You are on page 1of 6

CHƯƠNG 16: THỦ TỤC HÀNH CHÍNH****

I. Khái niệm – đặc điểm, phân loại thủ tục hành chính
1. Khái niệm
- Cơ sở của thủ tục nhà nước;
- Khái niệm thủ tục Nhà nước: Là trình tự, cách thức để tiến hành những hành
động nhất định nhằm đạt được hệ quả mà quy phạm vật chất dự kiến trước.
Ví dụ: +Pháp luật quy định áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc với công
chức tự ý bỏ việc 7 ngày cộng dồn trong 1 tháng => Phải có quy trình, cách
thức để đạt được hệ quả là áp dụng hình thức ký luật với CC vi phạm.
+Điều 147 HP 2013: “Chỉ có QH mới có quyền sửa đổi HP…”=> Cách thức
nào để QH tiến hành sđ HP.
- Các loại thru tục NN: Thủ tục lập hiến lập pháp, thủ tục hành chính, thủ tục
tố tụng.
 Vậy, thủ tục hành chính là thủ tục nào?
Các quan điểm khác nhau về TTHC: 3 quan điểm
- QĐ 1: TTHC là cách thức giải quyết tranh chấp hành chính hoặc xử phạt
VPHC (phạm vi hẹp nhất)
- QĐ 2: TTHC là cách thức ban hành các quyết định hành chính cá biệt
- QĐ 3: TTHC là cách thức thực hiện mọi hoạt động hành chính. (rộng
nhất, đầy đủ nhất)
 Định nghĩa về thủ tục hành chính: là trình tự, cách thức thực hiện hoạt
động hành chính nhà nước nói chung hoặc là trình tự, cách thức thực hiện
hoạt động quản lý ngành cụ thể được luật hành chính quy định.
 Ý nghĩa của thủ tục hành chính
- Là công thức cho những hoạt động quản lý hành chính, đảm bảo cho các
quyết định hành chính được thể hiện trên thực tế; là công cụ, phương tiện để
thực hiện chức năng của cơ quan hành chính nhà nước.**Quan trọng nhất**
Ví dụ: xử phạt VPHC là một loại hoạt động QLNN, muốn thực hiện hoạt
động này phải theo một thủ tục chặt chẽ được PLXLVPHC quy định
- Là một phương thức kiểm soát quyền lực NN (ở đây chủ yếu kiểm soát quyền
hành chính)
- Là cầu nối trong quan hệ giữa NN và công dân (đặc biệt khi người dân tham
gia TTHC nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của mình) vì TTHC hình thành thành
nên quan hệ tương tác trực tiếp giữa NN và công dân, buộc NN và công dân
quan hệ với nhau để nhằm thực hiện và triển khai các quy phạm nội dung
==> quan điểm tranh luận: Thủ tục hành chính đặt ra chỉ vì nhu cầu quản lý
của cơ quan HCNN? Quan điểm này là quan điểm phiến diện vì quyền lực NN
là quyền lực công cộng, không thuộc về một cá nhân nào, vậy lợi ích của NN
cũng chính là lợi ích của XH.
- Là biểu hiện của văn hóa, văn minh chính trị (thông qua TTHC, mối quan hệ
tương tác giữa NN và công dân được hình thành, từ đó sẽ phản chiếu về văn
hóa và văn minh chính trị)

1
2. Đặc điểm của TTHC
- Thủ tục HC được LHC quy định chặt chẽ
- TTHC được thực hiện ngoài trình tự tòa án (tức là ngoài trình tự về tố tụng,
không được hiểu là k dính líu đến TA, TA vẫn có thể là chủ thể của TTHC) Ví
dụ: xử phạt vi phạm hành chính TA vẫn xử, thẩm phán có quyền xử phạt
người gây mất trật tự phiên tòa, vậy đó là thủ tục hành chính được thục hiện
bởi TA.
- TTHC không chỉ nhằm thực hiện QPVC của luật HC, mà cả QPVC của các
ngành luật khác**(Vì TTHC là nhằm triển khai các hoạt động quản lý NN
mà hđ quản lý NN diễn ra trên mọi ngành, mọi lĩnh vực) Ví dụ: BLDS quy
định các quyền về nhân thân và tài sản sẽ được triển khai thông qua thủ tục
HC.
- So với các luật nội dung thì các quy định TTHC có tính năng động hơn, đa
dạng hơn và nhu cầu thay đổi cũng nhanh hơn (vì thủ tục hành chính đòi hơi
sự năng động sáng tạo)
- TTHC do nhiều chủ thể tiến hành, cơ sở pháp lý đa dạng (Vì chủ thể quản lý
PLHC rất nhiều, vậy chủ thể nào tiến hành quản lý NN cũng đồng thời là
những chủ thể được tiến hành những TTHC)
3. Phân loại TTHC
Ý nghĩa phân loại:
- Có hướng tiếp cận đối tượng (tùy vào mục đích)
- Nhằm hiểu rõ về từng loại TTHC để có hướng hoàn thiện hơn.
Căn cứ phân loại: dựa vào mục đích và nội dung TT vì nếu chia theo ngành, lĩnh
vực sẽ dẫn đến trùng lặp các loại thủ tục như nhau.
Các loại TTHC cơ bản:
- TT ban hành các QĐHC chung và các QĐHC quy phạm
Vi dụ: TT ban hành các nghị quyết, nghị định của CP
- TT giải quyết các vụ việc cá biệt cụ thể mang tính tích cực.
VD: TT ban hành quyết định bổ nhiệm chức vụ…
- TT cưỡng chế hành chính: TT xử phạt VPHC, TT xử lý HC khác, phong
ngừa, ngăn chặn HC…
- TT xử lý kỷ luật
- TT thanh tra
- TT khiếu nại, tố cáo và giải quyết KNTC
- TT giải quyết yêu cầu, kiến nghị của công dân. VD: Công dân đề nghị được
cấp phép kinh doanh, cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết để cấp giấy
phép theo quy định của PL
- TT giải quyết vụ án HC (quan điểm khoa học)
4. Phân loại thủ tục hành chính với các loại TT nhà nước khác:

2
 Phân biệt TTHC với TT tố tụng tư pháp
o Chủ thể thực hiện
o Cơ sở pháp lý của thủ tục
o Nhiệm vụ của TT
o Kết quả của TT
 TTHC với thủ tục lập hiến, lập pháp
o Chủ thể tiến hành: TTHC là chủ thể quản lý hành chính; TT lập
hiến lập pháp là Quốc hội
o Cơ sở pháp lý của TT: TTHC là Luật, các văn bản dưới luật, văn
bản chính quyền địa phương; TT lập hiến lập pháp là Hiến pháp,
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
o Nhiệm vụ của TT: TTHC có nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý
hành chính NN; TT lập hiến, lập pháp có chức năng lập hiến lập
pháp.
o Kết quả của TT: TTHC là 1 quyết định quản lý; TT lập hiến lập
pháp là 1 văn bản HP hoặc Luật
 TT tư pháp:
o Chủ thể: cơ quan tiến hành tố tụng
o CSPL: Văn bản luật về tố tụng
o Nhiệm vụ của TT: triển khai các HĐ tố tụng cụ thể
o Kết quả của TT: Bản án, quyết định tư pháp
II. Quy phạm và quan hệ pháp luật thủ tục hành chính
1. Quy phạm PL TTHC
a. Khái niệm
Là quy tắc xử xự mang tính bắt buộc chung do CQNN có thẩm quyền ban
hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xh phát sinh trong quá trình thực hiện các
TT hoạt động HCNN.
b. Ý nghĩa, vai trò của quy phạm TTHC
- Với chủ thể hoạt động hành chính NN: Là cơ sở pháp lý cho các hoạt động
hành chính cụ thể.
- Với cá nhân, tổ chức: Là đảm bảo pháp lý cho việc thực hiện quyền, nghĩa vụ
pháp lý của cá nhân, tổ chức.
- Với quy phạm pháp luật hành chính nội dung tương ứng: Là quy trình đưa quy
phạm hành chính vật chất vào thực tiễn.
c. Đặc điểm của quy phạm thủ tục HC
- Đặc điểm chung: Giống như QPPL hành chính nói chung
+ Được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xh về chấp hành, điều hành
+ Do nhiều chủ thể có thẩm quyền ban hành nên có số lượng lớn, tính thay đổi
cao.
- Đặc điểm riêng:

3
+ Quy phạm TTHC nhằm triển khai quy phạm của luật HC và nhiều ngành
luật khác ( vì nhiệm vụ của quy phạm thủ tục là nhằm triển khai quy phạm nội
dung)
+ QP TTHC có thể mang tính luật hoặc dưới luật
+ Tổng thể quy phạm TTHC là một bộ phận của ngành luật HC nhưng không
phải là quy phạm cơ bản của ngành luật HC
+ Quy phạm TTHC mang tính linh động hơn so với quy phạm hc nội dung vì:
o Có tính đến yếu tố địa phương, ngành, lĩnh vực
o Thường thay đổi nhanh do tác động của điều kiện KTXH
o Mang tính mở (không khép kín, dễ dung nạp cho những quan điểm
mới, cách thức mới)
d. Phân loại QP TTHC
Ý nghĩa phân loại: Nhằm tiếp cận quy phạm TTHC theo nhóm cụ thể, đánh
giá và hoàn thiện.
Căn cứ phân loại:
+ Căn cứ vào nội dung quy phạm: Quy phạm khái niệm thủ tục; quy phạm về
nguyên tắc thực hiện thủ tục; quy phạm về chủ thể tiến hành thủ tục; quy
phạm về quyền, nghĩa vụ chủ thể tham gia thủ tục; QP về các giai đoạn thủ
tục…
+ Căn cứ vào mục đích điều chỉnh của quy phạm: QP thủ tục giải quyết các
công việc cá biệt, cụ thể; Giải quyết các yêu cầu, kiến nghị của công dân; giải
quyết khiếu nại, tố cáo, thanh tra; thủ tục xử phạt vi phạm HC; thủ tục xử lý
kỷ luật…
2. Quan hệ PL TTHC
a. Khái niệm
- Định nghĩa QHPLHC thủ tục: Là những quan hệ xã hội do quy phạm TTHC
điều chỉnh giữa các bên mang quyền và nghĩa vụ PL đối với nhau.
- Vai trò: Là “hình thức sống” của quan hệ hành chính nội dung.(quy phạm PL
thủ tục HC sẽ đưa ra cách thức và từ quy phạm TTHC sẽ xuất hiện chủ thể
tham gia và hình thành nên quan hệ PL về thủ tục HC, QH PL về TTHc được
xem là biểu hiện bên ngoài của quan hệ pháp luật HC nội dung.
b. Đặc điểm
- Đặc điểm chung: tượng tự đặc điểm của quan hệ PLHC nói chung.
- Đặc điểm riêng:
+ Được hình thành trươc khi cơ quan NN, người có thẩm quyền ra quyết định
giải quyết vụ việc.
+ Là hình thức bên ngoài của quan hệ PL HC nội dung
+ Thường không diễn ra đơn lẻ mà các QHPLTTHC thường có mối quan hệ
gắn kết, xâu chuỗi, tạo thành một quy trình quản lý NN hoàn chỉnh.
Ví dụ: Thủ tục đăng ký ngành khai thác mỏ:
+ Phải xin phép cơ quan quốc phong và du lịch
+ Có sự đồng ý của UBND cấp xã nơi có mỏ
+ Lên UBND huyện xin huyện chấp nhận ý kiến của xã

4
+ Huyện có công văn lên sở TNMT
+ Sở TNMT giao phòng quản lý khoáng sản kiểm tra thực địa
+ Có kết quả khảo sát sở TNMT gửi công văn UBND tỉnh ký quyết định
chấp thuận
+ Nếu cần thiết lên Bộ xin ý kiến
c. Nội dung của quan hệ pháp luật TTHC
Là quyền và nv của các bên tham gia quan hệ thủ tục HC do PL quy định
Ví dụ: quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ thủ tục HC đăng ký kết
hôn:
+UBND cấp xã: có nhiệm vụ và quyền hạn ktra hồ sơ, cấp giấy CN đki kết
hôn.
+Người đi đăng ký kết hôn: quyền được tiếp dân, quyền nhận giấy chứng
nhận kết hôn; nv khai thông tin đúng sự thật, đưa ra các hồ sơ chứng minh
theo đúng quy định của PL.
d. Điều kiện làm phát sinh QHPL TTHC
- Có QHPL HC:
+ QPPLHC nội dung: cơ sở PL của QHPLHC nội dung
+QPPLHC thủ tục tương ứng: cspl của QHPPHC thủ tục
- Năng lực chủ thể: Chủ thể tham gia QHPLHC nội dung và thủ tục (chủ thể
của QHPL nội dung và thủ tục tùy TH có thể giống hoặc khác nhau)
- Sự kiện pháp lý HC: là các sự kiện xảy ra trên thực tế làm phát sinh, thay đổi,
chấm dứt quan hệ PL TTHC
III. Các nguyên tắc của TTHC và Nguyên tắc xây dựng TTHC
 Định nghĩa và ý nghĩa của nguyên tắc:
o Định nghĩa: là tư tưởng, quan điểm chỉ đạo cho việc ban hành pháp
luật thủ tục, tiến hành các hoạt động thủ tục HC
o Ý nghĩa: bảm đảm việc ban hành quy phạm thủ tục HC và các quan hệ
TTHC diễn ra đúng định hướng, hiệu quả.
1. Các nguyên tắc của TTHC
Ngoài các ntac chung của QLHCNN (Đảng lãnh đạo, tập trung – dân chủ,
tuân thủ pl), TTHC còn có các ntac đặc thù:
o Khách quan;
o Công khai, minh bạch;
o Đơn giảm, tiết kiệm;
o Nhanh chóng, kịp thời;
2. Nguyên tắc xây dựng TTHC
o Đảm bảo pháp chế (không được tự đặt ra TT mới)
o Phù hợp với thực tế và nhu cầu khách quan phát triển kt-xh (phù hợp
với tính nhanh nhạy của thị trường)
o Đơn giản, dễ hiểu, thuận lợi cho công việc (nghĩ đến quá trình tổ chức
thực hiện tránh tốn kém sức lực, tiền bạc)
o Có tính hệ thống (tránh chồng chéo, mâu thuẫn)

5
IV. Chủ thể của TTHC
 Định nghĩa: là các bên tham gia QHTTHC
 Các loại chủ thể của TTHC
- Chủ thể tiến hành (thực hiện) TTHC: chủ thể bắt buộc trong quan hệ TTHC.
Bao gồm: các chủ thể hoạt động HCNN
- Chủ thể tham gia TTHC: chủ thể thường
 Phân biệt: chủ thể TTHC và chủ thể QHTTHC
- Chủ thể TTHC chỉ trở thành chủ thể QHTTHC khi họ tham gia vào những
quan hệ HC cụ thể và có các quyền, nv phát sinh từ các quan hệ TTHC cụ thể
đó.
V. Các giai đoạn của TTHC
B1: Khởi xướng vụ việc;
B2: Chuẩn bị và xem xét giải quyết vụ việc (chủ thể nhà nước)
B3: Ra quyết định giải quyết vụ việc
B4: Thực hiện, quyết định (cả NN và công dân cùng)
B5: Khiếu nại, khởi kiện (có thể có có thể không)
B6: Xem lại, hủy bỏ quyết định TTHC đã cấp, chấm dứt hành vi HC trái pháp luật,
thực hiện hvi HC (nếu có khiếu nại, khởi kiện…)

You might also like