You are on page 1of 32

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

KHOA VIỄN THÔNG 1


--------oOo--------

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN


MÔN QUẢN TRỊ MẠNG
Chủ đề: Hướng dẫn thực hành

Giảng viên: TS. Dương Thị Thanh Tú


Nhóm môn học: 03
Nhóm bài tập: 06
Thành viên: Trần Tuấn Trường (B20DCVT409)
Nguyễn Xuân Hiếu (B20DCVT153)
Phạm Tiến Đạt (B20DCVT098)
Nguyễn Thị Kim Yến (B20DCVT426)

HÀ NỘI – 02/2024
Tiểu luận môn học “Quản trị mạng”

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................3
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT ...............................................4
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH....................................................................................5
1. TỔNG QUAN VỀ BÀI THỰC HÀNH ....................................................................7
1.1 Yêu cầu của bài thực hành .....................................................................................7
1.2 Topology của bài thực hành ...................................................................................7
2. HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI PHẦN MỀM GNS3 ........................................................7
2.1 Giới thiệu chung .....................................................................................................7
2.2. Hướng dẫn sử dụng ...............................................................................................8
3. CẤU HÌNH TRÊN THIẾT BỊ ................................................................................17
3.1. Giới thiệu về giao thức SNMP ............................................................................17
3.2. Cấu hình ..............................................................................................................18
4. HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI MIB-BROWSER ..........................................................20
4.1. Giới thiệu.............................................................................................................20
4.2. Các yêu cầu .........................................................................................................21
5. HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI WIRESHARK...............................................................24
6. HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI PHẦN MỀM PRTG – THAM KHẢO THÊM ..........26
6.1. Giới thiệu về PRTG.............................................................................................26
6.2. Kiến trúc của PRTG ............................................................................................26
6.3. Hướng dẫn sử dụng PRTG ..................................................................................27
KẾT LUẬN ..................................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................32

NHÓM 6 2
Tiểu luận môn học “Quản trị mạng”

MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển không ngừng của Internet, việc quản trị mạng cũng trở thành
một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và không thể thiếu đối với bất kỳ tổ chức nào. Sự kết
nối là nền tảng chính cho hầu hết các hoạt động kinh doanh và tổ chức hiện đại, việc
hiểu rõ về mạng và khả năng quản trị nó trở nên cực kỳ cần thiết để đảm bảo sự ổn định
và an toàn cho hệ thống và dữ liệu.
Vì vậy, nhóm chúng em đã tiến hành tìm hiểu các khái niệm cơ bản và cách cài đặt
các công cụ, thiết lập mạng, cùng với việc sử dụng các công cụ giám sát mạng như MIB
Browser trong bài tập lớn này. Qua đó chúng em sẽ nắm vững hơn về hoạt động và thành
phần của quản trị mạng.
Trong quá trình làm đề tài nhóm em không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
được sự đóng góp, giúp đỡ từ cô giáo.
Nhóm em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 18 tháng 2 năm 2024


Nhóm thực hiện
Nhóm 6

NHÓM 6 3
Tiểu luận môn học “Quản trị mạng”

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ CÁI VIẾT TẮT


Từ viết tắt Từ viết đầy đủ Nghĩa tiếng Việt
OSPF Open Shortest Path First Giao thức định tuyến trạng thái
liên kết
LAN Local Area Network Mạng cục bộ
SNMP Simple Network Management Giao thức quản lý mạng đơn
Protocol giản
GNS3 Graphical Network Simulator 3
TCP Transmission Control Protocol Giao thức Điều khiển Truyền tải
UDP User Datagram Protocol Giao thức Datagram Người
dùng
ISO International Organization for Tổ chức quốc tế tiêu chuẩn hóa
Standardization
int Interface Giao diện
VM Virtual Machine Máy ảo
MIB Management Information Base Cơ sở thông tin quản lý
PRTG Paessler Router Traffic Grapher Trình biểu thị đồ thị lưu lượng
bộ định tuyến Paessler

NHÓM 6 4
Tiểu luận môn học “Quản trị mạng”

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH


Hình 1.1. Topology yêu cầu………………………………………………………….…7
Hình 2.1. Logo của phần mềm GNS3…………………………………………………...8
Hình 2.2. Giao diện màn hình chính của GNS3…………………………………………8
Hình 2.3. Giao diện sau khi mở phần mềm……………………………………………..9
Hình 2.4. Hướng dẫn tạo project (1)..…………………………………………………...9
Hình 2.5. Hướng dẫn tạo project (2)……………………………………………...........10
Hình 2.6. Hướng dẫn tạo project (3)………………...…………………………………10
Hình 2.7. Hướng dẫn tạo project (4)…………………………………………………...11
Hình 2.8. Hướng dẫn tạo project (5)…………………………………………………...11
Hình 2.9. Hướng dẫn tạo project (6)…………………………………………………...11
Hình 2.10. Vị trí các công cụ để tạo topology ……………………..…………………..12
Hình 2.11. Hoàn thành chạy mô phỏng…….. ……………………..…………………..12
Hình 2.12. Cửa sổ console ……………………..……………………………………...13
Hình 2.13. Tạo Adapter loopback (1) ……………………..…………………………..13
Hình 2.14. Tạo Adapter loopback (2) ……………………..…………………………..14
Hình 2.15. Tạo Adapter loopback (3) ……………………..…………………………..14
Hình 2.16. Tạo Adapter loopback (4) ……………………..…………………………..15
Hình 2.17. Tạo Adapter loopback (5) ……………………..…………………………..15
Hình 2.18. Cấu hình Adapter loopback (1) ……………………..……...……………..16
Hình 2.19. Cấu hình Adapter loopback (2) ……………………..………...…………..16
Hình 2.20. Nối liên kết với cloud ……………………..……...………………………..17
Hình 3.1. Kiểm tra kết nối giữa các router……………………………………………..19
Hình 3.2. Kiểm tra kết nối từ router đến cloud………………………………………..19
Hình 3.3. Cách tắt Windows Defender Firewall…...…………………………………..19
Hình 3.4. Ping từ máy tính đến R6……………………………………………………..20
Hình 4.1. Set up MIB-Browser………….……………………………………………..21
Hình 4.2. Lấy tên của R6…….………….……………………………………………..21
Hình 4.3. Đổi tên router (1)…….……….……………………………………………..22
Hình 4.4. Đổi tên router (2)…….……….……………………………………………..22
Hình 4.5. Xem thông tin về các interface..……………………………………………..23
Hình 4.6. Thay đổi trạng thái interface…….…………………………………………..23
Hình 5.1. Mở phần mềm Wireshark……….…………………………………………..24

NHÓM 6 5
Tiểu luận môn học “Quản trị mạng”

Hình 5.2. Lọc bản tin………………...…….…………………………………………..24


Hình 5.3. Bắt bản tin……………………….…………………………………………..25
Hình 5.4. Thông tin của bản tin……...…….…………………………………………..25
Hình 6.1. Kiến trúc của PRTG…………………………………………………………26
Hình 6.2. Giao diện đăng nhập………………………………………………...………27
Hình 6.3. Giao diện chính……………………………………………………...………27
Hình 6.4. Giao diện devices…………………………………………………...………28
Hình 6.5. Add devices (1)……………………………………………………...………28
Hình 6.6. Add devices (2)………………………………………………...........………29
Hình 6.7. Add devices (3)………………………………………………...……………29
Hình 6.8. Add devices (4)………………………………………………...……………29
Hình 6.9. Add devices (5)………………………………………………...……………30
Hình 6.10. Theo dõi mức sử dụng RAM………………………………………………30

NHÓM 6 6
Tiểu luận môn học “Quản trị mạng”

1. TỔNG QUAN VỀ BÀI THỰC HÀNH


1.1 Yêu cầu của bài thực hành
- Trên phần mềm GNS3, xây dựng được topo mạng theo yêu cầu, ping được từ
cloud đến router bất kỳ và ngược lại: 5/10.
- Trên phần mềm MIB-Browser, sử dụng bản tin Get lấy được tên của một Router
bất kỳ: 1/10. Sử dụng bản tin Set đổi được tên của một Router bất kỳ: 1/10.
- Trên phần mềm MIB-Browser, sử dụng được thêm tính năng khác theo yêu cầu:
(1-3)/10.
- Bắt phân tích và giải thích được đúng bản tin theo yêu cầu trên phần mềm
Wireshark: (1-3)/10.
1.2 Topology của bài thực hành

Hình 1.1. Topology yêu cầu


Các thông tin thêm:
- Dải địa chỉ: 192.168.x.0/24. Cloud sử dụng card mạng ảo loopback adapter có
tên là Ethernet 2, địa chỉ 192.168.11.254
- Giao thức định tuyến: OSPF (single area)
- Sử dụng giao thức SNMPv2
2. HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI PHẦN MỀM GNS3
2.1 Giới thiệu chung
GNS3 (Graphical Network Simulator 3) là một phần mềm mô phỏng mạng máy
tính phổ biến, tương tự như Cisco Packet Tracer hay EVE-NG. Nó được sử dụng chủ
yếu để tạo ra các môi trường mô phỏng mạng ảo, cho phép người dùng thiết kế, cấu hình
và kiểm tra các mạng máy tính phức tạp mà không cần phải có thiết bị thật.

NHÓM 6 7
Tiểu luận môn học “Quản trị mạng”

Hình 2.1. Logo của phần mềm GNS3


Trong GNS3, các thiết bị như Router, Switch, Firewall,… được chạy mô phỏng
bằng cách sử dụng các file image của hệ điều hành (như Cisco IOS) để tạo thành một
mạng ảo hoàn chỉnh. Người dùng có thể kết nối các thiết bị này lại với nhau và cấu hình
chúng giống như một mạng thực tế.
GNS3 cũng hỗ trợ tích hợp với các công cụ mạng khác như Wireshark để phân
tích và giám sát gói tin mạng trong môi trường mô phỏng. Ngoài ra phần mềm này còn
hỗ trợ nhiều hệ điều hành như Windows, macOS, Linux và cung cấp các tính năng mở
rộng để tăng cường tính linh hoạt và khả năng tùy biến.
Download tại: https ://www.gns3.com/software/download
2.2. Hướng dẫn sử dụng

Hình 2.2. Giao diện màn hình chính của GNS3


1) Các Tab Menu.
2) Thanh công cụ, gồm có các nút hiển thị label, start/stop nodes, tạo ghi chú, vẽ
khung, phóng to/nhỏ,…
3) Các phần tử mạng và liên kết cần sử dụng.

NHÓM 6 8
Tiểu luận môn học “Quản trị mạng”

4) Bảng danh sách các phần tử mạng.


5) Work space – giao diện làm việc chính.
6) Vùng hiển thị tóm tắt các node mạng đang có .
7) Vùng hiển thị tóm tắt tình trạng hoạt động của server đang khởi chạy mô phỏng.
8) Vùng hiển thị các thông báo.
2.2.1 Hướng dẫn tạo 1 project

Hình 2.3. Giao diện sau khi mở phần mềm


Sau khi mở phần mềm GNS3, lần lượt điền tên và đường dẫn lưu trữ cho project
cần tạo, sau đó ấn ➔ OK để tạo.
GNS3 ban đầu chưa có sẵn Router, Switch, ta phải tải các file ISO xuống để
chạy. (Dowload ISO Cisco tại:
https://drive.google.com/drive/folders/1AUD4zwBhoVQW0SOOQr_mM-
HNnfDVbdPl?usp=drive_link). Tiếp theo, vào mục Edit ➔ Preferences

Hình 2.4. Hướng dẫn tạo project (1)


Trong mục Preferences, chọn IOS Routers ➔ New ➔ chọn run trên local
computer hoặc VM ➔ Next

NHÓM 6 9
Tiểu luận môn học “Quản trị mạng”

Hình 2.5. Hướng dẫn tạo project (2)


Chọn New Image ➔ Browse để lấy file ISO vừa tải xuống, sau đó ấn Next

Hình 2.6. Hướng dẫn tạo project (3)


Đặt tên cho Router và lựa chọn card cho mỗi slot

NHÓM 6 10
Tiểu luận môn học “Quản trị mạng”

Hình 2.7. Hướng dẫn tạo project (4)


Tiếp theo, click vào Idle-PC finder để tính toán Idle cho thiết bị ảo, đây là bước
khá quan trọng vì nó sẽ giúp giảm tài nguyên CPU đáng kể khi chạy mô phỏng.

Hình 2.8. Hướng dẫn tạo project (5)

Hình 2.9. Hướng dẫn tạo project (6)

NHÓM 6 11
Tiểu luận môn học “Quản trị mạng”

Sau khi hoàn thành các bước trên, ta đã thêm được 1 router vào GNS3.
2.2.2 Hướng dẫn tạo topology lab

Hình 2.10. Vị trí các công cụ để tạo topology


Trong thanh công cụ hàng dọc, ta có thể chọn các thiết bị router, cloud (kết nối với
cloud sẽ được giới thiệu ở phần sau) hoặc nối liên kết giữa chúng. Trong khi thanh công
cụ hàng ngang giúp tạo các note ghi chép, hiển thị label,…
Để chạy mô phỏng, nhấn nút Start (các node sẽ chuyển sang màu xanh). Để tắt
nhấn nút Stop (các node sẽ chuyển sang màu đỏ).

Hình 2.11. Hoàn thành chạy mô phỏng


Để cấu hình, ta double click vào từng node router. Cửa sổ console sẽ hiện ra như
sau:

NHÓM 6 12
Tiểu luận môn học “Quản trị mạng”

Hình 2.12. Cửa sổ console


2.2.3. Tạo 1 Adapter ảo (Card mạng ảo) trên Windows
Theo yêu cầu của bài thực hành, ta cần kết nối topology này với máy tính để có
thể sử dụng MIB-Browser trong việc giám sát và quản lý từ máy tính. Để làm được điều
đó, ta sử dụng 1 cloud như trong hướng dẫn ở trên, kết nối thông qua một adapter (card
mạng ảo) của Windows.
➢ Tạo 1 Adapter loopback trên Windows:
B1: Mở Computer management, chọn Device Manager ➔ Network adapter ➔
Action ➔ Add legacy hardware.

Hình 2.13. Tạo Adapter loopback (1)


Chọn theo Recommended và nhấn Next:

NHÓM 6 13
Tiểu luận môn học “Quản trị mạng”

Hình 2.14. Tạo Adapter loopback (2)


B2: Chọn Network Adapter và ấn Next

Hình 2.15. Tạo Adapter loopback (3)


Tiếp theo, chọn Microsoft ➔ Microsoft KM-TEST Loopback Adapter ➔ Next

NHÓM 6 14
Tiểu luận môn học “Quản trị mạng”

Hình 2.16. Tạo Adapter loopback (4)


Ấn Finish để hoàn thành

Hình 2.17. Tạo Adapter loopback (5)


B3: Cấu hình Adapter loopback
Sau khi tạo xong Adapter loopback, ta tiếp tục vào Network Connections để cấu
hình cho card mạng này. Lúc này sẽ thấy xuất hiện card mạng vừa tạo là Ethernet 2.

NHÓM 6 15
Tiểu luận môn học “Quản trị mạng”

Hình 2.18. Cấu hình Adapter loopback (1)


Để cấu hình, ta chuột phải vào mục Properties ➔ double click vào TCP/IP v4,
sau đó đặt địa chỉ IP cho card mạng vừa tạo. IP theo yêu cầu là: 192.168.11.254 và
Default gateway là 192.168.11.1 ➔ OK

Hình 2.19. Cấu hình Adapter loopback (2)


Quay trở lại với cloud như đã tạo trong topology, chuột phải vào cloud, chọn
Configure ➔ Refresh ➔ chọn Ethernet 2 ➔ OK. Bây giờ ta chỉ cần nối liên kết từ
Router R1 vào card Ethernet 2 là hoàn thành việc xây dựng topology.

NHÓM 6 16
Tiểu luận môn học “Quản trị mạng”

Hình 2.20. Nối liên kết với cloud


3. CẤU HÌNH TRÊN THIẾT BỊ
3.1. Giới thiệu về giao thức SNMP
SNMP (Simple Network Management Protocol) là một giao thức được sử dụng để
giám sát và quản lý các thiết bị mạng như router, switch, máy chủ và thiết bị mạng khác.
Nó cho phép quản trị viên mạng thu thập thông tin về trạng thái, hiệu suất và các sự kiện
quan trọng từ các thiết bị mạng.
Các thành phần chính của SNMP bao gồm:
• Management station: thu thập, xử lý thông tin về các node mạng được quản lý và
phản hồi kết quả về cho người quản trị.
• Agent: thành phần chạy trên các node mạng được quản lý, ghi nhận trạng thái về
thiết bị, tương tác với Management station cũng như nhận và thực thi lệnh.
• MIB: là 1 cấu trúc dữ liệu chứa thông tin mô tả về các đối tượng được quản lý
trong mạng. Management station kết nối với Agent thông qua MIB, nhờ đó cả 2
có thể nhận ra dữ liệu từ nhau và giao tiếp.
SNMP có 3 loại bản tin chính là:
- GET: Bản tin mà Management station lấy dữ liệu từ thiết bị.
- SET-request: Management station gửi yêu cầu cho Agent để thay đổi giá trị của
1 đối tượng.
- TRAP: Agent sử dụng để thông báo 1 sự kiện quan trọng hoặc lỗi đến
Management station.
SNMP có 3 phiên bản là SNMPv1, SNMPv2c, SNMPv3. Trong bài thực hành này
sẽ sử dụng SNMPv2c.

NHÓM 6 17
Tiểu luận môn học “Quản trị mạng”

3.2. Cấu hình


Dưới đây là cấu hình trên Router R1, các Router còn lại cấu hình tương tự và thay
đổi IP, interfaces,…
//Mở port, đặt IP
R1#config terminal
R1(config)#int g2/0
R1(config-if)#no shut
R1(config-if)#ip add 192.168.11.1 255.255.255.0
R1(config-if)#int g3/0
R1(config-if)#no shut
R1(config-if)#ip add 192.168.13.1 255.255.255.0
R1(config-if)#int f0/0
R1(config-if)#no shut
R1(config-if)#ip add 192.168.14.1 255.255.255.0
R1(config-if)#int g1/0
R1(config-if)#no shut
R1(config-if)#ip add 192.168.12.1 255.255.255.0
R1(config-if)#int loopback0
R1(config-if)#ip add 1.1.1.1 255.255.255.255
R1(config-if)#exit
//Cấu hình định tuyến OSPF
R1(config)#int range g1/0, g2/0, g3/0, f0/0, l0
R1(config-if)#ip ospf 1 area 0
R1(config-if)#exit
R1(config)#router ospf 1
R1(config-router)#auto-cost bandwidth-reference 1000
R1(config-router)#exit
//Cấu hình SNMPv2
R1(config)#snmp-server community yeager2312 ro
R1(config)#snmp-server community yeager2002 rw
R1(config)#snmp-server enable traps snmp
R1(config)#snmp-server host 192.168.11.254 traps ver 2 yeager2312
❖ Kiểm tra kết nối:
- Ping từ R1 đến Router bất kỳ (R4):

NHÓM 6 18
Tiểu luận môn học “Quản trị mạng”

Hình 3.1. Kiểm tra kết nối giữa các Router


- Ping từ Router bất kỳ (R6) đến cloud:
Trước khi ping từ máy tính đến cloud, ta cần tìm thư mục “Npcap” trong thư mục
C:\Program Files và gỡ cài đặt nó, sau đó tiến hành tải và cải đặt WinPcap 4.1.3 theo
link sau: https://www.winpcap.org/install/.
Lí do là bởi máy tính sẽ bị xung đột giữa bản Winpcap khi cài cùng GNS3 với bản
Winpcap có sẵn trên Windows (Npcap), khiến cho không thể kết nối đến địa chỉ card
mạng của cloud dù đã cấu hình đúng. Sau khi cài WinPcap 4.1.3 thì vấn đề này sẽ được
giải quyết.

Hình 3.2. Kiểm tra kết nối từ Router đến cloud


Lưu ý: Để ping được từ Router đến cloud ta cũng cần lưu ý tắt Windows Defender
Firewall

Hình 3.3. Cách tắt Windows Defender Firewall


- Ping từ máy tính đến Router bất kỳ (R6):

NHÓM 6 19
Tiểu luận môn học “Quản trị mạng”

Để có thể ping được, ta vào Command Prompt ➔ chuột phải vào Run as
administrator.
Ta cần thêm một route tĩnh vào bảng định tuyến trong Windows. Ở đây chúng ta
cần thêm dải 192.168.0.0/16 (để bao quát được cho các dải mạng 192.168.x.0/24 được
sử dụng). Gõ lệnh trong Command Prompt như sau:
Route add 192.168.0.0 mask 255.255.0.0 192.168.11.1

Hình 3.4. Ping từ máy tính đến R6


4. HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI MIB-BROWSER
4.1. Giới thiệu
MIB-Browser là công cụ dùng để duyệt và truy vấn thông tin trong một MIB
(Management Information Base), đặc biệt là trong mạng máy tính. MIB-Browser thường
hỗ trợ các giao thức quản lý mạng như SNMP để truy cập và truy vấn thông tin từ các
thiết bị mạng. Các giao diện của nó thường cung cấp các chức năng như tìm kiếm, lọc
và sắp xếp dữ liệu MIB để giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm và xem thông tin quản lý
mạng.
Một trong những phần mềm phổ biến nhất của MIB-Browser được nhóm em sử
dụng trong bài này là iReasoning MIB-Browser. Những tính năng chính của phần mềm
này bao gồm:
• Duyệt và tìm kiếm thông tin MIB của các thiết bị mạng.
• Thực hiện các hoạt động SNMP như Get, GetNext, Set, và Walk để lấy thông tin
từ các thiết bị mạng.
• Hiển thị thông tin SNMP như các biến SNMP, OID (Object Identifier), giá trị, và
trạng thái của các thiết bị mạng.

NHÓM 6 20
Tiểu luận môn học “Quản trị mạng”

• Hỗ trợ nhiều phiên bản SNMP và các giao thức liên quan khác như ICMP
(Internet Control Message Protocol) và TFTP (Trivial File Transfer Protocol).
➢ Download: https://www.ireasoning.com/download.shtml (Bản Free chỉ hỗ trợ
đến SNMPv2).
4.2. Các yêu cầu
a) Sử dụng bản tin GET để lấy tên của 1 router bất kỳ
Thực hiện phương thức GetRequest của SNMP (Manager gửi GetRequest cho
Agent để yêu cầu Agent cung cấp thông tin nào đó dựa vào ObjectID). Trước tiên ta cần
kết nối đến Agent. Nhập địa chỉ IP interface của Router cần quản lý ➔ Vào Advanced
điền các thông tin sau, trong đó Read Community là password RO đã được cấu hình ở
bước trước, còn Write Community là password RW. SNMP phiên bản dc sử dụng là
version 2.

Hình 4.1. Set up MIB-Browser


Chuột phải vào sysName ➔ Get, ta sẽ lấy được tên của Router R6.
Lưu ý: Các icon hình chiếc lá là những mục read only, còn hình chiếc bút là read-
write.

NHÓM 6 21
Tiểu luận môn học “Quản trị mạng”

Hình 4.2. Lấy tên của R6


b) Sử dụng bản tin Set để đổi tên của 1 router bất kỳ.
Thực hiện phương thức SetRequest của SNMP (Manager gửi SetRequest cho agent
để đặt giá trị cho đối tượng của agent dựa vào ObjectID) để đổi tên cho router R2.
Chuột phải vào sysName ➔ Set, nhập tên cần thay đổi vào mục “value” ➔ OK

Hình 4.3. Đổi tên router (1)


Ta sử dụng bản tin Get để lấy lại tên của router R2, lúc này ta thấy tên đã được
thay đổi:

NHÓM 6 22
Tiểu luận môn học “Quản trị mạng”

Hình 4.4. Đổi tên router (2)


c) Một số tính năng khác
❖ Xem thông tin về các interface của 1 router (R2):
Ở trong thư mục interface, chuột phải vào if table ➔ Table view. Ở đây ta có thể
xem được nhiều thông tin như tên interface, MTU, speed, trạng thái up/down,…
MIB Browser cho phép GET thông tin dưới dạng bảng, cung cấp cái nhìn trực
quan hơn về SNMP Agent.

Hình 4.5. Xem thông tin về các interface


❖ Thay đổi trạng thái up/down của interface (R2):
Vẫn tiếp tục trong bảng Table View của R2, giả sử ta muốn thay đổi trạng thái từ
“down” sang “up” của interface g3/0, click vào SNMP SET ➔ điền giá trị 1(up) vào
mục “value” ➔ OK

NHÓM 6 23
Tiểu luận môn học “Quản trị mạng”

Hình 4.6. Thay đổi trạng thái interface


5. HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI WIRESHARK
Mở phần mềm Wireshark trên máy tính, double click vào card mạng đã được cấu
hình cho cloud (Ethernet 2)

Hình 5.1. Mở phần mềm Wireshark


Trên giao diện chính của phần mềm hiển thị các gói tin thu thập được trong quá
trình truyền thông giữa card Ethernet 2 (cloud) và mạng ngoài. Ở đây ta cần phân tích
các bản tin SNMP, do đó ta có thể lọc bản tin để dễ theo dõi như sau:

NHÓM 6 24
Tiểu luận môn học “Quản trị mạng”

Hình 5.2. Lọc bản tin


Ở đây để bắt được 1 bản tin SNMP, ta cần quay lại MIB-Browser để thực hiện 1
phương thức bất kỳ, ở đây sẽ lấy ví dụ Get để lấy thông tin tên của router R6. Khi đó
trên Wireshark đã xuất hiện 2 bản tin như sau:

Hình 5.3. Bắt bản tin


Ta thấy bản tin GET-REQUEST có địa chỉ nguồn là 192.168.11.254 (cloud) và địa
chỉ đích là 192.168.18.2 (R6). Với bản tin GET-RESPONSE thì ngược lại.
Phân tích bản tin GET-REQUEST ở trên (No.5) ta được các thông tin sau:

Hình 5.4. Thông tin của bản tin


Trong đó ta có một số thông tin tiêu biểu như:

NHÓM 6 25
Tiểu luận môn học “Quản trị mạng”

- Dòng mũi tên thứ 2 thể hiện các thông số của Layer 2 như: chuẩn Ethernet II,
MAC nguồn là 02:00:4c:4f:4f:50, MAC đích là ca:01:3a:bc:00:38
- Dòng mũi tên thứ 3 thể hiện các thông số của Layer 3 như: IPv4, IP nguồn là
192.168.11.254, IP đích là 192.168.18.2
- Dòng mũi tên thứ 4 thể hiện các thông số của Layer 4 như: giao thức UDP, Port
number nguồn là 58182, Port number đích là 161
- Dòng mũi tên thứ 5 thể hiện thông tin của lớp ứng dụng, ở đây ta đang sử dụng
giao thức SNMP.
• Version: SNMPv2c
• Community: yeager2312 (Mật khẩu RO đã được cấu hình)
• Data: get-request (loại bản tin)
• Request-id: 1795086933 (mã số định danh yêu cầu của gói tin SNMP)
• Error-status: noError (0) (chỉ ra bản tin có bị lỗi hay không)
• Error-index: 0 (chỉ số của đối tượng trong bản tin gây lỗi)
6. HƯỚNG DẪN ĐỐI VỚI PHẦN MỀM PRTG – THAM KHẢO THÊM
6.1. Giới thiệu về PRTG
PRTG là một phần mềm giám sát mạng và hệ thống mạnh mẽ, được phát triển bởi
Paessler AG. Nó cung cấp các công cụ giám sát đa dạng để theo dõi và quản lý mạng,
máy chủ, ứng dụng và các thiết bị khác trong một môi trường mạng.
PRTG sử dụng mô hình giám sát dựa trên cảm biến (sensor-based monitoring).
Mỗi cảm biến được cấu hình để giám sát một khía cạnh cụ thể của mạng hoặc hệ thống,
ví dụ như băng thông, tài nguyên CPU, bộ nhớ,… Giao diện người dùng của PRTG rất
trực quan và dễ sử dụng. Nó cung cấp các báo cáo, biểu đồ và đồ thị để hiển thị thông
tin giám sát một cách rõ ràng và dễ hiểu. PRTG có thể gửi thông báo qua Email hoặc
SMS.
6.2. Kiến trúc của PRTG
Kiến trúc của PRTG bao gồm 2 phần chính đó là: PRTG Core Server và PRTG
Probe.
- Core Server: bao gồm quá trình lưu trữ dữ liệu, web server, các báo cáo và hệ
thống lưu trữ.
- Probe: thi hành quá trình giám sát, nó nhận các cấu hình từ Core Server và thực
thi quá trình xử lý sau đó báo kết quả về cho Core Server.
PRTG hỗ trợ 3 phiên bản SNMP: v1, v2c và v3

NHÓM 6 26
Tiểu luận môn học “Quản trị mạng”

Hình 6.1. Kiến trúc của PRTG


6.3. Hướng dẫn sử dụng PRTG
Download phần mềm (bản Free) tại:
https://www.paessler.com/prtg?gad_source=1&gclid=CjwKCAiA29auBhBxEiwAnKc
SqrWJwKgvECumPaiKgA0OcRS41WSmF8VCT1cP6_f9TnPKaRoqmU4AZxoCtXU
QAvD_BwE
Sau khi mở phần mềm, một giao diện web localhost sẽ xuất hiện như dưới đây,
nhập username/password mặc định là prtgadmin để sử dụng.

Hình 6.2. Giao diện đăng nhập


Sau khi login thành công, giao diện Home sẽ hiển thị như sau, trong đó có hiển thị
tất cả các sensor đang được theo dõi:

NHÓM 6 27
Tiểu luận môn học “Quản trị mạng”

Hình 6.3. Giao diện chính


Để xem được chi tiết các thông số và các thiết bị đang giám sát, ta vào phần
Devices.

Hình 6.4. Giao diện Devices


Ban đầu chỉ có các sensor mặc định trên máy tính được PRTG scan ra, chưa có bất
kỳ thiết bị agent nào được liên kết. Để thêm các router từ bài thực hành vào giám sát
(lấy ví dụ R1), ta thực hiện như sau:
B1: Di chuột đến biểu tượng dấu “+”, chọn Add Device

NHÓM 6 28
Tiểu luận môn học “Quản trị mạng”

Hình 6.5. Add Device (1)


B2: Chọn nhánh ta muốn để thiết bị vào, ở đây ta để router trong phần hạ tầng
mạng (Network Infrastructure) và ấn OK

Hình 6.6. Add Device (2)


B3: Tiếp tục điền thông tin của thiết bị như địa chỉ IP, icon, community string của
SNMP, sau đó kéo xuống dưới click OK để hoàn thành.

NHÓM 6 29
Tiểu luận môn học “Quản trị mạng”

Hình 6.7. Add Device (3)

Hình 6.8. Add Device (4)


Sau khi thêm xong router R1, ta thấy màn hình đã hiển thị ra thiết bị này, chọn
“Run Auto - Discovery” để scan các sensor tự động:

Hình 6.9. Add Device (4)


Ở đây ta đã có thể xem được các thông số của router R1 đang hoạt động như băng
thông từng interface đang enable, mức sử dụng RAM, CPU, nhiệt độ,…
Ví dụ khi xem mức sử dụng RAM ta chọn “System Health” (0.28 GB):

NHÓM 6 30
Tiểu luận môn học “Quản trị mạng”

Hình 6.10.Theo dõi mức sử dụng RAM


Bên cạnh mục “Overview”, ta có thể chọn “Live data” để xem các diễn biến trực
tiếp bằng biểu đồ trực quan như hình trên. Ngoài ra cũng có thể chọn “History data” để
xem báo cáo trong 1 khoảng thời gian cũ; “Log” để xem báo cáo truy xuất theo từng
mốc thời gian bằng các message ngắn gọn. Ta cũng có thể tùy biến lại một số thông tin
về sensor đang theo dõi trong mục “Settings”.

KẾT LUẬN
Bài thực hành trên đây nhóm chúng em đã trình bày cụ thể các bước thực hiện,
cách cài đặt và cấu hình cần thiết để hoàn thành bài thực hành của bộ môn quản trị mạng
này. Qua đó giúp cho sinh viên nắm rõ kiến thức cơ bản, hiểu được các kỹ thuật trong
quản trị mạng nhằm tăng cường những kỹ năng cần thiết để quản trị và vận hành một hệ
thống mạng hiệu quả và an toàn.

NHÓM 6 31
Tiểu luận môn học “Quản trị mạng”

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] TS. Dương Thị Thanh Tú, TS. Phạm Anh Thư, ThS. Nguyễn Thanh Trà, Bài giảng
môn học Quản trị mạng, Khoa VT1, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (2021).
[2] PGS.TS. Hoàng Trọng Minh, TS. Phạm Anh Thư, Bài giảng môn Internet & Giao
thức, Khoa VT1, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (2021).
[3] Rene Molenaar, Introduction of SNMP, Network Lesson.
[4] Admin, Hướng dẫn sử dụng GNS3, [online] tại: https://securityzone.vn/t/huong-dan-
su-dung-gns-3.12/
[6] Admin, How to use MIB-Browser. [online] tại:
https://pitstop.manageengine.com/portal/en/kb/articles/how-to-use-mib-browser
[7] Admin, PRTG là gì? Định nghĩa đầy đủ về phần mềm giám sát mạng Paessler.
[online] tại: https://www.pacisoft.vn/tin-san-pham/prtg-la-gi/

NHÓM 6 32

You might also like