You are on page 1of 7

VẤN ĐỀ 1.

HÌNH THỨC SỞ HỮU


Câu 1: Có bao nhiêu hình thức sở hữu trong BLDS 2005? Nêu rõ các hình thức sở hữu trong
BLDS.
Các hình thức sở hữu được quy định ở Bộ luật dân sự năm 2005 tại Chươg XIII và được quy
định khái quát tại Điều 172 BLDS 2005: “Trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở
hữu tư nhân, các hình thức sở hữu bao gồm sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở
hữu chung, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, sở hữu của tổ chức chính trị xã
hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.” Như vậy, theo quy định tại BLDS
2005 có 6 hình thức sở hữu và được quy định cụ thể từng hình thức sở hữu tại Điều 200 – Điều 232
BLDS 2005.
- Sở hữu nhà nước (từ Điều 200 - Điều 207):
Sở hữu nhà nước đã trải qua rất nhiều thăng trầm trong lịch sử nhưng vẫn giữ vai trò chủ của nền
kinh tế đất nước. Bản thân hình thức này được dựa trên cơ sở quy định tại Điều 17 Hiến pháp 1992
và được BLDS 2005 khái quát phạm vi tài sản thuộc sở hữu Nhà nước tại:
Điều 200. Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước
Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước bao gồm đất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn
vốn từ ngân sách nhà nước, núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự
nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào doanh
nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại
giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác do pháp luật quy định.
- Sở hữu tập thể (từ Điều 208 - Điều 210):
Sở hữu tập tập thể được xác lập trên cơ sở các cá nhân, hộ gia đình cùng góp vốn, góp sức để hợp
tác kinh doanh.
Điều 208. Sở hữu tập thể
Sở hữu tập thể là sở hữu của hợp tác xã hoặc các hình thức kinh tế tập thể ổn định khác do cá
nhân, hộ gia đình cùng góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện mục đích
chung được quy định trong điều lệ, theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, cùng quản lý và
cùng hưởng lợi.
- Sở hữu tư nhân (từ Điều 211 - Điều 213):
Sở hữu tư nhân là hình thức sở hữu của từng cá nhân về tư liệu sinh hoạt, tiêu dùng và những tư
liệu sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của từng cá nhân.
Điều 211. Sở hữu tư nhân
Sở hữu tư nhân là sở hữu của cá nhân đối với tài sản hợp pháp của mình.
Sở hữu tư nhân bao gồm sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư bản tư nhân.
Điều 212. Tài sản thuộc hình thức sở hữu tư nhân
1. Thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn, hoa lợi, lợi
tức và các tài sản hợp pháp khác của cá nhân là tài sản thuộc hình thức sở hữu tư nhân.
Tài sản hợp pháp thuộc hình thức sở hữu tư nhân không bị hạn chế về số lượng, giá trị.
2. Cá nhân không được sở hữu đối với tài sản mà pháp luật quy định không thể thuộc hình thức sở
hữu sở hữu tư nhân.
- Sở hữu chung (từ Điều 214 - Điều 226):
Sở hữu chung là hình thức sở hữu khi có nhiều chủ thể cùng có quyền sở hữu đối với một tài sản
nhất định, được quy định cụ thể như sau tại BLDS 2005:
Điều 214. Sở hữu chung
Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản.
Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.
Tài sản thuộc hình thức sở hữu chung là tài sản chung.
- Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (từ Điều 227 - Điều 229) được quy
định cụ thể như sau tại BLDS 2005:
Điều 227. Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội là sở hữu của tổ chức đó nhằm thực hiện
mục đích chung quy định trong điều lệ.
Điều 228. Tài sản thuộc hình thức sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
1. Tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của các thành viên, tài sản được tặng cho chung và
từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu của tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội.
Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước đã chuyển giao quyền sở hữu cho tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội là tài sản thuộc sở hữu của tổ chức đó.
2. Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để
quản lý và sử dụng thì không thuộc sở hữu của tổ chức đó.
- Sở hữu của tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp (từ Điều
230 - Điều 232) được quy định cụ thể như sau tại BLDS 2005:
Điều 230. Sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội -
nghề nghiệp
Sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp là
sở hữu của cả tổ chức đó nhằm thực hiện mục đích chung của các thành viên được quy định trong
điều lệ.
Điều 231. Tài sản thuộc hình thức sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp
Tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của các thành viên, tài sản được tặng cho chung
hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu của tổ chức
chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp đó.
Câu 2: Có bao nhiêu hình thức sở hữu trong BLDS 2015? Nêu rõ các hình thức sở hữu trong
BLDS.
Thể chế hóa các nghị quyết của Đảng và cụ thể hóa nội dung, tinh thần của Hiến pháp năm
2013, BLDS năm 2015 quy định 03 hình thức sở hữu, bao gồm: sở hữu riêng, sở chung, sở hữu toàn
dân.
- Sở hữu riêng (Điều 205 và Điều 206):
Điều 205. Sở hữu riêng và tài sản thuộc sở hữu riêng
1. Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân.
2. Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng, giá trị.
Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc pháp nhân và tài sản hợp pháp về sở hữu riêng
không bị hạn chế về số lượng, giá trị. Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản sở
hữu riêng của mình nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh và các mục
đích khác không gây ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp
của người khác.
- Sở hữu chung (từ Điều 207 - Điều 220):
Điều 207. Sở hữu chung và các loại sở hữu chung
1. Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản.
2. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.
Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản bao gồm sở hữu chung theo phần và sở
hữu chung hợp nhất.
+ Sở hữu chung theo phần: Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở
hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung và mỗi chủ sở hữu có quyền, nghĩa vụ
đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình.
+ Sở hữu chung hợp nhất: là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu
chung không được xác định đối với tài sản chung đồng thời các chủ sở hữu có quyền và nghĩa vụ
ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung (bao gồm cả sở hữu chung hợp nhất không phân chia
và phân chia).
- Sở hữu toàn dân (từ Điều 197 - Điều 204):
Điều 197. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân
Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên
thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân
do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Sở hữu toàn dân chúng ta hiểu đơn giản đó là tài sản chung của toàn bộ người dân Việt Nam như
khoáng sản, lãnh thổ, đất đai,... Và nhà nước là đại diện pháp lý có trách nhiệm bảo vệ, quản lý các
tài sản này. Về quyền sở hữu toàn dân khi được giao cho doanh nghiệp, đơn vị vũ trang, cơ quan
nhà nước hoặc đơn vị cá nhân đều phải tuân thủ thực hiện nghĩa vụ đầy đủ với nhà nước đồng thời
nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, giám sát quản lý sử dụng tài sản đó (Điều 200 – Điều 204 BLDS
2015)
Câu 3: Suy nghĩ của anh/chị về những thay đổi về hình thức giữa hai Bộ luật trên.
Qua nhiều năm áp dụng BLDS 2005 vào thực tiễn, BLDS 2005 đã bộc lộ rò nhiều bất cập. Việc
phân chia hình thức sở hữu dựa vào tính chất, chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể của BLDS 2005
là không hợp lý.
- Thứ nhất, việc liệt kê chủ thể chưa khoa học vì sự liệt kê có thể chưa đầy đủ vì còn có thể
có nhiều loại hình tổ chức, các nhóm người phát sinh. Nếu như có một thành phần kinh tế mới xuất
hiện trong xã hội thì BLDS phải sửa, như vậy tính ổn định của BLDS không cao.
- Thứ hai, khi xác định một hình thức sở hữu nào đó thì phải xuất phát từ sự khác biệt về nội
dung quyền sở hữu (chiếm hữu, sử dụng, định đoạt), về phương thức thực hiện các quyền năng của
chủ sở hữu đối với tài sản. Qua nghiên cứu cho thấy, nội dung của một số hình thức sở hữu được
quy định trong BLDS 2005 là không có sự khác biệt ngoại trừ chủ thể sở hữu, vì thế không có ý
nghĩa về mặt pháp lý khi không chỉ ra được sự khác biệt cơ bản giữa các hình thức sở hữu.
- Thứ ba, theo quy định BLDS 2005 thì sở hữu tập thể là một hình thức sở hữu độc lập
nhưng, về cơ bản, đây chỉ là sở hữu của pháp nhân là hợp tác xã.
Việc xác định các hình thức sở hữu phải được dựa trên một tiêu chí thống nhất, trong khi đó
BLDS năm 2005 vừa dựa vào tiêu chí chủ thể, vừa dựa vào tiêu chí tính chất của việc sở hữu
mà phân chia thành sáu hình thức khiến các hình thức sở hữu này vừa bị trùng lặp, thừa và vừa
thiếu.
→ BLDS 2015 đã cố gắng loại bỏ những bất cập trên và để khái quát hơn bằng cách chỉ quy định 3
hình thức sở hữu nhằm nhằm phân biệt các hình thức sở hữu thông qua phương thức thực hiện
quyền, cụ thể là: sở hữu riêng, sở hữu chung, sở hữu toàn dân. Ba hình thức sở hữu này có phương
thức thực hiện quyền sở hữu có sự khác biệt và cũng được nhiều BLDS trên thế giới sử dụng cách
thức phân biệt này. Ngoài ra, việc phân loại các hình thức sở hữu của BLDS 2015 còn mang ý
nghĩa:
- Thứ nhất, sự phân loại này bảo đảm tính thống nhất với nội dung, tinh thần của Hiến pháp
năm 2013 về sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được ghi nhận tại
các điều 32, 51 và 53, đồng thời cũng phù hợp với nguyên tắc xác định hình thức sở hữu, theo đó,
khi xác định hình thức sở hữu thì cần phải căn cứ vào sự khác biệt trong cách thức thực hiện các
quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản chứ không phải căn cứ vào yếu
tố ai là chủ thể cụ thể của quyền sở hữu như quy định hiện hành.
- Thứ hai, theo quy định của Hiến pháp năm 2013 thì Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và
thống nhất quản lý các tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do đó, có thể xác định Nhà nước chính là chủ
thể có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tài sản này. Vì vậy, trên cơ sở sở hữu toàn dân, Bộ
luật Dân sự năm 2015 ghi nhận cụ thể vai trò của Nhà nước trong việc chiếm hữu, sử dụng và định
đoạt tài sản công.
- Thứ ba, tài sản thuộc hình thức sở hữu toàn dân (trong Bộ luật Dân sự năm 2005 được gọi
là hình thức sở hữu nhà nước) là một hình thức sở hữu đặc biệt, không thể coi là một dạng của sở
hữu riêng hoặc sở hữu chung, do đó, các quy định này tạo ra một chế độ pháp lý riêng biệt đối với
hình thức sở hữu này.
VẤN ĐỀ 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ
Câu 16. Truất quyền thừa kế là gì? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời
Người lập di chúc có quyền không cho người thừa kế theo pháp luật được hưởng thừa kế mà
không cần nêu rõ lý do. Truất quyền thừa kế kế là việc người để lại di sản xác định rõ trong di chúc
về việc không cho ai được hưởng di sản của mình.
Nguồn: “Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế”
Cơ sở pháp lý:
Luật không quy định rõ khái niệm về truất quyền thừa kế trong BLDS năm 2015 mà chỉ nhắc đến
người lập di chúc có quyền truất quyền thừa kế tại khoản 1 Điều 626 BLDS năm 2015 và khoản 3
Điều 651 BLDS năm 2015.
Điều 626. Quyền của người lập di chúc
Người lập di chúc có quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước
do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước
do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Câu 17. Trong Quyết định năm 2009, cụ Biết đã truất quuyeefn thừa kế của ai? Đoạn nào của
Quyết định có câu trả lời

Câu 18. Trong Quyết định năm 2009, cụ Biết có được tòa chấp nhận không? Đoạn nào của
Quyết định có câu trả lời

Câu 19. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến truất quyền
thừa kế.

Câu 20. Cụ Biết đã định đoạt trong di chúc năm 2001 những tài sản nào? Đoạn nào của Quyết
định cho câu trả lời

Câu 21. Theo Viện kiểm sát và Tòa dân sự, di chúc năm 2001 có giá trị pháp lý phần nào?
Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?

Câu 22. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Viện kiểm sát và Tòa dân sự
Câu 23. Sự khác nhau giữa “truất quyền thừa kế” và “không được hưởng di sản” trong chế
định thừa kế. Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời
Những điểm khác Truất quyền hưởng di sản Không có quyền hưởng di sản
Chỉ áp dụng đối với người thừa kế Cả người thừa kế theo pháp luật
Đối tượng áp dụng
theo pháp luật. và thừa kế theo di chúc.
Di chúc hợp pháp nói rõ không Pháp luật quy định không cho
không cho hưởng di sản (do ý chí hưởng di sản (do ý chí của nhà
Căn cứ áp dụng của người để lại di sản quyết định). làm luật quyết định).

Khi truất quyền, người lập di chúc Do vi phạm quy định tại khoản
Lý do áp dụng
không cần nêu lý do. 1 Điều 621 BLDS năm 2015
Không có quyền hưởng di sản trừ Không có quyền hưởng di sản
trường hợp người thừa kế đó thuộc trừ trường hợp người đó được
diện thừa kế đó thuộc diện thừa kế người để lại di sản cho hưởng
Hậu quả pháp lý và không phụ thuộc nội dung di chúc thừa kế theo di chúc, sau khi đã
trường hợp ngoại lệ theo Điều 644 BLDS năm 2015 thì biết về hành vi trái pháp luật của
họ có thể được hưởng thừa kế họ
không phụ thuộc nội dung di chúc. Khoản 2 Điều 621 BLDS năm
2015
Vẫn là một nhân suất thừa kế để Không coi là một nhân suất để
tính 01 suất thừa kế theo pháp luật tính 01 suất thừa kế theo pháp
Tư cách thừa kế
khi chia thừa không phụ thuộc nội luật khi chia thừa không phụ
dung di chúc. thuộc nội dung di chúc.

You might also like