You are on page 1of 3

Một số thuật ngữ tin học

1/ Thiết bị ngoại vi (Peripheral)

Thiết bị ngoại vi là tên chung nói đến một số loại thiết bị bên ngoài thùng máy được gắn kết với
máy tính với tính năng nhập xuất (IO) hoặc mở rộng khả năng lưu trữ (như một dạng bộ nhớ
phụ).
Thiết bị ngoại vi của máy tính có thể là:

 Thiết bị cấu thành lên máy tính và không thể thiếu được ở một số loại máy tính.
 Thiết bị có mục đích mở rộng tính năng hoặc khả năng của máy tính.

Các loại thiết bị ngoại vi


Có rất nhiều các thiết bị ngoại vi của máy tính, dưới đây liệt kê một số thiết bị ngoại vi thường
gặp hoặc quan trọng cấu thành lên máy tính như sau:

 Màn hình
 Ổ đĩa mềm
 Ổ đĩa quang (CD, DVD)
 Ổ đĩa cứng
 USB, thẻ nhớ,...
 Bàn phím
 Chuột
 Loa, tai nghe
 Micro
 Webcam
 Modem các loại (quay số, ADSL...).

Vi xử lý ( Microprocessor uP)

Vi xử lý (viết tắt là µP hay uP), đôi khi còn được gọi là bộ vi xử lý, là một linh kiện điện tử máy tính được
chế tạo từ các transistor thu nhỏ tích hợp lên trên một vi mạch tích hợp đơn. Khối xử lý trung tâm (CPU)
là một bộ vi xử lý được nhiều người biết đến nhưng ngoài ra nhiều thành phần khác trong máy tính cũng
có bộ vi xử lý riêng của nó, ví dụ trên card màn hình (Graphic card) chúng ta cũng có một bộ vi xử lý.

Ứng dụng
Là bộ xử lý trung tâm trong: máy tính (PC, Laptop, mini computer, super computer), thiết bị smartphone,
thiết bị nhúng,...và đặc biệt trong công nghiệp ngành Điện - chuyên ngành Tự động hóa: bộ điều khiển
khả trình PLC và Vi điều khiển để ứng dụng điều khiển các dây chuyền, hệ thống tự động...
Transistor

Transistor

Một số transistor

Transistor là một loại linh kiện bán dẫn chủ động, thường được sử dụng như một phần tử
khuếch đại hoặc một khóa điện tử.

Transistor nằm trong khối đơn vị cơ bản tạo thành một cấu trúc mạch ở máy tính điện tử và tất cả
các thiết bị điện tử hiện đại khác. Vì đáp ứng nhanh và chính xác nên các transistor được sử dụng
trong nhiều ứng dụng tương tự và số, như khuếch đại, đóng cắt, điều chỉnh điện áp, điều khiển
tín hiệu, và tạo dao động. Transistor cũng được kết hợp thành mạch tích hợp (IC), có thể tích hợp
tới một tỷ transistor trên một diện tích nhỏ.

Vi điều khiển
Vi điều khiển là một máy tính được tích hợp trên một chip, nó thường được sử dụng để điều
khiển các thiết bị điện tử. Vi điều khiển, thực chất, là một hệ thống bao gồm một vi xử lý có hiệu
suất đủ dùng và giá thành thấp (khác với các bộ vi xử lý đa năng dùng trong máy tính) kết hợp
với các khối ngoại vi như bộ nhớ, các module vào/ra, các module biến đổi số sang tương tự và
tương tự sang số,... Ở máy tính thì các module thường được xây dựng bởi các chip và mạch
ngoài.

Vi điều khiển thường được sử dụng để xây dựng các hệ thống nhúng. Nó cũng được sử dụng
trong các thiết bị điện, điện tử như máy giặt, lò vi sóng, điện thoại, đầu đọc DVD, thiết bị đa
phương tiện hay dây chuyền sản xuất tự động,...
Vi mạch (tiếng Anh: micochip) hay vi mạch tích hợp, hoặc mạch tích hợp (tiếng Anh:
integrated circuit, gọi tắt IC, còn gọi là chip theo thuật ngữ tiếng Anh) là tập các mạch điện
chứa các linh kiện bán dẫn (như transistor) và linh kiện điện tử thụ động (như điện trở) được kết
nối với nhau, để thực hiện được một chức năng xác định. Tức là mạch tích hợp được thiết kế để
đảm nhiệm một chức năng như một linh kiện phức hợp.[1]

Các linh kiện kích thước cỡ micrometre (hoặc nhỏ hơn) chế tạo bởi công nghệ silicon.

Mạch tích hợp giúp giảm kích thước của mạch điện đi rất nhiều, bên cạnh đó là độ chính xác
tăng lên. IC là một phần rất quan trọng của các mạch logic. Có hai loại IC chính gồm lập trình
được và cố định chức năng, không lập trình được. Mỗi IC có tính chất riêng về nhiệt độ, điện thế
giới hạn, công suất làm việc, được ghi trong bảng thông tin (datasheet) của nhà sản xuất.[2]

Hệ thống nhúng (tiếng Anh: embedded system) là một thuật ngữ để chỉ một hệ thống có khả năng tự trị
được nhúng vào trong một môi trường hay hệ thống mẹ. Đó là các hệ thống tích hợp cả phần cứng và
phần mềm phục vụ các bài toán chuyên dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, tự động hoá điều khiển,
quan trắc và truyền tin. Đặc điểm của các hệ thống nhúng là

1/ hoạt động ổn định

2/ có tính năng tự động hoá cao.

3/ thường được thiết kế để thực hiện một chức năng chuyên biệt nào đó. Khác với các máy tính đa chức
năng, chẳng hạn như máy tính cá nhân, một hệ thống nhúng chỉ thực hiện một hoặc một vài chức năng
nhất định, thường đi kèm với những yêu cầu cụ thể và bao gồm một số thiết bị máy móc và phần cứng
chuyên dụng mà ta không tìm thấy trong một máy tính đa năng nói chung. Vì hệ thống chỉ được xây
dựng cho một số nhiệm vụ nhất định nên các nhà thiết kế có thể tối ưu hóa nó nhằm giảm thiểu kích
thước và chi phí sản xuất.

4/ Các hệ thống nhúng thường được sản xuất hàng loạt với số lượng lớn. Hệ thống nhúng rất đa dạng,
phong phú về chủng loại.

Ví dụ: Đó có thể là những thiết bị cầm tay nhỏ gọn như đồng hồ kĩ thuật số và máy chơi nhạc MP3, hoặc
những sản phẩm lớn như đèn giao thông, bộ kiểm soát trong nhà máy hoặc hệ thống kiểm soát các máy
năng lượng hạt nhân.

Xét về độ phức tạp, hệ thống nhúng có thể rất đơn giản với một vi điều khiển hoặc rất phức tạp với
nhiều đơn vị, các thiết bị ngoại vi và mạng lưới được nằm gọn trong một lớp vỏ máy lớn.

You might also like