You are on page 1of 15

1.3.

Cấu trúc tổng quát của hệ thống máy tính

Gồm có hai phần:

1.3.1. Phần cứng (Hardware)

Phần cứng máy tính là tập hợp tất cả những phần vật lý mà chúng ta có thể nhìn thấy, cầm, sờ
được và chạm đến. Phần cứng bao gồm có 3 phần chính như: Bộ xử lý trung tâm (CPU-
Central Processing Unit), bộ nhớ (Memory), các thiết bị ngoại vi.

1.3.1.1. Bộ xử lý trung tâm(Central Processing Unit)

Là thành phần quan trọng nhất của máy tính, nó là thiết bị chính thực hiện và điều khiển
chương trình. CPU có 3 bộ phận chính: Khối điều khiển, khối số học và logic, một số thanh
ghi.

– Khối điều khiển (CU: Control Unit): là trung tâm điều hành máy tính, có nhiệm vụ giải
mã các lệnh tạo ra các tín hiệu điều khiển công việc của các bộ phận khác của máy tính theo
yêu cầu của người sử dụng hoặc theo chương trình đã cài đặt.

– Khối số học và logic (ALU: Arithmetic Logic Unit): gồm các thiết bị thực hiện các phép
tính số học (cộng, trừ, nhân, chia,….), các phép tính Logic (And, Or, Not, Xor), các phép tính
quan hệ (>, <, =,.…).
– Các thanh ghi (Registers): Dùng để lưu trữ tạm thời các lệnh và dữ liệu đang được xử lý,
được gắn chặt vào CPU bằng các mạch điện tử làm nhiệm vụ bộ nhớ trung gian. Có chức
năng chuyên dụng giúp tăng tốc độ trao đổi thông tin trong máy tính.

1.3.1.2. Bộ nhớ(Memory)

Là bộ nhớ lưu trữ thông tin trong quá trình máy tính xử lý. Bộ nhớ bao gồm bộ nhớ trong và
bộ nhớ ngoài.

– Bộ nhớ trong (Internal Memory): Là nơi dùng để chứa dữ liệu, chương trình, thông tin
mà máy tính sẽ dùng và xử lý trong quá trình hoạt động. Bộ nhớ trong gồm có bộ nhớ ROM
và RAM

+ ROM (Read Only Memory): Là bộ nhớ chỉ đọc thông tin dùng để lưu trữ chương trình hệ
thống, chương trình điều khiển việc nhập xuất cơ sở. Thông tin được ghi vào ROM không thể
bị thay đổi, không bị mất dữ liệu khi mất điện.

+ RAM (Read Access Memory): Là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên được dùng để lưu trữ dữ
kiện và chương trình trong quá trình thao tác và tính toán. Dữ liệu lưu trong RAM sẽ mất đi
khi mất điện hoặc tắt máy. Dung lượng bộ nhớ RAM cho các máy tính hiện nay thông thường
vào khoảng 2Gb đến 16Gb và lớn hơn nữa.

– Bộ nhớ ngoài: Là thiết bị lưu trữ thông tin với dung lượng lớn, thông tin không bị mất khi
không có điện, dữ liệu lưu trên bộ nhớ ngoài vẫn tồn tại cho tới khi người sử dụng xóa hoặc
ghi đè lên. Bộ nhớ ngoài có thể cất giữ và di chuyển độc lập với máy tính. Hiện nay có các
loại bộ nhớ ngoài phỗ biến như:

+ Đĩa cứng (Hard Disk): Là thiết bị lưu trữ dữ liệu chính của máy tính. Tốc độ truy xuất của
đĩa cứng rất nhanh có thể thực hiện đồng thời các công việc đọc, ghi dữ liệu tạm thời trong
quá trình xử lý và cả sao lưu dữ liệu lâu dài. Đĩa cứng có dung lượng từ 40Gb đến 2Tb trở
lên, tốc độ quay thường được ký hiệu rpm (round per minute) số vòng quay trên một phút, tốc
độ quay càng cao thì ổ cứng làm việc nhanh, các ổ cứng có tốc độ quay từ 5.400rpm,
7.200rpm, 10.000rpm, 15.000rpm

+ Đĩa quang (Compact Disk): Loại 4.72 Inch là thiết bị lưu trữ các phần mềm mang nhiều
thông tin, hình ảnh, âm thanh và thường được sử dụng trong các phương tiện đa truyền thông.
Có 2 loại phổ biến là: Đĩa CD (dung lượng khoảng 700MB) và DVD(dung lượng khoảng
4.7GB)

Các loại bộ nhớ ngoài khác như: Thẻ nhớ và USB Flash Drive có dung lượng từ 2Gb đến
64Gb trở lên

+ Thẻ nhớ (Compact Flash Card): Là một dạng bộ nhớ mở rộng của các thiết bị số cầm
tay. Các thiết bị số cầm tay bao gồm: Smartphone, điện thoại di động, máy ảnh số, máy quay
số…., thẻ nhớ sử dụng công nghệ flash để ghi dữ liệu, thẻ nhớ thường có kích thước khá nhỏ.
Máy tính chỉ có thể đọc dữ liệu của thẻ ghi nhớ thông qua các đầu đọc thẻ. Thẻ nhớ có dung
lượng từ 1Gb đến 64Gb trở lên.

+ USB Flash Drive: Là một trong những loại phổ biến nhất của các thiết bị lưu trữ bảo đảm
cho người dùng trong lĩnh vực này để họ có được kho lưu trữ tốt nhất và tiên tiến nhất. Ngoài
ra, USB rất thông dụng có kích thước nhỏ gọn và nhẹ, có dung lượng từ 1Gb đến 64Gb trở
lên nên rất thuận tiện để làm đĩa khởi động và có thể thay thế đĩa mềm hay đĩa CD ROM.
1.3.1.3. Thiết bị ngoại vi

1.3.1.3.1. Các thiết bị nhập

Bàn phím (Keyboard): Là thiết bị nhập dữ liệu và câu lệnh, bàn phím máy vi tính phỗ biến
hiện nay là một bảng chứa 104 phím có các tác dụng khác nhau. Có thể chia làm 3 nhóm
chính:

 Nhóm phím đánh máy: Gồm các phím chữ, phím số và phím các kí tự đặc biệt (!,
@, #, $, %, ^, &, ?,…).
 Nhóm chức năng (Function Keypad): Gồm các phím từ F1 đến F12 và các phím
như: , phím PageUp, PageDown, Insert, Delete, Home, End.
 Nhóm phím số (Numeric Keypad): NumLock (kí tự số), CapsLock (chữ in),
ScrollLock (cuộn màn hình) thể hiện ở các đèn chỉ thị.
 Nhấn phím tổ hợp: Cần nhấn và giữ phím tổ hợp điều khiển (Ctrl hoặc Alt hoặc
Shift) sau đó bấm tiếp phím còn lại.
 Tình trạng đèn báo sáng: Đôi khi người sử dụng không chú ý và vô tình bật các
tính năng hỗ trợ, chẳng hạn chế độ gõ chữ hoa, chế độ gõ số, chế độ khóa thanh
cuộn. Các tính năng này, khi bật lên có thể làm cho các thao tác người sử dụng gặp
khó khăn. Do đó khi gặp điều lạ khi gõ các phím, hãy nhìn khu vực đèn báo tình
trạng bàn phím trước tiên.

Chuột (Mouse): Là thiết bị cần thiết phỗ biến hiện nay, nhất là các máy tính chạy trong môi
trường Windows. Con chuột có kích thước vừa nắm tay di chuyển trên một tấm phẳng theo
hướng nào thì dấu nháy hoặc mũi tên trên màn hình sẽ di chuyển theo hướng đó tương ứng
với vị trí của viên bi hoặc tia sáng nằm dưới bụng của nó. một số máy tính có con chuột được
gắn trên bàn phím.
 Máy quét (Scanner): Là thiết bị dùng để nhập văn bản hay hình vẽ, chụp hình vào máy tính.
Thông tin nguyên thủy trên giấy sẽ được quét thành các tín hiệu số tạo thành các tập tin ảnh.

1.3.1.3.2. Các thiết bị xuất

Màn hình (Screen hay Monitor): Là thiết bị điện tử gắn liền với máy tính với mục đích
chính là hiển thị và giao tiếp giữa người sử dụng với máy tính, nó là thiết bị chuẩn dùng để
hiển thị thông tin cho người sử dụng xem. Thông tin được thể hiện ra màn hình bằng phương
pháp ánh xạ bộ nhớ với cách này màn hình chỉ việc đọc liên tục bộ nhớ và hiển thị bất kỳ
thông tin nào hiện có trong vùng nhớ ra màn hình. Màn hình phỗ biến hiện nay trên thị
trường là màn hình màu SVGA 15”, 17”, 19” với độ phân giải có thể đạt 1280×1024 pixel.

 Máy in (Printer): Là thiết bị xuất để đưa thông tin ra giấy. Máy in phỗ biến hiện nay là loại
máy in ma trận điểm loại 24 kim, máy in phun mực, máy in Lazer trắng đen hoặc màu.

 Modem (Modulator Demodulator): Là thiết bị chuyển đổi từ tín hiệu tương tự (Analogue)
thành tín hiệu số (Digital) và ngược lại, dùng trao đổi thông tin giữa các máy tính thông qua
đường dây điện thoại.
1.3.1.4. Thiết bị mạng và truyền thông

Để hệ thống mạng làm việc hiệu quả và khả năng kết nối tới những hệ thống mạng khác đòi
hỏi phải sử dụng những thiết bị mạng chuyên dụng. Những thiết bị mạng này rất đa dạng và
phong phú về chủng loại nhưng đều dựa trên những thiết bị cơ bản là: Hub, Bridge, Switch,
Router và Gateway.

 Hub: Được coi là một Repeater có nhiều cổng. Một Hub có từ 4 đến 24 cổng và có thể còn
nhiều hơn. Hub đóng vai trò là trung tâm của mạng. Với một Hub, khi thông tin vào từ một
cổng và sẽ được đưa đến tất cả các cổng khác. Hub có 2 loại là: Active Hub và Smart Hub.

 Bridge: Là thiết bị mạng thuộc lớp 2 của mô hình OSI (Data Link Layer). Bridge được sử
dụng để ghép nối 2 mạng để tạo thành một mạng lớn duy nhất. Bridge được sử dụng phỗ biến
để làm cầu nối giữa hai mạng Ethernet.

Switch: Sử dụng các thông tin này để xây dựng lên bảng Switch, bảng này cung cấp thông tin
giúp các gói thông tin đến đúng địa chỉ. Switch thường có 2 chức năng chính là: Chuyển các
khung dữ liệu từ nguồn đến đích và xây dựng các bảng Switch. Switch hoạt động ở tốc độ
cao hơn nhiều so với Repeater và có thể cung cấp nhiều chức năng hơn như khả năng tạo
mạng LAN ảo (VLAN).
 Router: Kết nối hai hay nhiều mạng IP với nhau. Các máy tính trên mạng phải nhận thức
được sự tham gia của một Router, nhưng đối với các mạng IP thì quy tắc của IP là mọi máy
tính kết nối mạng đều có thể giao tiếp được với Router.

 Gateway: Cho phép nối ghép hai loại giao thức với nhau. Gateway không chỉ phân biệt các
giao thức mà còn còn có thể phân biệt ứng dụng như cách chuyển thư điện tử từ mạng này
sang mạng khác, chuyển đổi một phiên làm việc từ xa…

1.3.1.5. Kết nối thiết bị ngoại vi với máy tính

Thiết bị ngoại vi là những công cụ được liên kết với Mainboard thông qua cổng giao
tiếp để tạo nên một bộ máy tính hoàn chỉnh. Đối với cách thức giao tiếp ở trên máy tính
thì có nhiều kiểu dáng khác nhau để bạn có thể thực hiện cắm giao tiếp một cách đơn
giản vì mỗi loại thiết bị ngoại vi đều có chuẩn chân cắm đặc trưng.

Kết nối máy tính với các thiết bị ngoại vi như: Chuột, bàn phím, USB, cổng mạng, … giúp
bạn có thể tạo nên chiếc máy tính hoàn hảo, đầy đủ phụ kiện để phục vụ công việc cũng như
học tập. Bài viết dưới đây Taimienphi.vn sẽ hướng dẫn các bạn cách kết nối máy tính với
thiết bị bên ngoài.

Hướng dẫn kết nối máy tính với thiết bị ngoại vi


Cổng giao tiếp nguồn điện máy tính

Với loại cổng này được cấu tạo một đầu cắm vào nguồi điện 220V gồm 2 chân còn đầu kia
cắm vào nguồn máy gồm 3 chân. Đây là công giao tiếp chuyên cung cấp năng lượng điện cho
cả hệ thống máy tính.

Cổng giao tiếp bàn phím và chuột chuẩn PS\2

Với cổng có màu tím để kết nối với Bàn phím (Keyboard) loại đầu tròn (PS\2) và cổng có
màu xanh Lá dùng để kết nối với Chuột (Mouse) loại đầu tròn (PS\2). Khi cắm vào Main thì
phải quan sát kỹ để cắm đúng chiều để tránh làm cong hoặc gãy chân của đầu cắm. Với
nhiệm vụ chính là thực hiện các thao tác click chọn và gõ số, chữ kí tự diễn ra thông suốt.

Cổng giao tiếp thiết bị ngoại vi chuẩn USB

Đây là một cổng rất đa năng vì có thể để kết nối với chuột, bàn phím, máy quét, thiết bị nhớ
di động… với số lượng tùy vào cấu tạo main nhưng chủ yếu là 3 hoặc 5 ổ trên một main.
Cổng giao tiếp Parallel (Cổng Song Song)

Với cổng kết nối loại này thì được dùng cho máy in, máy quét hình, tuy nhiên với các đời
máy mới thì cổng loại này không còn tích hợp trên main mà thay vào đó là cổng kết nối
chuẩn USB.

Cổng giao tiếp Firewire

Với loại cổng loại này thì thường dùng cho kết nối với máy ảnh, camera, thiết bị di động….
nhưng chỉ một số loại Mainboard vẫn còn dùng loại này.

Cổng giao tiếp mạng nội bộ (Ethernet, LAN)

Với loại cổng hiện nay thì được cấu tạo gồm 2 đầu giống nhau có 8 chân, một đầu đi vào
Modem ADSL, Router và đầu kia đi vào Mainboard có nhiệm vụ truyền dữ liệu để truy cập
được Internet.

Cổng giao tiếp thiết bị âm thanh (Audio)


Với nhiệm vụ chính của cổng giao tiếp loại này là dữ liệu âm thanh đến các thiết bị và có
chức năng như sau :

– Cổng màu xanh lá là truyền âm thanh ra –  kết nối với loa (Speaker) hoặc tai nghe
(Headphone).

– Cổng màu hồng là truyền âm thanh ngoài vào –  kết nối với Micro.

– Cổng màu xanh da trời dùng để lấy tín hiệu âm thanh từ các thiết bị bên ngoài vào máy vi
tính nhưng với cổng loại này thì thường loại bỏ ra khỏi Mainboard.

Cổng giao tiếp với màn hình chuẩn VGA

Cổng loại này thường dùng kết nối với màn hình Monitor để có thể hiển thị thông tin

Cổng kết nối với màn hình chuẩn DVI


Cổng loại này thường dùng kết nối với các thiết bị sử dụng giao tiếp DVI như màn hình
LCD, máy chiếu và thiết bị hỗ trợ khác.

1.3.1.6. Khái niệm lưu trữ tệp tin trực tuyến

Là cho phép bạn lưu file trên Internet và nhờ thế có thể truy cập chúng từ bất cứ nơi nào.
Phần lớn các dịch vụ chỉ có giao diện web để tải file lên và không tích hợp nhiều tính năng
vào máy tính của bạn nhưng cũng có một số dịch vụ cung cấp ứng dụng hỗ trợ quá trình tải
và đồng bộ dữ liệu giữa máy tính của bạn và không gian lưu trữ trên Internet. Những dịch vụ
điển hình như: Dropbox, Box.net hay Skydrive, lưu trữ trực tuyến hoàn toàn tương đương với
việc có một đĩa USB trực tuyến.

1.3.1.7. Các cổng thông dụng

Các cổng phần cứng trên máy tính cung cấp giao diện để truyền thông giữa máy tính và các
thiết bị ngoại vi. Chúng là những bộ nối vật lý cho phép kết nối với các cáp có đầu nối tương
ứng

Cổng nối tiếp (Serial Port) và cổng song song (Parallel Port): Cổng nối tiếp là cổng mà nó
có thể gởi dữ liệu chỉ một bit tại một thời điểm, vì thế tốc độ trao đổi dữ liệu chậm so với các
công nghệ mới hơn. Tốc độ tối đa mà một cổng nối tiếp chuẩn có thể truyền dữ liệu là
15Kbps. Thiết bị chuột và Modem là những thiết bị có thể sử dụng cổng nối tiếp. Cổng song
song là gởi dữ liệu trong nhóm các bit tốc độ lên tới 500Kbps, vì thế phương thức truyền dữ
liệu nhanh hơn cổng nối tiếp. Các máy in cũ nối kết với máy tính qua cổng song song.

Cổng nối tiếp vạn năng (USB): Cổng này có thể giao tiếp với nhiều thiết bị ngoại vi khác
nhau, cổng USB có thể truyền dữ liệu ở tốc độ cao. Thiết bị sử dụng cổng USB bao gồm bàn
phím, chuột, máy in, máy nghe nhạc MP3 và PDA,…
 Cổng mạng: Chẳng hạn như cổng Ethernet và Modem được sử dụng để kết nối máy tính vào
mạng nội bộ hoặc Internet. một cổng Ethernet cũng được biết đến như một jack cắm điện
thoại chuẩn. Các cổng Ethernet được sử dụng để truy cập mạng và được sử dụng để kết nối
với một Modem hoặc Router để truy cập Internet.

1.3.2. Phần mềm (Software)

Phần mềm gồm các chương trình điều khiển sự hoạt động của máy tính thực hiện theo các
yêu cầu đa dạng của người sử dụng. Các chương trình này cho phép người dùng sử dụng máy
tính mà không cần kỹ năng lập trình đặc biệt. Chúng ta không thể thấy hoặc sờ được phần
mềm mặc dù ta có thể hiển thị được chương trình trên màn hình. Có 2 loại phần mềm máy
tính là phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.

Phần mềm hệ thống: Cung cấp các hướng dẫn mà máy tính cần phải thực hiện. Nó chứa các
hướng dẫn cần thiết để khởi động máy tính, kiểm tra để đảm bảo mọi thứ làm việc tốt và cho
phép bạn giao tiếp với máy tính và thiết bị ngoại vi của nó. Phần mềm hệ thống bao gồm 2
loại chương trình chính như: Hệ điều hành và các chương trình tiện ích.

Phần mềm ứng dụng: Rất phong phú và đa dạng bao gồm những chương trình được viết ra
cho một hay nhiều mục đích ứng dụng cụ thể như: Phần mềm soạn thảo văn bản, phần mềm
tài chính, phân tích số liệu, tổ chức hệ thống, bảo mật thông tin, chơi games, Word, Excel,
AutoCad, Corel Draw, PhotoShop, …

1.3.2.1. Các chức năng của hệ điều hành

Các chức năng của hệ điều hành

– Quản lý chia sẻ tài nguyên: Tài nguyên của hệ thống (CPU, bộ nhớ, thiết bị ngoại vi,…)
vốn rất giới hạn, nhưng trong các hệ thống đa nhiệm, nhiều người sử dụng có thể đồng thời
yêu cầu nhiều tài nguyên. Để thỏa mãn yêu cầu sử dụng chỉ với tài nguyên hữu hạn và nâng
cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, hệ điều hành cần phải có cơ chế và chiến lược thích hợp
để quản lý việc phân phối tài nguyên. Ngoài yêu cầu dùng chung tài nguyên để tiết kiệm chi
phí, người sử dụng còn cần phải chia sẻ thông tin lẫn nhau, khi đó hệ điều hành cần đảm bảo
việc truy xuất đến các tài nguyên này là hợp lệ, không xảy ra tranh chấp, mất đồng nhất,…

– Giả lập một máy tính mở rộng: Hệ điều hành làm ẩn đi các chi tiết phần cứng, người sử
dụng được cung cấp một giao diện đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng và không phụ thuộc vào
thiết bị phần cứng cụ thể. Thực tế, ta có thể xem Hệ điều hành như là một hệ thống bao gồm
nhiều máy tính trừu tượng xếp thành nhiều lớp chồng lên nhau, máy tính mức dưới phục vụ
cho máy tính mức trên. Lớp trên cùng là giao diện trực quan nhất để chúng ta điều khiển.

– Ngoài ra có thể chia chức năng của hệ điều hành theo bốn chức năng sau:

+ Quản lý quá trình

+ Quản lý bộ nhớ

+ Quản lý hệ thống lưu trữ

+ Giao tiếp với người dùng

Tên của một số hệ điều hành thông dụng

– Phần mềm Microsoft Windows: Là phần lớn nhất trong 3 hệ điều hành chính và được tìm
thấy trên hầu hết các máy tính để bàn và máy tính xách tay hiện nay. Có nhiều phiên bản như:
Windows 3.0, Windows 95, Windows 98, Windows ME, Windows Vista, Windows 7,
Windows 8, Windows 10.

– Phần mềm Mac OS: Là hệ điều hành được thiết kế đặc biệt cho máy tính Macintosh của
Apple. Hệ điều hành Mac xuất hiện tương tự như Windows. một số phiên bản như: Mac OX,
Mac OS X Tiger, MacOS Serra.

– Phần mềm Linux: Là hệ điều hành dựa trên hệ điều hành Unix được phát triển cho các
máy tính lớn. Linux là hệ điều hành mã nguồn mở, có nghĩa là nó không phải là thuộc sở hữu
của một công ty và một số phiên bản có sẳn miễn phí. Một số hệ điều hành Linux phỗ biến
như: Ubuntu Linux, Linux Mint, Arch Linux, Deepin, Fedora, Debian, OpenSUSE.

– Phần mềm Ubuntu: Là một hệ điều hành do cộng đồng phát triển và là tuyệt vời cho các
máy tính xách tay, máy tính để bàn và cả máy chủ. Bất kỳ bạn sử dụng nó ở đâu, Ubuntu đều
có tất cả các ứng dụng mà bạn luôn cần, từ các ứng dụng soạn thảo văn bản tới thư điện tử, từ
phần mềm máy chủ web tới các công cụ lập trình, Ubuntu sẽ luôn miễn phí

1.3.2.2. Các khái niệm phần mềm

Phần mềm nguồn mở: Là phần mềm với mã nguồn mà ai cũng có thể sử dụng, nghiên cứu
và đặc biệt là sửa đổi và nâng cao. Bất cứ ai cũng có thể sử dụng chương trình cho mục đích
nào đó, không có lệ phí cấp giấy phép hoặc hạn chế khác về phần mềm. Các nhà phát triển tại
phần mềm cùng một thời điểm ủy quyền hợp pháp cho bất kỳ sửa đổi và họ phân phối nguồn
của phần mềm để đưa các nhà phát triển khác trong một điều kiện dễ dàng chỉnh sửa nó, có
điều kiện cấp giấy phép gắn liền với phần mềm miễn phí.

Phần mềm thương mại: Là bất cứ phần mềm hoặc chương trình được thiết kế và phát triển
cho việc cấp phép hoặc bán cho người dùng cuối hoặc phục vụ mục đích thương mại. Phần
mềm thương mại đã từng được coi là phần mềm thuộc quyền sở hữu, nhưng hiện nay một số
phần mềm miễn phí và mã nguồn mở được cấp phép hoặc bán cho người dùng cuối. Các sản
phẩm của Microsoft như các hệ điều hành Windows và MS Office là một trong những ví dụ
nổi tiếng nhất của phần mềm thương mại.

Phần mềm xử lý văn bản: Được sử dụng để tạo, chỉnh sửa, định dạng, lưu các tài

liệu các định dạng tập tin văn bản khác nhau. Phần mềm xử lý văn bản Word cho phép tạo
hoặc chỉnh sửa văn bản, các báo cáo một cách nhanh chóng và dễ dàng. Phần mềm này cũng
có thể bao gồm đồ họa, biểu đồ và các yếu tố đồ họa khác, Microsoft Word, Corel
WordPerfect. Một số phần mềm xử lý văn bản mã nguồn mở như: LibreOffice Write,
OpenOffice Write.

Phần mềm bảng tính: Cho phép thực hiện các tính toán và các tác vụ toán học khác. Các tài
liệu sử dụng bởi các kế toán, bảng tính và cho phép thực hiện các phép tính, phân tích, tạo
biểu đồ và đồ thị. Một tiện ích quan trọng của phần mềm bảng tính là khả năng tính toán lại
bảng tính mà không cần người dùng can thiệp. một số phần mềm văn bản mã nguồn mở như:
LibreOffice Calc, OpenOffice Calc.

Phần mềm hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Được sử dụng để lưu trữ và tổ chức một lượng lớn dữ
liệu, phần mềm cơ sở dữ liệu được sử dụng để quản lý các loại thông tin như: Tồn kho, lịch
sử đặt hàng, lập hóa đơn. Cơ sở dữ liệu giúp bạn nhập, lưu trữ, sắp xếp, lọc , lấy, tóm tắt các
thông tin, tạo ra các báo cáo. Phần mềm cơ sở dữ liệu phỗ biến như: Microsoft Access, Lotus
Approach, Core Paradox.

Phần mềm trình chiếu: Được sử dụng để tạo ra các bài thuyết trình đồ họa được gọi là Slide
Show, nó có thể được chiếu lớn bằng phương tiện như máy chiếu hoặc hiển thị trên Web.
Phần mềm trình chiếu cũng được sử dụng để tạo ra các tài liệu phát khán giả, những ghi chú
cho người thuyết trình và các tài liệu khác có thể được sử dụng trong một bài thuyết trình.
Một số phần mềm trình chiếu mã nguồn mở như: LibreOffice Impress, OpenOffice Impress.

Phần mềm thư điện tử: Là loại phần mềm nhằm hỗ trợ cho người dùng việc chuyển và nhận
các mẫu thông tin thường là dạng chữ. Thông tin có thể đưa vào phần mềm thư điện tử bằng
cách thông dụng nhất là gõ chữ bàn phím hay phương cách khác ít dùng hơn như là: Dùng
máy quét hình, dùng máy ghi hình số đặc biệt là các Webcam. Phần mềm thư điện tử giúp đỡ
cho việc tiến hành soạn thảo, gửi, nhận, đọc, in, xoá hay lưu giữ các thư. Có hai trường hợp
phân biệt phần mềm thư điện tử là:
+ Phần mềm thư điện tử máy khách: Loại phần mềm thư điện tử được cài đặt trên từng
máy tính của người dùng, một số loại phần mềm này bao gồm: Microsoft Outlook, Microsoft
Outlook Express,…

+ Phần mềm thư điện tử qua Web: Là loại phần mềm thư điện tử không cần phải cài đặt
mà nó được cung ứng bởi các máy chủ trên Internet gọi là WebMail.

Ví dụ: mail.Yahoo.com, hay hotmail.com.

Phần mềm trình duyệt web: Là một phần mềm ứng dụng cho phép người sử dụng xem và
tương tác với các văn bản, hình ảnh, đoạn phim, nhạc, trò chơi và các thông tin khác ở trên
một trang web của một địa chỉ web trên mạng toàn cầu hoặc mạng nội bộ. Văn bản và hình
ảnh trên một trang web có thể chứa siêu liên kết tới các trang web khác của cùng một địa chỉ
web hoặc địa chỉ web khác. Trình duyệt web cho phép người sử dụng truy cập các thông tin
trên các trang web một cách nhanh chóng và dễ dàng thông qua các liên kết đó. Trình duyệt
web đọc định dạng HTML để hiển thị, do vậy một trang web có thể hiển thị khác nhau trên
các trình duyệt khác nhau. Một số trình duyệt web hiện nay cho máy tính cá nhân bao
gồm Internet Explorer, Mozilla Firefox, Google Chrome,…

You might also like