You are on page 1of 3

Pháp Luật ra đời cùng với nhà nước

Sự xuất hiện của Nhà nước cùng với pháp luật là một điều tất yếu khách quan. Nhà nước
là sản phẩm của một xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định, giai đoạn với sự
thay đổi sâu sắc về cơ cấu kinh tế dẫn đến thay đổi về cơ cấu xã hội mà hạt nhân cơ bản
là sự xuất hiện các giai cấp và sự đấu tranh về lợi ích giữa các giai cấp trong xã hội, vì
vậy cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra gay gắt, giai cấp nào chiến thắng giai cấp đó sẽ tổ
chức ra Nhà nước của mình. Một công cụ hữu hiệu để Nhà nước điều chính quản lý xã
hội là pháp luật.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, pháp luật ra đời cùng với sự ra đời của nhà
nước. Những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước cũng chính là những nguyên
nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật.
Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Nhà nước:
Học thuyết Max-lenin về ngườn gốc ra đời của Nhà nước bắt đầu từ sự thay đổi và
phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội. Với năm hình thái kinh tế xã hội gồm
công sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản và cộng sản chủ ngĩa
mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội thì thời kỳ đầu tiên của lịch sử xã hội loài
người – công xã nguyên thủy – chúng ta thấy không có sự tồn tại Nhà nước. Nhà
nước chỉ ra đời khi xã hội phát triển đến một trình độ nhất định.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA NHÀ NƯỚC THEO QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ
NGHĨA MÁC-LÊNIN
 Chế độ Cộng sản nguyên thuỷ, tổ chức thị tộc bộ lạc và quyền lực xã hội:
- Cơ sở kinh tế: chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động
- Cơ sở xã hội: trên cơ sở thị tộc, thị tộc là một tổ chức lao động và sản xuất,
một đơn vị kinh tế - xã hội. Thị tộc được tổ chức theo huyết thống. Xã hội chưa
phân chia giai cấp và không có đấu tranh giai cấp.
- Quyền lực xã hội (khả năng áp đặt ý chí đối với toàn xã hội): quyền lực chưa
tách ra khỏi xã hội mà vẫn gắn liền với xã hội, hòa nhập với xã hội. Quyền lực
đó do toàn xã hội tổ chức ra và phục vụ lợi ích của cả cộng đồng.
* (Quyền lực được hiểu
Quyền lực là quyền định đoạt mọi công việc quan trọng về mặt chính trị và sức
mạnh để bảo đảm việc thực hiện quyền ấy
\ Quyền lực xã hội:
+Do toàn bộ thành viên trong xã hội tổ chức ra, không tách rời khỏi xã hội
+Sở dĩ có được quyền lực ấy là do nhu cầu của xã hội đặt ra cần quản lý, điều
hành
+Không tổ chức thành bộ máy riêng biệt để thực hiện sự cưỡng chế
+ Khi thực hiện quyền lực không chỉ phục vụ cho một nhóm người nào mà cho
toàn thể cộng đồng
Quyền lực xã hội trong xã hội cộng sản nguyên thủy:
Tổ chức quản lý:
- Hội đồng thị tộc:là tổ chức quyền lực cao nhất của thị tộc, bao gồm tất
cả những người lớn tuổi không phân biệt nam hay nữ trong thị tộc, tất cả
đều có quyền bầu cử như nhau
- Tù trưởng (người cầm đầu trong thời bình)
- Thủ lĩnh quân sự (chỉ huy quân sự)
Quy phạm xã hội: Trong xã hội cộng sản nguyên thủy chưa có pháp luật
nhưng đã có một hệ thống những quy phạm xã hội điều chỉnh những hành vi của
con người.
 Sự tan rã của tổ chức thị tộc bộ lạc và sự xuất hiện Nhà nước:
- Sự chuyển biến kinh tế và xã hội:
+ Thay đổi từ sự phát triển của lực lượng sản xuất
+ Ba lần phân công lao động là những bước tiến lớn của xã hội, gia
tăng sự tích tụ tài sản và góp phần hình thành và phát triển chế độ tư
hữu.
 Lần phân công lao động thứ nhất: Chăn nuôi tách ra khỏi
trồng trọt
 Lần phân công lao động thứ hai: Thủ công nghiệp tách khỏi
nông nghiệp.
 Lần phân công lao động thứ 3: Thương nghiệp phát triển
- Nguyên nhân về mặt kinh tế: Do có sự phát triển của lực lượng sản xuất mà sản
phẩm lao động làm ra ngày càng tăng dẫn đến sự chiếm đoạt những sản phẩm
dư thừa. Quá trình phân hóa tài sản diễn ra và chế độ tư hữu xuất hiện. Những
mâu thuẫn lợi ích trong xã hội chủ yếu là mâu thuẫn về lợi ích kinh tế.
- Nguyên nhân về mặt xã hội: Cũng do sự phát triển của lực lượng sản xuất, xã
hội đã phát triển đến một giai đoạn mà trong đó các quan hệ xã hội trở nên
phức tạp hơn. Xã hội đã xuất hiện những giai cấp có lợi ích mâu thuẫn với
nhau, đòi hỏi cần phải có một tổ chức mới nhân danh sự tồn tại của toàn xã hội
để duy trì trật tự chung.
 Sự tan rã của tổ chức thị tộc – bộ lạc: những yếu tố mới xuất hiện đã
làm đảo lộn đời sống thị tộc, chế độ thị tộc đã tỏ ra bất lực.
- Nền kinh tế mới làm phá vỡ cuộc sống định cư của thịtộc. Sự phân công lao
động và nguyên tắc phân phối bình quân sản phẩm của xã hội công xã nguyên
thủy không còn phù hợp.
- Chế độ tư hữu, sự chênh lệch giữa giàu nghèo, sự mâu thuẫn giai cấp đã phá
vỡ chế độ sở hữu chung và bình đẳng của xã hội công xã nguyên thủy.
Xã hội thị tộc- bộ lạc bị phân hóa mạnh thành các tập đoàn người có địa vị
kinh tế- xã hội khác hẳn nhau:
- Tập đoàn thứ nhất bao gồm các quý tộc thị tộc- bộ lạc, các tăng lữ, các
thương nhân giàu có và một số ít nông dân, thợ thủ công tích lũy được
nhiều của cải
- Tập đoàn thứ hai bao gồm đông đảo nông dân và thợ thủ công. Họ có
chút ít tài sản và tiến hành hoạt động lao động độc lập nhưng luôn bị
chèn ép và chịu sự chi phối của tập đoàn thứ nhất. Đó là giai cấp bình
dân.
- Tập đoàn thứ ba gồm các tù binh bị bắt trong chiến tranh, những người
phạm tội, những nông dân và thợ thủ công bị phá sản.
-Xã hội cần có một tổ chức đủ sức giải quyết các nhu cầu chung của cộng đồng, xã hội
cần phát triển trong một trật tự nhất định.
-Xã hội cần có một tổ chức mới phù hợp với cơ sở kinh
tế và xã hội mới.
→Sự xuất hiện nhà nước: nhà nước “không phải là một quyền lực từ bên ngoài áp đặt vào
xã hội” mà là “một lực lượng nảy sinh từ xã hội”, một lực lượng “tựa hồ đứng trên xã
hội”, có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong một “trật
tự”. Để thiết lập trật tự xã hội thì công cụ hữu hiệu nhất là pháp luật
Link: Một số học thuyết phổ biến về nguồn gốc nhà nước và pháp luật (hcmulaw.edu.vn)

You might also like