You are on page 1of 3

1.

1 Khái niệm về MPLS và các khía cạnh quản lí MPLS


MPLS định ra một hình mẫu khác biệt về cách truyền dữ liệu. Thay vì phải dựa vào địa chỉ đích, quá
trình định tuyến giờ đây dựa hoàn toàn vào các nhãn (label). Việc từ bỏ khái niệm định tuyến dựa
vào địa chỉ đích, MPLS cho phép nhiều tham số mới tham gia vào quyết định lựa chọn đường đi,
chẳng hạn như kỹ thuật lưu lượng (traffic engineering), các yêu cầu về chất lượng dịch vụ (quality of
service), cũng như tính riêng tư (privacy) giữa các khách hàng sử dụng chung một hạ tầng MPLS,
bên cạnh các thông tin định tuyến thông thường.

Hiện thời, hai ứng dụng quan trọng nhất của MPLS là kỹ thuật lưu lượng và mạng riêng
ảo. Tuy nhiên các ứng dụng khác của MPLS như VoIP, các dịch vụ mô phỏng kênh ảo và
dịch vụ mạng LAN ảo qua MPLS cũng sẽ cùng tồn tại. Mặc dù một số ứng dụng của MPLS
như TE và VPN hiện đang được phát triển trên một số giao thức không dựa trên MPLS,
nhưng MPLS vẫn thỏa mãn được các mục tiêu của các ứng dụng do sự tách biệt của mặt
bằng định tuyến và mặt bằng chuyển tiếp cùng với các cơ chế báo hiệu tích hợp trong MPLS.
Ví dụ, với việc cung cấp dịch vụ mạng riêng ảo, MPLS có thể thực hiện đơn giản hoạt động
cấu hình VPN bởi yêu cầu của người quản lý thông qua các thiết bị biên kết nối tới mạng
biên khách hàng. Báo hiệu MPLS quản lý các kết nối thực tế trong VPN. Một ví dụ của
mạng MPLS hỗ trợ VPN được trình bày trong hình 4.6.

1.2 kiến trúc của MPLS


Để thực hiện được mô hình MPLS-VPN, ta cần xây dựng một số khối cơ bản trên PE. Những khối
này là: VRF, RD – Route Distinguisher (bộ phân biệt tuyến), RT – Route Targets (tuyến đích), sự
ánh xạ tuyến qua MP-BGP và chuyển tiếp gói được gắn nhãn.

1.3 nguyên lí hoạt động


Là tất cả các gói IP sẽ được gắn nhãn (label) và chuyển tiếp theo một đường dẫn LSP. Các
router trên đường dẫn chỉ căn cứ vào nội dung của nhãn để thực hiện quyết định chuyển tiếp
gói mà không cần phải kiểm tra header IP. Quan điểm của MPLS là tính thông minh càng đưa ra
biên thì mạng càng hoạt động tốt.
Lý do là những thành phần ở mạng lõi phải chịu tải rất cao. Thành phần mạng lõi nên có độ
thông minh thấp và năng lực chuyển tải cao. MPLS phân tách hai chức năng định tuyến và
chuyển mạch: Các router ở biên thực hiện định tuyến và gắn nhãn (label) cho gói. Còn các
router ở mạng lõi chỉ tập trung làm nhiệm vụ chuyển tiếp gói với tốc độ cao dựa vào nhãn. Tính
thông minh được đẩy ra ngoài biên là một trong những ưu điểm lớn nhất của MPLS.
1,4 ưu nhược điểm của MPLS

Ưu điểm của MPLS là :

1 Tích hợp các chức năng định tuyến , đánh địa chỉ , điều khiiển

2 Nâng cao khả năng mở rộng đáng kể


3 Tỉ lệ giữa chất lượng và giá thành cao
4 Nâng cao chất lượng . Có thể thực thi rất nhiều chức năng định tuyến mà các công nghệ trước
không thực thi được như định tuyến hiện , điều khiển lặp .khi điịnh tuyến thay đổi dẫn đến khổ
một đường nào đó .MPLS có thể dễ dàng chuyển mạch luồng dữ liệu sang một đương mới
5 Sự kết hopwj giữa IP và ATM cho phép tận dụng tối đa thiêý bị tăng hiệu quả đầu tư
6 Sự phân cách giữa các đơn vị điều khiển với các đơn vị chuyển mạch cho phép MPLS hỗ trợ
đồng thời MPLS và B-ISDN truyền thống

Nhược điểm của MPLS :

1 hỗ trợ đa giao thức sẽ dân đến các vấn đề phức tạp trong kết nối

2 khó thực thi hỗ trợ QoS xuyên suôt trước khi thiết bị đầu cuối ngưuới sử dụng thích hopwj xuất
hiện trong thị trường

3 việc hopwj nhất các kênh ảo đang còn tiếp tục nghiên cứu

1.5 : Mạng riêng ảo VPN trên MPLS và kĩ thuật lưu lượng trong MPLS
MPLS hỗ trợ kỹ thuật lưu lượng thông qua các tuyến hiện trong quá trình định tuyến để
tạo ra một đường dẫn có một số đặc tính dữ liệu đặc biệt qua mạng. Các công nghệ hiện thời
sử dụng các giao thức định tuyến để tìm ra các đường dẫn có trọng số thấp nhất. Như vậy, có
thể xảy ra trường hợp tồn tại nhiều đường dẫn có trọng số bằng nhau và chỉ một đường được
chọn. Mặt khác, các giao thức định tuyến thường chuyển tất cả các lưu lượng vào một đường
dẫn đơn được chọn và có thể gây ra các điểm tập trung lưu lượng tại các nút khi có rất nhiều
đường dẫn xuyên qua đó.
Giải pháp kỹ thuật lưu lượng được sử dụng để giải quyết hai vấn đề còn tồn tại trên
thông qua các tuyến hiện được điều hành bởi người quản lý. Người quản lý có thể phân các
luồng lưu lượng trong mạng theo các tuyến khác nhau không phụ thuộc vào tiến trình định
tuyến. Hơn nữa, kỹ thuật lưu lượng cho phép người quản lý mạng có thể tạo ra các tuyến dự
phòng cho các đường dẫn. Để thực hiện các cơ chế này, các đường hầm MPLS TE được thiết
lập để truyền tải các gói qua mạng MPLS. Một ví dụ về MPLS TE được mô tả trên hình 4.7
Với giả thiết các liên kết có cùng giá trị trọng số thì hai đường dẫn có trọng số bằng nhau sẽ
được thực hiện cho truyền tải dữ liệu. Đường chấm đậm thể hiện đường dẫn tối ưuđược chọn bởi
giao thức định tuyến, đường chấm nhạt thể hiện đường hầm MPLS TE đã được cấu hình qua
đường dẫn chọn bởi giao thức định tuyến. Điều này cho phép một số lưu lượng đi qua các đường
dẫn ngầm định chuyển hướng sang các đường luân phiên. Đường hầm TE đã được cấu hình để
sử dụng đường dẫn luân phiên và chưa sử dụng để tối ưu nguồn tài nguyên mạng

You might also like