You are on page 1of 4

Chương 13: HÌNH THỨC QUẢN LÝ HC NN

I. Khái niệm, đặc điểm hình thức quản lý HCNN


1. Khái niệm
Là những biểu hiện ra bên ngoài của hoạt động quản lý hành
chính NN do chủ thể quản lý hành chính sử dụng trong quá
trình thực hiện chức năng quản lư’ý HCNN.
Ví dụ:
- Hoạt động lập quy của CP tức là đặt ra các quy phạm pháp
luật có giá trị dưới luật. Vậy, hoạt động lập quy của CP sẽ
được thể hiện ra bên ngoài thông qua việc chính phủ ban
hành ra các nghị định
- Chánh thanh tra sở y tế có thẩm quyền xử phạt VPHC đối
với những người có HVVP trong lĩnh vực y tế. Khi người
nào đó bị nghi nhiễm covid 19 nhưng từ chối hoặc trốn
tránh việc dụng biện pháp cách ly y tế. Vậy, chánh thanh
tra sở y tế có thể tiến hành xử phạt, hoạt động này được
thể hiện ra bên ngoài thông qua việc chánh thanh tra ban
hành QĐ xử phạt VPHC
- Hoạt đồng tuyên truyền giáo dục pháp luật. Sở tư pháp tổ
chức tập huấn Luật CB, CC sửa đổi.

2. Đặc điểm
 Hình thức quản lý là hoạt động của chủ thể quản lý mà
không phải là kết quả của hoạt động quản lý
Ví dụ:
o để động viên, tôn vinh các hiệp sĩ đường phố có
thành tích xuất sắc trong phong trào phòng chống tội
phạm, CT UBND Tp HCM đã ra quyết định khen
thưởng các hiệp sĩ đường phố.
o Để có cspl phù hợp hơn cho hoạt động xử phạt vi
phạm HC trong lĩnh vực gt đường bộ đường sắt, CP
đã ban hành ra một nghị định quy định về xử phạt vi
1
phạm hành chính trong lv gt đường bộ đường sắt.
(ban hành vbqppl)
 Hình thức quản lý là sự thể hiện thẩm quyền của chủ
thể QLNN (trong những tình huống cụ thể, để phù hợp
với tính chất, mục đích của các hđ quản lý, chủ thể
quản lý có thể lựa chọn những hình thức quản lý phù
hợp. Điều này có giới hạn, vì việc lựa chọn ht quản lý
phải dựa trên quy định của pl về quyền hạn của từng
chủ thể)
Ví dụ:
o Để quy định quản lý về hoạt động khoáng sản trên
địa bàn tỉnh Cao Bằng, UBND tỉnh này đã ban hành
quyết định…(thẩm quyền ban hành thuộc về
UBND). Tuy nhiên đối với 1 doanh nghiệp khai thác
khoáng sản trái pháp luật thì thẩm quyền xử phạt lại
thuộc về CT UBND tỉnh.
 Mỗi loại ht quản lý NN có nội dung, tính chất và
phương thức tác động nhất định
Ví dụ:
o Chính phủ ban hành nghị định số 57/2014/NĐ-CP
quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi NN
thu hồi đất.
UBND tp HCM ban hành quyết định só
28/2018/QĐ-UBND ban hành quy định về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi NN thu hồi đất trên
địa bàn TPHCM
Đều đặt ra các quy phạm, Nđ chính phủ thì áp
dụng toàn quốc, UBND thì áp dụng trên địa bàn
TPHCM. Đều tác động trực tiếp lên hành vi của con
người.
o Chủ tịch UBND cấp huyện  ra quyết định tuyển
dụng công chức cấp xã
2
Chiến sỹ CAND đang thi hành công vụ  ra quyết
định xử phạt người vi phạm HC về GTĐB
Giám đốc sở Y tế  ra quyết định ký luật với
chuyên viên có hành vi VPKL
 Đều là các chủ thể quản lý NN và các việc ra
quyết định đều tương đồng về nội dung, tính chất
và phương thức tác động. Về nội dung, đều đặt ra
các quy tắc xử xự mang tính bắt buộc riêng, áp
dụng cho những chủ thể cụ thể và cá biệt trong
những tình huống cụ thể, cá biệt. Về tính chất, đều
mang tính quyền lực NN. Về PTTĐ, đều tác động
trực tiếp lên hành vi của con người.

II. Phân loại các hình thức quản lý HCNN


1. Các hình thức QLHC mang tính pháp lý
Được pháp luật quy định cụ thể về nội dung, trình tự, thủ tục,
thẩm quyền. Ví dụ: HĐ ban hành VBQPPL phải tuân theo
quy định của luật ban hành VBQPPL và các văn bản hướng
dẫn thi hành
Có thể dẫn đến sự thay đổi nhất định trong cơ chế điều chỉnh
pháp luật; có khả năng làm phát sinh, thá đổi, chấm dứt
những quan hệ pháp luật HC cụ thể.
Bao gồm:
- Hoạt động ban hành văn bản quy phạm PL
- Hoạt động ban hành văn bản áp dụng quy phạm PL
2. Các hình thức QLHC ít mang tính pháp lý
- Không làm thay đổi cơ chế điều chỉnh pháp luật, không
làm phát sinh các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể.
- Có tính quyền lực NN nhưng mức độ cao thấp tùy theo
từng loại. Ví dụ: Hoạt động lập biên bản vi phạm hành
chính, Hoạt động kiểm tra phương tiện…
- Mức độ được pháp luật quy định cụ thể, chi tiết khác nhau.

3
 Đây là căn cứ, tạo điều kiện để thực hiện các hình thức
pháp lý hoặc để tổ chức thực hiện những hình thức
pháp lý. Ví dụ: Khi tiến hành hoạt động kiểm tra giấy tờ
hàng hóa, nếu phát hiện vi phạm pl thì sẽ lập biên
bản.Trên cơ sở đó, cơ quan hoặc người có thẩm quyền
sẽ ra quyết định áp dụng trách nhiệm pháp lý…
3. Các hình thức không mang tính pháp lý
- Là hình thức Pl chỉ quy định những thủ tục chung để tiến
hành chúng
- Không có khả năng làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt
các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể.
Bao gồm các hoạt động tổ chức xã hội trực tiếp.
 So sánh các hình thức quản lý NN theo các tiêu chí:
- Tính quyền lực NN
- Việc làm thay đổi cơ chế điều chỉnh PL
- Mức độ được PL quy định
- Là yếu tố gắn liền với thẩm quyền

You might also like