You are on page 1of 18

CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH VÀ TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH

1/ Khái niệm – đặc điểm CCHC


a/ Khái niệm:
Cưỡng chế hành chính là tổng hợp các biện pháp tác động mang tính bắt buộc được Luật Hành
Chính quy định để truy cứu trách nhệm hành chính; Phòng ngừa vi phạm pháp luật hoặc trong
những trường hợp cần thiết được pháp luật quy định để bảo vệ lợi ích chung của Nhà nước, xã
hội hoặc của cá nhân, tổ chức.
b/ Đặc điểm cưỡng chế hành chính
- Cưỡng chế là một thuộc tính của quyền lực nhà nước
- Cưỡng chế hành chính không chỉ được áp dụng khi có vi phạm xảy ra mà có thể áp
dụng ngay cả khi chưa hoặc không có vi phạm, hoặc không liên quan đến vi phạm HC;
- Cưỡng chế hành chính chủ yếu do cơ quan hành chính NN áp dụng;
- Cưỡng chế hành chính được tiến hành theo thủ tục hành chính;
- Cưỡng chế hành chính có điểm khác biệt với cưỡng chế kỷ luật ở mối quan hệ trực
thuộc giữa chủ thể áp dụng và chủ thể bị áp dụng.
2/ Các biện pháp cưỡng chế hành chính:
Căn cứ vào cơ sở, mục đích áp dụng cưỡng chế hành chính ta có các biện pháp cưỡng
chế hành chính sau:
a/ Nhóm các biện pháp phòng ngừa hành chính
* Biện pháp phòng ngừa trực tiếp
* Biện pháp phòng ngừa hạn chế quyền
b/ Nhóm các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính: tạm
giữ người; áp giải người vi phạm; tạm giữ tang vật, phương tiện; khám người; khám phương
tiện vận tải, đồ vật; quản lý người NN trục xuất; giao cho gia đình, tổ chức quản lý; truy tìm
c/ Các biện pháp trách nhiệm hành chính
Căn cứ áp dụng: được áp dụng khi có vi phạm Hành Chính sảy ra và đủ cơ sở để xử phạt.
Người bị áp dụng biện pháp trách nhiệm Hành chính sẽ bị xử phạt vi phạm Hành Chính
d/ Nhóm các biện pháp xử lý hành chính
- Còn được gọi là “biện pháp cưỡng chế hành chính đặc biệt”.
- Các biện pháp xử lý hành chính:
+ Giáo dục tại xã, phường, thị trấn

1
 Đối tượng áp dụng: Được áp dụng với hai nhóm chủ thể:
o Cá nhân (đủ 12 đến dưới 16 tuổi) thực hiện 1 hành vi có dấu hiệu tội phạm
được quy định trong BLHS.
 Dấu hiệu tội phạm không phải tội phạm
Cấu thành tội phạm gồm chủ thể, khách thể, chủ quan, khách quan.
Dấu hiệu tội phạm mất đi yếu tố chủ thể.
Vd: 1 vụ án 1 người đàn ông tại ST bị giết chết. Qua điều tra tìm
được 7 người. khi ra tòa 7 người này thừa nhận, ở tù vài năm. Mấy
năm sau có 2 cô gái tự thú. Qua điều tra 7 người này bị ép cung. Áp
dụng trách nhiệm pháp lý 1 cô gái hk bị phạt vì khi giết người cô ấy
mới 13 tuổi -> kh được xem là tội phạm -> có dấu hiệu tội phạm-
>kh bị xử lý hình sự -> xử lý hành chính - Biện pháp cưỡng chế HC
đặc biệt.
 Các biện pháp xử lý Hành chính được gọi là biện pháp cưỡng chế
HC đặc biệt. Vì
* Đối tượng áp dụng
* Tính chất của Biện pháp là có mức độ khắc nghiệt đặc
biệt_Hạn chế quyền tự do của cá thể được áp dụng tương
đương với chế tài Hình Sự. Nhưng do luật HC điều chỉnh
* Thủ tục áp dụng (trừ biện pháp giáo dục Tại địa phương do
CT UBND cấp xã áp dụng theo thủ tục HC). 3 biện pháp còn
lại do Tòa án ND áp dụng nhưng hk theo thủ tục tại Tòa mà
theo thủ tục HC đặc biệc:
 Tòa án là Cơ quan áp dụng nhưng hk mở phiên Tòa,
hk theo thủ tục tư pháp để giải quyết vụ việc.
 Kết quả áp dụng kh ra bản án, hk phải quyết định tư
pháp mà theo Quyết định HC.
 Quyết dịnh áp dụng hk được xem là theo thủ tục đb,
hk được kiệ ra TAND.
 Thủ thụ hsnhf chính nữa tư pháp
o Người từ đủ 14 tuổi trở lên vi phạm Hành chính trong lĩnh vực an ninh trật
tự an toàn xã hội (chưa đến mức gọi là tội phạm)
 Thời hạn, thời hiệu áp dụng
 Thẩm quyền áp dụng

+ Đưa vào trường giáo dưỡng

+ Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

+ Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

II/ Trách nhiệm hành chính

2
a/ Khái niệm, dấu hiệu vi phạm hành chính
* Khái niệm
Vi phạm HC là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về
quản lý nhà nước mà hk phải là tội phạm theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vị phạm
HC. (Khoản 1 - Điều 2 – Luật Xử lý VPHC).
Vi phạm HC là hành vi có lỗi => thõa mãn các yếu tố về mặt chủ thể
VD: Một người bị mắc bệnh tâm thần thực hiện vi phạm=>
hk có lỗi.
“Quản lý nhà nước” là khách thể chung của vi phạm hành và tội phạm.
Việc phân biệt đâu là tội phạm, đâu là vi phạm HC sẽ dựa vào mức độ nguy hiểm của hành vi.
Mức độ nguy hiểm của hành vi (định tính) sẽ được quy đổi bằng những yếu định lượng (Mức
độ thương tật, số tiền trốn thuế, số lần thực hiện).
VD: cố ý gây thương tích sẽ bị truy cứu HS hoặc vi phạm HC. Lấy tỉ lệ thương tật là 11% làm
ranh giới. Có chung khách thể là xâm phạm sức khỏe của người khác. Lợi chọn 11% là chủ
quan và khách quan. Do tư duy của nhà làm luật và phù hợp vs người VN.
Tội phạm và vi phạm HC sẽ loại trừ nhau. Nếu đã là tội phạm vượt qua ngưỡng của vi phạm
hành chính. Nếu vi phạm HC hk phải tội phạm. 1 trong 2 kh thể vừa là tội phạm vừa vi phạm
HC.
Tội phạm thay đổi => Vi phạm HC thay đổi theo. Nguyên tắc chuyển hóa.
Có những hành vi làm nhiều lần vẫn là vi phạm HC. VD vượt đèn đỏ.
Có những hành vi là chưa xong vẫn là tội phạm. VD : giết người
=> có những khách thể riêng hk áp dụng nguyên tắc chuyển hóa
* Các dấu hiệu của vi phạm hành chính:
- Vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật;
- Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi;
- Vi phạm hành chính là hành vi nguy hiểm cho xã hội;
- Vi phạm hành chính là hành vi theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành
chính (dấu hiệu quyết định thể hiện rõ nét những biểu hiện bên ngoài của VPHC).
Dấu hiệu pháp lý đặc trưng mang tích chất quyết định của hệ thống pháp luật
thành văn và mang tích chất quyết định đối với 3 dấu hiệu còn lại.
b/ Cấu thành vi phạm hành chính
* Mặt khách quan của VPHC:
Mặt khách quan của VPHC là những biểu hiện bên ngoài của VPHC có thể nhìn thấy, nghe
thấy và nhận biết được. VS mặt khách quan:
3
- Yếu tố quan trọng nhất hành vi trái pháp luật:
+ “Hành vi”: được biểu hiên bên ngoài dưới dạng hành động hoặc hk hành
động (Nhà nước hk truy cứu/xử lý đối với suy nghĩ bên trong của cá nhân tổ
chức chỉ điều chỉnh đối với hành vi).
+ “trái pháp luật”: Hành vi trái pháp luật ở đây có thể trái pháp luật thuộc về
hành chính hoặc trái các ngành luật khác như đât đai, tài chính, thương mại,
hôn nhân gia đình….Điều chỉnh vi phạm hc. Do quản lý nhà nước rộng. Hành
vi trái pháp luật biểu hiện dưới 2 dạng
 Kh đúng so vs pháp luật
 Làm ngược lại vs pháp luật
- Hậu qủa do vi phạm hành chính gây ra:
+ Nếu hậu quả được xác định là những ảnh hưởng những tác động của vi phạm HC. Đối
với xã hội nói chung thì mọi vi phạm hành chính đều để lại hậu quả. VD: vượt đèn đỏ->
phá vỡ trật tự quản lý xã hội. Xét theo nghĩa rộng.
+ Hậu quả theo nghĩa hẹp được xác định là những thiệt hại những kết quả do hành vi trái
pháp luật gây ra:
 Với những vi phạm hành chính bắt buộc có hậu quả hoặc hậu quả là yếu tố nhất
định phải có thì gọi là cấu thành vật chất. Hậu quả mang tích chất quyết định là
yếu tố bắt buộc, hk thể thiếu. Những hành vi như vậy mà hk có hậu quả sảy ra thì
hk đủ để gọi là vi phạm hành chính
 Với những vi phạm hành chính hk bắt buộc phải có hậu quả thì gọi là cấu thành
hình thức.
 Ví dụ:
VD1: Xử phạt vi phạm HC đối với người nào thả gia súc đi ngoài đường gây
tai nạn giao thông. Hành vi thả giao xúc, hậu quả gây tai nạn giao thông => cấu
thành vật chất. 1 người thả giao xúc ngoài đường, 1 người thả giao xúc và gây tai
nạn giao thông. Hành vi thả gia xúc này chỉ đủ để cấu thành vi phạm đối với
người thả giao xúc để gây tai nạn, đối vs người chỉ thả gia xúc thôi thì hk đủ để
cấu thành vi phạm HC.
VD2: Xử phạm đối với hành vi hk chấp hành tính hiệu của đèn giao thông. Ví
dụ như vượt đèn đỏ hk chấp hành tính hiệu của đèn giao thông hk gây ra hậu
quả. Chỉ cần 1 hành vi duy nhất thôi hk chấp hành tín hiệu của đèn giao thông đủ
để cấu thành Vi phạm HC hk cần hậu quả => Cấu thành hình thức. Tương tự hk
đội mũ bảo hiểm đã vi phạm HC hk cần hậu quả.
VD3: Xử phạt đối với hành vi chạy quá tốc độ từ 5 đến 10 km/h. Hành vi chạy
quả tốc độ, phải đạt mốc 5 đến 10 km/h là kết quả đi theo phải đo được, phải
được xác lập cùng với hành vi chạy quá tốc độ. Vi phạm cấu thành vật chất hk
phải cấu thành hình thức vì chỉ có việc chạy quá tốc độ bình thường mà hk rơi
vào khung 5 đến 10 km/h thì hk đủ để bị phạt. Nếu chạy quá tốc độ 4 km/h thì hk

4
rơi vào khu.ng hình phạt phải đạt được ngưỡng mà người ta cần thì mới bị phạt
=> Cấu thành vật chất.
VD4: Xử phạt đối với hành vi điều khiển xe ô tô có nồng độ cồn trong máu.
Xử dụng xe ô tô có nồng độ cồn trong máu là nguồn nguy hiểm cực kỳ cao độ
nên pháp luật quy định uống rượu mà lái xe ô tô chỉ cần có nồng độ cồn trong
máu là vi phạm => cấu thành hình thức.
VD5: Xử phạt đối với hành vi điều khiển xe gắn máy có nồng độ cồn trong
máu. Xe gắn máy phải đạt bao nhiêu nông độ cồn nhất định =>Cấu thành vật
chất.
 Khi Nhà nước chuyển từ cấu thành vật chất sang cấu thanh hình thức. Quan niệm
của Nhà nước về mức độ nguy hiểm của hành vi tăng lên so với trước đây. VD
như buộc phải định giá buộc phải có hậu quả nào phía sau tức là hành vi đó hk
nguy hiểm phải kèm theo hậu quả kết quả thì mới tính là nguy hiểm. Nunhw khi
đã quy định hành vi đó dưới dạng cấu thành hình thức thì mức độ nguy hiểm của
hành vi đó cực kỳ cao chỉ cần hành vi sảy ra thôi đã đủ để gây nguy hiểm, xâm
phạm đến xã hội. Cho nên, khi nhà nước qua định hành vi là loại cấu thành nào
đã thể hiện quan điểm của Nhà nước, thái độ của Nhà nước đối với loại hành vi
đó.
 Riêng vi phạm hành chính, có hành vi có cấu thành vật chất có hành vi có cấu
thành hình thức. Với hành vi VPHC có cấu thành vi phạm hình thức thì kết quả,
hậu quả hk phải là yếu tố bắt buộc nhưng nếu có sảy ra thì được tính là tình tiết
để xác định mức độ trách nhiệm.
VD: A vượt đèn đỏ
B vượt đèn đỏ gây tai nạn giao thông => cấu thành hình thức có hậu quả
hay hk vẫn VPHC
Xử lý hai người khác nhau, đối với B gây tai nạn giao thông sẽ có ý nghĩa trong
việc xác định mức phạt hoặc chuyển sang hành vi khác nặng hơn.
Với những hành vi có cấu thành hình thức thì hậu quả ở đây sẽ hk là cho vi phạm
từ hk thành có vì vi phạm có cấu thành hình thức thì chỉ vi phạm thôi đã đủ rồi
mà hk cần có hậu quả nhưng sẽ có ý nghĩa trong việc quyết định mức độ nguy
hiểm của hành vi. Làm cho hành vi đó ở khung hình phạt cao hơn hoặc chuyển
sang hành vi khác nặng hơn.
- Trong mặt khách quan của vi phạm hành chính bên cạnh hành vi, bên cạnh hậu quả. Thì
với những hành vi có hậu quả phải xác định được mối liên hệ nhân quả giữa hành vi và
hậu quả. Mối liên hệ trực tiếp, tức là hành vi trái pháp luật được coi là nguyên nhân
chính dẫn đến hậu quả. Nói cách khác hk tính yêu tố cộng hưởng. Nếu hành vi là nguyên
nhân thứ yếu cộng hưởng với yếu tố khác tạo ra hậu quả thì hành vi và hậu quả hk có

5
mối liên hệ nhân quả hk tính. Phát vỡ cấu trúc của vi phạm hành chính và vi phạm hành
chính hk được xác lập.
VD: Một con bò đi ngoài đường và ngay thời điểm con bò đi ngoài đường có tai nạn
giao thông sảy ra-người chạy xe máy đag ngang bị té. Xác định xem con bò có là
nguyên nhân gây tai nạn hk, nêu hk phải thì yếu tố tai nạn giao thông hk có yếu tố liên
kết trực tiếp vs nhau. Vậy tai nạn, hậu quả và hành vi kh liên kết vs nhau hk được tính
VPHC. Hậu quả khi hk được tính là do hành vi gây ra hk đủ để cấu thành vi phạm HC.
- Ngoài ra còn có thể tính tới yếu tố thời gian, địa điểm, phương tiện, công cụ…yếu tố
xếp sau cùng nhưng vs 1 số hành vi mang yếu tố quyết định. Có những hành vi bản thân
hk gây nguy hiểm nhưng kết hợp vs địa điểm thời, thời gian …lại gây nguy hiểm.
VD: xử phạt đối với hành vi gây mất trật tự công cộng tại địa điểm trường học từ 23h
đến 5h. Yếu tố bắt buộc tạo nên mặc khách quan của vi phạm “gây mất trật tự địa điểm
trường học từ 23h đến 5h” -yếu tố địa điểm, thời gian.
* Mặt chủ quan của VPHC:
- Mặt chủ quan của vi phạm hành chính là dấu hiệu bên trong, thể hiện thái độ,
trạng thái tâm lý của người vi phạm đối với hành vi trái pháp luật, nguy hiểm cho xã hội
mà họ thực hiện và với hậu quả do hành vi đó gây ra cho xã hội.
- Dấu hiệu bắt buộc là lỗi; ngoài ra có thể có động cơ, mục đích vi phạmchỉ xét
trong lỗi cố ý. Hk xét trong lỗi vô ý.
- Lỗi có hai dạng: lỗi cố ý (lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp) hoặc lỗi vô ý
(vô ý vì quá tự tin và vô ý cẩu thả).
- Ý nghĩa của lỗi trong việc xác định trách nhiệm hành chính:
+ Dùng để xác định có vi phạm HC hay hk: nếu hk có lỗi thì hk có VPHC mà chỉ
có hành vi trái pháp luật. Các TH hk có lỗi:
 Chưa đủ tuổi (tuổi bị xử phạt VPHC từ đủ 14 tuổi trở lên)
 Mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh hk có khá năng nhận thức.
 Thực hiện hành vi trong những trường hợp: bất khả kháng, tính thế cấp
thiết, sự kiện bất ngờ, phòng vệ chính đáng.
+ Mức độ của lỗi dùng để xác định mức độ trách nhiệm hành chính. Mức độ lỗi tỉ lệ thuận
vs mức độ trách nhiệm. Mức độ lỗi thể hiện qua 2 yếu tố tình tiết giảm nhẹ (giảm mức
độ lỗi xuống) và tình tiết tăng nặng (tăng mức độ lỗi lên).
+ Điều 9 và Điều 10 Luật xử lý vi phạm Hành Chính.
 Tình tiết tăng nặng QH mới có quyền quy định. Tình tiết giảm nhẹ QH phân thêm
cho Chính phủ. Tình tiết tăng nặng là tình tiết bất lợi, tình tiết tăng nặng là tình
tiết có lợi. Pháp luật VN được gọi là hệ thống pháp luật nhân đạo xã hội chủ
nghĩa. Để đạt được tiêu chí nhân đạo thì quy định QH có thể quy định tình tiết
tăng nặng, liên quan đến quyền con người theo như Hiến Pháp quy định thì chỉ có
quy định trong Luật và Hiến Pháp các văn bản dưới luật kh được quy định. Tính
nhân đạo nên tình tiết giảm nhẹ được mở rộng cho Chính Phủ quy định.
 K3, Điều 9 LXLVPHC: “…” rơi vào tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng thì
hk có lỗi. But vượt quá tình thế cấp thiết và phòng vệ chính đáng thì bị xử lý
được xem xét để giảm nhẹ chứ hk miễn.
6
VD: Có người tấn công. Tấn công lại để tự vệ => phòng vệ chính đáng.
Tấn công vượt quá => bị xử lý but được hưởng tình
tiết giảm nhẹ.
* Chủ thể vi phạm hành chính:
Gồm những cá nhân, tổ chức có năng lực chủ thể thực hiện hành vi VPHC
- Công dân Việt Nam
+ Nhóm chủ thể là người chưa thành niên: từ đủ 14 t đến dưới 18 t
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi: chỉ bị xử phạt khi vi phạm HC lỗi cố ý, kh
được áp dụng hính thức phạt tiền
Người đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi: bị xử phạt vs mọi hành vi. Tuy nhiên, được
phạt tiền but mức phạt mức phạt hk quá ½ mức phạt của người từ đủ 18t trở lên.
+ Nhóm người đã thành niên (chủ thể thông thường: từ đủ 18 t trở lên): áp dụng theo
quy định chung hk có chế độ đặc biệc.
- Tổ chức: Tổ chức là chủ thể vi phạm hành chính bao gồm tổ chức kinh tế, tổ chức xã
hội, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan nhà nước…
+ Bị xử phạt theo quy định chung sau đó có quyền truy cứu trách nhiệm cá nhân người có
lỗi.
VD: Doanh nghiệp bị phạt gây ô nhiễm. Doang nghiệp đống tiền (PLHC)
Truy cứu trách nhiệm đồi tiền laị (PLDS)
+ Mức phạt của tổ chức sẽ gấp 2 lần mức phạt của cá nhân trong cùng 1 hành vi vi phạm.
- Cá nhân, tổ chức nước ngoài: bị xử phạt theo quy định chung trừ TH điều ước quốc
tế có quy định khác.
* Khách thể vi phạm hành chính.
Đó là trật tự quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, sở hữu nhà nước, là quyền, lợi ích hợp
pháp của tập thể, cá nhân
* Phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm – ý nghĩa của việc phân biệt
- Phân biệt vi phạm hành chính và tội phạm:
+ Mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm HC ít nguy hiểm hơn tội phạm.
+ Chủ thể thực hiện hành vi. VPHC bao gồm cá nhân và tổ chức còn tội phạm thì chủ
yếu là cá nhân (chỉ có các tổ chức kinh tế là chủ thể của tội phạm).
+ Cơ sở pháp lý: VPHC hk được quy định trong luật chỉ được quy định trong các nghị
định của chính phủ về xử phạt VPHc trong các lĩnh vực, tồi phạm được quy định tại
BLHS.
+ Thủ tục xử lý: VPHC thủ tục hành chính, tội phạm theo thủ tục tư pháp (tố tụng
HS).
+ Chủ thể xử lý: VPHC cơ quan hành chính nhà nước, tội phạm là Tòa án.
7
+ Hậu quả pháp lý: bị xử phạt VPHC mang tiền sự, tội phạm mang án tích.
– Ý nghĩa của việc phân biệt: Nhằm tránh 2 xu hướng:
+ Xu hướng thứ nhất: Hình sự hóa các vi phạm HC, gọi là tình trạng oan sai trong tư
pháp.
+ Xu hướng 2 bỏ lọt tội phạm gây mất công bằng trong xã hội.
2/ Trách nhiệm hành chính
a/ Khái niệm, đặc điểm trách nhiệm hành chính
* Khái niệm trách nhiệm hành chính: là những hậu quả pháp lý bất lợi được áp dụng với
những cá nhân tổ chức thự hiện hành vi vi phạm hành chính mà theo quy định phải bị xử phạt
vi phạm hành chính.
* Đặc điểm TNHC:
- Trách nhiệm hành chính chỉ phát sinh khi có vi phạm hành chính;
- Cơ sở pháp lý để truy cứu TNHC;
- TNHC chủ yếu do cơ quan hành chính nhà nước truy cứu;
- Việc truy cứu TNHC được tiến hành theo thủ tục hành chính;
- Người bị truy cứu TNHC không mang án tích
b/ Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính:
Một người bị truy cứu trách nhiệm hành chính sẽ bị xử phạt. Vậy thì xử phạt vi phạm hành
chính là hoạt động. Hoạt động này nhằm áp dụng trách nhiệm HC đói với người bị truy cứu
trách nhiệm HC. Người bị xử phạt vi phạm HC sẽ bị áp dụng các hình thức xử phạt và các biện
pháp khắc phục hậu quả (nếu có).
* Các hình thức xử phạt chính (Đ 21) Được áp dụng độc lập hoặc đi kèm với nó là hình thức
phạt bổ sung hoặc biện pháp khắc phục hậu quả. Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị áp dụng 1 hình
thức xử phạt chính. Các hính thức xử phạt chính
- Cảnh cáo: là hình thức xử phạt nhẹ nhất trong chuỗi các hình thức xử phạt.
+ Áp dụng đối với người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi.
+ Được áp dụng với người vi phạm nhỏ, ít nghiêm trong và có tình tiết giảm nhẹ.
 Cảnh cáo phải được ra quyết định bằng văn bản.
- Phạt tiền: là hình thức xử phạt chủ yếu dễ sử dụng dứt khoát liên quan đến lợi ích tính
răn de cao.
+ Mức tiền xử phạt VPHC: 50.000 – 1 tỷ (với tổ chức là gấp đôi)
(lưu ý: với khu vực nội thành của TP thuộc TƯ, mức phạt được cao hơn đến gấp đôi trong 1 số
lĩnh vực)
8
+ Cách xác định mức phạt tiền
 Mỗi hành vi vi phạm sẽ có khung tiền phạt tương ứng. Trong đó, mức phạt
cao nhất kh được vượt quá mức phạt tối đa của ngành, lĩnh vực được quy
định tại Điều 24 của Luật xử phạt Hành chính.
 Tùy vào mức độ nguy hiểm của từng hành vi tình tiết tăng nặng giảm nhẹ
mức phạt cụ thể được xác định như sau:
o Mức phạt là mức trung bình của khung nếu kh có tình tiết tăng nặng
giảm nhẹ.
o Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt từ mức thấp nhất đến dưới mức
trung bình.
o Nếu có tình tiết tăng nặng thì trên mức trung bình cho đến mức cao
nhất.
o Mức phạt của tổ chức gấp đôi mức phạt của cá nhân.
+ Phạt tiền đối với người dưới 18 tuổi: kh quá ½ mức phạt của người từ đủ 18
tuổi trở lên.
* Ví dụ
500-> 1tr Người từ đủ Đủ 18t trở lên Tổ chức
16t đến dưới
18t
Không có tính 375 750 1tr500
tiết tăng nặng
giảm nhẹ
Tăng nặng Trên 375 đến Trên 750 đến Trên 1tr500
500 1tr đến 2tr

Giảm nhẹ Từ 250 dưới Từ 500 dưới Từ 1tr dưới


375 750 1tr500

- Tước quyền sử dụng, GP chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn:
+ Thời hạn tước giấy phép thấp nhất là 30 ngày cao nhất 24 tháng được quy
định thành khung.
+ Cách tính thời hạn tước giấy phép tương tự như cách phạt tiền.
+ Chỉ được tước những loại giấy phép tín chỉ hành nghề có liên quan đến vi
phạm. VD giấy phép lái xe, giấy phép hành nghề….
+ Kh được tước những loại giấy tờ sau. Giấy tò tùy thân (căn cước công
dân) và các loại giấy liên quan đến nhân thân (giấy khai sinh, kết hôn, hộ
khẩu..). VD bôi xóa trong căn cước công dân bị phạt thu hồi làm lại
9
+ Giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp (giấy khai sinh ra doanh nghiệp hk
được tước). Giấy phép hoạt động doanh nghiệp.
VD1: Anh A thực hiện 2 hành vi: Hành vi thứ nhất bị phạt tiền 5tr đến
10tr. Hành vi thứ 2 bị phạt tiền 6tr- 8tr. HK có tình tiết tăng nặng giảm
nhẹ. Hỏi A phạt bao nhiêu tiền? => lấy mức trung bình:
5+10 6+ 8
+ =14,5 tr
2 2
VD2: 1 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, hoạt động du lịch lữ
hành but hk có giấy phép. Cách xử lý: Đình chỉ hoạt động toàn bộ hay là 1
phần (sai 1 phần đình chỉ 1 phần)
VD3: 1 doanh nghiệp vi phạm theo quy định bị tước giấy phép thực hiện
hành vi. Hành vi thứ nhất 3 tới 6 tháng. Hành vi thứ 2 từ 4 tới 8t. hk có
tình tiêt tăng nặng giảm nhẹ. Bị tước mấy tháng???
Chỉ có tiền tổ chức gấp 2 lần cá nhân còn tước giấy phép thì hk cá nhân và
3+6 4+ 8
tổ chức như nhau. =4,5; =6. Tước giấy phép 6t. Đối vs hành vi
2 2
tước giấy phép chỉ lấy mức phạt cao nhất.
*Nguyên tắc trong TH vi phạm nhiều hành vi tiền cộng dồn, giấy phép lấy mức cao
nhất. Tiền tổ chức nhân đôi còn giấy phép hk nhân.
- Tịch thu tang vật, phương tiện:
+ Tang vật, phương tiện bị tịch thu sẽ được xung vào công quỹ.
+ Chỉ được tịch thu những tang vật phương tiện có liên quan đến vi phạm
hành chính.
VD: Một nhóm thanh niên gây gỗ đánh nhau 1 người bị thương tích
dưới 11% tại hiện trương công an phát hiện 1 con dao nhọn là phương tiện
gây án, 20 băng đĩa phim có nội dung hk lành mạnh. Tịch thu vật nào??
=> Tịch thu dao nhọn,
=> Tịch thu cả 10 băng đĩa phim đồi trụy Th nay mặc dù hk liên quan đến
quy phạm but nó tang vật phương tiện cấm lưu hành. (Điều 65 Luật xử lý
vi phạm hành chính).
* Tịch thu đối vs loại cấm lưu hành được áp dụng độc lập.
* HK được tịch thu tang vật phương tiện thuộc sỡ hữu hợp pháp của
người khác do người vi phạm chiếm hữu bất hợp pháp.
- Trục xuất: Là việc buộc người nước ngoài vi phạm hành chính phải rời khỏi
lãnh thổ VN.
+ Trục xuất áp dụng vs các đối tượng sau người mang quốc tịch nước ngoài và người hk
quốc tịch
+ Người có nhiều quốc tịch nước ngoài và người hk quốc tịch thì được trục xuất về quốc
gia trước khi đến VN.

10
+ Thẩm quyên trục xuất: chỉ giao cho 2 người Cục trưởng cục quản lý xuất nhập cảnh của
bộ công an, Giám đốc công an cấp tỉnh.
* Một người có QT VN và QT nước ngoài hk được trục xuất.
* Các hình thức phạt bổ sung:
- Hình thức xử phạt bổ sung phải được áp dụng kèm theo hình thức phạt chính, trừ trường
hợp pháp luật quy định khác. Một hành vi có thể bị áp dụng nhiều hính thức xử phạt bổ
sung cùng một lúc.
- 3 hình thức vừa là hình thức phạt chính hoặc bổ sung. Tùy hoàn cảnh áp dụng
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề/ đình chỉ hoạt động có thời hạn;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
+ Trục xuất.
VD: Một doanh nghiệp do người nước ngoài thành lập sản xuất và bôn bán hàng giả.
 Phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, tịch thu tang vật phương tiện, trục xuất. Phạt
tiền là chính, còn lại là phật bổ sung.
c/ Các biện pháp khắc phục hậu quả:
- Các biện pháp khắc phục hậu quả: (Điều 28 Luật)
- Các biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng kèm theo với các hình thức xử phạt vi
phạm hành chính. Tuy nhiên, được áp dụng độc lập trong các trường hợp sau:
+ Đã hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
+ Đã hết thời hạn ra quyết định xử phạt
+ Đã hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
 Trong ba TH này thì người có thẩm quyền hk được áp dụng các hình thức xử phạt nữa
but vẫn được áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
VD: công ty X gây ô nhiễm quả thời hiệu hk áp dụng các hình thức phạt tiền hoặc phật bổ
sung. Được áp dụng khắc phục hậu quả.
- Biện pháp khắc phục hậu quả hk phụ thuộc vào thời hạn thời hiệu. Mục đích khôi phục lại
hiện trạng ban đầu. kh nhằm răn đe. Biện pháp khắc phục hậu quả rất nặng.
- Ý nghĩa của biện pháp khắc phục hậu quả: nhằm khôi phục triệt để các hậu quả do vi
phạm hành chính gây ra, buộc người vi phạm phải có trách nhiệm và ý thức cao trong
việc bảo vệ và giữa gìn trật tự chung của cộng đồng.
d/ Thẩm quyền quy định hành vi vi phạm hành chính và xử lý VPHC. (Điều 4 Luật)
* Về thẩm quyền quy định HVVPHC (Điều 4 Luật) là người được pháp luật giao cho
thẩm quyền để mô tả về 1 hành vi vi phạm hành chính và đưa ra những hình thức xử phạt kèm
theo.

11
VD: hành vi hk chấp hành tín hiệu của đèn giao thông bị phạt 300-800. Người đưa ra hành vi
”hk chấp hành tín hiệu đèn giao thông” là người có thẩm quyền quy định HVVPHC.
- Thẩm quyền quy định HVVPHC bao gồm Chính phủ (thông qua các Nghị định về xử
phạt vi phạm hành chính), Quốc Hội (thường QH hk làm, khi QH làm ban hành luật),
HDND TP trực thuộc TW được quy định về mức tiền phạt cao hơn gấp 2 lần mức phạt
do Chính phủ quy định trên 3 lĩnh vực: an toàn giao thông đường bộ, trật tự an toàn xã
hội, môi trường (do 3 lĩnh vực phức tạp nên Chính phủ giao cho HDND TP trực thuộc
TW).
* Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính: được quy định tại chương II của Luật:
- Các chủ thể sau đây có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính: Chủ tịch UBND các cấp,
lực lương CAND, Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, cơ quan thuế, Quản lý thị
trường, Thanh tra chuyên ngành, Giám đốc Cảng vụ, cơ quan Thi hành án dân sự, Toà
án nhân dân, Tòa án quân sự, cơ quan giải quyết vụ việc cạnh tranh, Cục QL lao động
Nn, cơ quan đại diện ngoại giao,
- Thẩm quyền phạt tiền: chủ thể được quyền phạt tiền đối với một hành vi khi mức phạt
cao nhất của khung tiền phạt đối với hành vi đó thấp hơn hoặc bằng mức phạt tối đa mà
Luật xử lý vi phạm HC quy định cho người đó.
VD anh A thực hiện hành vi có mức phạt từ 4tr-6tr CT UBND phường có được phật
hành vi này hay hk??KH có tình tiết tăng nặng giảm nhẹ.
 CT UBND phường hk có quyền phạt vì mức phạt tối đa của CT UBND phường
là 5tr (điều 38) mức phạt cao nhất là 6tr nên CT UBND phường hk có thẩm quyền
phạt. Quyền phạt thuộc về CT UBND cấp huyện.
+ Cách xác định thẩm quyền phạt tiền dựa vào số tiền tối đa của khung.
- Thẩm quyền đối với toàn vụ việc với nhiều hình thức và biện pháp xử lý khác nhau: Một
người có thẩm quyền xử phạt một vụ việc với nhiều hình thức và biện pháp khác nhau
khi người đó được áp dụng tất cả các hình thức và biện pháp.
VD: 1 doanh nghiệp thực hiện vi phạm hành chính: bị phạt tiền từ 4 đến 5 tr, bị tịch
thu tang vật phương tiện (tang vật định giá 5tr), bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu
quả-buộc cải chính thông tin sai sự thật. CT UBND có được phạt TH này hk???
 Thẩm quyền chủ tịch UBND cấp huyện. CT UBND phường hk thực hiện được biện
pháp khắc phục hậu quả-buộc cải chính thông tin sai sự thật.
+ Chỉ thuộc quyền của người đó khi tất cả những vi phạm điều thuộc thẩm quyền của
người đó.
- Thẩm quyền xử phạt của UBND các cấp: UBND các cấp được phạt mọi ngành mọi lĩnh
vực theo thẩm quyền được phân cấp (phân cấp giữa 3 cấp: cấp tỉnh, cấp huyện và cấp
xã)
- Thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành bao gồm thanh tra chuyên ngành và những cơ
quan chuyên môn khác.
+ Thanh tra chuyên ngành được tổ chức ở 2 cấp: cấp tỉnh và cấp trung ương
 Cấp tỉnh được tổ chức trong các sở đgl thanh tra sở

12
VD: vi phạm về tài nguyên môi trường, Sở tài nguyên môi trường sẽ phạt
but trong Sở tài nguyên môi trường chỉ có thanh tra sở mới được phạt, Giám
đốc sở hk được phạt
 Trung ương: thanh tra bộ
+ Cơ quan chuyên ngành được phạt đối ngành lĩnh vực mk quản lý và những ngành
lĩnh vực có liên quan.
Một hành vi có ít nhất 2 cơ quan có thẩm quyền phạt đó là UBND và cơ quan
chuyên ngành.
- Khi một thực hiện nhiều hành vi khác nhau: nếu trong cùng một lĩnh vực thì cơ quan chuyên
ngành phạt hoặc UBND đều được phạt.
VD vi phạm về giao thông vừa vượt đèn đỏ, lạng lành=> CQ công an, UBND có quyền
phạt.
- Nếu nhiều hành vi thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau thì UBND phạt
VD một doanh nghiệp trốn thuế 40tr gây ô nhiễm môi trường, xử dụng hóa chất cấm, xử
dụng lao dộng but hk ký hợp đồng lao động. CT UBND có quyền phạt
- Khi một người thực hiện hành vi thuộc thẩm quyền xử lý của nhiều cơ quan: CQ nà thụ lý
trước CQ đó xử phạt.
d/ Nguyên tắc xử lý VPHC. (Điều 3 – Luật)
Tập trung nguyên tắc d khoản 1 Điều 3
VD1: Anh A xuất phát từ đầu đường kh đội mũ bảo hiểm đến trạm thứ nhất bị xử phạt sau đó
đi tiếp đến trạm thứ 2 có bị phạt nữa hay hk.
 Hành vi hk đội mũ bảo hiểm lần thứ nhất đã bị xử phạt và chấm dứt hành vi tại đó “Một
hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần”. Nên khi vi phạm lần thứ hai là một hành
vi mới và được tính thêm tình tiết tăng nặng vì tái phạm.
VD2: Anh B mỗi ngày đi làm qua hầm chui Thủ Thêm 2 lượt (lượt đi, lượt về) hk bật đèn
chiếu gần đến ngày thứ 20 thì bị lập biên bản. Phạt bao nhiêu hành vi.
 Anh B sẽ bị phạt 40 hành vi từ hành vi số 2 đến hành vi số 40 sẽ áp dụng tình tiết tăng
nặng là vi phạm nhiều lần. Theo nguyên tắc tại điểm d Điều 3 Luật xử lý vi phạm HC
“Một người thực hiện … hành vi vi phạm”.
Tái phạm là đã bị phạt rồi nhưng vi phạm tiếp được tính là tán phạm.
Vi phạm nhiều lần là chưa vi phạm trước đó. But khi phát hiện trước đó có ít nhất 1
hnhf vi vi phạm chưa bị phạt
VD3: M 20 tuổi rủ N 17t đua xe. Mức phạt của M và N có giống nhau hay hk?
 Cả hai người đều bị phạt but mức phạt khác nhau. Phân hóa theo độ tuổi.
f/ Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

13
- Định nghĩa: là khoảng thời gian người có thẩm quyền được tiến hành xử phạt vi phạm
hành chính. Nếu để quá thời hiệu thì hk được phạt. Nhưng được áp dụng biệp pháp khắc
phục hậu quả.
- Các loại thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:
+ 1 năm: các lĩnh vực còn lại
+ 2 năm: được áp dụng cho các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực sau môi trường,
đất đai xây dựng thủ tục thuế, xuất nhập khẩu-xuất nhập cảnh, buôn bán hàng lậu, hành
giả….
+ 5 năm: chỉ được áp dụng với một vi phạm duy nhất là hành vi trốn thuế. Được quy
định trong luật xử lý thuế.
- Cách tính:
+ Từ thời điểm chấm dứt hành vi nếu vi phạm đã kết thúc. Thời điểm kết thúc là thời
điểm tính thời hiệu.
+ Từ thời điểm phát hiện nếu hành vi đang được thực hiện. Vi phạm đang thực hiện thì
thời điểm phát hiện là thời điểm tính thời hiệu.
* Thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính:
- Từ 06 tháng đến 1 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt tùy vào hình thức
xử phạt (xóa đi về mặt pháp lý) yếu tố tính tái phạm.
- Nếu bị xử phạt cảnh cáo: 06 tháng
- Nếu bị xử phạt các hình thức khác: 1 năm
- Với người chưa thành niên: luôn là 06 tháng
- Ý nghĩa: dung xác định tái phạm
g/ Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
Có hai loại thủ tục xử phạt hành chính: thủ tục đơn giản và thủ tục có lập biên bản (thủ
tục thông thường)
* Thủ tục đơn giản
- Điều kiện áp dụng: từ 50.000 – 250.000 (100.000 – 500.000 đối với tổ chức)
- “Không được lập biên bản” mà ra quyết định xử phạt ngay.
- Cá nhân, tổ chức vi phạm có thể nộp tiền phạt tại chỗ (hoặc nộp phạt tại kho bạc nhà
nước vẫn là thủ tục đơn giản) cho người có thẩm quyền xử phạt và được nhận biên lai thu
tiền phạt;

14
- Quyết định xử phạt phải đồng thời gửi cho cơ quan thu tiền phạt để kiểm tra, giám sát,
theo dõi.
*Thủ tục có lập biên bản, còn gọi là thủ tục thông thường
Áp dụng cho các vi phạm hành chính có mức phạt tiền trên 250.000 (500.000) và mọi vi
phạm HC được phát hiện nhờ phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ
- Bước 1: Lập biên bản VPHC (Điều 58 Luật).
Biên bản được lập thành 2 bản. Nếu người vi phạm hk đống ý ký tên vào biên bản thì
biên bản vẫn có giá trị pháp lý. Lấy chữ ký của người chứng kiến hoặc ghi rõ lý do vào
biên bản
- Bước 2: xác minh, giải trình (Đ 59, 61 Luật)
 Xác minh khi hk rõ ràng
 Giải trình được áp dụng khi cá nhân bị phạt tiền ở mức cao nhất của khung từ 15tr
trở lên (tổ chức 30tr) hoặc bị tước giấy phép chứng chỉ hành nghề.
- Bước 3: Ra quyết định xử phạt (điều 66)
+ Về thời hạn ra QĐXP; (7/30/60); 7 ngày đối với vụ việc đơn giản, 30 ngày đối
với vụ việc phức tạp, 60 ngày đối với vụ việc phức tạp được gia hạn thêm 30 ngày. Nếu hết
thời hạn hk ra được quyết định xử phạt thì hk được phạt nữa but được áp dụng các biện
pháp khắc phục hậu quả.
+ Về hiệu lực: Quyết định xử phạt có hiệu lực ngay sau khi ký.
- Bước 4: Trao Quyết định xử phạt cho người vi phạm trong thời hạn 2 ngày (Điều 70)
Có 2 cách trao:
+ Trao trực tiếp: tới nhà để trao
+ Trao qua đường bưu điện chỉ giao thư bảo đảm giao 3 lần.
+ Trao hk được thì hk được tiến hành bước sau nhà nước có cơ chế dán thông báo xử
phạt trước cửa nhà và giao quyết định xử phạt cho chính quyền địa phương
- Bước 5: Chấp hành QĐXP
+ Thời hạn chấp hành quyết định xử phạt là 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định.
+ Hoãn chấp hành quýêt định xử phạt tiền; (Đ 76)
+ Miễn, giảm (Đ 77)
+ Nộp phạt nhiều lần (Đ 79)
+ Chuyển QĐXP để thi hành (Đ 71)
+ Thu tiền phạt tại chỗ (Đ 78)

15
Bước 6: Cưỡng chế thi hành QĐXP:
+ Điều kiện cưỡng chế: Nếu hết thời hạn chấp hành mà hk chấp hành người vi phạm sẽ bị
cưỡng chế
+ Thời hạn cưỡng chế: Người vi phạm có thể bị cưỡng chế từ ngày thứ 11 khi nhận được
quyết định xử phạt mà hk chấp hành, thời hạn cưỡng chế là 1 năm được tính từ ngày ra
quyết định. Hết thời hạn này mà hk cưỡng chế thì hk được cưỡng chế nữa. But được áp
dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
* Lưu ý: mỗi ngày trôi qua từ ngày thứ 11 người vi phạm phải đóng thêm 0,05% tổng
số tiền.
+ Các biện pháp cưỡng chế: khấu trừ tiền lương hoặc tài khoản mở tại ngân hàng, kê biên
tài sản có giá trị tương ứng để bán đấu giá.
+ Trách nhiệm của tổ chức tín dụng (ngân hàng): hk được từ chối phải phối hợp.
h/ Những nội dung khác của thủ tục XPVPHC:
– Việc công khai việc xử phạt trên phương tiện thông tin đại chúng (Đ 72):
• Các lĩnh vực: an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; dược;
khám bệnh, chữa bệnh; xây dựng; bảo vệ môi trường, lao động, BHXH,
BHYT, đo lường; sản xuất, buôn bán hàng giả, thuế, chứng khoán, sở hữu
trí tuệ
• Gây hậu quả lớn/ gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội.
Chuyển vụ việc khởi tố vụ án hình sự và ngược lại (Đ 62, 63 Luật):
+ Khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền chuyển hồ
sơ cho cơ quan điều tra trong thời hạn 03 ngày
+ Cơ quan điều tra khởi tố vụ án thì người có thẩm quyền hủy quyết định xử phạt
nếu đã ra quyết định xử phạt.
+ Lưu ý: Nếu vụ việc được tiếp nhận từ cơ quan tố tụng hình sự thì người có thẩm quyền
sau khi xem xét phải ra quyết định xử phạt trong thời gian 30 ngày (tối đa là 45 ngày) kể từ
ngày nhận hồ sơ.
i/ Thủ tục xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài
Bước 1:
- Cơ quan phát hiện vi phạm là cơ quan có thẩm quyền ở địa phương thì chuyển hồ sơ cho
Phòng QLXNC thuộc CA cấp tỉnh nơi người nước ngoài cư trú hoặc nơi xảy ra vi phạm
nếu không xác định được nơi cư trú.
- Nếu cơ quan có thẩm quyền ở cấp trung ương phát hiện thì chuyển hồ sơ cho Cục
QLXNC thuộc Bộ CA
16
Bước 2: Cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trục xuất trong thời hạn 7 ngày
Bước 3: Cục trưởng Cục QLXNC / Giám đốc CA cấp tỉnh xem xét và ra quyết định xử
phạt hình thức trục xuất trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ.
Bước 4: Quyết định xử phạt trục xuất phải được gửi cho người vi phạm trước khi thi hành
ít nhất 48 giờ.
* Các trường hợp hoãn thi hành quyết định xử phạt trục xuất:
Bị bệnh nặng, phải cấp cứu hoặc vì lý do sức khoẻ khác không thể thực hiện được quyết
định xử phạt trục xuất có chứng nhận của bệnh viện hoặc trung tâm y tế từ cấp huyện trở lên
hoặc các trường hợp bất khả kháng khác;
Phải thực hiện nghĩa vụ về dân sự, hành chính, kinh tế theo quy định của pháp luật.
III. Xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên
• Người chưa thành niên vi phạm hành chính: khi thực hiện hành vi vi phạm ở độ tuổi
từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi
(Lưu ý: cách tính tuổi để xác định người chưa thành niên)
• Các hình thức xử phạt áp dụng với người CTN (Điều 135 Luật):
– Cảnh cáo;
– Phạt tiền: chỉ áp dụng với người từ đủ 16 tuổi
• Mức tiền phạt không quá ½ mức phạt người từ đủ 18 t trở lên
• Nếu ngưới CTN không có tiền nộp phạt thì xử lý thế nào?
– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng VPHC
• Biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với người CTN:
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
– Buộc khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trường
– Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại, văn hóa phẩm độc hại;
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp
• Biện pháp thay thế xử phạt VPHC đối với người CTN: Nhắc nhở, với điều kiện:
– Thực hiện hành vi mà theo quy định bị xử phạt hình thức cảnh cáo
– Tự nguyện khai báo và thành thật hối lỗi.
• Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt VPHC đối với người CTN: 06 tháng kể từ
ngày chấp hành xong QĐXP mà không tái phạm

17
18

You might also like