You are on page 1of 107

CÁC GIẢI PHÁP KẾT CẤU

Kết cấu,vật liệu và kỹ thuật thi công trong tổ chức xây dựng và điều kiện vật chất
kinh tế kỹ thuật của tác phẩm kiến trúc,nhằm tạo ra các không gian phục vụ công
năng hợp lý và an toàn cho công trình cho nên luôn đảm bảo hai yêu cầu chính: là
chịu lực và bao che.

+ Các kết cấu chịu lực cần thỏa mãn các yêu cầu bền vững,ổn định,bền lâu thong
qua các bộ phận thẳng đứng như tường,cột,cuốn,móng mà chủ yếu là chịu lực nén
và các bộ phận nằm ngang như dầm,vì kèo,sàn… chủ yếu chịu lực uốn.

+ Các kết cấu bao che thường chỉ làm nhiệm vụ vỏ ngăn che để tạo không gian
riêng biệt,cần phải đảm bảo các yêu cầu dễ dàng tạo tiện nghi sinh hoạt vệ sinh và
an toàn cho con người bằng các biện pháp tự nhiên và nhân tạo như che mưa
nắng,cách âm,cách nhiệt,ánh sang,chống ẩm,chống bụi,tạo lập các điều kiện vi khí
hậu nội thất tốt,…

Ngoài ra còn có hệ thống kết cấu sàn,nền và các kết cấu phụ khác như: cầu
thang,lan can,cửa…

I) HỆ THỐNG KẾT CẤU CHỊU LỰC


Kết cấu chịu lực là các bộ phận chịu lực thẳng đứng và nằm ngang của
ngôi nhà được liên kết với nhau tạo thành bộ sườn chịu lực,chịu toàn bộ
lực tác động lên ngôi nhà để truyền xuốn móng và qua móng truyền vào
đất để nền móng nhà gánh chịu,mà còn phải tạo ra sự ổn định và vững
cứng cần thiết đảm bảo ngôi nhà bền vững,an toàn trong suốt quá trình sử
dụng,khai thác

I.1 PHÂN LOẠI KẾT CẤU CHỊU LỰC NHÀ


CÔNG NGHIỆP
1) Phân loại theo đặc điểm chịu lực:

Theo đặc điểm chịu lực, kết cấu chịu lực được phân thành:

a) Kết cấu tường chịu lực: Chủ yếu được sử dụng cho các công trình có quy
mô nhỏ, một tầng, ví dụ như trạm biến thế, công trình nhà hành chính, phục vụ
sinh hoạt..

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


b) Kết cấu khung chịu lực: Hầu như kết cấu chịu lực trong nhà công nghiệp sử
dụng dạng khung chịu lực. Về cơ bản kết cấu khung chịu lực đáp ứng được các yêu
cầu đối với nhà công nghiệp; không đòi hỏi quá phức tạp việc tổ chức thi công xây
dựng và có chi phí hợp lý. Phần cấu tạo kiến trúc dưới đây chủ yếu đề cập đến
dạng này. Trong kết cấu khung chịu lực còn được phân thành kết cấu khung phẳng
và kết cấu khung không gian;

c) Các kết cấu khác: mái dây căng, vòm, vỏ, mái bằng vật liệu tổng hợp ...

2) Phân loại theo vật liệu:

Theo vật liệu hình thành (không kể móng và dầm móng thường làm bằng
BTCT), kết cấu chịu lực nhà công nghiệp phân thành:

a) Kết cấu chịu lực bằng bê tông cốt thép:

Có độ bền cao, không cháy, ít biến dạng, ít bị xâm thực, chi phí xây dựng và
bảo quản trong quá trình sử dụng thấp. Nhược điểm cơ bản của chúng là có trọng
lượng riêng lớn, chi phí vận chuyển và xây lắp cao. Việc sử dụng kết cấu dự ứng
lực đã cho phép giảm chi phí vật liệu, mở rộng phạm vi sử dụng và vượt qua những
nhịp lớn.

Kết cấu bê tông cốt thép được sử dụng kinh tế nhất cho các không gian sản
xuất có nhịp dưới 30m, bước cột đến 12m, chiều cao cột dưới 14,4m, tải trọng cầu
trục với sức trục từ 50T trở xuống.

b) Kết cấu chịu lực bằng kim loại - kết cấu thép:

Có khả năng chịu lực cao, nhẹ, dễ dàng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa
trong chế tạo; thuận tiện cho việc xây lắp; chi phí vận chuyển thấp. Nhược điểm cơ
bản của kết cấu kim loại – đặc biệt kết cấu thép – là dễ bị biến dạng, phá hoại bởi
tác động của nhiệt độ cao và các chất xâm thực thường nảy sinh trong quá trình sản
xuất.

Tuy nhiên, do có nhiều ưu điểm nên chúng được sử dụng rất rộng rãi trong
các ngành cơ khí, luyện kim, cho các nhà công nghiệp thấp tầng cần xây dựng
nhanh. Với các ngành sản xuất yêu cầu không gian lớn, có thể sử dụng kết cấu kim
loại dạng khung không gian, dây căng...

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Hiện tại, kết cấu kim loại thường sử dụng nhất trong các trường hợp sau: Nhịp
nhà từ 30m trở lên và bước cột từ 12m, chiều cao cột từ 14,4m trở lên; nhà có tải
trọng động lớn, có sử dụng cầu trục với sức trục Q> 50T;

c) Kết cấu chịu lực hỗn hợp:

Kết cấu chịu lực hỗn hợp thường có dạng cột bằng BTCT và kết cấu mang lực
mái bằng thép.

Trong thực tế xây dựng hiện nay còn xuất hiện dạng kết cấu hỗn hợp khác:
Phần chịu lực bằng thép (là các thép hình), được bao phủ ra ngoài bằng vật liệu bê
tông để tận dụng ưu điểm chịu lực của kết cấu thép vừa tăng cường khả năng
chống hoả hoạn của kết cấu.

d) Các kết cấu chịu lực khác:

Kết cấu bằng gỗ (cấu tạo từ các mảnh gỗ ép lại) hiện cũng được sử dụng rộng
rãi trong nhà công nghiệp tại một số nước trên thế giới; kết cấu bằng vật liệu tổng
hợp...

3) Phân loại theo biện pháp thi công xây dựng:

- Kết cấu chịu lực đổ toàn khối bằng BTCT;

- Kết cấu chịu lực lắp ghép bằng BTCT và bằng thép;

- Kết cấu chịu lực hỗn hợp đổ toàn khối và lắp ghép.

4) Phân loại theo số tầng nhà:

- Kết cấu chịu lực nhà công nghiệp một tầng;

- Kết cấu chịu lực nhà công nghiệp nhiều tầng

I.2 CÁC KẾT CẤU CHỊU LỰC THƯỜNG GẶP


TRONG KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH
1) Tường chịu lực
1.1) Phân loại:
- Kết cấu tường chịu lực có thể phân chia thành tường ngang chịu lực, tường
dọc chịu lực, tường ngang dọc cùng chịu lực.

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


+Tường ngang chịu lực cho độ cứng ngang nhà lớn nhưng khó tạo ra các
không gian lớn vì các tường ngang thường cách nhau không quá 4,5m.
+Tường dọc chịu lực có độ cứng ngang nhà yếu hơn nhưng dễ tạo các không
gian lớn.
- Tường chịu lực co chiều dày từ 220mm trở lên bằng gạch đặc hoặc khối
xây, phụ thuộc vào các loại lực tác động, chiều cao, chiều dài tường. Tại
nơi có đặt dầm mái cần xây thêm bổ trụ.Tường chịu lực được xây lên
móng.
1.2) Vật liệu làm tường
Tường được tạo ra có thể bằng gạch mộc, đất nện, xây đá, xây gạch
nung, hoặc lắp ghép từ các khối block, các tấm panel nhỏ hay các cấu
kiện có kích thước lớn hoặc dúc bằng bê tông cốt thép đổ liền khối…

a) Tường gạch

- Tường gạch xây thi công là thông dụng nhất.

- Chỉ tiêu kỹ thuật của gạch: kích thước (220x105x55),cường độ chịu lực R=75-
200 kg/cm2 (gạch máy) và R=35-75 kg/cm2 (gạch thủ công).

- Mác từ: 35-200

- Chiều dày tường phụ thuộc vào tính chất làm việc, điều kiện cách nhiệt cách âm,
cách âm.

- Tường nửa gạch: dày 105 (110), kể cả trát 140 (tường con kiến hay tường đơn).

- Tường một gạch: dày 220 kể cả vữa là 250 (tường đôi).

- Tường gạch rưỡi: dày 335 (330) kể cả vữa là 370.

- Tường hai gạch: dày 450 kể cả vữa là 480 (dùng cho tường mỏng).

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


MỘT SỐ LOẠI GẠCH THƯỜNG GẶP

Gạch.

Gạch là một loại vật liệu xây dựng được làm từ đất sét nung. Lịch sử sản xuất và sử dụng gạch
vẫn là một điều gây tranh cãi, nhưng đã được loài người sử dụng hàng ngàn năm trước Công
nguyên. Hiện vật gạch được tìm thấy ở Çayönü, một khu vực gần Tigris có niên đại 7500 trước
Công nguyên [cần dẫn nguồn]. Do đặc tính bền bỉ theo thời gian, gạch đã được sử dụng cho các công
trình xây dựng có tuổi thọ hàng ngàn năm.

1.1 SẢN XUẤT

Một lò gạch ở xã Tân Bình (Châu Thành, Đồng Tháp)

Đất sét được đào lên và trộn với nước và nhồi kỳ cho nhuyễn và được đưa vào khuôn (bằng máy
hoặc thủ công) để in ra viên. Viên đất sét được phơi hoặc sấy cho khô và chất vào lò. Nhiên liệu

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


để đốt lò là củi, than đá trộn bùn làm thành viên hoặc khí thiên nhiên được đặt bên dưới lò. Lò
được đốt trong nhiều tiếng đồng hồ cho đến khi gạch "chín", chuyển sang màu đỏ hoặc nâu sẫm.
Lò được tắt và đợi đến khi nguội thì dỡ gạch ra.

1.2 GẠCH KHÔNG NUNG

Một loại gạch không nung.

Gạch không nung là một loại gạch mà sau nguyên công định hình thì tự đóng rắn đạt các chỉ số
về cơ học như cường độ nén, uốn, độ hút nước... mà không cần qua nhiệt độ, không phải sử dụng
nhiệt để nung nóng đỏ viên gạch nhằm tăng độ bền của viên gạch. Độ bền của viên gạch không
nung được gia tăng nhờ lực ép hoặc rung hoặc cả ép lẫn rung lên viên gạch và thành phần kết
dính của chúng.

MÔ TẢ CHUNG VỀ GẠCH KHÔNG NUNG

Về bản chất của sự liên kết tạo hình, gạch không nung khác hẳn gạch đất nung. Quá trình sử
dụng gạch không nung, do các phản ứng hoá đá của nó trong hỗn hợp tạo gạch sẽ tăng dần độ
bền theo thời gian. Tất cả các tổng kết và thử nghiệm trên đã được cấp giấy chứng nhận: Độ bền,
độ rắn viên gạch không nung tốt hơn gạch đất sét nung đỏ và đã được kiểm chứng ở tất cả các
nước trên thế giới: Mỹ, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản,...

Gạch không nung ở Việt Nam đôi khi còn được gọi là gạch block, gạch blốc, gạch bê tông, gạch
block bê tông,... tuy nhiên với cách gọi này thì không phản ánh đầy đủ khái niệm về gạch không
nung. Mặc dù gạch không nung được dùng phổ biến trên thế giới nhưng ở Việt Nam gạch không
nung vẫn chiếm tỉ lệ thấp .

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Gạch nung có khoảng từ 70 đến 100 tiêu chuẩn quốc tế, với kích thước tiêu chuẩn khác nhau. Tại
Việt Nam gạch này có kích thước phổ biến là 210x100x60mm, gạch không nung thì có khoảng
300 tiêu chuẩn quốc tế khác nhau với kích cỡ viên gạch khác nhau, sức nén viên gạch không
nung tối đa đạt 35MPa.

Sản phẩm gạch không nung có nhiều chủng loại trên một loại gạch để có thể sử dụng rộng rãi từ
những công trình phụ trợ nhỏ đến các công trình kiến trúc cao tầng, giá thành phù hợp với từng
công trình. Có nhiều loại dùng để xây tường, lát nền, kề đê và trang trí... Hiện nay, gạch không
nung đã khẳng định chỗ đứng vững chắc trong các công trình, nó đang dần trở lên phổ biến hơn
và được ưu tiên phát triển. Có rất nhiều công trình sử dụng gạch không nung, từ công trỉnh nhỏ
lẻ, phụ trợ cho đến các công trình dân dụng, đình chùa, nhà hàng, sân gôn, khu nghỉ dưỡng, cao
ốc,... Một số công trình điển hình như: Keangnam Hà Nội Landmard Tower (đường Phạm Hùng,
Hà Nội), Habico Tower (đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội), Khách sạn Horinson (Hà Nội), Hà
Nội Hotel Plaza (đường Trần Duy Hưng, Hà Nội), Sông Giá resort (Hải Phòng), Sân vận động
Mỹ Đình (Hà Nội), Làng Việt Kiều Châu Âu (Hà Đông, Hà Nội),...

SO SÁNH VỚI GẠCH ĐẤT NUNG

So sánh hiệu quả kinh tế kỹ thuật sản xuất và sử dụng, sản phẩm vật liệu xây dựng không nung
có nhiều tính chất vượt trội hơn vật liệu nung:

- Không dùng nguyên liệu đất sét để sản xuất. Đất sét chủ yếu khai thác từ đất nông nghiệp, làm
giảm diện tích sản xuất cây lương thực, đang là mối đe dọa mang tính toàn cầu hiện nay.

- Không dùng nhiên liệu như than, củi.. để đốt. tiết kiệm nhiên liệu năng lượng, và không thải
khói bụi gây ô nhiễm môi trường.

- Sản phẩm có tính chịu lực cao, cách âm, cách nhiệt phòng hoả, chống thấm, chống nước, kích
thước chuẩn xác, quy cách hoàn hảo hơn vật liệu nung. Giảm thiểu được kết cấu cốt thép, rút
ngắn thời gian thi công, tích kiệm vữa xây, giá thành hạ.

- Có thể tạo đa dạng loại hình sản phẩm, nhiều màu sắc khác nhau, kích thước khác nhau, thích
ứng tính đa dạng trong xây dựng, nâng cao hiệu quả kiến trúc.

- Cơ sở sản xuất có thể phát triển theo nhiều quy mô khác nhau, không bị khống chế nhiều về
mặt bằng sản xuất. Suất đầu tư thấp hơn vật liệu nung…

- Được sản xuất từ công nghệ, thiết bị tiên tiến của quốc tế, nó có các giả pháp khống chế và sự
đảm bảo chất lượng hoàn thiện, quy cách sản phẩm chuẩn xác. Có hiệu quả trong xây dựng rõ
ràng, phù hợp với các TCVN. Các đặc điểm công nghệ gạch không nung

- Nguyên liệu đầu vào thuận lợi không kén chọn nhiều vô tận.

- Máy móc thiết bị dây chuyền tự sản xuất chế tạo được cả trong và ngoài nước.

- Xây dựng nhà máy ở khắp mọi địa hình từ hải đảo tới đỉnh núi cao.

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


- Phụ gia vật tư sẵn có trên thị trường.

- Sản xuất từ thủ công tới tự động hóa hoàn toàn

- Chất lượng viên gạch tiêu chuẩn tốt.

- Giá thành hạ hơn so với gạch nung.

LỢI ÍCH CỦA GẠCH KHÔNG NUNG

Hiện nay thên thế giới đã áp dụng nhiều công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng không nung, nhằm
giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, sản xuất và đã mang lại nhiều kết
quả tích cực như: tận dụng được nhiều nguồn nguyên liệu rẻ tiền hiện có tại các vùng miền, tạo
ra được nhiều loại VLXD có giá thành thấp,... Ngoài ra vật liệu xây dựng không nung còn mang
lại hiệu quả kinh tế cao cho các chủ thể trong ngành công nghiệp xây dựng như: chủ đầ tư chủ
thầu thi công, nhà sản xuất vật liệu xâ dựng và cuối cù ng là lợi ích của người tiêu dùng.

*Lợi ích xã hội

Theo ước tính, mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 20 tỉ viên gạch. Với đà phát triển này, đến năm
2020, lượng gạch cần cho xây dựng là hơn 40 tỉ viên/1 năm.

Để đạt được số lượng gạch trên, nếu dùng đất nung thì sẽ mất rất nhiều đất canh tác, sẽ ảnh
hưởng nghiêm trong đến an ninh lương thực, và phải sử dụng một lượng than hóa thạch khổng
lồ, kèm theo đó là một lượng củi đốt rất lớn dẫn đến chặt phá rừng, mất cân bằng sinh thái, hậu
họa của thiên tai, và nghiêm trọng hơn nữa nó còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh
hưởng đến môi trường vật nuôi, sức khỏe con người, và hậu quả để lại còn lâu dài.

Khi sử dụng công nghệ gạch không nung sẽ khắc phục được những nhược điểm trên, đem lại
công việc ổn định cho người lao động, phù hợp với chủ chương chính sách của đảng, nhà nước
và nguyện vọng của nhân dân, tiết kiệm được thời gian và tiền bạc đem lại lợi ích cho xã hội.

Sử dụng gạch không nung cho công trình bền đẹp, hiệu quả kinh tế cao.

*Thân thiện môi trường

Khi sử dụng gạch đất sét, chúng ta phải sử dụng nguồn đất khai thác từ đất ruộng, đất phù sa, đất
sét… tức là nguồn tài nguyên rất quý hiếm của một quốc gia, hiện nay, nguồn tài nguyên này đã
bắt đầu đang cạn kiệt và chắc chắn sẽ không còn nhiều trong tương lai. Lượng đất sét này, chúng
ta có thể dùng vào việc sản xuất các sản phẩm cao cấp hơn, thẩm mỹ hơn, mang lại giá trị kinh tế
hơn thay cho việc sản xuất gạch xây thông thường. Mặt khác, trong quá trình sản xuất gạch đất
sét nung, khi nung gạch đỏ sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh. Ở khắp nơi trên
từ Nam ra Bắc, đi đâu chúng ta cũng có thể nhìn thấy các lò gạch xả khói bụi, ô nhiễm môi
trường, làm thiệt hại đến mùa màng trong vùng lân cận. Gạch không nung sử dụng các nguồn
nguyên vật liệu chính trong tự nhiên như: đá, cát, xi măng,... Các loại nguyên vật liệu này có mặt
ở khắp nơi, việc khai thác và sử dụng chúng không gây tác động đến môi trường tự nhiên của

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


quốc gia. Có thể nói, Gạch không nung không chỉ là sản phẩm gạch xây thông thường mà khi sử
dụng, nó còn mang giá trị nhân văn cao cả vì nó bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của chúng
ta.

Quá trình sản xuất gạch không nung không sinh ra chất gây ô nhiễm, không tạo ra chất phế thải
hoặc chất thải độc hại. Năng lượng tiêu thụ trong quá trình sản xuất gạch không nung chiếm một
phần nhỏ so với quá trình sản xuất các vật liệu khác.

Gạch không nung bảo vệ ngôi nhà của bạn thông qua tính năng làm giảm sự tác động của môi
trường bên ngoài, giúp tiết kiệm năng lượng trong việc làm mát (hoặc làm ấm) cho ngôi nhà.

Ngoài ra, một trong những ưu điểm lớn của Gạch không nung là nó có thể làm giảm khả năng tác
động của nhiệt độ bên ngoài và làm tăng hiệu quả sử dụng năng lượng bên trong của tòa nhà.

*Ưu điểm của gạch không nung

Độ cứng cao, bảo ôn, cách nhiệt tốt có thể thay thế hoàn toàn các loại vật liệu cách nhiệt hiện có
trên thị trường, phòng hoả, chống thấm, chống nước, kích thước chuẩn xác, quy cách hoàn
hoản… nâng cao hiệu quả kiến trúc, giảm thiểu được kết cấu cốt thép, rút ngắn thời gian thi
công, tích kiệm vữa xây, giá thành hạ.

Sản phẩm gạch không nung có nhiều chủng loại trên một loại gạch để có thể sử dụng rộng rãi từ
những công trình phụ trợ nhỏ đến các công trình kiến trúc cao tầng, giá thành phù hợp với từng
công trình. Có nhiều loại dùng để xây tường, lát nền, kề đê và trang trí.

Gạch không nung được sản xuất từ công nghệ, thiết bị tiên tiến của quốc tế, nó có các giả pháp
khống chế và sự đảm bảo chất lượng hoàn thiện, quy cách sản phẩm chuẩn xác. Có hiệu quả
trong xây dựng rõ ràng, phù hợp với các TCVN do bộ xây dựng công bố. Nó đã tổng hợp được
các tính năng ưu việt, là loại vật liệu xây dựng mới tiết kiệm năng lượng, hiện nay nước ta đang
đẩy mạnh mở rộng sử dụng loại vật liệu này.

*Tiết kiệm hàng triệu mét khối đất

Ðể sản xuất một tỷ viên gạch đất sét nung có kích thước tiêu chuẩn sẽ tiêu tốn khoảng 1.500.000
m3 đất sét, tương đương 75 ha đất nông nghiệp (độ sâu khai thác là 2 m) và 150.000 tấn than,
đồng thời thải ra khoảng 0,57 triệu tấn khí CO2 - gây hiệu ứng nhà kính và các khí thải độc hại
khác gây ô nhiễm môi trường

Theo quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020, nhu cầu sử dụng vật liệu
xây tương ứng khoảng 42 tỷ viên gạch quy chuẩn. Nếu đáp ứng nhu cầu này bằng gạch đất sét
nung sẽ tiêu tốn khoảng 57 đến 60 triệu m3 đất sét tương đương với 2.800 đến 3.000ha đất nông
nghiệp; tiêu tốn từ 5,3 đến 5,6 triệu tấn than, thải ra khoảng 17 triệu tấn khí CO2 gây hiệu ứng
nhà kính. Vì vậy, việc thay thế gạch đất sét nung bằng VLXKN có ưu điểm lớn nhất là hạn chế
được các tác động bất lợi trên, bảo vệ môi trường, an ninh lương thực và tạo việc làm cho nông
dân. Ngoài ra, với lợi thế về công nghệ, VLXKN còn biến một phần đáng kể phế thải của các
ngành nhiệt điện, luyện kim, khai khoáng... thành vật liệu (ước tính đến năm 2020 lượng phế thải

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


tro, xỉ khoảng 45 triệu tấn sẽ mất khoảng 1.100ha mặt bằng để chứa), đồng thời tác động tích cực
đến một số lĩnh vực và chương trình khác như kích cầu tiêu thụ hàng triệu tấn xi măng mỗi năm;
giảm đáng kể lượng tiêu hao than; tiết kiệm điện trong sử dụng điều hòa nhiệt độ nhờ cách nhiệt
tốt; tạo điều kiện chuyển đổi một số doanh nghiệp sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công
sang sản xuất VLXKN. Nhờ những ưu điểm trên, sử dụng VLXKN đã trở thành xu thế chung
của các nước trên thế giới. Ở Trung Quốc, đến năm 2010 vật liệu xây kiểu mới phải chiếm tỷ lệ
hơn 55%; ở Anh, VLXKN đang chiếm 60% trong tổng số vật liệu xây.

*Phân tích ưu điểm của gạch không nung theo một số


phương diện

1.2.1.1 Những ưu điểm chung

- Quá trình sản xuất gạch không nung không sử dụng đến đất nông nghiệp do đó không ảnh
hưởng đến diện tích đất nông nghiệp. Mặt khác do không dùng đến than củi, … nên tiết kiệm
được nhiên liệu, tránh được tình trạng phá rừng tràn lan và không gây ô nhiễm môi trường.

- Nguyên vật liệu để sản xuất gạch không nung hết sức phong phú và có sẵn trong nước như mạt
đá, cát vàng, xi măng…, sản phẩm đa dạng.

- Dây chuyền sản xuất gạch không sử dụng ít công nhân, do các khâu hầu hết được tự động hoá.
Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, nhân lực thủ công nhiều nên có thể chỉ cần tự động hoá một
số khâu quyết định chất lượng sản phẩm, còn một số khâu có thể sử dụng nhân công thủ công thì
không cần tự động hoá để giảm mức đầu tư.

*Những ưu điểm của gạch không nung so với gạch nung


trong việc xây nhà cao ốc và kho tàng

- Cường độ chịu lực có thể đáp ứng theo nhu cầu sử dụng. Đây là đặc tính mà gạch nung không
thể chịu được. Đối với những vị trí yêu cầu cường độ rất cao (300 – 400 kg/cm2) thì gạch nung
không đáp ứng được. Đối với những vị trí yêu cầu cường độ thấp (chỉ mang tính chất tường
ngăn) thì cho phép giảm lượng xi măng phối liệu để đảm bảo giá thành vừa phải, tránh lãng phí.

- Khả năng cách âm, cách nhiệt, chống thấm cao. Điều này hoàn toàn phù hợp vào kết cấu của
viên gạch và cấp phối vữa bê tông.

- Kích thước viên gạch lớn hơn nhiều so với gạch nung (gấp từ 2 đến 11 lần thể tích viên gạch
nung), cho phép giảm được chi phí nhân công, đạt được tiến độ nhanh hơn cho các công trình
xây dựng. Ngoài ra lượng vữa dùng để xây tường bằng gạch không nung và trát giảm tới 2,5 lần
so với gạch đất nung.

- Có thể tiết kiểm được thời gian và tài chính, đơn giản hoá được một số khâu trong quá trình xây
dựng. - Nếu có chất độn nhẹ (ví dụ sỏi keramzit, đá basalt nhẹ, than xỉ…) thì trọng lượng viên
gạch giảm đáng kể. - Đa dạng chủng loại, màu sắc, kích thước đồng đều và tính thẩm mỹ cao.

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


*Những ưu điểm của việc dùng gạch không nung lát đường
so với các phương pháp lát đường hè khác

- Cường độ chịu lực cao

- Đường. hè sau khi lát xong có thể sử dụng được ngay lập tức

- Trong quá trình thi công, gạch lát không nung không cần trát mạch, do vậy tiết kiệm vật liệu,
nhân công, giảm thời gian thi công và nhất là có tác dụng thoát nước cho mặt vỉa hè.

- Khi cần thiết có thể dễ dàng thay đổi kiểu dáng và kích thước đường hoặc vỉa hè, trong quá
trình sử dụng có thể dễ dàng tháo dỡ các viên gạch lát cũ để thay thế bằng các viên gạch lát mới
một cách nhanh chóng

- Hình dáng hình học và màu sắc các viên gạch rất đa dạng để tăng tính thẩm mỹ.

- Do đặc điểm của gạch block là gạch bê tông tự đông cứng nên trong quá trình thi công không
phụ thuộc vào thời tiết nắng mưa.

MỘT SỐ LOẠI GẠCH KHÔNG NUNG

*Gạch xi măng cốt liệu

Gạch không nung xi măng cốt liệu (Gạch xi măng cốt liệu) còn được gọi là gạch blốc (block)
được tạo thành từ xi măng và một trong các hoặc nhiều trong các cốt liệu sau đây: mạt đá, cát
vàng, cát đen, xỉ nhiệt điện, phế thải công nghiệp, đất,... Loại gạch này được sản xuất và sử dụng
nhiều nhất trong các loại gạch không nung. Trong các công trình thì loại gạch không nung này
chiếm tỉ trọng lớn nhất. Loại gạch này thường có cường độ chịu lực tốt (trên 80kg/cm2), tỉ trọng
lớn (thường trên 1900kg/m3) nhưng những loại kết cấu lỗ thì có khối lượng thể tích nhỏ hơn
(dưới 1800kg/m3).

Đây là loại gạch được khuyến khích sử dụng nhiều nhất và được ưu tiên phát triển mạnh nhất.
Nó đáp ứng rất tốt các tiêu chí về kỹ thuật, kết cấu, môi trường, phương pháp thi công,...

Loại gạch này dễ sử dụng, dùng vữa thông thường.

Gạch xi măng cốt liệu không nặng như người ta tưởng

Mặc dù gạch xi măng cốt liệu bị chê nặng song thực tế là nó vẫn khẳng định được giá trị của nó
trong xây dựng nói chung. Trong một công trình cao tầng, việc sử dụng gạch xi măng cốt liệu là
một tất yếu vì lý do tạo đối trọng, kết cấu vững chắc với cường độ cao. Ngoài ra gạch xi măng
cốt liệu có thể đạt khối lượng thể tích từ 1300 đến 1800 kg/m3 nếu dùng kết cấu lỗ. Như vậy nó

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


chẳng những không quá nặng như người ta tưởng mà còn khẳng định được độ bền, sự vững trãi
cho công trình.

VD: Những công trình cần sản phẩm gạch có cường độ 75Kg/cm2 với gạch đất nung phải dùng
loại đặc tỷ trọng 1800kg/m3. Với gạch không nung xi măng cốt liệu chỉ cần dùng loại kết cấu lỗ
rỗng tỷ trọng 1400kg/m3 cường độ có thể đạt trên 100kg/cm2.

Và đặc biệt giá thành của sản phẩm gạch không nung xi măng cốt liệu rất có ưu thế, hoàn toàn
cạnh tranh sòng phẳng với gạch đất nung (mặc dù chính sách hạn chế gạch đất nung chưa hiệu
quả tức thời).

*Gạch papanh

Gạch không nung được sản xuất từ phế thải công nghiệp: Xỉ than, vôi bột được sử dụng lâu đời ở
nước ta. Gạch có cường độ thấp từ 30–50 kg/cm2 chủ yếu dùng cho các loại tường ít chịu lực.

*Gạch không nung tự nhiên

Từ các biến thể và sản phẩm phong hóa của đá bazan. Loại gạch này chủ yếu sử dụng ở các vùng
có nguồn puzolan tự nhiên, hình thức sản xuất tự phát, mang tính chất địa phương, quy mô
nhỏ,...

*Gạch bê tông nhẹ

Gạch bê tông nhẹ có hai loại cơ bản là gạch bê tông nhẹ bọt và gạch bê tông nhẹ khí chưng áp.
Sản suất bằng công nghệ tạo bọt, khí trong kết cấu nên tỷ trọng viên gạch giảm đi nhiều và nó trở
thành đặc điểm ưu việt nhất của loại gạch này. Thành phành cơ bản: Xi măng, tro bay nhiệt điện,
cát mịn, phụ gia tạo bọt hoặc khí, vôi,…. Sản phẩm đã được kiểm định chất lượng vượt
TCXDVN: 2004 về cường độ chịu nén đối với tỷ trọng D800. Gạch bê-tông khí chưng áp: Tên
tiếng Anh là Autoclaved Aerated Concrete – gọi tắt là AAC được rất nhiều nước trên thế giới
ứng dụng rộng rãi với rất nhiều ưu điểm như 12ien thiện với môi trường, siêu nhẹ, bền, tiết kiệm
năng lượng hóa thạch do không phải nung đốt truyền thống, bảo ôn, chống cháy, cách âm, cách
nhiệt, chống thấm rất tốt so với vật liệu đất sét nung. Nó còn được gọi là gạch bê-tông siêu nhẹ
vì tỷ trọng chỉ bằng ½ hoặc thậm chí là chỉ bằng 1/3 so với gạch đất nung 12ien12 thường. Công
trình xây dựng sẽ giảm tải, giảm chi phí xử lý nền móng và hệ thống kết cấu, góp phần giảm mức
đầu tư xây dựng công trình từ 7- 10%, đẩy nhanh tiến độ thi công và hoàn thiện phần bao che
của công trình lên 2 – 5 lần. Ngoài ra, khả năng cách âm và cách nhiệt của bê tông nhẹ rất cao,
làm cho nhà ấm về mùa đông, mát về mùa hè, tiết kiệm điện năng sưởi hoặc điều hòa nhiệt độ…
Kích thước thành phẩm lớn và chính xác (100mm x 200mm x 600mm) giúp rút ngắn thời
12ien1212hi công và kể cả thời gian hoàn thiện. Với thành phần cấu tạo là vật liệu trơ và các
chất vô cơ, gạch bê-tông siêu nhẹ này hoàn toàn không độc hại, có độ bền rất cao và không bắt
lửa. Ngoài ra, với cấu trúc 12ien12 thoáng, nó còn có thể tự khuếch tán hơi nước, giải phóng độ
ẩm và loại trừ các vấn đề 12ien quan đến nẩm mốc – đặc biệt là trong điều kiện thời tiết nắng

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


nóng của khí hậu vùng nhiệt đới, vùng biển và vùng có độ ẩm cao như ở khu vực miền Bắc Việt
Nam.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH GẠCH TRÊN THỊ TRƯỜNG

GẠCH XÂY

Thông số kỹ thuật:
- Kích thước: 210x100x60 mm
- Cường độ chịu nén: ≥ 150 kg/cm2
- Độ hút nước: 8 ÷ 14%
- Trọng lượng: 2,60 kg/viên
- Công dụng: Xây tường chịu lực, xây trang trí…

Gạch đặc 60
…........................................................................................................................................................
.................................

Thông số kỹ thuật:
- Kích thước: 300x170x70 mm
- Cường độ chịu nén: ≥ 150 kg/cm2
- Độ hút nước: 8 ÷ 14%
- Trọng lượng: 7,5 kg/viên
- Công dụng: Xây tường chịu lực, xây trang trí…

Gạch đặc 70
…........................................................................................................................................................
.................................
Thông số kỹ thuật:
- Kích thước: 210x100x60 mm
- Độ rỗng: 35%
- Cường độ chịu nén: ≥ 50 kg/cm2
- Độ hút nước: 8 ÷ 14%
- Trọng lượng: 1,4 kg/viên
- Công dụng: Xây tường bao, chịu lực, cách âm, cách nhiệt
Gạch 2 lỗ
…........................................................................................................................................................
.................................

Thông số kỹ thuật:

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


- Kích thước: 210x100x60 mm
- Cường độ chịu nén: ≥ 150 kg/cm2
- Độ hút nước: 8 ÷ 14%
- Trọng lượng: 2,60 kg/viên
- Công dụng: Xây tường chịu lực, xây trang trí (không trát)

Gạch đặc 60
…........................................................................................................................................................
.................................

Thông số kỹ thuật:

- Kích thước: 210x100x50 mm


- Cường độ chịu nén: ≥ 150 kg/cm2
- Độ hút nước: 8 ÷ 14%
- Trọng lượng: 2,10 kg/viên
- Công dụng: Xây tường chịu lực, xây trang trí (không trát

Gạch đặc 50
…........................................................................................................................................................
.................................

b) Tường block
- Vật liệu:gạch bê tông xỉ,bê tông silicat,dày 16,20,30,40 cm
- Phân loại: block thân tường, giằng tường, bậu cửa, góc tường, bệ tường, mái đua.

MỘT SỐ LOẠI TƯỜNG BLOCK

Bloc xây tường

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Bloc xây tường

Bloc xây tường

Bloc xây tường

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Bloc xây tường

Bloc xây tường

Bloc xây tường

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Bloc xây tường

Bloc xây tường

Bloc xây tường

Bloc xây tường

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Bloc xây tường

c) Tường panel

- Vật liệu: bê tông nhẹ có cốt thép, kính, chất dẻo, thạch cao, gỗ,...

- Panel tường chịu lực, không chịu lực, tư mang.

- Panel tường ngoài liên kết treo hoặc liên kêt tựa.

- Panel tường trong dạng đặc biệt hoặc dạng rỗng (vách).

- Liên kết bằng mối nối khô hoặc ướt.

MỘT SỐ LOẠI TƯỜNG PANEL TRÊN THỊ TRƯỜNG

MICROLAMBRI EURO PANEL MEGALAMBRI

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


SUPERLAMBRI EUROMAX PANEL PRESTIGE PANEL

EKO PANEL XL PANEL

4) Cấu tạo kiến trúc tường panen bê tông cốt thép:

Tường panen bê tông cốt thép có khả năng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa cao trong
xây dựng công nghiệp, được chia làm hai loại: tường không cách nhiệt và tường cách nhiệt.
Mặt ngoài của panen có thể trang trí bằng nhiều chất liệu khác nhau.

a) Tường panen không cách nhiệt:

Tường không cách nhiệt được sử dụng cho các không gian sản xuất không có yêu cầu
đặc biệt về điều kiện vi khí hậu, cho các phân xưởng có quá trình sản xuất sinh nhiều nhiệt
thừa.

Tường panen thường là tường tự mang hoặc là tường treo, được chế tạo bằng bê tông
cốt thép thường hoặc ứng lực trước, bê tông mác 200 ÷ 400, có sườn hay tiết diện đặc. Kích
thước danh nghĩa của panen thường là: cao 1,2m; 1,5m; 1,8m; dài 6m hoặc 12m; rộng đến
300mm, bản mỏng 30mm. Tùy theo phương án bố trí tường mà ở góc nhà có hoặc không có
khối góc.

Khi có sử dụng khối góc, chiều dày và chiều cao khối thường lấy bằng chiều dày panen
tường.

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Hình 7: Các loại tường panen
BTCT không cách nhiệt:

a) Loại sườn thưa;

b) Loại dày sườn;

c) Tấm đặc;

d) Sườn thưa dài 12m.

b) Tường panen cách nhiệt:

Tường panen cách nhiệt có cấu tạo từ một lớp hoặc nhiều lớp, với kích thước chung
tương tự panen thường.

c) Liên kết panen tường:

Liên kết panen vào cột phải chắc chắn, dễ bảo quản và chống được biến dạng nhiệt. Có
thể neo bằng bulông móc, móc neo hoặc hàn.

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Hình 8:chi tiết
liên kết panel
tường và cột

Hình 9: chi tiết


liên kết panel
tường vào cột tại
vị trí góc và hội
nhà

Các tấm panen tường tạo cho cơ cấu bề mặt nhà có đặc trưng riêng biệt khác với sử
dụng tường gạch, tường block trát vữa hoặc tường tấm nhẹ: Các lỗ cửa thường có diện tích tổ
hợp từ kích thước của các tấm panen; tường được kẻ phân vị theo các tấm panen...

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Hình 10: Tổ hợp cơ cấu bề mặt tường
panen:

a);b): Cửa sổ, cửa chớp thoáng tổ hợp


theo phương ngang Hình 11: Ví dụ mặt cắt từ móng đến mái của
nhà công nghiệp sử dụng tường panen BTCT:
c) Cửa sổ tổ hợp theo phương đứng

d) Tổ hợp cửa sổ thành nhiều lớp theo


phương ngang (trong nhà công nghiệp
nhiều tầng)

e) Tổ hợp cơ cấu bề mặt tường tại


tường hồi.

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


c) Khung chịu lực:
- Sử dụng phổ biến trong xây dựng, không gian linh hoạt, khả thi xây dựng nhiều
tầng, công nghệ hóa cao, áp dụng khoa học kỹ thuật mới, mặt đứng phong phú đa
dạng.

- Các bộ phận chính: dàm, cột, giằng,...

- Lưới cột vuông và chữ nhật được sử dụng rộng rãi.

- Khung đổ toàn khối và khung lắp ghép.

- Khung ngang, khung dọc và kết hợp cùng chịu lực.

- Khẩu độ đến 15m.

- Khẩu độ >18m khung phẳng nhip lớn (dầm dự ứng lực trước hoặc uôn cong).
CÁC LOẠI KHUNG CHỊU LỰC

Trong nhà công nghiệp một tầng, kết cấu khung chịu lực có thể là bằng BTCT,
bằng thép hoặc hỗn hợp BTCT và thép.
Khung BTCT có thể thi công toàn khối hoặc lắp ghép; theo sơ đồ chịu lực có thể
là khung khớp, khung cứng hoặc vòm:
- Loại toàn khối – khung cứng có độ ổn định lớn, tính linh hoạt cao, nhưng thời
gian thi công bị kéo dài.
- Loại lắp ghép có thể là khung khớp hoặc khung cứng, có mức độ công nghiệp
hoá cao, giảm bớt thời gian thi công xây dựng.
- Vòm làm việc như một thanh uốn cong, chịu nén là chính nên có độ cứng lớn.
Khung thép có thể ở dạng:
- Khung phẳng kiểu khớp
- Khung cứng với các kết cấu chịu lực liên kết cứng với nhau, do đó có độ cứng
lớn, tiết diện cấu kiện và trọng lượng bản thân nhỏ hơn so với khung khớp.
- Khung dạng vòm với khả năng vượt nhịp lớn.
C.1 Kết cấu khung chịu lực lắp ghép
Trong nhà công nghiệp, kết cấu khung chịu lực lắp ghép được sử dụng rộng rãi.
Về cơ bản các kết cấu của khung chịu lực lắp ghép gồm: Móng; dầm móng; cột; dầm
cầu chạy; kết cấu mang lực mái; kết cấu đỡ kết cấu mang lực mái; hệ khung chống gió;
hệ giằng.
 Móng nhà công nghiệp:
Định nghĩa, phân loại móng:

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Móng là bộ phận gốc của khung, nhận toàn bộ tải trọng của nhà (tải trọng của bản
thân ngôi nhà, tải trọng của cầu trục, của trang thiết bị, tại trọng gió...) truyền xuống nền
đất.
Móng cần phải kiên cố, bền chắc, ổn định, phù hợp với sơ đồ chịu lực của hệ
khung và tiết kiệm chi phí xây dựng. Móng nhà công nghiệp thường được làm bằng bê
tông cốt thép.
Theo hình dạng, móng có thể phân thành: móng đơn; móng băng; móng bè dạng
toàn khối hoặc lắp ghép.
Theo sự khác biệt giữa hình thức liên kết với cột, móng có thể phân thành móng
cột bê tông cốt thép và móng cột thép.
Theo hình thức thi công xây dựng, móng có thể phân thành móng đổ toàn khối và
móng lắp ghép.

Hình 5: Các dạng móng nhà công nghiệp


a) Móng đơn - móng độc lập;
b) Móng băng- thân móng liến kết với
nhau theo trục cột;
c) Móng bè – đáy móng liên kết với nhau
thành một khối.

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Hình 6: Một số dạng móng đơn trong khung nhà công nghiệp

* Cột nhà công nghiệp một tầng:


a) Định nghĩa và phân loại cột:
Cột là kết cấu theo phương đứng của khung, nhận các tải trọng từ mái, dầm cầu
chạy và thiết bị vận chuyển nâng, tường treo…truyền vào móng.
Theo vật liệu chế tạo, cột được phân thành cột BTCT và cột thép.
Theo hình dạng, cột được phân thành cột đặc và cột rỗng; cột có và không có vai
cột đỡ dầm cầu chạy.

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Theo vị trí, cột được phân thành cột biên nhà và cột giữa nhà.
b) Cấu tạo cột BTCT
Cấu tạo của cột phụ thuộc vào dạng khung nhà, chiều cao nhà, bước cột, tải trọng
truyền vào cột, sử dụng cầu trục tựa trên vai cột.
Để giảm bớt trọng lượng cột, có thể thay phần cột trên bằng thép.
Cột BTCT trong khung lắp ghép liên kết với móng qua cốc móng.

Hình 8: Cột BTCT có tiết diện chữ nhật (cột đặc) cho nhà có cầu trục với sức trục đến 20T

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


c) Cấu tạo cột thép và liên kết với các kết cấu khác:
Tương tự như cột BTCT, cột thép được phân thành:
- Theo việc sử dụng cầu trục: Cột thép không có vai và cột thép có vai cột đỡ
dầm cầu chạy.
- Theo tiết diện: Cột thép đặc và cột thép rỗng.
Cột thép đặc: có tiết diện không đổi hoặc thay đổi, cột có bậc hay không có
bậc. Cột đặc có tiết diện không đổi dùng khi cầu trục có Q đến 20T, chiều cao cột Hc
đến 9,6m. Khi sức trục Q: 20 ÷ 75T, nên dùng cột đặc có bậc. Cột đặc thường có tiết
diện chữ I hoặc chữ nhật từ thép hình hay thép bản tổ hợp lại bằng mối hàn liên tục,
với kích thước tiết diện trên 400 x 1000mm.
Cột rỗng: có tiết diện rỗng, có hoặc không có bậc, bao gồm cột tổ hợp – các
thanh cùng làm việc chung, và cột phân cách – hai nhánh cột làm việc riêng. Cột
rỗng được sử dụng khi kích thước tiết diện trên 400 x 1000mm. Cột tổ hợp được sử
dụng khi sức trục Q >75T bằng thép bản hay thép góc. Cột phân cách được sử dụng
khi sức trục Q>150T. Các thanh giằng được bố trí theo dạng dấu nhân, chéo hoặc
tam giác, phụ thuộc khoảng cách giữa hai thanh trụ
Tải trọng từ cột được truyền xuống móng qua đế cột bằng thép.
Đế cột thép thường có dạng tấm có hay không có sườn gia cường và dạng
dầm đế. Việc lựa chọn dạng đế cột thường phụ thuộc vào tải trọng truyền vào cột và
nhịp nhà: khi mômen uốn không lớn, thường dùng dạng tấm đế; còn khi mô men uốn
lớn chọn loại dầm đế. Các đế cột này được neo vào móng bê tông cốt thép bằng các
bulông, sau đó được bọc bê tông để bảo vệ.

Hình 12: Một số dạng cột thép trong nhà công nghiệp

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


* Dầm giằng:
a) Định nghĩa và phân loại kết cấu dầm giằng:
Dầm giằng là hệ thống kết cấu chịu lực theo phương ngang, có nhiệm vụ đỡ các
mảng tường bao che khi thay đổi độ cao, làm làm lanh tô cho các lỗ cửa lớn, nhận tải
trọng của tường truyền vào cột. Ngoài ra dầm giằng còn có vai trò tăng cường độ cứng
dọc của khung nhà.
Dầm giằng có thể là BTCT hoặc bằng thép.
b) Cấu tạo dầm giằng và liên kết với các kết cấu khác:
Nhịp của dầm giằng chính là khoảng cách giữa hai cột, thường là 6m.
Dầm giằng BTCT lắp ghép thường dài 6 m, kích thước và hình dạng tiết diện
ngang của dầm phụ thuộc vào lực tác động lên nó, thường có tiết diện chữ nhật hoặc
chữ T. Dầm giằng BTCT liên kết với cột bằng cách hàn các bản thép chôn sẵn ở dầm
vào cột.

Hình 29: Dầm giằng BTCT: Hình dạng tiết


diện và liên kết với cột.

Trong khung thép, dầm giằng bằng thép có tiết diện chữ I, U hoặc chữ nhật được
làm từ thép hình hoặc thép bản tổ hợp hàn. Dầm tựa lên vai cột phụ bằng thép và liên
kết vào cột bằng hàn.

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Hình 30: Dầm giằng bằng thép trong khung thép ( Khung Zamil) .

C.2 Kết cấu khung cứng


Bên cạnh kết cấu khung phẳng chịu lực kiểu dầm (giàn) cột, khung cứng bằng bê
tông cốt thép hoặc kim loại cũng được sử dụng rộng rãi cho các nhà công nghiệp đòi
hỏi không gian lớn, có khả năng sử dụng linh hoạt.
Trong kết cấu khung cứng, nhờ dầm (giàn) ngang liên kết cứng với cột, cho nên
so với khung dầm (giàn) phẳng thường, chúng có độ cứng lớn hơn. Các bộ phận chịu
lực cơ bản của khung cứng như cột, dầm (giàn) làm việc dưới dạng chịu nén lệch tâm
và uốn, là kết cấu chuyển tiếp từ kết cấu dầm cột sang kết cấu vòm – làm việc kiểu chịu
nén, do đó tiết diện dầm, kích thước giàn nhỏ hơn, trọng lượng bản thân giảm.

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Khung cứng có thể một hoặc nhiều nhịp, không khớp, hai hoặc ba khớp. Dầm
ngang có thể thẳng, gãy khúc hay cong. Việc lựa chọn dạng khung cứng phục thuộc
vào nền đất, nhịp khung, tải trọng tác động lên khung và yêu cầu của hình thức kiến
trúc.

Hình 38: Các dạng khung


cứng nhà công nghiệp nghiều
một tầng

 Khung cứng BTCT:


Khung cứng bê tông cốt thép có cấu tạo dầm (giàn) ngang thẳng như cấu kiện
chịu uốn, còn dầm (giàn) cong và gãy khúc có lực dọc tương đối lớn khi có tải trọng
đứng tác dụng, do đó có cấu tạo như kết cấu chịu nén. Cột được cấu tạo như cấu kiện
chịu nén lệch tâm.
Nhịp khung cứng dầm ngang có thể đạt đến 18m, còn dầm gãy khúc và cong đến
55m.
Do liên kết cứng, nên tại các mắt cứng cột - dầm và chỗ gãy khúc xuất hiện mô
men uốn rất lớn. Để đảm bảo mắt cứng không bị biến dạng, cần tăng cường tiết diện
đầu cột và mút dầm, mắt dầm (kể cả cốt thép). Để giảm ứng suất cục bộ, góc trong của
nút khung phải có nách tròn hoặc xiên. Khi độ cứng của cột nhỏ hơn độ cứng của dầm,
cho phép làm nách vuông.
Trong khung cứng toàn khối, tiết diện của dầm cột (trừ tại các mắt) không thay
đổi. Cột có thể nối cứng hoặc khớp với móng. Khi nối cứng, tại chân cột có mô men
uốn nên cốt thép phải kéo thẳng vào móng. Móng có thể kiểu đúng tâm hoặc lệch tâm,
tùy giá trị mô men ở chân cột. Khi liên kết khớp, tại đó có cấu tạo đặc biệt.
Hiện nay, khung cứng loại thường hay ứng suất trước, có dạng toàn khối hay lắp
ghép với nhịp 30 ÷ 60m được sử dụng khá rộng rãi trong xây dựng công nghiệp.
Trong các nhà sản xuất có lưới cột vuông của nhà máy dệt, cơ khí, có thể dùng
khung cứng dầm gãy để làm mái răng cưa.
Để đảm bảo độ cứng cần sử dụng giằng ở cột kiểu mắt cứng hay giằng chéo
bằng thép.

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Hình 39:Cấu tạo khung cứng
bê tông cốt thép

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Hình 40a: Ví dụ một số dạng
khung cứng BTCT: a) Khung cứng
hai khớp; b) Khung cứng không
khớp; c) Khung cứng không khớp-
dầm ngang gãy, nhiều nhịp; d)
Khung cứng ba khớp

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Hình 40b: Ví dụ một số dạng
khung cứng BTCT:
a) Khung được lắp ghép từ cột
chứ L (ngược) và dầm ngang; b)
Khung cứng lắp ghép từ các cấu
kiện rời; c) Khung cứng lắp ghép
có cửa mái; d) Khung cứng lắp
ghép tại nhà có không gian khác
nhau.

2) Khung cứng bằng thép:


Trong khung cứng bằng thép, cột và dầm (giàn) ngang có tiết diện đặc hoặc rỗng,
tổ hợp từ thép hình hay thép bản. Nhờ dầm (giàn) liên kết cứng với cột, sử dụng thêm
cốt thép ứng lực trước, nên nhịp khung có thể đạt đến 100m.

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Hình 41: Ví dụ một số dạng
khung cứng bằng thép:

VẬT LIỆU LÀM KHUNG


1. Bê tông cốt thép:

Bê tông cốt thép là một loại vật liệu xây dựng kết hợp của hai loại vật liệu là bê tông và thép.

1.1 ĐẶC ĐIỂM

Sự kết hợp này đem lại nhiều ưu điểm nổi bật cho bê tông cốt thép. Thép và bê tông có hệ số
giãn nở nhiệt gần giống nhau, do đó tránh được sự ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường. Bê tông
bảo vệ cốt thép khỏi sự xâm thực của môi trường, thép định vị bê tông nhằm tránh nứt vỡ. Bê
tông có đặc tính chịu kéo và uốn kém, khi có cốt thép nhược điểm này sẽ được khắc phục do
thép là vật liệu chịu kéo khá tốt.

Về cơ bản trong cấu kiện bê tông cốt thép thì cốt thép sẽ chịu ứng suất kéo còn bê tông chịu ứng
suất nén, vì cốt thép chịu nén và kéo đều tốt, còn nhược điểm của bê tông là chỉ chịu nén tốt, còn
chịu kéo thì kém.

Bê tông cốt thép được sử dụng rộng dãi trong xây dưng hiện nay. Sự kết hợp giữa bê tông và cốt
thép tạo ra các cấu kiện làm các kết cấu chịu lực của cac công trình

1.2 ƯU ĐIỂM

Bê tông là một trong những loại vật liệu rất quan trọng được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực
xây dựng vì nó có những ưu điểm sau :

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


 Có cường độ chịu nén cao , bền trong môi trường

 Cốt liệu có thể sử dụng nguyên liệu địa phương

 Dễ cơ giới hóa,tự động hóa quá trình sản xuất và thi công

 Có thể tạo được nhiều loại bê tông có tính chất khác nhau.

2. Thép:

Thép là hợp kim với thành phần chính là sắt (Fe), với cacbon (C), từ 0,02% đến 2,14% theo trọng
lượng, và một số nguyên tố hóa học khác. Chúng làm tăng độ cứng, hạn chế sự di chuyển của nguyên
tử sắt trong cấu trúc tinh thể dưới tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau. Số lượng khác nhau của
các nguyên tố và tỷ lệ của chúng trong thép nhằm mục đích kiểm soát các mục tiêu chất lượng như độ
cứng, độ đàn hồi, tính dể uốn, và sức bền kéo đứt. Thép với tỷ lệ cacbon cao có thể tăng cường độ cứng
và cường lực kéo đứt so với sắt, nhưng lại giòn và dễ gãy hơn. Tỷ lệ hòa tan tối đa của carbon trong sắt
là 2,14% theo trọng lượng ( ở trạng thái Austenit) xảy ra ở 1.147 độ C; nếu lượng cacbon cao hơn hay
nhiệt độ hòa tan thấp hơn trong quá trình sản xuất, sản phẩm sẽ là xementit có cường lực kém hơn. Pha
trộn với cacbon cao hơn 2,06% sẽ được gang. Thép cũng được phân biệt với sắt rèn, vì sắt rèn có rất ít
hay không có cacbon, thường là ít hơn 0,035%. Ngày nay người ta gọi ngành công nghiệp thép (không
gọi là ngành công nghiệp sắt và thép), nhưng trong lịch sử, đó là 2 sản phẩm khác nhau. Ngày nay có
một vài loại thép mà trong đó cacbon được thay thế bằng các hỗn hợp vật liệu khác, và cacbon nếu có,
chỉ là không được ưa chuộng.

ĐẶC TÍNH

Cũng như hầu hết các kim loại, về cơ bản, sắt không tồn tại ở vỏ Trái Đất dưới dạng nguyên tố, nó chỉ
tồn tại khi kết hợp với ôxy hoặc lưu huỳnh. Sắt ở dạng khoáng vật bao gồm Fe2O3-một dạng của ôxít
sắt có trong khoáng vật hematit, và FeS2 - quặng sunfit sắt. Sắt được lấy từ quặng bằng cách khử ôxy
hoặc kết hợp sắt với một nguyên tố hoá học như cacbon. Quá trình này được gọi là luyện kim, được áp
dụng lần đầu tiên cho kim loại với điểm nóng chảy thấp hơn. Đồng nóng chảy ở nhiệt độ hơn 1.080 °C,

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


trong khi thiếc nóng chảy ở 250 °C. Pha trộn với cacbon trong sắt cao hơn 2,14% sẽ được gang, nóng
chảy ở 1.392 °C. Tất cả nhiệt độ này có thể đạt được với các phương pháp cũ đã được sử dụng ít nhất
6.000 năm trước. Khi tỉ lệ ôxy hoá tăng nhanh khoảng 800 °C thì việc luyện kim phải diễn ra trong môi
trường có ôxy thấp.

Trong quá trình luyện thép việc trộn lẫn cacbon và sắt có thể hình thành nên rất nhiều cấu trúc khác nhau
với những đặc tính khác nhau. Hiểu được điều này là rất quan trọng để luyện thép có chất lượng. Ở nhiệt
độ bình thường, dạng ổn định nhất của sắt là sắt ferrit có cấu trúc lập phương tâm khối (BCC) hay sắt,
một chất liệu kim loại mềm, có thể phân huỷ một lượng nhỏ cacbon (không quá 0,02% ở nhiệt độ
911 °C). Nếu trên 911 °C thì ferrit sẽ chuyển từ tâm khối (BCC) sang tâm mặt (FCC), được gọi
là austenit, loại này cũng là một chất liệu kim loại mềm nhưng nó có thể phân huỷ nhiều cacbon hơn (
2,14% cacbon nhiệt độ 1.147 °C). Một cách để loại bỏ cacbon ra khỏi austenit là loại xementit ra khỏi hỗn
hợp đó, đồng thời để sắt nguyên chất ở dạng ferit và tạo ra hỗn hợp xementit-ferrit. Xementit là một hợp
chất hoá học có công thức là Fe3C.

Các loại thép

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


3) Kết cấu không gian:
Kết cấu không gian là các bộ phận kết cấu chịu lực đều truyền lực cho nhau
cũng như phát huy điều kiện làm việc chung trong cả không gian ba chiều,cùng hỗ
trợ nhau theo 2 phương thẳng góc,do đó có khả năng chịu lực tốt hơn nên cũng sẽ
tiêu tốn vật liệu và đòi hỏi không gian cho kết cấu ít hơn.Vd dầm trong kết cấu
phẳng đòi hỏi độ cao kết cấu khoảng 1/8- 1/10 độ dài khẩu độ của nó,các kết cấu
ngang trong hệ kết cấu không gian có thể chỉ cần độ cao khoảng 1/20 -1/30 khẩu
độ,tức là có thể giảm 1/2 hay 1/3 không gian kết cấu cần thiết.
Ta có thể gặp các kết cấu không gian những dạng sau:
- Kết cấu chủ yếu chịu nén: các dạng mái kiểu cupon (vòm bát úp),vỏ
đặc,cupon khung dàn,các dạng vòm vỏ trụ mỏng cong 1 chiều(mỏng
1/100 – 1/300 đường kính vòm tức khẩu độ vòm) bằng bê tông cốt thép
hay vỏ cong hai chiều (kiểu chắn bùn xe đạp).
- Kết cấu chủ yếu chịu kéo: các kết cấu treo với độ cong 1 chiều hoặc hai
chiều (vỏ kiểu hypa hình yên ngựa).
- Kết cấu gấp nếp: là các tấm mỏng nhưng được gấp nếp với độ cong 1
chiều (tạo mặt phẳng) hay 2 chiều (với nhiều mặt phẳng).
- Kết cấu dàn không gian: là hệ thống dàn ở 2 phương theo lưới ô
vuông,lưới tam giác được liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm việc như 1
hệ thống dầm ô cờ bằng bê tông cốt thép hay bằng ván gỗ ghép dán,hoặc
là kết cấu dạng bánh xe đạp (gồm vành cứng,lõi cứng và hai hệ thống dây
căng trên dưới) phủ lợp các hình tròn,gần tròn.

Vật liệu làm chủ yếu là bê tông cốt thép và thép

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


II) HỆ THỐNG KẾT CẤU BAO CHE

1) NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG


Kết cấu bao che nhà công nghiệp bao gồm hai nhóm chính:

- Kết cấu bao che theo phương đứng: tường, cửa sổ, cửa đi;

- Kết cấu bao che theo phương nằm ngang: mái, cửa mái.

Cơ sở chủ yếu để thiết kế cấu tạo kiến trúc kết cấu bao che nhà công nghiệp là đặc điểm
công nghệ sản xuất bên trong, tính chất công trình, khả năng cung ứng vật liệu xây dựng trên
thị trường, đặc điểm khí hậu địa phương và ý đồ tổ hợp kiến trúc.

Hình 1: Các bộ phận cơ bản của kết cấu bao che nhà công nghiệp

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


2) KẾT CẤU BAO CHE THEO PHƯƠNG ĐỨNG
O TƯỜNG NHÀ CÔNG NGHIỆP
1) Phân loại :

- Theo vật liệu làm tường: tường gạch xây, tường khối xây, tường panen bê tông cốt
thép, tường tấm nhẹ...;

- Theo khả năng cách nhiệt: tường không cách nhiệt và tường cách nhiệt;

- Theo vị trí đặt tường: tường ngoài, tường ngăn bên trong, tường dọc, tường ngang,
tường hồi.

2) Cấu tạo kiến trúc tường gạch và khối xây nhỏ (tường block):

Tường gạch, tường khối xây nhỏ thường được sử dụng cho các nhà có quy mô không
lớn; làm tường ngăn hoặc để xây chèn hoàn thiện.

Tường xây bằng gạch được tổ hợp bằng các viên gạch đất sét nung, kích thước 22cmx
10,5cmx 5,5cm, có chi phí rẻ do tận dụng được vật liệu địa phương. Tường xây gạch có chiều
dày 110mm; 220mm; 330mm; 450mm...

Để giảm thời gian xây dựng, tường có thể được xây bằng các khối (block) bê tông cốt
thép hoặc bê tông cilicát (được làm từ hỗn hợp cát, vôi và xi măng) có kích thước lớn hơn, ví
dụ như các block tường có kích thước dài khoảng 60cm, cao 24cm, dày 30cm. Các khối block
thường được chia thành các khối tường, khối góc tường, khối lanh tô trên cửa...

Vị trí của tường gạch hoặc block so với cột: thường nằm ngoài cột, có thể nằm giữa thân
cột và trong cột.

Mặt ngoài của tường được trát vữa xi măng bảo vệ, có thể ốp gạch lát hoặc treo các tấm
tường nhẹ bằng tôn.

Tường trên các lỗ cửa sổ, cửa đi, lỗ thiết bị..., được xây lên các lanh tô, dầm giằng bằng
bê tông cốt thép, hoặc bằng thép.

Khi xây dựng loại tường này cho nhà khung cần chú ý neo tường vào cột bằng các móc
neo bằng thép.

Tất cả các chân tường gạch xây hoặc block cần phải có lớp chống thấm nước mưa bằng
bitum hoặc vật liệu chống thấm khác. Lớp chống ẩm dưới chân tường bằng vữa xi măng mác
75 dày 2cm, đặt ngang tại cốt cao của mặt nền hoàn thiện.

Tường (và mái nhà) bao che bên ngoài công trình có hạng sản xuất A,B,F phải thiết kế
sao cho có thể bung ra khi có sự cố nổ.

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Khi thiết kế cho phép kết hợp sử dụng kết cấu bao che khó bung và kết cấu bao che dễ
bung (cửa sổ, cửa đi, cửa mái, tường tấm nhẹ) khi xảy ra sự cố nổ, nhưng diện tích kết cấu để
bung phải được xác định theo tính toán.

Hình 3: Gạch block

- Hình trên gạch block thường; hình dưới:


gạch block có khe và gờ liên kết.

Kích thước cơ bản của block:

- Chiều dài (l): 50;60cm

- Chiều cao (h): 20;24cm

- Chiều rộng (d): 5;7,5;10;15;20;24;30cm

Hình 4: Liên kết gạch block với cột BTCT a) Liên kết khối tường

1: cột; 2: Rãnh liên kết; 3:Tấm thép hình nêm (hình a) và


đai thép liên kết tường với cột (hình b) ; 4: Tường block;5:
Vít liên kết; 6;7;8: Vữa liên kết giữa hai block tường.

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


b Liên kết khối góc tường

c) Liên kết khối lanh tô cửa


Hình 5: Liên kết gạch block với cột thép
Hình 6: Liên kết với cột của
1) Cột thép; 2: Đai thép liên kết với cột qua rãnh liên kết; 3) các khối tường chính
Tường block; 4: Vít liên kết tường vào đai; 5,6,7: Vữa liên
kết giữa hai block tường. (1:Khối lanh tô; 2:Khung cửa;
3:Công sơn thép đỡ lanh tô; 4
Khối tường)

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


5) Cấu tạo kiến trúc tường tấm nhẹ

Tường bằng tấm nhẹ (tôn, kim loại...) hiện được sử dụng rất rộng rãi, trước hết do khả
năng thi công đơn giản, nhanh chóng.

Cấu tạo chung của tường gồm có xà gồ và tấm tường. Xà gồ thông dụng nhất là loại
bằng thép hình, dạng chữ U, Z. Chúng được liên kết vào cột bằng bulông hoặc hàn. Khoảng
cách giữa các xà gồ phụ thuộc chiều dài tấm lợp và độ ổn định của tường. Tấm tường liên kết
vào xà gồ bằng móc neo, vít hoặc bulông.

Để che các khe hở ở góc tường, mép cửa, lỗ thiết bị,…cần phải dùng thêm các cấu kiện
phụ.

Với tường nhẹ, để bảo vệ chân tường khỏi bị hư hỏng do va chạm, phần chân tường cao
1,2 ÷ 2m có thể được làm bằng gạch, khối xây hoặc bằng panen bêtông cốt thép.

Khi xưởng có yêu cầu cách nhiệt, tường nhẹ cách nhiệt sẽ được làm nhiều lớp từ các
tấm nhẹ bảo vệ và lớp cách nhiệt ở giữa hoặc các panen điển hình với kích thước tùy ý từ các
tấm nhẹ và lớp cách nhiệt. Chúng được liên kết vào cột bằng các móc neo.

Hình 12: Các khả năng cấu


tạo tường tấm nhẹ:

a) Tường tấm nhẹ một lớp

b) Tường tấm nhẹ 2 lớp:


lớp tường ngoài và lớp cách
nhiệt

c) Tường có 3 lớp, lớp


tuờng phía trong đặt kề liền
lớp cách nhiệt

d) Tường có 3 lớp, lớp


tường phía trong đặt bên
ngoài xà gồ liên kết.

1:Tấm tường ngoài; 2; 3


Sườn thép liên kết; 4:Lớp

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


cách nhiệt; 5: Xà gồ; 6:
Tấm tường trong.

Hình 13 : Tường tấm nhẹ và một số loại tấm tôn (không cách nhiệt và có cách nhiệt) hiện
đang sử dụng rộng rãi tại Việt Nam

- Kính ngăn chia


Việc phát triển công nghệ trong kết cấu xây dựng bằng vật liệu và lý thuyết
kết cấu, mà trong đó kết cấu bêtông cốt thép và kết cấu thép đã giải phóng
các bức tường nặng nề, cùng những yêu cầu công nghiệp hoá xây dựng,
đã là điều kiện cho các loại vật liệu bao che cùng phát triển, làm đa dạng
cho bộ mặt của công trình kiến trúc.

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Nếu như trước kia các bức tường (xây bằng gạch, đá) ở công trình kiến
trúc vừa đóng vai trò bao che cho không gian sử dụng bên trong, vừa phải
làm nhiệm vụ chịu lực; thì với kết cấu khung (bêtông cốt thép, thép), các
bức tường chỉ còn mang ý nghĩa bao che, ngăn chia. Và kính đã trở thành
một vật liệu mới thay thế với nhiều ưu điểm: giảm tải trọng, giảm diện tích
chiếm mặt sàn, chịu được các điều kiện thời tiết, chống thấm tuyệt đối ở
bề mặt, cho ánh sáng xuyên qua…

Những kiến trúc hiện đại, các toà cao ốc bọc kính là hình ảnh quen thuộc ở
các đô thị. Ngoài việc là vật liệu sử dụng cho kết cấu bao che bên ngoài,
kính còn được dùng làm vách ngăn bên trong thay tường truyền thống, đặc
biệt trong các không gian văn phòng làm việc, không gian công cộng như
bảo tàng, trung tâm thương mại, nhà ga hàng không, nhà hàng… Kính
đóng vai trò phân định không gian chức năng, định tuyến giao thông nhưng
không hạn chế tầm nhìn, không cản ánh sáng. Sử dụng kính ngăn chia

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


hợp lý sẽ làm rộng không gian về mặt thị giác và tạo nên những hiệu quả
ánh sáng hữu dụng và thẩm mỹ.

Trần thạch cao cho những ưu điểm tạo hình và thuận tiện lắp đặt thiết bị chiếu
sáng,
kỹ thuật âm trần.

Kính cũng được sử dụng phổ biến cho một bộ phận kiến trúc bao che khác
là mái. Mái kính là giải pháp kiến trúc – kỹ thuật để khai thác ánh sáng theo
phương thẳng đứng. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với những công trình có
mặt bằng lớn, không gian lớn – mà ánh sáng từ các diện tường bao bên
ngoài vào phía trong (phía giữa) không đủ, do bị cản hoặc quá xa. Mái kính
cũng là một yếu tố tạo nên hiệu quả kiến trúc cho cả ngoại thất và nội thất
công trình.

Tuy vậy, không có nghĩa là kính không có nhược điểm. Trước hết kính tạo
nên hiệu ứng lồng kính, làm tăng nhiệt ở môi trường bên trong. Hệ quả của
việc này là phải dùng máy lạnh, gây tiêu tốn năng lượng và ảnh hưởng tiêu

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


cực tới môi trường. Việc thi công, lắp đặt và sử dụng, vận hành với vật liệu
kính cũng gây ra nhiều rủi ro (vỡ) với chính công trình và người sử dụng.
Bên cạnh đó, việc điều chỉnh thiết kế, sửa chữa, cải tạo hay phá dỡ cũng
là một vấn đề không đơn giản với loại vật liệu này. Bởi các loại kính được
sử dụng làm kết cấu bao che, ngăn chia đều là kính tôi (kính tempered)
không thể tái sử dụng với kích thước, quy cách khác được (không thể gia
công cơ học như cắt, khoan, mài). Và việc tái chế như một loại phế thải đòi
hỏi chi phí cao, việc tiêu huỷ càng khó.

Những vật liệu linh hoạt cho kết cấu ngăn chia

Hệ trần xương nổi và trần nhôm được sử dụng nhiều ở các công trình công cộng,
thuận tiện cho việc bảo trì, sửa chữa.

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Kiến trúc đã thay đổi nhiều, và góp phần thay đổi xã hội và những thay đổi
về mặt xã hội đã ảnh hưởng ngược lại đến kiến trúc. Đó là một quá trình,
diễn biến song song. Những vật liệu xây dựng mới đã xuất hiện, thực hiện
những vai trò và chức năng mới, trong những không gian mới. Nếu như
kính là loại vật liệu có khả năng bền trong các điều kiện thời tiết, phù hợp
với bên ngoài, thì bên trong nhà cũng có nhiều loại vật liệu khác đáp ứng
các nhu cầu cụ thể.

Phổ biến nhất là vách thạch cao. Vách thạch cao (với khung xương bên
trong phủ tấm thạch cao phía ngoài) có ưu điểm là rẻ tiền, dễ lắp dựng,
sửa chữa. Vật liệu thạch cao có nhiều ưu điểm như: nhẹ (chỉ bằng khoảng
10 – 12% tải trọng tường xây trát), không độc hại, cách âm tốt, chống cháy
tốt. Tấm thạch cao cũng đa dạng chủng loại để sử dụng cho những không
gian khác nhau như có loại tấm chịu nước dùng cho khu vệ sinh, khu ẩm
ướt; có loại tấm sần hay đục lỗ để hút âm, tiêu âm. Vật liệu thạch cao sau
khi sơn, bả hoàn thiện có bề mặt tương đồng với bề mặt tường xây trát,
tạo sự thống nhất về vật liệu cho không gian nội thất.

Ngoài vách thạch cao, thì cũng có nhiều loại vách khác, sử dụng linh hoạt
cho những không gian nội thất và yêu cầu kỹ thuật cụ thể, như vách gỗ,
vách nhôm – kính, thép – kính, vách bọc nỉ, vách bằng các loại vật liệu
composit…. Nếu như vách thạch cao được làm giống như một bức tường
để tạo sự đồng nhất với các diện tường sẵn có, thì các loại vật liệu khác –
đặc biệt là vách gỗ là một sự chủ động để phân định, nhấn mạnh mảng
khối trong nội thất nhằm trang trí. Có những vách có tác dụng ngăn cách
kín đáo như một bức tường (vách thạch cao), có vách ngăn để cách âm và
phân định không gian (vách kính), có vách chỉ đơn thuần ngăn chia tượng
trưng, hạn chế tầm nhìn để không bị ảnh hưởng tới công việc (các vách
lửng trong các đơn nguyên/block làm việc trong văn phòng).

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Vách ngăn bằng kính

Trần – đã trở nên cần thiết

Trần là diện phía trên của phòng hay không gian nội thất. Trần có thể chính
là mặt dưới của kết cấu sàn hay mái. Trong xu hướng thiết kế xây dựng
hiện nay, trần giả (gọi tắt là trần), nằm dưới và độc lập với kết cấu của sàn,
mái đã trở nên cần thiết và phổ biến hơn rất nhiều. Trần được thiết kế và
thi công lắp dựng nhằm tạo hiệu quả thẩm mỹ cần thiết cho không gian nội
thất, có tác dụng cách âm, cách nhiệt, đồng thời cũng che đi những hệ
thống kỹ thuật phía trên (ống nước, dây điện, ống bảo ôn điều hoà…)

Trần cũng là bề mặt để lắp các loại thiết bị chiếu sáng, thiết bị kỹ thuật như
đèn âm, điều hoà, cửa thông gió, thiết bị báo cháy, chữa cháy. Những thiết
bị này đòi hỏi có một “khoảng âm” nhất định, vì thế không thể lắp trực tiếp
lên trần bêtông (kết cấu sàn trên).

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


a) b)

Hình 14 : Thanh (xà gồ) liên kết tấm tường tại vị trí cột biên (a) và cột đầu hồi (b)

Hình 15: Liên kết tấm tường không cách


nhiệt với cột
Hình 16: Liên kết tấm tường có cách nhiệt với
cột

Ngoài những loại tường gạch, tượng block trát vữa; tường pa nen và tường tấm nhẹ kể
trên, trong thực tế hiện này còn có tường ốp gỗ, tường bọc nhôm tạo cho công trình công
nghiệp có hình thức rất đa dạng.

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Hình 18: Tường ốp gỗ trong nhà công nghiệp

Hình 17: Tường bọc nhôm trong nhà công


nghiệp

O CẤU TẠO KIẾN TRÚC CỬA SỔ, CỬA ĐI, CỔNG NHÀ CÔNG NGHIỆP
1) Cấu tạo kiến trúc cửa sổ:

a) Yêu cầu chung

- Đối với nhà không có yêu cầu về đăc biệt về điều kiện vi khí hậu và chiếu sáng, cần tận
dụng tối đa cửa để lấy ánh sáng và thông thoáng tự nhiên.

- Loại cửa, hình dáng, kích thước và vị trí bố trí cửa sổ được xác định trên cơ sở yêu cầu
chiếu sáng của sản xuất, thông gió tiện nghi trong xưởng, đặc điểm sản xuất; giải pháp tổ hợp
kiến trúc mặt đứng tòa nhà và khả năng cung ứng kết cấu cửa chế tạo sẵn trên thị trường.

- Việc bố trí và lựa chọn kích thước cửa cần phù hợp với kết cấu tường, đặc biệt là tường
panen để hạn chế phải sử dụng các khối tường phụ.

b) Phân loại:

- Theo chức năng có cửa sổ chiếu sáng, cửa sổ thông gió và cửa sổ hỗn hợp chiếu sáng
và thông gió. Cửa chiếu sáng được làm bằng kính cố định. Cửa thông gió được làm bằng chớp
gỗ, kim loại, nhựa... Cửa hỗn hợp được làm bằng cửa kính xoay theo trục đứng, ngang, chớp
kính xoay, hoặc một phần kính cố định, một phần chớp thoáng, cửa kính lùa...

- Theo hình thức: có cửa sổ gián đoạn, cửa băng ngang, cửa băng đứng, cửa mảng lớn.
Cửa sổ loại ô gián đoạn thường được sử dụng cho các nhà có kết cấu tường chịu lực, cho các
xưởng có yêu cầu ánh sáng không nhiều. Khi xưởng cần nhiều ánh sáng, có thể dùng cửa

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


băng ngang một hoặc nhiều lớp. Cửa sổ băng đứng cho ánh sáng tốt, song không đồng đều.
Cửa sổ mảng lớn rất phù hợp với các nhà công nghiệp có không gian lớn. Loại cửa kính lật trục
ngang ở giữa hoặc ở trên có khả năng chiếu sáng, thông gió tự nhiên tốt, đồng thời chống
được mưa hắt.

c) Cấu tạo chung

Tương tự như trong nhà dân dụng, cấu tạo chung của cửa sổ nhà công nghiệp gồm có:
khuôn cửa, cánh cửa và trong một số trường hợp còn có thêm hệ thống đóng, mở cửa.

- Khuôn cửa viền quanh lỗ cửa để đỡ cánh và làm gờ hắt nước. Chúng được làm bằng
gỗ tốt, bê tông cốt thép, kim loại, bằng chất dẻo tổng hợp.

- Cánh cửa được cấu tạo từ khung cánh bằng gỗ, kim loại, chất dẻo tổng hợp, các tấm
cửa bằng pa nô gỗ, kính, kim loại,… tùy theo yêu cầu chức năng của cửa sổ.

Đối với cửa sổ bố trí tại cao độ nhỏ hơn 2,4m cần phải bố trí cửa sổ có khả năng đóng
mở. Khi có yêu cầu chống gió bão, các diện tích lắp kính tại cao độ lớn hơn 2,4m kể từ mặt sàn
phải lắp thành khung cố định, có thể đóng mở được bằng cơ khí.

Kích thước của cửa: Chiều rộng nên lấy theo bội số 0,5m; chiều cao là bội số của 0,6m.
Kích thước này là cơ sở cho việc lựa chọn kích thước theo các mẫu cửa của các hãng cung
ứng.

a) b)

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Hình 20: Ví dụ cấu tạo cửa nhà công nghiệp: a) Cửa gổ; b) Cửa thép

Hiện trên thế giới nhà có cửa sổ hai lớp đã trở lên thông dụng, tạo cho công trình có hai
lớp vỏ. Phần giữa của hai lớp vỏ đó có nhiệm vụ để thông thoáng. Giải pháp này được sử dụng
chủ yếu cho nhà nhiều tầng.

a)

b)

Hình 21: Cửa kính hai lớp: a) Mặt trước; b)


Mặt cắt dọc; c) Mặt bằng.

1: Khung nhôm; 2: Chớp thông thoáng; 3: Lớp


kính bên trong giới hạn không gian phòng; 4:
Khung của lớp kính ngoài; 5: Lớp kính bọc
ngoài công trình; 6:Lưới thép giữa các tầng; 7: c)
Rèm cửa điều khiển tự động.

Trong quá trình thiết kế cửa hiện nay (trong nhà dân dụng cũng như nhà công nghiệp)
việc lựa chọn hãng cung ứng cửa đóng vai trò quan trọng, như hãng Eurowindow là một ví dụ.

Cửa của hãng (theo quảng cáo) được sản xuất theo công nghệ của châu Âu với sản
phẩm là cửa nhôm và vách nhôm. Khung cửa và khung cánh cửa (Profile) được sản xuất từ

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


nhôm thỏi với các phụ kiện kèm theo đáp ứng việc cách nhiệt, cách âm và chống rò rỉ nước
mưa, đảm bảo được độ cứng và có tính thẩm mỹ cao.

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/
1) Thanh profile nhôm mặt ngoài khuôn cửa 1) Gioăng ngoài trên đố

2) Thanh profile nhôm mặt trong khuôn cửa 2) Gioăng trong trên đố đứng

3) Cầu cách nhiệt polymer khuôn cửa 3) Đố đứng trên vách dựng

4) Chân lắp đặt khuôn cửa 4) Thanh cầu cách âm, cách nhiệt

5) Rãnh thoát nước mưa 5) Đố ngang vách dựng

6) Gioăng cánh cửa 6) Gioăng trong trên đố ngang

7) Gioăng giữa cánh và khuôn cửa 7) Profile giữ kính mặt dựng

8) Cầu cách nhiệt polymer cánh cửa 8) Profile ốp ngoài mặt dựng

9) Thanh profile nhôm mặt ngoài cánh cửa

10) Thanh profile nhôm mặt trong cánh cửa

11) Rãnh lắp phụ kiện kim khí

12) Gioăng khung kính

13) Gioăng nẹp kính

14) Kính

15) Keo dán hộp

16) Thanh cữ hộp kính

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Hình 22: Cấu tạo cửa khung nhôm của hãng cung ứng Eurowindow

c) Kết cấu che chắn nắng

Kết cấu che nắng đơn giản và thông dụng nhất là ô văng kết hợp với lanh tô cửa. Tuỳ
theo vị trí của mặt tường mà kết cấu che nắng có thể kết hợp với kết cấu che nắng theo
phương đứng và theo phương ngang.

Ngoài kết cấu che nắng ô văng cố định bằng bê tông cốt thép, người ta còn sử dụng kết
cấu che nắng bằng kim loại đóng mở được (có thể hoàn toàn tự động).

Các kết cấu che nắng là chi tiết kiến trúc có ý nghĩa trong tổ hợp mặt đứng nhà công
nghiệp.

Hình 23: Kết cấu che nắng bằng kim loại có


thể tự động đóng mở.

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


3) KẾT CẤU BAO CHE THEO PHƯƠNG NGANG- MÁI, CỬA MÁI

O CẤU TẠO KIẾN TRÚC MÁI NHÀ CÔNG NGHIỆP


1) Phân loại mái nhà công nghiệp:

- Theo sơ đồ kết cấu, mái được phân thành: mái kết cấu phẳng và mái không gian. Trong
mái kết cấu phẳng (gồm mái bêtông cốt thép hoặc vật liệu nhẹ), kết cấu bao che và kết cấu chịu
lực làm việc độc lập với nhau, phần bao che chỉ tham gia chịu lực một phần. Mái kết cấu không
gian có kết cấu chịu lực đồng thời là kết cấu bao che, phù hợp với nhà nhịp lớn.

- Theo độ dốc mái, mái được phân thành: Mái bằng với độ dốc thoát nước i= 1/8 ÷ 1/12 ,
làm bằng bêtông cốt thép; Mái dốc với i>1/8, bằng bê tông cốt thép hoặc tấm nhẹ; Mái phẳng
với I = 0%, dùng để chứa nước cách nhiệt (ít dùng tại Việt Nam)

- Theo tính chất cách nhiệt, mái được phân thành: Mái cách nhiệt: dùng cho các nhà có
độ cao tầng đến mái < 6m và cho các nhà có yêu cầu đặc biệt về vi khí hậu; Mái không cách
nhiệt: dùng cho các nhà có chiều cao tầng > 6m, không có đòi hỏi đặc biệt về điều kiện vi khí
hậu.

- Theo vật liệu làm mái, mái được phân thành: Mái bằng bê tông cốt thép (mái nặng); Mái
bằng tấm lợp nhẹ (mái nhẹ).

2) Những yêu cầu chung thiết kế cấu tạo kiến trúc mái nhà công nghiệp:

- Có độ bền vững cao, phù hợp với các yêu cầu của công nghệ sản xuất;

- Có khả năng thoát nước nhanh, chống thấm tốt;

- Thỏa mãn yêu cầu công nghiệp hóa xây dựng;

- Phù hợp với khả năng cung ứng vật liệu trên thị trường;

- Có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật hợp lý;

- Phù hợp với yêu cầu tổ hợp kiến trúc công trình.

3) Cấu tạo kiến trúc mái bê tông cốt thép:

Mái nhà bằng bê tông cốt thép có độ bền vững cao chịu lửa tốt, do đó được sử dụng rộng
rãi trong các nhà công nghiệp có yêu cầu bền vững cao, niên hạn sử dụng khá lâu dài. Nhược
điểm của loại mái này chủ yếu là nặng nề, thi công kéo dài, khi hư hỏng khó sửa chữa.

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


4) KẾT CẤU BAO CHE THEO PHƯƠNG NGANG- MÁI, CỬA MÁI
O CẤU TẠO KIẾN TRÚC MÁI NHÀ CÔNG NGHIỆP
1) Phân loại mái nhà công nghiệp:

- Theo sơ đồ kết cấu, mái được phân thành: mái kết cấu phẳng và mái không gian. Trong
mái kết cấu phẳng (gồm mái bêtông cốt thép hoặc vật liệu nhẹ), kết cấu bao che và kết cấu chịu
lực làm việc độc lập với nhau, phần bao che chỉ tham gia chịu lực một phần. Mái kết cấu không
gian có kết cấu chịu lực đồng thời là kết cấu bao che, phù hợp với nhà nhịp lớn.

- Theo độ dốc mái, mái được phân thành: Mái bằng với độ dốc thoát nước i= 1/8 ÷ 1/12 ,
làm bằng bêtông cốt thép; Mái dốc với i>1/8, bằng bê tông cốt thép hoặc tấm nhẹ; Mái phẳng
với I = 0%, dùng để chứa nước cách nhiệt (ít dùng tại Việt Nam)

- Theo tính chất cách nhiệt, mái được phân thành: Mái cách nhiệt: dùng cho các nhà có
độ cao tầng đến mái < 6m và cho các nhà có yêu cầu đặc biệt về vi khí hậu; Mái không cách
nhiệt: dùng cho các nhà có chiều cao tầng > 6m, không có đòi hỏi đặc biệt về điều kiện vi khí
hậu.

- Theo vật liệu làm mái, mái được phân thành: Mái bằng bê tông cốt thép (mái nặng); Mái
bằng tấm lợp nhẹ (mái nhẹ).

2) Những yêu cầu chung thiết kế cấu tạo kiến trúc mái nhà công nghiệp:

- Có độ bền vững cao, phù hợp với các yêu cầu của công nghệ sản xuất;

- Có khả năng thoát nước nhanh, chống thấm tốt;

- Thỏa mãn yêu cầu công nghiệp hóa xây dựng;

- Phù hợp với khả năng cung ứng vật liệu trên thị trường;

- Có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật hợp lý;

- Phù hợp với yêu cầu tổ hợp kiến trúc công trình.

3) Cấu tạo kiến trúc mái bê tông cốt thép:

Mái nhà bằng bê tông cốt thép có độ bền vững cao chịu lửa tốt, do đó được sử dụng rộng
rãi trong các nhà công nghiệp có yêu cầu bền vững cao, niên hạn sử dụng khá lâu dài. Nhược
điểm của loại mái này chủ yếu là nặng nề, thi công kéo dài, khi hư hỏng khó sửa chữa.

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Cấu tạo chung của mái bê tông cốt thép gồm hai phần chính: lớp chịu lực và các lớp chức
năng.

a) Lớp chịu lực:

Lớp chịu lực có chức năng đỡ toàn bộ các lớp lợp, thiết bị đặt trên mái, cũng có khi chúng
giữ luôn chức năng cách nước. Lớp chịu lực có thể được đổ toàn khối hay lắp ghép.

- Loại toàn khối có độ bền cao, tiết kiệm thép, nhược điểm lớn nhất là thi công kéo dài, vì
vậy chỉ nên dùng cho các nhà có diện tích mái không lớn và cho mái vỏ mỏng, hoặc do yêu cầu
công nghệ đòi hỏi. Về cấu tạo, cơ bản giống cấu tạo mái trong nhà dân dụng. Với loại mái này,
nếu xử lý chống thấm tốt, lớp chịu lực đồng thời sẽ là lớp cách nước.

- Lớp chịu lực lắp ghép được sử dụng rộng rãi hơn do đáp ứng được yêu cầu công
nghiệp hóa và xây dựng nhanh chóng. Lớp chịu lực mái được hình thành từ các tấm (panen).
Loại panen có kích thước 1,5mx6m; 3mx6m; 3mx12m, chiều dày 0,3m là loại được dùng rộng
rãi nhất. Panen mái có thể là dạng đặc hoặc panen có sườn với chiều dày của bản 3 ÷ 5cm. Khi
cần thiết, có thể chừa sẵn các lỗ trống để đặt thiết bị chiếu sáng hoặc các thiết bị kỹ thuật.
Panen liên kết vào kết cấu mang lực mái bằng cách hàn các chi tiết thép chờ ở hai cấu kiện.

Hình 27: Các dạng panen mái bê tông cốt thép

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


b) Các lớp lợp chức năng:

Trong mái bê tông cốt thép, ngoài lớp chịu lực còn có các lớp lợp chức năng cần thiết
khác như : Lớp chống thấm; lớp cách nhiệt; lớp bảo vệ; lớp làm phẳng; các lớp cách hơi, chống
xâm thực...

Số lượng các lớp này và thông số kỹ thuật của chúng, được xác định tùy thuộc vào loại
kết cấu mái, đặc điểm và chế độ sản xuất, môi trường sản xuất và khí hậu địa phương...

- Lớp cách nhiệt:

Lớp cách nhiệt thông dụng nhất hiện nay là bê tông bọt xốp được đặt trực tiếp lên tấm
mái. Chiều dày lớp cách nhiệt được xác định theo tính toán, sao cho chúng có thể cách nhiệt
hoặc giữ nhiệt tốt, phù hợp với yêu cầu của không gian sản xuất và tiện nghi cho người lao
động bên trong nhà. Để không làm giảm khả năng cách nhiệt, lớp cách nhiệt cần có các lớp
cách nước bảo vệ. Ví dụ: Trong các xưởng có hơi nước đọng dưới mái, bên dưới lớp cách
nhiệt cần phải có thêm lớp cách nước bằng vữa xi măng cát, vữa bitum, dán hai – ba lớp giấy
dầu hoặc tấm màng nhựa cách nước hoặc quét sơn tổng hợp cách nước...

Để tránh hư hỏng lớp cách nhiệt do co dãn nhiệt, cần chừa khe hở rộng 5 ÷ 10mm, cách
nhau 4 ÷ 6m, theo hai chiều.

Ngoài các loại trên, trong thực tế còn sử dụng loại cách nhiệt bằng lớp không khí lưu
thông trên lớp cách nước, chúng có cấu tạo như trong nhà dân dụng. Nhược điểm của loại mái
này là làm trọng lượng mái tăng lên.

- Lớp chống thấm:

Lớp chống thấm được sử dụng cho mái có lớp chịu lực mái làm bằng bê tông cốt thép lắp
ghép. Vật liệu dùng để chống thấm được lựa chọn tùy thuộc vào độ dốc mái, lượng mưa, đặc
điểm khí hậu từng vùng.

Loại vật liệu chống thấm thông dụng hiện nay cho mái bê tông cốt thép lắp ghép nhà công
nghiệp là bê tông cốt thép chống thấm.

Lớp bê tông cốt thép chống thấm thường có chiều dày 4cm, với lưới thép 200x200mm, có
d = 4; 6mm. Sau khi đổ bê tông cần tiến hành ngâm nước xi măng chống thấm (như trong xây
dựng nhà dân dụng).

Để tránh bê tông bị nứt, làm mất tính cách nước do co dãn nhiệt, cứ cách 12m theo hai
chiều nhà phải làm các khe co dãn nhiệt, ở giữa khe đổ đầy nhựa đường.

Nhược điểm cơ bản của loại vật liệu cách nước này là thi công phức tạp, làm tăng tải
trọng mái, khó sửa chữa khi bị hư hỏng.

Ngoài bê tông cốt thép, người ta còn sử dụng giấy dầu dán chồng lên nhau 2 ÷ 4 lớp
bằng bitum nóng, hoặc các màng nhựa pôlime tổng hợp cách nước. Loại này chống thấm tốt,
trọng lượng nhẹ, có khả năng chống xâm thực, thi công nhanh.

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Khi chống thấm cho mái, cần chú ý đến biện pháp chống thấm dột ở tường hồi, biên, khe
lún...

- Lớp bảo vệ:

Đây là lớp che phủ toàn bộ bề mặt mái để bảo vệ cho các lớp bên dưới khỏi bị hư hỏng
do khí hậu và các chất xâm thực. Vật liệu dùng làm lớp bảo vệ được sử dụng phổ biến nhất ở
nước ta là gạch lá nem lát 2 lớp.

- Lớp liên kết và làm phẳng:

Lớp này được sử dụng để làm phẳng mặt mái, tạo độ dốc đúng yêu cầu, liên kết lớp bảo
vệ mái.Chúng được làm bằng vữa xi măng- cát mác 50 (hay vữa bitum – cát), dày 1 ÷ 4mm.

Trong trường hợp sử dụng mặt mái trồng cây xanh, cấu tạo mái cần thêm các lớp để giữ
đất và lớp chống côn trùng xâm hại mái.

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


4) Cấu tạo kiến trúc mái bằng các tấm lợp nhẹ:

Hình 28: Cấu tạo các lớp mái của mái bằng
BTCT

Mái lợp bằng các tấm lợp nhẹ được sử dụng rất phổ biến trong xây dựng các công trình
công nghiệp do ưu điểm chủ yếu là chống dột, thấm tốt, thi công nhanh chóng, dễ sửa chữa khi
có sự cố.

Cấu tạo chung của loại mái này gồm có hai bộ phận chính: xà gồ và tấm lợp. Mái tôn
thường có độ dốc 15 ÷ 20º.

a) Xà gồ:

Xà gồ được làm từ thép chữ U hoặc bằng tôn uốn chữ Z, với chiều cao 100-200mm, tùy
theo trọng lượng tấm lợp, bước xà và kết cấu giằng mái (cũng có khi được làm bằng bê tông
cốt thép, hoặc giàn thép...). Xà gồ được liên kết vào vì kèo bằng bulông.

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Hình 29: Các dạng xà gồ mái
nhẹ

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Hình 30: Vị dụ chi tiết liên kết xà gồ thép với kết cấu mang lực mái

b) Tấm lợp:

Tấm tôn tráng kẽm hay hợp kim nhôm có nhiều dạng: lượn sóng hay gãy khúc, với nhiều
màu sắc khác nhau, được cung cấp trên thị trường bởi các hãng sản xuất chuyên dụng.

Khi sản xuất các tấm lợp các hãng này còn cung cấp đồng bộ các tấm đặc biệt để ốp nóc,
che khe co dãn, máng nước, tường hồi...

Các tấm tôn liên kết vào xà gồ bằng móc neo hay ốc vít.

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Hình 31: Mái tôn
không cách nhiệt

Hình 32: Mái tôn cách


nhiệt

5) Tổ chức thoát nước mái cho nhà công nghiệp:

Vấn đề chống thấm dột cho các nhà công nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức
thoát nước mái.

Tổ chức thoát nước mưa cho mái phải đảm bảo sao cho nước mưa không bị đọng và
thoát nhanh.

Với nhà có quy mô nhỏ, chiều cao dưới 6m có thể thoát nước trực tiếp xuống nền. Song
hầu hết các công trình xây dựng đều tổ chức thoát nước mái theo cách: Nước mưa được thu
gom theo từng phần mái vào hệ thống máng nước, theo phễu thu, xuống ống dẫn đổ vào hệ
thống cống, rãnh thu nước mưa dưới nền.

Hệ thống thu nước mái có thể đặt phía trong hay ngoài tường biên. Đối với nhà nhiều
nhịp có thể đặt giữa nhà. Tại vị trí tiếp giáp hai khối nhà chênh độ cao cũng cần phải đặt hệ
thống thu nước.

Hình dưới đây trình bày tổ chức thu nước mái nhà ngoài nhà (biên nhà); thu nước giữa
nhà và thu nước giữa các khối nhà chênh độ cao.

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Hình 34 : Chi tiết cấu tạo máng thu nước
Hình 33 : Sơ đồ thoát nước mái ngoài nhà
a) Thoát nước ngoài nhà; b) Thoát nước giữa
nhà; c) Thoát nước giữa hai khối nhà chênh
độ cao

Hình 36 : Chi tiết cấu tạo máng thu nước giữa


Hình 35 : Chi tiết cấu tạo máng thu nước hai khối nhà chênh độ cao
giữa nhà

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Hình 38: Tổ chức thoát nước mái bằng nhà công nghiệp

Hình 39: Chi tiết tổ chức thoát nước mái bằng BTCT tại biên nhà: a) Nhà có mái đua thoát tự
do; b) Sử dụng seno; c) Thoát nước trong.

1:Kết cấu mang lực mái; 2: Panen mái; 3: Khối BTCT tạo mái đua; 4:Cầu chắn rác tại
phễu thu nước; 5: Bê tông chèn; 6:Seno BTCT; 7: Ống tràn thoát nước; 8: Ống thoát nước

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/
O CẤU TẠO KIẾN TRÚC CỬA MÁI NHÀ CÔNG NGHIỆP
1) Định nghĩa và phân loại cửa mái:

Cửa mái được sử dụng trong các trường hợp sau: Khi các nhà công nghiệp có chiều rộng
khá lớn, vượt quá khả năng chiếu sáng và thông gió tự nhiên của cửa sổ; Cho các phân xưởng
nóng, cần tăng cường thoát nhiệt thừa.

Cửa mái nhà công nghiệp có nhiều loại :

- Theo đặc điểm chức năng, cửa mái có các loại: Cửa mái chiếu sáng với hệ thống cửa
kính cố định; Cửa mái thông gió kiểu cửa chớp, lỗ thoáng hay có cấu tạo đặc biệt; Cửa mái hỗn
hợp chiếu sáng và thông gió với hệ thống cửa kính đóng, mở được.

- Theo hình dáng, cửa mái được chia thành các nhóm: Cửa mái kiểu chồng diêm (chồng
mái); Cửa mái kiểu răng cưa; Cửa mái chiếu sáng đỉnh đầu kiểu băng; hoặc gián đoạn.

Việc lựa chọn kiểu cửa mái trước hết phụ thuộc vào yêu cầu chức năng sử dụng, đặc
điểm khí hậu vùng xây dựng, chế độ vi khí hậu cần thiết trong phòng sản xuất, đồng thời có tính
đến hiệu quả thẩm mỹ nội, ngoại thất ngôi nhà và tính hợp lý kinh tế trong xây dựng.

Đối với cửa mái thông gió, hình thức và kích thước của chúng phụ thuộc vào yêu cầu
về mức độ thông gió, đặc điểm sản xuất bên trong nhà, hình thức thông gió, chiều rộng nhà,
hướng gió thổi, ...Để đảm bảo cửa mái đóng vai trò là cửa gió ra với áp lực âm, người ta xây
dựng các tấm chắn cửa mái với kích thước: Khoảng cách từ tấm chắn đến cửa mái: l = (1,05 ÷
1,10) hc; Chiều cao tấm chắn ht ≈ hc; Khoảng cách từ mặt mái đến chân tấm chắn: a= 100 ÷
150mm để không cản trở việc thoát nước mái.

Với cửa mái chiếu sáng: độ chiếu sáng của cửa mái phụ thuộc vào kiểu cửa mái, diện
tích lỗ cửa lấy sáng, độ nghiêng cánh cửa và cách sắp xếp cửa. Thực tế cho thấy ở Việt Nam,
để chiếu sáng (hoặc kết hợp thông gió) nên dùng loại cửa mái chồng diêm thẳng đứng, cửa
mái dạng răng cưa cánh thẳng đứng có trục treo hướng Đông Tây ± 15º là hợp lý – kinh tế
nhất.

Cửa mái kiểu chồng diêm thẳng đứng nên dùng cho các nhà công nghiệp có nhịp từ 12m
trở lên, với các thông số cơ bản như sau: Chiều rộng khung cửa (Lcm) nên lấy 0,3 ÷ 0,6 nhịp
nhà; Chiều cao cửa mái (Hcm)= (0,3 ÷ 0,5)Lcm, với diện tích lỗ cửa mái lấy ánh sáng phải lớn
hơn 35% diện tích sàn. Để thống nhất hóa, Lcm= 6m cho nhịp nhà 12; 18; Lcm =9; 12m cho
nhịp nhà từ 24m trở lên.

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/
Hình 44: Các dạng cửa mái thông dụng

Hình 45 : Ví dụ sơ đồ phân bố lưồng không


khí trong nhà công nghiệp - thống gió kiểu
đối lưu. Cửa ở tường là cửa gió vào; cửa
mái là cửa gió ra.
Hình 46: Sơ đồ mặt cắt ngang các dạng cửa
mái thông gió với các tấm chắn tạo áp lực âm
(hút gió)

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Hình 47: Chi tiết cấu tạo cửa mái chữ nhật –
kích thước chung
Hình 48: Chi tiết cấu tạo cửa mái chữ nhật –
mặt cắt cửa mái

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/
Giải pháp kết cấu mái
Smartruss khắc phục
được những nhược
điểm lớn nhất của
mái bê tông dán ngói
và thép đen.

Vi t N n i gi th c c c t ng ph i ki n t c ph ng ông v
ph ng T Ch ng t c th nh n th ự n nn i n i t ng t n c
Vi t N t ph n ịch ại t ph n ự h i nh p v ti p thu c c
tinh h c n n ki n t c ph ng ông v ph ng T Nh i ng i t
t ng nh ng h nh th c ki n t c ph i n nh t Vi t N M i ng i ph h p
v i c ki n t c ph ng ông v ph ng T ph h p v i kh h u nhi t i
n ng c Vi t N ng th i ại t ng ối ti n thi công.

T nh ng n t v t c ch ng t th ng ng v t i u g h
k tc u ch i ng i Qu t nh thi công i h i ự t v c n th n c
ng i th G ng thông th ng g i c ng t v ự ch n k

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


ng c th ch tu i th công t nh ên t i n

T n t ại g c i t g i ng c ng t nên kh n hi
v t ti n gi i ph p k t c u g ch i ng i ng c ng t c ng t
t ng h p ng ch c c công t nh ph c ch nh nh ch c c công t nh
c n t ng t p nh nh h ng kh ch ạn Th v k t c u ê tông v k t
c u thép c ng ng c ng ph i n gi th nh h p v thi công n
gi n

K t c u ê tông c u i v t i u n c công nh n không c n ph i c t nh


c i t thi t k Bi n ph p thi công thông th ng ghép v n khuôn t
thép v ê tông u n ng i ên t ên

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Ch ng t c th th gi i ph p n h u h t c c công t nh i ng i c thi
công t ng th i gi n g n Nh c i c gi i ph p n k t c u ê tông
n ng n tốn ké ch h c tv ng M i ê tông c h ố t n nhi t th p
v t n ng v h H nn Vi t N c kh h u nhi t i
nhi u nhi t chênh ch gi n ng v n ê c n ng v c t
n v g c ng t ạnh ch i ê tông Sự c ng t c ê tông ngu ên
nh n g v ng i n ên t ên th t i ê tông Nh ng nh c i
n th ng ch c nh n u khi công t nh v ng Vi c
th tc i ê tông n ng i cực k kh kh n v không t i t ph i
c t n ph n ng i v ng c c ại ch t chống th

kh c ph c nh ng nh c i t ên t ố công t nh ng h k t c u
thép ch i ng i B n u ng i t ng c c ại thép n thép không c
ạ nh thép g c h c thép h p h n th nh h k t c u Gi i ph p n c u i
nh thi công nh nh c th nhi u ạng i c ki n t c ph c tạp kh c
nh u Tu nhiên v t i u thép n v i h i u khi gi công ph i n
chống h n n ph i h n tại công t ng nên c n ph i c th h n nh ngh
v u t nh ki t ch t ng nghiê ng t i c ch t ng
công trình.

Ng n c ng v i ự ph t t i n c công ngh n u t thép vi c ng thép


ạc c ng c ng c ng ng i Ch t ng công t nh ng c ng êu
c uc h n v nh nh h n M t ố c c công t nh c c p ng i ng i t
u chu n ng ng h gi n thép ạ t ng ng nh SM RTRUSS ch
k tc u i

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Với loại v t i nà ết ấ i t ở n n ất nhẹ (chỉ khoảng g đ ng thời
hoàn toàn không phải quan tâm tới sơn bảo dưỡng h ng ỉ. ng ngh ng đ ng
v i t hết sức quan trọng t ng vi n ng hất ượng ng t nh. giàn thép
mạ trọng ượng nhẹ SMARTRUSS® được áp dụng những tiến b h học kỹ th t

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


ti n tiến nhất t ng vi thiết ế hế tạo và lắp dựng. T àn b thiết ế được thự
hi n bằng t ph n h n nghi p h àn t àn tự đ ng hả n ng thiết ế
h nh t t đ i đ ng b h t i đ the ti h ấn AS . th nh giàn
được sản ất t n h n tự đ ng của Australia với đ h nh h àn
hả và n ng s ất . i i n ết th nh giàn h àn t àn h ng n phải hàn
mà sử dụng t ại vít tự h n ường đ đặ bi t v vi ắp dựng
đượ tiến hành hết sứ đơn giản và đảm bả hất ượng tiến đ .

i đời củ giàn thép ạ trọng ượng nhẹ SMARTRUSS® à t thế tất


ế t ng t nh h i nh p ủ i t với thế giới. Những giải pháp xây dựng
t n th ng sẽ n đượ th thế bởi những giải pháp mới hi n đại hơn ti n tiến
hơn để đ p ứng những ngà àng ủ người sử dụng. Những ngôi nhà
mái ngói với giải ph p ết ấ ới sẽ g p ph n đe ại t i n ạo mới h iến
t i t hi n đại hơn t đẹp hơn.

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/
Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/
Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/
a) Cửa mái lấy ánh sáng hình thang

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


c) Cửa mái lấy ánh sáng hình răng cưa xiên

b) Cửa mái lấy ánh sáng hình răng cưa đứng

d) Cửa mái lấy ánh sáng trực tiếp trên mái. e) Các dạng thanh chớp điều khiển tự động
Sử dụng các tấm chắn kim loại điều khiển tự bằng kim loại chống chói cho cửa lấy ánh
động để chống chói sáng trực tiếp

f) Chiếu sáng trực tiếp trên mái kết hợp với


kết cấu dàn mái

g) Chiếu sáng trực tiếp trên mái kết hợp với

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


kết cấu mái dạng mái gấp nếp.

Hình 50: Một số dạng cửa mái chiếu sáng khác

2) Cấu tạo kiến trúc cửa mái:

Cửa mái nhà công nghiệp được hình thành từ các bộ phận sau: kết cấu chịu lực, kết cấu
bao che và các bộ phận chức năng phụ.

a) Kết cấu chịu lực:

Kết cấu chịu lực của cửa mái thông thường là khung bêtông cốt thép hay thép. Loại
khung bêtông cốt thép chỉ dùng cho khung nhà bằng bêtông cốt thép; còn khung thép dùng
được cho nhà có khung chịu lực bằng thép hay bêtông cốt thép.

Khung cửa mái được cấu tạo từ khung ngang và hệ giằng.

Khung ngang được tạo thành bởi các thanh chống đứng, xà ngang và các thanh xiên.

Nhịp của khung chịu lực cửa mái của bêtông cốt thép bao giờ cũng nhỏ hơn nhịp cửa mái
cho mỗi bên 150mm (khi panen mái dài 6m) hoặc 250mm (khi panen mái bằng 12m) để tiện
cho việc điều phối các cấu kiện khác của mái nhà, chân và mái của cửa mái.

Để ổn định các khung ngang theo phương dọc cần sử dụng thêm các hệ giằng.

b) Bộ phận bao che và các kết cấu phụ:

Bộ phận bao che của cửa mái thường bao gồm mái, cánh cửa kính hoặc chớp thông gió
và bệ chân cửa mái.

Mái của cửa mái thường có cấu tạo đồng bộ với mái nhà. Bệ chân cửa mái phải làm cao
lên để chống mưa hắt.

Cánh cửa của cửa mái chiếu sáng hoặc hỗn hợp thường được làm thành băng, có tấm
tôn chắn khe hở giữa các cánh để chống mưa hắt, có trục xoay nằm ngang ở phía trên, ở giữa
(đóng mở bằng mô tơ điện) hoặc cố định.

Chiều cao cánh cửa có thể lấy bằng 1200; 1500; 1750 mm hoặc 1200; 1500; 1800mm.

Chiều dài 6 hoặc 12m, theo bước khung.

Cánh cửa được làm bằng thép hình hoặc nhôm.

Đầu hồi cửa mái được che kín bằng gạch xây, panen hoặc tôn.

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Các kết cấu phụ của cửa mái bao gồm tấm chắn cho cửa mái thông gió,hệ thống đóng,
mở cửa và thiết bị lau chùi, sửa chữa cửa mái.

Ngoài các loại trên, trong thực tế xây dựng công nghiệp còn sử dụng loại cửa mái chiếu
sáng đỉnh đầu (ánh sáng chiếu thẳng từ trên xuống) có khả năng chiếu sáng rất cao, có thể bố
trí tùy theo yêu cầu chiếu sáng. Chúng đặc biệt hợp lý khi sử dụng cho các nhà kín vì có điều
hòa vi khí hậu; hoặc cho các nhà có kết cấu vỏ mỏng, dây treo. Tuy nhiên cần có biện pháp
chống chói khi sử dụng loại chiếu sáng này.

Cửa mái chiếu sáng đỉnh đầu có thể bố trí phân tán hoặc thành băng, kiểu lồi hay phẳng.

a) c)

Các dạng cấu tạo kiến trúc kết cấu bao che trình bày ở trên là tổng kết các kinh nghiệm
xây dựng thực tế đã qua. Ngay tại thời điểm này đang có vô vàn các công trình đang được triển
khai xây dựng. Điều đó có nghĩa là, có công trình được xây dựng với các dạng chi tiết cấu tạo
nêu trên và có những công trình đang được xây dựng với các chi tiết cấu tạo xây dựng hoàn
toàn mới. Và những chi tiết cấu tạo kiến trúc mới có hiệu quả sẽ bổ sung thay thế các chi tiết
kiến trúc đã biết nhưng không còn hiệu quả nữa. Ví dụ như kết cấu bao che kết hợp với việc sử
dụng năng lượng mặt trời; Kết cấu mái bằng màng mỏng với dạng mái trong, mái trơn...

Mái màng mỏng có ưu điểm nổi trội:

- Tạo khả năng truyền ánh sáng tự nhiên cao, mang lại không gian mở, sự cảm nhận khí
trời mà không làm mất đi màu sắc trong nhà, tạo sự khuếch tán của ánh sáng tự nhiên ban
ngày và những vệt sáng đèn vào ban đêm tạo ra một hình ảnh kỳ ảo trên bầu trời.

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


- Mái mềm có độ bền vững đến 25 năm hoặc lâu hơn, chịu được tải trọng tuyết (đối với
các nước xứ lạnh) và gió lớn.

- Không bị tác động của điều kiện thời tiết làm phai màu, có khả năng chống thấm cao, có
thể tự làm sạch bằng nước mưa.

- Cho phép ánh sáng xuyên qua đến 15% mà không làm tăng nhiệt bên trong như vật liệu
kính, rất có hiệu quả về sử dụng năng lượng (để chiếu sáng và điều hoà khí hậu).

- Đáp ứng được yêu cầu về hoả hoạn.

- Mái màng mỏng là một vật liệu xây dựng linh hoạt. Đặc biệt
cho phép kiến trúc sư tạo ra những công trình với vẻ đẹp và hình thức không giới hạn.

Với ưu điểm như vậy chắc chắn rằng trong những năm tới Việt Nam sẽ xây dựng nhiều
công trình với mái màng mỏng và cấu tạo kiến trúc mái màng mỏng sẽ trở nên quen thuộc
trong kiến trúc và xây dựng.

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Hình 52 : Mái nhà công
nghiệp không chỉ đơn
thuần là kết cấu bao
che còn là nơi lắp đặt
các thiết bị thu năng
lượng mặt trời.

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/
Hình 53: Ví dụ minh hoạ: Một số công trình sử dụng mái màng mỏng.

III. HỆ THỐNG KẾT CẤU PHỤ


5) KẾT CẤU NỀN, SÀN NHÀ CÔNG NGHIỆP

O NHỮNG YÊU CẦU CHUNG


Hoạt động sản xuất, của con người được diễn ra trực tiếp trên nền, sàn, vì vậy
cấu tạo kết cấu nền, sàn nhà công nghiệp chắc chắn có ảnh hưởng lớn đến năng suất
lao động và chất lượng sản phẩm. Mặt khác kết cấu nền, sàn phải chịu được các tác
động bất lợi sinh ra trong quá trình sản xuất, phải sử dụng an toàn, thuận lợi cho việc
bảo quản, làm vệ sinh công nghiệp.
Nền, sàn nhà công nghiệp thường chịu nhiều tác động khác nhau từ trên xuống và
dưới lên do sản xuất và môi trường:
- Các lực tác động từ trên xuống: Lực tĩnh: trọng lượng thiết bị, vật liệu sản xuất,
người, sản phẩm; Lực động: sinh ra do thiết bị sản xuất hoạt động; con người đi lại; lực
rung và va chạm do máy móc hoạt động.
- Các lực tác dụng từ dưới lên trên: Các chất xâm thực dạng khí, nước...
Khi thiết kế cấu tạo kiến trúc nền, sàn nhà công nghiệp phải đáp ứng được các
yêu cầu chung sau:
- Phù hợp cao nhất các yêu cầu của công nghệ sản xuất;
- Có độ bền cơ, lý, hoá cao dưới tác động của các loại tải trọng, các chất xâm
thực;
- Không cháy và chịu lửa tốt;
- Không sinh tia lửa tại các phân xưởng có nguy cơ cháy, nổ;
- Không trơn trượt, vệ sinh, an toàn và dễ bảo quản, sửa chữa...
- Bảo đảm mỹ quan;
- Kinh tế, phù hợp với khả năng cung ứng vật liệu, kết cấu trên thị trường...
Trong nhà công nghiệp, do yêu cầu của sản xuất, có thể tồn tại một lúc nhiều loại
sản nền, sàn khác nhau, nhưng khi xây dựng nên hạn chế số lượng chủng loại. Mặt
khác, khi thiết kế cần chú ý đến bố trí và tải trọng máy móc để xử lý sàn, nền, móng
máy, mương rãnh kỹ thuật cho phù hợp.
Ngoài ra, màu sắc, chất liệu nền, sàn cũng là một trong nhân tố quan trọng trong
tổ chức nội thất nhà công nghiệp.

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Hình 3: Nền bằng vật liệu liên tục

Hình 1: Các loại lực tác động lên nền, sàn

Hình 4: Nền bằng vật liệu cuộn

Hình 2: Nền bằng vật liệu rời

Hình 5: Ví dụ minh hoạ một số loại cấu tạo nền, sàn nhà công nghiệp

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


O CẤU TẠO CHUNG NỀN, SÀN NHÀ CÔNG NGHIỆP
Cấu trúc chung của nền, sàn công nghiệp thường bao gồm các lớp sau:
1) Lớp áo phủ mặt:

Đây là lớp trực tiếp chịu tác động cơ, lý, hoá học, là lớp quyết định chất lượng
nền, sàn nhà sản xuất. Lớp phủ mặt được chia làm ba loại chính: lớp áo liên tục (ví dụ
như đất đầm chặt, các loại bêtông...; lớp áo bằng vật liệu rời (các loại gạch, tấm
bêtông, kim loại, gỗ...) lớp áo bằng vật liệu cuộn (các loại tấm nhựa tổng hợp).
Khi gọi tên các loại nền, sàn, người ta thường gọi theo tên của loại lớp áo phủ
mặt.
2) Lớp đệm:
Lớp đệm giữ chức năng truyền lực xuống lớp nền, thường được làm bằng các vật
liệu như cát, xỉ, đá dăm, sỏi, bê tông gạch vỡ, bê tông đất hay bê tông đá dăm.
Việc lựa chọn loại lớp đệm phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất, tải trọng bên trên và
sức chịu tải của đất. Nếu lớp áo nền bằng đất, bê tông đất, tấm kim loại thì lớp đệm là
đất, cát đầm chặt; Nếu lớp áo nền bằng vật liệu rời, cuộn thì lớp đệm bằng các loại bê
tông chịu được các tác động cơ, lý, hoá tương ứng; Với các phân xưởng nóng, mặt nền
chịu trực tiếp tác động của nhiệt độ cao, lớp đệm thường thì làm bằng vật liệu rời.
Để chống mao dẫn của nước ngầm, lớp đệm được làm bằng vật liệu to để tạo độ
rỗng.
Chiều dày lớp đệm được xác định theo tính toán. Theo kinh nghiệm thực tế, chiều
dày tối thiểu của lớp đệm có thể lấy từ 60mm đến 100mm phụ thuộc loại vật liệu làm
lớp đệm.
3) Lớp trung gian:
Lớp trung gian giữ hai chức năng: làm phẳng lớp đệm và liên kết các lớp khác
nhau thành một khối. Chúng có thể là vữa xi măng – cát; vữa bitum – cát; thuỷ tinh
lỏng...phụ thuộc vào lớp áo phủ mặt và đặc điểm cơ, lý, hoá tác động lên nền.
4) Các lớp cách nhiệt, cách âm, cách nước:
Lớp cách nhiệt, cách âm, cách nước được sử dụng theo từng yêu cầu cụ thể của
sản xuất và điều kiện tự nhiên.
5) Lớp nền:
Lớp nền là lớp đỡ tất cả các lớp trên, ở nền nhà đó là nền đất tự nhiên, ít lẫn chất
hữu cơ; ở nhà nhiều tầng, đó là sàn chịu lực.
Trong một số trường hợp đặc biệt, trong các lớp nền trên có thể có thêm các lớp
hay các cấu kiện khác như sàn, nền có hệ thống sưởi ấm...

O CẤU TẠO CÁC LOẠI NỀN NHÀ CÔNG NGHIỆP


1) Nền có lớp áo liên tục: Loại nền này có nhiều dạng, với đặc trưng cơ bản của
chúng là có lớp phủ mặt toàn khối, về cơ bản gồm:
a) Nền đất:
Nền làm bằng đất có cấu tạo đơn giản, chi phí thấp, dễ thi công, sửa chữa, nhưng
hay sinh bụi bẩn. Nền đất được sử dụng cho các phân xưởng có tải trọng động, tĩnh
lớn, có nhiệt độ cao tác động lên nền. Lớp áo được làm bằng đất; bê tông đất (đất trộn
cát, sỏi, đá dăm, xỉ) đầm chặt.

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


b) Nền cấp phối:
Nền cấp phối được làm từ hỗn hợp sỏi, cát, đất sét; hỗn hợp đá dăm to, nhỏ có
hoặc không rải nhựa đường, vữa xi măng cát. Chúng thường được sử dụng ở những
nơi xe cộ qua lại, cho nhà kho.
c) Nền bằng bê tông xi măng, bê tông nhựa đường:
Nền bằng bê tông xi măng (có hoặc không có cốt thép), nhựa đường có cường độ
chịu lực cao, chịu lực mài mòn... được sử dụng trong các xưởng sản xuất có độ ẩm
cao, có tác động của dầu, mỡ, kiềm, axít, kho tàng, nơi ô tô hay đi lại. Mặt nền được
làm bằng vữa xi măng cát vàng hoặc bê tông xi măng (chịu dầu, mỡ, kiềm); bê tông cốt
thép có phoi thép chịu va chạm; bê tông nhựa đường (chịu axít) mác cao. Lớp đệm
bằng bê tông đá dăm thường, mác thấp.
d) Nền vữa và bê tông chịu axít:
Nền bằng vữa và bê tông chịu axít có lớp áo bằng vật liệu chịu axít như vữa thuỷ
tinh lỏng có thêm các phụ gia cần thiết; vữa xi măng ít vôi, xi măng xỉ lò cao, tro núi lửa.
Trên lớp đệm phải được phủ bằng bitum.
e) Nền bằng đá mài:
Nền bằng đá mài có lớp áo bằng xi măng – đá hạt lựu mài nhẵn (granitô), lớp đệm
bằng bê tông đá dăm đầm chặt. Loại nền này đẹp, vệ sinh, chịu được tác động của dầu
mỡ, kiềm .
2) Nền bằng vật liệu rời: Đặc trưng bởi lớp áo phủ mặt được hình thành từ các
tấm, khối rời liên kết với nhau bằng vữa hoặc không vữa như gạch, đá, tấm lát, tấm kim
loại...
a) Nền bằng gạch gốm:
Nền bằng gạch gốm có độ chịu lực không lớn, song thi công đơn giản, chi phí
thấp. Gạch được lát nằm hoặc vỉa, gắn kết bằng vữa xi măng – cát hay vữa nhựa
đường. Lớp đệm bằng cát, xỉ, đá dăm đầm chặt hoặc bằng bê tông mác thấp.
b) Nền bằng đá:
Nền bằng đá có độ chịu lực lớn, chịu va chạm, chi phí thấp, song không bằng
phẳng, sinh bụi... thường được sử dụng cho các phòng sản xuất có nhiệt độ cao, va
chạm mạnh, kho chứa thiết bị nặng, đường ôtô...
Đá có thể không được gia công (đá hộc) hay có gia công thành khối hộp chữ nhật.
Các tảng đá được lát có quy luật trên lớp cát đệm cát, xỉ, đất hỗn hợp,... thậm chí là
đệm bê tông. Các khe hở có thể không chèn hoặc được chèn bằng vữa ximăng, vữa
nhựa đường, phụ thuộc vào yêu cầu và đặc điểm công năng sử dụng.
c) Nền bằng các tấm lát:
Nền bằng các tấm lát có lớp áo bằng các tấm đá mài, tấm gạch gốm, tấm bê tông
xi măng hay tấm bêtông nhựa đường, tấm granitô, tấm nhựa tổng hợp... Các tấm này
được đặt lên lớp đệm bằng cát, đất nện, đá dăm đầm chặt hay bê tông đá dăm. Vật liệu
liên kết thường là vữa xi măng, vữa nhựa đường, tuỳ thuộc đặc điểm và yêu cầu sản
xuất.
d) Nền bằng các tấm kim loại:
Nền bằng các tấm kim loại có lớp phủ mặt bằng các tấm gang hay thép đúc, được
sử dụng cho các phân xưởng luyện kim, tải trọng lớn tác động. Các tấm kim loại được
đặt trên lớp đệm cát, đất nện, đá dăm đầm chặt (hoặc bê tông)....

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


e) Nền bằng gỗ:
Nền bằng gỗ có tính chất đàn hồi cao, nhẹ, ấm, hút ẩm, không sinh bụi... song dễ
cháy, mục. Chúng thường được sử dụng cho các vùng thao tác của công nhân phân
xưởng dệt, sợi, cho các nhà phục vụ sinh hoạt, hành chính - quản lý, dịch vụ.
Gỗ được gia công kiểu khối (cắt ngang) hoặc kiểu tấm (cắt dọc).
3) Nền bằng vật liệu từ nhựa tổng hợp :
Bên cạnh các loại nền sàn kể trên, trong xây dựng công nghiệp còn sử dụng nền
có lớp phủ mặt bằng các cuộn chất dẻo tổng hợp. Chúng đáp ứng được nhiều yêu cầu
của một số loại sản xuất có hoá chất tác dụng, yêu cầu về vệ sinh, cách âm và không
thấm nước .
Lớp áo của loại nền này được sản xuất dưới dạng liên tục, tấm hay cuộn. Chúng
được dán bằng keo tổng hợp vào lớp đệm bê tông đã được làm phẳng mặt.

Ở các phòng do đặc điểm công nghệ thường xuyên gây ẩm ướt mặt sàn và phòng
vệ sinh, tắm rửa... phải thiết kế nền có độ dốc về phía thoát nước. Dưới mặt lớp mặt
nền, trên lớp liên kết phải cấu tạo các lớp chống thấm. Góc nghiêng của nền lấy
khoảng 0,5% đến 8%.
Để chống lún, co dãn nhiệt, phải làm các khe biến dạng nền, cấu tạo chân tường -
nền. Khe biến dạng nền đối với nền bê tông cách nhau nhỏ hơn và bằng 6m và được
chèn bằng bi tum. Ngoài ra khe biến dạng tại nền còn bố trí phù hợp với khe co dãn
của các kết cấu khác trong nhà:
- Khoảng cách giữa các khe có dãn nhiệt đối với kết cấu BTCT lắp ghép vì kèo
thép lấy bằng 60m; đối với kết cấu BTCT đổ tại chỗ lấy bằng 50m; đối với kết cấu thép
lấy bằng 150m;
- Đối với đường ngầm đổ tại chỗ: bằng BTCT lấy bằng 40m; bằng BT lấy bằng
20m;
- Khe co dãn cách nhiệt của tường gạch cần đặt trùng với các khe co dãn của kết
cấu chịu lực, nhưng khoảng cách giới hạn các khe không được lớn hơn 60m.
Đối với nhà sản xuất nằm trong vùng có động đất từ cấp VII trở lên, khe co dãn
nhiệt đặt trùng với khe chống động đất.
Ngoài ra khi xây dựng nền nhà công nghiệp cần chú ý đến giải pháp cấu tạo của
một số bộ phận đặc biệt trong nền nhà:
- Trong nhà công nghiệp, nhiều lúc không đơn thuần chỉ sử dụng một loại nền
đồng nhất cho một mặt bằng xưởng. Vì vậy, trong nền hình thành các khe phân chia
giữa các loại đó. Để bảo vệ chúng cần có các biện pháp xử lý thích hợp.
- Trong nền nhà công nghiệp thường bố trí các mương rãnh để đặt các loại đường
dây đường ống kỹ thuật, cấp thoát nước.
- Việc thiết kế nền nhà còn phải phù hợp với việc bố trí móng máy và trang thiết bị.

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


O CẤU TẠO CÁC LOẠI SÀN NHÀ CÔNG NGHIỆP
Về cơ bản cấu tạo các loại sàn nhà công nghiệp tương tự như với nền nhà công
nghiệp, sự khác biệt chủ yếu thể hiện tại:
- Lớp nền trong kết cấu sàn chính là kết cấu đỡ sàn;
- Về nguyên tắc sàn nhà công nghiệp không chịu tải trọng lớn như nền vì vậy sàn
không có một số loại cấu tạo của nền, ví dụ như với lớp áo bằng đất hay bằng đá...
- Sàn nhà công nghiệp là giới hạn giữa hai không gian - tầng trên và tầng dưới (so
với vị trí sàn) vì vậy kết cấu sàn nhà công nghiệp thường đặt trong mối quan hệ với trần
của tầng dưới và sàn kép của tầng trên.
Trong trường hợp sàn nhà phải bố trí máy móc,các thiết bị nặng và lực tác dụng
lên kết cấu chịu lực khác nhau, nên sử dụng kết cấu đỡ sàn tách khỏi hệ khung chịu
lực.
Hiện nay, ngoài việc sử dụng các vật liệu xây dựng mới còn xuất hiện thêm một
số cấu tạo dạng nền, sàn khác, ví dụ như : Nền, sàn có hệ thống sưởi ấm bên trong, sử
dụng hệ thống đường ống dẫn các chất lỏng truyền nhiệt sử dụng cho các nhà công
nghiệp có yêu cầu đặc biệt về điều kiện vi khí hậu; Nền, sàn kép tạo không gian cho
việc bố trí các tuyến kỹ thuật (tuyến cáp thông tin) có khả năng tiếp cận thuận lợi tới các
vị trí trong không gian nhà...

Hình 12: Cấu tạo sàn nhà công


nghiệp

b)

a)

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


c)
Hình 13: Nền,sàn được sưởi ấm sử dụng trong nhà công nghiệp có yêu cầu đăc biệt:
a) Mối tương quan giữa chiều dày của lớp đệm bằng bê tông và kích thước các ống sưởi;
b) Công nhân đang đặt hệ thống ống truyền dung dịch sưởi ấm trên mặt sàn.
c) Ống dẫn dung dịch để sưởi ấm bằng chất dẻo.

Hình 14: Sử dụng sàn kép để tạo thành


không gian kỹ thuật dưới sàn, rất phù hợp
cho công trình sử dụng công nghệ cao đòi
hỏi hệ thống cáp thông tin tiếp nối đến tất
cả các vị trí trang thiết bị (máy tính) trong
không gian phòng.

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Lựa chọn vật liệu làm sàn nhà phù hợp

Sàn gỗ dễ thông khí

Gỗ là vật liệu có tính chất âm cao nhất, dễ thông khí, dễ hòa hợp với môi trường thiên nhiên. Gỗ
mềm, nhẹ, sáng màu như gỗ thông thì tính âm cao hơn; các loại gỗ cứng và sậm màu thì tính
dương cao hơn.

So với xi măng thì gạch mềm và thông thoáng hơn. Tuy có phần cản trở luồng khí nhưng gạch
tránh được sự ẩm thấp nếu sử dụng ở những góc tường trong phòng u tối. Nếu phủ thêm thạch
cao lên tường gạch, mặt tường trơn mượt sẽ thêm phần quân bình âm dương, giúp thông khí hơn.

Sàn xi măng nghệ thuật

Xi măng tuy hơi giống gạch nhưng cứng đặc và thiên về tính dương hơn. Nếu trám nhiều plastic
trên tường xi măng thì khí càng khó thẩm thấu qua tường.

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Vật liệu đá mang tính dương cao

Loại đá cứng như hoa cương thì tính dương cao hơn đá vôi. Đá nhám sần sùi cản khí hơn đá mịn.
Tường đá giúp khí xung động lưu chuyển qua mọi hướng, tránh bầu khí tù hãm. Vì khí khó
xuyên thấu tường đá, nên cần trổ nhiều cửa nhà và cửa sổ thông ra ngoài cho thoáng khí.

Cửa sổ chất liệu kính

Đặc tính dễ thấy của kính là cứng và nhẵn bóng. Do kính trong suốt nên ánh nắng dễ dàng xuyên
qua, giúp sinh khí xâm nhập từ ngoài vào trong. Dòng khí còn có thể trườn nhanh qua mặt kính
phẳng phiu. Muốn giảm bớt tốc độ luân chuyển của khí, nên dùng rèm cửa với màu sắc và chất
liệu phù hợp.

Trong một công trình, sàn nhà rất quan trọng bởi đó là nơi được sử dụng nhiều nhất. Trong
kỳ trước, chúng tôi đã tư vấn cho bạn đọc một số loại chất liệu làm sàn nhà. Trong kỳ này,
chúng tôi mời bạn thử nghiệm một số loại vật liệu khác. Hy vọng nội dung tư vấn giúp bạn
có được cho mình ý tường phù hợp nh

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Tre

Loại vật liệu sàn thân thiện môi trường được sử dụng nhiều trong nhưng năm gần đây. Lợi
thế của loại sàn này là rẻ do nguyên liệu đầu vào nhiều, dễ kiếm và không phá hoại môi
trường (tre rất dễ trồng và khai thác, hiện được tòan thế giới coi là "thép của thế kỷ 21").
Các thanh tre được xử lý bằng hóa chất để chống mối mọt, rồi ghép và tạo hình thành
những tấm ván lát có kích thước định sẵn.

Những tấm ván lát sàn bằng tre thường được để màu tự nhiên nhưng nếu phủ bằng các
màu tối khác thì sẽ làm tăng độ sành điệu hơn nhiều.

Một loại sàn tre được sử dụng cũng khá phổ biến là loại sàn từ những thân tre thẳng được
xử lý và kết lại thành tấm lớn. Loại này có độ bền thấp hơn nhưng trông lại độc đáo và
"tropical" hơn nhiều. Gỗ xốp

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Các loại gỗ xốp như gỗ bấc, gỗ bạch đàn vốn không được xếp vào loại vật liệu làm ván.
Nhưng với công nghệ hiện nay, bằng cách xử lý mô rỗng, bơm chất kết dính, nén áp suất,...
các nhà sản xuất đã tạo nên những sản phẩm có độ bền không kém loại gỗ cứng là mấy mà
lại có khả năng cách âm, cách nhiệt cao hơn. Và một điều quan trọng nữa là loại gỗ này có
giá thành rẻ hơn nhiều so với gỗ cứng.

Đá tự nhiên

Đá cẩm thạch, đá vôi, đá granit hay đá basalt vẫn được sử dụng nhiều ở các nước vùng Địa
Trung Hải, nhất là trong tiền sảnh của các ngôi nhà lớn và mang lại vẻ sang trọng quý phái
cho ngôi nhà. Việt Nam cũng có ưu thế về đá tự nhiên phong phú. Điều đáng lưu ý với các
loại đá này là giòn, dễ bị tổn hại và giá thành cao, cần có các biện pháp xử lý chuyên
nghiệp.

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Những phiến đá tự nhiên có kích thước lớn tạo nên vẻ hùng vĩ cho công trình nhưng đồng
thời cũng yêu cầu trình độ hoàn thiện cao hơn. Khi sử dụng trong các công trình với diện
tích nhỏ như phòng bếp, phòng tắm, nên chọn loại có kích thước bé.

Sợi tự nhiên

Là đối thủ xứng tầm với các loại thảm sợi hóa học, thảm sợi tự nhiên đang là sản phẩm
được nhiều quan tâm nhờ giá thành và các tính năng khác của nó. Sợi tự nhiên rất hợp với
một sàn nhà mùa đông ấm.

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Ít bị trơn trượt, có khả năng giữ nhiệt tốt, có loại sợi còn có khả năng hút ẩm cao, giữ khô
sàn nhà trong những ngày trời ẩm ướt. Những tấm thảm này rất an toàn cho trẻ nhưng
không phù hợp lắm với vật nuôi, nhất là những loại có móng vuốt sắc như mèo.

Sàn bê tông

Là loại sàn rẻ tiền nhưng nếu biết trang trí thì độ mỹ thuật không thua kém là bao so với

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


những loại sàn từ đá vôi hay gạch giả granit. Các chuyên gia hoàn thiện còn sáng tạo cho
thêm bột màu và bột bóng vào lớp bê tông bên trên tạo ra những mặt sàn sáng bóng và đa
dạng về màu sắc.

6) KẾT CẤU PHỤ TRONG NHÀ CÔNG NGHIỆP

O CẦU THANG
Cầu thang được sử dụng trong nhà công nghiệp bao gồm: cầu thang chính; cầu
thang phụ trợ; cầu thang chống cháy, phục vụ sự cố.
1) Cầu thang chính:
Loại cầu thang này mang chức năng phục vụ giao thông cho con người giữa các
tầng sản xuất với nhau hoặc kết hợp phục vụ cho các tầng của nhà sinh hoạt - quản lý
xưởng.
Trong nhà công nghiệp, lồng cầu thang có thể gắn liền với kết cấu chịu lực của
nhà hoặc tách ra khỏi kết cấu chịu lực của nhà. Trường hợp sau sẽ cho giải pháp cấu
tạo và kết cấu nhà đơn giản hơn, tính linh hoạt của nhà tăng lên.
Độ nghiêng của cầu thang lấy tỷ lệ độ cao/chiều dài 1:2 phù hợp với kích thước
bậc 150mm x 300mm; Chiều cao lan can nhỏ nhất là 0,8m.
Đối với các nhà sản xuất có sử dụng thang máy, cần bố trí tập trung hộp cầu
thang, thang máy, hộp kỹ thuật đứng, vệ sinh... tạo thành một nút giao thông, kỹ thuật
đứng – lõi cứng cho hệ kết cấu của khung nhà. Cấu tạo khối cầu thang loại này, về cơ
bản giống như nhà dân dụng.

Hình 15: Một số dạng tổ chức nút giao thông - kỹ thuật đứng và là lõi cứng cho hệ khung của

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


nhà

2) Cầu thang phụ trợ:


Cầu thang phụ trợ được sử dụng cho công nhân lên các khu vực sản xuất đứng
độc lập, lên cầu trục...được làm chủ yếu bằng thép thường hoặc thép chống gỉ có dạng
bản hoặc tròn. Bản bậc thang, chiếu nghỉ nên có lỗ, gờ hoặc khía chống trượt. Cầu
thang được chế tạo bằng phương pháp hàn, còn liên kết với kết cấu khác bằng bulông.
Cầu thang của tầng hầm và tầng mái cho phép có độ nghiêng 1: 2,5;
Độ nghiêng cầu thang hở (không có buồng thang) lấy là 1:1. Nếu chỉ dùng cho
một số ít người cho phép lấy 2:1. Để kiểm tra các thiết bị ở độ cao không quá 6m cho
phép thiết kế cầu thang thẳng đứng với chiều rộng thang không nhỏ hơn 0,6m.
Cầu thang ở hố thu, giếng thăm, tầng hầm có thể thiết kế liên kết trực tiếp vào
tường hoặc cột.

Hình 15 : Cầu thang phụ trợ

3) Cầu thang chữa cháy, phục vụ sự cố:


Cầu thang chữa cháy, cầu thang phục vụ sự cố được sử dụng khi chiều cao nhà
trên 10m, nhà có mái chênh lệch, có cửa mái kiểu chồng diêm.
Khi nhà cao dưới 30m, mái chênh lệch, có cửa mái chồng diêm, thang được đặt
thẳng đứng, với chiều rộng vế thang 0,6m, có lan can kiểu lồng.
Khi nhà cao trên 30m, vế thang đặt nghiên một góc < 80º, chiều rộng vế thang
0,7m. Để người sử dụng đỡ mệt, cứ lên cao 8m nên đặt một chiếu nghỉ có lan can bảo
vệ.

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Khoảng cách cầu thang chữa cháy theo chu vi nhà không vượt quá 200m, theo
chu vi cửa mái không vượt quá 80m. Cầu thang được làm bằng kim loại như cầu thang
phụ trợ.
Cầu thang an toàn dùng để thoát người khi có sự cố, thường được bố trí bên
ngoài nhà. Tốt nhất là nên kết hợp với cầu thang chữa cháy, song lúc đó chiếu nghỉ
nên ngang sàn nhà, độ dốc thang không được lớn hơn 60º.
Ngoài ra trong nhà công nghiệp còn có các cầu thang phục vụ việc sửa chữa, bảo
hành công trình. Cầu thang này có kích thước, hình dạng tương tự như cầu thang phụ
hoặc cầu thang chữa cháy, phục vụ sự cố.

Hình 17 : Đường trượt thoát người khi có sự


Hình 16 : Cầu thang chữa cháy cố

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Hình 19 : Thang máy
Hình 18 : Thang cuốn

Hình 20: Thang xoắn Hình 21 : Thang dạng ống lên mái sửa chữa

O SÀN THAO TÁC, HÀNH LANG


Sàn thao tác, hành lang trong các nhà công nghiệp được sử dụng để đi lại, sửa
chữa, kiểm tra thiết bị sản xuất...
Sàn thao tác thường làm bằng thép có dạng giá đỡ hoặc giá đai. Dầm sàn thao
tác tựa trên các kết cấu chịu lực cơ bản của nhà, của thiết bị công nghệ hoặc dựa lên
các gối tựa đặc biệt.
Kết cấu đỡ, sàn công tác trong nhà sản xuất có bậc chịu lửa I và II phải làm bằng
vật liệu không cháy, còn đối với nhà có bậc chịu lửa III và IV phải làm bằng vật liệu
không cháy và khó cháy.

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Hình 27: Hành lang công tác dọc theo dầm Hình 28: Sàn công tác trên mái
cầu trục

O MÓNG MÁY, TRANG THIẾT BỊ


Trong các nhà công nghiệp, máy móc, thiết bị sản xuất có thể đặt trực tiếp lên
nền, sàn khi trọng lượng nhẹ hoặc lên móng riêng khi có tải trọng tĩnh và động lớn..
Căn cứ vào loại thiết bị, điều kiện đặt máy và đặc điểm nền đất, khi lắp đặt máy có
thể dùng móng toàn khối đặt sâu trong nền đất, móng tường hoặc móng khung .
Móng máy thường được làm bằng bê tông, bê tông cốt thép toàn khối hay lắp
ghép. Vói loại móng khung, phần trên của móng có thể làm bằng thép.
Kích thước mặt móng được xác định theo tính toán, thường không nhỏ hơn kích
thước đặt máy yêu cầu.
Thiết bị, máy móc được liên kết vào móng bằng bulông neo hoặc vít nở và có cấu
tạo để hạn chế sự lan truyền rung động của máy vào nền, sàn.

Hình 30: Liên kết máy,thiết bị và


Hình 29 :Các dạng móng máy nền, móng

Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/


Tài liệu này được lưu trữ tại http://tailieuxd.com/

You might also like