You are on page 1of 4

KIỂM TRA HỌC PHẦN

MÔN: KINH TẾ VI MÔ 2
Ngày: 11/04/2014
Thời gian: 90 phút (1)

Phần I (6điểm): Đúng hay sai. Giải thích và minh họa bằng đồ thị.

1. Áp đặt giá trần đối với nhà độc quyền có thể làm tăng mất không.

2. Các đường cung đi qua gốc tọa độ đều có hệ số co giãn theo giá bằng 1.

3. Khi gia một hàng hóa giảm, ảnh hưởng thay thế và ảnh hưởng thu nhập luôn cùng
chiều với nhau.

4. Chính phủ không nên điều tiết thị trường cạnh tranh độc quyền quá nhiều.

5. Hàm lợi ích của một doanh nhân được cho bởi U(W) = W 1/2, trong đó W là giá trị
tài sản của anh ta. Doanh nhân này là người ghét rủi ro.

6. Trong mô hình Cournot, cân bằng đath được tại giao điểm hai đường phản ứng.

Phần II:Bài tập (4điểm)

Một hãng Cartel gặp đường cầu về sản phẩm của mình là: (D) P = 740 – Q. Cartel
có 2 thành viên với các đường chi phí là : TC 1 = 50Q1 + Q21 + 300 ; TC2 = 20Q2 + Q22 +
400.
a. Tìm đường chi phí cận biên tổng cộng cho hãng.
b. Giá và sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của hãng là bao nhiêu?
c. Để tối thiểu hóa tổng chi phí cho việc sản xuất mức sản lượng tìm được ở câu b
cartel phải phân chia sản lượng cho các thành viên như thế nào? Khi đó lợi nhuận
thu được là bao nhiêu?
d. Vẽ đồ thị minh họa các kết quả trên.
KIỂM TRA HỌC PHẦN
MÔN: KINH TẾ VI MÔ 2
Ngày: 11/04/2014
Thời gian: 90 phút (2)

Phần I. (1.điểm) Đúng hay sai. Giải thích và minh họa bằng đồ thị.

1. Với phân biệt giá cấp 3, thị trường nào có cầu kém co giãn hơn, giá sẽ cao hơn.
2. Cartel phân chia sản lượng cho các hãng thành viên theo nguyên tắc bình quân.
3. Hãng độc quyền tập đoàn có “lớp đệm” chi phí hay khoảng gián đoạn trong doanh
thu cận biên càng nhỏ thì khả năng ổn định giá càng thấp.
4. Đối với tất cả hàng hóa khi giá giảm, ảnh hưởng thay thế luôn có giá trị dương.
5. Co giãn của cầu theo giá của hàng hóa X là -3. Khi giá của hàng hóa X giảm 2%
thì tổng doanh thu tăng 4%.
6. Hiệu suất tăng theo quy mô làm cho đường chi phí trung bình dài hạn dốc xuống
dưới.

Phần II. Bài tập (4điểm)

Một hãng độc quyền tập đoàn có đường chi phí cận biên là MC = 7 + 0,1Q và chi
phí cố định là FC = 100. Hãng gặp đường cầu:
P = 25 – 0,2Q với Q≥50
P = 20 – 0,1Q với Q≤50
a. Viết phương trình đường doanh thu cận biên cho hãng.
b. Tìm khoảng trống trong đường doanh thu cận biên trong đó chi phí cận biên có
thể giao động mà hãng không phải thay đổi giá. Giá và sản lượng tối ưu hiện thời
của hãng là bao nhiêu?
c. Nếu chi phí cận biên giảm xuống thành MC = 9 + 0.1Q thì hãng có phải thay giá
và sản lượng không? Giải thích? Khi đó lợi nhuận của hãng tăng hay giảm so với
trước?
d. Vẽ đồ thị minh họa các kết quả.
KIỂM TRA HỌC PHẦN
MÔN: KINH TẾ VI MÔ 2
Ngày: 11/04/2014
Thời gian: 90 phút (3)

Phần I: (6điểm) Đúng /Sai. Giải thích và vẽ đồ thị minh họa.


1. Khi giá bán hàng hóa trên thị trường giảm xuống sẽ làm cho cầu về lao động của
hãng tăng lên.
2. Người ghét rủi ro có đồ thị biểu diễn lợi ích dạng cong lồi so với trục hoành.
3. Sự dịch chuyển lên phía trên của đường đồng phí thể hiện sự tăng giá của cả tư
bản và lao động.
4. Chính phủ áp đặt giá trần đối với sản phẩm của hãng độc quyền làm giảm sức
mạnh thị trường của hãng độc quyền.
5. Theo lý thuyết sở thích bộc lộ, trong mọi trường hợp không thể tách riêng được
ảnh hưởng thay thế và ảnh hưởng thu nhập của sự thay đổi giá.
6. Các hãng trong mô hình Cartel phân chia sản lượng theo nguyên tắc tối thiểu hóa
chi phí sản xuất.
Phần II:Bài tập(4điểm)
Một hãng độc quyền có tổng chi phí trung bình không đổi bằng 5 trăm nghìn
đồng. Đường cầu về sản phẩm của độc quyền là P = 55 – Q, trong đó giá tính bằng trăm
nghìn đồng, sản lượng tính bằng nghìn đơn vị.
a. Hãng sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm và đặt giá nào để tối đa hóa lợi nhuận.
b. Nếu có hãng thứ hai gia nhập thị trường, hãng thứ hai này có chi phí giống hệt
hãng đang ở trong ngành, và các hãng cư xử theo kiểu cạnh tranh thì giá và sản
lượng mua bán trên thị trường se là bao nhiêu? Mỗi hãng sẽ bán được bao nhiêu
và thu được bao nhiêu?
c. Nếu các hãng cư xử theo lối không hợp tác thì ở cân bằng Cournot sản lượng của
mỗi hãng sẽ là bao nhiêu? Tính lợi nhuận của mỗi hãng.
d. Giả sử hãng thú nhất là người đi trước theo mô hình Stackelberg, tìm sản lượng
của mỗi hãng, giá thị trường và lợi nhuận của mỗi hãng.
KIỂM TRA HỌC PHẦN
MÔN: KINH TẾ VI MÔ 2
Ngày: 11/04/2014
Thời gian: 90 phút (4)

Phần I: (6điểm) Đúng /Sai. Giải thích và vẽ đồ thị minh họa.


1. Khi sản phẩm cận biên đạt giá trị cực đại thì chi phí cận biên đạt giá trị cực tiểu.
2. Trong mô hình chỉ đạo giá (hãng lớn đóng vai trò là người chỉ đạo giá), mức giá
mà hãng chỉ đạo giá đặt ra thấp hơn mức giá của thị trường cạnh tranh.
3. Mô hình Cartel lý giải hành vi không cấu kết của các hãng độc quyền tập đoàn.
4. Chính phủ áp đặt giá trần đối với sản phẩm của hãng độc quyền làm tăng mất
không.
5. Những người thích rủi ro sẽ mua bảo hiểm khi gặp phí bảo hiểm công bằng.
6. Chính phủ cần đánh thuế vào những hoạt động gây ảnh hưởng hướng ngoại tiêu
cực để phản ánh chính xác hơn chi phí của xã hội.

Phần II:Bài tập(4điểm)


Một hãng độc quyền có đường chi phí cận biên MC = 10 + 2Q ($) và FC = 10 ($).
Hãng gặp đường cầu của hai nhóm khách hàng như sau:
Nhóm 1: P = 130 – 2Q1 và nhóm 2: P = 100 – Q2
a. Viết phương trình đường cầu và doanh thu cận biên tổng cộng cho hãng.
b. Nếu có thể phân biệt giá cấp 3 thì hãng phải đặt giá cho mỗi nhóm khách hàng
là bao nhiêu? Khi đó lợi nhuận của hãng là bao nhiêu?
c. Nếu không thể phân biệt giá cấp 3 thì mức giá chung hãng phải đặt cho tất cả
các khách hàng là bao nhiêu? Mỗi nhóm sẽ mua bao nhiêu đơn vị sản phẩm?
Lợi nhuận hãng thu được là bao nhiêu?
d. Vẽ đồ thị minh họa các kết quả.

You might also like