You are on page 1of 14

1 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 6 – KÌ I (1)

21. Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu và từ bao giờ?
3- Ra đời vào cuối TNK IV đầu TNK III TCN
4- Được hình thành trên các lưu vực sông lớn: sông Nin (Ai Cập), sông Ti‒gơ‒rơ, Ơ‒phơ‒rát (Lưỡng Hà),
5sông Ấn, Hằng (Ấn Độ), sông Trường Giang, Hoàng Hà (Trung Quốc).
6- Nghề nông trở thành nền kinh tế chính.
72. Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây:
8- Khoảng đầu TNK I TCN, trên bán đảo Ban căng và Italya đã hình thành 2 quốc gia Hy Lạp và Rô Ma.
9- Đất đai không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
10- Thủ công nghiệp và thương nghiệp, nhất là ngoại thương rất phát triển.
113. Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hoá gì?
12- Dựa vào sự chuyển động của mặt trăng, mặt trời và các hành tinh, người phương Đông cổ đại đã có
13những kiến thức về thiên văn và sáng tạo ra lịch.
14- Chữ viết và chữ số:
15+ Chữ tượng hình, giấy pa pi rút.
16+ Ai Cập nghĩ ra phép đếm đến 10, tính số pi= 3,16, Lưỡng Hà giỏi số học. Ấn Độ tìm ra số 0.
17- Kiến trúc, điêu khắc: Kim tự tháp (Ai Cập), thành Babilon (Lưỡng Hà)…
184. Người Hy Lạp, Rô Ma đã có những đóng góp gì về văn hoá?
19- Người phương Tây đã dựa vào sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời để tính lịch.
20- Tạo ra hệ chữ cái a, b, c.
21- Toán học, vật lí, thiên văn, sử học, địa lý, triết học đều đạt trình độ cao.
22- Văn học phát triển với nhiều bộ sử thi nổi tiếng.
23- Nghệ thuật: đền Pactơnông (Hy Lạp) , đấu trường Côlidê (Rô Ma), tượng lực sĩ ném đĩa, tượng thần vệ
24nữ.
255. Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu?
26- Cách đây 40-30 vạn năm, người tối cổ đã xuất hiện trên đất nước ta.
27- Dấu tích được tìm thấy ở Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hoá), Xuân
28Lộc (Đồng Nai).
29- Phát hiện răng người tối cổ, công cụ đá ghè đẽo thô sơ.
306. Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào?
31- Với nghề nông vốn có và công cụ cải tiến, người nguyên thủy sống định cư ở đồng bằng ven sông, ven
32biển  thuần hóa lúa hoang dần trở thành cây lương thực chính.
33- Nghề nông trồng lúa nước ra đời.
34 Cuộc sống của con người ổn định hơn.
357. Sự phân công lao động đã được hình thành như thế nào?
36- Thuật luyện kim ra đời làm cho sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển.
1 1
2
37- Sự phân công lao động hình thành.
38+ Phụ nữ: làm việc nhà, làm đồ gốm, dệt vải, tham gia sản xuất nông nghiệp.
39+ Nam giới: làm nông nghiệp, săn bắn, đánh cá, chế tác công cụ.
408. Từ thế kỉ VIII-I TCN, hình thành những nền văn hoá nào? Nêu những nét chính về trình độ sản
41xuất thời văn hóa Đông Sơn?
42a. Từ thế kỉ VIII-I TCN, hình thành những nền văn hoá
43+ Văn hoá Oc Eo  cơ sở nước Phù Nam.
44+ Văn hoá Sa Huỳnh cơ sở nước Champa.
45+ Văn hoá Đông Sơn  cơ sở nước Lạc Việt.
46b. Những nét chính về trình độ sản xuất thời văn hóa Đông Sơn:
47- Công cụ sản xuất, đồ đựng, đồ trang sức đều phát triển hơn trước.
48- Đồ đồng dần thay thế đồ đá.
49- Tìm thấy nhiều công cụ, vũ khí bằng đồng: lưỡi cày, rìu, lưỡi giáo, mũi tên…có trang trí hoa văn
50- Cuộc sống ổn định
51 Nền sản xuất phát triển
529. Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?
53- Sản xuất phát triển  xã hội phân hoá thành người giàu kẻ nghèo.
54- Nhu cầu chống lũ lụt, bảo vệ sản xuất ở lưu vực các sông lớn.
55- Đấu tranh chống ngoại xâm và giải quyết xung đột giữa các bộ tộc.
56 Nhà nước Văn Lang ra đời.
5710. Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn lang:
58
Hùng Vương
59 Lạc Hầu Lạc Tướng
(Trung ương)
60
61
Lạc Tướng Lạc Tướng
62 (Bộ) (Bộ)
63
64 Bồ chính Bồ chính
Bồ chính
(Chiềng, chạ) (Chiềng, chạ)
65 (Chiềng, chạ)
6611. Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang:
67- Sống thành làng chạ, phần lớn ở nhà sàn làm bằng gỗ.
68- An cơm nếp tẻ, rau cà, thịt cá, có gia vị.Biết dùng mâm bát.
69- Nam đóng khố, mình trần, đi chân đất. Nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực.
70- Đi lại bằng thuyền.
7112. Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang có gì mới?

3 2
4
72- Xã hội Văn Lang chia thành nhiều tầng lớp: quý tộc, dân tự do, nô tỳ.
73- Biết tổ chức lễ hội vui chơi. Nhạc cụ chủ yếu là trống đồng, chiên, khèn.
74- Biết thờ cúng các lực lực lượng tự nhiên. Người chết được chôn cất cẩn thận kèm theo công cụ lao động.
75 Đời sống vật chất và tinh thần hoà quyện với nhau tạo nên tình cảm cộng đồng.
7613. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần diễn ra như thế nào?
77- Năm 218 TCN, vua Tần đánh xuống phương nam.
78- Năm 214 TCN, quân Tần kéo đến vùng bắc Văn Lang, nơi người Lạc Việt và Tây Âu sinh sống. Cuộc
79kháng chiến bùng nổ.
80- Quân ta trốn vào rừng để kháng chiến. Họ bầu Thục Phán lên làm chủ tướng.
81- 6 năm sau “người Việt đại phá quân Tần”.
82
83 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ HỌC KỲ I- LỚP 6 (2)
84
85

86
87
BÀI 1: SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ
88Câu 1: Lịch sử là gì ?
89- Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ.
90- Lịch sử còn là môn khoa học, có nhiệm vụ tìm hiểu và dựng lại những hoạt động của con người
91và xã hội loài người diễn ra trong quá khứ.
92

93Câu 2 : Có gì khác nhau giữa lịch sử của một con người và lịch sử xã hội loài người ?
94- Lịch sử một con người chỉ là hoạt động riêng của cá nhân con người đó.
95- Lịch sử xã hội loài người liên quan đến nhiều người trong xã hội, nhiều quốc gia với các thời đại
96khác nhau.
97

98Câu 3: Học lịch sử để làm gì ?


99- Học Lịch sử để hiểu được cội nguồn dân tộc, biết quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông.
100- Biết quá trình đấu tranh với thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm để giữ gìn độc lập dân tộc.
101- Biết lịch sử phát triển của nhân loại để rút ra những bài học kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai.
102

103Câu 4 : Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử ?


104 Dựa vào 3 nguồn sau tư liệu sau
105- Tư liệu truyền miệng : Là những câu chuyện, những lời mô tả được truyền từ đời này qua đời khác
106ở rất nhiều dạng khác nhau như : truyền thuyết…
107- Tư liệu hiện vật : Là những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt
108đất, như trống đồng, bia đá….
109- Tư liệu chữ viết : là những bản ghi, sách vở chép tay hay được in, khắc bằng chữ viết như văn bia,
110đại việt sử ký toàn thư….
111 Nguồn tư liệu là gốc để giúp ta hiểu biết và dựng lại lịch sử
112

113Câu 5 : Em hiểu gì về câu danh ngôn của Xi- xê- rông « Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống ? »
114 Lịch sử ghi lại tất cả những gì diễn ra trong quá khứ : cho ta những hiểu biết biết về hiểu biết
115về tổ tiên, đất nước, dân tộc mình với những chặng đường đấu tranh dựng nước và giữ nước đầy
116xương máu và nước mắt của các thế hệ cha ông. Qua đó gìn giữ, phát triển, giáo dục và khơi dậy
117lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho các thế hệ mai sau biết trân trọng những giá trị lịch sử, biết ơn
118những thế hệ đi trước, và nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn những giá trị
119tinh hoa, bản sắc văn hóa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc để xây dựng và phát triển đất

5 3
6
120nước ngày càng giàu đẹp, bền vững. Lịch sử chính là tấm gương lớn để muôn đời sau chúng ta soi
121vào. Do vậy lịch sử xứng đáng được coi là thầy dạy của cuộc sống.
122
123 BÀI 2 : CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ
124Câu 1 : Tại sao phải xác định thời gian ?
125- Muốn hiểu và dựng lại lịch sử phải sắp xếp tất cả các sự kiện theo thứ tự thời gian. Như vậy việc
126xác định thời gian là rất cần thiết.
127- Xác định thời gian xảy ra các sự kiện là một nguyên tắc cơ bản quan trọng trong việc tìm hiểu và
128học tập lịch sử.
129Câu 2 : Người xưa đã tính thời gian như thế nào? Theo em có mấy cách làm ra lịch? Nêu
130những cách đó?
131- Dựa vào sự quan sát và tính toán, người xưa đã tính được thời gian mọc, lặn, di chuyển của Mặt
132Trời, Mặt Trăng và làm ra lịch.
133 Người xưa đã phân chia thời gian theo ngày, tháng, năm và sau đó chia thành giờ, phút.
134- Có 2 cách làm lịch, đó là:
135 + Người phương Đông : Dựa theo chu kỳ vòng quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất (cách tính
136này được gọi là Âm lịch)
137 + Người phương Tây : Dựa theo chu kỳ vòng quay của Trái Đất quanh Mặt Trời: (cách tính này
138 được gọi là Dương lịch).
139Câu 3: Theo em thế giới có cần một thứ lịch chung hay không ? Vì sao phải có thứ lịch chung
140đó? Đó là lịch gì?
141 Thế giới cần một thứ lịch chung. Vì: Xã hội ngày càng phát triển, sự giao lưu giữa các quốc gia
142ngày càng được mở rộng. Nhu cầu cần có một thứ lịch chung được đặt ra. Dương lịch ngày càng
143hoàn chỉnh để các dân tộc đều có thể sử dụng, đó là Công lịch.
144Câu 4: Công lịch được tính như thế nào ?
145 Công lịch lấy năm tương truyền Chúa Giê- xu ra đời làm năm đầu tiên của Công nguyên. Trước
146năm đó là trước Công nguyên (TCN).
147 Theo công lịch: + 1 năm có 12 tháng = 365 ngày (năm nhuận thêm một ngày)
148 + 1 thế kỷ = 100 năm
149 + 1 thiên niên kỷ (TNK) = 1000 năm.
150
151
152
BÀI 3: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
153Câu 1: Con người xuất hiện như thế nào?
154- Cách đây khoảng 3 – 4 triệu năm vượn cổ biến thành Người tối cổ (di cốt tìm thấy ở Đông Phi,
155Giava ( Inđônêxia) và gần Bắc Kinh ( Trung Quốc)…
156- Họ đi bằng 2 chân.
157- Đôi tay tự do để sử dụng công cụ và kiếm thức ăn.
158- Họ sống thành từng bầy ( vài chục người).
159- Sống bằng hái lượm và săn bắt.
160- Sống trong hang động hoặc những túp lều làm bằng cành cây, lợp lá khô.
161- Công cụ lao động: mảnh tước đá, ghè đẽo thô sơ.
162- Biết dùng lửa để sưởi ấm và nướng thức ăn.

7 4
8
163 Cuộc sống bấp bênh hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên.
164

165Câu 2: Người tinh khôn sống như thế nào?


166- Người tinh khôn xuất hiện là bước nhảy vọt thứ hai của con người.
167+ Lớp lông mỏng mất đi.
168+ Họ sống theo thị tộc.
169+ Làm chung, ăn chung.
170- Biết trồng lúa, rau.
171- Biết chăn nuôi gia súc, làm đồ gốm, dệt vải, làm đồ trang sức.
172 Cuộc sống ổn định hơn.
173Câu 3: Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã?
174- Nhờ công cụ kim loại.
175+ Sản xuất phát triển.
176+ Sản phẩm con người tạo ra đã đủ ăn và có dư thừa.
177- Một số người đứng đầu thị tộc đã chiếm đoạt một phần của cải dư thừa.
178- Xã hội xuất hiện tư hữu.
179- Có sự phân hoá giàu, nghèo.
180- Xã hội nguyên thuỷ tan rã, xã hội có giai cấp xuất hiện.
181
182
BÀI 4: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
183Câu 1: Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành ở đâu và từ bao giờ ?
184 Từ cuối thiên niên kỷ IV đầu thiên niên kỉ III TCN, trên các lưu vực sông lớn: sông Nin ở Ai
185Cập, Ơ- phơ- rát và Ti- gơ- rơ ở Lưỡng Hà, sông Ấn và sông Hằng ở Ấn Độ, sông Hoàng Hà và
186Trường Giang ở Trung Quốc ngày nay các quốc gia cổ đại ở phương Đông được hình thành. Đây là
187những quốc gia xuất hiện sớm nhất trong lịch sử loài người
188

189Câu 2: Vì sao các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành trên lưu vực các con sông lớn ?
190 Vì đất đai ven sông màu mỡ, nước tưới đầy đủ, dễ trồng trọt, cho năng suất cao, đảm bảo cuộc
191sống, do vậy cư dân tập trung về đây ngày càng đông, từ đó hình thành nên các quốc gia cổ.
192

193Câu 3: Nền tảng kinh tế của các quốc gia phương Đông là gì?
194- Nền tảng kinh tế chính là nông nghiệp trồng lúa nước ngày càng phát triển;
195- Người ta cũng biết làm thủy lợi, đắp đê, ngăn lũ, đào kênh máng dẫn nước vào ruộng.
196- Ngoài ra nghề chăn nuôi gia súc và các nghề thủ công khác như : luyện kim, đúc đồng, làm đồ
197gốm, đóng thuyền, làm nhà và trao đổi sản phẩm giữa các vùng cũng phát triển.
198

199Câu 4: Vì sao nông nghiệp là ngành kinh tế chính?


200 Nông nghiệp là ngành kinh tế chính vì: các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở lưu
201vực các con sông lớn, có điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai màu mỡ, dễ canh tác, cho năng suất
202cao, lượng nước tưới quanh năm đầy đủ rất thuận lợi cho sự phát triển của nghề nông.
203

204Câu 5: Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào ?
205 Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm 3 tầng lớp:
206 + Nông dân công xã: đông đảo nhất và là tầng lớp lao động sản xuất chính trong xã hội.
207 + Quý tộc, quan lại: là tầng lớp có nhiều của cải và quyền thế. Đứng đầu là nhà vua nắm mọi
208quyền hành.
209 + Nô lệ: là những người hèn kém, hầu hạ, phục dịch cho quý tộc; thân phận không khác gì con
210vật.
211

212Câu 6: Em hiểu thế nào là nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông ?
213 Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông là nhà nước do : Vua đứng đầu, có quyền hành có
214quyền cao nhất trong mọi việc: từ việc đặt ra luật pháp, chỉ huy quân đội, đến việc xét xử những
215người có tội…
9 5
10
216 Giúp việc cho vua là bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương gồm toàn quý tộc (quan
217lại). Họ lo việc thu thuế, xây dựng cung điện, đền tháp và chỉ huy quân đội.
218
219 BÀI 5: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY
220

221Câu 1: Các quốc gia cổ đại phương Tây hình thành ở đâu và tự bao giờ ?
222 Khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN, trên hai bán đảo Ban- căng và I- ta-li-a, hai quốc gia cổ đại
223phương Tây là Hy Lạp và Rô- ma được hình thành.
224

225Câu 2: So sánh sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây?
226 + Quốc gia cổ đại Phương Đông: ra đời cuối thiên niên kỉ IV, đầu thiên niên kỉ III TCN trên lưu
227vực các con sông lớn có nhiều phù sa màu mở thuận lợi phát triển nông nghiệp.
228 + Quốc gia cổ đại Phương Tây: ra đời đầu thiên kỉ I TCN, trên bán đảo Ban Căng và I- ta- li- a
229có ít đồng bằng, chủ yếu là đất đồi núi đá vôi, xen kẽ với những thung lũng bờ biển khúc khuỷu,
230hải cảng tự nhiên, thuận lợi cho buôn bán đường biển.
231 Như vậy, các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời sau các quốc gia cổ đại phương Đông.
232

233Câu 3: Tại sao ở phương Tây, các quốc gia cổ đại lại hình thành muộn hơn nhiều so với
234phương Đông ? Vì ở phương Tây đất đai xấu, không thuận lợi cho sự phát triển của việc trồng lúa,
235do đó không có nền kinh tế sớm ổn định, cần cho sự hình thành một quốc gia.
236Câu 4: Xã hội Hi Lạp và Rô ma gồm những giai cấp nào?
237 Gồm 02 giai cấp cơ bản:
238 + Chủ nô: có quyền lực, giàu có và bóc lột nô lệ
239 + Nô lệ: lực lượng lao động chính trong xã hội, làm việc cực nhọc ở các trang trại, bị đối xử tàn
240 tệ và là tài sản riêng của chủ nô, bị xem như “công cụ biết nói”.
241
242Câu 5: Em hiểu thế nào là xã hội chiếm hữu nô lệ ?
243 Xã hội chiếm hữu nô lệ là xã hội có hai giai cấp chính là: chủ nô và nô lệ, trong đó giai cấp chủ
244nô thống trị, họ sống dựa trên sức lao động của nô lệ và bóc lột nô lệ.
245
246 BÀI 6: VĂN HÓA CỔ ĐẠI
247

248Câu 1: Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hóa gì ?
249- Biết được về thiên văn, sáng tạo ra lịch (âm lịch), làm đồng hồ đo thời gian
250- Biết dùng chữ tượng hình, viết trên giấy pa- pi- rút, trên mai rùa, thẻ tre, trên các phiến đất sét ướt
251rồi đem nung khô...
252- Trong toán học:
253+ Người Ai Cập nghĩ ra phép đếm đến 10, giỏi về hình học, tính được số Pi bằng 3,14.
254+ Người Lưỡng Hà giỏi về số học
255+ Người Ấn Độ tìm ra các chữ số (kể cả số 0).
256- Kiến trúc: các công trình kiến trúc đồ sộ: Kim tự tháp ở Ai Cập, thành Ba- bi- lon ở Lưỡng Hà.
257

258Câu 2: Người Hy Lạp, Rô- ma đã có những đóng góp gì về văn hóa ?


259- Biết về thiên văn, làm lịch và dùng lịch Dương. Họ tính ra được 1 năm có 365 ngày và 6 giờ, chia
260thành 12 tháng.
261- Sáng tạo ra hệ chữ cái a, b, c... ban đầu gồm 20 chữ cái, sau hoàn chỉnh có 26 chữ cái mà ngày
262nay chúng ta vẫn đang dùng.
263- Hình thành hệ thống chữ số La Mã
264- Các ngành khoa học cơ bản đạt nhiều thành tựu rực rỡ: Toán học; Thiên văn, vật lý, triết học, sử
265học, địa lý…
266- Văn học cổ Hi Lạp phát triển rực rỡ với bộ sử thi, vở kịch thơ độc đáo: I-li-at, Ô-re-xti…

11 6
12
267- Nhiều công trình kiến trúc và điêu khắc nổi tiếng: đền Pac- tơ- nông ở A- ten; đấu trường Cô-li-dê
268ở Rô- ma; tượng Lực sĩ ném đĩa, thần vệ nữ ở Mi- lô...
269
270Câu 3: Theo em, những thành tựu văn hóa nào của thời cổ đại còn được sử dụng đến ngày
271nay ?
272 Chữ viết la‒tinh a, b, c, chữ số, lịch, một số thành tựu khoa học: toán học; thiên văn, triết học, sử
273học...
274
275Câu 4: Theo em, thành tựu có ý nghĩa lớn nhất đối với văn minh loài người là thành tựu nào?
276 Đó là chữ viết vì: nhờ có chữ viết mà thành tựu văn hóa của loài người được bảo tồn và lưu
277truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
278
279 BÀI 7: ÔN TẬP
280

281Câu 1: Những dấu vết của Người tối cổ (người Vượn) được phát hiện ở đâu?
282 - Những dấu vết của người tối cổ được phát hiện ở miền Đông châu Phi, đảo Giava, gần thành
283Bắc Kinh.
284 - Cách đây 30- 40 vạn năm, người tối cổ cũng xuất hiện trên đất nước ta. Những dấu tích tìm
285thấy ở Thẩm Khuyên, Thẩm Hai(Lạng Sơn), Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hoá), Xuân Lộc(Đồng
286Nai).
287 - Phát hiện răng người tối cổ, công cụ đá ghè đẽo thô sơ.
288Câu 2: Điểm khác nhau giữa người tinh khôn và người tối cổ thời nguyên thủy?
Người tối cổ Người tinh khôn
Điểm khác nhau
(Cách đây 3-4 triệu năm) (Cách đây 4 vạn năm)
- Khi đi ngã về phía trước,
- Tay dài quá đầu gối, ngón tay - Dáng đứng thẳng.
vụng về. - Xương cốt nhỏ hơn.
- Trán thấp, vát ra đằng sau. - Đôi tay khéo hơn.
- U lông mày cao. - Trán cao, mặt phẳng.
1. Về con người
- Xương hàm bạnh, nhô ra đằng - Hộp sọ và thể tích não lớn hơn.
trước. - Cơ thể gọn hơn, linh hoạt hơn.
- Hộp sọ và não nhỏ. - Không còn lớp lông mỏng trên cơ
- Có mọt lớp lông mỏng trên cơ thể.
thể., thể tích não 850-1100cm3
- Biết cải tiến công cụ đá
2. Công cụ sản - Công cụ bằng đá được ghè đẽo
- Phát hiện ra kim loại và biết chế tạo
xuất thô sơ hoặc được mài một mặt.
ra công cụ kim loại
- Sống từng nhóm nhỏ, có họ hàng với
- Sống thành từng bầy trong
nhau gọi là thị tộc.
hang động, mái đá, và cả ngoài
3. Tổ chức xã hội - Họ làm chung, ăn chung, biết trồng
trời
trọt, chăn nuôi, làm đồ gốm, dệt vải,
- Sống bằng săn bắt và hái lượm
làm đồ trang sức
289 290

291Câu…..: Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào?
292- Với nghề nông vốn có và công cụ cải tiến, người nguyên thủy sống định cư ở đồng bằng ven
293sông, ven biển  thuần hóa lúa hoang dần trở thành cây lương thực chính.
294- Nghề nông trồng lúa nước ra đời.
295 Cuộc sống của con người ổn định hơn.
296

297Câu 3: Thời cổ đại có những quốc gia lớn nào?


298 - Ở phương Đông: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc
13 7
14
299 - Ở phương Tây: Hy Lạp và Rôma
300
301Câu….: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu và từ bao giờ?
302 - Ra đời vào cuối TNK IV đầu TNK III TCN
303 - Được hình thành trên các lưu vực sông lớn: sông Nin (Ai Cập), sông Tigơrơ, Ơphơrát (Lưỡng
304 Hà), sông Ấn, Hằng(Ấn Độ), sông Trường Giang, Hoàng Hà (Trung Quốc).
305 - Nghề nông trở thành nền kinh tế chính.
306

307Câu…..: Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây:


308 - Khoảng đầu TNK I TCN, trên bán đảo Ban căng và Italya đã hình thành 2 quốc gia Hy Lạp và
309 Rô Ma.
310 - Đất đai không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
311 - Thủ công nghiệp và thương nghiệp, nhất là ngoại thương rất phát triển.
312

313Câu 4: Các tầng lớp xã hội chính ở thời cổ đại?


314* Ở phương Đông: có 3 tầng lớp:
315 + Quý tộc: vua, quan
316 + Nông dân công xã: lực lượng sản xuất chính nuôi sống xã hội
317 + Nô lệ: chủ yếu phục vụ vua, quan, quý tộc
318* Ở phương Tây: có 02 tầng lớp:
319 + Chủ nô
320 + Nô lệ: lực lượng sản xuất đông đảo nuôi sống xã hội
321Câu 5: Các loại Nhà nước thời cổ đại (điểm khác nhau về nhà nước giữa các quốc gia cổ đại
322phương Đông và phương Tây)
323* Ở phương Đông: Nhà nước quân chủ chuyên chế: do Vua chuyên chế đứng đầu, quyền hành cao
324nhất, quyết định mọi công việc từ đặt ra luật pháp, chỉ huy quân đội…, theo chế độ cha truyền con
325nối, hay thường gọi là quân chủ (Ai Cập, Trung Quốc)
326

327* Ở phương Tây: Nhà nước dân chủ nô lệ (nhà nước cộng hòa): Người dân tự do có quyền bầu ra
328những người cai quản đất nước theo thời hạn quy định, được gọi là nhà nước dân chủ nô lệ. Điển
329hình là Nhà nước Aten, có “Hội đồng 500” quyết định mọi việc. Riêng ở Rô ma, quyền lãnh đạo
330đất nước đổi dần từ thế kỷ I TCN đến thế kỷ V theo thể chế quân chủ, đứng đầu là Vua.
331

332Câu 6: Những thành tựu văn hóa ở thời cổ đại


333

334* Ở Phương Đông:


335- Biết được về thiên văn, sáng tạo ra lịch (âm lịch), làm đồng hồ đo thời gian
336- Chữ viết: Biết dùng chữ tượng hình, viết trên giấy pa- pi- rút, trên mai rùa, thẻ tre, trên các phiến
337đất sét ướt rồi đem nung khô...
338- Trong toán học:
339+ Người Ai Cập nghĩ ra phép đếm đến 10, giỏi về hình học, tính được số Pi bằng 3,14.
340+ Người Lưỡng Hà giỏi về số học
341+ Người Ấn Độ tìm ra các chữ số (kể cả số 0).
342- Kiến trúc: các công trình kiến trúc đồ sộ: Kim tự tháp ở Ai Cập, thành Ba- bi- lon ở Lưỡng Hà.
343
344* Ở phương Tây:
345- Biết về thiên văn, làm lịch và dùng lịch Dương.
346- Chữ viết: Sáng tạo ra hệ chữ cái a, b, c... ban đầu gồm 20 chữ cái, sau hoàn chỉnh có 26 chữ cái
347mà ngày nay chúng ta vẫn đang dùng.
348- Hình thành hệ thống chữ số La Mã I, II, III…
349- Các ngành khoa học cơ bản đạt nhiều thành tựu rực rỡ: Toán học; Thiên văn, vật lý, triết học, sử
350học, địa lý…
351- Văn học cổ Hi Lạp phát triển rực rỡ với bộ sử thi, vở kịch thơ độc đáo: I-li-at, Ô-re-xti…
15 8
16
352-Nghệ thuật: đền Pactơnông (Hy Lạp) , đấu trường Côlidê (Rô Ma), tượng lực sĩ ném đĩa, tượng
353thần vệ nữ.
354

355Câu 7: Đánh giá những thành tựu văn hóa lớn ở thời cổ đại?
356 - Những thành tựu văn hóa lớn ở thời cổ đại đã nói lên sự tài năng và sự phát triển của trình độ
357trí tuệ, khả năng vĩ đại con người. Không những để phục vụ cuộc sống của họ mà còn làm cho sự
358phát triển của sản xuất, khoa học công nghệ sau này.
359 - Những thành tựu đó đã đặt nền móng cho sự phát triển của các ngành khoa học, nghệ thuật
360ngày nay.
361
362 BÀI 8: THỜI NGUYÊN THỦY TRÊN ĐẤT NƯỚC TA
363
364Câu 1: Những dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy ở đâu?
365- Ở Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), phát hiện răng của Người tối cổ, thân, xương động vật
366cổ.
367- Ở Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hoá), Xuân Lộc (Đồng Nai)…phát hiện công cụ đá ghè đẽo thô sơ.
368Người tối cổ sinh sống trên khắp đất nước ta.
369

370Câu 2: Ở giai đoạn đầu, Người tinh khôn sống như thế nào?
371- Thời gian: khoảng 3 - 2 vạn năm trước đây.
372- Địa điểm: mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (Lâm Thao - Phú Thọ), và nhiều nơi khác (Lai
373Châu, Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hoá, Nghệ An)
374- Công cụ: đá ghè đẽo thô sơ, có hình thù rõ rệt.
375Người tinh khôn có bước tiến mới về kĩ thuật chế tác công cụ đá - cuộc sống có tiến bộ hơn - con
376người cần có những mối quan hệ mới.
377

378Câu 3: Giai đoạn phát triển của Người tinh khôn có gì mới?
379- Sự tiến bộ trong kỹ thuật chế tác công cụ đá ( đá mài lưỡi ).
380- Nhờ lao động sản xuất và cải tiến kỹ thuật - sản xuất phát triển, cuộc sống định cư lâu dài.
381- Xuất hiện các loại hình công cụ mới ( Xương, sừng ), đồ gốm ra đời.
382
383
384
BÀI 9: ĐỜI SỐNG NGƯỜI NGUYÊN THỦY TRÊN ĐẤT NƯỚC TA
385Câu 1: Đời sống vật chất:
386- Công cụ, đồ dùng mới: rìu đá mài lưỡi, đồ gốm…
387- Làm đồ gốm đòi hỏi trình độ cao hơn - là một phát minh quan trọng.
388- Làm tăng thêm nguyên liệu và loại hình công cụ, đồ dùng cần thiết.
389- Biết trồng trọt và chăn nuôi.
390- Con người đã tạo ra lương thực, thức ăn cần thiết…
391- Sống chủ yếu ở trong hang động, mài đá, lều lợp cỏ, lá cây..
392

393Câu 2: Tổ chức xã hội:


394- Sống định cư lâu dài ở một nơi thành từng nhóm ( trong hang động phát hiện những lớp vỏ sò dày
3953 - 4m.
396- Chế độ thị tộc mẫu hệ.
397- Đây là tổ chức xã hội có tổ chức đầu tiên.
398

399Câu 3: Đời sống tinh thần.


400- Nhu cầu trang sức và các đồ trang sức đa dạng.
401- Cuộc sống tinh thần phong phú..
402- Quan hệ giữa người và người ngày càng gắn bó.
403- Lao động sản xuất được coi trọng.
404
17 9
18
405 THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC VĂN LANG – ÂU LẠC
406
407
BÀI 10: NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ.
408Câu 1: Công cụ sản xuất được cải tiến như thế nào?
409- Công cụ bằng đá được mài nhẵn.
410- Công cụ bằng sương, sừng nhiều hơn.
411- Đồ gốm xuất hiện và ngày càng phát triển - Kỹ thuật chế tác đá ở trình độ cao, công cụ, đồ dùng
412ngày càng phát triển, đồ gốm ra đời.
413- Từ trình độ cao của kỹ thuật chế tác đá và làm đồ gốm, con người đã tiến thêm một bước căn bản
414- Phát minh ra thuật luyện kim.
415

416Câu 2: Thuật luyện kim đã được phát minh như thế nào?
417- Nhờ sự phát triển của nghề làm đồ gốm, thuật luyện kim ra đời.
418- Công cụ kim loại đầu tiên: Dùi đồng, dây đồng…
419- Từ đây con người đã tìm ra một thứ nguyên liệu mới để làm công cụ theo ý muốn nhu cầu của
420mình.
421

422Câu 3: Nghề trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào?
423( Công cụ, đồ đựng, gạo cháy, thóc… ở Hoa Lộc, Phùng Nguyên..).
424- Người Hoa Lộc và Phùng Nguyên đã phát minh ra nghề trồng lúa nước.
425- Thóc gạo dần trở thành lương thực chính.
426- Cuộc sống định cư lâu dài ven các con sông lớn.
427- Trước đây: Cuộc sống bấp bênh, phụ thuộc vào thiên nhiên liên tục phải chuyển chỗ ở.
428- Sau khi có nghề trồng lúa nước cuộc sống ổn định hơn, chủ động được lương thực, định cư lâu dài
429ven các con sông lớn ( Có đất đai màu mỡ, đủ nước tưới cho cây lúa, thuận lợi cho cuộc sống sản
430xuất)
431
432 THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC VĂN LANG – ÂU LẠC
433
434
BÀI 11: NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI.
435Câu 1. Sự phân công lao động đã được hình thành như thế nào?
436(Ba phát minh quan trọng: đồ gốm, đồ đồng, nghề trồng lúa nước).
437- Chất liệu: Bền hơn, chắc hơn, dễ tạo hiình hơn, nguồn gốc: Quặng, đất sét, cách làm phức tạp
438hơn, đòi hỏi kỹ thuật cao hơn.
439- Không phải ai cũng biết luyện kim hoặc đúc đồng hay làm đồ gốm.
440- Xuất hiện sự chuyên môn hoá.
441+ Phân công lao động theo ngành nghề..
442+ Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp ( Không thể).
443- Có sự phân công lao động theo giới tính giữa nam và nữ.
444* Sự phân công lao động theo nghề nghiệp và giới tính là cần thiết. Sự phân công lao động xã hội
445phức tạp hơn, nhưng đó là một chuyển biến cực kỳ quan trọng.
446

447Câu 2. Xã hội có gì đổi mới?


448- Tổ chức thị tộc mẫu hệ.
449- Cuộc sống ổn định, đông đảo hơn, định cư lâu hơn.
450- Hình thành các chiềng, chạ ( làng, bản) và bộ lạc.
451- Người nam giới là lao động chính và làm công việc nặng nhọc.
452- Thị tộc mẫu hệ được thay thế bằng thị tộc phụ hệ.
453- Người cao tuổi được coi trọng.
454* Có những ngôi mộ chôn theo của cải: giàu có, có những ngôi mộ không chôn theo của cải:
455Nghèo.
456- Xã hội có sự phân hoá giàu nghèo.
19 10
20
457

458Câu 3. Bước phát triển mới về xã hội được nảy sinh như thế nào?
459- Các khu vực văn hoá phát triển đều khắp trên cả ba miền của đất nước. vị trí khu vực văn hóa lớn
460của các di chỉ: Óc eo; Sa Huỳnh; Đông Sơn.
461* Các công cụ chủ yếu bằng đồng, hình dáng, trang trí hài hoà, nhiều loại hình công cụ khác nhau,
462phù hợp với nhiều công việc ngành nghề: Luyện kim, đúc đồng, nghề nông phát triển.
463- Công cụ bằng đồng thay thế hằn công cụ bằng đá.
464* Cư dân của văn hoá Đông Sơn gọi chung là người Lạc Việt.
465
466Câu 4: Từ thế kỉ VIII-I TCN, hình thành những nền văn hoá nào? nêu những nét chính về
467trình độ sản xuất thời văn hóa Đông Sơn?
468a. Từ thế kỉ VIII-I TCN, hình thành những nền văn hoá
469+ Văn hoá Oc Eo  cơ sở nước Phù Nam.
470+ Văn hoá Sa Huỳnh cơ sở nước Champa.
471+ Văn hoá Đông Sơn  cơ sở nước Lạc Việt.
472b.Những nét chính về trình độ sản xuất thời văn hóa Đông Sơn:
473- Công cụ sản xuất, đồ đựng, đồ trang sức đều phát triển hơn trước.
474- Đồ đồng dần thay thế đồ đá.
475- Tìm thấy nhiều công cụ, vũ khí bằng đồng: lưỡi cày, rìu, lưỡi giáo, mũi tên…có trang trí hoa văn
476-Cuộc sống ổn định
477 Nền sản xuất phát triển
478
479
480 THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC VĂN LANG – ÂU LẠC
481 BÀI 12: NƯỚC VĂN LANG
482

483Câu 1: Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào ?
484 - Vào khoảng các thế kỉ VIII- VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn thuộc Bắc Bộ và
485Bắc Trung Bộ ngày nay, đã hình thành những bộ lạc lớn.
486 - Sản xuất phát triển, mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng
487thêm.
488 - Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước, ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn thường xuyên
489phải đối mặt với hạn hán, lụt lội.
490 - Vì vậy, cần phải có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân các làng bản để giải quyết vấn đề
491thủy lợi bảo vệ mùa màng.
492 - Các làng, bản khi giao lưu với nhau cũng có xung đột.
493 - Ngoài xung đột giữa người Lạc Việt với các tộc người khác còn xảy ra xung đột giữa các bộ lạc
494Lạc Việt với nhau. Để có cuộc sống yên ổn cần phải chấm dứt các cuộc xung đột đó.
495 Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh phức tạp đó..
496

497Câu 2: Xã hội có gì đổi mới?


498- Vùng đất ven sông Hồng, nơi bộ lạc Văn Lang sinh sống là phát triển hơn cả.
499- Bộ lạc Văn Lang hợp nhất các bộ lạc khác, thành lập nước Văn Lang ( thế kỉ VII TCN ).
500- Đứng đầu nhà nước là Hùng Vương.
501- Kinh đô: Văn Lang.
502

503Câu 3: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang. Nêu nhận xét về tổ chức của Nhà nước đầu tiên
504này ?
505
506 Hùng vương
Lạc hầu- Lạc tướng
507
(Trung ương)
21 11
22
508
509
510
Lạc tướng Lạc tướng
511 (Bộ) (Bộ)
512
513
514
515 Bộ chính Bộ chính Bộ chính
516 (Chiềng, chạ) (Chiềng, chạ) (Chiềng, chạ)
517
518 -Vua giữ mọi quền hành trong nước
519 -Đứng đầu các bộ là lạc tướng
520 - Đứng đầu các chiềng chạ là bộ chính
521 * Nhận xét: Tổ chức nhà nước còn sơ khai, chưa có quân đội, luật pháp. Tuy còn đơn giản
522nhưng đã tổ chức chính quyền cai quản, đánh dấu bước chuyển biến cơ bản từ chế độ nguyên thủy
523sang chế độ có giai cấp, nhà nước, bước vào thời kỳ văn minh.
524
525Câu 4: Bộ máy Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào? Em có nhận xét về tổ chức
526của Nhà nước đầu tiên này ?
527- Hùng vương chia đất nước ra làm 15 bộ. Vua giữ mọi quyền hành trong nước. Các bộ chịu sự cai
528quản của Vua
529- Để cai trị đất nước, Hùng Vương đặt ra các chức quan Lạc Hầu, Lạc Tướng. Đứng đầu các bộ là
530Lạc tướng.
531- Đứng đầu chiềng, chạ là Bồ chính.
532* Nhận xét: Tổ chức nhà nước còn sơ khai, chưa có quân đội, luật pháp. Tuy còn đơn giản nhưng
533đã tổ chức chính quyền cai quản, đánh dấu bước chuyển biến cơ bản từ chế độ nguyên thủy sang
534chế độ có giai cấp, nhà nước, bước vào thời kỳ văn minh
535

536Câu 5: Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào, ở đâu? Ai đứng đầu?
537- Thế kỷ VII TCN thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang thống nhất các bộ lạc ở đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung
538Bộ thành một nước, đặt tên nước là Văn Lang.
539- Người thủ lĩnh lên làm Vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Bạch Hạc (Việt Trì- Phú Thọ).
540

541Câu 6: Giải thích câu nói của Bác Hồ:


542 “Các vua Hùng đã có công dựng nước
543 Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”
544 Câu nói của Bác có ý nghĩa:
545 - Xác định trách nhiệm của thế hệ sau, đặc biệt là thế hệ trẻ trong công cuộc đấu tranh để xây
546dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam ngàn năm bền vững.
547 - Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, quân và dân ta dưới sự lãnh
548đạo của, Đảng, Bác Hồ chúng ta đã kiên cường chiến đấu, đánh đuổi bọn xâm lược ra khỏi đất
549nước ta, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ đất nước mà các Vua
550Hùng đã có công xây dựng nên.
551
552Câu 7: Giải thích câu nói của Bác Hồ:
553 “Dân ta phải biết sử ta
554 Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
555
556 Câu nói của Bác nhắc nhở mỗi công dân Việt Nam, mỗi con Lạc cháu Hồng phải có trách
557nhiệm tìm hiểu về cội nguồn, lịch sử dân tộc. Nắm vững lịch sử sẽ cho ta những hiểu biết về tổ tiên,

23 12
24
558đất nước, dân tộc mình với những chặng đường đấu tranh dựng nước và giữ nước đầy xương máu
559và nước mắt của cha ông ta. Qua đó gìn giữ, phát triển, giáo dục và khơi dậy lòng yêu nước, tự hào
560dân tộc cho các thế hệ mai sau biết trân trọng những giá trị lịch sử, biết ơn những thế hệ đi trước,
561và nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn những giá trị tinh hoa, bản sắc văn hóa,
562phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc để xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp,
563bền vững.
564

565Câu 10: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần diễn ra như thế nào?
566- Năm 218 TCN, vua Tần đánh xuống phương nam.
567- Năm 214 TCN, quân Tần kéo đến vùng bắc Văn Lang, nơi người Lạc Việt và Tây Âu sinh sống.
568Cuộc kháng chiến bùng nổ.
569- Quân ta trốn vào rừng để kháng chiến. Họ bầu Thục Phán lên làm chủ tướng.
570- 6 năm sau “người Việt đại phá quân Tần”.
571
572Câu 11: Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Tần?
573 - Vào cuối thế kỷ III TCN , thời vua Hùng Vương thứ 18, nước Văn Lang không còn yên bình,
574vua chỉ ham vui chơi, lụt lội xảy ra,nhân dân gặp nhiều khó khăn, nhà Tần đe dọa xâm lược .
575- Năm 218 TCN, quân Tần đánh xuống phương  Nam ; Bốn năm sau, quân Tần  chiếm vùng Bắc
576Văn Lang (nơi cư trú của người Lạc Việt và Tây Âu).
577- Thục Phán lãnh đạo nhân dân tổ chức kháng chiến lâu dài ,đánh du kích : ngày trốn vào rừng,
578đêm đến ra đánh giặc, sáu năm sau giết được Hiệu úy Đồ Thư, nhà Tần bãi binh .
579
580Câu 12: Qua cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần này em có suy nghĩ gì về tinh thần
581chiến đấu của người Tây Âu – Lạc Việt?
582- Qua cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần này chúng ta thấy người Tây Âu – Lạc Việt có
583tinh thần chiến đấu rất dũng cảm, kiên cường, quyết liệt và quyết tâm chiến đấu vì nền độc lập của
584dân tộc. Thể hiện lòng yêu nước và tinh thần chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta

25 13
26
585 BÀI 13: ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN
586 CỦA CƯ DÂN VĂN LANG
587

588Câu 1: Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ra sao ?
589 - Nhà ở: ở nhà sàn, mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền làm bằng gỗ, tre,
590nứa, lá, có cầu thang lên xuống.
591 - Nơi ở và đi lại: Làng, chạ thường gồm vài chục gia đình, sống quây quần ven đồi, ven sông,
592ven biển. Họ đi lại bằng thuyền.
593 - Ăn: Thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá, biết làm mắm và dùng gừng làm gia
594vị.
595 - Về trang phục: nam đóng khố mình trần, nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực, tóc cắt
596ngắn hoặc bỏ xõa, búi tó hoặc tết đuôi sam.
597 - Ngày lễ họ thích đeo các đồ trang sức như vòng tay, khuyên tai, đội mũ cắm lông chim
598hoặc bông lau.
599 Đời sống vật chất văn minh hơn thời kỳ trước.
600

601 Câu 2: Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang có gì mới ?
602 - Xã hội Văn Lang đã chia thành nhiều tầng lớp xã hội khác nhau: quyền quý, dân tự do, nô
603tì. Nhưng sự phân biệt các tầng lớp còn chưa sâu sắc.
604 - Họ thường tổ chức lễ hội, vui chơi: ca hát, nhảy múa, đua thuyền
605 - Cư dân Văn Lang có một số phong tục, tập quán: biết thờ cúng các lực lượng tự nhiên như
606núi, sông, Mặt Trời…, biết chôn người chết cùng với công cụ và đồ trang sức quý giá; tục
607nhuộm răng, ăn trầu….
608 Đời sống tinh thần tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc.
609

610 Câu 3: Những yếu tố nào tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc của cư dân Văn Lang?
611 Đời sống vật chất và tinh thần đặc sắc, phong phú đã hòa quyện lại trong con người Lạc Việt,
612tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc trong cư dân Văn Lang
613

614Câu 4: Nông nghiệp và các nghề thủ công nghiệp của cư dân Văn Lang?
615* Về nông nghiệp.
616- Công cụ: bằng đồng.
617- Sản xuất: Thóc lúa trở thành lương thực chính của cư dân Văn Lang. Ngoài ra họ còn biết
618trồng thêm rau, củ, quả … và trồng dâu, nuôi tằm. Nghề đánh cá, nuôi gia súc (trâu, bò…) đều
619phát triển.
620* Về nghề thủ công:
621- Nghề thủ công, đúc đồng rất phát triển.
622- Bắt đầu biết rèn sắt.
623- Các nghề thủ công truyền thống được duy trì và phát triển.
624- Các nghề thủ cộng: làm đồ gốm, dệt vải, lụa, xây nhà, đóng thuyền được chuyên môn hóa.
625Đặc biết nghề luyện kim được chuyên môn hóa cao. Ngoài việc đúc lưỡi cày, vũ khí, người thợ
626thủ công còn biết đúc trống đồng, thạp đồng.

27

You might also like