You are on page 1of 8

NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, SAI , GIẢI THÍCH TẠI SAO

1. Chủ thể có thẩm quyền vẫn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường
hợp vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu.
 Đúng. Theo khoản 7 Điều 9 vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu chỉ là tình
tiết giảm nhẹ nên chủ thể có thẩm quyền vẫn ra quyết định xử phạt

2. Một Hành vi vi phạm hành chính có thể bị xử phạt tiền đến 2 tỷ đồng;
 Đúng. Với tổ chức mức phạt hành chính thấp nhất là 100k và cao nhất là 2 tỷ,
trong trường hợp khác như trong lĩnh vực thuế, an toàn thực phẩm, chứng khoán,..
mức phạt có thể cao hơn 2 tỷ

3. Đối với cá nhân thực hiện một vi phạm hành chính có thể bị áp dụng đồng thời cả
hai hình thức xử phạt cảnh cáo và xử phạt tiền;
 Sai. Theo khoản 2 Điều 21 LXLVPHC quy định hình thức phạt cảnh cáo và phạt
tiền là hình thức xử phạt chính và theo quy định tại khoản 3 thì mỗi hành vi vi
phạm hành chính quy định 1 hình thức phạt chính

4. Cá nhân vi phạm hành chính bị áp dụng hình thức xử phạt tiền đều có quyền giải
trình với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
 Sai. Theo khoản 1 Điều 61 LXLVPHC : đối với hành vi vi phạm hành chính mà
pháp luật có quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc quy định mức tối
đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15tr trở lên đối với cá nhân, 30tr trở
lên đối với tổ chức

5. Nếu tang vật, phương tiện bị tịch thu là hàng giả thì việc định giá được xác định
là.giá thị trường của hàng hóa thật;
 Đúng. Theo điểm d khoản 2 Điều 60 LXLVPHC : đối với tang vật phương tiện là
hàng giả thì giá của tang vật, phương tiện đó là giá thị trường của hàng hóa thật
hoặc hàng hóa có cùng tính năng, kỹ thuật công dụng tại thời điểm nơi phát hiện vi
phạm hành chính

6. Không bao giờ được tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc
quyền sở hữu hợp pháp của người khác
 Đúng. Theo khoản 1 Điều 126: đối với tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ do bị
chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu
thì phải trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp

7. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính không thể là công dân 15 tuổi thực hiện
vi phạm hành chính với lỗi cố ý;
 Sai. Người đủ 14 đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính
do cố ý thường bị áp dụng hình thức phạt cảnh cáo với tư cách là hình thức phạt
chính
8. Chủ tịch UBND cấp xã có quyền xử phạt mọi vi phạm hành chính xảy ra trên lãnh
thổ
 Đúng. Theo khoản 3 Điều 52 LXLVPHC chủ tịch UBND các cấp có quyền xử
phạt hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương

9. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ thuộc thẩm quyền xử phạt của một chủ thể
 Sai. Theo khoản c Điều 4 LXLVPHC thì việc tước quyền sử dụng giấy phép có
thể do nhiều chủ thể xử phạt: chánh thanh tra bộ, cục trưởng cục quản lý môi
trường y tế, cục trưởng cục an toàn thực phẩm

10. Việc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đều phải dựa trên cơ sở biên bản vi
phạm hành chính
 Sai. Theo khoản 1 Điều 56 LXLVPHC: Xử lý vi phạm hành chính không lập biên
bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến
250.000.000 đồng đối với cá nhân ; 500.000.000 đồng đối với tổ chức và người có
thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt hành chính tại chỗ

11. Đối với cá nhân thực hiện một vi phạm hành chính có thể bị áp dụng đồng thời cả
hai hình thức xử phạt cảnh cáo và xử phạt tiền.
 Sai. Theo khoản 2 Điều 21 LXLVPHC: hình thức xử phạt cảnh cáo và phạt tiền
chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính mà theo khoản 3 quy
định: mỗi vi phạm hành chính được quy định 1 hình thức xử phạt chính như vậy
không thể áp dụng đồng thời hình thức phạt cảnh cáo và phạt tiền

12. Chánh Thanh tra tỉnh K có quyền phạt tiền với mức tối đa là 40 tr
 Đúng. Theo điểm b khoản 2 Điều 46 LXLVPHC: Chánh Thanh tra sở có quyền
phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại
Đ24 của Luật này nhưng không quá 50tr

13. Cá nhân vi phạm hành chính bị áp dụng hình thức xử phạt tiền đều có quyền giải
trình với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
 Sai. Theo khoản 1 Điều 61 LXLVPHC quy định mức tối đa của khung tiền phạt
đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân; 30.000.000 đồng
trở lên đối với tổ chức thì cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp
bằng văn bản với người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Như vậy chỉ xử
phạt tiền từ 15tr đối với cá nhân, 30 tr đối với tổ chức mới có quyền giải trình

14. Anh A thực hiện 2 vi phạm hành chính, hành vi thứ nhất bị phạt tiền 5 triệu đồng
và tước giấy phép hành nghề 8 tháng; hành vi thứ hai bi phạt tiền 4 triệu và tước
giấy phép hành nghề 10 tháng. Anh A sẽ bị phạt: 9 triệu, tước giấy phép 10 tháng.
 Đúng
15. Công bố trên phương tiện thông tin đại chúng được áp dụng với mọi vi phạm hành
 Sai. Theo khoản 1 Điều 72 chỉ có vi phạm trong những lĩnh vực về an toàn thực
phẩm, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dược, khám bệnh, chữa bệnh, lao động ,
xây dựng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo vệ môi trường, thuế, chứng khoán,
sở hữu trí tuệ, đo lường, sản xuất, buôn bán hàng giả mà gây hậu quả lớn hoặc gây
ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội thì cơ quan của người có thẩm quyền xử lý vphc
có trách nhiệm công bố công khai về việc xử phạt

16. Tình tiết tăng nặng của vi phạm hành chính có thể do Chính phủ quy định khi cần
thiết
 Sai. Theo Đ10 Luật XLVPHC không quy định CP là chủ thể có thể đưa ra quyết
định tăng nặng. Theo em tình tiết tăng nặng QH quy định

17. Vi phạm hành chính trong tình trạng vượt quá tình thế cấp thiết, vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính
 Đúng. Khi hành vi vi phạm hành chính trong tình trạng vượt quá tình thế cấp thiết,
vượt quá giới hanh phòng vệ chính đáng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự

18. Một hành vi vi phạm nếu đã là tội phạm sẽ không được xem là vi phạm hành chính
 Đúng. Theo khoản 1 Điều 2 LXLVPHC vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do
cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước
mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm
hành chính

19. Mọi vi phạm hành chính đều phát sinh trách nhiệm hành chính

20. Mọi vi phạm hành chính đều luôn bị xử phạt vi phạm hành chính

21. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính chỉ được xác định căn cứ vào mức cao
nhất của khung tiền phạt
 Sai . Theo khoản 2 Điều 52 LXLVPHC thẩm quyền phạt tiền quy định tại khoản 1
Điều này được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối
với từng hành vi vi phạm cụ thể

22. Hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính chỉ áp dụng với cá nhân
 Sai. Theo khoản a,b Điều 74 LXLVPHC thì tổ chức được hoãn khi tổ chức bị phạt
tiền từ 100tr trở lwn và đang gặp khó khăn về kinh tế do thiên tai, thảm họa, dịch
bệnh và có xác nhận của UBND cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế
xuất... cơ quan Thuế

23. Người lập biên bản vi phạm hành chính phải đồng thời là người ra quyết định xử
phạt
 Sai. Theo khoản 5 Điều 58 LXLVPHC quy định: trường hợp vphc không thuộc
thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản và các tài liệu khác phải
được chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt trong vòng 24h kể từ khi lập biên
bản.

24. Tang vật, phương tiện bị tạm giữ thì sẽ luôn bị áp dụng hình thức xử phạt tịch thu
 Sai. Theo khoản 1 Điều 126 LXLVPHC quy định: người ra quyết định tạm giữ
phải xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành
nghề bị tạm giữ theo biên pháp ghi rõ trong quyết định xử phạt hoặc trả lại cho cá
nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức xử phạt tịch thu
 Đối với tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép
để vphc thuộc trường hợp bị tịch thu thì trả lại cho chủ sở hữu

25. Hành vi vi phạm hành chính được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính
26. Người chưa thành niên vi phạm hành chính bị xử phạt như người đã thành niên
 Sai. Đối với người đủ 14 đến dưới 16: không áp dụng biện pháp phạt tiền
Đối với người đủ 16 đến dưới 18: áp dụng biênh pháp phạt tiền nhưng không
được quá ½ mức phạt đối với người thành niên

27. Cơ quan nào phát hiện vi phạm hành chính thì là chủ thể có thẩm quyền xử phạt
hành vi đó
=> sai theo điểm b khoản 4 Điều 52 LXLVPHC nếu người phát hiện ra hành vi đó
mà các hành vi này vượt quá thẩm quyền của người xử phạt thì người đó phải
chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt
I. Trắc nghiệm: chọn 01 đáp án đúng (5đ)
28. 1. Cục sở hữu trí tuệ là: Đối với cá nhân thực hiện một vi phạm hành chính có
thể bị áp dụng đồng thời cả hai hình thức xử phạt cảnh cáo và xử phạt tiền.

a. Cơ quan ngang bộ
b. Có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
c. Có người đứng đầu do Thủ tướng chính phủ bổ nhiệm
d. Là một cấu thành của Bộ
2. Sở Quy hoạch - Kiến trúc:
a. Được thành lập ở tất cả các địa phương;
b. Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định bổ nhiệm;
c. Số lượng Phó Giám đốc Sở không quá 03 người;
d. Là cơ quan được thành lập ở tất cả các thành phố trực thuộc trung ương.
3. Không phải cơ quan hành chính nhà nước là:
a. Bộ Tư pháp;
b. Bộ Quốc phòng;
c. Bộ Công an;
d. Bộ Chính trị.
4. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a. Do cơ quan chuyên môn cấp tỉnh thành lập;
b. Hoạt động theo chế độ tập thể;
c. Tổ chức với số lượng, tên gọi như nhau ở tất cả các đơn vị hành chính cấp huyện;
d. Không được ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
5. Chủ tịch UBND cấp tỉnh:
a.Luôn do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra;
b. Không bao gồm Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương;
c. Có quyền bổ nhiệm Giám đốc sở;
d. luôn phải là đại biểu HĐND cấp tỉnh .
6. Anh A thực hiện 2 vi phạm hành chính, hành vi thứ nhất bị phạt tiền 5 triệu
đồng và tước giấy phép hành nghề 8 tháng; hành vi thứ hai bi phạt tiền 4 triệu
và tước giấy phép hành nghề 10 tháng. Anh A sẽ bị phạt:
a. 9 triệu, tước GP 10 tháng
b. 9 triệu, tươc GP 18 tháng
c. 5 triệu, tước GP 12 tháng
d. 5 triệu, tước GP 10 tháng
7. Không phải là tình tiết tăng nặng của vi phạm hành chính:
a. vi phạm đối với người già;
b. sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh;
c. Phỉ báng người thi hành công vụ
d. Vi phạm trong tình trạng say rượu
Tình huống: Chị Nguyễn Thị B, là cộng tác viên pháp lý của Văn phòng Luật sư HB,
chị B được giao nhận vụ việc đại diện Doanh nghiệp X trong vụ tranh chấp kiểu dáng
võng xếp với doanh nghiệp Y. Sau khi tiếp nhận vụ việc của doanh nghiệp X, chị B
đã liên hệ với doanh nghiệp Y và ký hợp đồng đại diện cho doanh nghiệp Y trong vụ
kiện này. Vì tin vào hứa hẹn của chị B nên cả hai doanh nghiệp X và Y đều không
biết chị B nhận đại diện cho cả hai bên. Theo Nghị định số 99/NĐ-CP ngày 29/8/2013
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thì hành vi “cùng
lúc đại diện cho 2 bên tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp” bị xử phạt từ 5.000.000
đến 10.000.000 đ. Thanh tra Sở Công Thương đã lập biên bản hành vi vi phạm của
chị B ngày 20/2/2018.
8. Thẩm quyền xử phạt chị B là:
a. Giám Đốc Sở Công thương
b. Chủ tịch UBND cấp huyện
c. Chánh Thanh tra Sở Công Thương
d. Chánh Thanh tra Sở Tư pháp
9. Điều kiện nào thì chị B xem như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành
vi trên:
a. Sau 06 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt
b. Sau 09 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt
c. Sau 12 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt
d. Sau 12 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt và không tái phạm
10. Mức tiền phạt cụ thể áp dụng với chị B trong trường hợp này là:
a. 5.000.000
b. 10.000.000
c. 7.500.000
d. Tối đa là 1 tỷ đồng

Bài tập tình huống


Bài 1/ Anh M là Kế toán trưởng của công ty MB – doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài 100%, thu nhập mỗi tháng của anh M là 80 triệu đồng (thuộc trường hợp phải nộp
thuế thu nhập cá nhân sau khi đã giảm trừ gia cảnh theo pháp luật về quản lý thuế). Sáu
tháng đầu năm 2015 anh M có hành vi kê khai không đúng thông tin thu nhập. Chi cục
thuế TPHCM lập biên bản về hành vi trên. Anh M có 2 tình tiết cần xem xét là: thứ nhất,
Anh M đã có hành vi che dấu, trốn tránh khi có yêu cầu kiểm tra tử cơ quan thuế; thứ hai,
anh M có hoàn cảnh gia đình khó khăn (anh M đang phải nuôi Bố mẹ già mất khả năng
lao động, 2 em trai bị mắc bệnh tâm thần, hiện bố mẹ anh M đang bệnh nặng phải nằm
bệnh viện điều trị )
1/ Xác định thẩm quyền xử phạt và mức phạt tiền đối với anh M (biết rằng hành vi
cung cấp không chính xác về thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định
nghĩa vụ thuế theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của tổ chức có mức phạt tiền từ
800.000 – 2.000.000đ) –
- Thẩm quyền xử phạt : đội trưởng Thuế (khoản 2 Điều 44 Luật XLVPHC)
- Mức phạt: 1.600.000 đồng
2/ Với hoàn cảnh khó khăn nêu trên, Anh M có thuộc trường hợp được giải trình
không? Căn cứ pháp lý?
- Không. Khoản 1 Điều 61 Luật XLCBCC “ đối với hành vi vi phạm hành chính mà
pháp luật có quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ có thời hạn hoặc quy định mức tối đa của
khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15 tr trở lên với cá nhân, 30tr trở lên với tổ
chức thì được giải trình” mà anh M không thuộc 1 trong các trường hợp trên nên
anh M không được giải trình
3/ Hành vi vi phạm của anh M có thuộc trường hợp người có thẩm quyền phải công
bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng không? Căn cứ pháp lý?
- Có theo khoản 1 Điều 72 Luật xlvphc
4/ Nếu anh A không có tiền nộp phạt, hãy tư vấn cho anh A cách xử lý. Căn cứ pháp
lý?
-
Bài 2/ Ngày 30/8/2015, lực lượng chức năng phát hiện ông A xây dựng nhà nhưng
không đúng với giấy phép xây dựng nên đã lập biên bản nhưng chưa ra quyết định xử
phạt. Tuy nhiên, ngày 5/9/2015, khi lực lượng chức năng đến để xem xét chuẩn bị ra
quyết định xử phạt thì phát hiện nhà ông A đã xây dựng xong. Anh (chị) hãy xác định và
nêu căn cứ pháp lý:
a. Trong trường hợp này, thời hiệu và thời hạn xử phạt vi phạm hành chính được tính
như thế nào?
- thời hiệu: 30/9/2017
- thời hạn: 7/9/2015 => 30/10/2015
b. Ngoài bị áp dụng hình thức phạt tiền, ông A còn có thể bị áp dụng thêm hình thức,
biện pháp nào khác không?
- bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: tháo dỡ công trình

c. Ngày 20/9/2015, ông A nhận được quyết định xử phạt với số tiền là 20.000.000
động. Do hoàn cảnh khó khăn nên đến ngày 20/10/2015, ông A mới nộp được 5.000.000
đồng tiền phạt. Giả sử đến ngày 25/10/2015 ông A mới đi nộp phạt phần còn lại, số tiền
còn lại ông A phải nộp là bao nhiêu?
e. Giả sử, trước khi chấp hành quyết định xử phạt, Ông A cho rằng hộ khẩu mình ở
tỉnh khác, nên ông sẽ không nộp phạt ở nơi thực hiện hành vi mà ông sẽ về nơi có đăng
ký hộ khẩu để nộp phạt. Ý kiến ông A đúng hay sai? Vì sao?

Bài 3/ Ngày 10/3/2017, đoàn thanh tra Sở Tài nguyên môi trường phát hiện Công ty
trách nhiệm hữu hạn Th.P thực hiện hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường. Đoàn thanh
tra lập biên bản vi phạm về hành vi vi phạm nêu trên. Khi người có thẩm quyền lập biên
bản, người quản lý công ty không đồng ý ký tên vào biên bản vì cho rằng hành vi xả thải
không vi phạm pháp luật. Giải quyết và nếu căn cứ pháp lý:
1/ Anh (chị) hãy tư vấn cho người có thẩm quyền cách xử lý tình huống nêu trên
để bảo đảm việc lập biện bản vi phạm hành chính đối với công ty Th.P là hợp pháp.
2/ Sau khi ra quyết định xử phạt về hành vi gây ô nhiễm môi trường, đoàn thanh
tra phát hiện Công ty Th.P còn vi phạm các quy định về phòng cháy chữa cháy và bảo hộ
lao động. Đoàn thanh tra Sở Tài nguyên môi trường giải quyết như thế nào thì hợp pháp?
3/ Giả sử, trước khi ra quyết định xử phạt về hành vi gây ô nhiễm môi trường,
đoàn thanh tra phát hiện thêm hành vi vi phạm phòng cháy, chữa cháy của công ty Th. P
thì giải quyết như thế nào?
4/ Sau khi ra quyết định xử phạt, Công ty Th.P lấy lý do Kế toán trưởng của công
ty đang nghỉ phép nên chưa đủ tiền nộp phạt và đề nghị người có thẩm quyền cho phép
hoãn chấp hành quyết định xử phạt. Người có thẩm quyền giải quyết thế nào thì hợp
pháp?
5/ Nếu đã quá thời hạn chấp hành quyết định xử phạt mà Công ty Th.P vẫn chưa
chấp hành quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền giải quyết như thế nào? Thời hạn
thực hiện biện pháp đó?
Bài 4/ Chị Nguyễn Thị B, là cộng tác viên pháp lý của Văn phòng Luật sư HB, chị B
được giao nhận vụ việc đại diện Doanh nghiệp X trong vụ tranh chấp kiểu dáng võng xếp
với doanh nghiệp Y. Sau khi tiếp nhận vụ việc của doanh nghiệp X, chị B đã liên hệ với
doanh nghiệp Y và hứa hẹn sẽ đại diện cho doanh nghiệp Y trong vụ kiện này. Vì tin vào
hứa hẹn của chị B nên cả hai doanh nghiệp X và Y đều không biết chị B nhận đại diện
cho cả hai bên.
a/ Theo Nghị định số 99/NĐ-CP ngày 29/8/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực sở hữu công nghiệp thì xử phạt từ 5.000.000 đến 10.000.000 đ thì hành vị “cùng
lúc đại diện cho 2 bên tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp”. Xác định mức phạt đối với
hành vi đại diện của chị B. Căn cứ pháp lý?
- Mức phạt: 7.500.000
- Hoản 4 Điều 23 LXLVPHC Mức tiền phạt cụ thể đối với 1 hành vi vi phạm hành
chính là mức trung bình của khung tiền phạt

b/ Xác định thẩm quyền xử phạt chị B. Căn cứ pháp lý?

c/ Với điều kiện nào thì chị B xem như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành
vi nêu trên?
- Sau 12 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt và không tái phạm

You might also like