You are on page 1of 6

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG


====***====

BÁO KIỂM TRA GIỮA KỲ


MÔN : QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Giảng viên: Lê Thị Bích Ngọc


Sinh viên: Tạ Thị Ngọc Ánh
Mã sinh viên: B18DCQT020
Lớp D18CQDN2
Nhóm môn học: 01

Hà Nội – 09/2021

MỤC LỤC
Câu 1: Có hai nhà quản trị kinh doanh tranh luận với nhau về quan điểm kinh doanh. Nhà
quản trị A cho rằng: "Buôn tài không bằng dài vốn", nhưng nhà quản trị B lại cho rằng:
"Vốn dài không bằng tài buôn"...............................................................................................1
1. Các bạn hãy giải thích tóm tắt luận điểm của hai nhà quản trị nêu trên........................1
2. Theo anh (chị) quan điểm của nhà quản trị nào đúng? Tại sao?...................................1
Câu 2: Hãy bình luâ ̣n xu hướng các giám đốc, nhà quản trị cấp cao của doanh nghiê ̣p ra đi
và sự lôi kéo các giám đốc, nhà quản trị giỏi của doanh nghiê ̣p khác đang diễn ra khá phổ
biến hiê ̣n nay ở Viê ̣t Nam? Theo bạn các doanh nghiê ̣p phải làm gì để giữ chân họ..............1
Câu 3:..................................................................................................................................... 3
Câu 1: Có hai nhà quản trị kinh doanh tranh luận với nhau về quan điểm kinh doanh.
Nhà quản trị A cho rằng: "Buôn tài không bằng dài vốn", nhưng nhà quản trị B lại
cho rằng: "Vốn dài không bằng tài buôn".

1. Các bạn hãy giải thích tóm tắt luận điểm của hai nhà quản trị nêu trên.
Quan điểm của nhà quản trị A: “Buôn tài không bằng dài vốn” . Nhà quản trị A cho
rằng: Vốn làm ăn là câu chuyện muôn đời mà bất cứ ai nào có ý định bước chân vào nghiệp
kinh doanh cũng phải tính đến đầu tiên. Ngoài ra, tùy vào quy mô kinh doanh mà người chủ
cân nhắc lượng vốn nhiều hay ít. Thiếu yếu tố “đầu tiên” này, dù tài giỏi đến đâu, người
kinh doanh cũng sẽ gặp vô vàn gian khó, nếu không muốn nói cơ bản là bất khả thi
Quan điểm của nhà quản trị B: “Vốn dài không bằng tài buôn” . Nhà quản trị B cho
rằng, trong kinh doanh quan trọng nhất là có dự án tốt và khả năng quản trị giỏi. Khi đã có
hai thứ đó, vấn đề vốn không đáng lo nữa. Một doanh nghiệp muốn phát triển được quy mô
kinh doanh thì cần có tài năng buôn bán . Theo nhà quản trị thì nếu nguồn vốn có nhiều mà
không biết cách đầu tư, sử dụng thì cũng khó thành công được

2. Theo anh (chị) quan điểm của nhà quản trị nào đúng? Tại sao?
Theo em quan điểm của 2 nhà quản trị đều có điểm đúng phụ thuộc vào từng thời
điểm. Tuy nhiên trong kinh doanh thì cần phải có cả 2 yếu tố là “vốn dài” và “tài buôn” thì
việc kinh doanh mới có thể thuận lợi được. Thiếu 1 trong 2 yếu tố thì khả năng kinh doanh
sẽ gây khó khăn.
Nếu kinh doanh mà không có vốn thì sẽ gặp nhiều khó khăn bởi giá trị của đồng tiền
quyết định được nhiều vấn đề , là yếu tố quyết định khả năng hoạt động của công ty, có tài
năng kinh doanh mà không có vốn thì cũng không thể thực hiện được . Khi có vốn nếu
doanh nghiệp làm ăn bị thua lỗ thì vẫn có còn vốn để gây dựng lại hoạt động của doanh
nghiệp.
Nhưng nếu có vốn mà không có tài buôn , không biết mở rộng đầu tư phát triển kinh
doanh thì doanh nghiệp sẽ không thể phát triển được. Khi gặp thất bại, nếu có khả năng
buôn bán , quản trị tốt thì doanh nghiệp sẽ sớm khôi phục lại hoạt động của công ty

1
Câu 2: Hãy bình luâ ̣n xu hướng các giám đốc, nhà quản trị cấp cao của doanh nghiêp̣
ra đi và sự lôi kéo các giám đốc, nhà quản trị giỏi của doanh nghiêp̣ khác đang diễn ra
khá phổ biến hiêṇ nay ở Viêṭ Nam? Theo bạn các doanh nghiêp̣ phải làm gì để giữ
chân họ.
Xu hướng hiện nay các giám đốc, các nhà quản trị cấp cao hay những nhân viên giỏi
của doanh nghiệp ra đi khỏi công ty diễn ra rất phổ biến tại Việt Nam .Nhân viên giỏi ra đi
thường do doanh nghiệp bởi doanh nghiệp chưa xây dựng được mối quan hệ tương tác bền
vững, thiếu những cơ hội thông hiểu nhau hoặc chuyển qua những nơi có chế độ lương và
đãi ngộ tốt hơn. Những giám đốc, nhà quản trị có năng lực , họ cảm thấy không có cơ hội
phát triển tại công ty , họ muốn thấy rằng mình đang tiến bộ, phát triển trong kỹ năng trong
công việc hay trong sự nghiệp. Họ mong muốn có một mục tiêu nào đó để đạt được và đảm
bảo cho tương lai của bản thân . Những người giỏi sẽ không có được động lực làm việc nếu
không có sự thách thức đối với họ. Họ sẽ phát triển mạnh mẽ khi theo đuổi những mục tiêu
khó khăn và bị đẩy ra khỏi vùng an toàn. Do đó, nếu doanh nghiệp không có cơ cấu phát
triển, thăng tiến rõ ràng; hay ít nhất đào tạo cho họ những kỹ năng công việc cần thiết thì họ
biết rằng mình sẽ phải tìm kiếm điều đó ở một công ty khác.
Vì vậy, theo em để giữ chân được những giám đốc, nhà quản trị cấp cao thì doanh
nghiệp cần:
+ Chính sách đãi ngộ hợp lý: khen thưởng đúng năng lực . Chế độ lương thưởng là mục đích
hàng đầu của người nhân viên . Nếu mức lương không cân xứng với năng lực mà họ bỏ ra
thì đây có thể là nguyên nhân gây ra việc các nhà quản trị cấp cao, các nhân viên giỏi rời
khỏi doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần có chế độ lương thưởng hợp lý để tạo động lực
, kích thích khả năng làm việc để giữu chân người tài
+ Tổ chức những cuộc trao đổi và bàn thẳng vào các vấn đề để biết được mong muốn ,
nguyện vọng của nhân viên
+ Riêng với thu hút rất quan trọng: thu hút người giỏi bên ngoài và giữ người giỏi bên trong.
Khâu tuyển dụng chuyên nghiệp cũng góp phần lôi kéo và giữ nhân viên giỏi. Đồng thời sự
thiếu chuyên nghiệp và minh bạch trong tuyển dụng đã làm nhiều doanh nghiệp mất nhân
viên giỏi ngay trong tầm tay. Đa phần doanh nghiệp đợi đến khi nhân viên nộp đơn xin nghỉ
mới tìm cách “níu chân”. Một kinh nghiệm ở các doanh nghiệp nước ngoài khi thu hút các
nhân sự giỏi là cần phải “ biết” thảo luận với ứng viên để họ nhận lấy các thách thức về chỉ
tiêu, trách nhiệm công việc rõ ràng và đi “kèm” lộ trình đào tạo phát triển cam kết của cả hai
từ 1-3 năm. Tất cả các con số và kế hoạch luôn được định hướng rõ ràng để cả hai cam kết
thực hiện. Cần cho họ thấy được cơ hội phát triển trong tương lai.Những nhân viên giỏi sẽ
không có động lực làm việc Đây được coi là những nhiệm vụ hàng đầu của nhà quản trị để
tạo ra cơ hội phát triển năng lực của nhân viên

2
+ Ngoài các chính sách đãi ngộ nhân viên giỏi phải chú ý xây dựng văn hóa doanh nghiệp,
tạo môi trường làm việc thân thiện và chuyên nghiệp, nhân viên giỏi sẽ thấy doanh nghiệp
như một gia đình. Cố gắng thoả mãn nhu cầu của họ một cách hợp lý nhất. Cần lưu ý rằng,
việc trả lương, thưởng cũng phải hợp lý theo thị trường chứ không nhất thiết phải theo cơ
chế nội bộ của công ty. Vì họ có thể dễ dàng ra đi theo những lời mời chào hấp dẫn từ bên
ngoài. Do đó, cần xây dựng mối quan hệ tốt với nhân viên của mình, đặc biệt là những nhân
viên chủ chốt. Từ đó, tạo nên một thứ văn hóa công ty mà tất cả nhân viên ràng buộc với
nhau không chỉ với tinh thần đồng đội, đồng nghiệp mà như những người thân. Quan tâm
nhiều hơn đến nhân viên và cho họ thấy được tầm quan trọng của họ đối với công việc và
công ty. Từ đó, có thể hình thành được lòng trung thành, sự tin tưởng và phải biến chúng
thành sự cam kết cộng tác. Tạo cơ hội tốt nhất cho nhân viên phát huy hết năng lực để có thể
cống hiến cho công ty, cũng như thỏa mãn được tính hiếu thắng và sự tự mãn của họ

Câu 3:
Từ câu chuyện trên có thể thấy được tố chất của người lãnh đạo ở Đặng Lê Nguyên Vũ
và thể hiện qua :
- Khả năng làm giàu chính đáng: Xuất thân từ 1 gia đình nghèo khó. Ý thức được cái
nghèo mặc dù đang là sinh viên y khoa nhưng ông đã quyết định bỏ ngang việc học
để tự lập nghiệp và thành công với quyết định của mình .
- Đặng Lê Nguyên Vũ có năng lực quản lý và có kinh nghiệm tích lũy: Hiện nay,
Đặng Lê Nguyên Vũ cùng êkíp của mình đã xây dựng nên một Trung Nguyên với
hơn 3000 nhân viên làm việc cho công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần
TM & DV G7 tại 3 văn phòng, 2 nhà máy và 5 chi nhánh trên toàn quốc cùng với
công ty liên doanh VGG hoạt đông tại Singapore. Ngoài ra, Trung Nguyên còn gián
tiếp tạo công ăn việc làm cho hơn 15.000 lao đông qua hệ thống 1000 quán cà phê
nhượng quyền trên cả nước. Ông luôn đề cao và gây dựng tình đoàn kết trong nội bộ
công ty
- Có kiến thức sâu rộng : ông tự làm ra những gói cà phê và tự bán. Nỗ lực tìm hiểu,
tạo ra sản phẩm đặc trưng của thương hiệu cà phê Trung Nguyên. Qua nhiều năm nỗ
lực ông được hiệp hội các nhà doanh nghiệp trẻ ASEAN chọn là nhà doanh nghiệp
trẻ xuất sắc nhất
- Khả năng quan sát toàn diện : là người sinh ra và lớn lên ở vùng đất cà phê, ông đã
tiếp xúc với cây cà phê từ khi còn nhỏ. Cùng với những kiến thức , sự tìm tòi học hỏi
của mình, ông đã nhận ra rằng: Ông biết cà phê rất có giá nhưng không biết vì sao
những người trồng cà phê lại rất nghèo trong khi trên thế giới, có quốc gia không
trồng được cà phê vẫn giàu vì cà phê? Tại sao cà phê mình chỉ có thể xuất thô mà
không chế biến để xuất khẩu. Từ cái nhìn đó đã định hướng con đường làm giàu của
ông sau này.
3
- Là người có óc sáng tạo: Tạo ra sản phẩm G7 mang vị thế gây khó khăn với một “đại
gia” nước ngoài
- Đặng Lê Nguyên Vũ mang trong mình ý chí , tâm huyết và lòng đam mê với công
việc. Khi bị người khác nói “Gậy vông mà đòi chơi với xe tăng, thiết giáp” nhưng
ông không chấp nhận sự khiêm nhược đó mà quyết tâm theo đuổi đam mê của mình,
kiên trì thực hiện ước mơ của mình. Và khi thành công, ông không hề tự mãn rồi
dừng ở đó, mà ông tiếp tục sáng tạo và phát triển.
- Đặng Lê Nguyên Vũ – một nhà quản trị đầy bản lĩnh, ông dám nghĩ dám làm, và đầy
tham vọng. Ông quyết tâm chiến đấu với đối thủ cạnh tranh bên ngoài. Tự tin, táo
bạo, có thể là phẩm chất cũng như phong thái của Đặng Lê Nguyên Vũ khiến người
khác khâm phục và thế hệ trẻ đáng học hỏi.
Những phẩm chất của Đặng Lê Nguyên Vũ là những phẩm chất cần có hàng đầu của
một nhà quản trị. Qua đây chúng ta có thể thấy rằng để trở thành một doanh nhân thành đạt
thì cần thiết phải có “ tố chất doanh nhân”. Đó là yếu tố quyết định hàng đầu, cũng giống
như Đặng Lê Nguyên Vũ – một con người có đầy đủ tố chất của một doanh nhân thành đạt
và thựuc tế đã cho thấy ông thành công khi tuổi đời còn rất trẻ. Đó chính là kết quả của bao
nhiêu năm lăn lội, công hiến hết mình cho một thương hiệu. Giờ đây thương hiệu cà phê
Trung Nguyên đã trở thành một hiện tượng kinh tế của Việt Nam và tên tuổi của Đặng Lê
Nguyên Vũ đã trở nên quen thuộc, ông là tấm gương sáng cho thế hệ sau nối tiếp và noi
theo.
Qua câu chuyện trên để trở thành “Nhà quản trị” thành công trong tương lai, chính bản
thân em là sinh viên cần tích lũy các hành trang:là những kiến thức mà bản thân sinh viên
được học trên giảng đường; là những kinh nghiệm thực tế mà bản thân tích lũy, trải nghiệm,
thực hành và học hỏi ngoài thực tế khi còn đang đi học. Rèn luyện tính nhanh nhạy, tự tin,
sáng tạo, rèn luyện sự bình tĩnh, kiên định từ quá trình học tập và thực tập. Sống phải biết
mơ ước lớn, dám nghĩ dám làm, hình thành con người có tham vọng và quyết tâm đạt được
ước mơ. Vì vậy cần có ước mơ ngay từ bây giờ. Sống biết tiếp thu, linh động nghĩa tư duy,
hướng phát triển: đó là hành trang về hội nhập thế giới. Sống có niềm tin và được tin tưởng:
rèn luyện kỹ năng lãnh đạo, biết dẫn dắt người khác và làm người khác tin tưởng. Đó là
những hành trang ngay từ bây giờ bản thân cần tích lũy và rèn luyện

You might also like