You are on page 1of 78

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH

Chuyên đề
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIOGAS VÀ TIỀM NĂNG
SỬ DỤNG BIOGAS LÀM NHIÊN LIỆU
CHO ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN: xxxxx

HỌC VIÊN: xxxxx


LỚP: CAO HỌC xxxx

4/2010
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN
------------------------

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................
LỜI CẢM ƠN

kiến thức trong môn h ọ c “Năng lượng mới sử dụng trên ôtô”. Cả m ơn Thầy đã gợi
MỤC LỤC
Chƣơng 1. DẪN NHẬP...................................................................................................1
1.1 Cơ sở khoa học và tính thực tiễn của chuyên đề..................................................2
1.2 Mục đích của chuyên đề........................................................................................2
1.3 Giới hạn chuyên đề................................................................................................2
Chƣơng 2. BIOGAS VÀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIOGAS..................................3
2.1 Các thông số cơ bản của biogas............................................................................4
2.1.1 Thành phần......................................................................................................4
2.1.2 Nhiệt trị............................................................................................................6
2.2 Sản xuất biogas.......................................................................................................6
2.2.1 Nguồn nguyên liệu sản xuất biogas...............................................................6
2.2.2 Cơ sở lý thuyết của công nghệ sản xuất biogas............................................7
2.2.3 Các loại hầm ủ biogas.....................................................................................9
2.3. Tinh lọc biogas....................................................................................................17
Chƣơng 3. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH CỦA QUÁ TRÌNH CHÁY
NHIÊN LIỆU BIOGAS TRONG ĐỘNG CƠ...........................................................20
3.1. Ƣu nhƣợc điểm khi dùng biogas làm nhiên liệu cho động cơ.....................20
3.2. Một số đặc tính của quá trình cháy nhiên liệu biogas...................................21
3.2.1. Thời gian cháy của methane......................................................................21
3.2.2. Hiệu suất......................................................................................................22
3.2.2. Vấn đề giảm ô nhiễm.................................................................................22
3.2.3. Ảnh hƣởng của chất lƣợng nhiên liệu biogas đến đặc tính của động cơ 24
3.2.3.1. Đối với động cơ đốt cháy cƣỡng bức..................................................24
3.2.3.2. Đối với động cơ nén cháy..................................................................31
Chƣơng 4. NGHIÊN CỨU CÁC PHƢƠNG ÁN CUNG CẤP NHIÊN LIỆU BIOGAS
CHO ĐỘNG CƠ............................................................................................................32
4.1. Các phƣơng án cung cấp biogas cho động cơ..................................................32
4.1.1. Chỉ dùng nhiên liệu biogas........................................................................32
4.1.1.1. Đốt cháy cƣỡng bức bằng bugi...........................................................32
a) Kiểu 1- Phun biogas một hoặc nhiều điểm vào đƣờng nạp theo chƣơng trình
33
b) Kiểu 2- Điều khiển lƣu lƣợng biogas bằng van tiết lƣu......................34
c) Kiểu 3- Điều khiển lƣu lƣợng biogas bằng chế hòa khí.......................36
d) Kiểu 4- Điều khiển lƣu lƣợng biogas bằng họng Venturie.................37
4.1.1.2. Đốt cháy cƣỡng bức bằng đầu gia nhiệt...........................................40
4.1.2. Dùng lƣỡng nhiên liệu (Dual Fuel)...........................................................40
4.1.2.1 Dùng lƣỡng nhiên liệu xăng/biogas.....................................................40
a) Kiểu 1- Sử dụng chế hòa khí (CHK) dạng họng khuếch tán hoặc dạng
màng................................................................................................................41
b) Kiểu 2- Điều khiển phun hai nhiên liệu bằng điện tử.........................42
c) Kiểu 3- Phun xăng điện tử, điều khiển biogas bằng họng Venturie..44
d) Kiểu 4- Sử dụng soupape gas..................................................................45
4.1.2.2. Dùng lƣỡng nhiên liệu Diesel/biogas................................................46
4.2. Nhận xét về các phƣơng án chuyển đổi...........................................................48
4.3. Phƣơng án thiết kế động cơ dùng nhiên liệu biogas khả thi ở nƣớc ta.........49
Chƣơng 5. ĐỘNG CƠ LƢỠNG NHIÊN LIỆU DIESEL/BIOGAS –MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT
Ở VIỆT NAM................................................................................................................51
5.1. Tổng quan về động cơ dual fuel Diesel/biogas..............................................51
5.2. Tính toán lƣu lƣợng cung cấp biogas của động cơ lƣỡng nhiên liệu
Diessel/biogas.............................................................................................................53
Chƣơng 6. MỘT SỐ KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM BIOGAS LÀM NHIÊN LIỆU
CHO ĐỘNG CƠ............................................................................................................56
6.1. Đối với loại động cơ có tỷ số nén thấp............................................................56
6.1.1. Ảnh hƣởng của phƣơng thức nạp nhiên liệu biogas................................56
6.1.2. Ảnh hƣởng của chất lƣợng biogas đến hoạt động của động cơ..............61
6.2. Đối với loại động cơ có tỷ số nén cao..............................................................62
6.2.1. Cung cấp biogas theo phƣơng thức hòa trộn trƣớc.................................63
6.2.2. Cung cấp biogas theo phƣơng thức phun vào đƣờng nạp.......................67
Chƣơng 7. KẾT LUẬN..................................................................................................70
CHƢƠNG 1

DẪN NHẬP

Khi nguồn nhiên liệu gốc khoáng vật cho động cơ ngày càng cạn kiệt, sản
phẩm cháy làm ô nhiễm môi trƣờng, thải nhiều khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính, giá dầu
thô luôn biến động và tăng cao,…thì xu hƣớng sử dụng nhiên liệu “sạch” nói chung
cho động cơ đốt trong hiện đƣợc các nƣớc trên thế giới quan tâm mạnh mẽ. Nhiên liệu
sinh học có thể tái tạo (biogas) nói riêng, cũng đang đƣợc nhắm đến.
Tại Việt Nam, biogas vốn là nguồn năng lƣợng rất gần gũi ở vùng nông thôn.
Ngƣời dân có thể tạo ra đƣợc từ tận dụng các loại phế thải chăn nuôi hay các loại rác
thải sinh hoạt gốc hữu cơ. Nhƣng mà, cho đến thời điểm này, chúng vẫn chỉ đƣợc sử
dụng vào mục đích đun nấu là chủ yếu. Các công trình nghiên cứu để ứng dụng biogas
vào các mục đích khác nhƣ sản xuất điện năng, thắp sáng, cấp nƣớc, vận hành máy
nông nghiệp… vẫn còn bỏ ngỏ. Có thể nói đây là các mục đích sử dụng biogas hiệu
quả hơn đối cho ngƣời dân.
Một số ít công trình nghiên cứu, ứng dụng động cơ chạy bằng biogas trong
nƣớc đã thực hiện, nhƣng vẫn còn tồn tại nhiều nhƣợc điểm vì là các công trình tự phát
hoặc chƣa nghiên cứu toàn diện.
Còn trên thế giới, các động cơ chuyên dùng chạy bằng biogas đã đƣợc sản
xuất và thƣơng mại nhƣ động cơ của Hãng GE Energy Jenbacher (Úc) có công suất từ
330kW đến 3MW, hoặc động cơ của Hãng Jinan Diesel Engine Co., Ltd (Trung Quốc)
có công suất từ 150-660kW. Các động cơ chuyên dùng này thƣờng có giá thành cao
hơn rất nhiều so với động cơ sử dụng xăng dầu truyền thống (thƣờng đắt hơn 3 lần,
theo http://www.sdxsgs.com). Nhiên liệu biogas khi sử dụng phải thỏa mãn một số
điều kiện nhƣ thành phần nhiên liệu, áp suất cung cấp.... Mặt khác các động cơ nêu trên
có nhƣợc điểm quan trọng là chỉ chạy đƣợc bằng biogas, không chạy đƣợc bằng nhiên
liệu lỏng. Do đó, chúng không phù khi sử dụng ở Việt Nam.
Với những lý do trên, chuyên đề nghiên cứu “Công nghệ sản xuất biogas và
tiềm năng sử dụng biogas làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong” đã đƣợc thực hiện.

1
1.1 Cơ sở khoa học và tính thực tiễn của chuyên đề
* Cơ sở khoa học:
Thực hiện chuyên đề trên cơ sở của:
- Khảo sát, thu thập thông tin về tình hình sản xuất biogas hiện có.
- Quá trình cháy của biogas trong động cơ đốt trong.
- Các công trình ứng dụng và công trình thí nghiệm biogas làm nhiên liệu
cho động cơ đốt trong hiện có.
* Tính thực tiễn:
- Cung cấp một loại nhiên liệu mới, giải quyết vấn đề lệ thuộc vào dầu mỏ,
trong bối cảnh giá dầu thô đang biến động từng ngày và trữ lƣợng gần cạn kiệt.
- Gián tiếp khắc phục ô nhiễm, tận dụng chất thải chăn nuôi, xử lý rác thải
sinh hoạt… từ việc điều chế nhiên liệu biogas cung cấp cho động cơ.
- Phần nào giảm thiểu hiệu ứng nhà kính bởi ảnh hƣởng của khí methane
(CH4) có trong biogas và động cơ sau khi dùng biogas phát thải ít CO2.
1.2 Mục đích của chuyên đề
- Khảo sát các phƣơng pháp sản xuất, tinh lọc và trữ lƣợng biogas hiện có.
- Nghiên cứu quá trình cháy của biogas trong động cơ đốt trong nhằm để
đánh giá chính xác tiềm năng ứng dụng biogas làm nhiên liệu cho động cơ.
1.3 Giới hạn chuyên đề
Phạm vi nghiên cứu dự kiến đƣợc giới hạn trong: đánh giá nguồn nhiên liệu,
phƣơng pháp sản xuất, tính toán quá trình cháy. Không thực nghiệm, tính toán đánh
giá quá trình mài mòn của động cơ sau khi sử dụng nhiên liệu biogas.
CHƢƠNG 2

BIOGAS VÀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIOGAS

Nội dung: Nghiên cứu tổng quan về nhiên liệu biogas: các thông số cơ bản,
phƣơng pháp sản xuất và tinh lọc biogas.
---------------------------------------------------
Trên thế giới, việc nghiên cứu và ứng dụng biogas đã xuất hiện từ lâu. Phát
triển mạnh nhất là ở các nƣớc: Trung Quốc, Ấn Độ, Thụy Điển, Đức, Đan Mạch …
Ở Trung Quốc, tổng sản lƣợng biogas của cả nƣớc là 2000 triệu m3/năm.
biogas chủ yếu đƣợc sử dụng và mục đích đun nấu, thắp sáng hay chạy các động cơ
phát điện. Cho đến năm 1979, Trung Quốc đã có 301 trạm phát điện nhỏ sử dụng
biogas. Năm 2006 có khoảng 22 triệu hầm sản xuất biogas quy mô gia đình, sản
lƣợng 8.5 tỷ m3/năm, và có 3764 cơ sở sản xuất biogas cỡ vừa và lớn trong cả nƣớc, sản
lƣợng 341 triệu m3/năm. Có 525 trạm sản xuất khí từ rơm và thân các loại cây trồng
trong nông nghiệp, sản lƣợng hàng năm 0.2 tỷ m3. Kỹ thuật lên men yếm khí sử dụng
nguyên liệu là các phụ phẩm từ nông nghiệp để sản xuất biogas đƣợc phát triển rộng
rãi.
Ở các quốc gia nhƣ Ấn Độ, Bangladesh, Napal, Sri Lanka, Indonesia, Việt
Nam, Campuchia, Colombia, Ethiopia, Tanzania và nhiều quốc gia đang phát triển
khác cũng đã phát triển rộng rãi các thiết bị tạo biogas quy mô gia đình sử dụng các
túi phân hủy tạo biogas bằng polyethylene, khí biogas sản xuất ra chủ yếu dùng cho
đun nấu và sinh hoạt trong gia đình.
Một số quốc gia nhƣ Tanzania cũng bắt đầu phát triển các chƣơng trình sản xuất
biogas quy mô lớn, mô hình này dựa trên việc kết hợp các nguồn nguyên liệu từ
chất thải sinh hoạt của cộng đồng và chất thải công nghiệp để sản xuất nhiên liệu biogas
cho phát điện kết hợp với sản xuất phân bón.
Từ 1992, Nepal có 165000 hệ thống sản xuất biogas quy mô gia đình. Từ
việc sử dụng nguồn nhiên liệu này, ƣớc tính thay thế khoảng 475000 tấn củi và 950000
lít dầu hỏa, giảm đƣợc 700000 tấn khí nhà kính thải vào khí quyển.
Ở Ấn Độ, chƣơng trình năng lƣợng và và nƣớc sạch nông thôn đã đƣợc triển khai
từ những năm 90 của thế kỷ trƣớc. Hàng năm có khoảng 200.000 hộ gia đình Ấn Độ
chuyển từ sử dụng năng lƣợng củi đốt sang sử dụng biogas. Cho đến nay Ấn Độ đã có
đến hơn 2.000.000 trạm biogas.
Ở Châu Âu, ngƣời ta đã chế tạo các loại động cơ chạy bằng biogas sản xuất
chủ yếu từ các nhà máy xử lý chất thải, các loại động cơ hai kỳ (n = 400 -1250
vòng/phút), công suất 42HP, các loại động cơ tốc độ cao, đa xylanh của hãng
Cantebury có thể cho công suất lên đến 105KWh. Các giải pháp động cơ lƣỡng
nhiên liệu (biogas – Diesel) cũng đã đƣợc nghiên cứu và ứng dụng ở Đan Mạch,
Đức, Thụy Điển...
Ở Việt Nam, cuối năm 2006 có khoảng 25000 hệ thống sản xuất biogas gia
đình, ƣớc tính giảm khoảng 75000 tấn CO2 thải ra mỗi năm. Cho đến thời điểm này,
biogas vẫn chỉ đƣợc sử dụng vào mục đích đun nấu là chủ yếu. Các công trình
nghiên cứu để ứng dụng biogas vào các mục đích khác nhƣ sản xuất điện năng, thắp
sáng, cấp nƣớc… vẫn còn bỏ ngỏ.
2.1 Các thông số cơ bản của biogas
2.1.1 Thành phần
Biogas là một hỗn hợp khí, có thành phần chính là methane-CH4 và CO2,
Nitơ, Hidrogen, Oxygen, H2S và một số khí chiếm tỷ lệ nhỏ.

Các thành phần của biogas


Thành phần Công thức hóa học Tỷ lệ (%)
Methane CH4 50-75
Carbon dioxide CO2 25-50
Nitrogen N2 0-10
Hydrogen H2 0-1
Hydrogen sulfide H2S 0-3
Oxygen O2 0-2
Hơi nƣớc H2O 0-1
Một số đặc tính của methane, lƣợng khí có hàm lƣợng khá lớn trong biogas:
Methane, với công thức hóa học là CH4, là một hydrocacbon nằm trong dãy
đồng đẳng ankan. Methane là hydrocacbon đơn giản nhất. Methane nguyên chất
không mùi, nhƣng khi đƣợc dùng trong công nghiệp, nó thƣờng đƣợc trộn với một lƣợng
nhỏ các hợp chất chứa lƣu huỳnh có mùi mạnh nhƣ etyl mecaptan để dễ phát hiện trong
trƣờng hợp bị rò rỉ. Dƣới đây là bảng các thông số cơ bản của methane:

Methane

Thông tin chung

Công thức hóa học CH4

Bề ngoài Khí trong suốt, màu xanh da trời

Đặc tính

Tỷ trọng và pha 0.717 kg/m3, tồn tại trong tự nhiên ở pha khí

Điểm nóng chảy −182.5°C (90.6 K) ở 1 atm

25 °C (298 K) at 1.5 GPa

Điểm sôi −161.6°C (111.55 K)

Điểm ba thể 90,7 K, 0,117 bar

Tính độc

Nguy hiểm chính Rất dễ cháy

Điểm bắt lửa −188°C

Nhiệt độ tự bốc cháy 482-632°C

Nhiệt độ cháy tối đa: 2148°C

Giới hạn nổ 5–15%


2.1.2 Nhiệt trị
Năng lƣợng của biogas chủ yếu từ khí methane. Methane có nhiệt trị là 1012
BTU/ft3 (9.005 Kcal/m3, ở 15.5 oC, 1 atm), do đó nhiệt trị của biogas (65%
methane) khoảng 500 - 700 BTU/ft3 (4.450 - 6.230 Kcal/m3). Muốn tăng nhiệt trị
của biogas thì phải tăng thành phần CH4 bằng cách khử hơi nƣớc, H2S, CO2…
2.2 Sản xuất biogas
2.2.1 Nguồn nguyên liệu sản xuất biogas
Nguồn nguyên liệu chính để sản xuất biogas là từ chất thải hữu cơ, chất thải
chăn nuôi, chất thải sinh hoạt, từ các bãi rác, ... Lƣợng chất thải này luôn hiện hữu
cùng với cuộc sống của con ngƣời, đồng thời với thế mạnh chăn nuôi hiện có của nƣớc
ta, nên có thể thể xem biogas là nguồn năng lƣợng với trữ lƣợng dồi dào, thời gian sản
xuất rất ngắn. Theo nghiên cứu của ĐH Cần Thơ trong chƣơng trình khí sinh học
quốc gia năm 2008, sản lƣợng khí ứng với các nguồn chất thải nhƣ sau:

Sản lƣợng khí Hàm lƣợng Thời gian lên


Chất thải
m3/kg chất thải khô CH4 (%) men (ngày)
Phân bò 1.11 57 10
Phân thủy cầm 0.56 69 9
Phân gà 0.31 60 30
Phân heo 1.02 68 20

Theo tính toán của Trung tâm ứng dụng sinh học ĐH Cần Thơ, 200 con heo
hoặc 10 nghìn con gia cầm có thể thải 1 m3 phân mỗi ngày. Mỗi một mét khối phân
hữu cơ có thể tạo ra 20- 60 m3 khí biogas, tùy theo kỹ thuật sinh khí. Nhƣ vậy, nếu một
trang trại chăn nuôi có 20 nghìn con heo sẽ thải ra 100m3 phân hay sản sinh ra (2000 –
6000) m3 biogas mỗi ngày, phụ thuộc vào kiểu của hầm ủ. Nhiệt trị của biogas
khoảng 6000 Kcal/m3, nhiệt trị của Diesel là 8740.10 3 Kcal/m3 (10925 Kcal/kg). Vậy
-4
một mét khối biogas có nhiệt trị tƣơng đƣơng với 7.10 m3 Diesel. Tóm lại, 20 nghìn
heo mỗi ngày cho ra lƣợng nhiệt tƣơng đƣơng với lƣợng nhiệt của (1,4  4,2) m3
Diesel.
Mô hình sản xuất biogas từ chất thải chăn nuôi:

2.2.2 Cơ sở lý thuyết của công nghệ sản xuất biogas


Biogas thu đƣợc từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ của vi khuẩn trong điều

kiện yếm khí, xúc tác nhờ nhiệt độ (từ 20-40oC). Thu đƣợc hỗn hợp gồm: H2, H2S,

NH3, CH4, C2H2, CO2… trong đó CH4 chiếm hàm lƣợng cao nhất.

Sơ đồ biến đổi của quá trình phân hủy:


Quá trình lên men methane đƣợc chia làm ba giai đoạn:

Các phản ứng hóa học:


Hợp chất cao phân tử → CO2 + H2 + CH3COO- + C2H5COOH + C3H8COOH

CH3COO- + H2O → CH4 + HCO3- + Q


4H2 + HCO3- + H2O → CH4 + H2O + Q
Các phản ứng sinh hóa xảy ra chủ yếu trong quá trình lên men yếm khí:
2.2.3 Các loại hầm ủ biogas
Đối với hầm ủ biogas loại nhỏ (1 đến 5 m3) thƣờng lắp đặt cho các hộ gia đình
để xử lý chất thải sinh hoạt hay phân gia súc, biogas đƣợc sử dụng để đun nấu, thắp
sáng và sƣởi ấm. Đối với hầm ủ loại lớn (trên 5 m3) thƣờng dùng để xử lý nƣớc thải công
nghiệp hoặc của các trại chăn nuôi lớn. Chất thải của hầm ủ biogas giàu chất dinh
dƣỡng là một nguồn phân bón có giá trị. Nƣớc thải đƣợc dùng để nuôi tảo hoặc phiêu
sinh động vật (Moina) để làm thức ăn cho cá hoặc bón thẳng xuống ao cá. Chất thải
rắn đƣợc phơi khô làm phân bón, hoặc bón cho ao cá. Có nhiều kiểu hầm ủ, tùy thuộc
từng kiểu hầm mà năng suất sinh khối và hàm lƣợng các chất khí có trong biogas sẽ
khác nhau.

Hình 2.1. Sơ đồ cấu tạo hầm ủ biogas


Hình 2.2. Loại hầm nắp cố định hình vòm

Hình 2.3. Sơ đồ cấu tạo loại hầm nắp cố định hình vòm
1. Khu vực phân giải 2. Khu vực chứa khí
3. Lối vào 4. Lối thoát
5. Ống thu khí
Hình 2.4. Sơ đồ cấu tạo loại túi cố định bằng chất dẻo (túi PVC)

Hình 2.5. Loại túi cố định bằng chất dẽo


Hình 2.6. Loại nắp cố định của Trung Quốc

Hình 2.7. Tổ hợp nhiều bể ủ biogas nắp cố định


(của Trung Quốc sản xuất)
Hình 2.8. Hầm ủ biogas, Thái Lan

Hình 2.9. Hầm ủ biogas quy mô lớn, Ấn Độ


Hình 2.10. Hầm ủ quy mô lớn, Thụy Điển

Hình 2.11. Hầm ủ quy mô lớn, Đức


Hình 2.12. Bồn biogas đã hóa lỏng, Đức

Hình 2.13. Các bể ủ biogas từ rác thải sinh hoạt, Đức

Hình 2.14. Mô hình sản xuất biogas từ rác thải sinh hoạt, Đức
Hình 2.15. Mô hình sản xuất biogas quy mô lớn, Thụy Điển

Hình 2.16. Mô hình sản xuất và sử dụng biogas, Đức


2.3. Tinh lọc biogas
Biogas là một loại khí sinh học có nhiều ứng dụng phong phú, tuy nhiên
trong biogas có chứa hydro sulfit (H2S) là một loại khí độc có tính ăn mòn cao, dễ
làm hƣ hại các vật chứa, máy móc, thiết bị vận hành. Ngoài ra, các tạp chất khác
nhƣ CO2, hơi nƣớc.. sẽ làm giảm nhiệt trị, hạ thấp hiệu năng khi sử dụng biogas.
Vì vậy, việc loại bỏ càng nhiều H2S và các tạp chất trong biogas sẽ tăng thêm
giá trị sử dụng của chúng.
Mô hình sản xuất biogas sạch:

Ngày nay, có nhiều phƣơng pháp khử (lọc) H2S từ hóa học, lý học đến sinh học,
nhƣng hai phƣơng pháp khử (lọc) đạt hiệu quả cao, dễ áp dụng nhất đối với ngƣời dân
là:
- Phƣơng pháp bơm 5% không khí vào hệ thống hầm ủ, túi ủ đƣợc áp dụng rộng
rãi ở Cộng hòa Liên bang Đức.
- Phƣơng pháp sinh học lọc H2S qua cột lọc với giá thể là phân bò khô, tro trấu
và xơ dừa. Hiệu quả của phƣơng pháp đạt khá cao (khử 87,5% - 100% H2S, 50- 60%
CO2 ). Đƣợc thực hiện bởi các Kỹ sƣ Đào Trọng Tín và Nguyễn Hữu Phong ở Trung tâm
ứng dụng sinh học Hòa An – Đại học Cần Thơ. Khí biogas từ hầm sau khi lọc bụi,
điều áp, điều nhiệt và gia ẩm sẽ đƣợc đƣa qua cột hấp phụ từ phía đáy
cột. Bên trong cột hấp phụ có một lớp đệm sinh học, tại đây vi khuẩn sẽ phân hủy
các hợp chất hóa học tại chỗ và khi khí ra khỏi đỉnh cột là đã đƣợc xử lý an toàn.
- Phƣơng pháp hóa học:
+ Khử CO2 bằng Ca(OH)2, KOH, NaOH:
NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
Na2CO3 + CO2 + H2O → NaHCO3

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2


+ Khử H2S bằng Na2CO3 hoặc hợp chất của sắt:

H2S + Na2CO3 → NaHS + NaHCO3


- Phƣơng pháp Ironfiling: khử H2S bằng mạt sắt, kết hợp với Ca(OH)2:

Fe2O3 + 3H2S → Fe2S3 + H2O


Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2
Nhƣ vậy, bằng nhiều giải pháp, tinh lọc biogas hoàn toàn có thể thực hiện đƣợc
để khử hầu hết các tạp chất, cho ra biogas khá tinh khiết: hàm lƣợng methane có thể
đạt đƣợc 90-95%, H2S và CO2, hơi nƣớc có thể khử gần triệt để. Điều này cho thấy
khả năng ứng dụng biogas vào một số mục đích khác ngoài đun nấu là có cơ sở, vấn
đề chỉ còn là tuyên truyền, chuyển giao rộng rãi công nghệ xây hầm ủ và công nghệ lọc
cho ngƣời chăn nuôi.

Hình 2.17. Bình khử H2S bằng phƣơng pháp hóa học
Hình 2.18. Các kiểu bình khử H2S bằng phƣơng pháp hóa học
CHƢƠNG 3 – NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH CỦA QUÁ
TRÌNH CHÁY NHIÊN LIỆU BIOGAS TRONG ĐỘNG CƠ
3.1. Ƣu nhƣợc điểm khi dùng biogas làm nhiên liệu cho động cơ
- Dùng biogas làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong là biện pháp gián tiếp
bảo vệ môi trƣờng từ việc xử lý có hệ thống các loại chất thải để sản xuất biogas.
- Tận dụng đƣợc nguồn rác thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi, chất thải sản
trong xuất thực phẩm… làm nguồn nguyên liệu sản xuất biogas. Do đó, về mặt kinh
tế, nhiên liệu biogas có giá thành rất thấp (gần bằng không).
- Một mét khối khí biogas tƣơng đƣơng với 0,70,9 lít dầu Diesel về mặt nhiệt
trị. Trữ lƣợng biogas đƣợc coi nhƣ là vô tận, thời gian tái tạo ngắn, nguồn nguyên liệu
dùng để sản xuất dồi dào.
- Động cơ phát thải ít CO2, mặt khác dùng methane làm nhiên liệu chính, do
đó giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, là vấn đề mà cả thế giới quan tâm.
Do đó, trên thế giới, nhiều nƣớc đã triển khai ứng dụng biogas làm nhiên liệu
cho động cơ ôtô, tàu hỏa.. bởi tính năng ƣu việt của nó.
Tuy nhiên, khi dùng biogas là nhiên liệu cho động cơ vẫn còn tồn tại một số
nhƣợc điểm:
- Khí H2S có thể ăn mòn các chi tiết trong động cơ, giảm tính năng của dầu
bôi trơn, sản phẩm của nó là SOx rất độc.
- Hơi nƣớc, CO2 tồn tại nhiều trong biogas ảnh hƣởng đáng kể đến nhiệt độ
ngọn lửa, giới hạn cháy, nhiệt trị thấp và tỷ lệ không khí/nhiên liệu của biogas.
- Việc hóa lỏng biogas để tồn trữ, vận chuyển… hiện nay vẫn còn khó khăn
và phức tạp. Do đó khai thác sử dụng biogas chỉ mang tính tại chỗ, dùng làm nhiên
liệu cho các động cơ tĩnh tại.
- Do phải sử dụng trực tiếp từ bể chứa (nếu không đƣợc hóa lỏng) để chạy động
cơ nên lƣu lƣợng và áp suất cung cấp biogas thƣờng không ổn định và phụ thuộc vào
năng suất sinh khối của bể ủ, vì thế, động cơ cần có hệ thống nhiên liệu điều chỉnh
linh hoạt để không làm thay đổi đặc tính công suất nói chung và gián đoạn sản xuất
nói riêng.
3.2. Một số đặc tính của quá trình cháy nhiên liệu biogas
3.2.1. Thời gian cháy của methane
Tốc độ lan tràn màng lửa của methane thấp hơn so với xăng. Thời gian cháy
trễ của methane cũng lớn hơn. Vì vậy, giống nhƣ khí thiên nhiên, việc sử dụng nhiên
liệu biogas cho các động cơ đánh lửa cƣỡng bức cũng đòi hỏi thời điểm đánh lửa sớm
hơn.
Thời gian cháy dài cho thấy việc gia tăng thời điểm đánh lửa sớm đơn thuần
sẽ không đáp ứng đƣợc với sự chuyển đổi thông thƣờng, bởi vì nhiệt độ trong xy lanh
ở các thời điểm sớm hơn trong quá trình nén sẽ thấp hơn. Nhiệt độ thấp hơn này sẽ
làm giảm sự phát triển sớm của màng lửa. Thời gian cháy dài hơn có nghĩa là mức độ
giải phóng nhiệt lƣợng thấp hơn dẫn đến công suất chỉ thị sẽ giảm. Thời gian cháy
trễ dài ở trƣờng hợp đốt cháy khí thiên nhiên và biogas là kết quả của giai đoạn thu
nhiệt ban đầu mạnh.
Sự hiện diện của CO2 trong biogas cũng là nguyên nhân góp phần làm giảm
tốc độ màng lửa và tăng thời gian cháy trễ. Thực nghiệm của Karim cho thấy khi
thành phần của CO2 trong biogas tăng lên sẽ có sự gia tăng đáng kể về độ dài của
thời gian quá trình cháy, giai đoạn cháy trễ, và theo đó giảm tỷ lệ nhiên liệu đƣợc đốt
cháy. Góc đánh lửa sớm cho công suất cực đại vốn có giá trị nhỏ nhất ở các tỷ lệ hỗn
hợp lý thuyết, nhƣng đối với biogas thời điểm này cần phải gia tăng hơn khi thành
phần CO2 tăng. Điểm công suất cực đại dịch chuyển về bên hỗn hợp nhiên liệu
nghèo khi thành phần CO2 trong hỗn hợp tăng lên. Nhiệt độ khí thải đƣợc nhận thấy cao
hơn cũng chứng tỏ khoảng thời gian cháy gia tăng.
Vì vậy, giảm thời gian cháy biogas là một thông số quan trọng cho việc cải
thiện hiệu suất và công suất động cơ. Các giải pháp khắc phục đƣợc nghiên cứu nhƣ:
- Tăng góc đánh lửa sớm.
- Sử dụng nhiều nến đánh lửa.
- Tăng năng lƣợng đánh lửa.
- Đánh lửa cải tiến bằng laser.
- Tăng cƣờng xoáy lốc trong buồng cháy ....
3.2.2. Hiệu suất
Biogas cũng nhƣ khí thiên nhiên có đặc tính chống kích nổ tốt. Biogas với
thành phần gồm 64% CH4, 35% CO2 có RON là 136, vì vậy thuận lợi cho tăng tỷ số
nén để tăng hiệu suất động cơ (có thể tăng đến 13). Lựa chọn tỷ số nén cho động cơ
dùng biogas cần dựa trên thành phần của biogas sử dụng. Các thực nghiệm cho thấy
sự sụt giảm công suất động cơ liên quan đến thành phần CO2 trong biogas có thể đƣợc
hạn chế bởi biện pháp gia tăng tỷ số nén.
Việc sử dụng nhiên liệu biogas chứa 38% CO2 làm giảm công suất động cơ
20% so với sử dụng nhiên liệu xăng, nhƣng khi tăng tỷ số nén lên 13 thì công suất động
cơ chỉ giảm 10%. Hiệu suất nhiệt của động cơ khi sử dụng nhiên liệu biogas ở tỷ số
nén 13 cao hơn so với khi sử dụng nhiên liệu xăng ở cùng tỷ số nén đó.
Tuy nhiên, ô nhiễm NOx cũng cao hơn khi sử dụng nhiên liệu khí ở tỷ số nén
cao. Vùng tỷ lệ hỗn hợp hoạt động thích hợp ở các tỷ số nén cao đƣợc đề nghị cho
nhiên liệu biogas với thành phần CO2 cao là vùng gần với tỷ lệ hỗn hợp lý thuyết.
Sử dụng tỷ số nén cao là biện pháp quan trọng để đạt đƣợc tính năng hoạt động
tốt ở động cơ sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên và biogas. Tuy nhiên, điều này dẫn
đến ô nhiễm NOx cao hơn, các giới hạn đƣợc mở rộng đối với hoạt động cháy nghèo
đƣợc nhận thấy ở động cơ hoạt động với nhiên liệu khí là yếu tố chủ yếu để giảm
các phát sinh ô nhiễm này. Từ đó cho thấy vấn đề mấu chốt là phải thiết lập sự cân
bằng giữa độ phát sinh ô nhiễm, công suất và hiệu suất động cơ.
3.2.2. Vấn đề giảm ô nhiễm
Việc sử dụng các động cơ tỷ số nén cao đốt cháy nhanh sẽ gây ra các mức
phát sinh ô nhiễm NOx cao. Sự giải phóng nhiệt lƣợng nhanh hơn làm gia tăng nhanh
nhiệt độ quá trình cháy dẫn đến gia tăng phát sinh ô nhiễm NOx.
Việc giảm ô nhiễm từ các động cơ dùng nhiên liệu khí có thể thực hiện với
chế độ hoạt động ở tỷ lệ hỗn hợp lý thuyết kết hợp với bộ xúc tác xử lý ô nhiễm ba
chức năng; sử dụng các hệ thống đốt cháy hỗn hợp nghèo; đánh lửa trễ; và hồi lƣu
khí thải.
So với biện pháp hồi lƣu khí thải, việc sử dụng hệ thống đốt cháy hỗn hợp nghèo
là biện pháp tốt hơn để đạt đƣợc sự thỏa mãn đồng thời giữa tính năng hoạt
động và ô nhiễm của động cơ. Một hệ thống đốt cháy hỗn hợp nghèo không chỉ làm
giảm ô nhiễm NOx mà còn giảm suất tiêu hao nhiên liệu của động cơ. Có hai phƣơng
pháp để hình thành các hệ thống đốt cháy hỗn hợp nghèo:
+ Các hệ thống buồng cháy đốt cháy trƣớc (Hình 3.1):
Hệ thống dựa trên ý tƣởng phân lớp hỗn hợp, trong đó một phần nhỏ hỗn
hợp đƣợc hình thành với tỷ lệ không khí/nhiên liệu gần với tỷ lệ lý thuyết nhằm cho
phép quá trình cháy bắt đầu đƣợc thuận lợi. Phần còn lại của hỗn hợp nhiên liệu có
tỷ lệ rất nghèo để giới hạn nhiệt độ quá trình cháy từ đó làm hạn chế phát sinh NOx.
Hỗn hợp nhiên liệu giàu chứa trong buồng cháy trƣớc sẽ dễ dàng đƣợc đốt cháy và
khuyếch tán một nguồn năng lƣợng cao cho việc đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu nghèo ở
buồng cháy chính. Tuy nhiên, hệ thống này có một số hạn chế nhƣ kết cấu phức tạp,
lỗ thông giữa buồng cháy trƣớc và buồng cháy chính dễ bị ăn mòn; yêu cầu điều
khiển phức tạp nhất là ở chế độ khởi động và việc chuyển đổi các chế độ tải; việc
thiết kế hệ thống cho sự hoạt động thích hợp ở một phạm vi rộng các chế độ tốc độ
và tải của động cơ cũng rất khó khăn.

Hình 3.1. Dạng buồng cháy đốt trƣớc

+ Các hệ thống buồng cháy mở (Hình 3.2):


Các hệ thống này tƣơng đối đơn giản hơn, chúng giảm thiểu các yêu cầu thay
đổi kết cấu động cơ khi chuyển đổi sang sử dụng nhiên liệu khí. Kết cấu buồng cháy
loại này thƣờng ở dạng hốc lõm đƣợc bố trí ở đầu piston. Hốc lõm thẳng góc với trục
xylanh để tạo xoáy lốc và đặt trục của buồng cháy dọc theo trục của soupape thải, từ
đó giảm thời gian truyền nhiệt từ soupape thải đến hỗn hợp khí chƣa cháy (hạn chế
nhiệt độ soupape thải tăng cao) và ngăn ngừa sự tự cháy. Hạn chế của hệ thống này là
sự ổn định của quá trình cháy kém hơn, phát sinh ô nhiễm CO cao hơn so với hệ
thống buồng cháy trƣớc.

Hình 3.2. Dạng buồng cháy mở


3.2.3. Ảnh hƣởng của chất lƣợng nhiên liệu biogas đến đặc tính của động cơ
3.2.3.1. Đối với động cơ đốt cháy cƣỡng bức
50
Tyû leä CO2 trong nhieân lieäu (CH4+CO2)

40
B

30

20
A

10

Giaøu
2 4 6 8 10 12 14 16 18 Ngheøo

Tyû leä A/F


Vuøng A: Giôùi haïn beùn löûa cuûa hoãn hôïp giaøu.
Vuøng B: Giôùi haïn beùn löûa cuûa hoãn hôïp

ngheøo (Tyû leä khoâng ñoåi 1,5% Oxy trong khí

thaûi)

Hình 3.3a. Mối liên quan giữa A/F với hàm lƣợng CO2 trong biogas
Hình 3.3a biểu diễn các đƣờng đặc tính về giới hạn bén lửa, tỷ lệ hỗn hợp nhiên
liệu/không khí lý thuyết, các đƣờng hỗn hợp hoạt động đƣợc cho động cơ đốt cháy
cƣỡng bức của nhiên liệu biogas theo thành phần CO2 trong biogas và tỷ lệ hỗn hợp
không khí/nhiên liệu. Trong thực tế, đối với nhiên liệu biogas, các tỷ lệ A/F mà động
cơ đốt cháy cƣỡng bức có thể hoạt động đƣợc là khoảng từ 6 10 tùy theo tỷ lệ CO2
trong nhiên liệu.

Hình 3.3b. Mối liên quan giữa  với nhiệt độ bén lửa
Hình 3.3b biểu diễn các đƣờng đặc tính của các nhiên liệu biogas có thành
phần methane và CO2 khác nhau theo nhiệt độ ngọn lửa và tỷ lệ tƣơng đƣơng của hỗn
hợp nhiên liệu/không khí. Khi thành phần methane trong biogas tăng thì nhiệt độ
ngọn lửa cũng tăng, nhiệt độ của ngọn lửa cũng đạt cực đại ứng với tỷ lệ tƣơng đƣơng
của hỗn hợp nhiên liệu/không khí bằng =1.
Hình 3.4 cho thấy các đặc điểm của áp suất trong xy lanh động cơ khi sử
dụng nhiên liệu biogas. Áp suất cực đại trong xy lanh thấp hơn so với sử dụng với
nhiên liệu xăng. Áp suất cực đại tăng khi thành phần CO2 trong biogas giảm và
ngƣợc lại, khi thành phần CO2 trong nhiên liệu càng tăng thì áp suất cực đại đạt đƣợc
trong xy lanh cũng càng trễ hơn (Hình 3.4a). Khi tăng tỷ số nén động cơ cũng sẽ làm
tăng áp suất cực đại trong xylanh (Hình 3.4b).
(a) (b)

Hình 3.4. Đặc điểm áp suất quá trình cháy trong xy lanh động cơ khi sử dụng
nhiên liệu biogas.

Hình 3.5. So sánh đặc tính ngoài của động cơ khi sử dụng nhiên liệu biogas
Hình 3.5 cho thấy các đƣờng đặc tính ngoài của động cơ khi sử dụng nhiên
liệu biogas. Nhìn chung công suất động cơ giảm so với sử dụng nhiên liệu xăng.
Hình 3.6. Đặc điểm công suất và suất tiêu hao nhiên liệu
của động cơ dùng biogas
Hình 3.6 cho thấy đặc điểm về suất tiêu hao nhiên liệu của động cơ dùng
biogas. Khi thành phần CO2 trong biogas tăng thì suất tiêu hao nhiên liệu cũng tăng.
Hình 3.7 cho thấy đặc tính của hiệu suất moment động cơ, hình 3.8 cho thấy
đặc điểm phát sinh ô nhiễm NOx của động cơ sử dụng nhiên liệu biogas, khi thành
phần CO2 trong biogas tăng thì hiệu suất moment động cơ và sự phát sinh NOx giảm
và ngƣợc lại.

Hình 3.7. Đặc tính hiệu suất moment động cơ sử dụng nhiên liệu biogas
Hình 3.8. Đặc điểm phát sinh ô nhiễm NOx khi động cơ dùng nhiên liệu biogas

Hình 3.9 cho thấy đặc điểm phát sinh ô nhiễm HC và CO của nhiên liệu
biogas khi đƣợc sử dụng cho động cơ đốt trong. So với khí thiên nhiên, ở biogas ô
nhiễm HC và CO cao hơn đôi chút.

Hình 3.9. Đặc điểm phát sinh ô nhiễm HC và CO


Hình 3.10. Vận tốc cháy rối của nhiên liệu biogas với thành phần
methane khác nhau
Hình 3.10 cho thấy vận tốc cháy rối cực đại của nhiên liệu biogas thấp hơn
so với nhiên liệu CNG. Vận tốc cháy rối càng giảm khi chất lƣợng biogas càng
thấp. Do vận tốc cháy rối giảm, nên thời gian cháy của hỗn hợp nhiên liệu biogas
cũng dài hơn so với CNG. (Hình 3.11 )

Hình 3.11. So sánh thời gian cháy của hỗn hợp nhiên liệu biogas với CNG
Từ các đặc điểm trên, để nâng cao hiệu suất khi sử dụng nhiên liệu biogas
cho động cơ đánh lửa cƣỡng bức, ngƣời ta thƣờng nghiên cứu áp dụng các biện pháp
giúp đốt cháy nhanh hỗn hợp nhiên liệu trong buồng cháy động cơ. Hình 3.12 cho
thấy việc áp dụng biện pháp đốt cháy nhanh giúp cải thiện rõ rệt hiệu suất của động cơ
khi hoạt động với nhiên liệu biogas.

Hình 3.12. Biện pháp đốt cháy nhanh giúp cải thiện hiệu suất động cơ
khi sử dụng với nhiên liệu biogas
Hình 3.13 cho thấy khi bổ sung H2 vào nhiên liệu khí biogas, tốc độ cháy của
hỗn hợp nhiên liệu sẽ tăng lên, ở đây  là hệ số bổ sung khí H2.

Hình 3.13. Ảnh hƣởng của bổ sung H2 đến tốc độ cháy của nhiên liệu biogas
3.2.3.2. Đối với động cơ nén cháy
- Khi sử dụng nhiên liệu khí cho động cơ nén cháy (CI) ngƣời ta thƣờng cho
động cơ hoạt động ở chế độ lƣỡng nhiên liệu (nhiên liệu lỏng truyền thống kết hợp với
nhiên liệu khí).
- Nhiên liệu khí khi sử dụng ở động cơ CI sẽ cho hiệu suất cao hơn so với khi
sử dụng ở động cơ SI, do tỷ số nén của loại động cơ này cao hơn cao hơn.
- Nhiên liệu khí biogas với tỷ lệ CO2 đến 30% có thể cho đặc tính hoạt động
của động cơ tốt hơn so với nhiên liệu khí thiên nhiên.
- Sử dụng nhiên liệu khí sẽ giúp giảm ô nhiễm khói đen và SO2 ở động cơ CI
Hình 3.14 cho thấy khi sử dụng nhiên liệu khí cho động cơ CI, hiệu suất tổng
thể của động cơ giảm so với sử dụng nhiên liệu truyền thống nhƣng hiệu suất này tốt
hơn so với trƣờng hợp sử dụng cho động cơ SI.

Hình 3.14 : So sánh hiệu suất tổng thể của động cơ CI ở các trƣờng hợp có sử dụng
nhiên liệu khí biogas và trƣờng hợp chỉ sử dụng nhiên liệu truyền thống
CHƢƠNG 4

NGHIÊN CỨU CÁC PHƢƠNG ÁN CUNG CẤP NHIÊN LIỆU


BIOGAS CHO ĐỘNG CƠ
Nội dung:
- Phân tích các phƣơng án cung cấp biogas cho động cơ, ƣu nhƣợc điểm của từng loại.
- Đề xuất phƣơng án cung cấp nhiên liệu biogas cho động cơ khả thi và phù hợp
nhất trong điều kiện sử dụng tại nƣớc ta.
------------------------------------------------------------------------------------
Việc sử dụng nhiên liệu biogas cho động cơ đốt trong có thể đƣợc phân
thành 03 dạng chính :
- Động cơ hoạt động ở chế độ lƣỡng nhiên liệu: Thông dụng nhất là áp
dụng ở động cơ nén cháy (động cơ CI).
- Chuyển đổi động cơ CI
- Chuyển đổi động cơ đánh lửa cƣỡng bức (SI)
Hiện nay tại Việt Nam, thiết kế một động cơ mới sử dụng nhiên liệu biogas
là chƣa có. Hầu hết các động cơ chạy biogas hiện có là chuyển đổi từ nền tảng động cơ
xăng hoặc động cơ Diesel đã có. Có nhiều công trình nghiên cứu chuyển đổi nhiên
liệu đƣợc thực hiện, có thể tổng kết:
4.1. Các phƣơng án cung cấp biogas cho động cơ
4.1.1. Chỉ dùng nhiên liệu biogas
4.1.1.1. Đốt cháy cƣỡng bức bằng bugi
Thực hiện chuyển đổi trên động cơ xăng hoặc động cơ Diesel (một hoặc
nhiều xylanh).
Việc chuyển đổi động cơ xăng đánh lửa cƣỡng bức (SI) để sử dụng nhiên liệu
biogas liên quan trực tiếp đến yêu cầu phải có thiết bị để điều khiển tỷ lệ nhiên
liệu/không khí và thay đổi thời điểm đánh lửa để phù hợp với tốc độ chậm của quá
trình cháy hỗn hợp nhiên liệu biogas. Có thể cải tạo tăng tỷ số nén của động cơ SI
khi sử dụng với biogas để tăng hiệu suất.
Việc chuyển đổi với động cơ Diesel (CI) để sử dụng hoàn toàn biogas, sẽ lắp
thêm bộ đánh lửa và chia điện cao áp, kim phun cao áp cũng cần đƣợc thay thế bằng
bugi để tạo tia lửa đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu biogas/không khí. Do tỷ số nén của
động cơ Diesel thƣờng từ 14 trở lên nên sẽ gây kích nổ khi sử dụng nhiên liệu biogas,
do đó cần phải cải tạo động cơ để giảm tỷ số nén xuống dƣới 13 mới có thể sử dụng
đƣợc nhiên liệu biogas.
Nhiên liệu khí đƣa vào buồng đốt theo các kiểu:
a) Kiểu 1- Phun biogas một hoặc nhiều điểm vào đƣờng nạp theo chƣơng trình
* Thực hiện chuyển đổi trên cơ sở một động cơ xăng dùng chế hòa khí thông
thƣờng hoặc trên động cơ phun xăng điện tử, thậm chí trên động cơ Diesel.
Nhiên liệu khí sau khi điều áp đƣợc một (hoặc nhiều) kim phun đơn điểm (hoặc
đa điểm) trên đƣờng ống nạp của động cơ. Điều khiển kim phun theo chƣơng trình bằng
ECU, trên cơ sở thu nhận và phân tích tín hiệu từ các cảm biến lắp thêm nhƣ: nhiệt độ
động cơ, lƣu lƣợng khí nạp, số vòng quay… Hỗn hợp nhiên liệu đƣợc đốt cháy bằng
bugi có sẳn, hệ thống đánh lửa có thể điều khiển bằng ECU theo chƣơng trình hoặc
không phụ thuộc vào ngƣời nghiên cứu. Công việc chuyển đổi gần giống nhƣ cải tạo
một động cơ dùng CHK thành động cơ phun xăng điện tử.
Cách này đƣợc nhiều nơi nghiên cứu ứng dụng cho nhiên liệu LPG (Liquefied
Petroleum Gas) hoặc CNG (Compressed Natural Gas). Nhƣ ĐH Bách Khoa Tp.HCM
nghiên cứu chuyển đổi cho động cơ của xe ôtô Daewoo Lanos. Đề tài của Ths. Lê
Thanh Phúc (ĐH SPKT Tp.HCM) thực hiện cho nhiên liệu khí LPG. Với biogas cũng
thế đã đƣợc ĐH Bách Khoa Đà Nẵng nghiên cứu trong nhiều công trình khoa học.
Do lƣu lƣợng nhiên liệu khí phun vào đƣợc tính toán tƣơng đối chính xác ứng
với từng chế độ hoạt động của động cơ, kết hợp với hệ thống đánh lửa theo chƣơng
trình nên quá trình cháy đƣợc diễn ra khá hoàn hảo, động cơ cho công suất cao, khí xả
tƣơng đối sạch, động cơ hoạt động ổn định. Tuy nhiên, phải cải tạo khá nhiều các chi
tiết của động cơ. Các chi tiết, các cảm biến lắp thêm thƣờng rƣờm rà, kết cấu chắp vá,
hình thức không đẹp so với một động cơ phun xăng nguyên mẫu.
* Thực hiện chuyển đổi trên cơ sở động cơ phun xăng một điểm hoặc đa
điểm, nhiên liệu khí sau khi điều áp đƣợc các kim phun vào đƣờng nạp (trƣớc xupáp
nạp). Hệ thống đánh lửa vẫn đƣợc sử dụng. Hoạt động của động cơ giống nhƣ động cơ
phun xăng (EFI-Electronic Fuel Injection) thông thƣờng.
Tuy nhiên, cần phải xây dựng lại bản đồ phun nhiên liệu, bản đồ góc đánh
lửa sớm cho phù hợp với nhiên liệu khí có thành phần hóa học khác với xăng.

Hình 4.1. Động cơ phun biogas vào đƣờng nạp, đốt nhiên liệu bằng bugi

b) Kiểu 2- Điều khiển lƣu lƣợng biogas bằng van tiết lƣu
Nhiên liệu khí sau khi điều áp đƣợc phun vào đƣờng nạp sau lọc gió, điều khiển
lƣu lƣợng phun bằng một van tiết lƣu kết nối cơ khí với bộ điều tốc có sẳn của động
cơ. Không dùng chƣơng trình điều khiển phun. Hỗn hợp nhiên liệu đƣợc hình thành
trong đƣờng nạp. Nhiên liệu đƣợc đốt cháy cuối kỳ nén bằng bugi. Động cơ hoạt động
gần giống nhƣ một động cơ xăng dùng chế hòa khí. Động cơ theo kiểu này đã đƣợc Kỹ
sƣ Bùi Hoàng Lang (Tp.HCM) nghiên cứu và ứng dụng trong mảng máy phát điện
cỡ nhỏ phục vụ các trang trại chăn nuôi.
Tuy nhiên, phƣơng án này phải thay đổi nhiều kết cấu động cơ: cần thiết kế thêm
hệ thống đánh lửa, cải tạo lại nắp xylanh để lắp bugi, thiết kế lại đƣờng nạp… Nhƣng do
không thay đổi kết cấu của các chi tiết chính dẫn đến dạng buồng đốt, tỷ số nén
không phù hợp với nhiên liệu khí sau khi chuyển đổi. Vì thế phƣơng án này tồn tại
nhiều nhƣợc điểm nhƣ tiêu hao nhiều nhiên liệu biogas, quá trình cháy không hoàn
thiện, khí xả còn nhiều thành phần gây ô nhiễm.

Hình 4.2a. Chuyển đổi động cơ Diesel sang sử dụng biogas đốt cháy nhiên liệu
bằng bugi (KS. Bùi Hoàng Lang Tp.HCM)

Hình 4.2b. Van tiết lƣu điều chỉnh lƣu lƣợng nhiên liệu biogas, kết nối cơ khí với bộ
điều tốc (KS. Bùi Hoàng Lang Tp.HCM)
Hình 4.2c. Động cơ 120 kW dùng biogas, đốt cháy cƣỡng bức bằng bugi

Hình 4.2d. Động cơ phun biogas đa điểm, đốt cháy cƣỡng bức bằng bugi

c) Kiểu 3- Điều khiển lƣu lƣợng biogas bằng chế hòa khí
Thực hiện chuyển đổi từ một động cơ xăng dùng chế hòa khí (CHK) hiện có,
nhiên liệu khí sau khi điều áp đƣợc cấp vào đƣờng nạp (trƣớc bƣớm ga, sau lọc gió).
Hỗn hợp hòa khí đƣợc tạo giống nhƣ động cơ dùng xăng thông thƣờng. Hệ thống đánh
lửa đƣợc giữ nguyên nhƣng có sự điều chỉnh thời điểm sớm/trễ cho phù
hợp với nhiên liệu khí. Lƣợng nhiên liệu cung cấp cho động cơ đƣợc điều khiển bằng
độ mở bƣớm ga. Do dùng CHK tạo hỗn hợp nhiên liệu biogas nên tồn tại:
- Mạch phun chính, gích lơ chính không còn hoạt động, khi đó họng tiết lƣu của
CHK lại biến thành tác nhân cản trở đƣờng nạp làm cho hiệu suất nạp thấp.
- Mạch tăng tốc không hoạt động đƣợc. Các mạch khác trên CHK hoạt động
kém hiệu quả. Điều này làm cho động cơ đáp ứng không tốt với các chế độ hoạt
động khác nhau, nhất là khi độ mở bƣớm ga và tải trọng ngoài thay đổi liên tục.
- Quá trình cháy không đƣợc xét đến khi chuyển đổi nhiên liệu, lƣợng Oxygen
cung cấp sẽ thay đổi nên bản chất sự cháy không còn phù hợp.
Cách này có ƣu điểm là thực hiện đơn giản, không thay đổi nhiều đến kết cấu
động cơ. Chỉ thích hợp với các động cơ nhỏ, một xylanh, công suất thấp, hoạt động
với chế độ tải ổn định. Chi phí chuyển đổi thấp nên đƣợc nhiều bà con nông dân lựa
chọn và ứng dụng làm nguồn động lực nhỏ, tận dụng nhiên liệu có sẳn.

Hình 4.3. Chuyển đổi động cơ xăng dùng CHK sang dùng biogas.

d) Kiểu 4- Điều khiển lƣu lƣợng biogas bằng họng Venturie


Ở đây, động cơ có cấu tạo và hoạt động gần giống nhƣ một động cơ xăng sử
dụng chế hòa khí. Khi sử dụng biogas, lƣu lƣợng biogas đƣợc điều khiển bằng họng
Venturie, hỗn hợp đƣợc hòa trộn bên trong cổ góp ống nạp (intake manifold), dùng bugi
để đốt cháy hỗn hợp.
Hình 4.4a. Sơ đồ họng Venturie, điều khiển lƣu lƣợng hỗn hợp bằng bƣớm

Hình 4.4b. Sơ đồ họng Venturie, điều khiển lƣu lƣợng hỗn hợp bằng bƣớm
Bên dƣới là một số động cơ hoạt động theo kiểu này:

Hình 4.5. Động cơ điều khiển biogas bằng họng Venturie


Hình 4.6. Các động cơ điều khiển biogas bằng họng Venturie
4.1.1.2. Đốt cháy cƣỡng bức bằng đầu gia nhiệt
Thực hiện chuyển đổi trên động cơ Diesel, nhiên liệu khí đƣợc phun trực tiếp
vào buồng đốt vào cuối kỳ nén giống nhƣ động cơ chạy Diesel. Do hỗn hợp biogas
có nhiệt độ tự cháy cao hơn Diesel nên nhiên liệu không thể tự cháy, lúc này sử
dụng một bugi xông bằng gốm đặt bên trong buồng đốt. Đầu bugi xông có nhiệt độ
1200 – 13000C, đƣợc cách nhiệt, sẽ đƣa nhanh nhiệt độ hỗn hợp đến nhiệt độ cháy để
đốt cháy nhiên liệu tốt hơn. Hệ thống nung nóng duy trì và kiểm soát nhiệt độ của
đầu xông đƣợc ổn định. Lƣợng nhiên liệu phun vào đƣợc ấn định bằng độ rộng của xung
điện cấp cho kim. Cách này đã đƣợc nhiều hãng ôtô trên thế giới nghiên cứu dùng
nhiên liệu LPG, biogas nhƣ động cơ ôtô tải của hãng GM, Volvo…
Tuy nhiên, giống nhƣ phƣơng án trên, cách này rất khó thực hiện vì thay đổi
nhiều kết cấu động cơ, dạng buồng đốt, tỷ số nén không phù hợp. Vì thế tồn tại
nhiều nhƣợc điểm.

Hình 4.7. Động cơ phun biogas trực tiếp vào buồng đốt
4.1.2. Dùng lƣỡng nhiên liệu (Dual Fuel)
4.1.2.1 Dùng lƣỡng nhiên liệu xăng/biogas
Ở dạng này, động cơ hoạt động đồng thời bằng hai loại nhiên liệu
xăng/biogas, trong đó nhiên liệu cơ bản là biogas, hệ thống đánh lửa bằng bugi vẫn
đƣợc sử dụng. Có các dạng chuyển đổi:
a) Kiểu 1- Sử dụng chế hòa khí (CHK) dạng họng khuếch tán hoặc dạng màng
- Khi khởi động: xăng từ bình chứa qua bộ khóa đến CHK, tại đây hỗn hợp
nhiên liệu đƣợc phối trộn, động cơ hoạt động nhƣ động cơ xăng thông thƣờng.
- Khi động cơ hoạt động ổn định, biogas sau khi điều áp dẫn đến bộ sấy khan
(nhiệt sấy lấy từ khí xả động cơ). Lúc này mở khóa cho nhiên liệu khí đi đến bộ trộn
tạo hỗn hợp, đồng thời khóa đƣờng dẫn nhiên liệu xăng. Động cơ sẽ hoạt động với
nguồn nhiên liệu khí. Hệ thống đánh lửa vẫn đƣợc sử dụng.

Hình 4.8a. Sơ đồ cấu tạo CHK dạng màng

Hoạt động của bộ chế hòa khí dạng màng:


Khi dừng động cơ, van C đóng đồng thời đƣờng vào không khí và gas dƣới tác
dụng của lò xo R. Màng M chịu áp suất của khí nạp ở một bên còn bên kia, chịu áp
suất sau họng venturi đƣợc truyền qua nhờ bốn lỗ F. Khi lƣu lƣợng không khí tăng
dần, van xa dần khỏi đế, tạo ra một tiết diện lƣu thông cho bởi lõi định dạng O. Biên
dạng của lõi này đƣợc xác định theo nhiệt trị của nhiên liệu. Bộ phận này cho phép đạt
đƣợc hỗn hợp có thành phần không đổi trong toàn bộ phạm vi hoạt động của động
cơ. Sự điều chỉnh tinh đƣợc thực hiện nhờ tác động vào hai bộ phận sau:
- Bộ giãn nở trên đƣờng nhiên liệu khí cho phép điều chỉnh áp suất gas- không
khí và tác động lên độ đậm đặc của hỗn hợp chủ yếu ở chế độ tải thấp.
- Bƣớm V tạo ra một tổn thất áp suất thay đổi và tác động chủ yếu khi công
suất động cơ đạt cực đại.
Phƣơng án này còn tồn tại:
- Nhiên liệu khí đƣợc sấy trƣớc khi hòa trộn làm cho mật độ hỗn hợp giảm, hiệu
suất nạp thấp.
- Không thể khởi động bằng nhiên liệu khí. Vận hành khởi động phức tạp.
- Hỗn hợp hòa khí khi dùng biogas vẫn phải đi ngang qua CHK, giống nhƣ
phƣơng án 4.3. lúc này họng khuếch tán của CHK trở thành tác nhân cản trở đƣờng nạp.

Hình 4.8b. Chuyển động cơ xăng sang dùng nhiên liệu kép xăng/biogas sử
dụng chế hòa khí (ĐH Bách Khoa Đà Nẵng)
b) Kiểu 2- Điều khiển phun hai nhiên liệu bằng điện tử
Nhiên liệu biogas có thể đƣợc cung cấp bằng hệ thống phun vào cổ góp
(phun tập trung, đơn điểm) hay phun vào trƣớc soupape nạp của từng cylinder
(phun riêng rẽ, phun đa điểm). Hệ thống phun nhiên liệu xăng vẫn giữ nguyên nhƣ
đối với động cơ phun xăng.
Áp suất nhiên liệu trƣớc vòi phun của hai kiểu nhiên liệu này đều cao hơn áp suất
khí quyển. Nhiên liệu phun vào đƣờng nạp động cơ có thể dƣới dạng khí hay lỏng,
trong đó phun nhiên liệu dạng lỏng có nhiều hứa hẹn nhất. Tuy nhiên, nếu phun
nhiên liệu biogas ở dạng lỏng thì trƣớc đó cần có biện pháp hóa lỏng biogas trong quá
trình sản xuất và tồn trữ.

Hình 4.9. Sơ đồ hệ thống cung cấp nhiên liệu của động cơ lƣỡng nhiên liệu
(biogas và xăng), phun nhiên liệu theo chƣơng trình.

Nhiên liệu biogas dƣới dạng lỏng từ bình nhiên liệu đƣợc hút nhờ một bơm
chuyển và duy trì áp suất dƣ trên đƣờng ống khoảng 5 bar để tránh sự bốc hơi. Nhiên
liệu sau đó đƣợc đƣa qua bộ lọc và bộ điều áp trƣớc khi dẫn đến vòi phun .
Vòi phun đƣợc một bộ vi xử lý chuyên dụng điều khiển một cách tự động.
Bộ vi xử lý này nhận phần lớn các tín hiệu cần thiết từ hệ thống cung cấp nhiên liệu
xăng đã có và đƣợc bổ sung thêm những thông tin đặc thù khác của hệ thống cung
cấp nhiên liệu.
Hệ thống phun biogas lỏng cải thiện rất đáng kể tính năng của động cơ cả về
hiệu suất cũng nhƣ mức độ phát sinh ô nhiễm. Công suất và momen tăng do tăng hệ số
nạp còn suất tiêu hao nhiên liệu giảm do điều chỉnh tốt lƣợng nhiên liệu cung cấp theo
chế độ làm việc của động cơ.
c) Kiểu 3- Phun xăng điện tử, điều khiển biogas bằng họng Venturie

Hình 4.10. Sơ đồ động cơ dual fuel xăng/biogas. Điều khiển phun xăng điện
tử, lƣu lƣợng biogas điều khiển bằng họng Venturie

Biogas đƣợc nén trong bình chứa với áp suất từ 7 ÷ 10 bar sau đó đƣợc giãn nở
và bay hơi đến một áp suất nạp thấp hơn áp suất khí trời. Nhờ độ chân không tại họng,
gas đƣợc hút vào đƣờng nạp. Lƣu lƣợng gas cung cấp đƣợc khống chế bởi bộ phận giãn
nở và độ chân không ở ống Venturie. Với bộ chế hòa khí hiện đại, lƣu lƣợng gas đƣợc
điều khiển bởi một bộ vi xử lý chuyên dụng.
Hệ thống cung cấp nhiên liệu này đi kèm với ống xả xúc tác là giải pháp rất
lý tƣởng để làm giảm ô nhiễm. Tuy nhiên, việc nạp nhiên liệu dƣới dạng khí ảnh hƣởng
xấu đến hệ số nạp làm giảm công suất và momen động cơ so với động cơ cùng cỡ
chạy bằng nhiên liệu biogas lỏng.
d) Kiểu 4- Sử dụng soupape gas
Đối với động cơ biogas công suất lớn, gas thƣờng đƣợc cung cấp bởi một
soupape đặc biệt đƣợc đặt trƣớc cửa nạp hay ngay trong xylanh. Soupape này có thể điều
khiển bởi một cánh tay đòn hay bởi một xylanh thủy lực. Soupape gas đƣợc mở trễ
hơn một chút so với soupape nạp để tránh thất thoát gas ra đƣờng xả trong giai đoạn
trùng điệp. Lƣợng gas nạp vào đƣợc điều chỉnh nhờ thời gian mở soupape gas hay độ
chênh áp giữa gas và không khí.

Hình 4.11. Cung cấp biogas bằng soupape gas


4.1.2.2. Dùng lƣỡng nhiên liệu Diesel/biogas
Thƣờng đƣợc chuyển đổi từ động cơ Diesel. Trong trƣờng hợp này, nhiên liệu
Diesel đƣợc dùng làm nhiên liệu mồi. Ở phƣơng pháp này, thay cho lƣợng không khí
sạch nạp vào xylanh trƣớc khi phun nhiên liệu vào nhƣ ở trƣờng hợp đông cơ hoạt
động với nhiên liệu Diesel thông thƣờng, là một hỗn hợp biogas/không khí tỷ lệ
thích hợp đƣợc đƣa vào. Một lƣợng nhỏ nhiên liệu Diesel (thƣờng chiếm từ 10-20%)
đƣợc phun vào để khởi động quá trình cháy. Hệ thống này cần một thiết bị định lƣợng
và hòa trộn biogas/không khí. Sử dụng bộ điều tốc để điều khiển tốc độ động cơ.
Nhiên liệu Diesel mồi đƣợc cung cấp với lƣợng không đổi và nguồn năng lƣợng
chính để tạo ra công suất cho động cơ là từ nhiên liệu khí biogas.
Cách này có nhiều ƣu điểm:
- Không thay đổi nhiều kết cấu động cơ Diesel ban đầu.
- Động cơ có thể chạy bằng 100% nhiên liệu Diesel mà hiệu suất nhiệt vẫn
đảm bảo, lúc này động cơ hoạt động nhƣ một động cơ Diesel thông thƣờng.
- Lƣợng Diesel tiêu hao cho phun mồi thấp (khoảng 5-10%) so với chạy toàn
tải bằng Diesel. Phần còn lại là nhiên liệu khí.
Tuy nhiên, để đƣờng đặc tính công suất đƣợc “mịn và liên tục” tại thời điểm bắt
đầu giảm nhiên liệu Diesel (chuyển sang chế độ phun mồi) thay bằng phun nhiên
liệu khí thì cần có bộ điều khiển thật sự hiệu quả, có thể mô tả công việc bộ điều
khiển:
- Tác động vào thanh răng bơm cao áp về phía giảm nhiên liệu Diesel, chỉ
chừa lại lƣợng phun mồi. (Đối với động cơ tĩnh tại, thƣờng cố định mức phun mồi của
Diesel ở mức tối thiểu, sau đó chỉ điều khiển lƣu lƣợng phun nhiên liệu khí theo tải
trọng ngoài).
- Mở kim phun nhiên liệu khí, tính toán hợp lý lƣợng phun để đảm bảo quá trình
cháy hoàn hảo ứng với tải trọng ngoài của động cơ khi đó.
Phƣơng án nhiên liệu kép Diesel/nhiên liệu khí đã đƣợc nhiều phòng thí nghiệm
trên thế giới nghiên cứu và triển khai ứng dụng bởi tính ƣu điểm của nó. Tại Việt Nam
đã triển khai nhiều dự án nghiên cứu và ứng dụng. Nhƣ đề tài:
- Xác định kích thước van cung cấp biogas cho động cơ hai nhiên liệu
biogas/Diesel nhiều xylanh cỡ lớn, Bùi Văn Ga - Lê Minh Tiến - Trƣơng Lê Bích
Trâm - Trần Thanh Hải Tùng, Trƣờng Đại học Bách khoa Đà Nẵng.
- Hệ thống cung cấp biogas cho động cơ dual fuel biogas/Diesel, Bùi Văn Ga
– Lê Minh Tiến – Nguyễn Văn Đông, ĐH Bách Khoa Đà Nẵng.
- Chuyển đổi động cơ Diesel sang sử dụng nhiên liệu kép Diesel/biogas, ThS Lê
Thị Kim Oanh, ĐH Văn Lang, Tp. HCM.
Hình 4.12. Các động cơ dual fuel biogas/Diesel dùng chạy máy phát điện
(ĐH Bách Khoa Đà Nẵng)

4.2. Nhận xét về các phƣơng án chuyển đổi


* Các động cơ chuyên dùng chạy bằng biogas đã đƣợc sản xuất và thƣơng mại
trên thế giới nhƣ động cơ của Hãng GE Energy Jenbacher (Úc) có công suất từ 330kW
đến 3MW hoặc động cơ của Hãng Jinan Diesel Engine Co., Ltd (Trung Quốc) có
công suất từ 150-660kW. Các động cơ chuyên dùng này thƣờng có giá thành cao hơn
rất nhiều so với động cơ sử dụng xăng dầu truyền thống (thƣờng đắt hơn 3 lần, theo
http://www.sdxsgs.com). Nhiên liệu biogas sử dụng cho động cơ này phải thỏa mãn
một số điều kiện nhƣ thành phần nhiên liệu, áp suất cung cấp....
Mặt khác các động cơ này có nhƣợc điểm quan trọng là chỉ chạy đƣợc bằng biogas,
không chạy đƣợc bằng nhiên liệu lỏng. Do đó, các động cơ biogas có mặt trên thị
trƣờng thế giới nhƣ trên không phù hợp với điều kiện sử dụng ở Việt Nam.
* Còn ở Việt Nam, các phƣơng án chuyển đổi nêu trên mới chỉ là những ứng
dụng có tính tự phát, cải tạo trên nền động cơ chạy xăng (hoặc Diesel) đã có. Vì là
cải tạo, do đó bản chất quá trình cháy chƣa đƣợc nghiên cứu triệt để, kết cấu buồng đốt,
kết cấu tổng thể động cơ không còn phù hợp, nên tồn tại một số vấn đề khi chuyển
đổi nhiên liệu:
- Nhiên liệu chƣa đƣợc lọc tạp chất dẫn đến động cơ nhanh chóng bị ăn mòn do
lƣu huỳnh có trong biogas.
- Không có bộ điều tốc phù hợp nên động cơ làm việc không ổn định khi tải
trọng ngoài thay đổi.
- Quá trình cháy không hoàn thiện làm cho tiêu hao nhiều nhiên liệu, khí thải
gây ô nhiễm, hiệu suất nhiệt thấp, khó khởi động…
- Kết cấu sau khi cải tạo rƣờm rà, tính thẩm mỹ và độ tin cậy kém.
4.3. Phƣơng án thiết kế động cơ dùng nhiên liệu biogas khả thi ở nƣớc ta
Sau khi khảo sát và nghiên cứu các động cơ dùng nhiên liệu biogas hiện có,
thấy rằng phƣơng án thiết kế động cơ dùng nhiên liệu kép (dual fual) Diesel/biogas
bởi các tính năng nổi bật:
- Đặc thù biogas khó có thể hóa lỏng, trong nƣớc vẫn chƣa thực hiện đƣợc, nên
việc tồn trữ với số lƣợng lớn rất khó khăn. Mặt khác, sản lƣợng của biogas thƣờng
không ổn định phụ thuộc vào nguồn phế phẩm sinh học và năng suất sinh khối của vi
sinh vật. Do đó thiết kế động cơ theo phƣơng hƣớng dual fuel là hợp lý nhất khi mà
nguồn cung cấp nhiên liệu khí khó thể đảm bảo ổn định.
- Với bộ điều khiển bằng điện tử, thay đổi dễ dàng tỷ lệ Diesel/biogas khi mà
lƣu lƣợng của nguồn cung cấp biogas thay đổi, không làm ảnh hƣởng hoặc gián đoạn
công việc sản xuất. Động cơ có thể chạy bằng 100% nhiên liệu Diesel khi nguồn
cung cấp biogas bị hết hẳn mà hiệu suất nhiệt vẫn đảm bảo, lúc này động cơ hoạt động
nhƣ một động cơ sử dụng dầu Diesel thông thƣờng.
- Lƣợng Diesel tiêu hao cho phun mồi thấp (khoảng 5-10% so với chạy toàn tải
bằng Diesel). Phần còn lại là nhiên liệu khí.
- Dễ dàng khởi động nhƣ một động cơ Diesel thông thƣờng, vì chế độ khởi động
dùng hoàn toàn nhiên liệu Diesel.
- Hiệu suất nhiệt cao so với các kiểu động cơ biogas khác, bởi với phƣơng pháp
tia lửa mồi (pilot inigtion) nhiên liệu đƣợc cháy trọn vẹn. So với hệ thống đánh lửa
cổ điển dùng tia lửa điện, ngƣời ta thấy hệ thống đánh lửa kiểu này hiệu quả hơn
nhiều vì năng lƣợng do nó tỏa ra cao gấp nghìn lần so với hệ thống đánh lửa bằng tia
lửa điện truyền thống và nó hầu nhƣ không phụ thuộc vào sự phân bố
hỗn hợp trong buồng cháy. Trong trƣờng hợp đó, sự gia tăng áp suất diễn ra nhanh
chóng hơn và hiệu suất động cơ đƣợc cải thiện đáng kể.
- Độ tin cậy khi đốt cháy nhiên liệu cao, hiệu quả gây cháy kéo dài và có thể
đốt cháy với bất kỳ độ đậm đặc nào của hỗn hợp với điều kiện là mức độ rối của
hỗn hợp nhiên liệu biogas/không khí đủ lớn.
- Hiệu suất nhiệt động học cao.
- Khí thải tƣơng đối sạch (theo thí nghiệm của đề tài “Hệ thống cung cấp biogas
cho động cơ dual fuel biogas/Diesel”, Bùi Văn Ga – Lê Minh Tiến – Nguyễn Văn
Đông, ĐH Bách Khoa Đà Nẵng).
Tuy nhiên, nhƣợc điểm của phƣơng pháp lƣỡng nhiên liệu là tỉ số nén cao
làm hạn chế công suất cực đại theo tính chất nhiên liệu khí, trong khi đó việc đốt
cháy bằng tia lửa điện cho phép lựa chọn tỉ số nén tối ƣu cho từng loại nhiên liệu khí
sử dụng. Tuy nhiên việc giảm tỉ số nén sẽ dẫn tới việc giảm hiệu suất nhiệt của động
cơ.
CHƢƠNG 5

ĐỘNG CƠ LƢỠNG NHIÊN LIỆU DIESEL/BIOGAS


– MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT Ở VIỆT NAM –

Mục đích: Tính toán quá trình cháy của động cơ nhằm xác định lại khả năng ứng
dụng biogas làm nhiên liệu cho động cơ theo phƣơng pháp lƣỡng nhiên liệu.
--------------------
5.1. Tổng quan về động cơ dual fuel Diesel/biogas
Động cơ lƣỡng nhiên liệu dựa trên kỹ thuật của động cơ Diesel, nhiên liệu cơ sở
là nhiên liệu khí, nhƣng chúng đƣợc thiết kế để hoạt động trong sự tƣơng tác với
Diesel. Trong đó Diesel đóng vai trò là tia lửa mồi (pilot ignition), tự sinh ra do
nhiệt của quá trình nén không cần bugi đánh lửa.
Khi chạy cầm chừng, hệ thống cho hoạt động hoàn toàn bằng Diesel. Khi bắt
đầu tăng tải, hệ thống cho nhiên liệu khí phun vào đƣờng ống nạp, đồng thời cắt dần
lƣợng Diesel cung cấp. Ở chế độ toàn tải, lƣợng Diesel cấp cho động cơ chỉ còn
khoảng 5-10% so với dùng hoàn toàn bằng Diesel, lƣợng Diesel này luôn duy trì để
tạo sự cháy trong buồng đốt, phần còn lại là nhiên liệu khí với lƣợng cung cấp phụ
thuộc vào tải trọng ngoài của động cơ.
Khi lƣợng biogas cung cấp không đủ thì hệ thống điều khiển sẽ linh hoạt giảm
dần lƣợng biogas và đồng thời tăng dần lƣợng Diesel tƣơng ứng để không làm thay đổi
đặc tính công suất.
Các động cơ Diesel có ƣu điểm là hiệu suất cao nhƣng loại động cơ này gặp một
số trở ngại khi hoạt động với nhiên liệu khí nhƣ xu hƣớng dễ kích nổ ở các chế độ tải
cao, ở tải thấp chúng lại không đốt cháy hoàn toàn đƣợc nhiên liệu. Các trở ngại này
xuất phát từ quá trình cháy phức tạp bên trong động cơ. Quá trình giải phóng năng
lƣợng xảy ra theo ba giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là sự đốt cháy nhiên liệu mồi, tiếp
theo là sự đốt cháy nhiên liệu khí ở vùng lân cận của nhiên liệu mồi, cuối cùng là sự
bắt đầu bén lửa và dẫn đến sự lan tràn màng lửa rối trong phần hỗn hợp khí còn lại. Ở
các tải thấp khí các hỗn hợp tƣơng đối nghèo và lƣợng nhiên liệu
mồi ít hơn, sự lan tràn màng lửa xảy ra không hoàn toàn dẫn đến quá trình cháy của
hỗn hợp cũng không hoàn toàn và làm gia tăng ô nhiễm CO.
Một giải pháp khắc phục có thể đƣợc sử dụng là:
- Tăng lƣợng nhiên liệu phun mồi. Hạn chế một phần lƣợng không khí trong
thành phần hỗn hợp nhiên liệu để tạo hỗn hợp giàu hơn nhƣng cần phải
đƣợc thực hiện cẩn thận để không ảnh hƣởng đến hoạt động của động cơ
Diesel.
- Khả năng bén lửa của hỗn hợp nhiên liệu cũng có thể đƣợc cải thiện bằng
cách hâm nóng trƣớc hỗn hợp không khí/nhiên liệu khí hoặc bổ sung
thêm một lƣợng nhỏ nhiên liệu bổ trợ chẳng hạn nhƣ hơi xăng.
- Một giải pháp khác là phun phân lớp nhiên liệu khí để tạo một hỗn hợp
nhiên liệu giàu ở vùng lân cận của tia nhiên liệu mồi để cải thiện quá
trình cháy.
Tuy nhiên, động cơ Diesel lƣỡng nhiên liệu dùng nhiên liệu khí vẫn tồn tại
một số nhƣợc điểm: việc đạt đƣợc tính tăng hoạt động tối ƣu là rất khó khăn sau khi
chuyển đổi, trong khi hầu hết các loại động cơ Diesel có nhiều kiểu, kích thƣớc và
dãy tốc độ khác nhau. Các động cơ này cũng đòi hỏi một nguồn cung cấp nhiên liệu
Diesel ổn định.
Mặt khác, theo Mitzlaff, việc giảm lƣợng phun nhiên liệu Diesel có thể gây hƣ
hỏng các kim phun cao áp do lƣu lƣợng nhiên liệu ít thƣờng xuyên trong hoạt động sẽ
không đảm bảo yêu cầu làm mát kim phun.
Phun phân lớp nhiên liệu khí vào buồng đốt có thể khắc phục phần lớn các
trở ngại nêu trên tuy nhiên làm tăng tính phức tạp của hệ thống cũng nhƣ sự khó khăn
trong điều khiển.
Có thể tóm tắt chu trình hoạt động của động cơ dùng nhiên liệu kép ở chế độ
toàn tải:
* Kỳ nạp:
- Nhiên liệu khí đƣợc phun vào đƣờng ống nạp.
- Hỗn hợp không khí và nhiên liệu khí hòa trộn sơ bộ và nạp vào xylanh.
* Kỳ nén:
- Không khí và nhiên liệu khí tiếp tục hòa trộn trong buồng đốt.
- Hỗn hợp đƣợc nén làm áp suất và nhiệt độ tăng cao.
- Nhiên liệu Diesel đƣợc phun vào (tia phun mồi).
* Kỳ cháy:
- Trong buồng đốt, do xoáy lốc nên tia phun Diesel đƣợc phân rã tạo thành các
hạt và bay hơi. Dƣới nhiệt độ và áp suất cao Diesel bị bốc cháy, tiếp đến làm cho
nhiên liệu khí phát cháy.
- Áp suất và nhiệt độ trong xylanh tăng nhanh, tác dụng lên piston sinh công.
* Kỳ xả: Sản vật cháy của hai loại nhiên liệu thoát ra ngoài.
Các hạt nhiên liệu lỏng phun vào buồng cháy sẽ tự bốc cháy và tạo ra chừng
ấy điểm đánh lửa trong hỗn hợp nhiên liệu-không khí. Phân tích đƣờng cong áp suất
cho thấy ở chế độ làm việc ổn định, sự gia tăng áp suất của loại động cơ này tƣơng tự
động cơ Diesel. Lƣợng nhiên liệu phun mồi rất nhỏ, nhỏ hơn cả lƣợng nhiên liệu cần
thiết để duy trì chế độ không tải của động cơ Diesel. Vòi phun vì vậy không đƣợc
làm mát đầy đủ nên cần phải lƣu ý hiện tƣợng kẹt kim phun.
Tỉ số nén của động cơ lƣỡng nhiên liệu cũng đƣợc lựa chọn vừa đủ để đảm bảo
nhiên liệu phun mồi tự bốc cháy nhƣng không làm tự cháy hỗn hợp ga-không khí để
tránh hiện tƣợng cháy kích nổ. Tỉ số nén thông thƣờng là 13 đối với động cơ có
đƣờng kính xylanh D=150mm; 11,5 đối với động cơ có D=250mm và 10,5 đối với
động cơ có D=500mm.
Lƣợng Diesel phun mồi đƣợc điều chỉnh ở mức thấp nhất. Ở tốc độ động cơ
nhỏ, khi kiểm tra tia phun ngoài khí trời, chúng ta không thấy tia nhiên liệu. Tuy
nhiên, khi tốc độ động cơ tăng cao do tiết lƣu một lƣợng nhiên liệu bé vẫn đƣợc cung
cấp vào buồng cháy. Năng lƣợng do lƣợng nhiên liệu Diesel tỏa ra đƣợc xem nhƣ không
đáng kể. Nhiệt lƣợng chính thu đƣợc do quá trình cháy biogas sinh ra.
5.2. Tính toán lƣu lƣợng cung cấp biogas của động cơ lƣỡng nhiên liệu
Diessel/biogas
Với hỗn hợp cháy hoàn toàn lý thuyết ϕ=1, chúng ta cần 20g không khí cần thiết
để đốt cháy hoàn toàn 1g CH4. Ở điều kiện thƣờng, tỉ lệ này về mặt thể tích là
20/1,293=15,5 lít và 1/16/22,4=1,4 lít, hay nói cách khác, tỉ lệ thể tích không khí-
nhiên liệu A/F=11 đối với hỗn hợp cháy hoàn toàn lý thuyết.
Giả sử biogas chỉ chứa CH4 và CO2, nếu thành phần thể tích CH4 là X% thì
thành phần thể tích CO2 (100-X)%, nghĩa là trong hỗn hợp cứ 1 lít CH4 thì có (100-
X)/X lít CO2 và 11 lít không khí ở điều kiện cháy hoàn toàn lý thuyết.
Nếu động cơ sử dụng hỗn hợp có độ đậm đặc ϕ thì trong hỗn hợp đó cứ 1 lít
CH4 thì có (100-X)/X lít CO2 và 11/ϕ lít không khí.
Động cơ bốn kỳ chạy với tốc độ n vòng/phút thì thời gian dành cho kỳ nạp là
tnap=30/n. Giả sử hệ số nạp của động cơ xấp xỉ 1 thì lƣu lƣợng của hỗn hợp qua đƣờng
nạp động cơ là:
Vh
q 
nap
t nap

Nếu đƣờng kính đƣờng nạp động cơ là dnap thì tốc độ dòng khí đi qua đƣờng
nạp là:

vnap 4qnap

 2
nap
d
Độ chân không trung bình trên đƣờng nạp:
1
pnap 
2 2
nap
v

Áp suất biogas đƣợc giữ ổn định ở pgas. Vậy chênh áp trƣớc và sau vòi phun
biogas trong giai đoạn nạp là: pnap+pgas .
Tốc độ biogas ra khỏi vòi phun trong kỳ nạp:

2pnap  pgas
vgas,nap 
gas

Tốc độ biogas ra khỏi vòi phun trong phần còn lại của chu trình:
2 gas
vgas 
 gas

Khối lƣợng riêng biogas trong điều kiện thƣờng có thể tính bằng:

gas  1 2240
( X .16  (100  X ).44 m3 )
(

Nếu gọi S (m2) là tiết diện lƣu thông của vòi phun biogas và Qgas (m3) là lƣợng
biogas cung cấp cho động cơ ứng với một chu trình, ta có:
S.tnap(vgas,nap + 3vgas) = Qgas
Từ đó giá trị Qgas ta tính đƣợc bề rộng của xung điện mở kim phun ứng với
các điều kiện vận hành khác nhau của động cơ.
Công suất của động cơ do quá trình cháy của methane sinh ra. Nhiệt trị thấp
của methane ở điều kiện thƣờng là QLHV = 35.570 kJ/m3. Nếu hiệu suất có ích của động
cơ là  thì công suất của động cơ là:
P  .q .Q (kW)
n
e CH4 LHV
120
CHƢƠNG 6

MỘT SỐ KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM BIOGAS LÀM NHIÊN


LIỆU CHO ĐỘNG CƠ
Nội dung: Kết quả thử nghiệm sự hoạt động của một số loại động cơ đốt
cháy cƣỡng bức khi sử dụng biogas làm nhiên liệu.
-------------------------------------------------
6.1. Đối với loại động cơ có tỷ số nén thấp
Bhavin K. Kapadia, Khoa Công nghệ, Viện Khoa học Ấn Độ đã nghiên cứu
thực nghiệm sử dụng 100% biogas làm nhiên liệu cho động cơ phát điện Shriram
Honda EBK 1200. Bảng 6.1 mô tả các thông số kỹ thuật của bộ máy phát điện này.

Bảng 6.1. Các thông số kỹ thuật của bộ máy phát điện


Shriram Honda EBK 1200.
6.1.1. Ảnh hƣởng của phƣơng thức nạp nhiên liệu biogas
Hình 6.1 mô tả phƣơng thức cung cấp nhiên liệu biogas cho động cơ, động cơ
đƣợc thay đổi đôi chút để có thể thực hiện cung cấp biogas vào ngay trƣớc soupape
nạp.
Hình 6.1. Cung cấp nhiên liệu biogas cho động cơ Shriram Honda. Biogas
đƣợc nạp vào động cơ ở vị trí ngay trƣớc xupap nạp

Thực nghiệm cho thấy, khi nạp biogas vào động cơ thông qua bộ chế hòa khí
nhƣ đối với nhiên liệu lỏng, do bộ chế hòa khí đƣợc thiết kế để định lƣợng nhiên liệu
lỏng nên không phù hợp đối với nhiên liệu khí. Mật độ nhiên liệu của khí thấp, không
khí nạp bị chiếm chỗ nhiều hơn so với khi sử dụng nhiên liệu lỏng. Từ đó dẫn đến
giảm hiệu suất thể tích và giảm công suất động cơ.
Khi thực hiện phƣơng thức nạp biogas ở vị trí trên đƣờng ống nạp giữa bộ
chế hòa khí và xupáp nạp, gần sát với soupape nạp thì cho thấy đạt đƣợc hiệu suất
thể tích cao hơn so với phƣơng thức hòa trộn trƣớc biogas với không khí.
Nếu cung cấp biogas với áp suất thấp (ở thực nghiệm nêu trên, áp suất cung
cấp của nguồn biogas là 10 cmH2O) mà không sử dụng thêm thiết bị bơm tạo áp
suất thì động cơ sẽ khởi động không đạt yêu cầu, động cơ hoạt động ngắt quãng do
bỏ lửa do chất lƣợng nhiên liệu của biogas thấp hơn so với nhiên liệu truyền thống đã
sử dụng. Do đó cần có hệ thống cung cấp biogas với áp suất cao hơn.
Khi thực nghiệm phun biogas vào đƣờng nạp động cơ với biogas có thành phần
gồm 60% CH4 và 40% CO2, kết quả cho thấy tỷ lệ tƣơng đƣơng của hỗn hợp khi động
cơ hoạt động với biogas thấp hơn nhiều so với khi hoạt động với nhiên
liệu dầu hỏa. Mặt khác, động cơ chỉ có thể hoạt động ở một phạm vi rất hẹp các tỷ
lệ tƣơng đƣơng của hỗn hợp, ở các tỷ lệ giàu hơn thì động cơ hoạt động không đạt yêu
cầu. Hình 6.2 cho thấy sự thay đổi tỷ lệ tƣơng đƣơng của hỗn hợp nhiên liệu biogas
theo tải động cơ.

Hình 6.2. Sự thay đổi tỷ lệ tƣơng đƣơng của hỗn hợp theo tải động cơ
đối với nhiên liệu biogas.

Ở trƣờng hợp này, do bƣớm ga động cơ mở tối đa để nạp không khí vào, và
sự thay đổi lƣợng biogas cung cấp cũng không ảnh hƣởng nhiều đến lƣu lƣợng khí nạp
ở các tải khác nhau do đó hiệu suất thể tích hầu nhƣ không đổi.
Thực nghiệm cũng cho thấy một sự thay đổi nhỏ lƣợng biogas cung cấp sẽ ảnh
hƣởng mạnh đến khả năng chịu tải của động cơ.
Hình 6.3 so sánh các tỷ lệ tƣơng đƣơng của hỗn hợp biogas theo tải ở trƣờng hợp
nạp hỗn hợp hòa trộn trƣớc và phun biogas vào đƣờng nạp, có thể thấy rằng, khi
cung cấp hỗn hợp theo phƣơng thức hòa trộn trƣớc, động cơ hoạt động gần với tỷ lệ
lý thuyết hơn, trong khi với phƣơng thức phun vào đƣờng nạp, động cơ hoạt động với
tỷ lệ hỗn hợp nghèo hơn.
Hình 6.3. So sánh tỷ lệ tƣơng đƣơng theo tải của động cơ ở các trƣờng hợp
phun vào đƣờng nạp và nạp hỗn hợp hòa trộn trƣớc

Hình 6.4. So sánh hiệu suất tổng thể theo tải của hai phƣơng thức cung cấp
hỗn hợp biogas cho động cơ.

Hình 6.4 so sánh hiệu suất tổng thể theo tải động cơ giữa phƣơng thức cung
cấp hỗn hợp hòa trộn trƣớc và phƣơng thức phun vào đƣờng nạp động cơ của nhiên
liệu biogas. Có thể thấy hiệu suất tổng thể đƣợc cải thiện đôi chút với phƣơng thức
phun nhiên liệu vào đƣờng nạp.
Nhƣ đã phân tích ở trên, ở trƣờng hợp thực nghiệm đã cho thấy hiệu suất thể
tích của động cơ ở phƣơng thức cung cấp hỗn hợp hòa trộn trƣớc thấp hơn phƣơng
thức phun vào đƣờng nạp, với giá trị giảm từ 57 – 50%.
Hình 6.5 so sánh hiệu suất thể tích của động cơ giữa hai phƣơng thức cung cấp
hỗn hợp biogas. Ở trƣờng hợp phun nhiên liệu vào đƣờng nạp, phần đƣờng ống nạp
trƣớc điểm phun biogas chỉ chứa không khí, trong khi ở trƣờng hợp hòa trộn trƣớc sự
hiện diện của biogas trong đƣờng nạp đã chiếm chỗ một lƣợng không khí nhất định làm
hiệu suất thể tích giảm.

Hình 6.5. So sánh hiệu suất thể tích của động cơ theo tải giữa hai phƣơng
thức cung cấp nhiên liệu biogas

Hiệu suất tổng cộng của động cơ có thể đƣợc cải thiện hơn với phƣơng thức
phun biogas vào đƣờng nạp nhờ tạo sự phân lớp hỗn hợp nhiên liệu trong xy lanh động
cơ bằng cách phun trễ biogas ở gần soupape nạp. Sự phân lớp hỗn hợp tạo
điều kiện hình thành vùng hỗn hợp giàu gần bugi giúp cải thiện sự bén lửa và gia
tăng tốc độ phản ứng cháy của hỗn hợp, từ đó cải thiện hơn đặc tính đốt cháy ở tỷ lệ
hỗn hợp nghèo của biogas.
Tuy nhiên, thực nghiệm cho thấy đối với các động cơ có tỷ số nén thấp,
phƣơng thức cung cấp hỗn hợp nhiên liệu biogas bằng cách phun trên đƣờng nạp không
cho công suất động cơ cao hơn so với phƣơng thức cung cấp hỗn hợp hòa trộn
trƣớc. Điều này là do việc tăng lƣợng cung cấp biogas khi động cơ ở tải cao sẽ làm cho
vùng hỗn hợp nhiên liệu giàu gần bugi có tỷ lệ vƣợt quá giới hạn bén lửa của hỗn
hợp biogas (đối với biogas, phạm vi hoạt động đƣợc của tỷ lệ A/F khi sử dụng cho
động cơ đốt trong là rất hẹp).
Nhìn chung, việc cung cấp nhiên liệu biogas cho động cơ bằng phƣơng thức phun
vào đƣờng nạp cho thấy có nhiều ƣu điểm hơn so với phƣơng thức hòa trộn trƣớc. Tuy
nhiên, nếu tỷ số nén của động cơ thấp thì phƣơng thức phun vào đƣờng nạp sẽ cho hiệu
suất tổng thể của động cơ thấp hơn so với phƣơng thức hòa trộn trƣớc do trở ngại về
giới hạn bén lửa của hỗn hợp nhiên liệu biogas.
6.1.2. Ảnh hƣởng của chất lƣợng biogas đến hoạt động của động cơ
Khi sử dụng nhiên liệu biogas có tỷ lệ methane càng cao thì đặc tính hoạt
động của động cơ càng cao. Thực nghiệm với động cơ phát điện Shriram Honda cho
thấy ở trƣờng hợp sử dụng nhiên liệu biogas có 60% CH4 và 40% CO2 thì động cơ
phát ra công suất điện cực đại là 400W, trong khi với nhiên liệu biogas có 75% CH4
và 25% CO2, động cơ phát ra công suất điện cực đại là 610 W. Trƣờng hợp sau tăng
công suất khoảng 50% so với trƣờng hợp trƣớc, tƣơng ứng với sự tăng 47% thành phần
khối lƣợng methane hay mật độ năng lƣợng của nhiên liệu khí này.
Có thể thấy, đối với nhiên liệu biogas có thành phần methane càng cao thì sẽ
cho hiệu suất tổng thể của động cơ ở các điều kiện tải lớn càng cao.
Ở bảng 6.2 cho thấy hiệu suất tổng thể ở tải lớn của động cơ khi sử dụng
nhiên liệu biogas có 75% methane sẽ tăng khoảng 20% so với khi sử dụng nhiên
liệu biogas có 60% methane, nguyên nhân là do đặc điểm của quá trình cháy tốt hơn
ở các nhiên liệu biogas có thành phần methane cao hơn.
Bảng 6.2. So sánh các thông số hoạt động của động cơ Shriram Honda
khi sử dụng nhiên liệu biogas với thành phần methane khác nhau

6.2. Đối với loại động cơ có tỷ số nén cao


Bhavin K. Kapadia cũng tiến hành thực nghiệm sử dụng nhiên liệu biogas
cho động cơ phát điện TVS Victor GLX (hình 6.6), nguyên thủy dùng nhiên liệu
xăng với các thông số kỹ thuật cho ở bảng 6.3.

Bảng 6.3. Đặc điểm kỹ thuật của động cơ TVS Victor GLX
Hình 6.6. Động cơ TVS Victor GLX trên bệ thử

Hình 6.7. Động cơ xăng nguyên thủy TVS Victor dùng dẫn động
máy phát điện 1pha 3 KW.
6.2.1. Cung cấp biogas theo phƣơng thức hòa trộn trƣớc
Hình 6.8 mô tả phƣơng thức cấp hỗn hợp biogas hòa trộn trƣớc cho động cơ.
Trong trƣờng hợp này số lƣợng và chất lƣợng hỗn hợp nhiên liệu cung cấp đƣợc điều
khiển bởi bởi bƣớm ga và van cung cấp khí.
Hình 6.8. Cung cấp nhiên liệu biogas cho động cơ TVS Victor theo
phƣơng thức hỗn hợp hòa trộn trƣớc.
Với nhiên liệu biogas chứa 75% CH4 và 25% CO2, cung cấp cho động cơ
theo phƣơng thức hỗn hợp hòa trộn trƣớc, thực nghiệm cho thấy so với khi động cơ
hoạt động với nhiên liệu xăng, công suất cực đại của động cơ giảm 20.6%.
Động cơ có thể hoạt động với các tỷ lệ tƣơng đƣơng của hỗn hợp khá thấp. Ở
các tải thấp, ø từ 0.65 đến 0.70, ở các tải cao hơn cần hỗn hợp đậm hơn, ø cao nhất
bằng 1,1 khi tải gần cực đại (hình 6.9)

Hình 6.9. Sự thay đổi tỷ lệ tƣơng đƣơng theo tải ở trƣờng hợp cung cấp biogas cho động
cơ TVS Victor theo phƣơng thức hỗn hợp hòa trộn trƣớc
Ở đây, có thể thấy rõ hiệu suất thể tích cực đại khi động cơ hoạt động với
nhiên liệu biogas thấp hơn so với khi hoạt động với nhiên liệu xăng do biogas
chiếm chỗ của không khí nạp nhiều hơn. Các chế độ không tải hoặc tải thấp, hiệu
suất thể tích của động cơ đƣợc cải thiện do lƣợng biogas cung cấp ít (hình 6.10)

Hình 6.10. So sánh hiệu suất thể tích của động cơ giữa chế độ không tải và có tải
khi sử dụng nhiên liệu biogas theo phƣơng thức cung cấp
hỗn hợp nhiên liệu hòa trộn trƣớc.

Hiệu suất tổng thể của động cơ này khi hoạt động với biogas cho thấy tƣơng đối
cao hơn so với khi hoạt động với xăng, sự khác biệt này thể hiện rõ rệt ở các tải cao,
với mức độ cải thiện hiệu suất tổng thể cao nhất đạt 8.8% khi hoạt động với biogas so
với khi hoạt động với xăng (hình 6.11).
Lợi ích của việc sử dụng động cơ có tỷ số nén cao khi hoạt động với nhiên
liệu biogas có thể đƣợc nhận thấy rõ khi hiệu suất tổng thể cực đại của động cơ có tỷ
số nén 9.2 đạt 18.4% so với 6% ở động cơ có tỷ số nén 4.5 (ở động cơ Shriram Honda
ở phần trên).
Hình 6.11. Sự thay đổi hiệu suất tổng thể của động cơ TVS Victor
khi có tải và không tải.
Tuy nhiên, kết quả thực nghiệm cũng cho thấy ô nhiễm HC khi động cơ hoạt
động với nhiên liệu biogas cao hơn so với khi sử dụng với nhiên liệu xăng ở các
mức tải, do thời gian cháy của hỗn hợp biogas dài hơn và mức độ hoàn tất quá trình
cháy thấp hơn so với xăng. Hình 6.12 so sánh ô nhiễm HC giữa các trƣờng hợp
động cơ sử dụng nhiên liệu xăng và sử dụng nhiên liệu biogas với thành phần 75%
CH4 và 25% CO2. Để khắc phục điều này cần phải nâng cao chất lƣợng biogas (tăng
thành phần methane) để quá trình của hỗn hợp nhiên liệu tốt hơn.

Hình 6.12. So sánh ô nhiễm HC của động cơ khi sử dụng nhiên liệu
xăng (n-hexane) và khi sử dụng biogas.
6.2.2. Cung cấp biogas theo phƣơng thức phun vào đƣờng nạp
Hình 6.12 mô tả cách bố trí phun biogas vào đƣờng nạp ở động cơ TVS Victor,
với điểm phun biogas nằm giữa bộ chế hòa khí và cửa nạp của động cơ.

Hình 6.12. Bố trí phun biogas vào đƣờng nạp ở động cơ TVS Victor
Thực nghiệm cho thấy các tỷ lệ tƣơng đƣơng của hỗn hợp khi động cơ hoạt động
với phƣơng thức phun biogas vào đƣờng nạp cũng thấp hơn so với phƣơng thức cung
cấp hỗn hợp khí hòa trộn trƣớc. Sự hoạt động với các tỷ lệ tƣơng đƣơng nghèo hơn cũng
đi kèm với sự cải thiện hơn hiệu suất thể tích của động cơ, nhƣng sự gia tăng của
hiệu suất thể tích chủ yếu là do không khí nạp không bị chiếm chỗ bởi nhiên liệu
khí.

Hình 6.13. So sánh các tỷ lệ tƣơng đƣơng khi hoạt động ở các phƣơng thức cung cấp
hỗn hợp hòa trộn trƣớc và phun vào đƣờng nạp.
Hình 6.13 so sánh tỷ lệ tƣơng đƣơng khi hoạt động của động cơ TVS Victor giữa
phƣơng thức cung cấp hỗn hợp hòa trộn trƣớc và phƣơng thức phun vào đƣờng nạp.
Ở loại động cơ này, mức độ cải thiện hiệu suất thể tích ở trƣờng hợp phun
biogas vào đƣờng nạp so với trƣờng hợp cung cấp hỗn hợp biogas hòa trộn trƣớc trung
bình đạt khoảng 16.7%, mức độ cải thiện cao nhất đạt đến 25% ( hình 6.14).

Hình 6.14. So sánh hiệu suất thể tích của động cơ giữa phƣơng thức cung cấp
hỗn hợp hòa trộn trƣớc với phƣơng thức phun vào đƣờng nạp.

Công suất cực đại đạt đƣợc của động cơ, khi cung cấp biogas bằng phƣơng thức
phun vào đƣờng nạp, cho thấy cao hơn so với cung cấp biogas bằng phƣơng thức hòa
trộn trƣớc, ở trƣờng hợp động cơ thực nghiệm công suất cực đại là 1425 W ứng với
phƣơng thức phun và 1400 W ứng với phƣơng thức hòa trộn trƣớc. Ở phƣơng thức
phun biogas vào đƣờng nạp, lƣợng nhiên liệu tiêu thụ ít hơn giải thích cho sự cải thiện
hơn hiệu suất tổng thể của hệ thống. Hình 6.15 so sánh hiệu suất tổng thể theo các
mức tải của động cơ giữa các phƣơng thức phun biogas vào đƣờng nạp và cung cấp hỗn
hợp hòa trộn trƣớc. Mức độ cải thiện hiệu suất tổng thể ở phƣơng thức phun đạt đƣợc
lớn nhất là 22.2%, mức độ cải thiện trung bình là 20.6% so với phƣơng thức cung cấp
hỗn hợp hòa trộn trƣớc.
Hình 6.15. So sánh hiệu suất tổng thể của động cơ giữa phƣơng thức phun biogas
vào đƣờng nạp và phƣơng thức cung cấp hỗn hợp hòa trộn trƣớc.
Hiệu suất nhiệt của động cơ, tính bằng hiệu suất tổng thể chia cho hiệu suất
chuyển đổi của máy phát điện ở các mức tải, có giá trị cực đại là 30.5% ( hình 6.16).
Tuy nhiên trong trƣờng hợp phun biogas vào đƣờng nạp, khả năng chịu tải của động cơ
cũng không tƣơng ứng với sự cải thiện hiệu suất thể tích, nguyên nhân là với phƣơng
thức phun nhiên liệu biogas ở cửa nạp, việc tăng lƣợng cung cấp nhiên liệu cho động cơ
khi tải tăng làm cho vùng hỗn hợp nhiên liệu giàu ở gần bugi có tỷ lệ vƣợt quá giới
hạn bén lửa của hỗn hợp biogas.

Hình 6.16. Hiệu suất nhiệt của động cơ khi hoạt động với nhiên liệu biogas
đƣợc cung cấp bằng phƣơng thức phun vào đƣờng nạp.
CHƢƠNG 7

KẾT LUẬN

Nhiên liệu khí biogas cho thấy có thể sử dụng làm nhiên liệu cho động cơ đốt
trong nói chung và ô tô nói riêng, bên cạnh các ƣu điểm về ít gây ô nhiễm môi trƣờng,
nhiên liệu biogas còn có một số lợi thế để phát triển sử dụng cho động cơ nhƣ sau:
- Có thể sản xuất từ các nguồn nguyên liệu có sẵn ở từng vùng, từng địa
phƣơng, trữ lƣợng dồi dào, thời gian tái tạo ngắn.
- Quá trình sản xuất loại nhiên liệu này mang tính tự nhiên và hiệu quả cao
(cao nhất trong các loại nhiên liệu sinh học đã đƣợc biết đến hiện nay).
- Quá trình sản xuất và sử dụng nhiên liệu biogas sẽ góp phần làm giảm ô
nhiễm khí nhà kính xét ở nhiều góc độ khác nhau.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều yếu tố hạn chế việc phát triển các công nghệ sử
dụng nhiên liệu biogas cho động cơ đốt trong trong đó có động cơ ô tô nhƣ:
- Thị trƣờng hạn chế do các nhà chế tạo động cơ và xe ô tô còn chƣa mạnh dạn
đầu tƣ cho sản phẩm sử dụng nhiên liệu khí do đã quen với nhiên liệu lỏng
truyền thống.
- Giá thành đầu tƣ cho sản xuất chế tạo còn đắt, mức lợi nhuận khi đầu tƣ
không cao và ngƣời tiêu dùng còn e ngại khi sử dụng.
- Hạn chế trong cơ cấu và hệ thống phân phối sản phẩm, trong hóa lỏng để
tồn trữ nhiên liệu khí: Các công ty lớn cung cấp nhiên liệu cho xe còn
ngại đầu tƣ vào nhiên liệu biogas.
- Hạn chế trong sản xuất do nguyên liệu chất thải hữu cơ ở nhiều nơi còn
chƣa có biện pháp thu gom tập trung, nguồn cung cấp không ổn định.
Một giải pháp khả thi là cần có chiến lƣợc đầu tƣ phát triển sử dụng nguyên liệu
từ chất thải nông nghiệp, phụ phẩm thải ra từ rừng ....
Cuối cùng, phát triển việc sử dụng nhiên liệu biogas là một công cụ quan
trọng góp phần giảm ô nhiễm khí nhà kính do hoạt động xã hội của con ngƣời nói chung
và lĩnh vực giao thông vận tải nói riêng. Hạn chế lệ thuộc vào dầu mỏ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:
1. Bùi Văn Ga (2002), Quá trình cháy trong động cơ đốt trong , Nxb Khoa học
kỹ thuật, Hà Nội.
2. Bùi Văn Ga, Ngô Văn Lành, Ngô Kim Phụng (2007), Tinh luyện khí biogas
để chạy động cơ đốt trong. Khoa học và Phát triển, Đà Nẵng.
3. Bùi Văn Ga, Ngô Văn Lành, Ngô Kim Phụng (2007), Thử nghiệm khí biogas
trên động cơ xe gắn máy. Tạp chí Khoa học và Công nghệ số 1- 2007, Đại
học Đà Nẵng.
4. Bùi Văn Ga, Trƣơng Lê Bích Trâm, Trƣơng Hoàng Thiện, Lê Minh Tiến (26-
28/7/2007), Hệ thống cung cấp khí biogas cho động cơ cỡ nhỏ. Tuyển tập
Hội Nghị Cơ học thủy khí toàn quốc, Huế.
5. Bùi Văn Ga, Trƣơng Lê Bích Trâm, Lê Minh Tiến, Trần Hậu Lƣơng (2008),
Biogas-Gasoline Hybrid Engine. Tạp chí Khoa học-Công nghệ số 3-2008,
Đại học Đà Nẵng.
6. Lê Thanh Phúc (2008), Thiết kế lắp đặt hệ thống cung cấp nhiên liệu Biogas
điều khiển bằng điện tử cho máy phát điện , Đề tài nghiên cứu KH, ĐH SPKT
Tp.HCM, Tp.HCM.
7. Lê Thanh Phúc (2007), Thiết kế lắp đặt hệ thống cung cấp nhiên liệu LPG
điều khiển bằng điện tử cho động cơ Diesel, Luận văn thạc sỹ kỹ thuật, ĐH
SPKT Tp.HCM, Tp.HCM.
8. Nguyễn Duy Thiện (2005), Công trình năng lượng khí sinh vật Biogas, Nxb
Xây dựng, Hà Nội.
9. Đào Trọng Tín và Nguyễn Hữu Phong (2008), Lọc hydro sulfit trong biogas,
Dự án VIE/020 – Bèo Lục Bình, Trung tâm nghiên cứu đa đạng sinh học
Hòa An – Đại học Cần thơ, Hội nghị Khoa học Đại học Cần Thơ.
Tiếng Anh:
1. N.A.Chigier (1999), Progress in energy and combustion science , An
International Review Journal, Pregamon, USA.
2. Charles Fayette Taylor (1984), The internal-combustion engine in theory and
practice, The M.I.T, England.
3. N. Mustafi, R. R. Raine and P. K. Bansal, Biogas Fuel for Internal
Combustion Engines, Department of Mechanical Engineering, The
University of Auckland.
4. Biogas as Vehicle Fuel, A European Overview, Trendsetter Report No 3
2003, October 2003, Stockhom.
5. Klaus Von Mitzlaff, Engine for biogas, Deutsche Gesellschaft für
Technische Zusammenarbeit (GTZ) GmbH, 1988.

You might also like