You are on page 1of 4

HỌ TÊN: LÝ KHẢ DI

MSSV: 31201020161
MÃ LỚP HỌC: 21D1POL51002506 – PHÒNG HỌC: B2-407

NỘI DUNG

Câu 1: Thế nào là chế độ hôn nhân tiến bộ?

Hôn nhân tự nguyện:


Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân xuất phát từ tình yêu giữa nam và nữ - hôn nhân tự
nguyện. Hôn nhân tự nguyện là đảm bảo cho nam nữ có quyền tự do trong việc lựa
chọn người kết hôn, không chấp nhận sự áp đặt của cha mẹ.
Hôn nhân tiến bộ còn bao gồm quyền tự do ly hôn. Nhưng hôn nhân tiến bộ không
khuyến khích việc ly hôn, cần ngăn chặn hiện tượng lợi dụng quyền tự do ly hôn vì
mục đích vụ lợi.

Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng:


Hôn nhân một vợ một chồng được hiểu là vào thời điểm xác lập hôn nhân (thời điểm
đăng ký kết hôn), hai bên kết hôn đang không có vợ và không có chồng. Có nghĩa là ở
một thời điểm, một người đàn ông chỉ có một vợ, một người đàn bà chỉ có một chồng.
Thực hiện hôn nhân một vợ một chồng là điều kiện đảm bảo hạnh phúc gia đình, đồng
thời cũng phù hợp với quy luật tự nhiên, phù hợp với tâm lý, tình cảm, đạo đức con
người. Trong thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa, hôn nhân một vợ một chồng được
tồn tại như bản chất vốn có của nó, tức là lấy tình yêu chân chính giữa nam và nữ làm
cơ sở và mục đích xây dựng gia đình hạnh phúc, dân chủ, hòa thuận, bền vững. Trong
gia đình, quyền bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng phải được tôn trọng.

Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng góp phần xoá bỏ sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng
trong gia đình phong kiến, khẳng định quyền bình đẳng về mọi mặt giữa nam và nữ,
góp phần vào sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng còn thể
hiện rõ quan điểm của Nhà nước Việt Nam là không phân biệt dân tộc, tôn giáo, quốc
tịch trong quan hệ hôn nhân. Khi đã xác lập quan hệ vợ chồng, không phụ thuộc vào
việc người tham gia quan hệ hôn nhân có dân tộc gì, theo hoặc không theo tôn giáo,
mang quốc tịch Việt Nam hay nước ngoài, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được tôn
trọng và được pháp luật bảo vệ.

Hôn nhân được đảm bảo về mặt pháp lý:


Tình yêu giữa nam và nữ là vấn đề riêng của mỗi người, nhưng khi hai người đã thoả
thuận để đi đến kết hôn, thì phải có sự thừa nhận của xã hội, điều đó được biểu hiện
bằng thủ tục pháp lý trong hôn nhân. Thực hiện thủ tục pháp lý trong hôn nhân , là thể
hiện sự tôn trọng trong tình yêu, trách nhiệm giữa nam và nữ, trách nhiệm của cá nhân
với gia đình và xã hội và ngược lại.

Để xây dựng chế độ hôn nhân tiến bộ ở Việt Nam, Anh (chị) cần đề xuất những
giải pháp gì?

Chế độ hôn nhân tiến bộ đã góp một phần không nhỏ trong công cuộc giữ vững ổn
định xã hội tại Việt Nam. Vì vậy cần xây dựng, phát triển và đẩy mạnh chế độ hôn tiến
bộ ngày một hoàn thiện hơn để tạo tiền đề cho gia đình Việt Nam thêm ấm êm, hạnh
phúc, tiếp bước cho xã hội văn minh, tốt đẹp. Với vị trí một công dân Việt Nam đang
nỗ lực học tập để phát triển, em có một số giải pháp để xây dựng chế độ hôn nhân tiến
bộ ở Việt Nam như sau:

Nâng cao nhận thức của mọi người , của toàn xã hội về vai trò, trách nhiệm của các
thành viên trong gia đình trong việc thực hiện tốt các chức năng của gia đình; về sự
bình đẳng, dân chủ giữa các thành viên trong gia đình; về việc cần thiết phải giải
phóng phụ nữ và nâng cao trình độ mọi mặt cho phụ nữ để họ có điều kiện thực hiện
tốt cả chức năng của gia đình và xã hội.

Tiếp tục hoàn thiện một số chính sách xã hội có liên quan đến gia đình như: chính
sách kế hoạch hoá gia đình; chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho phụ nữ và trẻ em; chính
sách giáo dục, nâng cao dân trí; chính sách phát triển kinh tế, … nhằm nâng cao và
khẳng định vị trí, vai trò to lớn của gia đình đối với xã hội và cá nhân.

Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền tăng cường giáo dục và tuyên truyền về vai
trò, tầm quan trọng của chế độ hôn nhân tiến bộ đối với hôn nhân và gia đình Việt
Nam, đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm đưa chế độ hôn nhân tiến bộ tiếp cận đến
gần nhất với toàn bộ người dân; thường xuyên trưng cầu ý dân về sửa đổi, bổ sung các
điều luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam.

Từng cá nhân phải có trách nhiệm với hành vi, cuộc sống của mình; chọn lọc các
thông tin đúng đắn, tích cực về tình yêu và hôn nhân để học hỏi; bài trừ các hành vi,
hiện tượng tiêu cực trong tình yêu, các lối sống không lành mạnh.

Câu 2: Từ những dẫn chứng cụ thể (có nguồn trích dẫn rõ ràng, tin cậy) hãy phân
tích những biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH?

Về cơ bản, các chức năng cơ bản của gia đình Việt Nam vẫn được duy trì, có điều kiện
để được thực hiện tốt hơn, có vai trò quan trọng không chỉ đối với từng thành viên
trong gia đình mà còn tác động mạnh mẽ đến sự phát triển đời sống kinh tế - xã hội
của đất nước.

Sự nghiệp đổi mới ở nước ta trong nhiều năm qua đã tác động toàn diện và sâu sắc tới
tất cả các mặt của đời sống xã hội trong đó có thiết chế gia đình. Sự giải phóng năng
lực sản xuất của gia đình và các thành viên trong gia đình, sự tăng trưởng kinh tế, đã
không chỉ làm tăng thêm các cơ hội cải thiện đời sống gia đình mà còn là cơ sở và tiền
đề quan trọng để tạo dựng nên một thiết chế gia đình bền vững. 

Biến đổi đầu tiên và dễ thấy nhất là biến đổi quy mô, kết cấu của gia đình. Quy mô gia
đình ở Việt Nam đang ngày thu nhỏ, đáp ứng nhu cầu và điều kiện của thời đại mới.
Quy mô gia đình nhỏ, gia đình hạt nhân ngày càng trở nên phổ biến và được khẳng
định. Chỉ trong vòng 40 năm quy mô gia đình đã giảm từ 5.22 người/hộ năm 1979
xuống còn 4 người năm 2018. Kiểu gia đình này tạo cho mỗi thành viên trong gia đình
có khoảng không gian tương đối nhiều để có thể phát triển tự do, kết hợp với điều kiện
nuôi dưỡng, giáo dục được nâng cao sẽ hình thành các phong cách sống, tính cách,
năng lực sáng tạo riêng biệt của mỗi người. Đây cũng chính là những người mà sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng và Nhà nước ta đang cần đến.

Biến đổi tiếp theo là biến đổi trong thực hiện các chức năng của gia đình. Phải kể đến
biến đổi rõ ràng đó là biến đổi về chức năng tái sản xuất con người. Đây là chức năng
riêng có của gia đình, nhằm duy trì nòi giống, cung cấp sức lao đô ̣ng cho xã hô ̣i, cung
cấp công dân mới, người lao đô ̣ng mới, thế hê ̣ mới đảm bảo sự phát triển liên tục và
trường tồn của xã hô ̣i loài người. Chức năng này đáp ứng nhu cầu của xã hô ̣i và nhu
cầu tự nhiên của con người. Nhưng khi thực hiê ̣n chức năng này cần dựa vào trình đô ̣
phát triển kinh tế – xã hô ̣i  của mỗi quốc gia và sự gia tăng dân số để có chính sách
phát triển nhân lực cho phù hợp. Nhìn chung tỷ lệ gia tăng dân số ở Việt Nam đang ở
mức thấp, với mức tăng 1,07% năm 2016 và 1,15% năm 2019. Các chính sách xã hội
của Nhà nước như kế hoạch hoá gia đình, chính sách 2 con đang góp phần thay đổi
chức năng tái sản xuất con người theo chiều hướng tích cực, có lợi cho mức sống và
điều kiện kinh tế, nuôi dưỡng của gia đình Việt Nam thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã
hội.

Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng cũng dần chuyển sang hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá. Trước đây, các gia đình đều là kinh tế tự túc, làm công ăn lương thì giờ
đây đã chuyển sang kinh tế hàng hoá, có thể trở thành đơn vị sản xuất trực tiếp, làm ra
của cải vật chất và mọi thành viên đều có thể đóng góp tham gia làm kinh tế. Trong
nền kinh tế quốc dân hiện nay, kinh tế hộ gia đình đang trở thành một bộ phận quan
trọng.

Chức năng giáo dục (xã hội hoá) cũng là điểm biến đổi đáng quan tâm trong thời kì
quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Gia đình là nơi nuôi dưỡng và trường học đầu tiên tác
động đến con người về nhiều mặt (thể chất, văn hóa, trí tuệ, xã hội, lao động…). Giáo
dục xã hội và giáo dục nhà trường là những yếu tố quyết định để định hướng sự phát
triển nhân cách. Tuy nhiên, giáo dục gia đình lại có vai trò quan trọng đầu tiên trong
việc hình thành và phát triển nhân cách cá nhân. Nội dung giáo dục gia đình bao gồm
các yếu tố của văn hóa gia đình, văn hóa cộng đồng, nhằm tạo lập và phát triển nhân
cách của con người như: đạo đức, lối sống, ứng xử, tri thức, lao động và khoa học.
Giáo dục gia đình được thực hiện trong suốt quá trình sống của con người với những
hình thức và nội dung giáo dục cụ thể, phong phú.

Về chức năng thoả mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm, việc thực hiện chức
năng này là một yếu tố rất quan trọng đối với sự bền vững của hôn nhân và hạnh phúc
gia đình. Trong quá trình sống của con người, nhiều vấn đề tâm - sinh lý thuộc giới
tính, thế hệ... luôn diễn ra trong phạm vi gia đình mà trước hết là trong quan hệ giữa
vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái. Bởi vậy, sự hiểu biết tâm - sinh lý cá nhân, sở
thích của nhau để ứng xử phù hợp, tế nhị, chân thành, tạo nên không khí tinh thần lành
mạnh, ổn định, hài hòa là vấn đề quan trọng mà gia đình phải và có thể đảm nhận.

Cuối cùng là sự biến đổi trong các mối quan hệ gia đình. Không thể phủ nhận rằng sự
biến đổi trong quan hệ hôn nhân và quan hệ vợ chồng trong những năm gần đây đang
xấu đi. Ví dụ về bạo hành gia đình, Luật Phòng chống bạo lực gia đình đã có hiệu lực
từ tháng 7-2008 nhưng hiện tượng bạo lực vẫn chưa thuyên giảm. Bạo lực gia đình ảnh
hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ chiếm 91,0%, gây tổn hại về sức khỏe, thể
chất: 87,5%, gây tổn thương về tâm lý, tinh thần: 89,4%, gây tan vỡ gia đình: 89,7%
và làm rối loạn trật tự, an toàn xã hội: 89%. Không chỉ vậy, tỷ lệ ly hôn, ly thân, ngoại
tình, quan hệ tình dục trước hôn nhân gia tăng, đồng thời xuất hiện nhiều bi kịch,
người già cô đơn, trẻ em sống ích kỉ, xâm hại tình dục đang khiến cho mối quan hệ gia
đình đi xuống. Gia đình, với một số người, không còn là mái ấm, là bến đỗ bình yên,
mà là một nỗi kinh hoàng.

Cần phải làm gì để xây dựng gia đình Việt Nam trước những biến đổi đó ? (đề xuất
cá nhân về cách giải quyết)

Đảng và Nhà nước cần có các chính sách sát hợp với gia đình dựa trên cơ sở khoa học
để quản lý sự phát triển gia đình đúng hướng, tạo sự hài hòa giữa gia đình và xã hội,
bảo đảm các yếu tố truyền thống có chọn lọc và tiếp thu tinh hoa của nhân loại. Thực
hiện quản lý nhà nước về gia đình, đặc biệt trong các trường hợp gia đình suy thoái,
khủng hoảng, bạo lực, tệ nạn xã hội và tội phạm.

Tạo mối quan hệ lành mạnh giữa gia đình và xã hội, giữa gia đình với luật pháp. Gia
đình vừa đóng vai trò tích cực, tham gia vào xây dựng, phổ biến chính sách vừa thực
hiện, phản biện và kiểm soát chính sách.

Nâng cao nhận thức của mỗi người dân về Luật hôn nhân và gia đình, đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, giáo dục về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của gia đình và công tác
xây dựng, phát triển gia đình Việt Nam.

Tiếp tục kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống, kết hợp
với những giá trị tiên tiến của gia đình hiện đại để phù hợp với sự vận động phát triển
tất yếu của xã hội.

Có chính sách hỗ trợ các gia đình phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh, hỗ trợ các
gia đình tham gia sản xuất phục vụ xuất khẩu. Tạo điều kiện cho các hộ gia đình vay
vốn ngắn hạn và dài hạn nhằm xoá đói giảm nghèo, mở rộng phát triển kinh tế, vươn
lên làm giàu chính đáng.

Tóm lại, quan tâm xây dựng gia đình văn hóa – gia đình hạnh phúc với những nội
dung thiết thực, phù hợp là việc làm mang ý nghĩa lớn, là giải pháp tốt nhất, có hiệu
quả và lâu dài trong thời kì Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học


2) Trang web: https://luatminhkhue.vn/phan-tich-nhung-nguyen-tac-co-ban-cua-
luat-hon-nhan-gia-dinh--.aspx
3) Trang web: https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/bai-tap-nguyen-tac-hon-
nhan-mot-vo-mot-chong-va-viec-thuc-hien-trong-doi-song-xa-hoi-9538/
4) Trang web: http://gdcttc.saodo.edu.vn/nghien-cuu-trao-doi/gia-dinh-va-vai-tro-
chuc-nang-cua-gia-dinh-trong-qua-trinh-phat-trien-cua-xa-hoi-296.html
5) Trang web: https://123docz.net//document/2667552-thuc-trang-va-giai-phap-
xay-dung-gia-dinh-viet-nam-hien-nay.htm

You might also like