You are on page 1of 32

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

Báo cáo
THỰC TẬP KỸ THUẬT

Đề tài:

TRUYỀN TIN NHẮN QUA KÊNH AUDIO SỬ


DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ BPSK

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN VIẾT LÂM - 20192955


Lớp: CTTN ĐTTT - K64
Giảng viên hướng dẫn: TS ĐẶNG QUANG HIẾU

Hà Nội, 3-2023
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

Báo cáo
THỰC TẬP KỸ THUẬT

Đề tài:

TRUYỀN TIN NHẮN QUA KÊNH AUDIO SỬ


DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ BPSK

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN VIẾT LÂM - 20192955


Lớp: CTTN ĐTTT - K64
Giảng viên hướng dẫn: TS ĐẶNG QUANG HIẾU

Hà Nội, 3-2023
LỜI NÓI ĐẦU

Với những sinh viên năm cuối, học phần thực tập kỹ thuật có vai trò rất quan trọng.
Học phần giúp cho sinh viên có được những trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp. Trải
nghiệm được quy trình làm việc chuyên nghiệp tại các công ty, qua đó có thể giúp bản
thân sinh viên chọn được định hướng phát triển phù hợp với bản thân sau khi tốt nghiệp.
Em đã xin tham gia thực tập tại Công ty Cổ phần G-Innovations Việt Nam - Trung
tâm nghiên cứu công nghệ cao, trực thuộc Tập đoàn G-Group, với vai trò thực tập sinh
thuộc Trung tâm Công nghệ phần mềm. Thời gian thực tập đã cho bản thân em cơ hội
học hỏi, rèn luyện kiến thức chuyên môn. Ngoài những kiến thức chuyên môn, em cũng
học được những kỹ năng rất quan trọng phục vụ cho quá trình làm việc sau này như: kỹ
năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình,. . . Văn hóa công ty cũng rất phù hợp với em
giúp em có thể hòa nhập và làm quen với môi tường mới dễ dàng khi mới vào công ty.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầy Đặng Quang Hiếu và các anh chị
Công ty Cổ phần G-Innovations Việt Nam đã tạo điều kiện để em có thể học hỏi, tiến bộ
và hoàn thành tốt kỳ thực tập. Em xin cảm ơn.
MỤC LỤC

DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT i

DANH MỤC HÌNH VẼ ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU iii

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN G-INNOVATION


VIỆT NAM 1
1.1 Lịch sử hình thành . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
1.2 Cơ cấu tổ chức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
1.3 Tầm nhìn và sứ mệnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
1.3.1 Tầm nhìn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
1.3.2 Sứ mệnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
1.3.3 Giá trị cốt lõi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG 5


2.1 Điều chế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
2.1.1 Điều chế và giải điều chế số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
2.1.2 Bộ điều chế, giải điều chế BPSK . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
2.2 Đồng bộ tín hiệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
2.2.1 Tạo bit đồng bộ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
2.2.2 Đóng gói dữ liệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
2.2.3 Giải điều chế bit_synchronize và khớp frame . . . . . . . . . . 11

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG VÀ NHẬN XÉT 13


3.1 Mô phỏng hệ thống . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
3.2 Mô phỏng và kết quả . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
3.2.1 Lựa chọn thông số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
3.2.2 Kết quả mô phỏng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
3.2.3 Nhận xét . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17

KẾT LUẬN 18

Kết luận chung 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19


DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

AWGN Additive white Gaussian noise


BER Bit Error Rate
Bit Binary digIT
BPSK Binary Phase Shift Keying
dB Decibel
I Inphase
LPF Low pass Filter
M - QAM Multilevel Quadrature Amplitude Modulation
M-PSK M-aray Phase Shift Keying
PSK Phase Shift Keying
Q Quadrature
QAM Quadrature Amplitude Modulation
QPSK Quadrature Phase Shift Keying
Rb Bit Rate
SNR Signal-to-Noise Ratio

i
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty G-Innovation Việt Nam . 1
Hình 1.2 Cơ cấu tổ chức công ty G-Innovation Việt Nam . . . . . . . . . . 2
Hình 2.1 Mô hình hệ thống . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
Hình 2.2 Biểu đồ chòm sao BPSK . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
Hình 2.3 Sơ đồ điều chế, giải điều chế BPSK . . . . . . . . . . . . . . . . 9
Hình 2.4 Đóng gói dữ liệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
Hình 2.5 Quá trình giải điều chế bit_synchronize và khớp frame . . . . . . 11
Hình 3.1 Mô hình truyền dữ liệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
Hình 3.2 Giao diện hệ thống được thiết kế . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
Hình 3.3 Tùy chỉnh thống số mô hình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
Hình 3.4 Giao diện thiết kế bên phía máy phát . . . . . . . . . . . . . . . . 16
Hình 3.5 Giao diện thiết kế bên phía máy thu . . . . . . . . . . . . . . . . 16

ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1 Bảng thông số sử dụng mô phỏng . . . . . . . . . . . . . . . . . 15


Bảng 3.2 Số lần truyền thành công . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
Bảng 3.3 Tỉ lệ lỗi bit khi truyền thành công . . . . . . . . . . . . . . . . . 17

iii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
G-INNOVATION VIỆT NAM

Phần này giới thiệu về lịch sử, cơ cấu tổ chức và môi trường làm việc tại Công ty
Cổ phần G-Innovation Việt Nam.

1.1 Lịch sử hình thành


G-Group là Tập đoàn Công nghệ được thành lập năm 2016, đặt trụ sở tại Hà Nội và
văn phòng chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh. Tập đoàn tập trung hoạt động và đầu tư trong
3 lĩnh vực: Tài Chính Công Nghệ; Truyền Thông Công Nghệ; An Ninh Công Nghệ; sở
hữu 11 công ty thành viên và đội ngũ hơn 1000 nhân sự, cùng khát vọng tạo ra các sản
phẩm công nghệ “Make in Vietnam” cung cấp ra toàn cầu với chất lượng chuẩn quốc
tế. G-Group thành lập mô hình Tập đoàn với Hệ sinh thái 7 công ty thành viên (VSEC,
Ginnovations, Tima, GTV, BeatVN, Gpay, Quỹ đầu tư G-Capital).
Công ty Cổ phần G Innovation Việt Nam - Trung tâm nghiên cứu công nghệ cao
trực thuộc Tập đoàn G Group. Được lên ý tưởng từ năm 2015 trong một buổi café của
CEO và Chủ tịch với mong muốn tạo ra sản phẩm bảo mật. Ý tưởng đầu tiên là tai nghe
bảo mật, sau đó ý tưởng chưa thực sự phù hợp nên táo bạo đề xuất sản xuất G-phone.

Hình 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty G-Innovation Việt Nam

Như trên hình 1.1 có thể thấy các mốc năm được đánh dấu trong quá trình hình
thành và phát triển công ty. Năm 2016 team thành lập với 3 người, tìm các chuyên gia
để hỗ trợ (PGS.TS Nguyễn Đức Minh và TS Đặng Quang Hiếu ở Đại học Bách Khoa

1
Hà Nội) dần ra nhập, và hình thành nên Ginnovations. Ngày 31 tháng 8 năm 2017, hình
thành tên Pháp nhân và sau đó các nhân viên part-time trở thành full-time và đã bắt đầu
xây dựng bộ khung ổn định.

1.2 Cơ cấu tổ chức

Hình 1.2 Cơ cấu tổ chức công ty G-Innovation Việt Nam

Như thể hiện trên hình 1.2, từ ngày mới thành lập gồm có 3 người, với định hướng
là công ty sản xuất các sản phẩm về công nghệ, hiện nay công ty đã sở hữu một bộ khung
đầy đủ gồm các phòng ban như:

• Trung tâm cơ điện tử: Thiết kế và phát triển các thành phần phần cứng của các sản
phẩm công nghệ của công ty. Kiểm tra các thành phần phần cứng riêng lẻ và song
song với các hệ thống bên ngoài sẽ tương tác với nó. Phân tích dữ liệu hệ thống
để thực hiện các thay đổi đối với cấu hình phần cứng. Thiết kế, phát triển các hỉnh
thức bên ngoài của sản phẩm. Đảm bảo các yêu cầu như khả năng chống nước, cầm
nắm, tương thích với hệ thống vi mạch trong quá trình phát triển,...

• Trung tâm công nghệ phần mềm: Thiết kế và phát triển các thành phần phầm mềm
trên android sao cho tương thích tốt với sản phẩm của công ty. Kiểm thử sơ bộ cũng
như xây dựng một hệ sinh thái phần mềm đối với người dùng sản phẩm của công ty.
Nghiên cứu, phát triển các tính năng mới cho sản phẩm để từ đó phát triển trên các
sản phẩm thực tế.

• Phòng RF: Thiết kế, phát triển hệ thống ăng-ten trên sản phẩm của công ty, đảm
bảo quá trình tương tác của thiết bị đối với các hệ thống thông tin hoạt động trên
RF như LTE, GPS,...

• Phòng QA-QC: Phòng đảm bảo chất lượng chung của sản phẩm trước khi đến tay
người sử dụng.

2
• Phòng R&D: Nghiên cứu, phát triển, đánh giá tính khả thi của một số tính năng
hiện đại nhất trên thế giới đối với sản phẩm của công ty từ đó làm tiền đề cho các
phòng ban khác có thể ứng dụng và phát triển tiếp.

• Phòng Bảo mật: Nơi nghiên cứu các biện pháp bảo mật dành cho sản phẩm của
công ty nhằm tăng cường giá trị của sản phẩm và tính công nghệ trong sản phẩm
của công ty.

• Phòng Sale & Marketing: Xây dụng các kế hoạch, chiến lược nhằm đánh giá nhu
cầu của khách hàng và thị trường. Xây dựng kênh thông tin trao đổi giữa khách
hàng cũng như các đối tác cung cấp linh kiện của công ty.

• Phòng kế toán: Tổ chức và thực hiện công tác kế toán, thống kê, tài chính trong
toàn công ty phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của theo đúng pháp lệnh kế
toán, thống kê và quy chế tài chính của công ty và tập đoàn. Theo dõi, phản ánh sự
vận động của tài sản, vật tư, tiền vốn tại công ty và tham mưu ban lãnh đạo các vấn
đề liên quan.

1.3 Tầm nhìn và sứ mệnh


1.3.1 Tầm nhìn
Trong xu thế phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đặc biệt trong lĩnh
vực công nghệ thông tin và truyền thông (Information & Communication Technology -
ICT), cùng với sự xâm nhập mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức, tầm nhìn của Ginnovations
đến 2023 sẽ trở thành công ty nghiên cứu và phát triển công nghệ cao, được định giá
4000 tỉ với các sản phẩm được bán ra trên toàn cầu.

1.3.2 Sứ mệnh
Với đội ngũ gốm nhiều giáo sư, tiến sĩ và nhân sự chất lượng cao trong các mảng
AI, IOT, Xử lý tín hiệu,.. Sứ mệnh của Ginnovatons là đảm bảo sự an toàn cho người
dùng tinh hoa bằng những thiết bị di động bảo mật cao cấp được chế tác tinh xảo nhất
trên thế giới. Phát triển các sản phẩm và dịch vụ cho phép các tổ chức tái định hình
doanh nghiệp và ngành của họ.

1.3.3 Giá trị cốt lõi


Các giá trị cốt lõi của Ginnovations đã được hình thành từ ban đầu và được triết lý
Vanto chắp cánh để hiển hiện rõ hơn:

• Đam mê & khát vọng: Luôn giữ lập trường cho mong muốn lớn nhất của con người.
Thể hiện sự nhất quán, giúp đồng nhất và kết nối những gì bạn lựa chọn trong cuộc
sống.

3
• Integrity: Con người của Ginnovations phải là người luôn giữ lời và luôn đúng thời
hạn với mọi vấn đề với Khách hàng, Đồng nghiệp. Bất kỳ khi nào bản thân SẼ
không thể giữ lời (hoặc không giữ lời đúng thời hạn) sẽ phải thông báo với Khách
hàng, Đồng nghiệp của mình. Và luôn phải đảm bảo có trách nhiệm trong việc dọn
dẹp lại các hậu quả của việc không giữ lời của mình (hoặc không đúng thời hạn)

• Chuyên nghiệp: Hành động nhất quán theo những gì bản thân đã chọn và cam kết
với tinh thần trách nhiệm cao nhất đối với chính bản thân mình và với người khác
mà không cần bất cứ sự giám sát hay hình phạt nào.

• Lắng nghe & Chia sẻ: Luôn khách quan khi lắng nghe, không để cảm xúc bị chi
phối hay suy diễn lời người nói. Luôn dám chia sẻ quan điểm suy nghĩ của mình
với người khác để thiết lập sự đồng cảm, đồng thuận trong các mối quan hệ.

• Spirited: Ginnovations lấy “Tốc độ, hiệu quả trong từng hành động” làm tôn chỉ và
lấy “Quyết định nhanh – Đầu tư nhanh – Triển khai nhanh – Bán hàng nhanh – Thay
đổi và thích ứng nhanh. . . ” làm giá trị bản sắc. Ginnovations đề cao khát vọng tiên
phong và xác định “Vinh quang thuộc về người về đích đúng hẹn”. Ginnovations
coi trọng tốc độ nhưng luôn lấy câu “Không nhanh ẩu đoảng” để tự răn mình.

• Anything is possible: Tìm tòi sáng tạo, sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ cho dù nhiệm
vụ đó có khó khăn phi lý đến mức nào. Không bao giờ được từ bỏ nhiệm vụ, công
việc được giao phó. Luôn luôn phải tin tưởng mọi việc khó khăn đến như nào cũng
đều có cách giải quyết nó.

• Hạnh phúc: mỗi Ginnoer (thành viên thuộc G-Innovations) luôn cảm thấy hạnh
phúc, đó là mục tiêu là công ty luôn hướng tới khi tạo dựng môi trường. Mọi người
đều có trạng thái hiểu mình, hài lòng và mãn nguyện một cách chủ quan, luôn cảm
thấy vui vẻ với đồng nghiệp với công việc hằng ngày. Đồng thời cũng luôn khách
quan khi lắng nghe, không để cảm xúc bị chi phối hay suy diễn lời người nói. Luôn
dám chia sẻ quan điểm suy nghĩ của mình với người khác để thiết lập sự đồng cảm,
đồng thuận trong các mối quan hệ.

4
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG

Mô hình hệ thống hình 2.1 được xây dựng dựa trên mô hình truyền thông trong
Thông tin số có sự chọn lọc các khối chính để thực hiện đề tài.

Hình 2.1 Mô hình hệ thống

Ta có thể thấy, hệ thống gồm các khối chính: tạo khuôn, định dạng khung, điều
chế, máy phát, máy thu, đồng bộ, giải điều chế, định dạng khung, tạo khuôn. Vậy các
chức năng và đầu vào đầu ra sẽ như thế nào?
Chương 2 sẽ trình bày kiến thức cơ sở về các khối chính sử dụng trong mô hình hệ
thống: Bộ điều chế số, giải điều chế số, đồng bộ tín hiệu.

2.1 Điều chế


Điều chế là quá trình biến đổi một hay nhiều thông số của một tín hiệu tuần hoàn
theo sự thay đổi một thông tin cần truyền đi xa. Tín hiệu tuần hoàn gọi là sóng mang.
Tín hiệu mang thông tin gọi là tín hiệu được điều chế. Ở đầu thu bộ giải điều chế sẽ dựa
vào sự thay đổi thông số đó của sóng mang tái tạo lại tín hiệu mang thông tin ban đầu.
Nguyên lý của điều chế là làm cho tin tức biến đổi theo sóng mang. Thay đổi thông
số sóng mang

Vam (t) = Ac cos(2π fc (t) + ϕc )

5
Các thông số của sóng mang được dùng trong quá trình điều chế có thể là biên độ,
pha, tần số. Dựa trên sự thay đổi 3 thành phần trên người ta chia điều chế thành bốn loại
cơ bản: Amplitude modulation (AM), Frequency modulation (FM), Phase modulation
(PM) và Quadrature amplitude modulation (QAM).

2.1.1 Điều chế và giải điều chế số


Điều chế số là quá trình biến đổi một trong ba thông số biên độ, tần số và pha của
sóng mang theo sự thay đổi mang được thay đổi theo tín hiệu (hay luồng số) đưa vào
điều chế để thông tin của sóng mang phù hợp với đường truyền. Trong điều chế số, một
sóng mang tương tự sẽ được biến đổi theo một chuỗi bit có chiều dài cố định hoặc thay
đổi. Đây cũng có thể được coi là một dạng biến đổi tương tự-số.
Tín hiệu số băng cơ sở là dòng các xung vuông biểu hiện giá trị bit ’0’ và ’1’. Để
tăng hiệu suất của điều chế, nhiều bit được ghép trong một ký hiệu. Số lượng bit trong
mỗi ký hiệu phụ thuộc vào đặc tính kênh truyền dẫn.
Tùy theo các thông số được sử dụng để mang tin có thể là: biên độ A, tần số f,
pha φ hay tổ hợp giữa chúng mà ta có các kiểu điều chế khác nhau: ASK, FSK, PSK,
QAM. . . Trong đó:

• Khóa dịch chuyển biên độ (ASK - Amplitude-shift keying) là một dạng điều biến
biên độ biểu thị dữ liệu số dưới dạng các biến thể về biên độ của sóng mang . Trong
hệ thống ASK, một symbol, đại diện cho một hoặc nhiều bit, được gửi bằng cách
truyền sóng mang có biên độ cố định ở tần số cố định trong một khoảng thời gian
cụ thể. Ví dụ: nếu mỗi ký hiệu đại diện cho một bit, thì tín hiệu sóng mang có thể
được truyền ở biên độ danh định khi giá trị đầu vào là 1, nhưng được truyền ở biên
độ giảm hoặc hoàn toàn không truyền khi giá trị đầu vào là 0.

• Khóa dịch chuyển tần số (FSK - Frequency-shift keying) là sơ đồ điều chế tần số
trong đó thông tin kỹ thuật số được mã hóa trên tín hiệu sóng mang bằng cách dịch
chuyển định kỳ tần số của sóng mang giữa một số tần số rời rạc. Công nghệ này
được sử dụng cho các hệ thống liên lạc như đo từ xa , máy dò khí cầu thời tiết , ID
người gọi , dụng cụ mở cửa nhà để xe và truyền vô tuyến tần số thấp trong băng tần
VLF và ELF . FSK đơn giản nhất là FSK nhị phân (BFSK), trong đó sóng mang
được dịch chuyển giữa hai tần số riêng biệt để truyền thông tin nhị phân (0 và 1).

• Khóa dịch chuyển pha (PSK - Phase Shift Keying) là một quá trình điều chế kỹ
thuật số truyền dữ liệu bằng cách thay đổi (điều chế) pha của tín hiệu tham chiếu
tần số không đổi (sóng mang). Điều chế được thực hiện bằng cách thay đổi đầu vào
sin và cosine tại một thời điểm chính xác.

• Điều chế biên độ cầu phương (QAM - Quadrature amplitude modulation) là tên của

6
một họ các phương pháp điều chế kỹ thuật số và một họ các phương pháp điều chế
tương tự có liên quan được sử dụng rộng rãi trong viễn thông hiện đại để truyền
thông tin. Nó truyền hai tín hiệu thông điệp tương tự, hoặc hai luồng bit kỹ thuật
số , bằng cách thay đổi (điều chế) biên độ của hai sóng mang , sử dụng sơ đồ điều
chế khóa dịch chuyển biên độ (ASK) hoặc sơ đồ điều chế tương tự điều chế biên độ
(AM). Hai sóng mang cùng tần số và lệch pha nhauvới nhau một góc 90°, một điều
kiện được gọi là tính trực giao hoặc tính cầu phương . Tín hiệu truyền đi được tạo
ra bằng cách cộng hai sóng mang lại với nhau. Tại máy thu, hai sóng có thể được
tách biệt (giải điều chế) một cách nhất quán do tính chất trực giao của chúng. Một
thuộc tính quan trọng khác là các biến điệu là dạng sóng tần số thấp/băng thông
thấp so với tần số sóng mang, được gọi là giả định băng thông hẹp. Khóa dịch pha
(PSK) có thể được coi là trường hợp đặc biệt của QAM, trong đó biên độ của tín
hiệu truyền đi là một hằng số nhưng pha của nó thay đổi.

Giải điều chế là quá trình ngược lại với quá trình điều chế. Trong quá trình thu
được có một trong các tham số: biên độ, tần số, pha của tín hiệu sóng mang được biến
đổi theo tín hiệu điều chế và tùy theo phương thức điều chế mà ta có được các phương
thức giải điều chế thích hợp để lấy lại thông tin cần thiết. Như vậy điều chế và giải điều
chế là khâu không thể thiếu trong một hệ thống thông tin số.

2.1.2 Bộ điều chế, giải điều chế BPSK


2.1.2.1 Định nghĩa
Điều chế M-PSK (M-aray Phase Shift Keying) là điều chế khoá dịch pha M mức.
Dựa vào M ta phân loại các phương pháp điều chế M–PSK, một số loại điều chế thông
dụng: 2-PSK (BPSK), 4-PSK (QPSK), 8-PSK,... Với mỗi giá trị M, hiệu quả sử dụng
băng tần η của các phương thức điều chế nói trên có thể xác định theo công thức:
R log2 M
η= = [bit/s/Hz]
B 1+α

Trong đó:
R là là tốc độ Bit của tín hiệu mang thông tin (bit/s).
B là độ rộng băng tần cần thiết (Hz).
M = 2m với m là số bít của một ký hiệu (m ≥ 2).
α là hệ số uốn lọc của các bộ lọc dạng tín hiệu.
BPSK là dạng đơn giản nhất của M-PSK. Nó sử dụng hai pha cách nhau 1800 (00
và 1800 ). Bộ điều chế BPSK có khả năng xử lý nhiễu và méo tốt nhất. Tuy nhiên nó chỉ
có thể điều chế 1 bit/symbol nên không phù hợp với hệ thống cần tốc độ cao.

7
Hình 2.2 Biểu đồ chòm sao BPSK

Dạng sóng tổng quát:


r
2Eb
sn (t) = cos(2π f t + π(n − 1)), n = 0, 1
Tb

Với bit ’0’

r r
2Eb 2Eb
s0 (t) = cos(2π f t + π) = − cos(2π f t)
Tb Tb

Với bit ’1’

r
2Eb
s1 (t) = cos(2π f t),
Tb

Trong đó:
Eb : Năng lượng của mỗi bit
Tb : là độ rộng băng tần cần thiết (Hz).
f : Tần số băng tần cơ sở
Tín hiệu có thể được biểu diễn dựa vào hàm cơ sở duy nhất:
r
2
φ (t) = cos(2π f t)
Tb

2.1.2.2 Sơ đồ quá trình điều chế và giải điều chế


Hình 2.3 mô tả các khối chính của mô hình điều chế, giải điều chế BPSK.
Ở phía bên máy phát bao gồm các khối:

8
Hình 2.3 Sơ đồ điều chế, giải điều chế BPSK

• Khối nhân, LPF: Nhân sóng BPSK với sóng sin ban đầu để tách tín hiệu ra khỏi
sóng mang. Ở đây dung bộ lọc thông thấp để loại bỏ hoàn toàn các thành phần
mang tần không mong muốn.

• Khối nhân: nhân dãy NTZ với sóng mang sin để tạo thành tín hiệu BPSK truyền đi.

Tại máy thu các khối chính được sử dụng để khôi phục lại tín hiệu gốc:

• Tạo tín hiệu NTZ: Từ tín hiệu bit đưa vào ban đầu, ta biến đổi về dạng [-1,1].

• Khối quyết định: Dựa vào mức năng lực tín hiệu sau khi tách sóng mang, ta có thể
quyết định được bit sau giải điều chế.

2.1.2.3 Tỉ lệ lỗi bit trên kênh truyền AWGN


Tỉ lệ lỗi bit khi truyền qua kênh nhiễu trắng được đặc trưng bởi thông số SNR.
Ta có:

P(error) = P(1decided, 0transmitted) + P(0decided, 1transmitted)


s s
Es Es
= 0.5Q( ) + 0.5Q( )
N0 /2 N0 /2
r
2Es
= Q( )
N0
r
Es
= 0.5 ∗ er f c( )
N0
r
Eb π
= 0.5 ∗ er f c( sin( ))
N M
r 0
Eb
= 0.5 ∗ er f c( )
N0
1 √
= 0.5 ∗ er f c( √ SNR)
2

9
Trong đó:
Eb : Năng lượng của mỗi bit.
Es : Năng lượng của kí hiệu
Es
SNR = N0

2.2 Đồng bộ tín hiệu


Khi truyền tín hiệu theo thời gian thực, quá trình đồng bộ để khớp tín hiệu giữa
bên thu và bên phát đóng vai trò rất quan trọng. Mỗi một ký tự text ở đầu vào bên phát
sẽ được chuyển đổi thành các bit 0, 1 trước khi điều chế. Do vậy, nếu tín hiệu thu về nếu
không được khớp frame với bên phát sẽ dẫn tới bit sau quá trình giải điều chế bị lệch so
với bên phát. Hệ quả là đoạn text thu được sau cùng bị sai.

2.2.1 Tạo bit đồng bộ


Tùy theo yêu cầu hệ thống, số frame dùng để khớp tín hiệu là khác nhau. Nếu như
bit trong các frame này là giống nhau thì khi truyền thực tế, tín hiệu truyền đi bị nhiễu,
bit thu về có thể có BER ở các frame dẫn tới việc khó xác định vị trí bắt đầu của frame
chứa text đã truyền đi. Do vậy, bit trong các các frame dùng để đồng bộ tín hiệu này
cần khác nhau. Tạm gọi các bit này là các bit_synchronize. Có nhiều cách để tạo ra
bit_synchronize, em chọn cách tạo ra các bit từ 1 đoạn text.
Các bit sử dụng cho mục đích đồng bộ tín hiệu này có thể được điều chế bằng các
phương pháp khác nhau như BPSK, QPSK, M-QAM,...Tuy nhiên, để tín hiệu bên thu
khớp với bên phát nhất có thể thì tỉ lệ sai khung của các frame dùng cho mục đích đồng
bộ này càng thấp càng tốt. Do đó ta sử dụng phương pháp điều chế BPSK để điều chế
các bit_synchronize vì điều chế theo phương pháp BPSK có khả năng chống nhiễu tốt
nhất.
Bên thu cũng sẽ biết trước các bit_synchronize để phục vụ cho mục đích so sánh
với các bit nhận về sau quá trình giải mã hóa.

2.2.2 Đóng gói dữ liệu


Dữ liệu được đóng gói theo mô hình 2.4. Dữ liệu được gửi lên kênh truyền bao
gồm các mẫu tín hiệu chứa tín hiệu sau điều chế của bit_synchronize và bit_data. Các
mẫu chứa bit_synchronize được chèn trước các mẫu tín hiệu chứa bit_data.
Để đảm bảo dữ liệu truyền đi không bị mất mát, ta nên chèn thêm 1 lượng bit
random [0,1] trước và sau mẫu tín hiệu được truyền đi.
Các mẫu tín hiệu được đẩy theo từng frame lên kênh truyền. Mỗi frame chứa 160
mẫu.

10
Hình 2.4 Đóng gói dữ liệu

2.2.3 Giải điều chế bit_synchronize và khớp frame


Hình 2.5 mô tả các bước của quá trình giải điều chế bit_synchronize và khớp frame.

Hình 2.5 Quá trình giải điều chế bit_synchronize và khớp frame

Giả sử số frame sử dụng cho mục đích đồng bộ tín hiệu là 10 và yêu cầu số frame
khớp tín hiệu so với bên phát phải lớn hơn hoặc bằng 5 thì mới thực hiện quá trình giải
điều chế với các mẫu chứa data.

11
Giải nghĩa các bước thực hiện sử dụng trong sơ đồ:

• Frame buffer: Buffer frame 160 mẫu thành frame 320 mẫu.

• Dò đồng bộ trong frame buffer, dịch từng mẫu: Ta lấy lần lượt 160 mẫu tín hiệu
trong frame buffer đem đi giải mã cho đến khi tìm được lần dịch trả về bit_syn_out
giống với 1 trong những chuỗi bit_syn phát đi.

• Check 32bit sau giải mã: Kiểm tra số bit lỗi sau khi giải điều chế BPSK.

• Point_match = k: Lưu lại vị trí khớp frame.

• Count_frame_match++: Đếm số frame khớp trong tổng số 10 frame_synchronize


phát đi.

• Check count >= 5: Số frame_synchronize khớp có thể đưa cho ta đánh giá về chất
lượng tín hiệu nhận được, từ đó quyết định ra có thực hiện giải điều chế data không.

• stt_frame_synchronize == 10: Dịch tín hiệu thu về hết 10 frame_synchronize.

Ở phía bên nhận sẽ nhận được lần lượt các frame có độ dài 160 mẫu. Vì tín hiệu
thu về bị lệch so với khi phát đi nên lúc này cần sử dụng bộ buffer để buffer các frame có
độ dài 160 mẫu thành các frame có độ dài 320 mẫu. Để dò chính xác vị trí khớp frame,
ta cắt lần lượt các đoạn tín hiệu có độ dài 160 mẫu ( mỗi đoạn tín hiệu cách nhau 1 mẫu)
từ frame 320 mẫu vừa buffer đem đi giải điều chế BPSK.
Bit sau khi được giải điều chế sẽ được so sánh lần lượt với các đoạn bit_synchronize
đã biết trước. Nếu như có BER = 0 ta sẽ lưu lại vị trí frame này. Khi đã xác định được
đoạn khớp đầu tiên, ta chỉ cần cắt liên tiếp các frame 160 mẫu phía sau đem đi giải điều
chế. Tùy thuộc vào điều kiện kênh truyền ta sẽ chấp nhận số frame khớp ở một mức
nhất định thì mới được chuyển sang bước giải điều chế các mẫu chứa data. Nếu như số
lượng frame khớp thấp hơn mức yêu cầu thì ta sẽ xác định mẫu tín hiệu nhận được có
chất lượng tín hiệu kém, không đủ để phục vụ cho mục đích giải điều chế.

12
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG VÀ NHẬN XÉT

Trong chương 2 em đã trình bày cơ sở lý thuyết và phần mềm sử dụng trong đề tài
đồ án. Chương 4 sẽ tiến hành mô phỏng hệ thống đã thiết kế từ đó đưa ra những nhận
xết và đánh giá tính hiệu quả của những lý thuyết đã được học và tìm hiểu khi áp dụng
trong thực tế.

3.1 Mô phỏng hệ thống

Hình 3.1 Mô hình truyền dữ liệu

Thực hiện mô phỏng theo mô hình 3.1. Trong đó. một máy đóng vai trò máy phát,
máy còn lại đóng vai trò máy thu. Kênh âm thanh (audio channel) là kênh thông tin sử
dụng để trao đổi dữ liệu giữa hai máy. Dữ liệu được trao đổi có thể là một đoạn văn bản,
hình ảnh, các file dữ liệu,...Trong báo cáo này loại dữ liệu em lựa chọn để thực hiện mô
phỏng là một đoạn văn bản. Đoạn văn bản nhận về và tỉ lệ lỗi bit (BER) là những yếu
tố chính được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng kênh truyền với những bộ thông số
khác nhau.
Do thiết kế phần cứng của laptop nên loa của chúng không đẳng hướng. Để tăng
hiệu quả truyền dẫn có thể sử dụng loa, mic cắm ngoài hoặc tốt nhất là dùng jack 3.5
mm kết nối hai máy tính vì khi đó tín hiệu sẽ không phải chịu ảnh hưởng bởi nhiễu. Với
trường hợp sử dụng loa và mic đóng vai trò máy thu, phát thì hệ thống được tối ưu hiệu
quả nếu như khoảng cách giữa hai thiết bị nằm trong khoảng 30 cm.

13
Bước tiếp theo là thiết kế phần mềm phục vụ cho những yêu cầu của hệ thống.
Matlab được lựa chọn sử dụng cho quá trình mô phỏng với giao diện được thực hiện trên
Matlab Guide (hình 3.2).

Hình 3.2 Giao diện hệ thống được thiết kế

Giao diện hình 3.2 được thiết kế chung cho các thiết thiết bị sử dụng trong mô hình.
Tùy thuộc nhu cầu sử dụng thực tế, người dùng sẽ lựa chọn chức năng "Transmitter" khi
đóng vai trò là người dữ liệu hoặc chọn chức năng "Receiver" khi muốn nhận dữ liệu từ
máy khác gửi đến.

Hình 3.3 Tùy chỉnh thống số mô hình

14
Bên thu và bên phát đều có thể tùy chỉnh các thông số (hình 3.3): phương pháp
điều chế số lựa chọn, tần số lấy mẫu fs , tốc độ bit Rb và tần số sóng mang fc (thỏa mãn
định lý Shannon). Tuy nhiên, để có thể truyền nhận thành công dữ liệu thì bên gửi và
bên nhận phải có sự trao đổi trước thông tin về những những thông số nêu trên.

3.2 Mô phỏng và kết quả


3.2.1 Lựa chọn thông số

Bảng 3.1 Bảng thông số sử dụng mô phỏng

Thông số Giá trị


Phương pháp điều chế BPSK
Số bit/symbol 1
Tần số lấy mẫu ( fs ) 8 [kHz]
Tần số sóng mang ( fc ) 2 [kHz]
Tốc độ bit (Rb ) 800, 1000, 1600, 2000 [bit/s]

Phương pháp điều chế số được sử dụng mô phỏng là BPSK. Khi tự triển khai toàn
bộ hệ thống thực tế thì ta có thể lựa chọn các tần số lấy mẫu khác nhau, tuy nhiên khi
thực hiện mô phỏng trên Matlab thì ta chỉ có thể thực hiện được với tần số lấy mẫu mẫu
bằng 8 kHz. Tần số sóng mang fc cần thỏa mã định lý Shannon nên em lựa chọn tần
số sóng mang để mô phỏng trong ví dụ này là 2 kHz. Cuối cùng là lựa chọn một thông
số để thay đổi trong quá trình mô phỏng là tốc độ bit Rb , Rb được lựa chọn 4 giá trị từ
khoảng tốc độ bit thấp 800 bit/s đến khoảng tốc độ cao 2000 bit/s để dễ dàng đánh giá
hiệu quả khi sử dụng.

3.2.2 Kết quả mô phỏng


Mỗi lần gói tin bên phát được truyền đi như hình 3.4.
Mà máy thu nhận được kết quả như trên hình 3.5 thì đó được coi là một lần gửi tín
hiệu thành công. Câu hỏi đặt ra là tỉ lệ truyền dữ liệu thành công là bao nhiêu? và trong
các lần truyền thành công đó thì có ký tự nào bị nhận sai không?
Với mỗi tốc độ bit khác nhau thực hiện thu phát 20 lần để lấy kết quả. Có hai kết
quả đưa ra để đánh giá, đó là: số lần máy thu nhận gói tin thành công và tỉ lệ lỗi bit trung
bình khi truyền gói tín thành công.

15
Hình 3.4 Giao diện thiết kế bên phía máy phát

Hình 3.5 Giao diện thiết kế bên phía máy thu

3.2.2.1 Số lần truyền thành công

Bảng 3.2 Số lần truyền thành công

Tốc độ bit (Rb ) Số lần truyền thành công


800 17/20
1000 15/20
1600 19/20
2000 18/20

16
3.2.2.2 Tỉ lệ lỗi bit khi truyền thành công

Bảng 3.3 Tỉ lệ lỗi bit khi truyền thành công

Tốc độ bit (Rb ) Tỉ lệ lỗi bit (BER)


800 1.36%
1000 1.61%
1600 2.15%
2000 4.04%

3.2.3 Nhận xét


Từ kết ở thu được ở bảng 3.2 và bảng 3.3 cho ta thấy những nhận xét như sau:

• Tỉ lệ truyền thành công cao nhất khi sử dụng tốc độ bit ở mức 1600 bit/s.

• Với tốc độ bit bằng 800 [bit/s] ta có tỷ lệ lỗi bit thấp nhất là 1.36%.

• Khi sử dụng tốc độ bit Rb = 1000 hoặc 2000 [bit/s] thì số lần truyền tin được thực
hiện thành công thấp nhất (15 lần).

• Tỉ lệ lỗi bit ở mức rất cao (4.04%) khi sử dụng Rb = 2000 [bit/s].

Từ những nhận xét trên ta thấy rằng việc sử dụng điều chế BPSK trong thực tế chỉ thực
sự hiệu quả với dải tốc độ bit từ thấp đến trung bình ( 800 ÷ 1600 [bit/s]).
Khi sử dụng ở tốc độ bit thấp 800 [bit/s] thì số mẫu để điều chế 1 bit là lớn, nên khi
thực hiện giải điều chế nó có thể cho ra hiệu quả cao, thể hiện bằng mức BER thấp nhất
trong 4 lựa chọn tốc độ bit.
Với tốc độ bit đủ lớn 1600 [bit/s] thì số lần truyền thành công cao nhất 19/20 tức
là không xảy ra hiện tượng không nhận được hay lỗi khi giải điều chế, đông bộ. Kết quả
này thu được là do tốc độ đủ lớn thì file audio truyền đi sẽ càng ngắn với cùng 1 chuỗi
text, điều này hạn chế việc ảnh hưởng của nhiễu, tạp âm đến file audio trên kênh truyền.
Nhưng nếu tăng tốc độ bit quá lớn 2000 [bit/s] thì số mẫu sử dụng để điều chế tín
hiệu lại quá ít, nó có thể truyền dữ liệu đi nhanh dẫn đến ít chịu ảnh hưởng kênh truyền
(số lần truyền gói tin thành công cao 18/20). Tuy nhiên, số mẫu/symbol nhỏ lại gây khó
khăn cho quá trình giải điều chế khiến BER rất cao 4.04%.

17
KẾT LUẬN

Kết luận chung


Vậy là em đã thực hiện xong phần trình bày của báo cáo thực tập gồm nội dung
chính liên quan đến công ty thực tập, cơ sở lý thuyết về mô hình hệ thống, phần mềm
sử dụng, mô phỏng kết quả và nhận xét với đề tài thực tập "TRUYỀN TIN NHẮN QUA
KÊNH AUDIO SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ BPSK".
Phần trình bày báo cáo thực tập ký thuật của em có thể có một số thiếu sót như
trình bày, sai sót về khiến thức chuyên môn, mong thầy đóng góp thêm các ý kiến cho
những công việc sau thực hiện tốt hơn.
Em xin cảm ơn!

18
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Viết Kính và Trịnh Anh Vũ, "Thông tin số"

[2] Đặng Quang Hiếu, giáo trình "Xử lý tín hiệu số"

[3] ASCII, https://en.wikipedia.org/wiki/ASCII

[4] Điều chế tín hiệu, https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%E1%BB%81u_ch%


E1%BA%BF_t%C3%ADn_hi%E1%BB%87u

[5] Phase-shift keying, https://en.wikipedia.org/wiki/Phase-shift_keying

[6] Create apps with graphical user interfaces in MATLAB, https://www.


mathworks.com/discovery/matlab-gui.html

[7] Định lý mã hóa trên kênh nhiễu, https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%


90%E1%BB%8Bnh_l%C3%BD_m%C3%A3_h%C3%B3a_tr%C3%AAn_k%C3%AAnh_nhi%
E1%BB%85u#:~:text=%C4%90%E1%BB%8Bnh%20l%C3%BD%20%C4%91%C6%B0%
E1%BB%A3c%20Claude%20Shannon,d%E1%BB%AF%20li%E1%BB%87u%20(data%
20corruption).

19

You might also like