You are on page 1of 3

Nghiên cứu được thực hiện dựa trên kết quả của các công trình nghiên cứu

về tiêu
dùng các sản phẩm xanh trước đó trên thế giới và tại Việt Nam:
Tại Việt Nam, Nam, N.K. (2015) đã thực hiện nghiên cứu “ Ý định tiêu dùng thực
phẩm hữu cơ của người tiêu dùng trẻ : vai trò của niềm tin” kết quả nghiên cứu cho
thấy những người có thái độ đối với hành vi, kiểm soát hành vi cảm nhận, nhận
thức tính hữu hiệu về hành động vì môi trường cao thì ý định thực hiện hành vi của
họ càng cao. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi họ có niềm tin cao. Đối với những
người có niềm tin thấp thì cho dù thái độ, kiểm soát hành vi cảm nhận, nhận thức
tính hữu hiệu về hành động vì môi trường của họ cao thì họ cũng không có ý định
thực hiện hành vi. Riêng chỉ có chuẩn mực chủ quan tác động có ý nghĩa thống kê
đến ý định mua ở cả 2 cụm, điều này hàm ý rằng cho dù người tiêu dùng có niềm
tin cao hay thấp thì áp lực của những người xung quanh như gia đình, bạn bè, các
tổ chức môi trường vẫn có ảnh hưởng đáng kể đến ý định mua của họ.
Phan, T. Â. T. (2021) đã thực hiện ghiên cứu “ ý định tiêu dùng xanh của người
dân tại thành phố Cam Ranh-Khánh Hoà” kết quả nghiên cứu cho thấy cả năm biến
đều rất quan trọng trong việc tăng cường hành vi tiêu dùng xanh của người dân.
Ngoài ra, kết quả còn cho thấy Ý định tiêu dùng xanh của tiêu dùng hiện vẫn còn
chưa cao, và còn rất nhiều tiềm năng có thể gia tăng nó bẳng các tăng cường năm
nguyên nhân chính dẫn đến nó là: “Niềm tin sản phẩm xanh (NTX)”, “Định vị sản
phẩm (DVSP)”, “Tiêu chuẩn chủ quan (CCQ)”, “Thái độ đối với môi trường
(TDMT)” cuối cùng là “Nhận thức kiểm soát hành vi (KSHV)”.
Theo Nguyễn, N. V., et al (2021) đã thực hiện “ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
hành vi tiêu dùng xanh của giới trẻ” kết quả nghiên cứu đã đưa ra các hàm ý quản
trị cho doanh nghiệp để sản xuất các dòng sản phẩm xanh phù hợp với những tiêu
chí lựa chọn của giưới trẻ. Đồng thời cũng chỉ ra những hàm ý giải pháp mà nhà
trường, nhà nước cần quan tâm để nâng cao ý thức tiêu dùng của người trẻ đối với
các sản phẩm xanh trong tương lai.
Dung, H. M., et al. (2019) đã thực hiện nghiên cứu “ Các nhân tố ảnh hưởng đến ý
ddonhj tiêu dùng xanh của người dân tại Thành Phố Trà Vinh” kết quả cho thấy có
5 nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng xanh là (1) Nhận thức về môi trường, (2)
Nhận thức về sức khỏe, (3) Nhận thức hiệu quả tiêu dùng xanh, (4) Nhận thức về
giá, (5) Truyền thông đại chúng. Từ đó, tác giả đề xuất các hàm ý chính sách để
các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm xanh đáp ứng ngày một tốt hơn
nhu cầu người dùng.
Nghiên cứu về chuỗi hành vi tiêu dùng xanh bằng việc phát triển mô hình giả đinh
các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng của Vũ Anh Dũng và cộng sự
(2012)
Trên thế giới, Patak et al,. (2021) đã thực hiện nghiên cứu “ Consumer Intention to
Purchase Green Consumer Chemicals” kết quả nghiên cứu cho thấy rằng cần phải
phân biệt tác động đến các phân khúc người tiêu dùng khác nhau tùy thuộc vào ý
định mua hàng có hiệu quả và yếu tố nào trong số đó là mạnh nhất.
Attia, S. T. (2014) đã thực hiện nghiên cứu “The Effect of Green Advertising as a
Moderator on Green Purchase Attitude Green Purchase Intentions Relationship”
kết quả nghiên cứu cho thấy thông tin chi tiết vì giới tính được biết đến là nhân
khẩu học hoạt động như một yếu tố dự báo cho hành vi của người tiêu dùng có
nhận thức về môi trường trong khi cả hai đều nhận thức hiệu quả của người tiêu
dùng và mối quan tâm đến môi trường như những yếu tố dự báo tâm lý học. Hỗ trợ
thực nghiệm hơn là rõ ràng cho tác động trực tiếp của mối quan hệ giữa các hành
vi của người tiêu dùng có ý thức về môi trường đối với thái độ mua hàng xanh.
Cuối cùng, phản ứng nhận thức và tình cảm đối với màu xanh lá cây đang có kế
hoạch nhắm mục tiêu Thị trường Ai Cập là một ví dụ về thị trường trung đông.
Maheshwari, S. P. (2014) đã thực hiện nghiên cứu “ Awareness of green marketing
and its influence on buying behavior of consumers”, kết quả nghiên cứu cho thấy:
(1) Giá trị / Niềm tin của Người tiêu dùng, Thái độ đối với Sản phẩm Thân thiện
với Môi trường, (2) nhận thức của người tiêu dùng, (3) nổ lực của tiếp thị, (4) niềm
tin và hiệu suất của sản phẩm.
Relawati., et al (2020) đã thực hiện nghiên cứu "The Factors Affecting Green
Consumer Behavior: Evidence from Malang, East Java, Indonesia” kết quả cho
thấy rằng ba biến tiềm ẩn là WTP, tâm lý học và tôn giáo ảnh hưởng đến màu xanh
lá câyhành vi mua sắm. Các yếu tố nhân khẩu học cũng ảnh hưởng đến hành vi
mua xanh vớimức ý nghĩa thấp hơn. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi xử lý là tôn
giáo và tâm lý học. Tính tôn giáo ảnh hưởng đến hành vi mua xanh và hành vi thải
bỏ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Nam, N. K. (2015) Ý định tiêu dùng thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng trẻ:
vai trò của niềm tin. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng, 8(93),
104-108.
Phan, T. Â. T. (2021) Nghiên cứu ý định tiêu dùng xanh của người dân tại thành
phố Cam Ranh-Khánh Hoà (Doctoral dissertation, Trường Đại học Bà Rịa-Vũng
Tàu).
Nguyễn, N. V., Trần, T. T. M., Trần, H. N., Nguyễn, L. K., & Phạm, K. L. H.
(2021). Factors affecting green consumer behavior of young consumers. Science &
Technology Development Journal-Economics-Law and Management, 5(4), 1915-
1928
Dung, H. M., Hùng, N. T., Uyên, N. T. P., & Phụng, N. P. CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH TIÊU DÙNG XANH CỦA NGƯỜI DÂN TẠI THÀNH
PHỐ TRÀ VINH.. Tạp chí Khoa học Kinh tế. 2019;3(7):44-56.
Patak, M., Branska, L., & Pecinova, Z. (2021). Consumer Intention to Purchase
Green Consumer Chemicals. Sustainability, 13(14), 7992.
Attia, S. T. (2014). The Effect of Green Advertising as a Moderator on Green
Purchase AttitudeGreen Purchase Intentions Relationship. The Case of Young
Egyptian Consumers. Journal of IMS Group, 11(1), 01 - 15.
Maheshwari, S. P. (2014). Awareness of green marketing and its influence on
buying behavior of consumers: Special reference to Madhya Pradesh, India. AIMA
Journal of Management & Research, 8(1/4), 0974-497.
Relawati, R., Ariadi, B. Y., & Purwono, B. S. A. (2020). The Factors Affecting
Green Consumer Behavior: Evidence from Malang, East Java, Indonesia. TEST
Engineering & Management, 82, 7560-7570.

You might also like