You are on page 1of 3

Từ Đại hội Đảng lần thứ VI đến Đại hội Đảng lần thứ XII, thể chế kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng

được hoàn thiện và được chứng minh tính đúng đắn trên thực tế khi đã giúp đất nước ta thoát khỏi thời kỳ khó khăn về kinh

tế, đạt tốc độ tăng trưởng có lúc thuộc nhóm cao nhất thế giới. Từ nước nghèo, thu nhập thấp, Việt Nam đã gia nhập nhóm

nước có thu nhập trung bình, hội nhập ngày càng sâu rộng hơn với kinh tế thế giới.

Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới của nền kinh tế Việt Nam để đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững, Đảng và Nhà nước

đang nghiên cứu, xem xét những vấn đề đặt ra để hoàn thiện hơn thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở

Việt Nam. Trong đó, vai trò kiến tạo của Nhà nước, vai trò của doanh nghiệp nhà nước, vai trò của kinh tế tư nhân được

nhìn nhận sẽ là những trụ cột để tạo nên sức mạnh kinh tế cho quốc gia. Nhận diện và chấn chỉnh các biểu hiện chệch

hướng trong quá trình xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cũng là vấn đề thường xuyên,

không thể xem nhẹ.

Lịch sử kinh tế thế giới đã và đang ghi nhận hai sự kiện tầm cỡ quốc tế lớn lao: Thứ nhất, sự sụp đổ Liên Xô trong thập kỷ

cuối cùng của thế kỷ XX như là minh chứng cho sự thất bại của mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ theo mô hình

Xô-viết. Thứ hai, cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính khởi đầu năm 2008 ở Mỹ và lan tỏa toàn cầu trong thập kỷ đầu tiên của

thế kỷ XXI như là minh chứng cho sự thất bại của mô hình kinh tế thị trường tự do tối đa kiểu Mỹ.

Nhân loại đứng trước sự lựa chọn và yêu cầu mới về sự kết hợp hài hòa bàn tay thị trường với bàn tay nhà nước trong mô

hình kinh tế mới phù hợp với điều kiện cụ thể và đặt mục tiêu lợi ích quốc gia lên hàng đầu theo yêu cầu phát triển bền vững

của mỗi nước.

ĐỊNH HƯỚNG

Trong bối cảnh đó, sự phát triển nhận thức của Đảng từ Đại hội VI đến Đại hội XII về mô hình kinh tế thị trường (KTTT)

định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), cũng như mối quan hệ và sự kết hợp giữa Nhà nước với thị trường là cả một quá trình

tìm tòi, trải nghiệm, phát triển từ thấp lên cao, ngày càng đầy đủ và hoàn thiện hơn.

Đến Đại hội XII, mô hình KTTT định hướng XHCN ở nước ta đã được khắc họa rõ nét và đầy đủ hơn. Báo cáo do Tổng Bí

thư Nguyễn Phú Trọng trình bày tại phiên khai mạc Đại hội XII của Đảng sáng 21-1-2016 đã nhấn mạnh: “Thống nhất nhận

thức nền KTTT định hướng XHCN Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị

trường; đồng thời, bảo đảm định hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị

trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo,

nhằm mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát

triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ

đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác

và cạnh tranh theo pháp luật; thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát

triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế

hoạch phù hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi

trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để
định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội

trong từng bước, từng chính sách phát triển. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế-xã hội…”.

KTTT có tính đa dạng và gắn liền với sự phát triển của sản xuất hàng hóa tại những quốc gia có những chế độ chính trị-xã

hội khác nhau. Quan hệ Nhà nước với thị trường trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam không phải là quan hệ

xung khắc, loại trừ và kiềm chế nhau, mà là mối quan hệ tương hỗ, chế định, cùng vận động và bổ sung cho nhau trong một

chỉnh thể và cùng hướng tới mục tiêu chung là xây dựng một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn

minh. Theo đó, một mặt, cần tôn trọng các nguyên tắc và quy luật KTTT và các cam kết hội nhập quốc tế nhằm tạo môi

trường và động lực cạnh tranh đầy đủ, minh bạch, khai thác các nguồn lực và không ngừng nâng cao hiệu quả đầu tư xã hội.

Mặt khác, không tuyệt đối hóa vai trò của thị trường, xem nhẹ vai trò kiến tạo và điều chỉnh theo tín hiệu thị trường, kiểm

soát an toàn vĩ mô của Nhà nước. Một thị trường hoàn hảo, đồng bộ không chỉ giúp phát huy tính năng động, sáng tạo, trách

nhiệm cá nhân và sự phân bổ các nguồn lực công bằng, hiệu quả, mà còn góp phần tạo áp lực hoàn thiện nâng cao năng lực,

hiệu lực, hiệu quả, sự minh bạch của các thể chế nhà nước. Hơn nữa, hệ thống thị trường hoàn hảo không thể hình thành

đồng bộ và vận hành đầy đủ, lành mạnh trong điều kiện một Nhà nước yếu kém, thiếu trong sạch. Đến lượt mình, một Nhà

nước vững mạnh là điều kiện và luôn có tác động tích cực cho sự phát triển đồng bộ, làm lành mạnh hóa các yếu tố thị

trường và các loại thị trường, giúp khắc phục các thất bại, khuyết tật của thị trường và bảo đảm công bằng xã hội; giảm tác

động mặt trái của tính tự phát, sớm nhận diện, ngăn chặn và kiểm soát khủng hoảng, bảo đảm tăng trưởng bao trùm và hài

hòa lợi ích theo yêu cầu phát triển bền vững quốc gia và quốc tế…

Cần nhấn mạnh rằng, nếu như tính KTTT của nền kinh tế Việt Nam được thống nhất khẳng định là nền KTTT hiện đại và

hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật và tuân thủ đúng quy trình của KTTT, thì tính định hướng

XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước lại được thể hiện ở mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công

bằng, văn minh” và được bảo đảm bởi sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam

lãnh đạo.

Sự kết hợp hiệu quả giữa tính KTTT và tính định hướng XHCN cũng chính là đáp ứng xu hướng mới mang tầm vóc thời đại,

đòi hỏi có sự kết hợp tất yếu của bàn tay thị trường với bàn tay nhà nước trong một mô hình quản lý xã hội mới đang dần

định hình trên thế giới, nhất là từ sau những cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội liên tiếp xảy ra trong những thập niên cuối thế

kỷ XX, đầu thế kỷ XXI trên quy mô toàn thế giới và trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn.

Sự kết hợp bàn tay thị trường với bàn tay nhà nước là việc lựa chọn và kết hợp để tạo hiệu ứng tổng hợp tích cực những

điểm tốt của mỗi cách thức quản lý kinh tế, đồng thời góp phần giảm những tác động mặt trái của chúng, tạo động lực mạnh

mẽ, kiểm soát chặt chẽ các rủi ro và nâng cao hiệu quả, chất lượng tăng trưởng, hài hòa các mục tiêu, củng cố định hướng và

yêu cầu
VAI TRÒ
Quản lý nhà nước đúng đắn không phải là bất chấp cơ chế thị trường, mà sử dụng cơ chế thị trường để điều tiết sự vận động
của hàng, tiền, của các yếu tố thị trường, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực. Các chủ trương, chính sách kinh tế và
tổ chức thực hiện chính sách của Nhà nước phải phù hợp với cơ chế thị trường, mang lại lợi ích và công bằng xã hội, ổn định
và tăng trưởng kinh tế một cách hợp lý, ngăn ngừa tình trạng độc quyền, lạm dụng và nhân danh KTTT hay bàn tay nhà
nước để can thiệp làm méo mó thị trường, lệch lạc các nguồn lực và tổn hại lợi ích cộng đồng, hạn chế các hoạt động cạnh
tranh không lành mạnh, mà những bất cập trong quản lý đầu tư công và cả những dự án BOT giao thông đang minh chứng
cho những điều đó…

Giải quyết quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong xây dựng nền KTTT định hướng XHCN là một sự nghiệp chưa có tiền
lệ trong lịch sử và là một quá trình mở, đòi hỏi sự sáng tạo và bản lĩnh cách mạng của Đảng, trên cơ sở nhận thức đầy đủ, tôn
trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của KTTT, thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện phát triển của Việt
Nam.
THỰC TIỄN

Ở Việt Nam, sau hơn 30 năm đổi mới, nền KTTT định hướng XHCN đã hình thành, phát
triển, đến nay đã có những yếu tố của một nền KTTT hiện đại, hội nhập quốc tế và bảo
đảm định hướng XHCN. Đó là nền kinh tế có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần;
có sự phát triển đầy đủ, đồng bộ các loại thị trường, thị trường trong nước gắn kết với
thị trường quốc tế. Thị trường đã phát huy vai trò trong việc xác định giá cả, phân bổ
nguồn lực, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa; nền kinh tế đã vận hành theo các
quy luật của KTTT.
---KTTT định hướng XHCN là mô hình KTTT hiện đại, hội nhập quốc tế không chỉ phù
hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế của thời đại, mà còn là mô hình kinh tế phù hợp
với các nước kinh tế chưa phát triển quá độ lên CNXH.
 Sự phát triển của Việt Nam trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi nhận. Công cuộc đổi
mới từ năm 1986 đã nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo
nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp.
TỔNG KẾT

-Nền KTTT định hướng XHCN mà Việt Nam đang xây dựng là một nền kinh tế mang
tính đặc thù, phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa và những giá trị XHCN đất
nước đang phấn đấu.
-Định hướng của Đảng và Nhà nước và thực tiễn vừa qua đã chứng minh rằng, để phát
triển nền kinh tế Việt Nam không thể chỉ dựa vào một thành phần kinh tế nào, mà cần
phải khơi dậy được mọi tiềm năng, mọi nguồn lực của đất nước, với một khát vọng
chung là xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường
-bảo đảm rằng sự phát triển của đất nước là sự phát triển có tính bao trùm và không
quá thiên lệch, tạo ra sự phân biệt về giàu nghèo quá lớn giữa các vùng miền, giữa các
thành phần, đối tượng trong xã hội.
- cần có chiến lược cùng những giải pháp hữu hiệu như thế nào để việc phát triển kinh
tế của đất nước bảo đảm hài hòa 2 yếu tố, đó là: Phát triển “nhanh” và “bền vững”. Đây
là hai yêu cầu song hành, bởi với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam nếu
không có giải pháp để đạt một tốc độ phát triển ở mức cao thì rất dễ bị tụt hậu, rơi vào
“bẫy thu nhập trung bình”

You might also like