You are on page 1of 2

MÔN: THIẾT KẾ THÍ NGHIỆM VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU

Thời gian làm bài 70 phút


Đề 1
Câu 1: (2,0 điểm) Trong một phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu nhận thấy thành phần
của các khoáng chất trong sữa ảnh hưởng đến độ tăng chiều cao của trẻ sơ sinh. Các nghiên
cứu trước đó, hàm lượng kẽm (5 - 10 µmol/kg/ngày), hàm lượng calcium (4 - 8
nmol/kg/ngày) và hàm lượng Magnesium (2 – 10 nmol/kg/ngày) đồng thời ảnh hưởng đến
đến chiều cao của trẻ. Anh/Chị hãy đề xuất cho nhóm nghiên cứu phương pháp bố trí thí
nghiệm phù hợp để xác định được hàm lượng các khoáng chất tối ưu cho quá trình tang
chiều cao của trẻ.
Ghi chú: Anh/Chị vui lòng trình bày theo các đề mục dưới đây:
- Đề xuất phương án bố trí thí nghiệm (0,25 điểm)
- Xác định các yếu tố thí nghiệm (Factors), mức của từng yếu tố thí nghiệm tương ứng
(đề xuất) (0,75 điểm)
- Xác định hàm mục tiêu (Responses) (0,25 điểm)
- Viết ma trận thí nghiệm (đề xuất) (0,5 điểm)
- Đề xuất các phương pháp xử lý số liệu có thể được sử dụng (0,25 điểm)
Câu 2: (2,0 điểm) Giả sử sau khi tiến hành thí nghiệm bên trên, kết quả tối ưu thu được
cho độ tăng chiều cao của trẻ là hàm lượng kẽm 7,0 µmol/kg/ngày, hàm lượng Calcium là
7,2 nmol/kg/ngày và hàm lượng Magnesium là 5,5 nmol/kg/ngày; tại điều kiện này theo
mô hình thu được thì độ tăng chiều cao của trẻ sau 20 tuần uống sữa là 755 mm. Tiến hành
thí nghiệm kiểm chứng tại điều kiện tối ưu trên, kết quả về chiều cao của 12 trẻ sau sau 20
tuần uống sữa như bảng sau:

Độ tăng chiều cao của trẻ sinh non sau 5 ngày tuổi (mm)
656 784 875 793 755 645
753 832 614 901 598 742
Với mức ý nghĩa 5%, Anh/Chị hãy cho biết kết quả tối ưu hóa bằng phần mềm có phù
hợp với kết quả kiểm chứng tại điều kiện thực tế hay không?
Câu 3: (2,0 điểm) Trong một nghiên cứu khác, các nhà dinh dưỡng học tiến hành thay đổi
hàm lượng của kẽm lần lượt là 6,0; 8,0 và 10,0 µmol/kg/ngày tại hàm lượng Calcium là
7,2 nmol/kg/ngày và hàm lượng Magnesium là 5,5 nmol/kg/ngày. Kết quả về độ tăng chiều
cao của trẻ sau 20 tuần uống sữa được thể hiện trong bảng sau:
Hàm lượng kẽm (µmol/kg/ngày)
Lần lặp
6 8 10
1 531 745 485
2 613 669 496
3 628 832 475
4 579 797 457
5 595 803 468
Anh/Chị hãy trả lời các câu hỏi sau:
3.1. Lập công thức và tính toán các giá trị Q1, median, Q3 và IQR cho các nghiệm thức (1,5
điểm). Ghi chú: chỉ ghi kết quả mà không lập công thức tính toán sẽ không được chấm
điểm.
3.2. Vẽ biểu đồ hộp (box-plot) của các nghiệm thức trên cùng một đồ thị (0,5 điểm).
Câu 4: (2,0 điểm) Kết quả thu được khi phân tích phương sai một nhân tố của bộ dữ liệu
câu 3 như sau:
Analysis of Variance

Source DF SS MS F-Value F-crit

Factor …….. ………….. 109181.7 ..……… ….…………..


Error …….. 22988.4 ………..
Total …….. …………..
Trả lời câu 4:
4.1. Lập công thức và tính toán các giá trị còn trống trong bảng trên (1,0 điểm). Với F-
crit là giá trị của F tra bảng. Ghi chú: chỉ ghi kết quả mà không lập công thức tính
toán sẽ không được chấm điểm.

4.2. Dự đoán giả thuyết thống kê phù hợp với phương pháp phân tích trên (0,5 điểm).
4.3. Kết luận về kết quả phân tích trên (0,5 điểm).
Câu 5: (2,0 điểm) Có đủ bằng chứng cho thấy có sự khác biệt về độ tăng chiều cao của trẻ
sau 20 tuần uống sữa giữa hai nghiệm thức của hàm lượng kẽm 6 µmol/kg/ngày và 10
µmol/kg/ngày hay không? Với mức ý nghĩa 5% và giả định phương sai cân bằng (dữ liệu
câu 3).

You might also like