You are on page 1of 50

HÃY TIẾP TỤC CẢNH GIÁC VỚI BỌN CIA

*TÁC GIẢ:
HÀ VIỆT
*NHÀ XUẤT BẢN:
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
*NĂM XUẤT BẢN: 1978
*SỐ HÓA:
Cao Trung Hiếu
https://www.facebook.com/dragunov.svd.16

MỤC LỤC:
Kế hoạch sau chiến tranh
Bàn tay kẻ nào đây?
Bài toán “di tản” của CIA
Nhân vật Trường Minh và vấn đề cảnh giác cách mạng
Những sản phẩm khác của “kế hoạch hậu chiến”
Chiến thuật “đi đường vòng”
“Triết học dạ dày” Đã được CIA vận dụng như thế nào?
CIA và những “cái vỏ hợp pháp”
Phá hoại – một trong những hoạt động chủ yếu của CIA
Những tin tức CIA thèm muốn

Có người Việt Nam nào lại không biết câu chuyện Mỵ Châu - Trọng Thủy.
Không phải ngẫu nhiên mà một trong những câu chuyện dân gian hay nhất và xuất
hiện sớm nhất trong lịch sử nước ta, lại lấy cảnh giác làm đề tài. Trong bốn nghìn
năm dựng nước, dân tộc ta đã phải tiến hành trước sau hơn 30 cuộc chiến tranh giải
phóng và giữ nước, đánh bại hết tên xâm lược này đến tên xâm lược khác. Vấn đề
cảnh giác, đối phó với những hoạt động giấu mặt, lén lút, đen tối và vô cùng nguy
hiểm của giặc và bè lũ tay sai đã được đặt ra đối với mọi triều đại, mọi thế hệ.
Cho đến nay, câu chuyện Mỵ Châu - Trọng Thủy vẫn còn giữ nguyên tính
thời sự, tính giáo dục sâu sắc của nó, đối với mọi người Việt Nam ta. Tất nhiên
thắng lợi lịch sử của dân tộc ta đánh bại hoàn toàn bọn xâm lược Mỹ vốn là tên
trùm đế quốc, mạnh nhất, giàu nhất, có những khả năng to lớn không một tên thực
dân nào sánh kịp, là đòn cảnh cáo nghiêm khắc, khiến cho bè lũ đế quốc không thể
không dè chừng, cân đi nhấc lại trăm lần, nếu chúng còn chưa từ bỏ hoàn toàn âm
mưu dùng chiến tranh xâm lược đối với nhân dân ta. Tuy nhiên, nếu chúng ta ngủ
say trên chiếc gối hòa bình, tê liệt tình thần cảnh giác cách mạng, không gắng sức
và kịp thời củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội, vũ trang quần chúng, thì sẽ là
sai lầm rất tai hại đối với nền an ninh Tổ quốc. Chẳng phải ông cha ta sau khi đánh
bại quân Nguyên - một đội quân xâm lược hùng mạnh vào bậc nhất thời bấy giờ,
sau đó, còn phải hai lần tiến hành chiến tranh vệ quốc mới đập tan được hoàn toàn
giấc mộng xâm lăng của quân Nguyên, đó sao?
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, một thời gian, ta thấy các hãng
thông tấn Mỹ UPI, USIS đã liên tiếp tung tin “các vũ khí Mỹ mà cộng sản thu được
ước vào khoảng 6 tỷ, nay đã thấy có một số - nhất là các loại vũ khí bộ binh - lại
xuất hiện ở một vài nước Đông Nam châu Á”. Đồng thời, các hãng thông tấn này
còn dưa ra những “phán đoán” về “số quân mà cộng sản Việt Nam còn duy trì” và
“phương hướng xây dựng, hoạt động của bộ đội cộng sản nay đã trở thành một
quân đội mạnh nhất ở vùng Đông Nam châu Á”.
Đây không chỉ là tin bịa đặt của bộ máy tuyên truyền xuyên tạc của Nhà
trắng, mà còn là một quả bóng thăm dò tình báo. Rõ ràng CIA đang căng mắt,
dỏng tai hòng nắm được những bí mật quốc phòng, xây dựng quân đội của ta sau
khi Tổ quốc ta hoàn toàn thống nhất và cả hai miền cùng đi lên chủ nghĩa xã hội.
CIA rất thèm muốn nắm được bí mật đó, vì điều này hết sức quan trọng đối với đế
quốc Mỹ khi mà chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chúng khằng định “Mỹ
văn tiếp tục là một cường quốc ở Thái bình dương”.

Kế hoạch sau chiến tranh

Lịch sử hoạt động của Cl'A trên đất nước ta không phải chỉ mới bắt đầu từ
khi đế quốc Mỹ trực tiếp nhảy vào miền Nam, hất cẳng thực dân Pháp hồi năm
1954, thông qua chế độ tay sai Ngô Đình Diệm, thực hiện chinh sách xâm lược
thực dân mớ của chúng.
Bàn tay nhơ bẩn của CIA thò vào đất nước ta, sớm hơn thế nhiều.
... Cách đây hơn 30 năm, lúc bấy giờ toàn bán đảo Đông Dương còn là một
thuộc địa dưới sự thống trị của đế quốc Pháp, trong hàng ngũ quân lê dương, xuất
hiện một sĩ quan có gương mặt bí ẩn, khó hiều.
Đở là Luy-xiêng Cô-nen, nhân viên của cơ quan tình báo chiến lược OSS -
tiền thân của cơ quan CIA, được thành lập sau này của Mỹ.
Mồng 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, Cô-nen trở thành viên chỉ
huy một nhóm gián điệp biệt kích Pháp hoạt động ở một vùng rừng núi phía bắc
Đông Dương.
14 tháng 8 năm 1945, Nhật đầu hàng Đồng minh, Cô-nen biệt tích.
Chín năm sau, buộc phải ký hiệp định Giơ-ne-vơ, thực dân Pháp phải rút
quân về phía nam vĩ tuyến 17.
Đột nhiên, người ta thấy Cô-nen xuất hiện trở lại trên một đường phố Sài
Gòn, mang lon thiếu tá.
Vừa đến miền Nam, Cô-nen đã hộc tốc bay ra Hà Nội (lúc bấy giờ còn nằm
trong khu tập kết 100 ngày của quân đội Pháp ở miền Bắc Việt Nam) theo chỉ thị
của Oa-sinh-tơn. Hắn trở thành một trong những tên CIA đầu sỏ, trực tiếp vạch kế
hoạch, đôn đốc việc thực hiện chiến dịch cưỡng ép hơn một triệu đồng bào ta di cư
vào vùng địch tạm thời kiềm soát ở miền Nam.
Phái đoàn quân sự Mỹ được thành lập ở Sài Gòn chính là do hai tên trùm
tình báo Mỹ điều khiển, Cô-nen làm phó, còn trường đoàn là Lên-xđên, một tên
CIA cỡ gộc hơn, đã từng đeo lon đại tá không quân Mỹ trong chiến tranh thế giới
lần thứ hai, làm cố vấn cho Mác-xây-xây trong việc đàn áp các lực lượng du kích
yêu nước ở Phi-líp-pin, và nay lại đóng vai cố vấn chính trị đặc biệt cho Ngô Đình
Diệm.
Nhiệm vụ chính của CIA lúc bấy giờ là giúp anh em Diệm - Nhu đàn áp
phong trào cách mạng và tiêu diệt các giáo phái chống đối Diệm ở miền Nam Việt
Nam.
Từ sau phong trào đồng khởi của nhân dân ta, CIA càng ráo riết tăng cường
mạng lưới và qui mô hoạt động của nó. Ngoài tổ chức tình báo do Mỹ trực tiếp
nắm, chẳng những để chống phá cách mạng mà còn để thẩm tra sự trung thành đối
với Mỹ của những tên tay sai - từ tồng thống bù nhìn đến nhân viên cấp thấp trong
chế dộ Ngô Đình Diệm - CIA còn tung đô-la xây dựng một loạt tổ chức khác giao
cho chính quyền ngụy quản lý, như tổ chức cảnh sát, cảnh sát đặc biệt, thiên nga,
“lực lượng phượng hoàng”, v.v… để làm chiến tranh tình báo và gián điệp.
Để có thề hình dung được sự dốc sức của Mỹ trên mặt trận này lớn đến thế
nào, ta hãy xem xét một vài số liệu về lực lượng cảnh sát ngụy (trong đó khoảng 1
phần 3 là mật vụ). Theo một nguồn tài liệu của phương tây, lực lượng cảnh sát Sài
Gòn đã tăng từ 85 nghìn tên năm 1969, lên 10 vạn tên năm 1971, 18 vạn 5 nghìn
năm 1972. Tổ chức tình báo gián điệp ở mỗi tỉnh có khoảng 3 nghìn tên, cấp quận
200 tên, cấp xã, ấp độ vài ba chục tên. Đó là chưa kể một loạt tổ chức trá hình,
mang tên rất đỗi hiền lành (Hội từ thiện. hội cứu trợ dân nghèo), song thực chất,
vẫn làm một phần chức năng tình báo. Ngoài ra, còn phải kể lực lượng tình báo có
tính chất kỹ thuật chuyên thu và giải mật mã các bức điện…
CIA đã gây ra những tang tóc không thể kể xiết đối với đồng bào miền Nam
ta, Côn-bai, một nhân viên CIA, đã phải khai một phần rất nhỏ của sự thật, trước
ủy ban thượng nghị viện Mỹ như sau: “Trong chiến dịch “Phượng hoàng” năm
1969, người ta (Mỹ - ngụy) đã giết tại chỗ 6.487 người. Chiến dịch Phượng hoàng
do CIA điều khiển có tổng số nạn nhân vào khoảng 20 nghìn 287 người.
Bộ máy tình báo Mỹ - ngụy đang tác yêu, tác quái, thì xảy ra sự kiện rất
quan trọng có ý nghĩa là một bước ngoặt trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ
ở Việt Nam. Đó là cuộc tổng tiến công và nổi dậy đầu xuân Mậu Thân của quân và
dân ta, đánh thẳng vào một loạt thành phố, thị xã, thị trấn, và ngay cả sào huyệt
cuối cùng của Mỹ - ngụy ở Sài Gòn. Sự kiện này đã buộc bè lũ xâm lược Mỹ phải
gác bỏ chiến lược chiến tranh cục bộ, bác bỏ đề nghị của Oét-mo-len xin nâng số
quân viễn chinh Mỹ lên 75 vạn tên, và buộc phải chuyền sang “Việt Nam hóa
chiến tranh” và ngồi vào bàn đàm phán ở Pa-ri.
Tất nhiên, việc đế quốc Mỹ buộc phải xuống thang chiến tranh lần này
không thể không tác dộng đến chủ trương, phương hướng hoạt động của CIA trên
chiến trường Việt Nam.
Vào một đêm, sau “sự kiện tết Mậu Thân”, tại một địa điểm bí mật ở Sài
Gòn, đã diễn ra một cuộc họp rất quan trọng có mặt hầu hết các tên xâm lược và
việt gian đầu sỏ và các tên trùm tình báo của cả Mỹ lẫn ngụy.
Chúng cãi nhau rất hăng, nhưng cuối cùng đều buộc phải tính đến một khả
năng: chúng có thể thua trong cuộc chiến tranh này. Bọn trùm xâm lược và tình
báo Mỹ đã cân nhắc từng trường hợp một, mục đích là để từ đó vạch ra đối sách.
Chúng cho rằng cũng có thể chúng chỉ phải chấp nhận thua một phần ba, bằng một
“giải pháp quá độ” cho miền Nam. Cũng có tên đã vạch ra cả trường hợp phải chấp
nhận thua hoàn toàn, thua trång tay.
Chiến lược toàn cầu phản cách mạng của đế quốc Mỹ, dưới thời Ních-xơn
và đến các đời tông thống sau này cũng vậy, trước sau đều thống nhất khẳng định,
“Mỹ phải là một cường quốc ở Thái bình dương”. Nghĩa là, trước sau, Mỹ “quyết
không bỏ chạy khỏi châu Á”. Vậy thì, để thực hiện đường lối đối ngoạo đó, trong
trường hợp Mỹ thua trên chiến trường Việt Nam, Lào, Căm-pu-chia, hoạt động
tình báo của Mỹ phải “xoay bản lề” lại như thế nào cho thích hợp?
Nhiều phương án mang chung một cái tên “kế hoạch hậu chiến” đã được bọn
trùm CIA vạch ra. Chúng cho rằng, trong trường hợp miền Nam “rơi vào tay cộng
sản”, thì việc tiến hành một loạt chiến dịch phao tin đồn nhảm, gây hoang mang,
phá hoại, gây những thiệt hại nặng nề về người lẫn của cho cộng sản là việc đương
nhiên phải được xúc tiến ngay và làm thật mạnh mẽ, song đó chưa phải là chính.
Tham vọng cao nhất của Mỹ là hòng trở lại kiểm soát miền Nam. Vì vậy, việc xây
dựng cơ sở, bố trí nhân viên phải bắt tay làm ngay từ bây giờ, để lúc cần đến đã có
sẵn một mạng lưởi tình báo có hiệu lực, hoạt động có tổ chức, dưới sự chỉ đạo chặt
chẽ của Mỹ.
Mai phục lâu dài trong “chế độ cộng sản”, lúc bình thường thì gây khó khăn
làm cho cộng sản “tiêu hóa không nổi miếng mồi miền Nam vừa vồ được”, lúc có
thời cơ, sẽ tiến lên lật ngược thế cờ, giành giật lại cái thiên đường đã mất. Mỹ,
ngụy đều cho rằng, chính đấy mới là hướng hoạt động cơ bản của CIA trong
trường hợp chúng thua hoàn toàn trong chiến tranh.
Phác ra “phương án hậu chiến” như thế rồi, CIA chỉ thị cho cơ quan tình báo
ngụy triền khai các biện pháp, đại loại như sau: chuyển vùng cho những tên gián
điệp đã bị lộ mặt đến ở một vùng khác đề có thể vẫn dùng được sau này, tạo sẵn
những “chỗ dựa” mà Mỹ - ngụy đoán là chúng ta sẽ dựa, sẽ sử dụng khi vào các
vùng mới giải phóng; bí mật mua chuộc một số phần tử mà Mỹ cho là “đủ tiêu
chuẩn của cộng sản” hoặc “viết lại lý lịch”| cho một số tên tay sai, chỉ thị cho bọn
này gấp rút thay tên đổi họ, tạo ra một cái vỏ bọc “hẫp dẫn”, một bộ mặt sạch sẽ,
cũng làm ra vẻ yêu nước, nói năng “đúng mốt Việt cộng”.
CIA nhận dịnh rằng: trong trường hợp Mỹ - ngụy thua trong chiến tranh, dĩ
nhiên hoạt động tình báo của chúng lập tức chuyển sang thế yếu, vì đang ở thế hợp
pháp chuyển sang thế không hợp pháp. Hơn nữa, từ kinh nghiệm đối phó với
phong trào cách mạng quần chúng tích lũy được trong hai chục năm nay, CIA biết
rất rõ rằng hoạt động tình báo của chúng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trước tinh thần
yêu nước, tính thần cảnh giác chính trị của đồng bào ta. Tuy nhiên, cũng vẫn theo
chúng nhận định, ngay trong trường hợp phải hoạt động bất hợp pháp trong lòng
chế độ cộng sản, chúng vẫn còn một số thuận lợi:
Một là, chế độ thực dân mới đã ăn sâu vào miền Nam từ mấy chục năm nay,
đã đào tạo được hàng triệu người làm việc, ăn lương của Mỹ và sinh hoạt kiểu Mỹ,
do đó, chúng tin rằng vẫn còn khe hở, vẫn còn đất để CIA đứng chân.
Hai là, theo “lý luận thực dụng” và “chủ nghĩa bao tử trên hết” của Mỹ,
người dân đưới chế độ cộng sản Việt Nam còn nghèo là “điềm yếu của cộng sản”
vì “nghèo thì dễ bị mua chuộc” (!!!)
Ba là, xã hội Việt Nam trong gần nửa thế kỷ qua biến động và xáo trộn liên
tiếp, nhiều đợt đi cư lớn đã diễn ra như vụ địch cưỡng ép đi cự từ miền Bắc vào
miền Nam năm 1954, hoặc từ miền Nam ra nhiều nước do tị nạn chiến tranh, Dưới
con mắt của CIA, đó là một lợi thế nữa, Thông qua quan hệ họ hàng tình cảm ruột
rà trải rộng ra như thế, CIA có thể lợi dụng, có thể từ nhiều xuất phát điềm “đánh”
gián điệp vào miền Nam, tiến hành chiến tranh tình báo chống nhân dân ta.
Bàn bạc thì như thế, nhưng chúng cũng chưa làm được bao nhiêu thì nhân
dân ta đã giành được thắng lợi trọn vẹn bằng cuộc tổng tiến công và nổi dậy thần
tốc mùa xuân 1975, Đối với Mỹ - ngụy, tuy đã có dự phòng, song chúng vẫn bị
động choáng váng như sét đánh ngang tai. Chúng không thề lường nổi quân dân ta
có thề hành động thần tốc đến như vậy.
Cho nên, nhiều dự định hoạt động tình báo của CIA không kịp làm, nay đã
phải tiếp tục trong điều kiện rất khó khăn. Tuy vậy, do bản chất ngoan cố, chúng
vẫn rất tích cực và liều mạng triển khai thực hiện,

Bàn tay kẻ nào đây?

Sài Gòn những ngày đầu giải phóng...


Cũng như những thành thị, những vùng nóng thôn miền Nam vừa vĩnh viễn
thoát ách nô lệ, thành phố nay được vinh dự mang tên Bác, đang sống những giờ
phút lịch sử, náo nức, sôi động, mãnh liệt chưa hề thấy, kể từ ngày nó được khai
sinh cho tới nay.
Bất cứ chỗ nào, bất cứ lúc nào, kể cả những ngõ phố xưa nay vắng vẻ nhất,
cũng đều diễn ra không khí ngày hội – Ngày hội cách mạng, chấm dứt 100 năm
mất nước.
Bộ mặt của Sài Gòn là như thế, phấn khởi, tự hào, tràn trề hạnh phúc và tin
tưởng.
Hãy tạm rời những đường phố tràn ngập cờ hoa, đang xốn xang câu hát,
tiếng cười, náo nhiệt không khi ngày hội chắc chắn còn kéo dài đến tận đêm khuya,
chúng ta hãy đi đến một khu phố yên tĩnh hơn, ở đó, có một căn nhà, các cửa sổ
đèn sáng thâu đêm - nơi làm việc của cơ quan an ninh cách mạng.
Dưới đây là một đôi dòng trích trong cuốn sổ trực ban ghi chép tình hình an
ninh ở thành phố và các vùng ngoại thành vào những ngày đầu giải phóng:
“... Kho xăng T. bốc cháy vào lúc gần nửa đêm. Đơn vị đóng quân gần đó đã
kịp thời huy động lực lượng đến dập tắt ngọn lửa trước khi nó lan đến các bể xăng
lớn. Đã phát hiện thấy những dấu chân khả nghi từ khu vực kho dầu đến khu gia
binh cách dó 500 mét”
“Có những tin hoang báo dựng đứng lan tràn rất nhanh ở vùng B, cùng thời
gian này, thấy xuất hiện ở B. nhiều kẻ lạ mặt có vẻ là ngụy quân, ngụy quyền trốn
cải tạo từ các nơi khác đến...”.
“... Quán trà, bia ôm vỉa hè mọc nhanh như nấm ở nhiều đường phố. Trong
những người lui tới, ngoài đám thanh niên nam nữ cao bồi, lêu lông, còn thấy
những tên đứng tuổi, mặt mũi bí ẩn, hung dữ, chợt đến, chợt đi. Phải chăng có
quán trà chỉ là cái vỏ bọc bên ngoài, còn cái ruột bên trong là địa điểm liên lạc của
bọn phản động đang tìm cách móc ráp đề tập hợp nhau lại?”
“... Cho đến nay, vẫn chưa có tin về S, một chiến sĩ quê ở miền Bắc, thuộc
C3, D7. Sau một lần được đi chơi phố về, S. báo cáo đã tình cờ liên lạc được với
gia đình người chú từ Phát Diệm di cư vào Nam năm 1954. Thủ trưởng đơn vị bác
bỏ đề nghị của S. sau khi xét thấy nơi S, xin được đến thăm họ hàng là một vùng
tình hình chính trị chưa ổn định và lai lịch “ông chú” còn lắm điềm quá lờ mờ. S.
ấm ức trở về, và sau đó, đã phạm hành động vô kỷ luật. Trong một lần được ra phố
chơi ngày chủ nhật, S. lẻn đi thằng đến vùng Z. cách Sài Gòn 40 km. Không thấy
S. về, đơn vị dò được đầu mối, đã đến vùng Z. Theo những tin tức ban đầu, có
nhiều khả năng bọn phản động con ẩn náu tại địa phương, sát hại S…”
Điều đáng mừng là do sự giáo dục liên tục về tinh thần cảnh giác cho bộ đội,
cùng những biện pháp giữ gìn trật tự an ninh có hiệu quả của chúng ta, càng về
sau, những sự việc như kể trên càng giảm đi rõ rệt.
Đây là những vụ phá hoại mang tính chất lẻ tẻ hay chính là có tổ chức, nằm
trong một mạng lưới chỉ đạo thống nhất? Và nếu thế, thì thủ phạm là kẻ nào?
Vụ Vĩnh Sơn là một lời giải đáp rõ ràng, đầy đủ, minh bạch các câu hỏi trên
đây.
…19 giờ ngày 12-3-1976, thành phố Hồ Chí Minh đã lên đèn.
Một đơn vị thuộc Đoàn 16, bộ đội bảo vệ thành phố, bí mật xuất kích. Đơn
vị được lệnh tới hiệp đồng với lực lượng an ninh nhân dân Quận 10 bao vây bắt
sống bọn phản nghịch vũ trang tụì nhà thờ Vĩnh Sơn – một nhà thờ nhỏ chỉ cách
trường đua ngựa ở Phú Thọ một quãng ngắn. Tại đây, bọn phản động đã xây dựng
công sự phòng thủ, biến thánh đường thành lô-cốt hoạt động chống phá cách mạng.
Lực lượng ta đã triển khai xong. Sau khi thống nhất phương án, bộ đội ta gọi chúng
ra hàng.
Đáp lại những lời kêu gọi của cách mạng, bọn phản nghịch điên cuồng nổ
súng làm đồng chí Phạm Văn Ràng - một chiến sĩ bị thương nặng rồi sau đó đã hy
sinh tại chỗ. Lực lượng an ninh đã mời hai Linh mục đại diện của tòa giám mục
Sài Gòn và một tu sĩ đến chân cầu thang gác nhà thờ kiên nhẫn giải thích chính
sách khoan hồng của cách mạng, song bọn phản nghịch văn ngoan cố không chịu
buông súng.
Mờ sáng 13-2, đội trưởng Hữu cử một tổ trinh sát gồm có các đồng chí Tiến,
Hạnh, Đô, Nhật và Út tiến lên gác hai và gác ba – nơi bọn phản nghịch đặt ổ đề
kháng, bằng một con đường bí mật và hết sức bất ngờ với địch. Các chiến sĩ ta đã
theo dõi, không bỏ sót một hành động nhỏ của bọn phản nghịch. Linh mục Nguyễn
Quang Minh, từ lâu vẫn cai quản nhà thờ này, giờ lộ nguyên hình là một tên chủ
mưu phản nghịch - đội lốt tôn giáo, lăm lăm khẩu súng côn trong tay chĩa xuống
cầu thang bắn hết băng đạn này đến băng đạn khác.
Do đã nắm chắc dược tình hình địch, hai tổ xung kích do đồng chí Hân và
Bờ chỉ huy, đã nhanh chóng vọt lên khi có thời cơ, chiếm lĩnh gác hai, đẩy bọn
phản nghịch lên tầng gác cuối cùng của nhà thờ.
Biết không thể nào chống cự nổi, bọn chúng tuồn lên mái nhà hòng tìm
đường thoát. Song, làm gì có lối cho chúng thoát; tất cả các điểm cao, các ngả
đường phố xung quanh đều đã bị các lực lượng ta chiếm lĩnh phong tỏa.
Bốn tên còn đang nằm bẹp dí trên máng nước, thì đã bị các tổ xung kích từ
mái nhà phía đông bắc ập đến, từ phía nhà tây nam khuýp lại. Chúng run rẩy buông
súng xin hàng.
Đống tang vật bị tịch thu tại sào huyệt bọn Nguyễn Quang Minh đã tố cáo
đầy đủ tội ác của bọn phản nghịch. Những máy phát thanh tối tân có tầm xa 50 ki-
lô-mét, những băng ghi âm các “bản tin chiến sự”. các bài bình luận tuyên truyền
chống phá cách mạng. Chúng ta cũng tìm thấy những máy in bạc hiện đại có thề in
ra mỗi giờ 3 vạn đồng (nếu là giấy bạc 5 đồng) và hàng xấp giấy bạc giả đã in xong
chỉ còn đợi dịp tung ra phá hoại nền kinh tế tài chính cách mạng.
Kẻ nào đã cung cấp những phương tiện trên, đã đào tạo và vạch kế hoạch chỉ
huy bè lũ Nguyễn Quang Minh?
Tang chứng đã rõ rành rành. Chiếc máy phát thanh mang nhãn hiệu Mỹ RC4
kiều SB1 Mack/11. Còn máy in bạc cũng do Mỹ sản xuất, loại Ốp-set chạy điện,
một cái mang nhãn hiệu 1550 - V6 - 9 A6 AST - MEGCORP, và một cái mang dòng
chữ: CONEP - ULLET N° 30Patent 2.905.900 KCq Corp Elginill. Tất cả đều do
CIA Mỹ cung cấp và cả tên nữ chuyên viên in bạc giả (mang mật danh H.H) cũng
do CIA đào tạo, cho sang Nhật Bản học nghề trong 3 năm liền.
Trước vành móng ngựa tòa án nhân dân, bè lũ Nguyễn Quang Minh, Nguyễn
Ngọc Thiệp - nguyên thiếu tá ngụy - đã phải khai hết tội trạng.
Dưới thời Mỹ - Thiệu, chúng là người của CIA. Sau ngày miền Nam giải
phóng, chúng vẫn tiếp tục được CIA trực tiếp chỉ huy, vạch kế hoạch hoạt động
chống phá cách mạng.
Việc khám phá ra vụ Vĩnh Sơn đã cắt bỏ được một cái ung nhọt thối tha trên
cơ thề thành phố xinh đẹp và thân yêu của chúng ta. Song, ý nghĩa của nó không
phải chỉ có thế. Ngoài tác đụng là một lời cảnh cáo đanh thép trước dư luận trong
nước và trên thế giới, đây còn là bài học phản diện, một lần nữa giúp chúng ta thấy
được bàn tay tội ác, bộ mặt nham hiểm của đế quốc Mỹ.
Rõ ràng, bẻ lũ xâm lược Mỹ mặc dù đã bị quét sạch ra khỏi đất nước ta,
song, chưa phải chúng đã chịu hoàn toàn từ bỏ những mưu đồ đen tối và rồ dại.
Đối với những người được Đảng giao cho nhiệm vụ cầm súng bảo vệ chế độ, chủ
quyến, độc lập, thống nhất Tổ quốc như chúng ta, vụ Vĩnh Sơn có giá trị như một
tiếng chuông, một lời nhắc nhở:
- Hãy cảnh giác, cuộc chiến đấu chống CIA còn tiếp tục!

Bài toán “di tản” của CIA

- Anh khai rõ họ tên, quê quán!


- Thưa, tôi tên Minh - Nguyễn Quang Minh, nguyên quán Bắc Việt.
- Nói cụ thể hơn nữa!
- Dạ, hơn 20 năm trước đây, tôi ở nhà thờ Bắc Ninh, nay thuộc tỉnh Hà Bắc,
- Anh vào Nam từ bao giờ? Trong trường hợp nào?
- Thưa, năm 1954, di cư cùng giáo dân địa phận,
- Anh nói rằng “cùng”? Vậy cuộc cưỡng ép di cư đó do kẻ nào chú mưu? Ở
cương vị anh, anh ắt phải biết.
- Thưa, các ông đã vạch ra đầy đủ cả rồi. Tôi không đám chối. Đúng là Huê
Kỳ vạch kế hoạch, trả tiền cung cấp phương tiện và giao cho các ông đại tá
Lênxđên, thiếu tá Cô-nen cùng giáo chức chúng tôi đôn đốc thực hiện.
Chi tiết trên đây trong bản cung khai của tên phản cách mạng đội lốt linh
mục ở nhà thờ Vĩnh Sơn, thuộc quận 5, thành phố Hồ Chí Minh, khai trước chính
quyền ta, đáng để chúng ta suy nghĩ, từ đó rút ra kết luận về một hoạt động có tính
quy luật của cơ quan tình báo Mỹ.
Ta hãy liên hệ sự việc Nguyễn Quang Minh với một sự việc khác gần đây
nhất xảy ra tại Bắc-ba-đốt ở Tây bán cầu, cách nước ta đúng nửa vòng trái đất. Báo
chí nước ta và thế giới đầu tháng 12 - 1976, đã đưa tin: Hai tên phá hoại chiếc máy
bay dân dụng của Cu Ba làm 70 người thiệt mạng, rút cuộc đều đã phải khai rõ sự
thật. Đó là Ri-các-đô Lô-xô-nô và Bhrét-đi La-gô, hai tên phản cách mạng Cu Ba
lưu vong, được CIA đưa sang Mỹ trong các cuộc “di tản” sau khi cách mạng Cu Ba
thắng lợi, và được đào tạo thành gián điệp của Mỹ. Chúng ta cũng biết rất rõ rằng,
thủ phạm các vụ gây rối ở vùng biên giới và sâu trong nội địa của Lào là sĩ quan,
binh lính của bọn phản động Lào được Mỹ “di tản” mấy năm trước đây sang Thái
Lan, nay đưa về hoạt động trở lại.
Như vậy là, để gây vụ phá hoại máy bay, vụ Vĩnh Sơn, CIA đã chuẩn bị
công phu thực hiện từ hơn 15 năm ở Cu Ba và hơn 20 năm về trước ở Việt Nam.
Aten Đa-lét, một tên trùm khét tiếng, một “nhà” lý luận tình báo của CIA,
trong một tài liệu tổng kết, đã nói với đồng bọn như sau :
Công tác tình báo phải biết nhìn xa, tính xa, phải đi trước. Nhiều trường hợp
chúng ta (Mỹ) phải ráo riết bắt tay chuẩn bị trước một thế hệ
Thực hiện chỉ thị đó, ở nhiều nơi Mỹ vừa bị tống cổ, ClA đã tiến hành
những hoạt động có tính chất lắp đi lắp lại. Chúng tổ chức các cuộc di tàn lớn từ
vùng “đã lọt vào tay cộng sản” đến vùng Mỹ và tay sai còn kiểm soát, hoặc “di
tản” sang Mỹ, sang các nước phụ thuộc, đồng minh của Mỹ, hay đến các nước vẫn
thuộc phe Mỹ, vừa có điều kiện địa lý thuận tiện có thể biến thành bàn đạp, từ đó
Mỹ tiến hành chiến tranh gián điệp chống phá các nước mà cách mạng vừà thành
công.
Ở Việt Nam, sau năm 1954 và sau cuộc tổng tiền công giành toàn thắng mùa
xuân 1975, CIA đã làm như vậy. Ở Cu Ba (l960), ở Trung Quốc (1949), ở Lào
(1975), CIA cũng làm đúng như vậy. Theo tài liệu phương Tây, hiện nay, trên đất
Mỹ, có đủ các loại kiều dân thuộc hầu hết cảc quốc tịch trên thế giới.
Âm mưu “di tản” của Mỹ rất thâm hiềm, là một trong những biểu hiện phơi
bày rõ nhất dã tâm đem tối, dai dẳng của Mỹ đối với các dân tộc, phơi bày tham
vọng muốn thống trị thế giới của Mỹ, mặc dù tham vọng này ngày nay đã trở thành
ảo vọng. Tổ chức các cuộc di cư ồ ạt ở những nơi chúng buộc phải chấp nhận thất
bại, CIA muốn bắn một mũi tên đạt được nhiều mục đích cùng một lúc.
Trước hết, đây là hoạt động nằm trong chủ trương “chuần bị trước một thế
hệ” cho cuộc chiến tranh gián điệp, thực hiện các hoạt động phá hoại và cao nhất là
lật đổ, chống các nước vừa được giải phóng. Đương nhiên, chúng ta không nên vơ
đũa cà nắm, trong số những người “di tản”, nhiều người vốn là đồng bào lương
thiện, hoặc nhất thời bị địch mua chuộc, hoặc nhất thời bị chúng tuyên truyền
xuyên tạc, kích động, vì lo sợ các cuộc “tắm máu của cộng sản” mà hoang mang
bỏ chạy theo dịch. Đến một lúc nào đó số đồng bào này, sẽ tỉnh ngộ trước sự thật
và sẽ quay lại vạch mặt kẻ địch.
Sau khi đã tiến hành phân loại, xếp loại số người “di tản”, ngoài những tên
phản cách mạng chính cống nặng hận thù với cách mạng, CIA còn tuyển lựa nhiều
phần tử mà chúng cho là có thề tin cậy được, đào luyện những tên này thành gián
điệp, biệt kích, thành những Nguyễn Quang Minh, Lô-xô-mô, La-gô... ghép chúng
lại trong những tổ chức phản cách mạng lưu vong mang đủ mọi cái tên khác nhau.
Bài báo dưới đây là một bằng chứng sinh động và nóng hổi về tính toán trên
đây của CIA. Tạp chí “phản gián” của Mỹ số tháng 12 năm 1976 viết:
“Gần đây” những quan chức Việt Nam (ngụy) di tản sang Mỹ, chủ yếu là
những người đã từng thực hiện chương trình “phượng hoàng” của CIA và các sĩ
quan thủy quân lục chiến cũ đã tồ chức nhóm “Tháng 4 đen tối” nhằm khủng bố,
đe dọa những người di tản còn chút ít lòng yêu nước. Họ đã tung người vào những
trại tị nạn, khu đông người “di tản”, tuyên truyền chống cộng sản, hành hung các
nhân viên chính quyền cũ mà họ cho là có tư tưởng ôn hòa. Một số linh mục cũng
bị họ chụp cho là “linh mục đỏ tiếp tay cho cộng sản”...
Chắc chắn bài báo trên mới chỉ đưa được một phần rất nhỏ về những hoạt
động của những tên phản cách mạng. Tuy vậy, từ những sự việc kể trên, chúng ta
cũng đã thấy lấp ló hiện ra bộ mặt bần thỉu của CIA.
Cái đích thứ hai của CIA trong việc tổ chức các cuộc “di tản” là chính trị.
Cơ quan tình báo Mỹ cho rằng đây là thủ đoạn có hiệu quả nhất trong việc “bêu
xấu” làm “mất uy tin chế độ cộng sản vừa thắng lợi”. Hàng triệu người “bỏ ra đi”
và vẫn tiếp tục rải rác ra đi - theo CIA tính toán - có thể xem như “một cuộc bỏ
phiếu bằng chân”, sẽ trở thành “một chứng cớ có sức thuyết phục” dư luận thế giới
về “chế độ tàn ác”, “xấu xa”… “của cộng sản” “không tôn trọng nhân quyền”...
Độc kế này của cơ quan tình báo trung ương Mỹ, không phải không làm mơ
hồ nhận thức, bịp được một số người ngây thơ về chính trị trong một lúc nào đó.
Thế nhưng, trong trường hợp Việt Nam, thì chúng chẳng kiếm chác được xơ múi
gì cả. Trong khi ở một vài nơi khác, qua các đợt sóng “di cư” CIA đã mở những
chiến dịch tuyên truyền, xuyên tạc chế độ mới, thì ở Việt Nam sau gần hai năm
giải phóng, chúng vẫn buộc phải giữ một thái độ yên lặng. Sở dĩ như vậy là vì ánh
sáng chính nghĩa của cuộc chiến đấu của ta sáng ngời, các chủ trương công tác của
ta trong các vùng giải phóng đúng đắn, được lòng người, được dư luận công bằng
chính trực hoan nghênh và ủng hộ.
Qua những sự việc diễn ra ở Việt Nam từ sau ngày toàn thắng, dư luận thế
giới thẳng tay vạch trần những luận điệu vu khống trắng trợn của CIA về cái gọi là
“những vụ tắm máu của cộng sản” mà cơ quan tình báo Mỹ đã từng tuyên truyền
dai dẳng. Trong các sự kiện có sức thuyết phục lớn nhất về chế độ tốt đẹp của ta
phải kể đến cuộc tổng tuyền cử bầu Quốc hội chung cả nước hồi giữa năm 1976.
Chỉ mới một năm sau ngày giải phóng, chúng ta có thể tổ chức một cuộc vận động
chính trị lớn đến như vậy, kết quả to lớn đến như vậy, thu hút được tuyệt đại bộ
phận công dân được quyền bầu cử, trong đó, có hàng chục vạn người trước đây đã
làm việc trong các bộ máy quân sự, chính trị của Mỹ - ngụy. Đây là một sự kiện
được dư luận thế giới đánh giá là “một điều kỳ lạ” nữa trong cuộc chiến đấu của
Việt Nam vốn đã chứa đựng nhiều điều kỳ lạ, chứng tỏ một cách hùng hồn tính ưu
việt, sức sống mãnh liệt của chế độ chúng ta.
Cái đích thứ ba của CIA trong việc tổ chức các đợt sóng “di cư” là kinh tế.
Nước Mỹ đế quốc đã từng gảy bàn tính: phí tổn trong việc nhập cư được một trí
thức, một chuyên viên trong một lĩnh vực nào đó, rẻ hơn rất nhiều so với số tiền
Mỹ phải bỏ ra để đào tạo một “quan chức tương đương” tại nước Mỹ. Theo danh
từ thông dụng hiện nay trên thế giới, đây là “cuộc ăn cướp chất xám” nhiều nước
đế quốc đang làm, trong đó, bậc thầy là nước Mỹ.
Dĩ nhiên, trong số những người “di tản” không phải tất cả đều là trí thức, là
chuyên viên loại cỡ mà có cả người lao động bình thường. Đối với chủ nghĩa đế
quốc hiện đại, mặt hàng này cũng chẳng ế chút nào, theo các nhà kinh tế đế quốc
chủ nghĩa, lao động nhập cư “dễ tính” và rất rẻ. Vì vậy, loại lao động này đặc biệt
có tác dụng lớn nếu biết sử dụng đúng chỗ: dùng trong những công việc nguy
hiểm, cực nhọc mà công nhân chính quốc thường từ chối. Mặt khác, do nó rất rẻ,
cho nên, còn có thể dùng lương rẻ mạt trả cho lao động nhập cư như một “cánh
kéo”, kiềm chế mức lương trả cho lao động chính quốc, đối phó lại phong tráo đình
công đòi tăng lương của công nhân trong nước đế quốc.
Rõ ràng là bài toán “di tản” của CIA đã được tính toán trên cơ sở thiệt hơn
mọi đường. Chừng nào đế quốc Mỹ còn chưa từ bỏ giấc mộng lâm bá chủ tioàn
cầu, còn có chiến lược toàn cầu phản cách mạng, thì chúng còn trở đi trở lại dùng
bài toán này.
Ngoài những điểm nói trên, hoạt động “di tản” của CIA ở miền Nam nước ta
còn có những tính toán cụ thể khác.
Như ta đã biết, đại thắng mùa xuân 1975 là một đòn sét đánh đối với Mỹ -
ngụy. Chẳng những bộ máy ngụy quân, ngụy quyền mà cả mạng lưới gián điệp
CIA đã tốn bao nhiêu công của xây dựng cũng vậy, phút chốc đổ sụp, rách nát tứ
tung. Mặc dù CIA hết sức huy động phương tiện, cấp tốc tổ chức “di tản” bằng
đường thủy, đường không, song nhiều tên gián điệp lợi hại của CIA định cho “di
tản” chuồn không kịp, kẹt lại trong vùng giải phóng. Bọn này phần lớn đã bị bắt
giữ do nhân dân phát hiện. Những tên còn tạm thời nằm ngoài vòng trực tiếp giám
sát của nhân dân thì cũng đều ở trong tình trạng hoang mang cực dộ.
Bọn trùm CIA đi đến quyết định trong hoàn cảnh đó, cần phải tiếp tục “di
tản” ra nước ngoài, đưa đến những trung tâm huấn luyện tình báo cho Mỹ, những
tên lộ mặt, đang bị săn lùng, để thực hiện những âm mưu đen tối lâu dài của Nhà
trắng. Mặt khác, chủ trương “di tản” của Mỹ là cả hai chiều. Không phải chỉ có
đưa đi mà còn có cả chiều đưa về - Đưa những tên gián điệp được CIA huấn luyện
trở về Việt Nam chắp vá tổ chức lại mạng lưới gián điệp. Thắng lợi của nhân dân
ta diễn ra cũng một lúc với thắng lợi của nhân dân Lào và nhân dân Căm-pu-chia.
Vì vậy, “di tản” đường bộ là một việc CIA khó có thể thực hiện. Tuy vậy, đất nước
ta lại có bờ biển rất dài, CIA cho rằng bằng con đường này, chúng còn có khả năng
thực hiện các cuộc “di tản”. Đây là một việc CIA đã làm và sẽ còn cố sống cố chết
làm lâu dài nữa.
Mẩu tin dưới đâu của hãng Roi-tơ phát từ Sing-ga-po ngày 7-1-1977, là một
trong những dẫn chứng rõ ràng về âm mưu của CIA trong việc “di tản”:
“Ba chiếc tàu do tồ chức tôn giáo và hòa bình thế giới và tổ chức tôn giáo và
hòa bình châu Á bảo trợ đã rời Xinh-ga-po sang biển Đông đề cố tìm vớt những
người tị nạn chạy trốn khỏi Việt Nam.
Các tổ chức này, tháng trước đã thành lập một ủy ban đặc biệt đề cứu những
người tị nạn Việt Nam bằng cách thuê một con tàu tại Xinh-ga-po, Chủ tịch Ủy ban
này là nhà sư Thích Nhất Hạnh...”

Nhân vật Trường Minh và vấn đề cảnh giác cách mạng

…Trời tối như mực. Một chiếc thuyền câu nhẹ nhàng lách qua các bãi dừa
nước ra sát bờ biền. Sáu người ngồi trên thuyền mắc mồi câu. Công việc xong
xuôi, họ ngồi chụm đầu trong khoang thuyền. Một giọng nói khàn khân cất lên:
- Tôi hỏi lại lần cuối cùng, các anh đã ra trình chính quyền cộng sản chưa?
- Dạ, thưa trung tá, theo kế hoạch, bọn tôi đã làm đầy đủ thủ tục và đã có
giấy chứng nhận - Một tên trong bọn trả lời.
- Tôi muốn hỏi thái độ của các anh trong công việc khiến cho bọn cộng sản
tin là mình đã thực sự “cải tà quy chính”. Đây là lối thoát hữu hiệu nhất của chúng
ta.
- Chúng tôi không từ một việc gì kề cá hót rác ở đường phố, xin đi vùng
kinh tế mới, tháo gỡ bom mìn và hét to những khẩu hiệu.
- Thôi dược rồi! Chúng ta bàn xem nên thoát bằng cách nào, phương tiện lấy
ở đâu, và tình hình phòng thủ của bộ đội hải quân cộng sản trên biển. Ông đại úy
Hân đảm lãnh trọng trách này tường trình lại xem sao!
- Thưa trung tá, trên các tuyến biển và đảo, bộ đội cộng sản đã đóng chốt hết
rồi. Ngoài khơi, tàu cao tốc của hải quân cộng sản thường xuất hiện bất thần, ta
không thề biết nó từ đâu tới, gay hơn nữa, dân chúng các xóm ven biển hoặc trên
mặt nước đều ủng hộ Việt cộng, tạo thành một màng lưới che chắn rất nguy hiểm.
- Ông đại úy chắc chưa hoàn hồn trước đòn đánh mạnh của Việt cộng nên
quá đỗi hoang mang chăng?
- Dạ thưa... đây là thực tế, vì đã có hàng chục toán sa lưới, nếu không tin,
trung tá cứ đi thăm dò thì khắc rõ. Đây, tờ Giải phóng mới tường thuật lại một vụ...
Cầm tờ báo của tên dại úy đưa cho, tên trung tá bấm đèn pin đọc lướt qua rồi
vò tờ báo xé vụn từng mảnh vứt xuống nước.
- Chúng ta không đi theo con dường mòn của họ, phải tạo yếu tố bất ngờ,
triệt để lợi dụng mọi sơ hở của cộng sản, rõ chưa? Kế hoạch của chúng ta phải thực
thi trng bước.
Sáu tên ngồi trên thuyền chụm đầu lại sát hơn. Chúng rỉ tai, bàn bạc cho đến
khuya mới nhổ sào. Con thuyền đang lướt nhẹ hướng vào bờ thì tên trung tá nói:
- Hãy dừng thuyền lại, sáu thằng di câu, mà không được con cá nào thì hỏng
bét. Chớ coi thường an ninh Cộng sản.
Theo lệnh tên trung tá, bọn chúng ngồi quanh thuyền thả câu, tiếng cá bắt
mồi bì bõm,..

Trường Minh, người lấm lem đầu mỡ chui từ trong buồng máy ra nói với các
chiến sĩ hải quân:
- Con ngựa bất kham đã thuần nết rồi đấy, các anh cưỡi lên, nó sẽ phi nước
đại cho mà xem.
Nói xong, Minh nhảy vào trong buồng máy, ấn nút Chiếc tàu 702 nổ máy
giòn tan, mặt biền chao động. Chiếc tàu nguyên của hải quân ngụy, qua tay người
thợ máy lành nghề Trường Minh, sau một tuần lễ sửa chữa, nay đã hồi sinh. Nay
mai 702 sẽ nhổ neo đưa các chiến sĩ ta đi tuần tra các chốt xung yếu trên mặt biển.
Xăng dầu, lương khô, nước ngọt, vũ khí đã được chuần bị đầy đủ. Chiến sĩ lái Trần
Văn Hoàn kiềm tra lại và thử máy một lần nữa. Hệt như lần trước, tiếng máy nổ lên
rồi lại tắt ngấm. Có lẽ lại phải nhờ tay người thợ lành nghề Trường Minh thôi...
Trường Minh là ai? Do đâu mà anh ta có tay nghề vững và lại tình nguyện
giúp các chiến sĩ ta tận tình như vậy? Nhưng tại sao máy móc trên con tàu chỉ hoạt
động tốt khi anh ta điều khiền?
Đó là câu hỏi được đặt ra. Việc dùng người mới nhất là người trước đây đã ở
trong tổ chức của ngụy quyền, phải hết sức thận trọng để bảo vệ đơn vị an toàn
trong thời gian trước mắt cũng như sau này. Gốc tích, quá khứ, hiện tại của Trường
Minh cần được khần trương xem xét trước khi giao tay lái con tàu 702 cho hắn.
Các đồng chí ta xác định như vậy.
Lật lại từng trang hồ sơ và danh sách tạm trú của khách vãng lai đến vùng V.
Các chiến sĩ hải quân thấy Trường Minh tạm trú tại nhà một nhân viên trước đây
coi kho hóa chất của hải quân ngụy. Trong sổ đăng ký tạm trú số 01724, Minh ghi:
Trường Minh 45 tuổi, nghề nghiệp cũ: đi lính, cấp bậc trung sĩ, đã ra trình diện
chính quyền cách mạng.
Đi sâu truy tìm, các chiến sĩ ta phát hiện Trường Minh chính là một thiếu tá
hải quân ngụy. Năm 1970, hắn chuyển sang cảnh sát, phụ trách một giang đoàn hải
thuyền. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Minh được CIA đưa về cài vào
cảng B.
Như vậy, câu hỏi “Tại sao con tàu 702 chỉ nổ máy khi Minh cầm lái” không
còn là vấn đề hoàn toàn bí ần nữa. Có nhiều khả năng địch đang âm mưu tồ chức
một cuộc vượt biên bằng phương tiện của chính bộ đội ta. Thế nhưng âm mưu đó
cụ thể, chi tiết như thế nào? Bao nhiêu tên sẽ vượt biền cùng Trường Minh? Tương
kế tựu kế, một kế hoạch bủa lưới tóm gọn cả “mẻ cá” đã được vạch ra...

Hôm nay, con tàu 702, do Trường Minh cầm lái lại rẽ sóng đưa một phân
đội ta ra khơi. Càng xa bờ, sóng càng dữ. Một chiến sĩ ta chưa thật quen sóng
nước, đã thấy mắt hoa, đầu váng.
Trường Minh mở tủ lấy bi đông cà phê pha đặc, bày cốc ra bàn rồi đon đả:
- Mời các anh vào đây uống cà phê, sẽ tỉnh táo ngay.
Đội trưởng Tam liếc nhìn cốc cà phê đặc sánh, bưng một cốc, đưa cho Minh:
- Anh chu đáo lắm, thế nhưng tiền chủ, hậu khách nào mời anh.
Trường Minh xua xua tay:
- Các anh uống đi để chống say sóng, còn dân bọ nước chúng tôi, cần gì cà
phê!
Đội trưởng Tam lặng lẽ bưng cốc cà phê dến bên chiếc tủ đứng của thuyền
trưởng, trên mặt có bày chậu cá vàng, Tam đồ cốc cà phê vào bể cá. Thấy động,
đôi cá vàng ngoi lên đớp đớp, và chỉ một phút sau, chúng đều cụp đuôi lại, từ từ
chìm xuống.
Trường Minh không bỏ sót một cử chí của dội trưởng Tam. Mặt hắn tái xám
lại.
- Ông thiếu tá hải զսân, ông dã di sai nιrớc cờ rồi đó. Chỉ có điều nên sửa
chữa lại thế nào đề lập công chuộc tộì - Đội trưởng Tam nói.
- Thưa ông... họ đánh giá... rất sai về các ông, nên giao tôi làm... việc này.
Mọi việc đều do ông trung tá Văn Hạnh sắp đặt... Tôi... tôi... dại dột, xin các ông...
- Thôi dược rồi, anh khai di... nếu việc đầu độc chúng tôi thành công, thì sau
đó các anh làm gì? - Đội trưởng Tam ngắt lời hắn.
- Sau khi say sóng và uống phải thuốc độc, các ông sẽ ngủ một giấc dài. Lúc
đó, tôi sẽ thu tất cả vũ khí, quần áo, giấy tờ rồi cho tàu đến tọa độ X, đón trung tá
Hạnh, đại úy Hân và nhiều người khác. Với giấy tờ, vũ khí, quần áo của các ông,
chúng tôi sẽ vượt biền chắc là không khó khăn gì...
Đội trưởng Tam mỉm cười bình thản:
- Thế thì xin lỗi ông thiếu tá, ông hãy diễn nốt màn kịch cuối cùng đi!
Trường Minh được phép mặc quân phục, cho con tàu 702 quay mũi. Đến tọa
độ X, tàu dừng lại, bật đèn pha, đánh tín hiệu vào bờ. Chỉ trong chốc lát, một con
thuyền nhỏ từ sau rặng dừa nước ló ra. Cách tàu vài chục mét, một tên dưới thuyền
hô vọng lên:
- Các anh bộ đội có mua “cá” không?
- “Có” trên tàu hết rồi, các ông bán cho một ít.
Nói xong Trường Minh tự bấm đèn pin chiếu vào mặt. Bọn trên thuyền nhận
được ám hiệu, lại thấy Minh mặc quân phục giải phóng nên càng yên chí. Chúng
nhảy lên tàu ôm lấy nhau, nhảy cẫng lên.
- Các anh đã bị bắt!
Cùng một lúc hàng chục họng súng đã chĩa thẳng vào bọn âm mưu cướp tàu
vượt biền.
Chúng đứng ngây ra như phỗng, không một tên nào kịp chống cự...
... Thành công của phân đội hải quân trên đây không những phơi trần ra ánh
sáng thêm một biều hiện về âm mưu của CIA mà còn là một bài học. Từ đó, chúng
ta có thể rút ra được kinh nghiệm bổ ích.
Để thực hiện âm mưu của chúng, kẻ địch có thể dùng mọi thủ đoạn, kể cả
những thủ đoạn tàn bạo nhất, tận dụng mọi sơ hở của chúng ta. Tuy nhiên, muốn
vượt biển di tản, chúng không thể không có sự chuẩn bị về mọi mặt, ví dụ: lương
thực, phương tiện, nhiên liệu, v.v. Do đó, chúng khó tránh khỏi bộc lộ nhiều dấu
vết, hiện tượng khả nghi ra bên ngoài mà chúng ta có thể nắm được để phán doán
kế hoạch cụ thể của chúng. Rõ ràng, nếu chúng ta nhận thức dầy đủ rằng, tổ chức
“di tản” là một âm mưu lớn, lâu đài, dai dẳng, rất nguy hiểm của kẻ dịch, đồng thời
giáo đục cho nhân dân, nhất là ở những vùng ven biền cũng hiều được như vậy, thì
tinh thần cảnh giác của quân dân ta càng được mài sắc, chúng ta sẽ nhanh chóng
phát hiện được các thủ đoạn, hành động của địch, chẳng những làm phá sản các kế
hoạch đó, mà còn có thể lấy gậy ông lại đập lưng ông, biến các cuộc vượt biên của
kẻ địch thành một cơ hội tốt, tóm gọn cả mẻ lưới những tên ác ôn nguy hiểm của
CIA dang lẩn trốn như trường hợp phân đội hải quân trên đây đã làm được.

Những sản phẩm khác của “kế hoạch hậu chiến”

Vào quãng cuối năm 1975, đầu năm 1976, một đơn vị bộ đội ta nhận nhiệm
vụ truy lùng bọn tàn quân vùng Y - một vùng rừng núi hoang vắng.
Người dẫn đường trong cuộc tiến quân là chủ tịch xã. Cuộc truy lùng tiến
triền rất chậm chạp và vấp váp. Có nhiều dấu hiệu chứng tỏ kẻ địch nắm được
trước ý đồ kế hoạch truy lùng của ta.
Sau khi thầm tra lại kỹ càng, chúng ta đã khám phá ra “chủ tịch xã” này
chính là một tên tình báo già đời, hoạt động ở địa phương khác được CIA điều
động về đây, trong một vỏ bọc rất hấp dẫn, theo đúng “kế hoạch hậu chiến” mà
bọn chúng đã bàn bạc trước đây theo chủ trương tạo sẵn “chỗ dựa cho cộng sản khi
họ nắm quyền kiềm soát miền Nam”.
Sau vụ này, nhiệm vụ truy lùng tàn binh địch của đơn vị nói trên, đã được
hoàn thành tốt đẹp.
Cách thức của CIA, cài người của chúng vào nội bộ ta, trong nhiều trường
hợp, được tiến hành theo nhiều kiều cách. Sau đây, là một câu chuyện xảy ra ở Tây
Nguyên:
... Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Yxúc đột ngột xuất hiện tại
làng Khum. Hai mươi bốn năm trước đây, Yxúc bị Xi Phỏ, một tên nhà giầu, nhiều
bạc trắng, nhiều muối, cướp mất vợ, đang lúc chị có mang Ylanh.
Yxúc bỏ nhà ra đi từ đó, Vợ anh ta được cách mạng giác ngộ, trở thành cán
bộ, đã tập kết ra Bắc từ năm 1954.
Ylanh được dân bản nuôi dưỡng, nay đã trở thành cán bộ cốt cán của xã. Sau
khi đất nước, buôn làng được giải phóng, theo lời mẹ dặn, Ylanh đã nghĩ nhiều
cách hy vọng tìm gặp được cha. Khi gặp Yxúc, Ylanh thấy ông này có những đặc
điềm đúng như lời mẹ mình đã tả cho nghe, Y lanh rất vui mừng được gặp lại
người cha sau bao năm xa cách. Tuy nhiên, niềm hạnh phúc của cô không trọn vẹn.
.... Càng ngày, Ylanh càng thấy rõ ở người cha lưu lạc có những lời lẽ, hành
động rất xa lạ, khác hẳn bà con ở làng Khum này. Ban ngày, Yxúc không đi
nương, và cũng ít khi đi ra khỏi nhà. Đến tối, Yxúc lại hay vào rừng hái củi hoặc
săn bắn.
Cùng thời gian đó, bọn tàn quân ngụy ngoan cố lén lút trong rừng, tăng
cường hoạt động phá hoại. Có lần, chúng dám cả gan chặn xe cướp đường, hoặc
cho tay chân rải truyền đơn nói xấu cách mạng.
Hôm nào Ylanh cùng du kích đi phục kích bọn tàn quân ngoan cố mà Yxúc
biết được thì y như rằng hôm đó, ta không bắt được tên nào, và có khi xảy ra
thương vong vì dẫm phải mìn của địch.
Phải xác minh việc này cho rõ trắng đen. Nếu quả thật Yxúc là cha đẻ của
mình, cố tình làm hại cách mạng, thì cũng không thề vì tình cha con mà quên ơn
cách mạng - Ylanh nghĩ như vậy. Nhưng xác minh bằng cách nào?
Sau khi trao đòi ý kiến với đơn vị bộ đội đóng quân trong vùng, YIanh thực
hiện kế hoạch.
Một hôm, trước lúc đi phục kích bọn tàn binh địch, cô nói với Yxúc:
- Bố ạ, đêm nay chúng con cùng bộ đội mở cuộc vây quét tàn binh ở vùng
chân núi Chư Pông. Chúng con sẽ chia làm ba mũi bí mật tấn công vào đó, chắc
chắn không tên nào chạy thoát.
- Hay đấy con ạ! Nhất, dịnh các con sẽ thắng, nhưng con phải cần thận kẻo
tên bay dạn lạc, nghe con!
Ylanh khoác súng ra đi như mọi lần. Nhưng được nửa đường, cô quay lại,
nấp sau nhà mình theo dõi...
Một lúc sau, Yxúc mở cửa đi vòng quanh nhà xem xét. Không thấy động
tĩnh gì, Yxúc mới buộc một sợi dây thép như kiểu dây phơi quần áo trước sân, rồi
vào nhà mở hộp dao cạo râu. Chiếc bàn cạo rất lạ. Khi Yxúc cầm cán thì hai cánh
trên xòe ra quay tít, phát Ta tiếng sè sè khe khē.
Ylanh xộc vào :
- Bố phát tín hiệu đi dâu?
- Con bé nói gì lạ vậy, bố cạo râu đây thôi!
- Đừng giấu nữa, bố phải nói hết, nới hết đi thôi. 24 năm qua, bố đi đâu, làm
gì đề nay về chống phá các mạng?
Biết là không thể chối cãi được nữa, Yxúc đành phải thú thật:
- Bố đi, thoạt đầu chỉ có một mục đích, làm sao có tiền trở về cứu mẹ con và
con. Bố gặp “người ta” và bố phải làm mọi việc mà chúng sai bảo. Con hãy tha lỗi
cho bố. Bố sẽ đi khỏi nơi đây để không làm liên lụy đến con.
Yxúc chộp lấy hộp dao cạo râu, chồm qua cửa sổ nhà sàn, định nhảy xuống.
Nhưng tiếng kêu thống thiết của Ylanh đã làm cho Yxúc chừng lại:
- Má ơi! Má bảo con phải làm gì bây giờ?
Yxúc bàng hoàng ngoái cổ lại:
- Nhưng tay bố đã trót nhúng chàm rồi. Bố ở lại, du kích làng sẽ giết bố!
- Không, không đâu bố ạ. Cách mạng sẽ khoan hồng nếu bố biết lập công
chuộc tội. Cách mạng sẽ đổi dời cho bố!
- Có thật không Ylanh?
- Thật, thật bố ạ, du kích dang đợi bố ngoài kia. Bố hãy đưa đường cho
chúng con vào đúng sào huyệt bọn tàn binh và bố hãy cùng chúng con kêu gọi họ
trở về với buôn làng, nương rẫy...
Cuộc tấn công sau đó đã hoàn thành thắng lợi, không phải nổ một phát súng.
….
Yxúc và tên gián điệp trong cái vỏ “chủ tịch xã” trong hai mẩu chuyện trên
đây không chỉ là sản phầm “kế hoạch hậu chiến” của Mỹ - ngụy, mà còn là sản
phẩm nói chung của một kiều hoạt động mà CIA hết sức chú trọng, nhất là lúc kẻ
địch đang ở trong thế bất hợp pháp, đã bị đánh đổ về tổ chức và mất quyền thống
trị xã hội.
Để hiều sâu hơn âm mưu của địch gài người của chúng vào nội bộ ta, cần
dẫn ra một số tư tưởng quan điểm, một số “chỉ dẫn”, “chỉ thị” của các tên trùm
CIA với bè lũ bộ hạ
Trong cuốn Kỹ thuật tình báo, Alen Đa-lét - một trong những “cha đẻ của
CIA” khẳng định rằng: “Trong thời đại khoa học, kỹ thuật phát triền như vũ bão
hiện nay, CIA phải biết tận dụng nó vào công tác tình báo gián điệp. Nhưng dù
CIA có bao nhiêu vệ tinh do thám, bao nhiêu trạm thu và tìm cách mở các khóa
mật mã của các bức điện trong không trung và hàng núi phương tiện kỹ thuật khác
đi nữa, thì điều này vẫn không thể nào thay thế được con người bằng xương bằng
thịt tiếp cận các đối tượng nhằm quan sát, phân tích, tiến hành công tác tình báo tại
chỗ.
Vẫn theo Alen Đa-lét, dĩ nhiên CIA có thể tung những điệp viên đến những
nơi như thế. Tuy nhiên thủ đoạn có hiệu quả hơn vẫn phải chuần bị kế hoạch tỷ mỉ
từ trước, gài sẵn người từ trước, có khi nằm im hàng năm, hàng chục năm từ trước,
lúc có thời cơ mới hoạt động. Loại điệp viên cài sẵn như thế, có khi chỉ để sử dụng
vào những nhiệm vụ có tính chất chiến thuật trước mắt (như trong hai mầu chuyện
trên) Nhưng cũng có những tên thuộc loại tầm cỡ, đảm nhiệm những nhiệm vụ tình
báo có tính chất chiến lược lâu dài, nhằm những cái đích đầy tham vọng mà lớn
nhất là tổ chức lật đồ một chế độ xã hội.
Alen. Đa-lét viết:
“... Ở thời đại chúng ta, một nhân viên tình báo muốn chui vào hàng ngũ đối
phương, không thể chỉ dựa đơn thuần vào tài đóng kịch của anh ta. Với những
phương pháp hiện đại dùng đề kiềm tra, bảo vệ an ninh chính trị của đối phương,
anh ta có thể bị lột mặt nạ. Vì thế, muốn ngụy trang một con người đến mức độ có
thể được tiếp nhận ở một môi trường đối địch, thì người đó phải được huấn luyện
nhiều năm cũng như phải chôn giấu quá khứ dưới thật nhiều lớp lý lịch cá nhân giả
mạo đã được chuần bị kỹ lưỡng
Nếu anh sinh ở Phần Lan, mà anh lại đóng vai ở Muy Ních chắng hạn thì
anh cần có những giấy tờ chứng minh quan hệ của anh với thành phố này và anh
phải có khả năng cư xử như một người sinh đẻ và đã từng sống ở Muy Ních. Và
phải có sự sắp đặt, bố trí ở ngay Muy Ních để khẳng định nguồn gốc của anh, trong
trường hợp đối phương tiến hành điều tra anh ở đó…”
Rõ ràng, việc cài người của chúng vào hàng ngũ ta được CIA xem là một
trong những thủ đoạn cơ bản và được chuần bị rất kỹ lưỡng. Thủ đoạn này rất nguy
hiểm nhưng trong nhiều trường hợp, đã bị bẻ gãy trước công tác phòng gian bảo vệ
an ninh chính trị của chúng ta.
Từ những thành công và một vài tồn thất kể từ khi miền Nam hoàn toàn giải
phóng đến nay, chúng ta có thề rút ra được kết luận gì?
Trước hết, cho dù kẻ địch gian ngoan xảo quyệt, chuần bị chu đáo đến đâu,
cũng không thề dấu được tung tích thật của chúng. Qua việc giáo dục phát huy
quyền làm chủ tập thể của nhân dân, kết hợp những phát hiện của quần chúng với
công tác thầm tra chính trị và nền nếp quản lý tình hình chính trị khác theo đúng
quy định, chế độ, nhất định chúng ta có đầy đủ điều kiện đề nhanh chóng khám phá
ra và vạch mặt những tên gián điệp còn đang ần núp trong hàng ngũ ta. Thành công
trong việc khám phá tung tích tên Trường Minh của đơn vị hải quân khu vực V. là
một dẫn chứng.
Trường hợp kẻ địch có thể thâm nhập được vào hàng ngũ ta là do ta sơ hở và
chưa phát động được quần chúng, dám nói sự thật mà họ biết về bọn gián điệp.
Hoặc do chúng ta làm việc còn đại khái, chưa sâu sát quần chúng, cảm tình cá
nhân, gia đình, tùy tiện, không chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ, quy định về
tuyên dụng người, hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm, ngại khó trước tình hình
thường là rất phức tạp, rối rắm, nhất là trong những vùng vừa được giải phóng.
Như câu phương ngôn đã nói: Người ta có thể che giấu mình, che giấu sự
thật một lúc nào đó với một số người nào đó, nhưng người ta hoàn toàn không thể
lừa dối được mọi người và lừa dối mãi mãi. Thật vậy, kẻ địch cho dù đã chui được
vào hàng ngũ ta và hoạt động gian ngoan sảo quyệt đến đâu, chúng cũng khó có
thể giấu được tung tích mãi mãi mà phải để lộ ít nhiều dấu vết trong sinh hoạt, tiêu
pha, trong tác phong cách nói năng, thậm chí trong điệu bộ cử chỉ. Những chi tiết
không bình thường này (ví dụ, những chi tiết về sinh hoạt của Yxúc dần dần lộ ra
sau một thời gian về làng Khum ở với con gái), nhất định sẽ không thể giấu được
con mắt của tất cả mọi người, của tất cả đơn vị, mà ở đó, cán bộ và chiến sĩ đều đã
được giáo dục đầy đủ tinh thần cảnh giác, luôn luôn đề cao trách nhiệm chính trị,
bảo vệ lợi ích cách mạng và sức mạnh của lực lượng vũ trang.

Chiến thuật “đi đường vòng”

Gài người của chúng vào tổ chức của ta là một thủ đoạn quan trọng nhằm
những mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài nhưng chưa phải là quan trọng nhất.
Đối với CIA, biến người trong tổ chức của ta thành nội gián của chúng, là thủ đoạn
lợi hại hơn nhiều.
Cũng trong cuốn kỹ thuật tình báo, Alen Đa-lét phân tích:
“Phương pháp tuyền lựa một điệp viên nằm trong nội bộ đối phương, mặc dù có
nhiều khó khăn rất lớn, nhưng lại có lợi rất lớn - cho phép cơ quan tình báo chúng
ta tập trung nghiên cứu mục tiêu thâm nhập, quan sát và phân tích các điểm quan
trọng nhất” Lý tưởng nhất - vẫn theo Alen Đa-lét phân tích - một nội gián như vậy
lại có cương vị cán bộ cộng sản cấp tỉnh, cấp quân khu trở lên, thì tài liệu thu được
sẽ rất quan trọng, có tầm ý nghĩa chiến lược.
Tất nhiên, điều “lý tưởng” trên đây cũng chỉ là thuần túy lý tưởng đối với
CIA mà thôi. Tất cả các tài liệu của Mỹ - ngụy, mà chúng ta đoạt được trong các
đống hồ sơ kẻ địch không kịp thiêu hủy khi rút chạy khỏi sào huyệt cuối cùng, đều
thừa nhận rằng: Trong suốt cả cuộc chiến tranh vừa rồi, chưa bao giờ CIA tuyển
lựa được một nội gián cỡ như vậy.
Vẫn theo quan điểm của CIA, đây là những nguyên nhân thúc đẩy người
trong hàng ngũ đối phương bằng lòng cộng tác với chúng. Thứ nhất, vì tiền, loại
nội gián này CIA không từ chối nhưng cũng không tin cậy gì. Thứ hai, loại bất
mãn, hoặc đang sa bước đường cùng, như sắp bị cộng sản thi hành kỷ luật, xử trí,
loại này tạm được. Thứ ba, Alen Đa-lét cho là “hảo hạng” là loại tình nguyện làm
gián điệp cho Mỹ, vì một lý do nào đó, ghét chế độ cộng sản, tôn sùng “thế giới tự
do”.
Alen Da-lét: “Người tình nguyện làm nội gián có lý tưởng chống cộng sản
sẽ là một con người mà ít khi anh phải nghi ngờ về sự trung thành. Trong lúc đó,
anh luôn luôn phải đặt câu hỏi về sự trung thành của những nội gián chỉ làm việc
dề lấy tiền hoặc thích những trò phiêu lưu mạo hiểm, những chuyện rắc rối ly
kỳ...”.
Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, càng ngày CIA càng thấm rằng: đội ngũ
cán bộ, chiến sĩ của ta là một đội quân vũ trang cách mạng được Đảng giáo dục,
rèn luyện liên tục, lâu dài, kiên định nhất. Khó mà thấy trong đội ngũ như vậy
những phần tử ngả nghiêng, mang trong người “yếu tố thúc đẩy” phản cách mạng
như chúng mơ ước. Tuy nhiên, tác dụng to lớn củamột nội gián nhất là loại có cỡ
vẫn luôn luôn hấp dẫn cơ quan tình báo Mỹ. Chủng cho rằng, tấn công theo kiểu
đường thẳng, trực diện để thu phục một cán bộ nhất là loại chủ trì cốt cán của cộng
sản thì không thể nào thành công được, mà phải chọn một chiến thuật khác. Đó là
chiến thuật “Cầu vồng” hay còn gọi là chiến thuật “đi đường vòng” tiến công theo
hai bước:
Bước 1 - Đánh vào mục tiêu phụ.
Bước 2 - Sử dụng mục tiêu phụ đã thu phục được, đánh sang mục tiêu
chính... Mục tiêu phụ mà CIA nói đây thường là “hậu phương” của quân nhân, ví
dụ “đánh” vào vợ, và từ chỗ nắm vợ, chuyền sang nắm chồng...
Dưới đây là một “chiến tích” gần như độc nhất của địch trong suốt cuộc
chiến tranh xâm lược Việt Nam. Đối tượng chưa phải có cỡ như tiêu chuẩn mà
CIA mong muốn, nhưng cũng có cương vị khá.
... Vân Anh (bí danh của mụ Thiên Nga) sau một thời gian đóng vai người
buôn bán qua lại vùng giáp ranh giữa vùng “quốc gia” và “cộng sản”, có quen biết
chị Sáu Mai là vợ một cán bộ huyện thường gọi là anh Hai Lâm, phụ trách kinh tài
của huyện. Tổ chức rất tin cậy vợ anh Hai Lâm, do đó, vẫn thường nhờ Sáu Mai và
một số chị em khác vào nội thành tìm mua một số nhu yếu phẩm đưa ra vùng giải
phóng.
Chính trên con đường mua bán này, Sáu Mai đã gặp Vân Anh, mới đầu quen
rồi sau thân với mụ. Đóng vai một tiểu thương đã từng nhiều lần tham gia phong
trào đấu tranh chống Mỹ - ngụy, Vân Anh được Sáu Mai tin cậy, Trong khi vào nội
thành làm công tác kinh tài. Sáu Mai thường ăn ngủ tại nhà Vân Anh “cho được
chắc chắn”. Ngược lại, thỉnh thoảng Vân Anh cũng lọt được vào vùng giải phóng,
ăn ngủ ở nhàSáu Mai, thậm chí mụ được Sáu Mai tin cẩn đưa đến tận cơ quan của
chồng đề “tiện công việc giao dịch mua bán”.
Tất nhiên tổ chức của ta cũng đã điều tra về tình hình chính trị của Vân Anh,
nhưng do mụ khéo léo hoạt động trong phong trào phụ nữ đòi quyền sống của chị
em bán hàng ở chợ Bến Thành, cho nên, mụ vẫn giữ kín được tung tích, Cả hai vợ
chồng Hai Lâm, và một số cán bộ trong cơ quan của anh, đều yên trí rằng, Vân
Anh là một phụ nữ hăng hái đấu tranh chống Mỹ - ngụy, có cảm tình với cách
mạng, tuy sinh hoạt của ả có phóng túng, ăn tiêu hoang tàng, nhưng “chẳng qua đó
là tật xấu tất nhiên của con nhà buôn, ai mà chẳng thế”.
Thế nhưng, chính Vân Anh đã dựa vào “lối sống tất nhiên của con nhà
buôn” này đề dẫn dắt Sáu Mai vào con đường tội lỗi. Dựa vào một lý do rất tự
nhiên, ít ai có thể ngờ được, là do “phất to” vừa buôn được món hàng vớ bở, có
nhiều lãi, Vân Anh đã rủ Sáu Mai đi ăn, đi chơi, xem cải lương, xem bói, xem
tướng, đánh bạc, mua sắm quần áo và thỉnh thoảng lại tặng Sáu Mai một món quà.
Cứ như thế, dần dần, Sáu Mai đi vào con đường sa ngã: thích về Sài Gòn,
thích ăn diện, mê xem hát cải lương, mê đánh bạc, tin vào bói toán.
Cơ quan của Hai Lâm và Hai Lâm cũng đã nhìn thấy những thay đổi trong
tính tình và tác phong của Sáu Mai, nhưng vì quá vui mừng trước những nguồn
hàng “chiến lược” mà Sáu Mai đã mua được và đưa ra vùng giải phóng, đã có cán
bộ thanh minh cho Sáu Mai bằng cách lập luận:
- Phải đề bà ấy diện đúng mốt Sài Gòn, ăn nói đúng kiều Sài Gòn mới hòa
được với quần chúng, và như thế mới dễ hoạt động, che được mắt Mỹ - ngụy.
Thậm chí có người còn quá tin vào tài tháo vát của Sáu Mai, đưa ý kiến xin
cho Sáu Mai về công tác hẳn trong nội thành, gây cơ sở và hoạt động ở tư sản vận
ở trong đó.
Bước ngoặt trong đời Sáu Mai bắt đầu từ lúc thua bạc, lạm vốn công quỹ,
phải vay tạm của Vân Anh đề bù vào đấy. Vân Anh cũng “đang vận đen” buôn
mấy chuyển không gặp may, phải “vay hộ cho Sáu Mai tiền của một người thân”
và dĩ nhiên “phải làm tờ giấy cam kết”.
Tiền vay được, Sáu Mai lại đem đánh bạc để gỡ, gỡ không được, còn thua
thêm, trong khi đó, lãi mẹ đẻ lãi con, khiến cho Sáu Mai đã mắc nợ tới mức
“không tài nào trả nổi và khó có thể buôn được món gì gọi là tạm đủ lãi để trang
trải”. Đến lúc đó, Vân Anh mới hé một phần bộ mặt thật, xúi giục Sáu Mai moi các
tin tức cơ mật của cơ quan chồng, ăn cắp tài liệu mật của chồng đem bán, vì “chỉ
còn có cách đó, mới cả thể kiếm được món tiền to để trả nợ”.
Thủ đoạn tâm lý chiến của Vân Anh đã được đem ra sử dụng đúng vào lúc
Sáu Mai cũng đang ngấm dần “lối sống thế giới tự do” ở Sài Gòn. Thế là cuối
cùng, Sáu Mai liều mạng ăn cắp tài liệu mật của chồng, đưa cho Vân Anh đem bán.
Tiền quỹ trang trải được, nhưng Hai Lâm bị thi hành kỷ luật vì “đánh mất tài liệu”,
còn Sáu Mai cũng lâm vào cảnh “bị ngờ vực”.
Trong cơn hoang mang dao động cực độ, Sáu Mai được Vân Anh dẫn đi
xem bói. Thầy bói “quen” không phải ai khác mà chính là tên trùm CIA đã được
chủ Mỹ huấn luyện về khoa “trắc nghiệm tâm lý học”. Đã được Vân Anh bảo trước
tình hình của vợ chồng Sáu Mai, do đó, thày bói “đoán rất đúng”, “Thày” phán bảo
Sáu Mai đang lâm vào cảnh “vận hạn trùng phùng, phu thê đồng lâm nạn”, (tức là
cả hai vợ chồng đều đang gặp hoạn nạn). Thế nhưng “thày” phán tiếp: không lo gì
cả, thế nào vợ chồng Sáu Mai cũng gặp “quý nhân phù hộ”. Muốn vậy, phải qua
một cuộc đổi đời, có thế mới tai qua nạn khỏi, vợ chồng cùng hưởng vinh hoa phú
quỷ đời đời.
Quý nhận đây là ai, nếu không phải Vân Anh? Cuộc đổi đời là gì, nếu không
phải là đào ngũ, phản bội, bỏ kháng chiến, chạy vào thành theo địch?
Bằng những giọt nước mắt và lời nói tỉ tê, theo kế hoạch của Vân Anh, Sáu
Mai ngày đêm khuyên chồng theo vợ “đi tị nạn”, CIA đã tính toán, nếu Sáu Mai tỏ
ra chưa vững tay nghề, không lôi được Hai Lâm thì Vân Anh sẽ nhảy vào vòng
chiến, tận dụng mánh khóe nhà nghề, cưỡng bức Hai Lâm phải “hồi chánh” bằng
các thủ đoạn đưa ra những giấy tờ giả mạo - Hai Lâm đã nhận tiền hoặc đã tình
nguyện cộng tác với CIA có chữ ký hẳn hoi, y như thật, kèm theo những tấm ảnh
ghép dựng ra cảnh Hai Lâm đang nhận tiền và trao tài liệu cho Vân Anh.
Bị sức ép từ nhiều phía, nhất là sức ép trực tiếp từ phía vợ, Hai Lâm trong
thế quẫn, đã bán mình cho CIA.
Mẩu chuyện trên đây xảy ra từ thời chiến tranh ở miền Nam. Tuy nhiên,
trong tình hình hiện nay, nó cũng chưa phải đã mất tính thời sự. Ít nhất, nó cũng có
tác dụng như một bài học phản diện, nhắc nhở chúng ta, nhất là các đồng chí đang
công tác ở những vùng tình hình chính trị còn phức tạp, phải không ngừng nâng
cao tinh thần cách mạng tiến công, mài sắc ý chí cảnh giác, luôn luôn tỉnh táo trong
các mối quan hệ xã hội, quyết không để một kẽ hở khiến kẻđịch có thể lợi dụng, sử
dụng nó như một đầu cầu để từ đó thâm nhập vào nội bộ ta.
- Mặt khác, “chiến thuật cầu vồng” của địch, tuy tham vọng nhằm vào cán
bộ chủ chốt và các nhân viên cơ mật, nhưng không phải nó hoàn toàn không được
dùng đối với các đối tượng khác trong thủ đoạn tổ chức nội gián của chúng.
Bọn tình báo đế quốc biết rằng, khi con người đã được giáo dục, rèn luyện
trở thành người có lý tưởng cách mạng, thì bất cứ ai trong trường hợp khó khăn
gian khổ nào cũng giữ vững khí tiết. Điều này, bọn CIA đã nghiệm thấy rất rõ
trong hai cuộc kháng chiến của ta. Có hàng ngàn chiến sĩ, hàng vạn đồng bào ta
không may bị địch bắt, tra tấn cực kỳ dã man, mọi người vẫn giữ khí tiết cách
mạng, dù bị hy sinh cũng không phản bội trước quân thù.
Song, chúng ta không nên cho rằng, không có người nào chịu ảnh hưởng
tuyên truyền của lối sống thực dân mới, bị sa ngã, thoái hóa về chính trị trước sự
cám dỗ của địch. Những con người như thế trong xã hội ta, trong lực lượng vũ
trang ta tuy rất ít, nhưng vẫn có thể có. Tất nhiên, trong phần lớn các trường hợp
đó, bọn tình báo CIA thường áp dụng các biện pháp khác nhau, như: giương bẫy,
đe dọa, tố giác… “Tình báo cần phải sử dụng bất kỳ thủ đoạn nào, bất kỳ sự đểu
giả nào, miễn là đạt được kết quả cần thiết” - tên trùm CIA Séc -ma-ken đã nói như
vậy.

“Triết học dạ dày” Đã được CIA vận dụng như thế nào?

- Trước hết, ta hãy điểm sơ qua một chút cơ sở “lý luận” của các thủ đoạn
này.
Chủ nghĩa thực dụng của đế quốc Mỹ “triết lý” về cuộc sống đại khái như
sau: “cái hấp dẫn nhất đối với con người sống ở trên đời này, trước hết là cuộc
sống vật chất, ăn ngon, mặc đẹp, chơi bời phè phỡn. Không phải chỉ có anh tư bản,
mà anh cộng sản cũng vậy, lúc no bụng nghĩ không giống khi đói bụng”.
Cùng với việc đưa vào miền Nam nước ta hàng núi súng, núi đạn và nửa
triệu quân viễn chinh, để quốc Mỹ còn du nhập cả cái thứ “triết học dạ dày” trên,
xem đó cũng là một loại vũ khí lợi hại có thể đương đầu với cộng sản. Trong 20
năm theo đuổi chiến tranh xâm lược, đế quốc Mỹ đã đưa vào miền Nam hàng năm
gần một tỷ đô-la hàng hóa tiêu dùng, nhằm tạo và một bộ mặt phồn vinh giả tạo có
sức hấp dẫn thu hút “tranh thủ trái tim, khối óc”, hòng làm biến chất cách mạng
của 20 triệu nhân dân miền Nam, lôi kéo nửa nước ta đi vào quỹ đạo chủ nghĩa
thực dân mới.
Đế quốc Mỹ tin rằng, bằng cách đề cao “chủ nghĩa dạ dày” như vậy, nó có
thể phát huy được chỗ mạnh, khắc phục được chỗ yếu là “nghèo nàn về lý tưởng”.
Chủ nghĩa thực dân mới đã bị đánh sụp tận móng. Nhưng cơ sở “lý luận”
trên đây vẫn được CIA tiếp tục sử dụng. Chúng cho rằng tiến hành âm mưu tổ chức
nội gián trong hàng ngũ cộng sản, không phải là dễ, nhưng nếu biết cách khéo léo,
từng bước lôi kéo đối tượng đi vào cuộc sống ăn chơi, dần dần. thích lối sống của
“thế giới tự do”, từ đó đến chỗ biến chất về chính trị, “tình nguyện làm việc cho
CIA”, không phải là một khoảng cách xa lắm nữa.
Thủ đoạn này của tình báo Mỹ không phải hoàn toàn thất bại. Sau đây, là
một trường hợp xảy ra vào khoảng mấy tháng sau ngày miền Nam hoàn toàn giải
phóng, có thể xem là thành công mới của CIA:
... M. là một thiếu úy trẻ, quê ở miền Bắc, công tác trong ban hậu cần của
một đơn vị hải quân đóng ở cảng Đ, do có nhiệm vụ mỗi tháng vài lần, M. lại về
thành phố S. cách chỗ đóng quân không xa lắm để mua một số vật tư cho đơn vị.
Những lần như vậy, M. thường lui tới tiệm cà phê trên đường phố B. Ở đây,
cà phê pha rất ngon, hơn nữa, chủ quán lại là một người Bắc di cư vào Nam năm
1954, nên chuyện trò cũng dễ hợp. Lui tới nhiều lần đâm quen, và uống cà phê đặc
biệt ở quán này đã trở thành một cái thứ không thể thiếu đối với M, cho nên mỗi
lần về S, bận đến đâu, M. cũng phải mò đến quán này. Cái sở thích cá nhân nho
nhỏ này của M. cũng là bình thường, song, đối với lão chủ quán. lại là vấn đề rất
quan trọng.
Quen rồi thân, dần dần M. trở thành gần như một người trong gia đình của
lão chủ quán. Thấy trong nhà không có ai trước đây làm việc cho địch (thật ra lão
chủ quán trước đây làm việc trong một tồ chức mang danh nghĩa từ thiện nhưng
thực chất lại là gián điệp trá hình), M. càng yên trí. Để hợp pháp việc đi lại này với
gia đình, M. về báo cáo với tổ chức là anh ta vừa tìm thấy một người cậu họ hiện
nay mở hiệu ở S.
Đi lại nhà lão chủ quán, M. được chiều chuộng hết mức, không một thứ của
ngon vật lạ nào của “thếgiới tự do” từ lâu đã biến mất trên thị trường mà M. lại
không được “ông cậu” đem ra thiết đãi.
Đã trở thành thân thuộc, M. thổ lộ với “cậu”... vừa nhận được tin vợ anh ta ở
miền Bắc không trung thủy và điều này làm cho M, “chán ngán mọi chuyện đời”.
Kể từ đó, tham gia các câu chuyện tâm tình, ngoài hai “cậu, cháu” ra, còn
thêm một nhân vật mới, đó là Lan - con gái của “cậu” M.
Lan tỏ ra rất thông cảm với hoàn cảnh của M. và từ thương đến yêu thì
chẳng mấy chốc…
Câu chuyện cứ thể tiếp tục diễn biến và đây là những đoạn cuối của nó:
... Càng gắn bó với Lan, M. càng được chiều chuộng, được cung phụng đủ
mọi thứ, muốn ăn gì cũng có, tiêu xài thứ gì cũng được. Bây giờ, những dịp về
thành phố S., M. không phải chỉ có uống cà phê mà còn cái thú sánh vai với Lan đi
thâu đêm, suốt sáng. Để tăng thêm dịp “hai người gần gũi” (như Lan thủ thỉ với
M.), cô ả này thỉnh thoảng lại mò đến tận cảng Đ., nơi M. công tác, trong cái vỏ
“người em gái con ông cậu”.
Một lần, Lan mò đến cảng. Đang sánh vai với S. chợt Lan dừng lại hỏi:
- Càng này thường có tàu ngoại quốc vào hả anh?
M, đáp:
- Đây là cảng lớn, tàu nước ngoài vào hẳn trong cầu cảng, nếu đứng ngoài
trông vào, không ai thấy được
- Em chưa bao giờ được nhìn tàu nước ngoài, Anh dẫn em vào xem đi anh!
M. gật ngay:
Tưởng yêu cầu gì, chứ dưa em vào xem cảng thì có gì khó!
Thế là Lan được mãn nguyện. Cứ mỗi lần lên thăm. “anh” cô ả lại được M.
dẫn đi khắp cảng…
Sau đó ít lâu, một lần về thành phố S. công tác, M, lại mò đến nhà “cậu”,
Lan đi vắng chỉ có lão chủ quán cà phê ở nhà. Trái hẳn với các lần trước, lần này
thái độ của lão thay đổi hẳn. Lão mời M. ngồi vào bàn, đoạn, rút ra một tập ảnh,
chìa ra cho M. xem, rồi nghiêm giọng nói :
- Lan nó có lời hỏi thăm anh và dặn là chuyển những tấm ảnh kỷ niệm này
cho anh.
M. liếc nhanh những tấm ảnh đã được phóng to. Đó là những tấm ảnh được
chụp khi M. dẫn Lan đi vào khu vực cấm trong cảng Đ. Các kho hàng, các vị trí
điều khiển vô tuyến điện và viễn thông hiện rõ mồn một trên mặt giấy, Mặt M,
càng ngày càng tái nhợt. Lão chủ quán cà phê cười gằn:
- Anh không phải lo. Những bức ảnh này ngoài tôi, anh và Lan ra, chỉ có
một cơ quan duy nhất biết dược. Đó là cơ quan tình báo nước ngoài đóng trên một
hòn đảo rất xa đây.
Lời nói lạnh như thép của lão đầy vẻ de dọa tung ra trước mắt anh như một
cái thòng lọng. Biết là mình đã sa bẫy chúng, M. rất ân hận về những hành động đã
qua.
Lão chủ quán cà phê vẫn thản nhiên nhả khói, chậm dãi nói tiếp:
- Tôi hiểu người cách mạng muốn tiến bộ thì không bao giờ được quan hệ
với kẻ thù. Anh còn trẻ, tài năng đang độ phát triển, nhưng nếu việc này lộ ra, thì
sẽ mất hết, chẳng còn gì nữa. Chúng tôi không muốn làm hại anh, hơn nữa còn
muốn giúp anh. Mười lạng vàng, một phiếu học bổng để tiếp tục học ở nước ngoài
và Lan - Đó là những thứ anh sẽ được nhận nếu anh cộng tác với chúng tôi.
Như một cái xác không hồn, M. hổn hển hỏi:
- Các ông muốn gì tôi?
- Nhiệm vụ của anh đơn giản thôi. Ba ngày nữa, tàu của đơn vị anh sẽ nhồ
neo ra khơi. Anh phải thực hiện đúng một kế hoạch mà chúng tôi sẽ giao tỉ mỉ, anh
giúp chúng tôi đoạt được chiếc tàu đó và liền sau đó, chúng tôi, anh và Lan sẽ dùng
con tàu này đi ra nước ngoài.
... Liền trong nhiều đêm, không đêm nào M. chợp mắt được quá một giờ.
Nghĩ đến lúc con tàu bị cướp, đồng đội bị sát hại, M. rùng mình. Nhất định không
được. Phải kiên quyết giữ lại con tàu, đoạt lại cuộn phim, phá tan âm mưu độc ác
của lão chủ quán cà phê và đồng bọn, dù mình chịu kỷ luật rất nặng cũng yên lòng.
M. lao ra cửa, chạy thẳng đến phòng đồng chí thủ trưởng báo cáo tường tận mọi
việc.
Đồng chí thủ trưởng cầm tay M. nở một nụ cười sung sướng :
- Chúng tôi cũng đã biết mọi việc. Cơ quan an ninh đã xác minh rõ tung tích
hai bố con lão chủ quán. Lão và cô ả Lan đóng vai con gái lão, cả hai đều là người
của CIA gài lại. Chúng lập mưu lôi kéo đồng chí đề cướp tàu cùng đồng bọn chuồn
ra nước ngoài. Chúng ta sẽ trả lại bọn tình báo Mỹ cái thòng lọng mà chúng định
choàng vào cổ đồng chí.
... Bọn gián điệp CIA định trốn đi đã bị chúng ta tương kế tựu kế, tóm gọn
cả bọn không một tên nào chạy thoát…
Câu chuyện M. thoạt đầu rõ ràng là vấn đề thuộc về sinh hoạt cá nhân.
Nhưng thực ra nó không phải chỉ thuần túy là chuyện sinh hoạt, mà còn liên quan
đến vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ quân đội. Và cũng không phải chỉ có trường hợp
của M. Theo lời khai của những tên nội gián bị bắt ở một số nước anh em cũng
vậy, con đường bán mình cho kẻ thù của chúng trong nhiều trường hợp, cũng là bắt
đầu từ sinh hoạt, thích một kiều cách ăn mặc hoặc thậm chí một điệu nhạc của thế
giới phương tây... Một tên trùm CIA đã nói thế này:
- Nếu anh đã bắt đầu thích rượu uýt-ki, gắn bó với nó, thì anh cũng có xu
hướng phải gắn bó với nước đã sản xuất ra rượu uýt-ki là nước Mỹ. Đó là một cơ
sở lý luận rất quan trọng chỉ đạo việc lôi kéo những người cộng sản về phía ta.
Có đồng chí trong chúng ta làm công tác ở các thành phố lớn, khi được nhắc
nhở phải sống giản dị, giữ vững phẩm chất, phải đề phòng viên đạn bọc đường của
kẻ thù, đã đối đáp là họ sẽ đánh nước cờ cao tay “mút lấy đường, còn nhổ đạn ra”.
Tất nhiên, trong nhiều trường hợp, đây chỉ là lời bông đùa. Thế nhưng, cũng
có khi, trong lời nói dó, không phải không lấp ló một sự triết lý vừa ngụy biện, vừa
rất nguy hiểm,
Như trong trường hợp của M. đã cho thấy, vấn đề ở đây là đường quyện chặt
với đạn, khi anh mút đường của kẻ thù thì đồng thời anh cũng đã bắt đầu trúng đạn
của chúng rồi đấy.
Chúng ta còn nghèo, đang trong bước quá độ tiến lên xây dựng cơ sở vật
chất, kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, chúng ta càng phải sống giản dị, trong
sạch. Đó không chỉ là vấn đề đạo đức, mà làm được như thế còn có ý nghĩa loại bỏ
mọi “đầu cầu”, từ đó kẻ thù thường chọn làm điểm xuất phát, để thâm nhập, tấn
công vào nội bộ ta.

CIA và những “cái vỏ hợp pháp”

Trong tình hình thế giới ngày nay, đế quốc Mỹ ngày càng ở vào thế yếu.
Song, chúng vẫn ôm ấp ảo tưởng bá chủ hoàn cầu. Do đó, chúng sẽ không từ một
biện pháp xảo quyệt nào trong cuộc chiến tranh bí mật này.
Trong “kho” các biện pháp đen tối của đế quốc Mỹ thì gián điệp chiếm một
trong những vị trí chính yếu. Không một hình thức ngụy trang nào có thể dùng để
hoạt động tình báo mà bọn gián điệp CIA không đem ra áp dụng. Chúng đóng vai
đại diện phái đoàn “khoa học, kinh tế, ngoại giao, nhà báo”, “tổ chức từ thiện”..,
lợi dụng những cái “vỏ hợp pháp” đó, lợi dụng nhiều cơ hội đó để hoạt động đánh
cắp tin tức tình báo phục vụ những mưu đồ đen tối của chúng.
Tham khảo tài liệu nước ngoài, chúng ta đã được đọc, được nghe một số tin
tức về CIA sau đây:
Có lần nghị sĩ Pát-man tiết lộ rằng, cơ quan tình báo CIA sử dụng một tổ
chức từ thiện làm “vỏ bọc” che giấu hoạt động của họ. Việc tiết lộ này đã gieo mối
hoài nghi trong tâm trí nhiều người. Ai cũng tự hỏi, không biết có bao nhiêu công
việc từ thiện, bao nhiều tổ chức tương tế đã được CIA trợ cấp?
Mới đây, một bạn trẻ của tôi đã tới một trong những tổ chức này yêu cầu họ
trợ cấp để đi nghiên cứu về cơ cấu khoáng sản ở dãy núi Cát-cai, bang Niu Y-oóc,
trên hữu ngạn sông Hút-xơn.
Anh bạn này đã kề cho tôi nghe khi anh ta vào cơ quan này thì gặp một
người rất giống thảm tử nổi tiếng Giôn Bon. Ngồi sau một cái bàn, trên bàn có để
vài mảnh xác máy bay U-2 bị bắn rơi, người này hỏi:
- Tôi giúp ông được việc gì đây?
- Tôi muốn xin một khoản tiền trợ cấp để đi nghiên cứu về cơ cấu khoáng
sản ở dãy núi Cát-cai.
- Rất hay! Vậy ông có đồng ý để chúng tôi thử xem ông có nói dối không?
- Dạ, dĩ nhiên là được, nhưng tại sao phải thử?
- Chính tôi là người hỏi ông... yêu cầu ông tự khai vào tờ khai này.
Người bạn trẻ của tôi bắt đầu viết tự khai.
- Nhưng thưa ông, cái bút máy này không có mực.
Chủ nhân mỉm cười:
- Ông cứ viết, đừng bận tâm gì đến việc ấy!
Rồi ông ta đưa thuốc lá mời. Anh bạn cầm một điều thuốc thì nghe rõ tiếng
bấm máy ảnh ở gần đâu đây.
- Bây giờ ông hãy cho tôi biết một chút về vấn đề cơ cấu khoáng sản ở dãy
núi Cát - cai.
- Tôi chưa biết gì về vấn đề này. Vì vậy, tôi mới đến đây xin trợ cấp đi
nghiên cứu.
- Thế ông có nghĩ tới việc đi nghiên cứu cơ cấu khoáng sản ở núi U-ran
không?
- Thưa ông, chắc người Liên Xô không cho tôi đến đó nghiên cứu.
- Thế nếu chúng tôi cho ông nhảy dù xuống đó vào ban đêm thì sao?
- Thưa... nếu ông thấy có thể được thì tôi chỉ xin đi nghiên cứu ở dãy núi
Cát-cai.
- Tổ chức của chúng tôi được thành lập là để giúp đỡ những ai quan tâm đến
nghiên cứu khoa học... Thế ông thử xem đi chuyến này tốn kém bao nhiêu?
- Khoảng 900 đô-la,
- Chúng tôi sẽ cho ông 15.000 đô -la nếu ông đi biên cứu tại dãy núi Hi- mã
-lạp - sơn.
- Tôi không muốn sang Ấn Độ.
- Tôi cũng không nghĩ đến việc đưa ông sang Ấn Độ, mà sang Trung Quốc.
- Trung Quốc “đỏ”? Nếu họ bắt được tôi họ sẽ bắn ngay!
- Họ sẽ không bắn... Nếu giao tiền cho ông đi nghiên cứu, người ta cũng sẽ
đưa cho ông một viên thuốc độc.
- Ôi! Ở đây có chuyện gì lạ vậy? Tôi chỉ xin di nghiên cứu cơ cấu khoảng
sản ở dãy núi Cát-cai.
- Thế ông biết gì về khoáng sản Cu Ba?
- Tôi không biết gì cả!
- Chúng tôi có thể cung cấp cho ông một khoản trợ cấp 25.000 đô-la nếu ông
tới đó nghiên cứu.
- Thế thi bằng cách nào?
- Tổ chức của chúng tôi có một chiếc tàu trước đây “đi nghiên cứu” ở bờ
biển Cu Ba, chúng tôi sẽ cung cấp cho ông điện đài thu phát với làn sóng ngắn.
- Để đi nghiên cứu khoáng sản ư?
- Không... Nếu chỉ nghiên cứu khoảng sản thì sẽ buồn đấy.
- Nếu vậy tôi không muốn rời đất nước tôi một bước.
- Trong điều kiện ấy thì rất tiếc, chúng tôi không thể trợ cấp cho ông được.
Chúng tôi đã có đầy đủ tài liệu về vùng núi Cát-cai.
Trên đây là một đoạn trích trong bài báo vạch mặt CIA do chính một người
Mỹ viết - nhà báo Bút - San.
Thật ra, không phải chỉ cái vỏ “nhà bác học”, “nhà địa chất”, mà cái vỏ bọc
hợp pháp CIA hay dùng nhất lại chính là “nhà ngoại giao”. Căn cứ vào những hoạt
động tội ác của CIA đã bị vạch mặt trên thế giới trong những năm qua, ta hoàn
toàn có thể kết luận rằng: Mọi tòa đại sứ, lãnh sự Mỹ ở các nước đều là người cung
cấp tình báo cho CIA. Tay-lo khẳng định rằng, trong số 47 ngàn đại diện Mỹ ở
nước ngoài, thì 46 ngàn người không phải làm việc ở các cơ quan ngoại giao Nhà
nước, mà ở các tổ chức khác, chủ yếu là CIA. Dưới đây là những bằng chứng về sự
thật hai năm rõ mười đó.
- Theo tin tức của các hãng thông tin phương Tây phát đi hồi năm 1976,
chiến dịch tố cáo Cục tình báo trung ương Mỹ đang sôi sục trong các nước Tây Âu.
Tạp chí Giờ giải lao ở Luân Đôn, ngày 14-1-76 báo tin sẽ đăng lên báo danh sách
một số gián điệp CIA đội lốt nhân viên sứ quán Mỹ đang hoạt động ở Anh.
Trước đó, báo chí Pháp và Tây Ban Nha cũng đã tố cáo bọn đặc vụ CIA.
Báo Pháp Giải phóng 14-1-76 đăng thêm 12 nhân viên của CIA hoạt động dưới
danh nghĩa “nhà ngoại giao” Mỹ ở Pháp. Còn một tạp chí hàng tuần ở Tây Ban
Nha Cam-bi-ô chỉ đích danh tên Giê-hi-gân 55 tuổi, đội lốt tùy viên sứ quán Mỹ tại
Ma-đrít, chính là tên trùm CIA ở Tây Ban Nha. Tên này vốn là một tay lão luyện
về những hoạt động gây rối ở Mỹ la-tinh, và đã tới Tây Ban Nha với nhiều kinh
nghiệm hoạt động lén lút ở Bra-xin. Một số tên hoạt động dưới quyền y, cũng đội
lốt “tùy yiên sứ quán”...
Ngoài cái vỏ “nhà ngoại giao”, những gián điệp của CIA và của các nước đế
quốc khác còn thường hay khoác cái vỏ “nhà du lịch”, “nhà báo”. Bọn này có khi
là nhân viên chính thức của CIA mang quốc tịch Mỹ, cũng có khi thuộc quốc tịch
khác chỉ là cộng tác viên với CIA trong từng việc, theo hợp đồng.
Theo sự tiết lộ của Bơn – xtên, trước đây viết cho tờ Bưu điện Oa-sinh-tơn,
người đã tham gia tố giác vụ Oa-tơ-ghết, các tờ báo lớn, các hãng thông tấn và hệ
thống truyền hình ở Mỹ và nước ngoài cộng tác Cục tình báo trung ương Mỹ từ 25
năm nay, có nhiệm vụ cung cấp tin tình báo thu thập được dưới cái vỏ “nhà báo”
và có nhiều trường һợp trực tiếp “giúp đỡ về hành động nghiệp vụ” tình báo. Làm
tình báo cho CIA có các tờ báo: Thời báo Niu-Yoóc, Bưu điện Oa-sinh-tơn, tạp chí
thời đại, tuần tin tức, các hãng truyền hình C.B.S, A.B.C, N.B.C các hãng tin AP,
UPI. Từ năm 1950 đến 1966, tờ Thời báo Niu-Yoóc đã cho phép mười nhân viên
CIA làm phóng viên tờ báo này thường trú ở nước ngoài.
Nhà du hành Mỹ Ca-min-zki khi quay về nước sau chuyến đi du lịch khắp
Liên Xô, lúc qua trạm kiểm soát biên giới đã giấu kín hai cuộn phim và một cuốn
sổ tay ghi chép tất cả những điều mang nội dung gián điệp. Trong suốt thời gian du
lịch, trên chiếc ô-tô riêng Ca-min-zki đã thu thập các số liệu về các mục tiêu quân
sự, đường sắt và khu công nghiệp, đã chụp ảnh các đài ra-đa, các cột ăng ten vô
tuyến, căn cứ pháo binh, doanh trại quân đội và các đường chạy tới đó, sân bay
quân sự, số liệu về các nhà máy thuộc công nghiệp nặng của một thành phố,... Rõ
ràng Ca-min-zki đã thu thập các số liệu tình báo không chỉ quân sự mà cả kinh tế
nữa. Hắn đã bị tòa án quân sự Xô-viết kết tội hoạt động gián điệp.

Phá hoại – một trong những hoạt động chủ yếu của CIA

Đạo luật về CIA mà Quốc hội Mỹ đã thông qua cho phép nó sử dụng các
nguồn vật liệu, nhân lực của các cơ quan chính phủ Mỹ, thậm chí cả các trường
cao đẳng, các cơ quan thương nghiệp, công nghiệp, khoa học... để hoạt động phá
hoại trên lãnh thổ nước ngoài.
Trong lịch sử tình báo của các nước đế quốc, nhiều tên gián điệp đã gây ra
những tổn thất lớn cho đổi phương, mà chủ của chúng đánh giá ngang với “tác
dụng của một sư đoàn”.
Trên miền Nam nước ta, từ sau ngày giải phóng, một loạt các vụ hoạt động
phá hoại của bọn gián điệp tay chân của CIA đã nổ ra: ám sát bộ dội, cán bộ đi lẻ,
phá kho tàng, phá máy móc, thậm chí có trường hợp chúng còn tổ chức tập kích
chớp nhoáng vào cơ quan ta ở những địa điểm hẻo lánh.
Hoạt động phá hoại của bè lũ gián diệp có những đặc điềm khiến chúng ta
phải chú ý.
Như mọi người đều biết, các giai cấp phản động làm tay sai cho đế quốc ở
miền Nam nước ta đã mấy chục năm chiếm địa vị thống trị xã hội, thả sức làm giầu
trên mồ hôi xương máu của nhân dân ta. Ngày nay, bị quật đổ nhào, chúng mất cả
cái thiên đường mà chúng đã từng ngự trị. Vì vậy, sau những phút đầu choáng
váng, những tên còn trốn tránh được đã ngoan cố, nhanh chóng móc nối lại tổ
chức, chống phá cách mạng một cách điên cuồng. Những hoạt động phá hoại nói
trên của chúng, ngoài ý nghĩa là những hoạt động thông thường của bọn gián điệp,
còn mang theo tính chất phản ứng giai cấp, phục thù giai cấp. Chính điều này giải
thích tại sao nhiều tên gián điệp tay sai của CIA ngay khi còn chưa móc nối được
với nhau đã hoạt động phá hoại ta một cách tự phát, mỗi khi chúng thấy ta tỏ ra
thiếu cảnh giác, có sự sơ hở mà chúng có thể lợi dụng được.
Mặt khác, bọn tay chân của CIA ở miền Nam còn giữ được những vũ khí,
phương tiện phá hoại mà ngay từ đầu chúng ta khó có thề khám phá, thu hồi được.
Nói cách khác, chẳng những chúng có ý thức điên cuồng phá hoại ta mà còn có
điều kiện, phương tiện trong tay để làm việc dó.
Về phía chúng ta, hoạt động trong một môi trường mới, nhiều đồng chí
chúng ta chưa có kinh nghiệm. Chúng ta rất quen thuộc, thông thạo trong cách
đánh địch mặt giáp mặt trên chiến trường, nhưng lại bỡ ngỡ có trường hợp đã bộc
lộ sơ hở trong bối cảnh mới, khi phải đương đầu với một kẻ địch ráo riết đánh ta,
nhưng ta chỉ đích danh chúng thì không đơn giản.
Chính những nguyên nhân trên đây đã giải thích tại những tháng sau ngày
miền Nam hoàn toàn giải phóng, kẻ địch lại có thể thực hiện được một số vụ phá
hoại. Điều rất dáng mừng là càng về sau, tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội
ngày càng tốt hơn nhiều.
Hoạt động phá hoại của CIA trước hết nhằm gây ra cho chúng ta những tồn
thất lớn về người và của.
Muốn phá hoại các kho tàng của ta, đột nhập từ ngoài vào là một việc làm
rất khó đối với bọn gián điệp. Cho nên, trong nhiều trường hợp, chúng thông qua
những tên gián điệp đã được gài từ trước đề tiến hành loại hoạt động này. Bọn CIA
cũng biết rất rõ rằng làm như vậy, sớm muộn, tên gián điệp đã gài được sẽ lộ mặt.
Vì vậy, hoạt động của những tên này thường được ngụy trang rất khôn khéo, thực
chất là phá hoại, nhưng hình thức lại có vẻ do sơ suất, Ví dụ: “giả vờ” sơ suất đánh
rơi tàn thuốc lá, nhưng thật ra nó nhằm đốt kho xăng của ta, Hoặc có tên đóng kịch
cẩu thả trong việc đun nấu, nhằm gây đám cháy để đốt một kho đạn của ta.
Câu chuyện dưới đây là một trong những ví dụ về dạng hoạt động phá hoại
được ngụy trang theo kiểu này:
…Thị xã Rạch Giá có một trung tâm phát điện dự phòng, công suất 4.000
kw. Khi ta tiến vào giá phóng, Kha Văn Tý, nguyên là trưởng trung tâm này, đã
giao nộp đầy đủ thiết bị, hồ sơ, tài liệu kỹ thuật. Do sự thiếu sót của ta trong việc
chấp hành chế độ quy định tuyển dụng người, Tý được sử dụng làm phó trung tâm
phụ trách kỹ thuật.
Ngày 15-4-76, một phút sau khi được lệnh phát điện phục vụ khu vực thị xã
thì toàn bộ khu trung tâm này nổ tung.
Trước cán bộ ta, Tý đã vin vào “quy trình kỹ thuật” đổ lỗi cho công nhân
không chấp hành đúng nguyên tắc, quy định vận hành máy móc. Song, công nhân
đã lập tức vạch mặt Tý, và rút cuộc, Tý đã phải cúi đầu nhận tội về những hoạt
động phá hoại và những thủ đoạn hành động tội ác của y.
Đi sâu nghiên cứu, cơ quan an ninh ta đã xác định rõ, Tý chính là một sĩ
quan tình báo được Mỹ - ngụy gài vào trung tâm phát điện này nhằm phục vụ “kế
hoạch hậu chiến” của chúng.
Hoạt động phá hoại của bọn gián điệp CIA không chỉ nahừm gây cho ta
những thiệt hại lớn về vật chất, mà cả về tinh thần.
Bọn trùm CIA đã từng làm con tính và kết luận rằng: “Phí tổn của chiến
tranh tâm lý, nhằm phá hoại tinh thần đối phương có thể chỉ ngang giá với một
chiếc tuần dương hạm, nhưng kết quả thu được của nó có thể giá trị bằng cả một
hàm đội mạnh”. Chúng còn nói: “Trong tương lai, việc dùng đại bác bắn phá mở
đường cho bộ binh tiến công sẽ được thay thế bằng chiến tranh tâm lý”.
Theo tiết lộ của nhiều nguồn tin phương Tây, lực lượng làm chiến tranh tâm
lý của Mỹ hiện nay lên tới 13 nghìn tên, trong số đó có 7 nghìn tên là người nước
ngoài. Ngoài ra, Mỹ còn sử dụng khá rộng rãi những người Mỹ đi du lịch (hơn 4
triệu lượt người hàng năm), hơn 33 nghìn nhà truyền đạo và các nhà ngoại giao,
nhà báo, đề làm nhân viên chiến tranh tâm lý không chuyên nghiệp cho chúng.
Để tìm hiểu đối phương, trong bộ máy chiến tranh tâm lý của Mỹ có ngành
chuyên nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lê-nin và các nước xã hội chủ nghĩa. Chúng
xác nhận: “Người cộng sản có hai cái chúng dáng sợ - long tin vào lý tưởng và cơ
sở quần chúng. Muốn đánh cộng sản, trước hết, phải đánh vào hai cái đó. Mà vũ
khí tốt nhất đề đánh hai cái đó, chính là chiến tranh cân nāo”.
Đài phát thanh chiến tranh tâm lý của Mỹ phát tới 730 giờ trong một tuần
bằng 37 thứ tiếng. Không kể về phí tổn trong việc chi tiêu xây dựng các trung tâm
phát thanh, vô tuyến truyền hình, các nhà in, hàng năm, Mỹ đã chi tới 100 triệu đô-
la cho chương trình chiến tranh tâm lý.
Chiến tranh tâm lý của Mỹ nhằm đánh phá tinh thần đối phương, thế nhưng,
từ sau ngày miền Nam hoàn giải phóng, cụ thể, CIA muốn nhằm phá những cái gì?
Có thể nói một cách thật tóm tắt rằng, cái gì chúng ta xây dựng thì chúng phá.
Chúng phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phá chính sách đoàn kết toàn dân,
đoàn kết các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam, đoàn kết giữa người lương và
giáo, chính sách xây dựng vùng kinh tế mới, chính sách nghĩa vụ quân sự, chính
sách cải tạo công thương nghiệp, v.v.
Tiến hành chiến tranh tâm lý ở Việt Nam, bè lũ CIA cho rằng, chúng có hai
điềm thuận lợi:
- Một là, đồng bào ta bị kìm kẹp lâu ngày dưới ách Mỹ - ngụy, ít có điều
kiện tìm hiểu chính sách của cách mạng, cho nên, trong bối cảnh tranh tối, tranh
sáng, trắng đen còn lẫn lộn ở những vùng tình hình chính trị còn phức tạp, đồng
bào dễ hoang mang, khó phân biệt được đâu là tin thật, đâu là tin giả do CIA dựng
- Hai là, cũng do bị kìm kẹp lâu ngày, do bị ảnh hưởng chính sách ngu dân
của đế quốc Mỹ, nhiều đồng bào ta trình độ văn hóa còn thấp, thậm chí còn mang
nặng đầu óc mê tín, dị đoan, rất dễ bị CIA lợi dụng, lừa bịp.
Còn về thủ đoạn của CIA trong chiến tranh tâm lý thì thế nào ?
Từ lâu A len Đa-lét và bọn trùm CIA khác đã suy tôn Gơ-ben làm “bậc thày
của chiến tranh tâm lý”. Tên Bộ trưởng tuyên truyền của phát xít Hít-le này đã để
lại cho bọn đàn em một câu “châm ngôn” được xem như “bí quyết” của chiến tranh
cân não. Câu đó như sau:
- Một sự bịa đặt nói một lần người ta chưa tin, thì nói hai lần, ba lần... nói
nữa, nói mãi, rồi cũng có người tin.
Thủ đoạn này, ngày nay vẫn là thủ đoạn cơ bản của CIA, nhưng cũng được
cải biên đôi chút.
... Sau ngay miền Nam hoàn toàn giải phóng, ở xứ đạo S. có một tên gián
điệp đội lốt linh mục, cứ sau mỗi lần giảng tế ở nhà thờ, hắn lại tổ chức đọc thư
miền Bắc. Ðây đúng là những bức thư của họ hàng, bè bạn các giáo dân ở xứ đạo
S. nhận được từ ngoài Bắc gửi vào. Trong nội dung nhiều bức thư đã viết về sự đổi
mới mọi mặt trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa và cũng nói tới cả những khó khăn
mà nhân dân ta đang ra sức khắc phục, cải tạo để xây dựng đất nước giầu mạnh, có
cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho đời nay và muôn đời sau. Nhưng tên M. đội lốt
ngoan đạo lại chỉ trích đọc những đoạn mà y đã đụng ý gạch bút chì đỏ, rồi ngoắc
thêm vào đó những mẩu chuyện hoàn toàn dựng đứng...
Đó là thủ đoạn chính CIA đang dùng: trộn lẫn một chút sự thật và hàng trăm
cái giả, đề làm cho người nghe dễ tin hơn là những mẩu tin dựng đứng một cách
trấng trợn như trước đây CIA vẫn làm.
Về thủ đoạn thứ hai, CIA chủ trương rằng, làm chiến tranh tâm lý cần phải
triệt để khai thác những sự lạc hậu trong quần chúng, phải tùy trình độ cụ thể mả
đưa ra những luận điệu thích hợp với người nghe.
Ví dụ, ở nhiều địa phương thuộc vùng Tây Nguyên, chúng đã tung ra luận
điệu chia rẽ dân tộc như sau:
- Người Thượng ta giống con chuột. Người Mỹ giống như con hổ. Người
Kinh giống như con mèo. Hổ dữ hơn mèo nhưng hổ không ăn chuột, chỉ có mèo
mới chuột.
Và dưới dây là một số mẩu chuyện nữa minh họa thủ đoạn chiến tranh tâm
lý của CIA:
…Trước cửa chùa B, có một gốc bồ đề rất to. Cây đang xanh tươi, bỗng
nhiên lá vàng. Các phật tử và bà con trong vùng không ai rõ nguyên nhân. Có lẽ
chỉ có một mình sư K. là biết. Vị sư tỏ ra rất lo lắng công việc nhà phật, đã tổ chức
một hội nghị gồm đầy đủ bà con phật tử.
- Mô phật! - sư K. nói - Thưa bà con, cây bồ đề nhà phật sắp chết chẳng qua
là do một loài sâu phá hoại. Muốn cho cây sống lại, phật tử ta phải đồng lòng diệt
loài sâu đó và chăm bón cho cây tốt tươi trở lại.
Nghe sư K. nói, nhiều phật tử không khỏi suy nghĩ: “Quái thật, cây to vậy,
không rõ loài sâu bọ lớn đến thế nào mà cắn cây chết được?”.
Một ông lão đứng dậy hỏi:
- Bạch thày, loài sâu gì mà dữ vậ!
Sư K, đưa mắt liếc nhanh người vừa hỏi, đoạn:
- Bần tăng cũng chưa được biết. Nhưng chỉ biết từ ngày “giải phóng” mới
thấy loài sâu ấy xuất hiện. Bây giờ bà con ta nên tìm cách bón xới cho cây nhà
phật, sống lại.
Các chiến sĩ an ninh và bộ đội đóng quân trong vùng, nghe câu chuyện,
mười phần đã đoán được đến chín chân tướng của sư K. Anh em quyết làm rõ
trắng đen.
Một đêm khuya, trong chùa nghe có tiếng đào xới đất. Một, hai, ba bóng đen
đang hí hoáy bên gốc cây bồ đề, xung quanh là một đống xẻng cuốc.
Các chiến sĩ ta ập vào xét hỏi. Những người đào đất khai là họ đang thực
hiện lệnh của sư K. Mấy hôm trước, K. đã ra lệnh cho họ chặt bớt rễ để cây úa
vàng và đổ cho tại “giải phóng về”. Đêm nay, lại chính K. bắt họ bón phân để cây
xanh tốt trở lại “do có lời cầu nguyện của sư sãi và các phật tử”.
Tại tỉnh Hà Tiên, vào buổi sáng của phiên chợ mới, một số đồng bào người
Kinh, người Khơ-me bàn tán xì xào về trận mưa rào tối qua chỉ đổ nước xuống cái
đầm rộng hơn 50 héc-ta bên cạnh thị trấn. Có người cho là “phép lạ của trời” vì
“trong cơn mưa, nước ở đáy đầm cứ sôi réo lén”.
Khoảng nửa buổi, một người đứng tuồi mặc áo dài đen, hót tóc ngắn, từ
ngoài len lỏi vào chợ.
Hắn rỉ tai nhiều người:
- Vận trời xui. Mưa rào kiểu ấy ắt loạn đến nơi. Họ sắp thu hết vàng bạc, gia
súc, thóc gạo rồi đấy.
Có người hỏi:
- Họ là ai?
Hắn đảo mắt nhìn quanh rồi nói khe khẽ:
- Phía cách mạng.
Nhiều người không dấu được vẻ lo sợ. Chỉ trong chốc lát, tin đồn đã lan ra
khắp chợ. Một số người mua bán qua quýt đề về nhà cất giấu tài sản.
Được tin đó, các đơn vị an ninh, bộ đội ở Hà Tiên liền cử hai đồng chí về
huyện báo cáo.
Huyện đội và cơ quan an ninh lập tức vạch kế hoạch truy lùng tận gốc luận
điệu bịa đặt.
Nhân dân cho biết: trước khi tung tin ra chợ, lời đồn nhảm đã được bàn tán ở
khu vực pháo dài. Đây nguyên là một ấp trước kia được Mỹ ngụy xếp vào loại A -
nơi thường xuyên tụ tập bọn ác ôn, phản động đội lốt tôn giáo.
Ông Sinh - một nông dân nghèo 61 tuồi cho tổ trinh sát biết: sau cơn mưa đổ
xuống đầm tạnh khoảng một giờ, nhà Tăng Ký trong ấp pháo đài, đèn bật sáng. Có
hai, ba người lạ mặt lén lút lọt vào nhà hắn bàn bạc hồi lâu rồi kéo nhau đi. Sáng
ra, Tăng Ký mặc áo dài đen ra khỏi nhà...
Trong hồ sơ của địch, tên Tăng Ký được ghi ở hàng đầu trong sồ những
“cộng tác viên” tích cực nhất của ngụy quân, ngụy quyền ở Hà Tiên.
Tổ trinh sát ra chợ tìm gặp những người đã trực tiếp được “rỉ tai” chuyện
“vận trời xui” và gọi Tăng Ký ra chợ. Tại đây, đồng bào ta vừa trông thấy hắn đã
chỉ thẳng cào mặt:
- Người mặc áo dài đen, cắt tóc ngắn hôm nọ nói: “Vận trời sắp loạn” chính
là tên này.
Trước chứng cớ rõ ràng, Tăng Ký đã phải cúi đầu nhận tội.
Những mẩu chuyện trên dây, đã vạch rõ rằng, tiến hành chiến tranh tâm lý,
bọn gián điệp Mỹ - ngựy có thể gây ra một số khó khăn cho ta nhưng đồng thời,
chúng cũng lộ rõ những nhược điềm.
Tung ra những luận điệu phản động, chúng đã để lộ dấu vết, tự bộc lộ mình.
Vì vậy, bất cứ ở đâu, nếu thấy lan tràn luận điệu loại dó, chúng ta có thể phán đoán
ở đó, đang có những tên gián điệp lén lút hoạt động.
Bằng cách phát động nhân dân cung cấp tin tức, tài liệu, kiên quyết truy tìm
tận gốc nơi phát ra những luận điệu đó, chúng ta sẽ tóm được những tên gián điệp,
dù chúng giấu mình trong cái vỏ bọc kín đáo gian ngoan đến đâu.
Mặt khác, qua việc vạch trần, phân tích những luận điệu, những tin đồn
nhảm của bọn gián điệp, cũng chính là những dịp chúng ta có điều kiện tuyên
truyền một cách sâu rộng các chính sách của cách mạng.
Nói cách khác, nếu chúng ta luôn luôn đề cao ý thức cảnh giác cách mạng,
thì hoàn toàn có thể kết hợp một cách có hiệu quả việc chống lại bè lũ gián điệp
Mỹ - ngụy trong âm mưu phá hoại tư tưởng với việc tuyên truyền một cách sinh
động các chính sách cúa ta và việc truy lùng bè lũ tay chân của CIA còn lén lút
hoạt động đen tối trên đất nước ta.
Thành công của quân và dân ta trong vùng B.A. và ở vùng thị xã Hà Tiên
đều khẳng định rõ kết luận này.

Những tin tức CIA thèm muốn

Đế quốc Mỹ lo ngại sự lớn mạnh của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam như một sự đe dọa cho âm mưu của chúng làm bá chủ ở khu vực Thái Bình
Dương. Do đó, chúng muốn bằng bất cứ giá nào phá hoại công cuộc xây dựng đất
nước ta.
Rất nhiều tin tức mà bọn gián điệp CIA thèm khát ở nước ta nhưng một
trong những cái được chúng đặc biệt chú ý tới là vấn đề củng cố quốc phòng - xây
dựng lực lượng vũ trang. Trong cuốn “kỹ thuật tình báo”, Alen Đa-lét đã viết: một
trong những nhiệm vụ chính yếu của CIA là phải điều tra các mục tiêu quân sự, các
mục tiêu này có thể được giấu kín hàng ngàn dặm cách xa các con đường nhiều
người qua lại. Vì thế, bọn gián điệp cố gắng sục sạo ở những nơi - theo chúng có
thể có trường bắn, khu thí nghiệm hóa học, kho vũ khí đạn dược, xí nghiệp quốc
phòng...
Để tìm hiểu được các vấn đề trên, bọn gián điệp tìm cách đến ở gần các mục
tiêu, tốt nhất là xin được vào làm việc ở ngay cơ sở các mục tiêu đó. Chúng làm
giấy tờ giả mạo: thẻ quân nhân, thẻ đoàn viên thanh niên, chứng minh thư, giấy
công tác, giấy phép..., tạo điều kiện hợp pháp hóa cách thức tiếp xúc, làm quen với
những nhân viên làm trong các mục tiêu đã chọn lọc.
Đồng thời, chúng rất chú ý lượm lặt những tin tức vụn vặt, những tài liệu rời
rạc. Trùm gián điệp Mỹ khẳng dịnh: Công việc tình báo phải là một chi tiết của thế
giới chung quanh, và làm việc phải như một máy hút bụi khổng lồ - hút tất cả
những mẩu vụn vặt của tin tức khắp nơi. Tình báo thực chất là một sản phẩm kết
tinh của những tin vụn đó. Vì những mẩu vụn vặt qua “bộ lọc” những chi tiết nhỏ,
qua kiểm tra, so sánh với các tin khác, nó có thể cung cấp cho ta số liệu đáng tin
cậy.
Bọn gián điệp đế quốc đều khẳng định, chúng đánh cắp tài liệu mật của
“cộng sản” gặp rất nhiều khó khăn , các nước này giữ rất chắc nền an ninh quốc
phòng của họ. Vì vậy, chúng phải tìm mọi cách lượm lặt các nguồn tin, dù nguồn
tin đó không có giá trị toàn bộ. Tài liệu công tác tình báo CIA đã viết: Thà kịp thời
thu nhặt những tin tức vặt, hoặc một tin thông báo riêng lẻ, còn hơn phải lùi thời
gian chờ đợi cho đến khi lượm được một nguồn tin có hệ thống.
Do đó, chúng ta cần xác định vấn đề bí mật trước hết là ở mọi quân nhân,
cán bộ, chiến sĩ có tiếp xúc với các tài liệu mật, tin tức, số liệu bí mật không phải
chỉ ở trong cán bộ trung, cao cấp, trong phòng bảo mật và cơ quan cơ yếu.
Tiếc rằng, một số rất ít cán bộ, chiến sĩ nhận thức vấn đề này chưa sâu sắc,
đúng đắn, đồng thời chưa thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng -
coi đây cũng là vấn đề dấu tranh giai cấp, nên đã có trường hợp làm lộ bí mật quân
sự. Một trong những nguyên nhân đó là tính ba hoa, khoe khoang. Thật ra, con
người theo bẩm sinh ai mà không muốn trao đổi ý kiến, nhắn tin với gia đình, bạn
bè những vấn đề cần nói, hoặc mình được người khác kể cho nghe những chuyện
cần biết. Tất cả những cái đó đều thuộc vấn đề sinh hoạt văn hóa, tinh thần bình
thường trong cuộc sống của chúng ta.
Song, chỗ đáng tiếc là trong lúc dốc bầu tâm sự họ đã vượt quá giới hạn cho
phép, khoe khoang hiểu biết của mình, dẫn đến làm lộ bí mật quân sự với người
không cần biết cần nghe về những tình hình đó.
Sau đây là một ví dụ:
... Vào khoảng 8 giờ sáng, hai chiếc xe Giải phóng lao như bay trên doạn
đường từ nhà máy Z. về Đ. X. Khi đến gần một quán nước, để tránh chiếc xe tải
đậu trên đường, chiếc xe Giải phóng giảm tốc độ. Vừa lúc đó, một thanh niên từ
trong quán bước ra, giơ tay vẫy:
- Này, các anh hai, đi đâu mà vội thế. Vào đây, có la-ve và ru-bi đây.
Nhận ra người bạn lái xe quốc doanh, Hải và Nhu cho xe nép vào bên đường
rồi nhảy xuống. Đó là hai chiến sĩ trẻ đều mang cấp hiệu trung sĩ lái xe. Họ bắt tay
và hỏi han nhau tíu tít.
Vừa chuyện trò, họ vừa gọi bia. Từ những câu thăm hỏi bình thường lúc đầu,
chuyện dần dần chuyền sang những nội dung công tác mà họ đang đảm nhiệm, khi
hơi men dã ngà ngà:
- Sao mấy lâu nay vắng bóng các cậu thế? - Anh ở lái xe quốc doanh hỏi.
- Cậu biết không, đơn vị mình hoàn thành kế hoạch công tác cả năm trước
thời hạn hai tháng đấy - Nhu nói - chúng mình đang triền khai kế hoạch bổ sung và
do vậy mới gặp cậu hôm nay đấy.
- Thế hôm nay cậu chở gì?
- A, thuốc nổ! Chả lẽ cậu không nhớ nhà máy chúng mình sản xuất gì à? Mà
thôi, bọn mình cũng phải đi đây để kịp về tối nay - Hải nhanh nhảu trả lời.
Họ uống nốt cốc bia, châm lửa hút thuốc lá rồi chia tay, không hề đề ý đến
hai người còn trẻ cũng ngồi trong quán, tưởng như nhàn rỗi lắm, vừa ăn kẹo vừa uể
oải hút thuốc.
Chiều hôm đó, sau khi kiềm tra lại cần thận một lần nữa hàng trên xe, hai
trung sĩ Hải và Nhu vui vẻ quay xe trở về nhà máy. Đi được nửa đường, trời tối
hằn. Khi qua cầu N. xe phải chậm lại. Hải ngờ ngợ, hình như có tiếng động huỳnh
huỵch trên thùng xe. Gió thổi làm bật khuy bạt che đằng sau chăng? Hải báo cho
Nhu dừng xe lại dề kiềm tra.
Khi bấm đèn pin soi thì ôi thôi, tấm bạt phía sau đã bị rạch ra làm đôi. Nhìn
vào trong thùng xe, thấy bốn thùng thuốc nổ đã không cánh mà bay.
Sau giây phút bàng hoàng, họ cùng nhau quay lại tìm vật đã mất, nhưng
chẳng thấy dấu vết gì.
... Nghe hai trung sĩ lái xe báo cáo xong, cơ quan an ninh, được sự giúp đỡ
của nhân dân địa phương, đã triển khai ngay kế hoạch truy tìm.
Mờ sáng hôm sau, khi các gọng kìm bao vây của ta khép lại ở một góc rừng
Đ. thì bọn ăn cắp, đứa ù té chạy, đứa run rẩy giơ tay chịu để bị bắt. Bọn chúng mặt
mày xám ngoét, bên cạnh là những cuốc xẻng và một hòm thuốc nổ chưa kịp chôn.
Mười lăm phút sau, những tên bỏ chạy cũng bị tóm gọn.
Bọn chúng là ai?
Trước cơ quan pháp luật, chúng khai:
- Thưa quý ông, chúng con thuộc lực lượng mật vụ cảnh sát “cộng hòa”
được CIA giao nằm lại với nhiệm vụ nhen nhóm, tập hợp lực lượng, lấy cắp vũ
khí, thuốc nổ đề phá hoại kho tàng, công xưởng, nhằm gây hoang mang trong nhân
dân. Khi hai thằng này (nó chỉ vào hai tên mà ta đã biết mặt trong quán bia hôm
trước) chạy về báo tin sẽ có hai ô-tô quân đội chở thuốc nồ chạy qua cầu, lập tức
chúng con bố trí kế hoạch hành động. Bây giờ xin quý ông tha tội chết…
Trường hợp của hai trung sĩ lái xe ba hoa làm lộ bí mật trên đây mới chỉ
thuộc loại chiến thuật, hơn nữa, âm mưu của bọn gián điệp đã bị chặn lại. Trong
thực tế, nếu chúng ta không đề cao cảnh giác: không chấp hành đầy đủ những quy
định bảo mật, thì do bệnh ba hoa, nói năng bừa bãi có thể để lộ những bí mật quân
sự lớn hơn và như vậy, hậu quả sẽ còn vô cùng nghiêm trọng.
Những chiến sĩ có tính ba hoa nói năng thiếu đắn đo, suy nghĩ, thiếu trách
nhiệm đó là mồi ngon cho bọn tình báo tay sai của CIA đánh cắp tin tức mật của ta.
Bọn trùm tình báo đã huấn luyện cho điệp viên của chúng biết cách khôn
khéo lợi dụng chỗ yếu của một số đồng chí ta có tính hay khoe khoang. Tài liệu
hướng dẫn công tác tình báo của chúng đã viết: Tính khoe khoang đó là chỗ bẩm
sinh tùy từng mức độ lớn nhỏ của từng người. Hãy mở mắt, căng tai, hãy tìm
những người có tính khoe khoang, ba hoa, lộ liễu. Anh sẽ không gặp khó khăn gì
lắm dẫn dắt một con người như thế kể về mình, nhất là khi trên ngực người đó có
đeo huy hiệu chiến sĩ giỏi. Hãy khéo lựa lời hỏi người đó được thưởng huy hiệu về
chiến công gì? Hãy đóng vai một người nghe rất mực ngoan ngoãn, say sưa từ lúc
đầu nói thành tích cho tới lúc kể lể khoe khoang - làm lộ bí mật. Hãy luyện khả
năng nghe hàng tiếng đồng hồ những lời khoe khoang của một tên khoác lác nào
đό.
Trong mánh khóe nghề nghiệp của bọn tình báo CIA, có những tên khoác áo
nhà báo, nhà khoa học... thường không có nhiệm vụ mở khóa lọt vào phòng bảo
mật, hay cám giỗ, đánh bẫy những người thoái hóa chính trị mà nhiệm vụ chủ yếu
của chúng là lắng nghe ý kiến, thu thập tin tức số liệu của những người có tính ba
hoa, khoe khoang.
… Bọn gián điệp đã thực hiện thủ đoạn lợi dụng người có tính ba hoa như
thế nào?
Chúng khéo léo tìm nhiều lý do làm quen, kết bạn, đóng kịch là những kẻ
ngây thơ không hiểu biết về chính trị, về hoạt động tình báo. Nhưng khi đã mê
hoặc được một người nào đó thì chúng giở mọi mánh khóe nhà nghề moi móc tin
tức tình báo. Khi nói chuyện, chúng thường vờ vẫn vò đầu, bóp trán hỏi những vấn
đề bâng quơ, vớ vẩn, sau đó, mới chuyển vào moi những tin bí mật của ta.
Vì vậy, chúng ta cần phải luôn luôn tỉnh táo đề cao tinh thần cảnh giác. Khi
nói chuyện với người lạ mặt, và nhớ rằng, với kẻ địch thì những yếu tố chi tiết liên
quan tới sinh hoạt, đời sống tinh thần, vật chất trong quân đội..., mới nghe qua
tưởng như không có giá trị gì, nhưng thực ra lại rất cần thiết cho bọn tình báo.
Để gây được lòng tin và tránh được sự nghi ngờ, bọn gián điệp thường tự
giới thiệu chúng là người đáng tin cẩn: đã tham gia kháng chiến, tham gia các
phong trào đấu tranh chống Mỹ - ngụy, hoặc là công nhân của một nhà máy, viên
chức của một cơ quan thuộc chính quyền cách mạng... mả nhiệm vụ, hình dáng,
đặc điểm của những nơi này, chúng đã nghiên cứu, tìm hiểu một cách không hợp
pháp.
Ngoài ra, chúng còn hướng dẫn cho nhau muốn thu lượm tin tức, điệp viên
nên la cà ở những quán ăn tiệm uống ở gần các cơ quan quân đội, các nhà máy
quốc phòng... - nơi mà bộ đội, công nhân hay lui tới điểm tâm, giải khát, nhất là
vào đầu các kỳ phát lương. Hãy làm quen với phụ nữ đánh máy, nhân viên cơ yếu,
vẽ bản đồ, hãy tặng họ quà và mời họ ăn uống; khi tiếp xúc, nói chuyện, chú ý
đừng để lộ tí gì để cộng sản có thể nghi ngờ về sự chú ý của những vấn đề anh cần
nghe - đó là những điều tâm niệm của một tên tình báo đế quốc.
Một điều mà bọn tình báo đế quốc cũng rất chú ý đến là các bức thư của
quân nhân. Mỗi cán bộ, chiến sĩ ta trong quá trình làm nghĩa vụ trong quân đội, ai
mà chẳng muốn một tháng đôi lân quan hệ tình cảm, hỏi gia đình, quê hương, hoặc
báo tin vui về thành tích công tác, học tập của mình với bạn bè thân thiết. Đây là
việc làm theo lẽ thường tình, tự nhiên, chỉ cần viết đừng để lộ bí mật quân sự như
viết về tính chất nhiệm vụ của đơn vị, mục tiêu quân sự, quân số, trang bị, phương
tiện, vũ khí... Theo quy định bảo mật phòng gian - bảo vệ lợi ích của Tổ quốc, tất
cả những vấn đề này không được phép viết trong thư quân nhân.
Nhưng dáng tiếc, có quân nhân lại muốn tự đề cao mình, muốn khoe khoang
với người khác, mình ở binh chủng pháo binh tầm cỡ,..., ở binh chủng xe tăng có
uy lực chiến đấu cao... Tất nhiên, binh chủng pháo binh, xe tăng thì không có gì bí
mật cả, nhưng uy lực, tính năng, hiệu quả chiến đấu của vũ khí là thuộc vấn đề bí
mật quân sự.
Một số thư, quân nhân làm lộ bí mật quân sự lại “ngụy trang” các số hiệu mà
theo ý các đồng chí này, chỉ có người nhận thư mới biết thôi, người khác không thề
biết được. Đây cũng là những bức thư vi phạm quy tắc bảo mật phòng gian, vì: thứ
nhất, về nguyên tắc, đối với bạn bè thân thiết cũng tuyệt đối không được hé mở cho
biết những vấn đề bí mật quân sự; thứ hai, ai có thề bảo đảm chắc chấn rằng bức
thư đó không rơi vào tay địch. Đã có trường hợp, bọn tình báo đế quốc công phu
tìm kiếm các mẩu giấy vụn trong các đống rác, thùng rác, hòng chấp vá các mẩu
thư, tài liệu nào đó để rút ra được một số tin tức có lợi cho mưu đồ của chúng.
Một số cán bộ, chiến sĩ làm lộ bí mật quân sự lại do tác phong cẩu thả, ghi
vào sổ tay cả nhiệm vụ cấp trên giao, trích ghi các số liệu trong bản báo cáo mật.
Có đồng chí “cẩn thận” hơn đã ghi các vấn đề này bằng ký hiệu, tưởng rằng ghi
như thế có thể giữ được bí mật: “ai biết được ký hiệu của mình”. Nhưng, nhiều sự
việc thực tế đã chứng minh, những ký hiệu đó, những mật mã đó lại là những con
số tự lừa dối mình.
Khi bọn tình báo kết hợp với các số liệu khác, chúng có thể không gặp khó
khăn gì lắm trong việc tìm ra những ký hiệu đó, những tin tức viết bằng mật mã
thường bị giải mã. Vì vậy, những vấn đề thuộc nội dung bí mật trong công tác, học
tập phải ghi vào sổ mật và gửi, giữ đúng điều lệnh kỷ luật quân đội, nhất là trong
những trường hợp hành quân cơ động huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
Chúng ta có thể khẳng định:
- Vấn đề bí mật không phải chỉ ở trong các phòng bảo mật, cơ quan cơ yếu,
trong cán bộ trung, cao cấp, bí mật trước hết ở tất cả mọi quân nhân bình thường,
không phân biệt chiến sĩ cũ, mới có tiếp xúc với các vấn đề bí mật quân sự. Đối với
mỗi cán bộ, chiến sĩ nâng cao tinh thần cảnh giác là nâng cao tinh thần sẵn sàng
chiến đấu, chấp hành tốt nhiệm vụ trực ban chiến đấu, tuần tra, canh gác, nhất là ở
những nơi xung yếu, biên giới, hải đảo.
- Không thể có một thủ đoạn xảo trá, một phương tiện kỹ thuật hiện đại nào
trong tay bọn gián điệp CIA có thề hoạt động được, nếu mỗi chúng ta thường
xuyên nâng cao tinh thần cảnh giác, chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật, điều lệnh. Kẻ
địch chỉ có thể đánh cắp tin tức ở những nơi sơ hở, với những người mất cảnh giác,
sơ hở, lơ là, thiếu nhạy bén chính trị.
Chiến sĩ thông tin không chấp hành đúng quy tắc thông tin, liên lạc vô tuyến
và hữu tuyến, các quy tắc về sẵn sàng chiến đấu, ngụy trang khí tài, sử dụng máy
móc thông tin... là vi phạm kỷ luật quân đội và không tự giác tạo điều kiện cho
CIA đánh cắp tin tức mật của ta.
Đất nước ta giàu tài nguyên, khoáng sản, là những của cải vô giá, do đó,
không chỉ thèm muốn biết bí mật quốc phòng, đánh cắp bí mật kinh tế cũng là âm
mưu hoạt động không kém phần ráo riết của CIA và các cơ quan tình báo đế quốc.
Hoạt động phá hoại, đánh cắp tình báo kinh tế trên thế giới ra đời rất lâu, đã
có một lịch sử rất dài. Ngay nước ta trước cách mạng tháng Tám 1945, vốn là một
nước kinh tế chậm phát triền, công cụ sản xuất hầu hết là thủ công, ở những địa
phương có nghề thủ công nồi tiếng, vẫn có tục lệ cha mẹ chỉ truyền nghề cho nàng
dâu, không dạy nghề cho con gái, vì “con gái là con cái người ta”, khi đi lấy chồng,
sẽ làm lộ bí mật nghề nghiệp.
Câu chuyện dưới đây là một ví dụ về đề tài này đã được lưu truyền và nhiều
người biết tới:
... Ngày xưa cả thôn Thượng do một ông tổ Nguyễn sinh ra. Nhưng hiềm
khích nhau về chia ruộng đã dẫn đến cảnh “chia ly” một tổ đường tách thành hai họ
Nguyễn Văn và Nguyễn Hữu. Tuy vậy, cả hai họ đều chung một nghề làm hương,
chỉ có khác, họ Nguyễn Văn làm hương đen, còn Nguyễn Hữu làm hương vàng.
Hương đen bán chạy hơn hương vàng, mặc dù hương vàng làm tốn công
hơn. Vì vậy họ Nguyễn Hữu sinh cay cú. Bỗng nhiên, một ngày giỗ ở nhà thờ họ,
các nén hương đen tự dưng tỏa hương bốc cháy đùng đùng, thiêu sạch cả bộ đồ
thờ. Nhiều người đồn rằng, vì hương đen uế tạp nên tổ tiên trừng phạt.
Từ đó, hương đen bán không chạy, còn hương vàng của họ Nguyễn Hữu
phất to.
Ba năm sau, trong vụ đói, có người mua được bộ quần áo của người họ
Nguyễn Hữu, trong túi áo còn phảng phất mùi khét của thuốc súng. Từ đó, vụ cháy
kể trên mới bị lôi ra ánh sáng. Họ Nguyễn Hữu đã bí mật cho người đến họ
Nguyễn Văn, sà vào nơi làm hương đen, mồm thì tâng bốc hương thơm, tay thì lén
bỏ thuốc cháy vào đống mạt cưa đã được nghiền nhỏ như cám.
Ngày nay, câu chuyện hương đen, hương vàng đã đi vào dĩ vãng, và nếu có
được nhắc lại cũng chỉ để giáo dục ý thức cảnh giác đối với mọi người, cần bảo vệ
bí mật kinh tế, bảo đảm an toàn trong sản xuất.
... Năm 1965, ở Mỹ, thuốc đánh răng Sơ-sít do hãng Prô-do Giêm-bôn sản
xuất, bán rất chạy. Một tên gián điệp kinh tế đã đánh cắp bí mật về loại thuốc đánh
răng này, gạ bán cho hãng Côn-ghết Pan-mô-li-ri với giá 20 vạn đô-la và hẹn nhau
trao đồi tiền, nhận tài liệu ở nhà vệ sinh của sân bay Ken-nê-dy.
Một tên phản gián kinh tế của một công ty Mỹ khác phát hiện dược vụ này,
báo cho FBI (tức là cơ quan cảnh sát liên bang Mỹ) biết đề lấy thưởng, FBI phái
một nhân viên đến chỗ hẹn.
Một tiếng nói từ căn phòng vệ sinh bên cạnh sang:
- Tôi, “Sơ-sít” đây, ông Côn-ghết đấy phải không?
- Vâng, tôi đây - nhân viên FBI trả lời.
- Ông đưa tôi chiếc quần của ông với 20 vạn đô-la, tôi sẽ đưa chiếc quần của
tôi trong đó có tài liệu cho ông.
Tên gián điệp đánh cắp bí mật kinh tế đã bị bắt ngay khi ở nhà vệ sinh bước
ra.
Khôi hài thay, nó chằng phải ai xa lạ, mà cũng là một nhân viên khác của
FBI!
Qua câu chuyện trên đây đã chứng minh, không chỉ tài nguyên, khoáng sản,
mà các phát minh khoa học, các quy trình công nghệ, các bí mật nghề nghiệp tạo ra
những đặc sản chỉ có Việt Nam chế tạo được, sản xuất được, đều là những bí mật
quốc gia phải được triệt để bảo vệ.
Một số đồng chí nói: Không thề bảo vệ cái mà chúng ta không có, nước ta,
khoa học, kinh tế đang trong bước quá trình phát triển, làm gì có bí mật mà bảo vệ?
Nghĩ như thế là rất nhầm…
Các đồng chí chúng ta đều biết, hầu như tất cả các nước trên thế giới đều sản
xuất được rượu. Ấy thế mà hàng ănm nhiều nước đã gửi đơn đặt hàng mua một số
lượng rất lớn rượu “Lúa mới” của ta và nhờ đó chúng ta đã thu được một số ngoại
tệ đáng kể. Rượu “Lúa mới” của ta nổi tiếng khắp thế giới, đã được Hội chợ thế
giới thưởng huy chương vàng, bởi có một hương vị đặc biệt, được quyết định ở
khấu men chỉ có Việt Nam nắm được bí mật chế tạo.
Rõ ràng, khi bí mật này không còn là bí mật nữa thì hàng năm đất nước ta sẽ
mất một số ngoại tệ khá lớn.
Trong số các vệ tinh, đế quốc Mỹ đã phóng lên không gian, có những cái chỉ
chuyên làm nhiệm vụ thu thập bí mật về tài ngụyên của một miền trên trái đất.
Theo tiết lộ của nhiều tờ báo Phương Tây, những vệ tinh này có thề sơ bộ xác định
được sự phân bố các mỏ kim loại, kết quả mùa màng các vùng và tình hình đại thể
về tài nguyên nói chung của các quốc gia trên thế giới.
Những tài liệu do thám bằng con đường vệ tình này, sẽ được cơ quan tình
báo trung ương Mỹ phối hợp, đối chiếu với các tài liệu thu thập băng các con
đường khác, đề rút ra những kết luận về tình hình kinh tế của một số nước.
Song, bọn trùm CIA đã từng chỉ thị cho tay chân dù máy móc của Mỹ có
tinh vi đến mấy cũng không thay thế dược sự điều tra, hoạt dộng tại chỗ của các
điệp viên. Chúng đã hướng dẫn cho nhau... đừng bao giờ nhận sự thật mà người ta
nói và chỉ cho anh... hãy chú ý ít nhất đến tất cả những cái gì người ta chỉ dẫn cho
anh, đồng thời cố gắng nghiên cứu công phu nhiều nhất tới những cái gì người ta
không chỉ bảo cho anh. Khi dến nhà máy, công trường... hãy chia thành nhóm nhỏ,
di chậm lại, giả vờ đi tiều, đi đại tiện, và lúc bấy giờ anh sẽ có điều kiện quan sát
những cái gì người ta không muốn cho anh biết và hỏi những nhân viên làm việc ở
đó.
Ở miền Nam nước ta thời Mỹ - Diệm, các tên gián điệp kinh tế của CIA đã
len lỏi hoạt động ở nhiều vùng.
Ở buôn Khơ-nia (Tây Nguyên) có một đơn vị lính Mỹ từng đóng khố, cõng
gùi, đi chân đất, chui rừng, lội suối, “ba cùng” với người địa phương.
Đến dâu, thấy cái gì lạ, chúng cũng hỏi:
- Cái chi lố?
- Chim chi lố?
Sau mỗi chuyến di rừng về, cái túi xám của chúng đều căng phồng, nào lá
cây, nào đá sỏi, nào lông chim, và có khi còn có cả phân thú vật...
Sau khi đồn bốt của chúng ở đây bị diệt, du kích nhặt được một cuốn nhật ký
của một tên Đích-xơn nào đó, trong đó có đoạn ghi “Hãy tỉnh táo khi đọc những tài
liệu của người Pháp, nói về vùng đất ba-dan này. Rất có thể những tài nguyên
khoáng sản quý nhất ở đây, người Pháp chi nói miệng với nhau chứ không viết
thành sách. Gần 20 năm trước đây, sống ở vùng núi Ca-li-phoóc-ni-a, tôi chưa
được thấy cao nguyên nào giàu có như cao nguyên này. Tiếc thay, tôi chưa hoàn
thành công tác nghiên cứu nào, vì phải loay hoay đối phó với những đối phương rất
khó tính...”.
Không nói thì ai cũng biết, dích thị Đích-xơn và bè lũ là những tên gián điệp
kinh tế.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc ta thống nhất và cả nước
tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hoạt động của CIA và của các nước đế quốc khác trên
lĩnh vực kinh tế chống nhân dân ta càng trở thành một hoạt động nồi bật.
Chúng công khai nói rằng: với việc đánh thắng hoàn toàn đế quốc Mỹ xâm
lược, Việt Nam thực tế đã trở thành một cường quốc ở vùng Đông Nam châu Á về
chính trị, quân sự. Nếu thực hiện được kế hoạch xây dựng được đất nước trở thành
cường quốc cả về kinh tế, Việt Nam sẽ trở thành một mối lo ngại to lớn thật sự đối
với vị trí của đế quốc Mỹ ở vùng này.
Hơn nữa, vẫn theo sự đánh giá của bè lũ đế quốc, Việt Nam không những có
kế hoạch phát triền nền kinh tế mà còn có những tiền đề, những điều kiện thực tế
để thực hiện kế hoạch dó. Như chúng ta đã biết, Nhật Bản là một trong những nước
đế quốc có nền kinh tế công nghiệp khá phát triền, thế nhưng, Nhật đã phải nhập
khẩu hầu hết nhiên liệu, nguyên liệu, do tài nguyên của nước này rất nghèo. Thiên
nhiên đặc biệt ưu đãi nhân dân ta. Có thể nói, đất nước ta có hầu hết mọi tài
nguyên, mọi nguyên liệu cần thiết cho sự phát triển toàn diện nền kinh tế cơ cấu
công - nông nghiệp hiện đại. Do đất nước ta trải qua mấy chục năm chiến tranh,
nay mới thực sự bắt tay xây dựng trên quy mô cả nước, cho nên những số liệu về
tải nguyên tiềm tàng trong lòng đất, dưới thềm lục địa... còn là những số liệu bí
mật, CIA và bọn gián điệp đế quốc rất thèm muốn.
Câu chuyện dưới dây dã xảy ra trên đất nước ta sau ngày miền Nam hoàn
toàn giải phóng.
... Hắn khoảng 40 tuổi, nước da đỏ hồng, dáng người lùn. Hành lý của hắn
đem theo chỉ vẻn vẹn một túi du lịch, loại có dây đeo qua vai, mang nhãn hiệu Sa-
nyo (Nhật Bản).
Hắn ung dung bước đến nơi đăng ký hộ chiếu xuất cảnh, trịnh trọng, bằng cả
đôi tay múp míp, nâng tấm hộ chiếu màu xanh đậm, đưa cho đồng chí sĩ quan công
an vũ trang biên phòng của ta ở sân bay. Hắn gật đầu chào người sĩ quan và không
nói câu nào.
Sau khi làm xong các thủ tục hành chính, đồng chí sĩ quan ta yêu cầu hắn
cho kiểm tra hành lý. Hắn mỉm cười, lịch thiệp, tự tay nhấc khỏi túi du lịch các đồ
dùng cá nhân, đặt lên bàn.
Trung úy M. đội trưởng kiểm soát hôm đó, xem rất kỹ lưỡng từng hiện vật.
Anh tự tay lật lại từng thứ tư trang của hắn, xếp vào túi. Khi anh lật đến cuốn sổ
tay còn mới nguyên thì một túi ni-lông trắng, hình vuông, nhỏ chỉ bằng 2 đốt ngón
tay trỏ rơi ra. Trong túi, có một chất bột màu xám tro. M. cầm lên, hỏi người “du
lịch”:
- Xin hỏi: ông cho biết trong này là cái gì?
Nhà “du lịch” trả lời từ tốn:
- Dạ, tôi rất yêu quí và cảm phục đất nước Việt Nam. Nhớ đất nước các ông,
tôi mang theo một chút đất làm vật kỷ niệm.
- À ra thế! Nhưng theo quy chế biên phòng của nước chúng tôi, xin yêu cầu
ông ký vào biên bàn và nộp cho công an biên phòng túi đất nhỏ này.
Túi đất nhỏ màu xám tro sau khi được phân chất và điều tra được cơ quan an
ninh ta kết luận: đó là chất đất ở vùng X. ở nước ta. Xác minh lai lịch người khách
nước ngoài ta biết hắn có nhiệm vụ lấy cắp mẫu đất này nhằm đáp ứng ý đồ thu
lượm về tình hình khoáng sản của nước ta cho cơ quan tình báo của một nước đế
quốc.
Bào vệ bí mật kinh tế là nhiệm vụ của mỗi công dân. Ngày nay, xây dựng
và phát triển kinh tế là một trong hai nhiệm vụ chính trị mà Đảng đã trao cho quân
đội. Do đó, mỗi quân nhân phải chấp hành nghiêm chỉnh những điều bí mật kinh tế
của Nhà nước:
1. Địa điềrn, số liệu về trữ lượng của các mỏ chưa khai thác; địa điềm, số
liệu về trữ lượng của các mỏ kim khí loại quí, hiếm, có chất phóng xạ nguyên tử,
và các mỏ phi kim loại quí, hiếm, đặc biệt; số liệu về trữ lượng của các mỏ kim
loại đen và màu và các mỏ phi kim loại đang khai thác; chế độ bảo quản, sự
chuyên chở các kim loại và phi kim loại đó; những tài liệu điều tra cơ bản về địa
chất, rừng núi, sông biển, những tài liệu không công bố về khí tượng, trắc họa địa
lý.
2. Tình hình xây dựng và sản xuất của các xí nghiệp thuộc công nghiệp quốc
phòng; kế hoạch và tình hình sản xuất theo yêu cầu quốc phòng của các xí nghiệp
thuộc công nghiệp dân dụng. Số lượng, địa điềm dự trữ các vật tư sử dụng cho nhu
cầu quốc phòng.
3. Số lượng và tổng sản lượng của các loại thiết bị; lý lịch, địa điểm, năng
suất của các công trình đặc biệt đã xây dựng hoặc chuần bị xảy dựng,
4. Kế hoạch và số liệu về dự trữ vật tư của Nhà nước; địa điềm và trữ lượng
của các kho chứa những loại, hàng đặc biệt.
5, Tình hình, khả năng và tác dụng của các đường giao thông chiến lược. Số
liệu tổng hợp, tác dụng của các phương tiện cơ giới và thô sơ về thông tin liên lạc,
những điều bí mật về giao thông và bưu điện...
6. Những con số tuyệt đối về chỉ tiêu của kế hoạch Nhà nước và những con
số tuyệt dối về tình hình thực hiện các chỉ tiêu ấy mà không được phép công bố.
7. Kế hoạch tài chính của Nhà nước (khái toán, dự toán, quyết toán). Số liệu
tuyệt đối về chi thu tài chính không được phép công bố. Các bản cân đối sản phẩm
công nghiệp và nông nghiệp, cân đối lao động, cân đối tín dụng, cân đối tài chính,
cân đối về nhiều mặt; những điều bí mật về tài chính.
8. Kế hoạch tiền tệ, kế hoạch mậu dịch, kế hoạch hải quan của Nhà nước. Số
lượng tiền phát hành. Nơi bảo quản và số lượng vàng, bạc và các kim loại quí,
hiếm; các điều bí mật về ngân hàng, mậu dịch, hải quan.
9. Kế hoạch buôn bán, hợp tác kinh tế với nước ngoài. Số liệu và tài liệu về
hàng hóa xuất, nhập khẩu không được phép công bố; tình hình vốn xuất, nhập
khẩu, tình hình quỹ ngoại tệ.

Nhân dân Liên Xô đã nêu khầu hiệu:


“ ... Nếu thấy ai lấy các mẫu đất và nước sông, hồ, ao cho vào chai lọ, thì
hãy đi báo cơ quan công an ngay...”.
Đây là một khầu hiệu rất đúng, ta có thề nghiên cứu tham khảo, vận dụng nó
một cách sáng tạo, nhằm bảo vệ những bí mật của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Chúng ta đã điểm lại những mẩu chuyện, trong đó phần nhiều đã xảy ra trên
các dịa phương từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, từ đó, đã phân tích
âm mưu đen tối của cơ quan tình báo Mỹ đối với đất nước ta.
Hãy tiếp tục mài sắc tinh thần cảnh giác cách mạng.
Chính quyền nước Mỹ đã từng công khai tuyên bố tiếp tục học thuyết Thái
bình dương, với ý đồ “không rời bỏ” châu Á, Đông Nam Á, mà là “cố thủ” ở vùng
này. Chúng hòng ngăn cản, làm chậm bước tiến của nhân dân ta trên con đường
tiến lên xây dựng Tồ quốc ta thành một quốc gia hùng mạnh, ngăn cản ảnh hưởng
của sự kiện Việt Nam thắng Mỹ, ảnh hưởng của cách mạng xã hội chủ nghĩa đối
với vùng Đông Nam châu Á.
Ngoài đế quốc Mỹ, chúng ta cũng không thề không cảnh giác trước những
mưu đồ đen tối của các tên đế quốc khác và bọn phản động quốc tế. Đế quốc Mỹ
và chủ nghĩa đế quốc, bọn phản động quốc tế nói chung đang nuôi ảo vọng có thể
cấu kết với những lực lượng phản động còn lén lút hoạt động trên đất nước ta,
hòng thực hiện những mục tiêu chiến lược của chúng.
Tiếng chuông Vĩnh Sơn và một loạt sự việc khác đã được thuật lại hoặc
chưa được thuật lại trong cuốn sách này, chắng phải đã khẳng định quá rõ ràng
điều đó.
Cảnh giác! Hãy tiếp tục mải sắc cánh giác cách mạng, chúng ta sẽ nhất định
đánh bại hoàn toàn, đập nát từ trong trứng, mọi mưu đồ nham hiềm của chúng.

You might also like