chiều.
 ON hoặc NO: chân này nối với chân lửa (nóng) nếu dùng điện xoay chiều và
cực dương của nguồn nếu dòng điện một chiều.
26
 OFF hoặc NC: chân này nối chân lạnh (trung hòa) nếu dùng điện xoay chiều và
cực âm của nguồn nếu dùng điện một chiều.

Trên thực tế tùy theo từng cách thức mà ta có thể phân loại những chiếc rơ le này. Có
một số cách phân loại phổ biến như sau:
* Nguyên lí làm việc theo nhóm:
 Rơ le điện cơ, rơ le điện từ, rơ le điện từ phân cực, rơ le cảm ứng,…
 Rơ le nhiệt
 Rơ le từ
 Rơ le điện từ bán dẫn, vi mạch
 Rơ le số
*Theo nguyên lí tác động:
 Rơ le có tiếp điểm: Tác động lên mạch bằng cách đóng mở các tiếp điểm
 Rơ le không tiếp điểm, rơ le tĩnh: Tác động qua việc thay đổi đột ngột các tham
số của cơ cấu chấp hành mắc trong mạch điều khiển như điện trở, điện cảm,
điện dung, …
*Theo cách mắc cơ cấu:
 Rơ le sơ cấp: Mắc trực tiếp vào mạch điện cần bảo vệ
 Rơ le thứ cấp: Mắc vào mạch qua biến áp đo lường hay biến dòng điện
*Theo đặc tính tham số: rơ le dòng điện, rơ le công suất, rơ le tổng trở, …
*Theo giá trị, chiều các đại lượng đi vào rơ le: rơ le cực đại, cực tiểu, rơ le cực đại –
cực tiểu, rơ le so lệch, rơ le định hướng, …

Có rất nhiều chức năng mà ta có thể kể đến. Sau đây chúng ta sẽ cùng nhắc đến một
số chức năng cơ bản nhất của rơ le.
 Cách li các mạch điều khiển khỏi mạch tải hay mạch được cấp điện AC khỏi
mạch cấp điện DC
 Chuyển mạch nhiều dòng điện hoặc điện áp sang các tải khác nhau sử dụng
một tín hiệu điều khiển
 Giám sát các hệ thống an toàn công nghiệp và ngắt điện máy móc nếu đảm bảo
độ an toàn
 Có thể sử dụng một vài rơ le để cung cấp các chức năng đơn giản như AND,
NOT, OR cho điều khiển tuần tự hoặc khóa liên động an toàn

27
28

You might also like