You are on page 1of 3

2.1 LÝ LUẬN CỦA C.

MÁC VỀ SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ HÀNG HÓA


2.1.1.Sản xuất hàng hóa
 Khái niệm sản xuất hàng hóa

- Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó, những người sản xuất ra sản phẩm không nhằm mục đích phục vụ nhu cầu
tiêu dùng của chính mình mà để trao đổi, sản xuất.
 Điều kiện ra đời sản xuất hàng hóa (xem giáo trình trang 22)

- Sự phân công lao động xã hội.


- Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất.
2.1.2. Hàng hóa
 Khái niệm hàng hóa

- Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người và trước khi đi vào tiêu dùng phải
thông qua (trao đổi).
 Thuộc tính hàng hóa (giáo trình trang 23)

- Giá trị sử dụng


- Giá trị
 Lượng giá trị của hàng hóa

- Là lượng thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra đơn vị hàng hóa.
- Trong trao đổi, giá trị hàng hóa phải được đo lường (so sánh, xác định) theo thời gian lao động xã hội cần thiết. Nói cách khác,
cơ sở để trao đổi hàng hóa cho nhau là thời gian lao động xã hội cần thiết.
 Thời gian lao động xã hội cần thiết

- Là thời gian cần thiết để sản xuất một hàng hóa trong điều kiện trung bình, với trình độ thành thạo trung bình và một cường độ
lao động trung bình. Thông thường, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa gần sát với thời gian
lao động cá biệt của người sản xuất cung cấp đại bộ phận hàng hóa đó trên thị trường.
- Cơ cấu lượng giá trị bao gồm ba bộ phận: Giá trị = c+v+m
 Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
- Năng suất lao động
+ Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động. Nó được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một
đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa.
+ Năng suất lao động tăng lên có nghĩa là cùng trong một đơn vị hàng hóa giảm xuống. Như vậy, giá trị của hàng hóa tỷ lệ
nghịch với nằn suất lao động.
+ Năng suất lao động phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như: sức khỏe của người lao động, trình độ học vấn, năng lực
chuyên môn và kinh nghiệm trong lao động, phạm vi tác dụng của tư liệu sản xuất, trình độ tổ chức quản lý, các điều kiện
tự nhiên... Muốn tăng năng suất lao động phải tác động vào các yếu tố trên.
- Cường độ lao động
+ Cường độ lao động là mức độ khẩn trương của lao động hay mức độ hao phí của lao động. Tăng cường độ lao động là
tăng mức khẩn trương trong lao động, về thực chấ giống như kéo dài ngày lao động. Cho nên, tăng cường độ lao động thì
khối lượng hàng hóa tăng lên, tổng giá trị hàng hóa tăng lên, nhưng giá trị một đơn vị hàng hóa không đổi.
- Lao động giản đơn và lao động phức tạp
+ Lao động giản đơn là sự hao phí lao động một cách giản đơn mà bất kỳ một người bình thường nào có khả năng lao
động cũng thực hiện được. Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện, do vậy trong một đơn vị
thời gian, lao động phức tạp tạo ra một lượng giá trị hàng hóa lớn hơn lao động giản đơn. Trong trao đổi, người ta lấy lao
động giản đơn làm đơn vị tính toán và quy tất cả lao động phức tạp thành lao động giản đơn, trung bình.
 Lao động trừu tượng
- Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa chỉ xét về mặt tiêu tốn sức lực trong quá trình sản xuất.
- Lao động trừu tượng có các đặc trưng sau:
+ Lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa.
+ Lao động trừu tượng là phạm trù lịch sử, nghĩa là lao động trừu tượng được coi là phạm trù chỉ trong kinh tế hàng hóa.
- Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa mang chức năng khác nhau, lao động cụ thể xem xét người sản xuất tạo ra hàng hóa
gì, sản xuất như thế nào, kết quả ra sao; lao động trừu tượng xem xét quá trình sản xuất, sức lao động của người sản xuất hao phí
nhiều hay ít.
- Lao động cụ thể mang tính chất tư nhân là biểu hiện của lao động tư nhân, lao động trừu tượng mang tính chất xã hội là biểu hiện
của lao động xã hội mâu thuẫn nhau: khi cung vượt quá cầu sẽ có một số hàng hóa không bán được hoặc mức tiêu hao lao động
cá biệt cao hơn mức tiêu hao mà xã hội có thể chấp nhận được thì hàng hóa cũng không tiêu thụ được. Đây là mâu thuẫn cơ bản
của sản xuất hàng hóa.

You might also like