You are on page 1of 4

1.

Thực trạng
-Việc người dân Việt Nam ít phụ thuộc vào tín dụng tiêu dùng hơn so với các
nước trong cùng khu vực đem lại những lợi ích gì trong thời buổi dịch bệnh
khó khăn, thu nhập sụt giảm như hiện nay?
Trong thời buổi dịch bệnh khó khăn, thu nhập sụt giảm, nếu như khách hàng cá
nhân không vay vốn thì không mang tới lợi ích gì cho cả ngân hàng lẫn khách
hàng, bởi Thứ nhất, khoản cho vay khách hàng cá nhân là một nghiệp vụ ngân
hàng quan trọng, góp phần làm tăng thị phần của các NHTM, góp phần giữ vững
mức lợi nhuận của ngân hàng. Thứ hai, đối với các khách hàng cá nhân, hoạt động
cho vay KHCN của NHTM giải quyết tốt những nhu cầu cấp bách về vốn trong
kinh doanh, và nâng cao đời sống của khách hàng, giúp họ được hưởng một mức
sống cao hơn dù chưa đủ khả năng chi trả trong hiện tai. Thứ ba, Đối với nền kinh
tế, cho vay KHCN có tác dụng tích cực trong việc kích cầu tiêu dùng, từ đó tạo nên
hiệu ứng kích thích sản xuất phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm
bảo an sinh xã hội. Vì vậy, các NHTM cần có các biện pháp nhất định để gia tăng
hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
- Trong thời điểm Covid19, việc ngân hàng giảm lãi suất cho vay
để hỗ trợ cá nhân, tổ chức dẫn tới lãi suất tiền gửi giảm, liệu có gây chậm trễ
trong việc huy động vốn và có thể giảm số lượng tiền gửi trong ngân hàng?
TRẢ LỜI: Động thái giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi
dịch Covid 19 sẽ làm giảm lãi suất huy động tiền gửi tuy nhiên không giảm quá
sâu có thể gây chậm trễ trong việc huy động và có thể làm giảm số lượng tiền gửi
vì người dân sẽ chi tiêu nhiều hơn là tiết kiệm và có lo ngại rằng dòng tiền sẽ chảy
mạnh sang các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản, các kênh đầu tư
sinh lời kiếm lợi cao hơn.
Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 việc giảm lãi vẫn phải gắn với đảm
bảo an toàn hệ thống ngân hàng. Hành động này của ngân hàng đã tác động tích
cực đến nền kinh tế và giúp cho nền kinh tế dần khôi phục.

-Theo bạn trong tình hình kinh tế xã hội hiện nay (dịch covid), nếu là một
nhân viên tín dụng bạn sẽ tập trung vào các đối tượng khách hàng nào là chủ
yếu? 
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến khó lường, nhiều doanh nghiệp
đang nỗ lực tái cấu trúc mô hình sản xuất, kinh doanh để thích ứng ngân hàng tín
dụng hướng mạnh vào việc đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng nội địa và việc cho vay
tiêu dùng, cho vay tín chấp dành cho nhóm khách hàng dưới chuẩn góp phần kích
thích tăng sức mua, từ đó thúc đẩy sản xuất, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Trong đó,
tập trung cho vay tại phân khúc khách hàng nhỏ lẻ; khó hoặc chưa đủ điều kiện
tiếp cận tín dụng ngân hàng là xu hướng phù hợp với chủ trương kích cầu thị
trường nội địa thông qua thúc đẩy tiêu dùng của Chính phủ.
- Hiện nay, thị phần cho vay khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương
mại lớn như thế nào? Tại sao lại có sự chênh lệch đó?
Bọn mình đã phân tích số liệu rất rõ trong phần thực trạng, còn thị phần lớn do
hiện nay người dân có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn, dịch bệnh cũng khiến họ
muốn chi tiêu nhiều hơn thay vì đi đầu tư (sẽ rất rủi ro nếu đầu tư vào thời điểm
này). Với hầu hết giới trẻ hiện nay đều có xu hướng chi tiền tiêu dùng cho bản thân
mình trước, thay vì tiết kiệm để dành mua nhà, xe… vì họ nghĩ họ sẽ không bao
giờ dành đủ được số tiền đó và xu hướng sống YOLO đang rất thịnh hành đã khiến
CVTD chiếm thị phần lớn.

- Hiện nay mới chỉ có 15 -20% tỷ lệ người trưởng thành ở Việt Nam đang có
khoản vay của các ngân hàng hoặc các CTTC. Vậy, có phải tỉ lệ lớn còn lại
(80%-85%) là họ muốn để dành đủ khoản tiền lớn (vài trăm triệu, vài tỷ,..) rồi
mới mua nhà, mua xe không hay sao?
Việc số liệu 15-20% tỷ lệ dân số ở Việt Nam đang sử dụng dịch vụ của các ngân
hàng hoặc các CTTC chỉ thể hiện tiềm năng của thị trường cho vay tiêu dùng tại
Việt Nam hiện vẫn chưa được khai thác hiệu quả theo kết quả điều tra của Công ty
Tài chính  FE Credit - trực thuộc Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank,
mà thôi, diều này không đồng nghĩa với việc 80-85% dân số còn lại đang dành
khoản tiền lớn rồi mới mua nhà, mua xe. Tỷ lệ này còn thấp có thể bởi nhiều lý do
như: họ không có nhu cầu vay, họ chưa tiếp cận được tới các thông tin vay vốn, lãi
suất vay chưa phù hợp với họ,...

- Trước diễn biến phức tạp của đại dịch covid từ 2020 đến nay, tình hình nợ
xấu của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng tăng lên, vậy ngân hàng có biện pháp gì
để giảm thiểu rủi ro. Và việc cho vay khách hàng cá nhân nhiều trong giai
đoạn Covid bùng nổ, đặc biệt là thời gian giãn cách người lao động không có
việc làm thì có thực sự là chính sách tìm kiếm lợi nhuận tốt? Bọn mình trả lời
dưới cùng bản doc

- Tại sao Agribank lại có dư nợ cho vay cá nhân cao nhất hệ thống ngân hàng?
Theo như bạn đã biết thì ngân hàng Agribank thuộc sở hữu nhà nước, ngoài là
NHTM thì Agribank có thể được xem là tổ chức vi mô, chuyên cung cấp vốn cho
các đối tượng dễ bị tổn thương trong nền kinh tế (cùng với ngân hàng chính sách
xã hội) sẽ cho vay để người dân nghèo có khả năng tiếp cận vốn làm nông, sản
xuất kinh doanh. Agribank tiếp tục tiên phong, chủ lực triển khai có hiệu quả 07
chương trình tín dụng chính sách và 02 chương trình mục tiêu quốc gia về xây
dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững đối với các huyện nghèo.

- Trước tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay, nhiều KHCN của các
NHTM đã gặp khó khăn trong việc chi trả các khoản vay, đặc biệt nhiều
người trong số đó không còn khả năng chi trả, vậy NHTM đã làm gì để đối
phó với tình trạng này? #bên dưới phần nợ xấu
Trong phần III.1, nhóm có nêu trong giai đoạn 2018-2020, Vietcombank cho
vay lĩnh vực có mức NIM thấp. Vậy mức NIM là gì? Và tại sao Ngân hàng
Vietcombank lại có xu hướng cho vay lĩnh vực có mức NIM thấp trong giai
đoạn 2018-2020?
Hệ số NIM (viết tắt của tiếng Anh: Net Interest Margin) là sự chênh lệch phần trăm
giữa thu nhập lãi và chi phí lãi phải trả của ngân hàng, cho biết hiện các ngân hàng
đang thực sự hưởng chênh lệch lãi suất giữa hoạt động huy động và hoạt động đầu
tư tín dụng là bao nhiêu. 
Ngân hàng Nhà nước đã khuyến khích các ngân hàng giảm lãi suất cho vay đối với
khách hàng. Sẽ chỉ có một số ngân hàng đưa ra gói lãi suất ưu đãi mới. Trong năm
ngoái, khi đợt giảm lãi suất xảy ra, các ngân hàng thương mại đã tiến hành hạ lãi
suất huy động như một công cụ chủ chốt để giữ NIM (sau điều chỉnh rủi ro), duy
trì tăng trưởng bảng cân đối và phù hợp lãi suất điều hành mới. Các biện pháp giãn
cách xã hội kéo dài tại các tỉnh miền Nam khiến khả năng trả nợ của khách hàng sẽ
suy giảm và tỷ lệ hình thành nợ xấu mới sẽ tăng nhanh do đó NIM giảm.

Biện pháp nào có thể giúp khai thác tiềm năng cho vay cá nhân khi sự tiếp cận
nguồn vốn của người dân còn hạn chế?
 Để thu hút khách hàng vay tiêu dùng, thời gian qua, nhiều ngân hàng thương
mại đã thiết kế đa dạng các sản phẩm, thủ tục cho vay đơn giản, lãi suất cạnh
tranh, kỳ hạn trả nợ linh hoạt. 
  Triển khai nhiều dịch vụ ứng dụng công nghệ hiện đại thông qua ngân hàng
số như: vay online - duyệt hồ sơ qua App, phương thức xác thực thông tin
khách hàng trực tuyến trên ứng dụng … giúp khách hàng thuận lợi hơn trong
việc giao dịch mà không phải đến ngân hàng trong mùa dịch. 
 Triển khai sản phẩm vay trả góp mang tên “Vay tiêu dùng không tài sản đảm
bảo” với những ưu điểm nổi bật như: không cần tài sản đảm bảo cho khoản
vay; hạn mức vay lên đến 500 triệu đồng; thời hạn cho vay dài tối đa 84
tháng giúp khách hàng giảm áp lực trả nợ; lãi suất cạnh tranh tính trên dư nợ
giảm dần; thủ tục vay đơn giản, thuận tiện; thời gian xử lý hồ sơ nhanh
chóng từ 1-3 ngày làm việc…

--Trong thời kỳ COVID-19, các ngân hàng thương mại có nên điều chỉnh lãi
suất tiền vay và tiền gửi để hỗ trợ người dân hay không? Nếu có thì nên thay
đổi như thế nào? Giải thích lý do.
Theo chỉ đạo của NHNN Việt Nam là giảm lãi suất để hỗ trợ người dân và các
doanh nghiệp trong thời gian dịch bệnh nên các NHTM giảm lãi suất và cũng có
những chương trình ưu đãi lãi suất thêm để kích thích nhu cầu vốn của người dân
trong thời điểm này

- Hiện nay, ở rất nhiều nơi vẫn chỉ mới xuất hiện những ngân hàng lớn như
big4 và người dân cũng chỉ tin tưởng và vay vốn ở những ngân hàng đó, thì
những ngân hàng cần phải làm gì để những khách hàng cá nhân tìm đến mình
nhiều hơn?
Hiện nay đã xuất hiện rất nhiều ngân hàng ngoài Big4. Những ngân hàng khác thì
có thủ tục sẽ bớt rắc rối, giải ngân nhanh hơn, thời gian chờ đợi được duyệt nhanh,
ưu đãi về lãi suất cũng hấp dẫn hơn. Đó là những điểm mà các ngân hàng ngoài
Big4 ngân hàng vượt trội hơn.
- Có gì khác biệt giữa việc vay tiền từ ngân hàng, công ty tài chính hay người
cho vay tiền tư nhân không?
Khách hàng thường tìm đến ngân hàng vay vốn khi có nhu cầu về vốn lớn, hồ sơ
đầy đủ, đủ điều kiện và sự tin tưởng, tài sản đảm bảo có giá trị tốt. Còn đối với các
CTTC thì họ sẽ tìm đến để vay những món vốn nhỏ hơn, vốn sẽ được giải ngân
nhanh hơn, thường là các món vay về học tập, chữa bệnh, du lịch… Vay tiền từ
người cho vay thì thường sẽ là người quen cho vay, hoặc tín dụng đen, như này thì
rủi ro cao, lãi suất cao… những người tìm đến vay người tư nhân như này là những
người cần vốn cấp thiết nhưng lại không đáp ứng các điều kiện cho vay của ngân
hàng và CTTC

You might also like