You are on page 1of 48

HƯỚNG DẪN TẠO MICROSOFT LOOPBACK

VÀ SỬ DỤNG GNS3

Nguyễn Thanh Trà


Bộ môn mạng – Khoa viễn thông 1
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Contents
Hướng dẫn cài đặt Microsoft Loopback và GNS 3 AIO. ................................................................................ 3
Phần I: Giới thiệu chung ................................................................................................................................ 3
1.1. GNS 3............................................................................................................................................. 3
1.2. WireShark...................................................................................................................................... 4
Phần II: Hướng dẫn cài đặt. .......................................................................................................................... 4
2.1. Hướng dẫn cài đặt Microsoft Loopback............................................................................................. 4
2.2. Cài đăt GNS 3 AIO (Bao gồm cả Wincap và WireShark). .................................................................... 9
Phần III. Hướng dẫn sử dụng căn bản GNS 3 và WireShark........................................................................ 18
3.1. Giao diện GNS 3 và chức năng của các thành phần. ........................................................................ 18
3.2. Thanh công cụ của GNS 3. ................................................................................................................ 19
3.2.1. File. ............................................................................................................................................ 19
3.2.2. Edit. ........................................................................................................................................... 19
3.2.3. View. ......................................................................................................................................... 20
3.2.4. Control. ..................................................................................................................................... 20
3.2.5. Device. ....................................................................................................................................... 21
3.2.6. Annotate và Help. ..................................................................................................................... 22
3.3. Hướng dẫn cách thêm iOS và nguồn download iOS cho router trên mạng Internet. ..................... 22
3.4. Hướng dẫn tính toán Idle PC............................................................................................................ 25
3.5. Hướng dẫn Test Dynamips............................................................................................................... 27
Phần IV. Hướng dẫn căn bản vê WireShark. ............................................................................................... 29
Phần V. Mô phỏng đơn giản việc kết nối giữa PC và Máy ảo Linux thông qua cấu hình mạng trên GNS 3.
.................................................................................................................................................................... 40
Hướng dẫn cài đặt Microsoft Loopback và GNS 3 AIO.

Phần I: Giới thiệu chung


1.1. GNS 3.
GNS3 là một trình giả lập mạng có giao diện đồ hoạ (graphical network simulator) cho phép bạn
dễ dàng thiết kế các mô hình mạng và sau đó chạy giả lập trên chúng. Tại thời điểm hiện tại
GNS3 hỗ trợ các IOS của Router, ATM/Frame Relay/Ethernet switch và hub. Bạn thậm chí có
thể mở rộng mạng của mình bằng cách kết nối nó vào mạng ảo này. Để làm được điều này,
GNS3 đã dựa trên Dynamips và một phần của Dynagen, nó được phát triển bằng Python và
thông thông qua PyQtvà phần giao diện đồ hoạ thì sử dụng thư viện Qt, rất nổi tiếng về tính hữu
dụng của nó trong dự án KDE. GNS3 cũng sử dụng kỹ thuật SVG (Scalable Vector Graphics) để
cung cấp các biểu tượng chất lượng cao cho việc thiết kế mô hình mạng của bạn.
Giới thiệu về Dynamips
Dynamips là một trình mô phỏng router Cisco được viết bởi Christophe Fillot. Nó mô phỏng các
dòng 1700, 2600, 3600, và 7200, và sử dụng các IOS image chuẩn. Theo lời của Chris : Phần
mềm mô phỏng loại này có thể được sử dụng cho :
• Được sử dụng như một công cụ để thực tập, với phần mềm sử dụng trong thế giới thực. Nó cho
phép mọi người làm quen hơn với các thiết bịcủa Cisco, Cisco hiện đang là công ty hàng đầu
trên thế giới về kỹ thuật mạng ;
• Thử nghiệm và làm quen với các đặc tính của Cisco IOS ;
• Kiểm tra nhanh chóng các cấu hình để triển khai saunày trên các router thật.
Dĩ nhiên, phần mềm mô phỏng này không thể thay thế các router thật, nó chỉ đơn giản là một
công cụ bổ sung cho các bài lab thực tế của các nhàquản trị mạng Cisco hoặc những ai muốn
vượt qua các kỳ thi CCNA/CCNP/CCIE.
Mặc dù Dynamips cung cấp một switch ảo đơn giản, nókhông mô phỏng Catalyst switch (mặc dù
nó có thể giả lập NM-16ESW)
Giới thiệu về Dynagen
Dynagen là một giao tiếp dựa trên nền văn bản (text-base) dành cho Dynamips, cung cấp một bộ
OOP API riêng được sử dụng bởi GNS3 để tương tác với Dynamips. GNS3 cũng sử dụng tập tin
cấu hình tương-tự-INI của Dynagen và có tích hợp trình quản lý CLI của Dynagen cho phép
người dùng liệt kê các thiết bị, tạm ngưng và nạp lại các các thể hiện (của các thiết bị - ND), xác
định và quản lý các giá trị idle-pc, bắt các gói tin,…
Nếu bạn tình có được bài hướng dẫn này trước khi tìm hiểu về GNS3, Dynamips hay Dynagen,
thì đây là các liên kết dành cho bạn :
GNS3: http://www.gns3.net/
Dynamips: http://www.ipflow.utc.fr/index.php/Cisco_7200_Simulator
Dynamips Blog (where most of the action is): http://www.ipflow.utc.fr/blog/
Bùi Quốc Hoàn – Diễn đàn AdminVietnam (www.adminvietnam.vn)
Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 11 năm 2007 3
Dynagen (a text-based front-end to the emulator): http://dyna-gen.sourceforge.net/
GNS3 / Dynamips / Dynagen Bug tracking: http://www.ipflow.utc.fr/bts/
Hacki’s Dynamips / Dynagen / GNS3 Forum: http://7200emu.hacki.at/index.php

1.2. WireShark.
Wireshark là một bộ phân tích giao thức mạng, có thể capture, thanh tra và hiển thị lưu lượng thô
cho nhiều giao thức mạng.
Chương trình có thể chạy trên bất cứ nền tảng nào: Windows, Linux, Mac OS X và các nền tảng
khác. Nó có một giao diện GUI dễ sử dụng và TTY-mode.
Bạn có thể sử dụng công cụ này để hiểu những gì thực sự đang xảy ra khi bạn khắc phục các vấn
đề trên mạng. Có thể duyệt, tìm kiếm và lọc dữ liệu trong lưu lượng mạng.
Nếu bạn không hiểu sâu về các giao thức, công cụ này sẽ cung cấp cho bạn một những kiến thức
cần bổ sung.
Wireshark cũng có thể lưu các dấu vết của các gói dữ liệu để thanh tra về sau; mở các định dạng
chuẩn từ các bộ phân tích khác; có thể được export thành các file XML, PostScript, CSV, hoặc
plain text.
Thêm vào đó, với việc capture lưu lượng Ethernet và không dây, Wireshark có thể đọc từ USB,
Bluetooth, Token Ring, ATM, và,…
Nếu bạn sử dụng các kiểu mã hóa, chẳng hạn như WEP, WPA, WPA2, Ipsec, hoặc SSL/TLS,
bạn có thể cấu hình Wireshark với các khóa để nó có thể giải mã và hiển thị dữ liệu thực nếu cần.

Phần II: Hướng dẫn cài đặt.


2.1. Hướng dẫn cài đặt Microsoft Loopback.
Do bài thực hành của chúng ta có liên quan đến phần giả lập PC Manage và Router Agent trong
phần thực hành SNMP, nên mình sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt thêm Card mạng ảo
Microsoft Loopback, để có thể biến PC của chúng ta thành PC Manage để quản lý các router
trong điều kiện của bài mô phỏng.
Trình tự cài đặt diễn ra như sau. Lưu ý các bước cài đặt trên các hệ điều hành thấp hơn Windows
8 cũng diễn ra tương tự.
B1: kích chuột phải vào Mycomputer chọn Manage.
Bước 2: Trong giao diện Computer Management, chọn Device Manager.

Bước 3: Kích chuột phải vào tên của PC (như hình) và chọn Add legagy hardware.
Bước 4: Xuất hiện cửa sổ có tên là Add Hardware, chọn Next.

Bước 5: Chọn Install the hardware that…. Sau đó Next tiếp.


Bước 6: Ở cửa sổ tiếp theo, kéo xuống và chọn Network Adapters.

Bước 7: Trong cửa số kế tiếp, chọn Manufacturer là Microsoft. Trong cửa sổ Network Adapter,
chọn Microsoft KM-TEST Loopback Adapter ( Với các hệ điều hành Windows 7, Vista hay
XP thì Card Loopback có thể chỉ có tên là Microsoft Loopback Adapter ). Sau đó chọn Next.
Chờ đợi một lúc để quá trình cài đặt được hoàn tất.

Sau khi cài đặt hoàn tất, trong mục Network Adapters sẽ có thêm mục của Microsoft KM-
TEST Loopback Adapter.
Vậy là quá trình cài đặt Microsoft Loopback Adapter đã hoàn tất. Lưu ý các bạn cần cài đặt card
mạng này trước tiên, khi đó sẽ tránh được tình trạng GNS 3 không nhận diện được card mạng ảo
này ( nếu như GNS 3 được cài đặt trước ), dẫn đến tình trạng các bạn vẫn có thể ping từ PC đến
router với các gói tin sẽ đi theo đường của Card mạng thật, chứ không phải là Card ảo như chúng
ta mong muốn.

2.2. Cài đăt GNS 3 AIO (Bao gồm cả Wincap và WireShark).


Với phiên bản GNS 3 mới nhất hiện nay (),
Các bước cài đặt:
Mở file cài đặt (với các hệ điều hành từ Windows 7 trở lên có thể PC sẽ hỏi quyền cài đặt phần
mềm này, khi đó chỉ cần chọn Yes là xong). Sau đó chọn Next.

Kế tiếp chọn I agree


Tiếp theo chọn Next

Trong cửa sổ tiếp theo, các bạn lựa chọn theo thiết lập mặc định của phần mềm, (không tick
thêm gì cả), sau đó chọn Next
Lựa chọn thư mục cài đặt cho GNS 3 tùy theo mong muốn của bạn, Sau đó chọn Install.

Trong quá trình cài đặt GNS 3, phần mềm này sẽ tiến hành hỏi chúng ta việc cài đặt thêm
Wincap và WireShark. Nếu máy của các bạn đã có phần mềm này thì bạn có thể bỏ qua phần cài
đặt này cũng được.
Nếu có gặp thông báo này, thì các bạn cứ chọn OK.
Sau đó là việc cài đăt WireShark.

Cài đặt theo các thiết lập mặc định.


Sau khi kết thúc cài đặt Wincap và WireShark, GNS 3 tiếp tục cài đặt cho đến khi hoàn thành.
Bỏ check phần Start GNS 3 nếu bạn chưa muốn làm việc ngay với phần mềm.
Phần III. Hướng dẫn sử dụng căn bản GNS 3 và WireShark.
Trong phần này, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng GNS3 và WireShark một cách căn
bản nhất, để có thể thực hiện được các bài thực hành trong môn thực hành chuyên sau tới đây.

3.1. Giao diện GNS 3 và chức năng của các thành phần.
GNS 3 khi mở sẽ hỏi bạn việc tạo một Project mới hay mở lại Project đã thao tác.

Hiển thị
Cửa sổ làm việc chính của GNS 3,
Các thiết bị thiết bị và
các thao tác như dựng topology,
mô phỏng tính trạng
cấu hình thiết bị … sẽ diễn ra trên
sử dụng
Router, cửa sổ này
thiết bị
chuyển
mạch …
Hiển thị các
interface đang
Hiển thị các sự kiện xảy ra đối với
được theo dõi
phiên làm việc trên Project
bởi WireShark
3.2. Thanh công cụ của GNS 3.

3.2.1. File.

Mục này sẽ cung cấp cho ta các thao tác liên quan đến việc quản lý, đóng, mở, lưu trữ các
project.
- New blank topology: Tạo một topo trắng mới.
- Open : Mở các project hoặc topology đã có.
- Recent Files: Lựa chọn để mở nhanh các project làm việc gần đây.
- Save: Lưu project đang làm việc.
- Save topology as…: Lưu project đang làm việc với tên khác.
- New blank project: Tạo một project mới.
- Import/Export: Thêm hoặc trích xuất topology vào project hiện có.
- Screenshot: trích xuất topology ra file ảnh với định dạng png.
- Snapshot: lưu chế độ làm việc của topology tại một thời điểm nào đó.
3.2.2. Edit.
Trong mục này chứa các phần khá là quan trọng trong hoạt động của GNS 3, các thiết lập ban
đầu tại đây sẽ đảm bảo cho GNS 3 có thể hoạt động được.
- Undo/ Redo:
- Select all: Chọn tất cả.
- Select none : bỏ chọn tất cả:
- IOS images and hypervisors : quản lý iOS của router và… Với mục tiêu của các bài thực
hành tới đây, nên mình sẽ chỉ tập trung vào phần hướng dẫn các bạn việc nạp iOS cho
router, còn các phần khác nếu các bạn có hứng thú thì có thể tìm hiểu thêm trên mạng.
- Symbol manager: quản lý ký hiệu của các thiết bị.
- Preferences: các thiết đặt khác. Trong mục này ta cần quan tâm đến phần Dynamips,
phần sau sẽ đề cập đến vấn đề này.
3.2.3. View.

- Zoom in: phóng to topology


- Zoom out: thu nhỏ topology lại.
- Zoom 1:1: phóng lớn theo tỉ lệ 1:1.
- Show layers: hiển thị các lớp hình.
- Reset interface labels: thiết lập lại việc đặt tên nhãn cho các interface.
- Hide hostnames: Ẩn tên của thiết bị.
- Show interface labels: Hiển thị nhãn của các giao diện kết nối.
- Windows Style: lựa chọn giao diện cho GNS 3.
- Docks: hiển thị các giao diện làm việc của GNS 3. Có thể ẩn các giao diện này đi bằng
cách bỏ check ở đầu các mục.
3.2.4. Control.
Liên quan đến các thao tác điều khiển trên toàn bộ topology đang làm việc.
- Start/Resume all devices: Khởi động hoặc tiếp tục làm việc trên tất cả các thiết bị.
- Suspend all devices: tạm dừng hoạt động của tất cả thiết bị.
- Stop all devices: dừng hoạt động cua toàn bộ các thiết bị.
- Reload all devices: khơi động lại toàn bộ các thiết bị.
- Show VirtualBox Manager: Hiển thị phần quản lý máy ảo VirtualBox.
- Console AUX/ Console to all devices: mở cửa sổ cấu hình trên tất cả các thiết bị.
3.2.5. Device.

Liên quan đến các thao tác trên từng thiết bị. Chức năng của các thành phần trong mục
Device tương tự như đối với control và vivew, nhưng các chức năng này chỉ có thể thực
hiện trên từng phần tử thiết bị. Trong phần này có mục Idle PC là quan trọng nhất. Đối
với các máy tính có cấu hình vừa và yếu, thì việc tính toán Idle PC có ý nghĩa rất quan
trọng, việc tìm ra được số Idle tối ưu sẽ giúp máy chạy trơn tru hơn, tránh được tính trạng
máy hoạt động 100% CPU, giảm thiểu sự chậm trễ khi thao tác và tối ưu PC của chúng ta
hơn.
Phần tính toán Idle PC sẽ được để cập trong phần tiếp theo.
3.2.6. Annotate và Help.

Phần này sẽ giúp ta thêm các ghi chú, hình vẽ, các hình khối cơ bản, giúp cho chúng ta thể hiện
topology một cách rõ ràng, mạch lạc hơn. GNS3 không hỗ trợ phần giúp đỡ Offline, do vậy nếu
chúng ta chỉ có thể sử dụng hỗ trợ này trên máy tính có kết nối mạng Internet.

3.3. Hướng dẫn cách thêm iOS và nguồn download iOS cho router trên mạng
Internet.
Không giống như phần mềm mô phỏng mạng packet tracer mà chúng ta đã từng sử dụng trong
môn mạng viễn thông năm trước, để có thể thực hiện mô phỏng trên GNS 3, chúng ta cần có iOS
( hệ điều hành trong cách router ). GNS sẽ giúp chúng ta mô phỏng được các cấu hình mạng gần
với thực tế nhất, với việc hỗ trợ các router gần với thực tế sử dụng nhất. (Không như Packet
Tracer bị giới hạn về nhiều mặt). Do nội dung bài thực hành chỉ quan tâm đến hoạt động của các
router Cisco, nên mình sẽ chỉ đề cập đến các iOS của router của Cisco.
Về nguồn iOS, do về vấn đề bản quyền nên các bạn sẽ không download được iOS xịn từ Cisco.
Nhưng các bạn vẫn có thể tải từ địa chỉ sau do mình upload. ( Bao gồm iOS 2600, 2691, và
3725)
http://www.mediafire.com/?h5wp4ijl0w5rd
Cách nạp iOS cho router.
Bước 1: Từ mục Edit trên thanh thư mục, chọn IOS image and hypervisors. Xuất hiện cửa sổ làm
việc của phần này.
Các bạn chú ý, khi chưa nạp iOS cho các dòng router, thì mục IOS image sẽ không có gì (Trong
trường hợp này, mình đã nạp sẵn iOS cho dòng router 2691, nên trong mục IOS image sẽ có
chứa đường dẫn đến thư mục chứa iOS của router này.
Cách thêm iOS như sau:
Trong mục setting, bạn tìm đến dòng Image file (ngay dưới setting), sau đó ấn vào nút “…” , lựa
chọn đến thư mục bạn để iOS, chọn dòng iOS cần nạp, sau đó nhấn Open.
Kết thúc quá trình bạn cần nhấn Save ở cửa sổ IOS and Hypervisors trước đó.
Sau khi nhấn Save có thể sẽ xuất hiện dòng cảnh báo màu đỏ như hình. Đó là do bạn chưa thực
hiện tính toán Idle PC nên sẽ xuất hiện dòng cảnh báo này. Nếu như bạn đã có một giá trị Idle
PC tối ưu nào đó thì bạn có thể gán nó vào mục IDLE PC trong Setting. Chẳng hạn như
0x602b944c.

3.4. Hướng dẫn tính toán Idle PC.


Bạn có thể nhận thấy rằng sự mô phỏng trước đó của mình làm cho CPU của hệ thống hoạt động
tới 100% và luôn nằm ở ngưỡng đó. Điều này là bởi vì Dynamips không biết khi nào router ảo
mạng rỗi và khi nào nó đang thực thi những công việc hữu ích. Lệnh “idlepc” thực hiện phân tích
trên một tập tin ảnh đang chạy để xác định các điểm giống nhất trong mã đại diện một chu kỳ
nghỉ của IOS. Một khi được áp dụng, Dynamips “ngưng”router ảo thường xuyên khi chu kỳ nghỉ
được thực thi, giúp làm giảm sự tiêu tốn CPU trên máy chủ mà không làm giảm khả năng xử lý
công việc thực tế của router.
Việc tính toán này hoàn toàn tự động, và do GNS 3 đảm nhiệm hoàn toàn. Đơn giản bạn chỉ cần
theo dõi các giá trị mà GNS tính toán được, và quan sát CPU process để chắn chắn rằng giá trị
mà bạn chọn ra là tối ưu cho PC của mình. Lưu ý, để có thể tính toán Idle PC, bạn cần phải chắc
chắn rằng các router trên topology của mình đã hoạt động. Với các topology lớn, có nhiều router,
bạn có thể tính toán trên từng router một, sau đó chọn ra giá trị bạn cảm thấy là tối ưu nhất.
Quá trình được thực hiện như sau.
Chuột phải vào router chọn Idle PC ( hoặc nhấp vào router chọn mục devices rồi chọn Idle PC).

Sau đó chọn Yes.

Chờ đợi một lúc để GNS tính toán các giá trị.
Sau đó bạn sẽ nhận được kết quả như thế này, lưu ý rằng chỉ chọn các giá trị có đánh dấu *, nếu
trong kết quả nhận được có nhiều hơn 1 kết quả có dấu *, thì bạn có thể chọn 1 trong 2 giá trị đó
rồi quan sát CPU process.

Sau khi chọn được kết quả tối ưu, các router sau này khi bạn thêm vào sẽ được áp dụng luôn giá
trị Idle PC này mà không cần phải tính toán lại.

3.5. Hướng dẫn Test Dynamips.


Đây cũng là một trong những phần quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động của GNS 3. Như đã nói
ở trên, việc mô phỏng hoạt động của các router dựa trên hoạt động của Dynamips, nếu như xảy
ra lỗi trong quá trình chạy mô phỏng thì có thể nguyên nhân gây lỗi đến từ Dynamips. Khi mới
khởi chạy GNS 3 lần đầu tiên, tường lửa của Windows sẽ hỏi việc cấp quyền cho Dynamips. Bạn
nên allows tất cả những gì mà firewall đòi hỏi với Dynamips là ổn. Việc kiểm tra hoạt động của
Dynamips cũng rất đơn giản.
Từ giao diện Preferences, các bạn chọn Dynamips, sau đó chọn Test settings.
Một cửa sổ thông báo hiện lên, sau đó bạn chọn Yes.
Quá trình kiểm tra có thể diễn ra trong vòng vài giây.
Nếu thành công, bạn sẽ nhận được kết quả như thế này.
Phần IV. Hướng dẫn căn bản vê WireShark.
(Sử dụng Wireshark để phân tích gói dữ liệu trong hệ thống mạng)
Wireshark, hay còn gọi là Ethereal, công cụ này có lẽ không quá xa lạ với phần lớn người
sử dụng chúng ta, vốn được xem là 1 trong những ứng dụng phân tích dữ liệu hệ thống
mạng, với khả năng theo dõi, giám sát các gói tin theo thời gian thực, hiển thị chính xác báo
cáo cho người dùng qua giao diện khá đơn giản và thân thiện. Trong phần này, mình sẽ giới
thiệu với các bạn một số đặc điểm cơ bản cũng như cách dùng, phân tích và kiểm tra hệ thống
mạng bằng Wireshark.

Capturing Packets:

Sau khi cài đặt, các bạn hãy khởi động chương trình và chọn thành phần trong Interface List để
bắt đầu hoạt động. Ví dụ, nếu muốn giám sát lưu lượng mạng qua mạng Wireless thì chọn card
mạng Wifi tương ứng. Nhấn nút Capture Options để hiển thị thêm nhiều tùy chọn khác:

Ngay sau đó, chúng ta sẽ thấy các gói dữ liệu bất đầu xuất hiện, Wireshark sẽ “bắt” từng gói –
package ra và vào hệ thống mạng. Nếu đang giám sát thông tin trên Wireless trong chế độ
Promiscuous thì sẽ nhìn thấy các gói dữ liệu khác trong toàn bộ hệ thống:
Nếu muốn tạm ngừng quá trình này thì các bạn nhấn nút Stop ở phía trên:
Tại đây, chúng ta sẽ thấy có nhiều màu sắc khác nhau, bao gồm: xanh lá cây, xanh da trời và đen.
Wireshark dựa vào cơ chế này để giúp người dùng phân biệt được các loại traffic khác nhau. Ở
chế độ mặc định, màu xanh lá cây là traffic TCP, xanh da trời đậm là traffic DNS, xanh da trời
nhạt là traffic UDP và màu đen là gói TCP đang có vấn đề.
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo phần hướng dẫn và ví dụ cơ bản của Wiki Wireshark tại
đây. Mở 1 file capture khá dễ dàng, nhấn nút Open và trỏ tới file gốc, người dùng còn có thể tự
lưu dữ liệu capture trong Wireshark và sử dụng sau đó:
Filtering Packets:

Cách cơ bản nhất để áp dụng filter là nhập thông tin vào ô Filter, sau đó nhấn Apply hoặc nhấn
Enter. Ví dụ, nếu gõ dns thì chúng ta sẽ chỉ nhìn thấy các gói dữ liệu DNS. Ngay khi nhập từ
khóa, Wireshark sẽ tự động hoàn chỉnh chuỗi thông tin này dựa vào gợi ý tương ứng.
Hoặc nhấn menu Analyze > Display Filters để tạo filter mới:
Nhấn chuột phải vào từng package và chọn Follow TCP Stream:
Chúng ta sẽ thấy toàn bộ quãng thời gian giao tiếp giữa server và client:
Đóng cửa sổ này lại và filter sẽ tự động được áp dụng, Wireshark tiếp tục hiển thị đầy đủ và
chính xác các package có liên quan:
Inspecting Packets:

Nhấn và chọn 1 package bất kỳ để kiểm tra các phần thông tin cụ thể hơn:
Hoặc cũng có thể trực tiếp tạo filter tại đây, nhấn chuột phải vào phần thông tin chi tiết và chọn
Apply as Filter để áp dụng:
Trên đây là một số thông tin cơ bản về cách sử dụng Wireshark để kiểm tra, phân tích dữ liệu và
các gói tin trong hệ thống mạng. Chúc các bạn thành công!

Phần V. Mô phỏng đơn giản việc kết nối giữa PC và Máy ảo Linux
thông qua cấu hình mạng trên GNS 3.
Phần này sẽ thực hiện mô phỏng kết nối giữa hai máy tính (PC thật ) và máy ảo chạy hệ điều
hành Linux thông qua một cấu hình mạng đơn giản mô phỏng trên GNS 3. Kiểm tra khả năng kết
nối của 2 PC này thông qua lệnh Ping.
Cấu hình mạng đơn giản như hình vẽ, trong đó 2 Router R1, R2 sẽ kết nối với các máy tính
thông qua các đám mây C1 và C1 (R1 nối với PC thật qua interface loopback, còn R2 nối với
máy ảo chạy Linux thông qua interface vmnet1). Các bước thực hiện:
B1: Lựa chọn thiết bị Cloud như hình vẽ, thông qua giao diện Node Types kéo thả thiết bị có
hình đám mây vào cửa sổ làm việc của chúng ta.

Bước 2: Sau khi lựa chọn 2 đám mây cho 2 Router ( Lưu ý có thể chọn 1 đám mây cũng được,
nhưng để cho trực quan, mình lựa chọn 2 ở đây), ta sẽ cấu hình card mạng cho các đám mây C1
và C2.
Kích đúp vào đám mây C1, sẽ xuất hiện cửa sổ như hình vẽ, Tại mục Cloud, ta nhấn vào C1.
Trong phần NIO Ethernet, lựa chọn card mạng trong phần Generic Ethernet NIO, trong trường
hợp này, mình chỉ Enabled 2 card mạng là Vmnet1 của máy ảo VMWare, và card Loopback, vậy
nên nếu máy các bạn có Enabled nhiều card mạng khác thì cũng sẽ hiển thị hết trong đây. Với
đám mây C1 ta sẽ lựa chọn card Loopback và card Vmnet1 cho máy ảo Linux.
Sau khi lựa chọn xong card mạng, ta tiến hành bật toàn bộ router, chờ đợi một lúc để router khởi
động xong, sau đó vào bước cấu hình.
Bước 3: Cấu hình địa chỉ IP cho các Interface và cấu hình định tuyến.
Ở đây mình sử dụng 3 dải địa chỉ IP cho mỗi giao diện kết nối.

10.10.10.0/24 192.168.1.0/24
100.100.100.0/24

- Cấu hình địa chỉ IP cho PC và Router R1.


+ Với PC của ta, cần cấu hình địa chỉ IP trên card Loopback.
Ta vào control pannel>>Network and internet >> Network Connection >>
Trong này sẽ hiển thị tất cả các card mạng của chúng ta, ở đây card looback của mình có
tên là Ethernet 2, các bạn ấn chuột phải chọn Properties sẽ xuất hình hộp thoại như hình

Kế tiếp chọn phần TCP/Ipv4 ( ở dưới cùng của mục This connection uses the following
items). Rồi thực hiện đặt địa chỉ IP như sau:

Đối với Router R1, ta phải cấu hình địa chỉ IP trên 2 cổng Fastethernet f0/0 và cổng
Serial s0/0.
Thực hiện tương tự trên Router R2 và máy ảo. ( Cần cấu hình địa chỉ IP cho cả trên máy
ảo và interface vmnet 1)

Với card vmnet1 có thể xuất hiện thông báo này, chọn Yes.

Trên Linux có thể cấu hình như thế này


Bước 4 : cấu hình định tuyến trên Router R1 và R2, mình minh họa phần này bằng giao
thức định tuyến OSPF.
Bước 4: Kiểm tra kết nối giữa hai PC bằng lệnh Ping, và sử dụng WireShark để bắt gói
tin kiểm tra trên các giao diện mạng (Thực hiện Capture trên giao diện kết nối giữa hai
router)
Kêt quả Ping từ máy ảo đến PC ( địa chỉ của PC là 10.10.10.2 )

Kết quả khác với lệnh Traceroute.


Kết quả Ping từ PC đến máy ảo ( địa chỉ máy ảo là 192.168.1.3)
Lưu ý: Trong phần thực hành chuyên sâu tới đây chúng ta sẽ làm việc với giao thức quản
lý mạng SNMP, do đó với những bạn chưa có hiểu biết về VMWare thì có thể thực hiện
đến bước cấu hình địa chỉ IP giữa Router và PC thông qua card Loopback, rồi thực hiện
Ping giữa PC và Router. Khi kết nối này đã thông, ta có thể sử dụng các tool quản lý của
SNMP như prtg hay SolarWinds để thực hiện mô phỏng quản lý các router.

You might also like