You are on page 1of 6

1. Khái niệm Marketing là gì? Thế nào là bản chất của Marketing?

• Khái niệm: Marketing là quá trình làm việc với thị trường nhằm thoả mãn
những nhu cầu và mong muốn của con người, hoặc Marketing là một dạng hoạt
động của con người (bao gồm cả các tổ chức) nhằm thoả mãn nhu cầu và mong
muốn thông qua trao đổi.
• Bản chất của Marketing: Là những hoạt động của con người diễn ra trong mối
quan hệ với thị trường. Marketing có nghĩa là làm việc với thị trường để biến
những trao đổi tiềm ẩn thành hiện thực với mục đích thoả mãn những nhu cầu, ước
muốn của con người. Trong quá trình trao đổi, bên nào tích cực tìm kiếm cách trao
đổi hơn so với bên kia thì được gọi là người làm Marketing, bên kia được gọi là
khách hàng. Như vậy, không chỉ có người bán mới làm Marketing mà người mua
cũng làm Marketing. Tuy nhiên, trong khuôn khổ môn học này chỉ tập trung giới
thiệu về Marketing của người bán.

2. Nhiều người đánh giá rằng marketing chính là bán hàng, theo anh/chị điều
đó đúng hay không? Giải thích tại sao?

 Marketing không chỉ đơn thuần chỉ là hoạt động bán hàng. Nếu một sản
phẩm có chất lượng kém, một sản phẩm không phù hợp với đòi hỏi của
người tiêu dùng, có giá cả bất hợp lý thì có thuyết phục được khách hàng
không? Câu trả lời là không, bởi vì khách hàng chỉ ưu tiên lựa chọn những
sản phẩm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu và mong muốn của họ. Vì vậy, các hoạt
động bán hàng, tiếp thị và kích thích tiêu thụ không phải là là vấn đề mấu
chốt quyết định thành công của việc bán hàng. Thực ra tiêu thụ chỉ là một
khâu của hoạt động Marketing

3. Sự khác biệt giữa nhu cầu, mong muốn và yêu cầu trong quan điểm
marketing là gì? Cho ví dụ về 1 nhu cầu, mong muốn và cầu của anh/chị?

 Nhu cầu là trạng thái thiếu hụt của con người về một sự thỏa mãn cơ bản
nào đó. Ví dụ như nhu cầu về thức ăn, chỗ ở,..
 Mong muốn là sự ao ước có được những thứ cụ thể để thỏa mãn những nhu
cầu. Mong muốn bị tác động bởi môi trường sống. Ví dụ: hai người đều có
nhu cầu về ăn uống nhưng do môi trường sống khác nhau nên một người có
mong muốn ăn cái này, một người lại có mong muốn ăn cái khác.
 Yêu cầu là mong muốn có được sản phẩm cụ thể. Mong muốn trở thành yêu
cầu khi có sức mua hỗ trợ. Ví dụ: Một người có nhu cầu đi lại, mong muốn
mua một chiếc xe ô tô nhưng phải có sức mua tức là khả năng mua thì mới
có yêu cầu mua ô tô.

4. Phương pháp xây dựng mục tiêu marketing bao gồm mấy bước? Cho ví dụ
về việc xây dựng 1 mục tiêu marketing cụ thể.

 Phương pháp xây dựng mục tiêu marketing bao gồm mấy bước? Cho ví dụ
về việc xây dựng 1 mục tiêu marketing cụ thể:
1. Lập danh sách những mục tiêu gần đây bạn vừa đạt được
Chúng có thể là những mục tiêu lớn hay những bước nhỏ để dẫn tới những mục
tiêu cao hơn.
2. Điểm giúp bạn bắt đầu hình dung quá trình xây dựng mục tiêu chính là
điểm khởi đầu
Hãy trả lời những câu hỏi dưới đây:
- Công ty của bạn hiện có gì?
- Công ty bạn có phải là công ty mới thành lập, hoạt động theo hệ thống quản lý
mới, hay chỉ đang trong tình trạng cần phải làm mới các nỗ lực?
- Sản phẩm/dịch vụ hiện tại của bạn có khách hàng hiện tại/triển vọng không?
- Các khách hàng triển vọng không biết công ty bạn không?
3. Sau khi trả lời những câu hỏi này, bạn cần nắm được:
- Bạn khao khát điều gì, tương lai mơ ước của bạn là gì, và bạn đang đi tới đâu, với
tư cách vừa là một công ty vừa là một người làm marketing. (Bởi vì đây là
marketing du kích trong 30 ngày chứ không phải quản lý du kích trong 30 ngày,
cho nên bạn cần tập trung trả lời câu hỏi này dưới góc độ marketing)
- Tại sao bạn đi làm mỗi ngày?
- Bạn dự định đi tới đích muốn đến bằng cách nào? Đây là câu hỏi luôn thường
trực trong đầu mỗi người khi tính toán cách đi từ A tới B. Ở đây, chúng ta không
tập trung vào chi tiết, mà vào phạm vi suy nghĩ chung. Trong các ví dụ, bạn sẽ tìm
hiểu kỹ hơn về quy trình lập kế hoạch, làm việc như một nhóm hoạch định để có
thể đưa ra những ý tưởng về sản phẩm và dịch vụ mới; đánh giá nhu cầu khách
hàng đối với những sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp; hoặc xây dựng một cơ sở hạ
tầng thiết bị và con người nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho nhóm khách
hàng phù hợp trên thị trường.
4. Suy nghĩ về những mục tiêu thực sự:
- Xác định rõ mục tiêu hoạt động marketing.
- Chuyển tải mục đích thành những mục tiêu marketing càng cụ thể càng tốt. Hãy
lưu ý: Đừng nhầm lẫn giữa những mục tiêu cụ thể với những chiến thuật chi tiết.
- Hãy ghi lại những mục tiêu này hoặc lưu trong máy tính
- Phác họa một số ý nghĩ và chỉ rõ cần có những nguồn lực nào (thời gian và tài
chính) để đạt được các mục tiêu đó.
- Xem lại các mục tiêu bằng các công cụ kiểm tra tính thực tế được mô tả ở trên.
- Thông báo các mục tiêu tới tổ chức, hiệp hội, người hướng dẫn, bạn bè hay các
thành viên trong gia đình.
- Mô tả rõ mỗi mục tiêu khi được hoàn thành.
5. Sẽ có những trở ngại, khó khăn vì thế bạn cần phải linh hoạt
Chuẩn bị hết sức chu đáo để đối phó lại trở ngại, bạn hãy cân nhắc về việc thực
hiện những việc sau:
- Viết ra bất kỳ mối quan tâm nào liên quan đến việc hoàn thành mục tiêu
- Tìm ai đó để trao đổi về những trở ngại khó khăn bạn đang gặp phải
- Phát hiện những yếu tố có thể cản trở bạn
- Xác định rõ những nguồn lực cần thiết để vượt qua những khó khăn
- Cam kết vượt qua các trở ngại này.

5. Như thế nào là một tổ hợp tiếp thị? Marketing mix là tổ hợp của những
công cụ nào? Đóng vai trò gì trong việc hoạch định chiến lược marketing?

 Tổ hợp tiếp thị hay còn gọi là Marketing Mix là một tổ hợp các công cụ tiếp
thị quan trọng mà doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, phân tích để có thể
triển khai chiến lược Marketing hiệu quả nhất để từ đó doanh nghiệp đạt
được mục đích của mình trong kinh doanh (thu về lợi nhuận, tạo uy tín
thương hiệu…). Các yếu tố đó bao gồm 4P (Price – Product – Promotion –
Place) hoặc 7P (4P + People + Process + Physical Evidence).
 Trong đó :
- Product (sản phẩm): Product (sản phẩm) là một yếu tố rất quan trọng của
một Marketing Mix. Bạn cần hiểu rõ sản phẩm của mình là gì và sẽ đem lại
lợi ích gì cho khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh.
- Price (giá cả): Giá cả không chỉ thể hiện được giá trị của sản phẩm mà
còn phải phù hợp nhất với tệp đối tượng khách hàng của bạn.
Có ba chiến lược để bạn định giá sản phẩm định, bao gồm:
- Neutral pricing (định giá trung lập)
- Market skimming pricing (định giá hớt váng)
- Market penetration pricing (định giá thâm nhập)
- Place (phân phối): Một hệ thống phân phối tốt sẽ giúp sản phẩm/dịch vụ
của bạn được cung cấp đến đúng nhóm khách hàng hơn, giúp khách hàng
thuận tiện trong việc tiêu thụ và sử dụng hơn. Chính vì thế, Có hiểu biết và
tầm nhìn sâu rộng về thị trường của doanh nghiệp sẽ giúp bạn xác định
được ốc “P” thứ ba 3 tốt nhất.
- Promotion (xúc tiến): Khi đã xác định được 3P trên đây thì P –
Promotion (tạm dịch là quảng bá – truyền thông) sẽ giúp doanh nghiệp thúc
đẩy hoạt động brand positioning và sales.
Promotion bao gồm các yếu tố:
- Quảng cáo (advertising)
- Tiếp thị (sales promotion)
- Quan hệ công chúng (public relation)
- Tổ chức bán hàng (sales organization)
Với thời đại marketing 4.0 đang bùng nổ như hiện nay, doanh nghiệp cần
phối hợp cả hai yếu tố là thị trường marketing online và Marketing offline
- People (con người): Không chỉ nói đến khách hàng mục tiêu mà còn cả
những người trực tiếp tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ và sản phẩm
doanh nghiệp của bạn.Để biết rõ khách hàng mục tiêu là ai nạn cần dựa vào
giá trị sản phẩm em và chiến lược truyền thông. Nhân viên của doanh
nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng bởi họ chính là người cung cấp dịch vụ
đó tới khách hàng. Tất cả các vị trí như hỗ trợ khách hàng, chăm sóc khách
hàng, copywriters, lập trình viên, Markter… đều cần hiểu rõ 7P của doanh
nghiệp.
- Process (quy trình): Process chính là những quy trình, hệ thống, chiến
lược giúp doanh nghiệp vận hành và giới thiệu sản phẩm đến khách hàng
mục tiêu hiệu quả nhất.Triển khai một quy trình bày bản có hệ thống có thể
phân tích đo lường đánh giá và rút kinh nghiệm sẽ giúp doanh nghiệp tiết
kiệm chi phí trong việc cung cấp dịch vụ tới khách hàng.
- Physical Evidence (bằng chứng vật lý): Physical Evidence là tập hợp trải
nghiệm những thực tế, tập hợp các yếu tố vật chất có khả năng ảnh hưởng
tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh dịch vụ. 2
yếu tố đó là:

 Các yếu tố nhân tạo như cơ sở vật chất, những trang thiết bị của doanh nghiệp,
cách trang trí, sắp xếp màu sắc, ánh sáng không gian,…
 Những yếu tố thiên nhiên hình thành như sông núi, biển, hồ, những di tích,
danh lam thắng cảnh…

Việc xác định đúng Physical Evidence là nhiệm vụ khó khăn bởi vì nó thuộc về Phạm
trù giá trị vô hình, đòi hỏi doanh nghiệp phải hiểu rõ và nắm được mong muốn khách
hàng, đem đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm hoặc
dịch vụ của mình.

Vai trò của Marketing Mix đối với doanh nghiệp

Nói đơn giản nhất thì Marketing Mix là một mô hình giúp doanh nghiệp xác định
chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng cho sản phẩm/dịch
vụ của họ.

Ngược lại, Nếu không phân tích đúng Marketing Mix của doanh nghiệp, thì Không
thể xác định đúng đối tượng khách hàng và tất nhiên không thể đem lại doanh thu như
mong muốn thậm chí là thấp bại.

Ngoài ra, Marketing Mix cần được phân tích vốn đắng gắn liền với sứ mệnh và tầm
nhìn của doanh nghiệp hoặc phải gắn liền với sự ra đời của một sản phẩm/dịch vụ
trong một giai đoạn nhất định.

Có thể nói, mỗi “P” trong Marketing Mix sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của
doanh nghiệp và hơn hết có thể quyết định sự thành bại của kế hoạch đó. Cho nên,
Việc nghiên cứu một marketing mix là điều một Marketer cần phải bỏ công sức.

6. Marketing bị chỉ trích vì nó khiến mọi người mua những món hàng không
cần thiết. Hãy cho biết ý kiến của anh/chị về nhận định này?

 Chúng ta thường nhầm lẫn cho rằng khách hàng chỉ mua thứ mà họ cần.
Nhưng thực tế họ mua thứ mà họ MUỐN. Nhu cầu bị điều khiển bởi logic,
nhưng mong muốn lại bị điều khiển bởi cảm xúc. Công việc của marketing là
làm cho khách hàng muốn sp của bạn, không nhất thiết phải là cần, họ có thể
cần hoặc không. Tại sao chúng ta mua hàng? Chúng ta mua hàng vì những
mong muốn mang tính cảm xúc. Do đó việc marketing khiến mngười mua
những món hàng không cần thiết không có gì đáng bị chỉ trích. Việc bạn biết
cách tiếp thị sản phẩm dựa trên khai thác đúng những khía cạnh cảm xúc của
khách hàng tiềm năng có mối liên hệ nhất định đến sản phẩm của mình là một
điều cần thiết trong marketing

7. Giải thích sự khác biệt giữa 2 thuật ngữ tiếp thị xã hội (social marketing)
và tiếp thị thuộc về xã hội (societal marketing).

 Hiểu một cách đơn giản, Social Marketing và Societal Marketing


Concept là giáo dục hành vi tốt cho xã hội thông qua những thói quen sinh hoạt
hay hành vi tiêu dùng sản phẩm, hiểu một cách sâu xa, đây là hình thức đề cao
giá trị nhân văn của xã hội thay vì chỉ tập trung quảng bá giá trị của sản phẩm.

 Social Marketing  dựa trên hàng loạt các khoa học xã hội và các chính
sách xã hội, phương pháp tiếp cận và luôn sánh đôi cùng những trào lưu
marketing mới nhất, những công cụ marketing tiên tiến nhất như Internet, điện
thoại. Social Marketing có thể được áp dụng để quảng bá hàng hóa công, hoặc
để hướng một xã hội tránh sử dụng hàng hóa khiếm khuyết (không tốt) và
thông qua đó thúc đẩy phúc lợi xã hội nói chung. Nên thường được các tổ chức
xã hội sử dụng nhằm  có thể nhằm giáo dục cho họ tránh những hành vi không
tốt và duy trì những thói quen tốt.

 Các tổ chức kinh doanh thuần túy thì thường xuyên sử dụng Societal
Marketing Concept (Tiếp thị với ý tưởng hướng tới xã hội) hay còn gọi
là Sustainable Marketing (Tiếp thị bền vững). Societal Marketing
Concept mang tính thương mại, mặc dù đã đưa trách nhiệm xã hội vào các
chiến lược tiếp thị thương mại nhưng mục tiêu cuối cùng cũng là xây dựng
thương hiệu và thúc đẩy doanh số. Trái ngược với nó, Social Marketing sử
dụng các lý thuyết tiếp thị thương mại, các công cụ và kỹ thuật cho các vấn đề
xã hội, được áp dụng cách tiếp cận hướng khách hàng (Customer oriented)
trong việc theo đuổi các mục tiêu xã hội như Chiến dịch chống hút thuốc hoặc
gây quỹ cho các tổ chức phi chính phủ

You might also like