You are on page 1of 22

HÓA 12 XH - Trang 1 - ÔN GIỮA KÌ 2-NH 2019-2020

Cho: H=1 ; C=12 ; N=14 ; O=16 ; F=19 ; Si=28 ; P=31 ; S=32 ; Cl=35,5 ; Br=80 ; I=127 ; Li=7 ; Na=23;
Mg=24; Al=27 ; K=39 ; Ca=40 ; Sr=88; Cr=52 ; Mn=55 ; Fe=56 ; Ni=59 ; Cu=64 ; Zn=65 ; Ag=108 ; Ba=137 ;
Au=197 ; Hg=200 ; Pb=207; Cd=112; Cs=133;

TỔNG ÔN 1
Câu1. Dãy gồm các kim loại có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối (nhóm IA, Ba)là:
A. Be, Mg, Ca. C. Na, K, Mg.
B. Li, Na, K. D. Li, Na, Ca.
Câu2. Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch (có tính lưỡng tính):
A. KCl, NaNO3. C. NaCl, H2SO4.
B. Na2SO4, KOH. D. NaOH, HCl.
Câu3. Muối nitrat nào không tạo kết tủa với dung dịch NaOH ?
A. Cu(NO3)2. B. Ba(NO3)2. C. Fe(NO3)2. D. AgNO3.
A. kt xanh C. Kt trắng xanh hóa nâu đỏ trong kkhi D. Kt trắng hóa đen
Câu4. Cặp chất nào đều có khả năng làm mềm nước có độ cứng tạm thời (có 3 pp: đun sôi, dùng bazo, CO32- hoặc
PO43-) ?
A. Ca(OH)2, Na2CO3. C. NaHCO3, Na2CO3.
B. HCl, Ca(OH)2. D. NaCl, Na3PO4.
Câu5. Công thức của phèn chua là:
A.Cr2(SO4)3.K2SO4.12H2O C.2Al2(SO4)3.K2SO4.12H2O
B. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O D.Cr2(SO4)3.2K2SO4.24H2O
Câu6. Dãy chỉ chứa những chất lưỡng tính là
A. Ba(OH)2, Al(OH)3, Be. C. Al(OH)3, NaOH, Al2O3.
B. NaHCO3, Al(OH)3, Al2O3. D. Al, Al(OH)3, Al2O3.
Câu7. Dãy gồm các ion (không kể đến sự phân li của nước) cùng tồn tại (không tác dụng) trong một dung dịch là:
A. Ag+, Na+, NO3−, Cl−. (AgCl) C. H+, Fe2+, NO3−, SO42−. (Fe2++H++NO3- Fe3++NO
2+ + 2−
B. Mg , K , SO4 , NO3 . 
+H2O)
D. Al3+, NH4+, Br−, OH−. (Al(OH)3 + NH3)
Câu8. Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây?
A. Fe, Al2O3, Mg. C. Zn, Al2O3, Al.
B. Mg, K, Na. D. Mg, Al2O3, Al.
(Al: tan,có khí hidro; Al2O3 tan; Mg không pu)
Câu9. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được
dung dịch trong suốt. Chất tan trong dung dịch X là:
A. AlCl3.(kết tủa trắng B. CuSO4. (kết tủa C. Ca(HCO3)2. (kết tủa D. Fe(NO3)3. (kết tủa
keo, tan) xanh) trắng) trắng xanh)
Câu10. Phản ứng nhiệt phân không đúng là:
A. 2KNO3  2KNO2 + O2. B. NaHCO3  NaOH + CO2.
0 0
t t

C. NH4Cl  NH3 + HCl. D. NH4NO2  N2 + 2H2O.


0 0
t t

NaHCO3 
0
t
Na CO + CO + H O
2 3 2 2

Câu11. Tính chất hóa học chung của các kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm là gì?
A. Tính khử mạnh. B. Tính khử yếu. C. Tính oxy hóa yếu. D. Tính oxy hóa mạnh.
Câu12. Để điều chế kim loại Bari (Đche kl nhóm IA, IIA, Al: đpnc), có thể dùng các phương pháp nào sau đây?
1/ Điện phân dung dịch BaCl2 có vách ngăn xốp.
2/ Điện phân nóng chảy BaCl2 có vách ngăn xốp.
3/ Dùng Al để đẩy Ba ra khỏi BaO (phương pháp nhiệt nhôm).
4/ Dùng Li để đẩy Ba ra khỏi dung dịch BaCl2.
A. Chỉ có 2 B. Chỉ có 2, 3 C. Chỉ có 2, 4 D. Chỉ có 1, 2
Câu13. Kim loại Mg không tác dụng với chất nào dưới đây ở nhiệt độ thường?
A. Dung dịch H2SO4. C. Dung dịch HCl.
B. Dung dịch CuSO4. D. H2O. (Mg khử nước ở to cao cho ra MgO + H2)
Câu14. Tính chất nào nêu dưới đây sai khi nói về hai muối NaHCO 3 và Na2CO3?
A. Cả 2 đều dễ bị nhiệt phân. (chỉ có NaHCO3  0
t
Na2CO3 + CO2 + H2O)
B. Chỉ có muối NaHCO3 tác dụng với kiềm.
C. Cả 2 đều bị thủy phân tạo môi trường kiềm yếu.
D. Cả 2 đều tác dụng với axít mạnh giải phóng khí CO2.
Câu15. Phân biệt 4 chất rắn màu trắng riêng biệt: Na2CO3, Na2SO4, CaSO4.2H2O, CaCO3 ta dùng:
A. H2O và dung dịch BaCl2.                            C. H2O và dung dịch HCl.                          
B. H2O và dung dịch NaOH. D. H2O và dung dịch KCl.
(Na2CO3, Na2SO4: tan; CaSO4.2H2O, CaCO3: không tan. Tiếp tục ưu tiên nhận diện gốc CO32-, giải phóng khí
CO2)
Câu16. Cho 1 mẩu K dư vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng nào đúng ?
A. Có kim loại màu trắng bạc dưới đáy ống nghiệm. B. Có xuất hiện kết tủa màu trắng không tan.
C. Có khí thoát ra và kết tuả keo trắng tan dần. D. Có hỗn hợp khí hidro và amoniac tạo thành.
(K, nhóm IA ưu tiên cộng nước trước: K + H2O  KOH + ½ H2
AlCl3 + 3KOH  Al(OH)3  + 3KCl
Al(OH)3 + KOH  KAlO2 + H2O

Câu17. Khi cho luồng khí hiđro dư đi qua ống nghiệm, chứa Al2O3, FeO, CuO, MgO nung nóng đến khi phản ứng
xảy hoàn toàn. Chất rắn còn lại trong ống nghiệm gồm: (pp nhiệt luyện, chỉ có oxit KL sau nhôm mới cho ra kim
loại)
A. Al2O3, FeO, CuO, MgO B. Al2O3, Fe, Cu, MgO C. Al, Fe, Cu, Mg D. Al, Fe, Cu, MgO
Câu18. Chọn dãy các kim loại thường được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy(nhóm IA,IIA, Al):
A. Na, Fe, Al. C. K, Ca, Zn.
B. Na, Ca, Al. D. Na, Ca, Ag.
Câu19. Hiện tượng nào sau đây đúng khi cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch AlCl3?
A. Sủi bọt khí, dung dịch vẫn trong suốt và không màu.
B. Sủi bọt khí và dung dịch đục dần do tạo ra kết tủa.
C. Dung dịch đục dần do tạo ra chất kết tủa sau đó kết tủa tan và dung dịch lại trong suốt.
D. Dung dịch đục dần do tạo ra kết tủa và kết tủa không tan khi cho dư dung dịch NH 3.

( Bazo yếu NH3: kết tủa trăng keo không tan; Bazo mạnh: KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, NaOH: kết tủa trắng keo
tan)
Câu20. Thực hiện các thí nghiệm:
(1) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch KOH.
(2) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2.
(3) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ có màng ngăn.
(4) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch NaNO3.
(5) Sục khí NH3 vào dung dịch Na2CO3.
(6) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2.
Các thí nghiệm điều chế được NaOH là
A. (1), (2), (3). B. (4), (5), (6). C. (2), (5), (6). D. (2), (3), (6).
Câu21. phản ứng nhiệt phân không đúng là
A. 2KNO3  t0 t0
 2KNO2 + O2. B. NH4NO2   N2 + 2H2O.
0 0
C. NH4Cl  t
 NH3 + HCl. D. NaHCO3  t
 NaOH + CO2.
Câu22. Kim loại nhóm IIA dễ tác dụng với nước ở nhiệt độ thường (trừ Be, Mg) là
A. Be, Ca, Ba. B. Ba, Mg, Be. C. Ca, Ba, Sr. D. Ca, Ba, Mg.
Câu23. So với nguyên tử canxi, nguyên tử kali có (Tính khử mạnh tỉ lệ thuận với bán kính nguyên tử lớn; tỉ lệ
nghịch với độ âm điện, năng lượng ion hóa nhỏ)
A. bán kính và độ âm điện lớn hơn. B. bán kính lớn hơn và độ âm điện nhỏ hơn.
C. bán kính và độ âm điện nhỏ hơn. D. bán kính nhỏ hơn và độ âm điện lớn hơn.
Câu24. Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 sẽ
A. có kết tủa trắng. B. có bọt khí thoát ra.
C. có kết tủa trắng và bọt khí. D. không có hiện tượng gì.
Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2  2CaCO3 + 2H2O
Câu25. Có thể dùng bình bằng nhôm để đựng:
A. dung dịch xô đa. C. dung dịch giấm.
B. dung dịch nước vôi trong. D. dung dịch HNO3 đặc (đã làm lạnh).
(Áo Cà Phê: Al – Cr- Fe bị thụ động hóa với HNO3 và H2SO4 đặc nguội)
Câu1. Phát biểu nào sau đây đúng về nhôm:
A. Là kim loại nhẹ, không màu, không tan trong nước.
B. Là kim loại nặng, màu trắng, khó nóng chảy.
C. Là kim loại nhẹ, màu trắng bạc, nóng chảy ở nhiệt độ không cao.
D. Dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt kém hơn sắt.
Câu26. Nước cứng là nước có chứa nhiều ion:
A. Na+ và Mg2+. C. Ca2+ và Mg2+.
2+ 2+
B. Ba và Ca . D. K+ và Ba2+.
Câu27. Có ba chất Mg, Al, Al2O3. Có thể phân biệt ba chất chỉ bằng một thuốc thử là dung dịch:
A. HCl. B. HNO3. C. NaOH. D. CuSO4.
(Al: tan,có khí hidro; Al2O3 tan; Mg không pu)
Câu28. Khoáng chất nào sau đây không chứa CaCO3?
A. Đá hoa. B. Đá vôi. C. Đá phấn. D. Thạch cao.(CaSO4)
Câu29. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Na2CO3 là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp sản xuất thủy tinh.
B. Ở nhiệt độ thường, tất cả kim loại kiềm thổ đều tác dụng được với nước. (trừ Be, Mg)
C. Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ.
D. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, nhiệt độ nóng chảy của kim loại kiềm giảm dần.
Câu30. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3 dư. (Cu + Fe3+  Cu2+ + Fe2+)
(b) Điện phân dung dịch AgNO3 (điện cực trơ).
(c) Nung nóng hỗn hợp bột gồm Al và FeO (không có không khí).
(d) Cho kim loại Ba vào dung dịch CuSO4 dư. (Ba cộng nước trước, nên ko đẩy KL)
(e) Điện phân Al2O3 nóng chảy.
Số thí nghiệm tạo thành kim loại là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu31. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Đun sôi nước cứng tạm thời. (b) Cho Ba(HCO3)2 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2.
(c) Cho dung dịch Na2CO3 vào nước cứng vĩnh cửu.
(d) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2. (CO2 dư chỉ cho ra muối axit tan)
(e) Nhiệt phân muối Kalicacbonat. (muối này ko bị nhiệt phân)
Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu32. Cho 6,48 gam kim loại M tác dụng với dung dịch HNO3 loãng vừa đủ thì thu được 2,016 lit N2O duy nhất
(đktc). Kim loại M là :
A. Mg.       B. Cu.           C. Fe.               D. Al.
Câu33. Sục 4,48 lít CO2 (đktc) vào 300ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn dung dịch có:
A. Na2CO3 và NaHCO3. C. NaHCO3.
B. Na2CO3. D. Na2CO3 và NaOH.
Câu34. Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 125 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, thu được dung dịch X. Coi thể
tích dung dịch không thay đổi, nồng độ mol của chất tan trong dung dịch X là
A. 0,6M. B. 0,2M. C. 0,4M. D. 0,1M.
Câu35. Hoà tan hoàn toàn 12,6 gam muối cacbonát của kim loại thuộc nhóm IIA vào dung dịch HCl và sau đó cô
cạn dung dịch người ta thu được 14,25 gam muối khan. Kim loại nhóm IIA là:
A. Be. B. Ba. C. Ca. D. Mg.
Câu36. Hòa tan 2,7 gam Al vào dung dịch NaOH dư thu được V lit khí (đktc). Giá trị V là:
A. 2,24. B. 3,36. C. 4,48. D. 5,6.
Câu37. Hòa tan hoàn toàn a gam hỗn hợp Al - Mg trong dung dịch HCl, thu được 8,96 lít khí H 2 (đktc). Nếu cũng
cho một lượng hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Giá trị a là:
A. 22,0. B. 15,6. C. 11,0. D. 7,8.
Câu38. Một dung dịch chứa b mol NaOH tác dụng với a mol AlCl 3. Để có kêt tủa cực đại thì:
A. 3b = a B. b = 2a C. b =3a D. b= 4a
Câu39. Hòa tan m gam Natri kim loại vào nước thu được dung dịch A. Trung hòa dung dịch A cần 100 ml dung dịch
H2SO4 1M. Giá trị m là:
A. 2,3. B. 4,6. C. 6,9. D. 9,2.
Câu40. Cho 4,8 gam hỗn hợp kim loại kiềm thổ ở hai chu kì kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu
được 3,36 lít H2 (đktc) và dung dịch A. Hai kim loại đó là:
A. Ba ; Sr. B. Ca ; Sr. C. Ca ; Mg. D. Be ; Mg.
------------------------------

TỔNG ÔN 2
Câu1. Tính chất nào sau đây không phải của nhôm oxit?
A. Là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước B. Là oxit bền, có nhiệt độ nóng chảy 2050 oC
C. Là oxit lưỡng tính D. Là oxit dễ tan trong nước
Câu2. Phản ứng nào dưới đây đồng thời giải thích sự hình thành thạch nhũ trong hang động và sự xâm nhập thực
của nước mưa với đá vôi ?
A. CaCO3 + H2O + CO2  Ca(HCO3)2. C. CaCO3 + 2HCl  CaCl2 + H2O + CO2.
B. Ca(HCO3)2  CaCO3 + H2O + CO2. D. CaCO3  CaO + CO2.
Câu41. Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn
hợp rắn còn lại là: (pp nhiệt luyện, chỉ có oxit KL sau nhôm mới cho ra kim loại)
A. Cu, Fe, Zn, Mg. B. Cu, Fe, Zn, MgO. C. Cu, FeO, ZnO, MgO. D. Cu, Fe, ZnO, MgO.
Câu3. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy thấp và mềm là do yếu tố nào sau đây?
A. Khối lượng riêng nhỏ.
B. Thể tích nguyên tử lớn và khối lượng nguyên tử nhỏ.
C. Mật độ electron thấp, liên kết kim loại kém bền.
D. Tính khử mạnh hơn các kim loại khác.
Câu4. Khi dẫn CO2 vào dung dịch NaAlO2 và NH3 vào dung dịch AlCl3 từ từ đến dư, đều thấy (Axit yếu vào muối
aluminat và bazo yếu vào muối nhôm thì chỉ có kết tủa trắng keo không tan)
A. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan. C. có kết tủa keo trắng, kết tủa không tan.
B. có kết tủa keo trắng, kết tủa tăng dần, sau đó tan dần. D. không có hiện tượng gì xảy ra.
Câu5. Natri được dùng làm chất tải nhiệt cho một số lò hạt nhân là do Natri:
(1) dẫn nhiệt tốt, (2) dễ nóng chảy, (3) có tính khử mạnh.
A.chỉ có (1). C. (1) và (2).
B.chỉ có (2). D. (1) và (3).
Câu6. Nhóm các kim loại nào sau đây đều tác dụng với nước lạnh tạo dung dịch kiềm?
(IA, IIA trừ Be, Mg)
A. Na, K, Mg, Ca. C. Ba, Na, K, Ca.
B. Be, Mg, Ca, Ba. D. K, Na, Ca, Zn.
Câu7. Để thu được NaOH, có thể chọn phương pháp nào trong các phương pháp sau ?
1/ Điện phân dung dịch NaCl.
2/ Điện phân dung dịch NaCl có vách ngăn xốp.
3/ Thêm một lượng vừa đủ Ba(OH)2 vào dung dịch Na2CO3.
4/ Nhiệt phân Na2CO3 → Na2O + CO2 và sau đó cho Na2O tác dụng với nước.
A. Chỉ có 2. C. Chỉ có 2, 3.
B. Chỉ có 1. D. Chỉ có 1, 4.
Câu8. Phương pháp đun sôi chỉ loại bỏ được nước cứng (tạm thời)có chứa:
A. CaSO4, MgSO4. C. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2.
B. Ca(HCO3)2, CaSO4. D. MgCl2, CaSO4.
2 2 6
Câu9. Các ion nào sau đây đều có cấu hình 1s 2s 2p ?
(tương ứng với Z=11, 12, 13)
A. Na+, Ca2+, Al3+. C. Na+, Mg2+, Al3+.
+ 2+ 2+
B. K , Ca , Mg . D. Ca2+, Mg2+, Al3+.
Câu10. Cho các phát biểu sau:
(a) Dùng Ba(OH)2 có thể phân biệt được hai dung dịch AlCl3 và Na2SO4. (AlCl3 : kết tủa trắng rồi tan ; Na2SO4 : kết
tủa trắng)
(b) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 dư, thu được kết tủa.
(c) Nhôm là kim loại nhẹ, màu trắng bạc, dẫn điện tốt, dẫn nhiệt tốt.
(d) Kim loại nhôm tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội. (Al-Cr-Fe không tác dụng với H2SO4 đặc, nguội)
(e) Ở nhiệt độ cao, NaOH và Al(OH)3 đều không bị phân hủy. (2Al(OH)3 
0
t Al2O3 + 3H2O

Số phát biểu đúng là


A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu11. Cho từ từ lượng nhỏ Na vào dung dịch Al2(SO4)3 cho đến dư, hiện tượng xảy ra :

A. Na tan, có bọt khí xuất hiện trong dung dịch.


B. Na tan, có kim loại Al bám vào bề mặt Na.
C. Na tan, có bọt khí thoát ra và có kết tủa dạng keo màu trắng, sau đó kết tủa vẫn không tan.
D. Na tan, có bọt khí thoát ra, lúc đầu có kết tủa dạng keo màu trắng, sau đó kết tủa tan dần.
(Na, nhóm IA ưu tiên cộng nước trước: Na + H2O  NaOH + ½ H2
AlCl3 + 3NaOH  Al(OH)3  + 3NaCl
Al(OH)3 + NaOH  NaAlO2 + H2O
Câu12. Điện phân dung dịch muối nào sau đây thì điều chế được kim loại (KL sau Al) tương ứng?
A. NaCl. B. AgNO3. C. CaCl2. D. MgCl2.
Câu13. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Kim loại kiềm gồm Li, Na, K, Ra, Cs và Fr. (Lính Nào Không Rượu (Rb) Chè)
B. Kim loại kiềm thuộc nhóm IA của bảng tuần hoàn.
C. Các kim loại kiềm đều các cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng ns 1.
D. Trong hợp chất, kim loại kiềm có mức oxy hóa +1.
Câu14. Khi X trong vị dạ dày có nồng độ nhỏ hơn 0.00001 M thì mắc bệnh khó tiêu. Khi nồng độ lớn hơn 0.001 M
thì mắc bệnh ợ chua. Một số thuốc chữa đau dạ dày có chứa muối NaHCO 3. X là
A.CH3COOH B.HCl. C.HCOOH. D.NaOH.
Câu15. Có thể điều chế Na bằng phương pháp điện phân nóng chảy
A. NaOH. B. NaNO3. C. Na2SO4. D. Na2CO3.
Câu16. Thứ tự giảm dần độ hoạt động hóa học của các kim loại kiềm là (KLKT: Be – Ba; KLK: Li – Cs: tăng
dần)
A. Na, K, Cs, Rb, Li. B. Li, Na, K, Rb, Cs.
C. Cs, Rb, K, Na, Li. D. K, Na, Li, Rb, Cs.
Câu17. Nhóm mà tất cả các chất đều tan trong nước tạo ra dung dịch kiềm (IA, IIA trừ Be, Mg) là
A. Na2O, K2O và BaO. B. K2O, BaO, Al2O3.
C. Na2O, Fe2O3 và BaO. D. Na2O, K2O và MgO.
Câu18. Dãy ion nào sau đây đều có cấu hình electron là 1s22s22p6?
A. Na+, Ca2+, Al3+. B. K+, Ca2+, Mg2+. C. Na+, Mg2+, Al3+. D. K+, Al3+, Mg2+.
Câu19. Cách nào sau đây được dùng để điều chế Ca?
A. Điện phân dung dịch CaCl2 có màng ngăn. B. Điện phân CaCl2 nóng chảy.
C. Dùng Al khử CaO ở nhiệt độ cao. D. Dùng Ba đẩy Ca ra khỏi dung dịch CaCl2.
Câu20. Nếu M là nguyên tố nhóm IA thì hydroxit của M có công thức là:
A. MOH. B. M(OH)2. C. M(OH)3. D. M2O.
Câu21. Dung dịch nào dưới đây không làm đổi màu quỳ?
A. NaOH.(xanh) B. Na2CO3.(xanh) C. NaCl. D. NH4Cl.(đỏ)
Câu22. Trong các chất sau : Al2O3, Na2O, CaO, MgO, K2O, CaCO3, Al(OH)3. Số chất có thể tan trong nước ở điều
kiện thường là:
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu23. Ở nhiệt độ thường, kim loại X không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch kiềm. Kim loại X là
A. Al. B. Mg. C. Ca. D. Na.
Câu24. Dung dịch nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2, vừa thu được kết tủa, vừa có khí thoát ra?
A. NaOH. B. HCl. C. Ca(OH)2. D. H2SO4.
Câu25. Mô tả nào dưới đây về tính chất vật lý của nhôm là chưa chính xác?
A. Màu trắng bạc. B. Là kim loại nhẹ. C. Mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng.
D. Dẫn nhiệt và dẫn điện tốt, tốt hơn các kim loại Ag và Cu. (dẫn nhiệt kém hơn, Ag là nhất)
Câu26. Trường hợp nào dưới đây tạo ra kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn?
A. Thêm dư NaOH vào dung dịch AlCl3. B. Thêm dư AlCl3 vào dung dịch NaOH.
C. Thêm dư HCl vào dung dịch NaAlO2. D. Thêm dư CO2 vào dung dịch NaOH.
Câu27. Nhôm bền trong không khí và nước là do
A. nhôm là kim loại kém hoạt động. B. có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ.
C. có màng hiđroxit Al(OH)3 bền vững bảo vệ. D. nhôm có tính thụ động với không khí và nước.
Câu28. Dãy ion có thể tồn tại đồng thời (không tác dụng)trong cùng một dung dịch là
A. Na+, OH-, HCO3-, K+. (OH + HCO3 CO3 + H2O) B. K+, Ba2+, OH-, Cl-.
C. Al , SO4 , Cl , Ba . (BaSO4)
3+ 2- - 2+
D. Ca , Cl , Na , CO3 .(CaCO3)
2+ - + 2-

Câu29. Có các dung dịch riêng biệt: NH4Cl, AlCl3, MgCl2, FeCl3, Na2SO4. Hóa chất cần thiết dùng nhận biết tất cả
các dung dịch trên là dung dịch
A. NaOH. B. Na2SO4. C. BaCl2. D. AgNO3.
Hiện tượng: NH4Cl: khí mùi khai; AlCl3: kết tủa trắng keo tan; MgCl2: kết tủa trắng; FeCl3: kết tủa nâu đỏ)
Câu30. Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp bột gồm MgO, CuO, Al2O3 và FeO, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Số oxit kim loại trong Y là (pp nhiệt luyện, chỉ có oxit KL sau nhôm mới cho ra kim
loại)
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.(MgO + Al2O3)
Câu31.  Nước cứng vĩnh cửu là loại nước chứa các ion
2 
A. Mg2+, Ca2+, Cl-, SO 4 . B. Mg2+, Ca2+, HCO3 .
2  
C. K+, Na+, CO3 , HCO3 . D. Mg2+, Na+, HCO3 .
Câu32. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp K và Na vào nước, thu được dung dịch X và V lít khí H2 (đktc). Trung hoà X cần
200 ml dung dịch H2SO4 0,1M. Giá trị của V là
A. 0,896. B. 0,448. C. 0,112. D. 0,224.
Câu33. Thực hiện 2 thí nghiệm sau:
TN1: Cho m(g) bột nhôm tác dụng với dd chứa 0,05mol NaOH thu được 0,075mol H2
TN2: Cho m(g) bột nhôm tác dụng với dd chứa 0,15mol NaOH thu được 0,15mol H 2. Vậy:
A. Trong cả 2 thí nghiệm Al đều còn dư. C. TN1: Al dư; TN2: Al tan hết.
B. Trong cả 2 thí nghiệm Al đều tan hết. D. TN1: Al tan hết; TN2: Al còn dư.
Câu34. Cho 26,8 gam hỗn hợp KHCO3 và NaHCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 6,72 lít khí (đktc) và
dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 19,15. B. 20,75. C. 24,55. D. 30,10.
Câu35. Dẫn khí CO2 vào 100 ml dung dịch Ba(OH)2 2M thấy xuất hiện 19,7 gam kết tủa. Thể tích khí CO2 (đktc) 
tham gia phản ứng
A. chỉ  có thể là 2,24 lít C. 2,24 lít hay 6,72 lít.  
B. 2,24 lít hay 3,36 lít. D.chỉ  có thể là 6,72 lít.
Câu36. Hòa tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,1 mol Al và 0,15 mol Cu vừa đủ trong dd HNO 3 thì thu được V lít khí
NO (đktc) (biết phản ứng chỉ thu được một chất khử duy nhất là NO). Giá trị V là:
A. 22,4 lít. B. 4,48 lít. C. 44,8 lít. D. 13,44 lít.
Câu37. Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6
gam. Giá trị lớn nhất của V là
A. 1,2. B. 1,8. C. 2,4. D. 2.
Câu38. Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy thu được 1,792 lit khí (đkc) ở anod và 6,24 gam kim loại ở
catod. Công thức hóa học của muối đem điện phân là:
A. LiCl. B. NaCl. C. KCl. D. RbCl.
Câu39. Cho tan hoàn toàn 14,25 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 vừa đủ trong V (ml) dung dịch NaOH 1M, thu được
5,04 lit H2 (đkc). Giá trị V (ml) là:
A. 700 B. 400. C. 520 D. 350
------------♥---♥---♥------------
TỔNG ÔN 3
Câu1. Nguyên tố nào sau đây chỉ có ở trạng thái hợp chất trong tự nhiên?
A. Au. B. Na. C. Ne. D. Ag.
Câu2. Nếu M là nguyên tố nhóm IIA thì oxít của M có công thức là
A. MO2. B. M2O3. C. MO. D. M2O.
Câu3. Chọn phát biểu đúng:
1) Thạch cao sống: CaSO4. 2H2O 2) Thạch cao nung: 2CaSO4. H2O
3) Thạch cao nung: CaSO4.H2O 4) Thạch cao khan: CaSO4
A. 1; 2 B. 1; 3,4 C. 1; 2; 4 D. 1; 2; 3; 4
Câu4. Những nguyên tố trong nhóm IA của bảng tuần hoàn được sắp xếp theo trình tự tăng dần của đại lượng nào
sau đây?
A. Số electron lớp ngoài cùng. C. Điện tích hạt nhân của nguyên tử.
B. Năng lượng ion hóa. D. Số oxy hóa.
Câu5. Cho 1 luồng khí CO2 đến dư vào dung dịch nước vôi trong, hiện tượng gì xảy ra?
A. Không có hiện tượng gì. C. Dung dịch từ trong hóa đục
B. Dung dịch từ trong hóa đục rồi từ đục hóa trong. D. Dung dịch từ đục hóa trong rồi từ trong hóa đục
 Ca(OH)2 + CO2  CaCO3  + H2O
CaCO3 + CO2 + H2O  Ca(HCO3)2

Câu6. Ion Na+ thể hiện tính oxy hóa trong phản ứng nào sau đây? (số oh giảm sau pu  Na)
A. Na2O + H2O  2NaOH. C. NaCl + AgNO 3  NaNO3 + AgCl.
ñpnc

o
B. 2 NaNO3 
t 2NaNO2 + O2. D. 2NaCl 2Na + Cl2.
Câu7. NaOH có thể làm khô (không tác dụng) chất khí nào?
A. NH3. B. CO2. C. SO2. D. H2S.
Câu8. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Đun sôi nước cứng tạm thời.
(b) Cho phèn chua vào lượng dư dung dịch Ba(OH) 2. (Phèn chua : K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O => tạo BaSO4)
(c) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3. (kết tủa rồi tan)
(d) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2. (tạo muối axit tan)
(e) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2. (kết tủa rồi tan)
Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu9. Sự tạo thành thạch nhũ trong hang động là do phản ứng :
A. Ca(HCO3)2  to CaCO3 + CO2 + H2O. C. CaCl2 + Na2CO3  CaCO3 + 2NaCl.
o
B. CaCO3 + CO2 + H2O  Ca(HCO3)2 D. CaCO3  t CaO + CO2.
Câu10. Để phân biệt một cách đơn giản nhất hợp chất của kali và hợp chất của natri, người ta đưa các hợp chất của
kali và natri vào ngọn lửa, màu ngọn lửa thành :
A. Tím của kali, vàng của natri. C. Đỏ của natri, vàng của kali.
B. Tím của natri, vàng của kali. D. Đỏ của kali, vàng của natri.
Câu11. Tìm phương trình phản ứng đúng :
A. 2Al2O3 + 3C  4Al + 3CO2. C. Al2O3 + 3CO  2Al + 3CO2
B. 2MgO + 3CO  2Mg + 3CO2. D. 2Al + 6H2O  2Al(OH)3 + 3H2.
Điều chế ra Al chỉ có duy nhất 1 pp điện phân nóng chảy Al 2O3
Câu12. Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
A. Cho BaSO4 vào dung dịch HCl loãng. B. Cho kim loại Fe vào dung dịch FeCl3.
C. Cho Al2O3 vào dung dịch NaOH. D. Cho CaO vào dung dịch HCl.
Câu13. Trong phòng thí nghiệm, khí X được điều chế và thu vào bình tam giác bằng cách đẩy nước theo hình vẽ
bên. Phản ứng nào sau đây không áp dụng được cách thu khí này?
o
A. NaCl( r )  H 2 SO4 (®Æc) 
t
 HCl( k )  NaHSO4
o
B. 2 KClO3 
t
 2 KCl  3O2( k )
o
C. CH 3COONa( r )  NaOH ( r ) 
CaO , t
 CH 4( k )  Na2CO3
D. Zn  2 HCl 
 ZnCl2  H 2(k) .
(Khí X thu bằng pp đẩy nước phải ít tan hoặc không tan trong nước => HCl là khí
hòa tan nhiều trong nước tạo axit HCl)

Câu14. Để bảo quản các kim loại kiềm cần phải làm gì?
A. Ngâm chúng vào nước. C. Ngâm chúng trong ancol nguyên chất.
B. Giữ chúng trong lọ có nắp đậy kín. D. Ngâm chúng trong dầu hoả.
Câu15. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử kim loại kiềm thổ (nhóm IIA) có số electron hóa trị( không đổi) bằng:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu16. Nhiệt phân hoàn toàn Ca(HCO3)2thì sản phẩm của nhiệt phân là
A. Ca(OH)2, CO2. B. Ca(OH)2, H2O, CO2. C. CaO, CO2, H2O. D. CaCO3, CO2, H2O.
Câu17. Chất nào có thể làm mềm nước có độ cứng toàn phần?
A. HCl. B. Ca(OH)2. C. Na2CO3. D. NaOH.
2- 3-
PP làm mềm được cả 3 loại nước cứng là PP trao đổi ion hoặc dùng CO 3 , PO4
Câu18. Cho các chuỗi phản ứng sau :
(1) Na Na2O  NaCl  AgCl (3) NaNO3  O2  Na2O  NaOH.
(2) NaOH  Na NaNO3  NaCl (4) Na  Na2SO4  NaCl  Cl2
Chuỗi phản ứng nào không hợp lí?
A.(2) và (4). B.(2). C.(2) và(3). D.(1)
Câu19. Khi thêm từ từ dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2 và dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 đến dư, thấy
A. ban đầu hiện tượng xảy ra khác nhau, sau đó tương tự nhau.
B. hiện tượng xảy ra hoàn toàn khác nhau.
C. ban đầu hiện tượng xảy ra tương tự nhau, sau đó khác nhau.
D. hiện tượng xảy ra tương tự nhau. (axit mạnh, bazo mạnh cho vào muối aluminat và muối Al3+: kết tủa rồi
tan)
Câu20. Nguyên tố IA có bán kính của nguyên tử lớn nhất là
A. Li. B. Cs. C. K. D. Na.
Câu21. Cho sơ đồ phản ứng sau: Na → (A) → NaCl→ (A) → Na2CO3. (A) là
A. NaNO3. B. Na2SO4. C. NaOH. D. Na2S.
Câu22. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Kim loại Cu khử được ion Fe2+ trong dung dịch. C. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li.
B. Kim loại Al tác dụng được với dung dịch NaOH. D. Kim loại cứng nhất là Cr.
(Cu không cộng Fe(II) mà chỉ cộng Fe(III) cho ra Fe(II) + Cu(II))

Câu23. Khi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm giữa Al và Fe2O3 ta thu dược chất rắn X (phản ứng hoàn toàn). Biết X
tác dụng được cả dung dịch HCl lẫn dung dịch NaOH và đều giải phóng khí. Thành phần của X là:
A. Al, Al2O3, Fe C. Al2O3, Fe2O3, Fe
B. Al, Al2O3, Fe3O4 D. Fe, Al, Fe2O3
Dạng toán nhiệt nhôm thu được rắn X, mà rắn X cộng NaOH giải phóng khí hidro thì luôn => rắn X có Al dư
+ Al2O3 và Fe
Câu24. Trong các cặp chất sau, cặp chất nào cùng tồn tại (không tác dụng) trong dung dịch?
A. Al(NO3)3 và Na2CO3. C. NaAlO2 và NaOH.
B. HNO3 và Ca(HCO3)2. D. NaCl và AgNO3.
Câu25. Phương trình phản ứng nhiệt phân nào dưới đây không đúng?
A. BaSO4  Ba + SO2 + O2. (không bị nhiệt phân) C. CaCO3  CaO + CO2.
B. 2Mg(NO3)2  2MgO + 4NO2 + O2. D. Mg(OH)2  MgO + H2O.
Câu26. Kim loại Be không tác dụng với:
A. H2O. B. Dung dịch NaOH. C. O2. D. Dung dịch HCl.
Câu27. Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là quặng
A. dolomit. B. pyrit. C. boxit. (Al2O3.H2O) D. manhetit.
Câu28. Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây?
A. Gây ngộ độc nước uống.
B. Làm mất tính tẩy rửa của xà phòng, làm hư hại quần áo.
C. Làm hỏng các dung dịch pha chế, làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị thực phẩm.
D. Gây hao tốn nhiên liệu và không an toàn cho các nồi hơi, làm tắt các đường ống dẫn nước.
Câu29. Anion gốc axit nào sau đây có thể làm mềm nước cứng.
A. NO3- B. SO42- C. ClO4- D. PO43-.
Câu30. Chât nào sau đây không bị phân hủy sau khi nung nóng
A. Mg(NO3)2 B. CaCO3 C. CaSO4 D. Mg(OH)2
Câu31. Có thể phân biệt 3 dung dịch. KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử.
A. Giấy quỳ tím B. Zn C. Al D. BaCO3
(KOH: không hiện tượng; HCl: khí CO2; H2SO4: khí CO2 + kết tủa trắng BaSO4)
Câu32. Sục x mol CO2 vào nước vôi trong chứa 0,15 mol Ca(OH) 2 thu được 10g kết tủa. Giá trị của x:
A. 0,1 B. 0,1 hay 0,2 C. 0,1 D. 0,1 hay 0,15
Câu33. Cho tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 trong dung dịch NaOH dư, thu được 6,72 lit H2 (đkc).
Phần trăm khối lượng của Al2O3 trong hỗn hợp là:
A. 54%. B. 48%. C. 52%. D. 46%.
Câu34. Cho 112ml khí CO2( đktc) bị hấp thụ hòan tòan bởi 200ml dung dịch Ca(OH)2 thu được 0.1g kết tủa. Nồng
độ mol/lít của dung dịch nước vôi trong là:
A. 0.05M B. 0.015M C. 0.005M D. 0.02M
Câu35. Cho 9,125 gam muối hiđrocacbonat phản ứng hết với dung dịch H2SO4 (dư), thu được dung dịch chứa 7,5
gam muối sunfat trung hoà. Công thức của muối hiđrocacbonat là
A. NaHCO3. B. Ca(HCO3)2. C. Ba(HCO3)2. D. Mg(HCO3)2
Câu36. Hòa tan m gam Al vào dung dịch NaOH dư thu được 6,72 lit khí (đkc). Giá trị m là:
A. 5,4. B. 2,7. C. 4,05. D. 3,6.
Câu37. Dẫn V lít (đktc) khí CO2 qua 100ml dd Ca(OH)2 1M thu được 6g kết tủa. Lọc bỏ kết tuả, lấy nước lọc đun
nóng lại thu được kết tủa nữa. Giá trị V(lít) là:
A. 3,360 hoặc 1,120 B. 3,136 C. 1,334 hoặc 3,136 D. 1,344
Câu38. Hòa tan 4,7 K2O vào 195,3 gam nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là:
A. 8,2%. B. 2,8%. C. 6,2%. D. 2,6%.
Câu39. Hòa tan hết m gam hỗn hợp Al, Fe vào dd H2SO4 loãng, thu 11,2 lít khí (đkc).Nếu hòa tan m gam hỗn hợp
trên vào dd NaOH dư thì thu 6,72 lit khí (đkc) . Giá trị của m là :
A.12,4. B.11,0 C.16,6. D.13,7
Câu40. Hoà tan hoàn toàn 47,4 gam phèn chua KAl(SO4)2.12H2O vào nước, thu được dung dịch X. Cho toàn bộ X
tác dụng với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 54,4. B. 62,2. C. 46,6. D. 7,8.

You might also like