You are on page 1of 31

Tiểu luận môn học “Quản Trị Mạng”

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN


MÔN: QUẢN TRỊ MẠNG

ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ MẠNG DỰA TRÊN LÝ THUYẾT ĐỒ THỊ VÀ MỘT


MÔ HÌNH ỨNG DỤNG TRIỂN KHAI CỤ THỂ

Nhóm Môn Học: 02


Nhóm Bài Tập: 03
Giảng viên hướng dẫn: TS. Dương Thị Thanh Tú
Danh sách thành viên nhóm:

1. Đào Duy Dương B20DCVT081


2. Nguyễn Khôi Nguyên B20DCVT275
3. Bùi Hữu Việt B20DCVT412
4. Nguyễn Bá Vũ B20DCVT420

Hà Nội – Ngày 25/02/2024

Nhóm bài tập 3 - Trang số: 1


Tiểu luận môn học “Quản Trị Mạng”

MỤC LỤC
Danh mục hình ảnh...........................................................................................................4
Thuật ngữ viết tắt..............................................................................................................4
Lời nói đầu..........................................................................................................................5
Lý do chọn đề tài................................................................................................................6
Mục đích và phạm vi của tiểu luận..................................................................................6
Hướng tiếp cận...................................................................................................................7
Chương 1: Tổng quan về quản trị mạng........................................................................8
1.1 Quản trị mạng......................................................................................................8
1.1.1 Khái niệm..............................................................................................................8
1.1.2 Các lĩnh vực quản trị mạng...................................................................................8
1.2 Kiến trúc và mô hình quản trị mạng......................................................................9
1.2.1 Kiến trúc và mô hình OSI.....................................................................................9
1.2.2 Kiến trúc và mô hình TCP/IP.............................................................................12
1.2.3 Kiến trúc và mô hình SNMP..............................................................................13
Chương 2: Quản trị mạng dựa trên lý thuyết đồ thị...................................................15
2.1 Giới thiệu về lý thuyết đồ thị và ứng dụng trong quản trị mạng.......................15
2.1.1 Các khái niệm cơ bản về lý thuyết đồ thị...........................................................15
2.1.2 Ứng dụng............................................................................................................16
2.2 Các mô hình quản trị mạng dựa trên lý thuyết đồ thị........................................17
2.2.1 Mô hình đồ thị liên kết........................................................................................17
2.2.2 Mô hình đồ thị trọng số......................................................................................18
2.2.3 Mô hình đồ thị định hướng.................................................................................18
2.2.4 Mô hình đồ thị phân cấp.....................................................................................19
2.2.5 Quản trị mạng theo đồ thị nhân quả....................................................................19
2.2.6 Quản trị mạng theo đồ thị phụ thuộc..................................................................20
2.3 Ưu điểm và nhược điểm của từng mô hình..........................................................20
2.3.1 Mô hình đồ thị nhân quả.....................................................................................20
2.3.2 Mô hình đồ thị phụ thuộc....................................................................................21
2.3.3 Mô hình đồ thị phân cấp.....................................................................................22
2.3.4 Mô hình đồ thị định hướng (DGM)....................................................................22
2.3.5 Mô hình đồ thị trọng số (WGM).........................................................................23

Nhóm bài tập 3 - Trang số: 2


Tiểu luận môn học “Quản Trị Mạng”

2.3.6 Mô hình đồ thị liên kết (LGM)...........................................................................23


Chương 3: Mô hình ứng dụng cụ thể............................................................................24
3.1 Đặt vấn đề................................................................................................................24
3.2 Áp dụng thuật toán tô màu đồ thị cho vấn đề gán bước sóng trong mạng quang
WDM.............................................................................................................................25
KẾT LUẬN.......................................................................................................................29
Tài Liệu Tham Khảo.......................................................................................................30

Nhóm bài tập 3 - Trang số: 3


Tiểu luận môn học “Quản Trị Mạng”

Danh mục hình ảnh

Hình 1. 1: Mô hình OSI........................................................................................................9


Hình 1. 2: Mô hình TCP/IP................................................................................................12
Hình 1. 3: Mô hình SNMP.................................................................................................14

Hình 2. 1: Bậc của đồ thị vô hướng....................................................................................15


Hình 2. 2: Bậc của đồ thị có hướng....................................................................................16
Hình 2. 3: Mô hình đồ thị liên kết......................................................................................17
Hình 2. 4: Mô hình đồ thị trọng số.....................................................................................18
Hình 2. 5: Mô hình đồ thị định hướng................................................................................18
Hình 2. 6: Mô hình mạng phân cấp....................................................................................19
Hình 2. 7: (a) Đồ thị nhân quả, (b) Đồ thị nhân quả gán nhãn...........................................20

Hình 3. 1: Yêu cầu kết nối cho ví dụ minh họa..................................................................25


Hình 3. 2: Đồ thị chuyển đổi từ tập yêu cầu kết nối...........................................................26

Thuật ngữ viết tắt

Từ viết tắt Tên tiếng anh


WDM Wavelength Division Multiplexing
LAN Local Area Networ
WAN Wide Area Network
SNMP Simple Network Management Protocol
NMS Network management station
HTTP HyperText Transfer Protocol
FTP File Transfer Protocol
DNS Domain Name System
SMTP Simple Message Transfer Protocol
OSPF Open Shortest Path First
BGP Border Gateway Protocol

Nhóm bài tập 3 - Trang số: 4


Tiểu luận môn học “Quản Trị Mạng”

Lời nói đầu

Quản trị mạng là một lĩnh vực quan trọng trong khoa học máy tính, tập trung vào việc
giám sát, điều khiển và tối ưu hóa hiệu suất của các mạng máy tính. Lý thuyết đồ thị đóng
vai trò quan trọng trong quản trị mạng, cung cấp các công cụ và kỹ thuật để mô hình hóa,
phân tích và tối ưu hóa mạng.
Trong những năm gần đây, lý thuyết đồ thị đã trở thành một công cụ mạnh mẽ được sử
dụng để giải quyết nhiều vấn đề quản trị mạng. Bài tiểu luận này sẽ trình bày cho chúng ta
về việc ứng dụng lý thuyết đồ thị vào quản trị mạng và trình bày một mô hình ứng dụng
triển khai cụ thể.

Nhóm bài tập 3 - Trang số: 5


Tiểu luận môn học “Quản Trị Mạng”

Lý do chọn đề tài

Một mạng là một hệ thống các điểm với khoảng cách giữa chúng. Một mạng có thể đại
diện cho các con đường, đường ống, cáp, v.v. Các vấn đề điển hình liên quan đến mạng
bao gồm việc tìm đường đi ngắn nhất giữa một điểm trong mạng và một điểm khác.
Trong nhiều trường hợp thực tế, các thuộc tính khác nhau (các chi phí và lợi nhuận khác
nhau) thường được xem xét trong một vấn đề đường đi ngắn nhất. Do sự xuất hiện thường
xuyên của các vấn đề có cấu trúc mạng như vậy, có nhu cầu phát triển một quy trình hiệu
quả để xử lý những vấn đề này. Thuật toán đường đi ngắn nhất nằm trong một nhóm nhỏ
các thuật toán hiệu quả tồn tại cho lớp vấn đề này. Trong một mạng, bất kỳ nút nào cũng
có thể được kết nối bằng các cạnh với bất kỳ số lượng nút nào khác. Trong hầu hết các
biểu diễn, một liên kết cũng có một chi phí / trọng số / khoảng cách / độ dài mà cho biết
chi phí cho việc di chuyển qua liên kết đó. Tìm đường đi ngắn nhất có thể cho bạn lộ trình
tốt nhất từ một điểm đến một điểm khác. Hãy nghĩ về một bản đồ như một trường hợp của
một đồ thị, các thành phố là các nút và các con đường giữa các thành phố là các cạnh. Độ
dài của con đường là trọng số của cạnh tương ứng. Phân tích đường đi ngắn nhất tìm ra
đường đi có tổng cản trở nhỏ nhất giữa các nút trên một mạng. Con đường có thể kết nối
chỉ hai nút - điểm xuất phát và điểm đích - hoặc có các điểm dừng cụ thể giữa các nút. Nó
dựa trên một mạng với mục tiêu tìm ra con đường có chi phí tích lũy tối thiểu về thời gian
hoặc khoảng cách giữa các điểm trên mạng.
Chính vì vậy nhóm chúng tôi đưa ra một cách tiếp cận khác trong quản trị mạng dựa
trên đồ thị

Mục đích và phạm vi của tiểu luận


Mục đích
Mục đích của bài tiểu luận này là đưa ra một cái nhìn tổng quan về các mô hình lý thuyết
đồ thị trên các phương diện khác nhau (lý thuyết, công thức, điểm nổi trội,..) từ đó đưa ra
cái nhìn chung về mô hình quản trị mạng dựa trên lý thuyết đồ thị. Từ những lý thuyết đó,
chúng tôi sẽ đưa ra một mô hình ứng dụng triển khai cụ thể
Phạm vi của tiểu luận
Bài tiểu luận được chia làm 3 phần chính
Chương 1: Tổng quan về quản trị mạng
Chương 2: Quản trị mạng dựa trên lý thuyết đồ thị
Chương 3: Mô hình ứng dụng cụ thể
Trong đó, phần chương 2 và 3 sẽ là trọng tâm chính của chúng ta với các nội dung
về phần lý thuyết đồ thị và ứng dụng.
Nhóm bài tập 3 - Trang số: 6
Tiểu luận môn học “Quản Trị Mạng”

Hướng tiếp cận

Phương pháp nghiên cứu

 Tổng hợp tài liệu: Sử dụng các tài liệu, sách báo, bài viết khoa học uy tín để nghiên
cứu về quản trị mạng, lý thuyết đồ thị và ứng dụng của nó trong gán bước sóng
mạng quang WDM.

 Phân tích: Phân tích các mô hình quản trị mạng hiện có, ưu và nhược điểm của
từng mô hình.

 Mô hình: Sử dụng một mô hình cụ thể để làm rõ mô hình quản trị mạng dựa
trên lý thuyết đồ thị

Cách giải quyết vấn đề


Lựa chọn một mô hình quản trị mạng phù hợp dựa trên các tiêu chí như hiệu quả, tính linh
hoạt, khả năng mở rộng.

Nhóm bài tập 3 - Trang số: 7


Tiểu luận môn học “Quản Trị Mạng”

Chương 1: Tổng quan về quản trị mạng

1.1 Quản trị mạng

1.1.1 Khái niệm

Quản trị mạng là thực hiện điều phối, kiểm soát và chỉ huy các hoạt động của hệ
thống mạng nào đấy, có thể là một hệ thống mạng LAN của cơ quan, doanh nghiệp nhỏ
hay hệ thống mạng WAN của các công ty lớn, có văn phòng đặt ở những vị trí địa lý cách
xa nhau.

1.1.2 Các lĩnh vực quản trị mạng

Tổ chức ISO đã đưa ra một mô hình khái niệm diễn tả năm lĩnh vực chức năng chính
của công việc quản trị mạng là quản lý hiệu năng, quản lý cấu hình, quản lý sử dụng, quản
lý lỗi và quản lý bảo mật. Dưới đây giới thiệu sơ lược một số lĩnh vực.

Quản lý hiệu năng (Performance Management): Mục tiêu của quản lý hiệu năng mạng
là đo lường, thiết lập các thông số, từ đó nâng cao tính sẵn sàng, chất lượng dịch vụ của
hệ thống mạng. Các thông số về hiệu năng có thể là tải của mạng, thời gian đáp ứng người
dùng, …Quá trình quản lý hiệu năng bao gồm 3 bước:

1. Trước hết, các dữ liệu về hiệu năng mạng được thu thập theo chủ ý của người quản
trị mạng.
2. Tiếp đó, dữ liệu được phân tích để xác định mức cơ bản của các thông số về hiệu
năng có thể chấp nhận được.
3. Cuối cùng, các giá trị thích hợp của các thông số quan trọng về hiệu năng mạng
được xác định để khi các giá trị này bị vượt qua sẽ cho thấy vấn đề về hệ thống
mạng cần phải chú ý.

Khi một giá trị hiệu năng bị vượt qua, thì sẽ thực hiện báo động cho hệ thống quản trị
mạng. Đây là quá trình thiết lập một hệ thống phản ứng bị động, quản lý hiệu năng còn
cho phép thực hiện các phương pháp chủ động như: Giả lập hệ thống mạng để kiểm tra
xem việc mở rộng hệ thống mạng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hiệu năng của toàn
mạng, từ đó người quản trị mạng có thể biết những nguy cơ tiềm ẩn để khắc phục trước
khi nó xảy ra.

Quản lý lỗi hệ thống (Fault Management): Mục tiêu của quản lý lỗi hệ thống là phát
hiện, ghi nhận, thông báo cho người quản trị và tự động sửa chữa các hư hỏng để hệ thống
mạng có thể hoạt động hiệu quả. Vì các hư hỏng có thể làm mất hoàn toàn chức năng của
hệ thống mạng, nên quản lý lỗi hệ thống có thể được xem là quan trọng nhất trong mô
hình quản trị mạng OSI. Quản lý lỗi hệ thống bao gồm việc xác định các khả năng gây lỗi
và phân lập lỗi. Sau đó là khắc phục lỗi và kiểm tra giải pháp phục hồi trên các hệ thống

Nhóm bài tập 3 - Trang số: 8


Tiểu luận môn học “Quản Trị Mạng”

con quan trọng. Cuối cùng, các thông tin về phát hiện và khắc phục lỗi được lưu lại. Để
làm được như vậy, quản lý lỗi hệ thống phải thực hiện một số nhiệm vụ sau:

 Thông báo khi có lỗi xảy ra.


 Thực hiện các kiểm tra chuẩn đoán trên hệ thống
 Tự động khắc phục lỗi (nếu có thể).

Quản lý bảo mật (Security Management): Mục tiêu của quản lý bảo mật là kiểm soát
việc truy cập đến các tài nguyên mạng dựa trên các chính sách cục bộ để ngăn chặn các
hành động phá hoại hệ thống mạng (vô tình hay cố ý) và truy cập trái phép đến các dữ
liệu nhạy cảm.

1.2 Kiến trúc và mô hình quản trị mạng

1.2.1 Kiến trúc và mô hình OSI

Khi thiết kế hệ thống mạng, các nhà thiết kế tự do lựa chọn kiến trúc mạng cho riêng
mình. Từ đó dẫn tới tình trạng không tương thích giữa các mạng máy tính với nhau. Vấn
đề không tương thích đó làm trở ngại cho sự tương tác giữa những người sử dụng mạng
khác nhau. Nhu cầu trao đổi thông tin càng lớn thúc đẩy việc xây dựng khung chuẩn về
kiến trúc mạng để làm căn cứ cho các nhà thiết kế và chế tạo thiết bị mạng. Chính vì lý do
đó, tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO đã xây dựng mô hình tham chiếu OSI cho việc kết
nối các hệ thống mở. Mô hình này là cơ sở cho việc kết nối các hệ thống mở phục vụ cho
các ứng dụng phân tán. Mô hình OSI được biểu diễn theo hình dưới đây:
Hệ thống A Hệ thống B

Tầng ứng dụng Giao thức tầng Tầng ứng dụng


(Application) (Application)
Tầng trình bày Tầng trình bày
(Presentation) (Presentation)
Tầng giao dịch Tầng giao dịch
(Session) (Session)
Tầng vận chuyển Tầng vận chuyển
(Transport) (Transport)
Tầng mạng Tầng mạng
(Network) (Network)
Tầng liên kết dữ liệu Tầng liên kết dữ liệu
(Data link) (Data link)
Tầng vật lý Tầng vật lý
(Physical) (Physical)

Hình 1. 1: Mô hình OSI


Nhóm bài tập 3 - Trang số: 9
Tiểu luận môn học “Quản Trị Mạng”

Mô hình tham chiếu OSI là một cấu trúc phả hệ có 7 tầng, nó xác định các yêu cầu cho
sự giao tiếp giữa hai máy tính. Mục đích của mô hình là cho phép sự tương giao giữa các
hệ máy đa dạng được cung cấp bởi các nhà sản xuất khác nhau. Mô hình cho phép tất cả
các thành phần của mạng hoạt động hòa đồng, bất kể thành phần ấy do ai tạo dựng.
Tầng 7: Tầng ứng dụng (Application layer)

Tầng ứng dụng là tầng gần với người sử dụng nhất. Nó cung cấp phương tiện cho người
dùng truy nhập các thông tin và dữ liệu trên mạng thông qua chương trình ứng dụng.
Tầng này là giao diện chính để người dùng tương tác với chương trình ứng dụng, và qua
đó với các tài nguyên mạng. Một số ví dụ về các ứng dụng trong tầng này bao gồm
Telnet, Giao thức truyền tập tin FTP và Giao thức truyền thư điện tử SMTP.

Tầng 6: Tầng trình diễn (Presentation layer)

Tầng trình diễn biến đổi dữ liệu để cung cấp một giao diện tiêu chuẩn cho tầng ứng dụng.
Nó thực hiện các tác vụ như mã hóa dữ liệu, nén dữ liệu, và các thao tác tương tự đối với
biểu diễn dữ liệu để trình diễn dữ liệu theo cách thích hợp. Ngoài ra, tầng này còn chứa
các thư viện yêu cầu của người dùng, thư viện tiện ích.

Tầng 5: Tầng phiên (Session layer)

Tầng phiên liên kết giữa hai thực thể có nhu cầu trao đổi số liệu, ví dụ người dùng và một
máy tính ở xa, được gọi là một phiên làm việc. Nhiệm vụ của tầng phiên là quản lý việc
trao đổi số liệu (thiết lập giao diện giữa người dùng và máy, xác định thông số điều khiển
trao đổi số liệu như: tốc độ truyền, số bit trong một byte, có kiểm tra lỗi parity hay không,
v.v...), xác định loại giao thức mô phỏng thiết bị cuối. Chức năng quan trọng nhất của
tầng phiên là đảm bảo đồng bộ số liệu bằng cách thực hiện các điểm kiểm tra. Tại các
điểm kiểm tra này, toàn bộ trạng thái và số liệu của phiên làm việc được lưu trữ trong bộ
nhớ đệm. Khi có sự cố, có thể khởi tạo lại phiên làm việc từ điểm kiểm tra cuối cùng
(không phải khởi tạo lại từ đầu).

Tầng 4: Tầng vận chuyển (Transport layer)

Tầng này thực hiện chức năng nhận thông tin từ tầng phiên (session) chia thành các gói
nhỏ hơn và truyền xuống tầng dưới, hoặc nhận thông tin từ tầng dưới chuyển lên phục hồi

Nhóm bài tập 3 - Trang số: 10


Tiểu luận môn học “Quản Trị Mạng”

theo cách chia. Nhiệm vụ quan trọng nhất của tầng vận chuyển là đảm bảo chuyển số liệu
chính xác giữa hai thực thể thuộc lớp phiên (end-to-end control). Để làm được việc đó,
ngoài chức năng kiểm tra số tuần tự phát, thu, kiểm tra, phát hiện, xử lý lỗi. Tầng vận
chuyển còn có chức năng điều khiển lưu lượng số liệu để đồng bộ giữa thể thu và phát,
tránh tắc nghẽn số liệu khi chuyển qua tầng mạng. Ngoài ra, nhiều thực thể của tầng phiên
có thể trao đổi số liệu trên cùng một kết nối lớp mạng (multiplexing).

Tầng 3: Tầng mạng (Network layer)

Nhiệm vụ của tầng mạng là đảm bảo chuyển chính xác số liệu giữa các thiết bị cuối trong
mạng. Để làm được việc đó, phải có chiến lược đánh địa chỉ thống nhất trong toàn mạng.
Mỗi thiết bị cuối và thiết bị mạng có một địa chỉ mạng xác định. Số liệu cần trao đổi giữa
các thiết bị cuối được tổ chức thành các gói (packet) có độ dài thay đổi và được gán đầy
đủ địa chỉ nguồn (source address) và địa chỉ đích (destination address). Tầng mạng đảm
bảo việc tìm đường tối ưu cho các gói dữ liệu bằng các giao thức chọn đường dựa trên các
thiết bị chọn đường (router). Ngoài ra, tầng mạng có chức năng điều khiển lưu lượng số
liệu trong mạng để tránh xảy ra tắc ngẽn bằng cách chọn các chiến lược tìm đường khác
nhau để quyết định việc chuyển tiếp các gói số liệu.

Tầng 2: Tầng liên kết dữ liệu (Data link layer)

Tầng này đảm bảo việc biến đổi các tin dạng bit nhận được từ tầng dưới (tầng vật lý) sang
khung số liệu, thông báo cho hệ phát kết quả thu được sao cho các thông tin truyền lên
cho mức 3 không có lỗi. Các thông tin truyền ở mức 1 có thể làm hỏng các thông tin
khung số liệu (frame error). Phần mềm mức hai sẽ thông báo cho mức một truyền lại các
thông tin bị mất/lỗi. Đồng bộ các hệ có tốc độ xử lý tính toán khác nhau, một trong những
phương pháp hay sử dụng là dùng bộ đệm trung gian để lưu giữ số liệu nhận được. Độ lớn
của bộ đệm này phụ thuộc vào tương quan xử lý của các hệ thu và phát. Trong trường hợp
đường truyền song công toàn phần, tầng liên kết dữ liệu phải đảm bảo việc quản lý các
thông tin số liệu và các thông tin trạng thái.

Nhóm bài tập 3 - Trang số: 11


Tiểu luận môn học “Quản Trị Mạng”

Tầng 1: Tầng vật lý (Physical layer)

Tầng này định nghĩa tất cả các đặc tả về điện và vật lý cho các thiết bị. Trong đó bao gồm
cách bố trí của các chân cắm (pin), các hiệu điện thế, các đặc tả về cáp nối. Các thiết bị
tầng vật lý bao gồm Hub, bộ lặp (repeater), thiết bị tiếp hợp mạng (network adapter), thiết
bị tiếp hợp kênh máy chủ. Tầng này bảo đảm các công việc sau:

 Thiết lập hoặc ngắt mạch kết nối điện với một thiết bị.
 Tham gia vào quy trình mà trong đó các tài nguyên truyền thông được chia sẻ hiệu
quả giữa nhiều người dùng. Chẳng hạn giải quyết tranh chấp tài nguyên và điểu
khiển lưu lượng.
 Điều biến, hoặc biến đổi giữa biểu diễn dữ liệu số của các thiết bị người dùng và
các tín hiệu tương ứng được truyền qua kênh truyền thông.

1.2.2 Kiến trúc và mô hình TCP/IP

Các qui định của mô hình OSI là đầy đủ nhưng khó có một hãng nào đó có thể đáp ứng
được các yêu cầu đó. Mô hình TCP/IP ra đời trước mô hình OSI nhưng do khẳng định
được tính dễ dàng sử dụng, triển khai cũng như khả năng mở rộng linh hoạt nên đã chiếm
ưu thế so với mô hình OSI. TCP/IP là mô hình được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới
hiện nay.

Nhóm bài tập 3 - Trang số: 12


Tiểu luận môn học “Quản Trị Mạng”

Hình 1. 2: Mô hình TCP/IP


Mô hình TCP/IP cũng giống như mô hình OSI là được phân lớp; tuy nhiên mô hình
này chỉ bao gồm 4 lớp:

 Lớp Network Access: chức năng giống như hai lớp Physical và lớp Data-link hợp
lại.
 Lớp Internet: tương ứng với lớp Network; đại diện là giao thức IP
 Lớp Transport: tương ứng với lớp Transport trong mô hình OSI; đại
diện là hai giao thức TCP và UDP
 Lớp Application: bao gồm 3 lớp trên cùng: Application; Presentation; Session; đại
diện là các giao thức HTTP; FTP; DNS; SMTP…

1.2.3 Kiến trúc và mô hình SNMP

SNMP (Simple Network Management Protocol) là giao thức quản lý mạng cơ bản.
Giao thức này được sử dụng rất phổ biến để giám sát và điều khiển các thiết bị mạng.
Giao thức SNMP được thiết kế để cung cấp một phương thức đơn giản nhằm quản lý tập
trung mạng TCP/IP. Người quản trị có thể thông qua giao thức này để quản lý các hoạt
động hay thay đổi các trạng thái của hệ thống mạng. Giao thức SNMP được sử dụng để
quản lý các hệ thống Unix, Window…, các thiết bị mạng như router, gateway, firewall,

Nhóm bài tập 3 - Trang số: 13


Tiểu luận môn học “Quản Trị Mạng”

switch…, thông qua một số phần mềm cho phép quản trị với SNMP. Ví dụ cho việc sử
dụng hệ thống quản trị SNMP với giao thức SNMP trên phần mềm với các ứng dụng
trong hệ thống mạng:

 Theo dõi tốc độ đường truyền của một router, biết được tổng số byte truyền/nhận.
 Lấy thông tin máy chủ có bao nhiêu ổ cứng, mỗi ổ cứng còn trống bao nhiêu.
 Tự động nhận cảnh báo khi thiết bị switch có 1 cổng bị down..
 Điều khiển tắt các cổng trên switch.
SNMP được thiết kế để đơn giản hóa quá trình quản lý các thành phần trong mạng.
Nhờ đó các phần mềm SNMP có thể được phát triển nhanh và tốn ít chi phí. SNMP được
thiết kế để có thể mở rộng các chức năng quản lý, giám sát. Không có giới hạn rằng
SNMP có thể quản lý được cái gì. Khi có một thiết bị mới với các thuộc tính, tính năng
mới thì ta có thể thiết kế “custom” SNMP để phục vụ cho riêng mình. SNMP được thiết
kế để có thể hoạt động độc lập với các kiến trúc và cơ chế của các thiết bị hỗ trợ SNMP.
Các thiết bị khác nhau có thể hoạt động khác nhau nhưng đáp ứng SNMP là giống nhau.
Ví dụ ta có thể dùng một phần mềm để theo dõi dung lượng ổ cứng còn trống của các máy
chủ chạy hệ điều hành (HĐH) Windows và Linux; trong khi nếu không dùng SNMP mà
làm trực tiếp trên các HĐH này thì phải thực hiện theo các cách khác nhau.
Kiến trúc của SNMP bao gồm 2 thành phần: các trạm quản lý mạng (Network
management station - NMS) và các thành phần mạng (Network element). NMS thường là
một máy tính chạy phần mềm quản lý SNMP (SNMP management application), dùng để
giám sát và điều khiển tập trung các network element. Network element là các thiết bị,
máy tính, hoặc phần mềm tương thích SNMP và được quản lý bởi NMS. Như vậy
element bao gồm device, host và application. Một management station có thể quản lý
nhiều element, một element cũng có thể được quản lý bởi nhiều management station. Vậy
nếu một element được quản lý bởi 2 station thì điều gì sẽ xảy ra? Nếu station lấy thông tin
từ element thì cả 2 station sẽ có thông tin giống nhau. Nếu 2 station tác động đến cùng
một element thì element sẽ đáp ứng cả 2 tác động theo thứ tự cái nào đến trước. Ngoài ra
còn có khái niệm SNMP agent. SNMP agent là một tiến trình (process) chạy trên network
element, có nhiệm vụ cung cấp thông tin của element cho station, nhờ đó station có thể

Nhóm bài tập 3 - Trang số: 14


Tiểu luận môn học “Quản Trị Mạng”

quản lý được element. Chính xác hơn là application chạy trên station và agent chạy trên
element mới là 2 tiến trình SNMP trực tiếp liên hệ với nhau:

Hình 1. 3: Mô hình SNMP


Ví dụ để dùng một máy chủ quản lý các máy con chạy HĐH Windows thông qua
SNMP thì phải cài đặt một phần mềm quản lý SNMP trên máy chủ, bật SNMP service
trên máy con. Để dùng một máy chủ giám sát lưu lượng của một router thì phải cài phần
mềm quản lý SNMP trên máy chủ, bật tính năng SNMP trên router.

Chương 2: Quản trị mạng dựa trên lý thuyết đồ thị

2.1 Giới thiệu về lý thuyết đồ thị và ứng dụng trong quản trị mạng

2.1.1 Các khái niệm cơ bản về lý thuyết đồ thị

Định nghĩa:

Lý thuyết đồ thị là một lĩnh vực nghiên cứu về các tính chất của đồ thị. Đồ thị là một
tập hợp các đối tượng được gọi là các đỉnh, được nối với nhau bởi các cạnh. Cạnh có thể
có hướng hoặc vô hướng.

Phân loại: Đồ thị vô hướng và đồ thị có hướng

+) Đồ thị vô hướng: Đơn đồ thị vô hướng và đa đồ thị vô hướng

+) Đồ thị có hướng: Đơn đồ thị có hướng và đa đồ thị có hướng

Các khái niệm cơ bản khác

Nhóm bài tập 3 - Trang số: 15


Tiểu luận môn học “Quản Trị Mạng”

Bậc của đỉnh:

+) Bậc của định trên đồ thị vô hướng

Hình 2. 1: Bậc của đồ thị vô hướng

+) Bậc của đỉnh trên đồ thị có hướng

Hình 2. 2: Bậc của đồ thị có hướng

2.1.2 Ứng dụng

Có rất nhiều ứng dụng của lý thuyết đồ thị trong nhiều lĩnh vực khác nhau như công
nghệ thông tin, khoa học máy tính, kỹ thuật, kinh doanh, quản lý dự án, và nhiều lĩnh vực
khác. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của lý thuyết đồ thị:

+) Mạng xã hội: Các mạng xã hội như Facebook, Twitter sử dụng lý thuyết đồ thị để
phân tích mối quan hệ giữa các tài khoản người dùng, bạn bè, quan hệ xã hội và các mối
tương tác.

+) Tìm đường đi ngắn nhất: Thuật toán Dijkstra và thuật toán Bellman-Ford dựa trên
lý thuyết đồ thị để tìm đường đi ngắn nhất giữa hai điểm trên một mạng lưới đường đi.
Nhóm bài tập 3 - Trang số: 16
Tiểu luận môn học “Quản Trị Mạng”

+) Bảng định tuyến trong mạng máy tính: Lý thuyết đồ thị được sử dụng để xây dựng
các thuật toán định tuyến như OSPF (Open Shortest Path First) và BGP (Border Gateway
Protocol).

+) Phân tích mạng lưới điện và mạng lưới giao thông: Lý thuyết đồ thị được sử dụng
để phân tích cấu trúc và tương tác giữa các nút trong mạng lưới điện và mạng lưới giao
thông.

Đặc biệt một ứng dụng rất quan trọng của lí thuyết đồ thị trong quản trị mạng:

Lí thuyết đồ thị đóng vai trò quan trọng trong việc quản trị mạng, đặc biệt là khi xử lý
các mạng lớn và phức tạp. Một số ứng dụng chính của lí thuyết đồ thị trong quản trị mạng
bao gồm:

+) Định tuyến mạng: Lí thuyết đồ thị được sử dụng để phát triển các thuật toán định
tuyến như OSPF và BGP. Các thuật toán này giúp xác định đường đi tốt nhất cho dữ liệu
từ nguồn đến đích thông qua một mạng lưới phức tạp với nhiều nút và kết nối.

+) Phát hiện và ngăn chặn lỗi mạng: Bằng cách sử dụng lý thuyết đồ thị, các nhà quản
trị mạng có thể xác định và phân tích các vấn đề trong mạng, như vấn đề kết nối, tắc
nghẽn, hoặc các cuộc tấn công mạng. Việc này giúp họ nhanh chóng phát hiện và khắc
phục sự cố, đảm bảo sự ổn định và hiệu suất của mạng.

+) Phân tích tài nguyên mạng: Lí thuyết đồ thị được sử dụng để phân tích và tối ưu hóa
việc sử dụng tài nguyên mạng như băng thông, bộ nhớ, và xử lý. Việc này giúp tối ưu hóa
hiệu suất mạng và giảm thiểu lãng phí tài nguyên.

+) Mô hình hóa cấu trúc mạng: Sử dụng lí thuyết đồ thị, các nhà quản trị mạng có thể
mô hình hóa cấu trúc của mạng, bao gồm các thiết bị mạng (như máy chủ, router, switch)
và các kết nối giữa chúng. Việc này giúp họ hiểu rõ hơn về mạng của mình và dễ dàng
quản lý và bảo trì.

+) Tối ưu hóa vị trí thiết bị mạng: Lí thuyết đồ thị có thể được sử dụng để tối ưu hóa vị
trí của các thiết bị mạng như router và switch, dựa trên yêu cầu kết nối và sự phân phối
của dữ liệu trong mạng.

Tóm lại, lí thuyết đồ thị đóng vai trò quan trọng trong việc quản trị mạng bằng cách
cung cấp các công cụ và phương pháp để phân tích, quản lý và tối ưu hóa mạng một cách
hiệu quả.

2.2 Các mô hình quản trị mạng dựa trên lý thuyết đồ thị

2.2.1 Mô hình đồ thị liên kết

Mô hình đồ thị liên kết là mô hình đơn giản nhất của mạng máy tính. Trong mô hình
này, mỗi thiết bị mạng được biểu diễn bằng một nút và mỗi kết nối giữa các thiết bị được
Nhóm bài tập 3 - Trang số: 17
Tiểu luận môn học “Quản Trị Mạng”

biểu diễn bằng một cạnh. Các đối tượng được nối liền nhau được biểu diễn bởi các điểm
được gọi là các đỉnh (vertices), và các link mà kết nối các đỉnh với nhau được gọi là các
cạnh (edges).
Nói chung, một đồ thị là một cặp các tập hợp (V, E), trong đó V là tập các đỉnh và E là
tập các cạnh mà kết nối các cặp điểm.

Hình 2. 3: Mô hình đồ thị liên kết


2.2.2 Mô hình đồ thị trọng số
Mô hình đồ thị liên kết là mô hình đơn giản nhất của mạng máy tính. Trong mô hình
này, mỗi thiết bị mạng được biểu diễn bằng một nút và mỗi kết nối giữa các thiết bị được
biểu diễn bằng một cạnh.

Hình 2. 4: Mô hình đồ thị trọng số


2.2.3 Mô hình đồ thị định hướng
Mô hình đồ thị định hướng là một mô hình khác của mạng máy tính. Trong mô hình
này, mỗi cạnh có một hướng, biểu thị hướng của lưu lượng truy cập mạng.

Nhóm bài tập 3 - Trang số: 18


Tiểu luận môn học “Quản Trị Mạng”

Hình 2. 5: Mô hình đồ thị định hướng


G được gọi là đồ thị có hướng (directed graph) nếu như các cạnh trong E là có định
hướng, tức là có thể tồn tại cạnh nối từ u tới v nhưng chưa chắc đã tồn tại cạnh nối từ v tới
u. Trên đồ thị có hướng, các cạnh sẽ được gọi là các cung. Đồ thị vô hướng cũng có thể
coi là đồ thị có hướng, nếu như ta coi cạnh (u,v) bất kỳ tương ứng với hai cung (u→v) và
(v→u).

2.2.4 Mô hình đồ thị phân cấp


Được đề xuất lần đầu tiên bởi Cisco vào năm 2002, thiết kế mạng phân cấp đã trở
thành một thực tiễn tốt nhất trong ngành, cho phép phát triển các mạng lưới đáng tin cậy,
có khả năng mở rộng và tiết kiệm chi phí.

Trong thiết kế mạng phân cấp, các lớp thường được ánh xạ theo bố cục vật lý của
mạng tuy nhiên chúng cũng có thể khác nhau. Vì vậy tốt nhất nên coi chúng là các lớp
logic.

Thiết kế ba lớp là phổ biến nhất. Mạng phân cấp ba lớp thường bao gồm:

Nhóm bài tập 3 - Trang số: 19


Tiểu luận môn học “Quản Trị Mạng”

Hình 2. 6: Mô hình mạng phân cấp

 Lớp lõi (core layer): Đây là xương sống của mạng. Nó cung cấp khả năng truyền
tải nhanh giữa các switch phân phối trong mạng.
 Lớp phân phối (distribution layer): Lớp trung gian này cung cấp kết nối dựa trên
chính sách và điều chỉnh ranh giới giữa hai lớp khác. Đây là nơi diễn ra định tuyến
và lọc dữ liệu, đôi khi được gọi là lớp "Nhóm làm việc" (Workgroup).
 Lớp truy cập (access layer): Đây là lớp mà các thiết bị đầu cuối (endpoint) và máy
chủ cục bộ truy cập vào mạng, thường được gọi là lớp "Máy trạm" (Workstation).

2.2.5 Quản trị mạng theo đồ thị nhân quả


Đồ thị Nguyên nhân - Kết quả (Cause-Effect Graph) là một kỹ thuật hệ thống được sử
dụng để thiết kế các trường hợp kiểm thử cho kiểm thử chức năng. Kỹ thuật này tập trung
vào việc xác định và kiểm tra mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả giữa các đầu vào
và đầu ra khác nhau của hệ thống. Đầu vào được biểu thị là nguyên nhân, đầu ra được
biểu thị là kết quả.
Mô hình đồ thị quan hệ nhân quả là một đồ thị xoay chiều có hướng Gc (E, C) có các
nút E tương ứng với các sự kiện và các cạnh C của nó mô tả mối quan hệ nguyên nhân kết
quả giữa các sự kiện. Một cạnh (ei, ej) với (ei, ej) ϵ C đại diện cho hành động: sự kiện ei
gây ra sự kiện ej, ký hiệu là ei → q ej [2]. Các nút của biểu đồ quan hệ nhân quả có thể
được đánh dầu là vấn đề (problem) hoặc triệu chứng (symptom). Một số nút không phải là
problem cũng không phải là symptom, trong khi có nút lại có thể được đánh dấu vừa là
problem vừa là symptom cùng một lúc.

Nhóm bài tập 3 - Trang số: 20


Tiểu luận môn học “Quản Trị Mạng”

Hình 2. 7: (a) Đồ thị nhân quả, (b) Đồ thị nhân quả gán nhãn
2.2.6 Quản trị mạng theo đồ thị phụ thuộc
Mô hình đồ thị phụ thuộc là đồ thị có hướng G = (O, D), trong đó O là tập hợp các đối
tượng xác định và không rỗng; D là tập các cạnh giữa các đối tượng. Mỗi đối tượng có thể
được liên kết với một xác suất hỏng hóc của nó độc lập với các đối tượng khác. Cạnh có
hướng (oi, oj) với (oi, oj) ϵ D là một lỗi error hoặc lỗi fault) trong oi có thể gây ra
lỗi trong oj. Mọi cạnh có hướng được gắn nhãn với xác suất có điều kiện ở cuối cạnh. Mô
hình phụ thuộc có tính tổng quát hơn mô hình nhân quả do đó có thể áp dụng cho các mô
hình mạng khác nhau.

2.3 Ưu điểm và nhược điểm của từng mô hình

2.3.1 Mô hình đồ thị nhân quả

 Ưu điểm
 Phân tích nguyên nhân gốc rễ:
+Giúp xác định nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề trong mạng một cách
hiệu quả.
+ Hỗ trợ việc đưa ra các giải pháp chính xác và hiệu quả để giải quyết vấn
đề.
 Hiểu biết sâu sắc về mạng:
+ Cung cấp cái nhìn tổng quan về các mối quan hệ nhân quả giữa các thành
phần trong mạng.
+ Giúp quản trị viên mạng hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của mạng và
dự đoán các vấn đề tiềm ẩn.
 Nâng cao hiệu quả quản trị mạng:
+ Hỗ trợ việc ra quyết định sáng suốt dựa trên dữ liệu và phân tích logic.
+ Nâng cao hiệu quả quản trị mạng và giảm thiểu thời gian giải quyết vấn đề.
 Tăng cường khả năng phòng ngừa:
+ Cho phép xác định các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến sự cố mạng.
+ Hỗ trợ việc triển khai các biện pháp phòng ngừa hiệu quả để giảm thiểu
nguy cơ xảy ra sự cố.
 Thúc đẩy hợp tác:
Nhóm bài tập 3 - Trang số: 21
Tiểu luận môn học “Quản Trị Mạng”

+ Cung cấp một ngôn ngữ chung để các bên liên quan trong mạng cùng thảo
luận và giải quyết vấn đề.
+ Thúc đẩy hợp tác và chia sẻ thông tin giữa các bộ phận trong tổ chức.

 Nhược điểm
 Dữ liệu:
+ Hiệu quả của mô hình phụ thuộc vào chất lượng và độ chính xác của dữ
liệu được sử dụng.
+ Việc thu thập và chuẩn bị dữ liệu có thể tốn nhiều công sức.
 Tính xác:
+ Mô hình đồ thị nhân quả chỉ là một mô hình ước tính, độ chính xác có thể
bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.
+ Cần kết hợp với các phương pháp khác để xác minh kết quả.
 Khả năng mở rộng:
+ Việc áp dụng mô hình đồ thị nhân quả cho các mạng lớn có thể gặp nhiều
khó khăn.
+ Yêu cầu các công cụ và kỹ thuật phân tích chuyên biệt.
2.3.2 Mô hình đồ thị phụ thuộc
 Ưu điểm
 Phân tích tác động:
+ Giúp xác định tác động của các thay đổi trong mạng đến các thành phần
khác.
+ Hỗ trợ việc ra quyết định sáng suốt và giảm thiểu nguy cơ rủi ro.
 Hiểu biết sâu sắc về mạng:
+ Cung cấp cái nhìn tổng quan về các mối quan hệ phụ thuộc giữa các thành
phần trong mạng.
+ Giúp quản trị viên mạng hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của mạng và
dự đoán các vấn đề tiềm ẩn.
 Nâng cao hiệu quả quản trị mạng:
+ Hỗ trợ việc tối ưu hóa cấu hình mạng và phân bổ tài nguyên hiệu quả.
+ Nâng cao hiệu quả quản trị mạng và giảm thiểu chi phí vận hành.
 Tăng cường khả năng phục hồi:
+ Giúp xác định các điểm yếu trong mạng và triển khai các biện pháp phòng
ngừa.
+ Nâng cao khả năng phục hồi của mạng trước các sự cố xảy ra.
 Thúc đẩy hợp tác:
+ Cung cấp một ngôn ngữ chung để các bên liên quan trong mạng cùng thảo
luận và giải quyết vấn đề.
+ Thúc đẩy hợp tác và chia sẻ thông tin giữa các bộ phận trong tổ chức.

 Nhược điểm
 Tính chính xác:
+ Mô hình đồ thị phụ thuộc chỉ là một mô hình ước tính, độ chính xác có thể
bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.
+ Cần kết hợp với các phương pháp khác để xác minh kết quả.
Nhóm bài tập 3 - Trang số: 22
Tiểu luận môn học “Quản Trị Mạng”

 Khả năng mở rộng:


+ Việc áp dụng mô hình đồ thị phụ thuộc cho các mạng lớn có thể gặp nhiều
khó khăn.
+ Yêu cầu các công cụ và kỹ thuật phân tích chuyên biệt.
 Chi phí:
+ Việc triển khai và vận hành mô hình đồ thị phụ thuộc có thể tốn kém.
+ Cần cân nhắc chi phí so với lợi ích thu được.

2.3.3 Mô hình đồ thị phân cấp


 Ưu điểm
 Dễ dàng quản lý: HGM giúp đơn giản hóa việc quản lý mạng phức tạp bằng
cách chia nhỏ thành các nhóm nhỏ hơn.
 Khả năng mở rộng: HGM có thể dễ dàng mở rộng để bao gồm thêm các
thiết bị mới vào mạng.
 Tăng cường hiệu quả: HGM giúp tối ưu hóa lưu lượng truy cập mạng và cải
thiện hiệu suất tổng thể.
 Khả năng chịu lỗi: HGM giúp mạng có khả năng chịu lỗi cao hơn bằng cách
cô lập các sự cố trong một nhóm nhỏ.
 Nhược điểm
 Tính linh hoạt: HGM có thể không linh hoạt như các mô hình quản trị mạng
khác do cấu trúc phân cấp cố định. Khó khăn trong việc thay đổi cấu trúc
mạng hoặc thêm mới các loại thiết bị không phù hợp với cấu trúc phân cấp
hiện có.
 Khả năng quản lý: Việc quản lý các thay đổi trong mạng có thể phức tạp
hơn so với các mô hình quản trị mạng khác. Cần có quy trình cẩn thận để
đảm bảo tính nhất quán và chính xác của HGM sau khi thay đổi.
 Hiệu suất: Hiệu suất của HGM có thể bị ảnh hưởng bởi số lượng cấp bậc
trong cấu trúc phân cấp. Cấu trúc phân cấp nhiều cấp có thể dẫn đến thời
gian xử lý lâu hơn và giảm hiệu quả quản lý mạng.

2.3.4 Mô hình đồ thị định hướng (DGM)


 Ưu điểm
 Theo dõi luồng lưu lượng truy cập: DGM giúp quản trị viên mạng dễ dàng
theo dõi luồng lưu lượng truy cập trong mạng và xác định các điểm tắc
nghẽn tiềm ẩn.
 Xác định vấn đề: DGM giúp xác định các vấn đề mạng nhanh hơn bằng
cách phân tích các mối quan hệ hướng giữa các thiết bị.
 Lập kế hoạch mạng: DGM có thể được sử dụng để lập kế hoạch mạng hiệu
quả hơn bằng cách mô tả các luồng lưu lượng truy cập dự kiến.
 Nhược điểm
 Khả năng tương thích: DGM có thể không tương thích với các hệ thống
quản trị mạng hiện có. Cần sự tích hợp cẩn thận giữa DGM và các hệ thống
khác để đảm bảo hoạt động hiệu quả.

Nhóm bài tập 3 - Trang số: 23


Tiểu luận môn học “Quản Trị Mạng”

 Khả năng theo dõi: Việc theo dõi luồng lưu lượng truy cập trong mạng có
thể phức tạp hơn so với các mô hình quản trị mạng khác. Yêu cầu các công
cụ chuyên dụng để phân tích và visualize luồng lưu lượng truy cập trong
DGM.
 Khả năng quản lý: Việc quản lý các thay đổi trong mạng có thể phức tạp
hơn so với các mô hình quản trị mạng khác. Cần có quy trình cẩn thận để
đảm bảo tính nhất quán và chính xác của DGM sau khi thay đổi.

2.3.5 Mô hình đồ thị trọng số (WGM)


 Ưu điểm
 Đưa ra quyết định tốt hơn: WGM giúp quản trị viên mạng đưa ra quyết định
tốt hơn về việc quản lý và tối ưu hóa mạng bằng cách cung cấp thông tin chi
tiết về các mối quan hệ giữa các thiết bị.
 Tối ưu hóa mạng: WGM có thể được sử dụng để tối ưu hóa mạng bằng cách
xác định các tuyến đường hiệu quả nhất để truyền dữ liệu.
 Giải quyết vấn đề: WGM giúp giải quyết các vấn đề mạng nhanh hơn bằng
cách xác định các điểm nghẽn tiềm ẩn.
 Nhược điểm
 Phức tạp trong xử lý dữ liệu: Với mô hình đồ thị trọng số, cần phải xử lý
không chỉ các liên kết mạng mà còn các trọng số liên kết, điều này có thể
làm tăng độ phức tạp của quá trình phân tích và xử lý dữ liệu.
 Độ phức tạp tính toán: Tính toán trọng số và ảnh hưởng của chúng trên
mạng có thể đòi hỏi nhiều tài nguyên tính toán, đặc biệt là đối với các mạng
lớn và phức tạp.
 Khó khăn trong việc tối ưu hóa: Cần phải tiến hành tối ưu hóa đồ thị với các
trọng số để đảm bảo hiệu suất tốt nhất của mạng. Điều này có thể gặp phải
khó khăn đặc biệt khi có nhiều yếu tố cần xem xét.

2.3.6 Mô hình đồ thị liên kết (LGM)


 Ưu điểm
 Theo dõi kết nối: LGM giúp quản trị viên mạng dễ dàng theo dõi các kết
nối mạng và xác định các kết nối bị lỗi hoặc không hoạt động.
 Quản lý cấu hình: LGM có thể được sử dụng để quản lý cấu hình mạng
bằng cách tự động cập nhật thông tin cấu hình cho các thiết bị mạng.
 Khắc phục sự cố: LGM giúp khắc phục sự cố mạng nhanh hơn bằng cách
xác định các điểm kết nối tiềm ẩn có vấn đề.

 Nhược điểm
 Khó khăn trong tìm kiếm và điều hướng: Trong một số trường hợp, việc tìm
kiếm thông tin hoặc điều hướng qua các đường dẫn trong đồ thị có thể trở
nên phức tạp, đặc biệt là khi mạng lớn và phức tạp.

Nhóm bài tập 3 - Trang số: 24


Tiểu luận môn học “Quản Trị Mạng”

 Khả năng xử lý lỗi: Khi có lỗi xảy ra trong mạng, việc xác định và sửa chữa
chúng trong một mô hình đồ thị có thể đòi hỏi thời gian và công sức đáng
kể.
 Khả năng bảo mật: Việc bảo vệ các thông tin quan trọng trong mô hình đồ
thị có thể gặp phải thách thức, đặc biệt là khi có sự cần thiết phải chia sẻ
thông tin với các bên thứ ba mà không muốn tiết lộ cấu trúc của mạng.
 Khả năng đồng bộ hóa và cập nhật: Duy trì sự đồng bộ và cập nhật liên tục
của đồ thị khi có sự thay đổi trong mạng cũng là một thách thức đối với mô
hình này.
 Hiệu suất và tốc độ: Việc xử lý và truy cập thông tin trong các đồ thị lớn có
thể ảnh hưởng đến hiệu suất và tốc độ của hệ thống.

Chương 3: Mô hình ứng dụng cụ thể

3.1 Đặt vấn đề

Trong mạng quang WDM nét đặc trưng của mạng là không cho phép hai kết nối sử
dụng bước sóng giống nhau dùng chung một đường nối (xung đột bước sóng). Khi các
tuyến đã được cố định thì việc còn lại là gán bước sóng khả thi cho chúng sao cho số
lượng bước sóng được sử dụng trên mạng là nhỏ nhất để có thể thỏa mãn các yêu cầu
công nghệ về số lượng bước sóng tối đa trên một sợi quang.
Bài toán gán bước sóng trong một mạng liên tục bước sóng tương đương với bài toán
tô màu cho các đỉnh của một đồ thị. Thế nên để giải quyết vấn đề gán bước sóng trong
mạng quang WDM người ta thường sẽ áp dụng các thuật toán tô màu đồ thị.
Mà thuật toán tô màu đồ thị nó cũng có thể được hiểu như một phương pháp quản trị
mạng dựa trên lý thuyết đồ thị. Vì sử dụng lý thuyết tô màu đồ thị vào quản trị mạng nó
sẽ giúp phân chia tài nguyên mạng một cách hiệu quả. Trong phương pháp này, các thiết
bị mạng được biểu diễn bằng các đỉnh trong đồ thị và các kết nối mạng được biểu diễn
bằng các cạnh. Việc tô màu cho các đỉnh đồ thị giúp phân biệt các thiết bị, kênh truyền
hoặc miền mạng khác nhau bằng các màu khác nhau sao cho không có hai đối tượng liên
quan lại có cùng màu. Việc này giúp giảm thiểu chi phí vận hành mạng, tăng cường hiệu
suất mạng và giúp giảm thiểu khả năng đột giữa các thiết bị. Thế nên mô hình ứng dụng
triển khai cụ thể của bài tiểu luận này sẽ nghiên cứu thuật toán tô màu đồ thị trong mạng
quang WDM.
3.2 Áp dụng thuật toán tô màu đồ thị cho vấn đề gán bước sóng trong mạng quang
WDM
Các thuật toán tô màu đồ thị sẽ thực hiện việc tô màu cho các đỉnh V(G) = {v1, v2, …,
vn} của đồ thị G theo một thứ tự nào đó. Thuật toán này gồm ba bước cơ bản sau:

Nhóm bài tập 3 - Trang số: 25


Tiểu luận môn học “Quản Trị Mạng”

1. Sắp xếp các đỉnh.


2. Chọn đỉnh kế tiếp để tô màu.
3. Chọn màu.
Có nhiều thuật toán tô màu đồ thị khác nhau, việc chọn lựa giải thuật nào tùy thuộc
vào quyết định của nhà quản lý dựa trên đặc điểm của mạng. Sau đây là một số phương
pháp tô màu thông dụng (mỗi màu tương ứng với một bước sóng).
a) Thuật toán Longest-First
Phương pháp Longest-First (tuyến dài nhất trước) này khá đơn giản. Các đường quang
sẽ được sắp xếp theo thứ tự từ tuyến dài nhất đến tuyến ngắn nhất. Một bước sóng sẽ
được gán cho các tuyến theo thứ tự này sao cho thỏa mãn điều kiện về xung đột bước
sóng. Sau đó ta chuyển sang gán bước sóng kế tiếp. Quá trình này tiếp tục cho đến khi hết
số đường quang.
b) Thuật toán Largest-First
Trong phương pháp này các đỉnh của đồ thị được gán nhãn lại là v1, v2, …, vn sao cho
deg(vi) ≥ deg(vi+1) với i = 1,2,… ,n-1 (n là số nút của đồ thị G). Tại mỗi bước, nút có bậc
lớn nhất được gán một màu và xóa đi những đường nối tới nó và do đó làm giảm bậc các
nút kề với nó. Vì vậy sau mỗi bước sẽ có một số nút bị giảm bậc. Điều này đảm bảo rằng
số màu dùng để tô đồ thị là ít nhất.
Để rõ ràng hơn, ta hãy xét một ví dụ: gán bước sóng cho mạng với yêu cầu kết nối sau:

Hình 3. 1: Yêu cầu kết nối cho ví dụ minh họa


Đầu tiên, ta chuyển đổi tập yêu cầu kết nối thành một đồ thị dựa theo nguyên tắc sau:
Nếu có hai lighpath trùng nhau tối thiểu 2 đỉnh ta sẽ nối chúng với nhau, ví dụ: lighpath 1
và lighpath 2 đường đi trên mạng của nó trùng nhau đỉnh B và đỉnh C nên ta sẽ nối
lighpath 1 với lightpath 2, tương tự lighpath 2 và lighpath 3 trùng nhau đỉnh C và đỉnh E
nên ta sẽ nối lighpath 2 với lighpath 3.

Nhóm bài tập 3 - Trang số: 26


Tiểu luận môn học “Quản Trị Mạng”

Sau khi nối các lighpath với nhau ta được một đồ thị như dưới:

Hình 3. 2: Đồ thị chuyển đổi từ tập yêu cầu kết nối


Dựa vào bậc của các đỉnh “deg (2) = 3, deg (1) = deg (3) = deg (4) = 2, deg (5) =1”, ta
sắp xếp lại các đỉnh theo thứ tự <2,1,3,4,5>. Sau khi sắp xếp các đỉnh ta thực hiện gán
bước sóng (tô màu) cho đỉnh có bậc cao nhất, sau đó loại nó ra khỏi đồ thị. Sắp xếp lại
các nút còn lại trong đồ thị và tiếp tục quá trình cho đến khi tất cả các nút đều được gán
bước sóng.
Lần tô thứ nhất: Vì bậc của đỉnh số 2 có bậc cao nhất “deg (2) = 3” nên ta sẽ thực hiện
việc tô màu cho đỉnh số 2 đầu tiên và gán nó là λo , sau đó loại đỉnh này ra khỏi đồ thị.

Lần tô thứ hai: Sau lần tô thứ nhất ta thấy bậc của các đỉnh 1,3,4,5 đều bằng nhau
“deg(1) = deg (3) = deg (4) = deg (5) = 1” thế nên ta sẽ chọn ngẫu nhiên bất kỳ một đỉnh
trong bốn đỉnh này để thực hiện việc tô màu. Ở đây ta sẽ chọn đỉnh 1 để thực hiện việc tô
màu. Việc tô màu đỉnh 1 phải theo nguyên tắc là không được trùng màu với đỉnh liền kề là
đỉnh 2 đã tô. Vì thế ta sẽ tô màu đỉnh 1 và gán nó là λ 1, sau đó loại đỉnh này ra khỏi đồ
thị.

Nhóm bài tập 3 - Trang số: 27


Tiểu luận môn học “Quản Trị Mạng”

Lần tô thứ ba: Sau lần tô thứ hai ta thấy bậc của đỉnh 4 là thấp nhất “deg (4) = 0”, bậc
của đỉnh 3, 5 là cao nhất và đều bằng nhau “deg (3) = deg (5) = 1”. Thế nên ta sẽ chọn bất
kỳ đỉnh 3 hoặc đỉnh 5 để thực hiện việc tô màu. Ở đây ta sẽ chọn đỉnh 3 để thực hiện việc
tô màu. Việc tô màu đỉnh 3 phải theo nguyên tắc là không được trùng màu với đỉnh liền
kề là đỉnh 2 đã tô. Vì thế ta sẽ tô màu đỉnh 1 và gán nó là λ 1, sau đó loại đỉnh này ra khỏi
đồ thị.

Lần tô thứ tư: Ta thấy chỉ còn lại đỉnh 4, 5 và bậc của hai đỉnh này bằng nhau “deg (4) =
deg (5) = 0”. Thế nên ta sẽ chọn bất kỳ đỉnh 4 hoặc đỉnh 5 để thực hiện việc tô màu. Ở
đây ta sẽ chọn đỉnh 5 để thực hiện việc tô màu. Việc tô màu đỉnh 5 phải theo nguyên tắc là
không được trùng màu với đỉnh liền kề là đỉnh 1 đã tô. Vì thế ta sẽ tô màu đỉnh 5 và gán
nó là λo , sau đó loại đỉnh này ra khỏi đồ thị.

Nhóm bài tập 3 - Trang số: 28


Tiểu luận môn học “Quản Trị Mạng”

Lần tô thứ năm: Ta thấy chỉ còn lại duy nhất đỉnh 4 và bậc của đỉnh “deg (4) =0”. Ta
thực hiện tô màu đỉnh 4 theo nguyên tắc là không được trùng màu với hai đỉnh liền kề đã
tô là đỉnh 3 và đỉnh 5. Vì thế ta sẽ tô màu đỉnh 4 và gán nó là λ 2, sau đó loại đỉnh này ra
khỏi đồ thị.

Vậy sau lần tô thứ 5 ta đã hoàn thành việc tô màu cho đồ thị này với các đỉnh được gán
các bước sóng:
-Đỉnh 1, đỉnh 3: λ 1
-Đỉnh 2, đỉnh 5: λo
-Đỉnh 4: λ 2

Nhóm bài tập 3 - Trang số: 29


Tiểu luận môn học “Quản Trị Mạng”

KẾT LUẬN

Mục tiêu của bài tiểu luận này là đưa ra một cái nhìn tổng quan về các mô hình lý
thuyết đồ thị trên các phương diện khác nhau từ đó đưa ra cái nhìn chung về mô hình
quản trị mạng dựa trên lý thuyết đồ thị và ứng dụng vào một mô hình triển khai cụ thể.
Qua bài tiểu luận, chúng ta đã có cái nhìn tổng quan về lý thuyết đồ thị và các mô hình
quản trị mạng phổ biến hiện nay, từ đó đưa ra những góc nhìn khác nhau về ứng dụng và
ưu nhược điểm của từng mô hình cụ thể. Mô hình ứng dụng cụ thể tô màu đồ thị cho vấn
đề gán bước sóng trong mạng quang WDM cho thấy khả năng ứng dụng vào thực tế của
lý thuyết đồ thị trong việc cải thiện chất lượng đường truyền.
Thuận lợi trong quá trình làm là những kiến thức về mặt lý thuyết đã có sẵn và rất đầy
đủ trong quyển sách “Bài Giảng Quản trị mạng” của khoa nên chúng em rất thuận lợi
trong việc tìm kiếm kiến thức.
Khó khăn trong quá trình làm là phần chương ba tìm một mô hình triển khai cụ thể.
Khi làm phần này chúng em đã gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một mô hình cụ thể sao
cho mô hình đó phải đảm bảo phù hợp các nội dung về mặt lý thuyết của một mô hình
quản trị mạng dựa trên lý thuyết đồ thị.
Nhóm em xin chân thành cảm ơn Cô giáo Dương Thị Thanh Tú đã giảng dạy môn
Quản Trị Mạng giúp cho nhóm em hoàn thiện bài tiểu luận này.
Nhóm em xin chân thành cảm ơn.

Nhóm bài tập 3 - Trang số: 30


Tiểu luận môn học “Quản Trị Mạng”

Tài Liệu Tham Khảo

[1] "https://iopscience.iop.org/," 2019. [Online]. Available:


https://iopscience.iop.org/article/10.1088/1742-6596/1211/1/012007/pdf.
[2] [Online]. Available:
https://www.studocu.com/vn/document/samara-university/introduction-to-management/
advances-in-network-management/42955130/download/advances-in-network-management.pdf.
[3] V. Algorithm, "Giới thiệu về lí thuyết đồ thị," 24 1 2022. [Online]. Available:
https://viblo.asia/p/gioi-thieu-ve-ly-thuyet-do-thi-07LKXQ1eZV4.
[4] L. Popa, "Network Management," [Online]. Available:
https://www.auvik.com/franklyit/blog/hierarchical-network-design/#:~:text=A%20hierarchical
%20network%20design%20means,fewer%20issues%20with%20network%20bandwidth.
[5] L. M. Hoang, " Lí Thuyết Đồ Thị," [Online].
[6] J. Ding, "Advances in Network Management," [Online]. Available:
https://www.studocu.com/vn/document/samara-university/introduction-to-management/
advances-in-network-management/42955130.

Nhóm bài tập 3 - Trang số: 31

You might also like