You are on page 1of 6

VÌ SAO CẦN CÓ CÁC NƯỚC THƯỜNG TRỰC TRONG HỘI ĐỒNG BẢO

LIÊN HỢP QUỐC

*Nguồn gốc và giới thiệu đến 5 thành viên thường trực HĐBA LHQ
Liên hiệp quốc (LHQ) chính thức ra đời vào ngày 24/10/1945 thì cũng ngay sau đó,
HĐBA đã được thiết lập trên tư cách là một trong 6 cơ quan chính của LHQ, mang
trên mình trọng trách thực thi một trong những sứ mệnh trọng yếu nhất của “ngôi nhà
chung”: duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Điều này được quy định trong đoạn 1
Điều 24, Hiến chương LHQ.
HĐBA gồm 15 thành viên, tuy nhiên, tham dự phiên họp đầu tiên của HĐBA ngày
17/1/1946 ở tòa nhà Church House tại London, Anh (sau này các phiên họp của
HĐBA diễn ra ở trụ sở của LHQ tại New York, Mỹ) lại là nhóm P5 chỉ gồm 5 thành
viên.

Nhóm P5 là gì, những ai có thể trở thành thành viên của nhóm P5 ?

Quyền lực của P5 lại là một câu chuyện dài trong hành trình phát triển của LHQ. Theo
nhiều tài liệu, nhóm P5 là  biệt ngữ của LHQ thường dùng để chỉ nhóm gồm năm quốc
gia thành viên thường trực của HĐBA gồm Mỹ, Liên Xô, Vương quốc Anh, Pháp và
Trung Quốc.

*Tại sao lại là 5 nước kể trên mà không phải là quốc gia nào khác?
Họ vừa là nước thắng trận chính trong chiến tranh thế giới thứ hai vừa là những nước,
thời điểm đó, đại diện cho đa số dân trên thế giới (tính cả các nước thuộc địa). Sau khi
Liên Xô tan rã, Tổng thống Boris Eltsine đã gửi tới Đại hội đồng LHQ một bức thư
ngày 24/12/1991 trong đó viết rằng Liên bang Nga sẽ thay thế vị trí của Liên Xô trong
HĐBA. Quyết định này đã được Hội đồng phê duyệt vào tháng 1/1992. Trong nhóm
P5 thậm chí còn phân tách ra thành một “nhóm con” gọi là nhóm P3 gồm 3 thành viên
phương Tây (là Mỹ, Pháp và Anh).
Nếu quyền lực của HĐBA là lớn nhất tại LHQ thì nhóm P5 lại là nhóm giữ quyền lực
cao nhất tại HĐBA. Để một nghị quyết được thông qua thì cần nhận được ít nhất 9
phiếu thuận từ 15 nước thành viên của HĐBA. Tuy nhiên, chỉ cần một phiếu chống
hay phủ quyết của một thành viên thường trực thuộc nhóm P5 sẽ ngăn cản nghị quyết
đó được thông qua. Bất cứ thành viên thường trực nào của P5 đều có quyền phủ quyết
bất kỳ phương sách nào.
Quyền lực quá lớn của HĐBA và những thị phi kiểu “các nước P5 luôn dùng quyền
phủ quyết để bảo vệ mình hoặc đồng minh” là lý do căn bản để câu chuyện thay đổi,
thậm chí phản đối sự tồn tại của nhóm P5 là một trong những vấn đề nóng bỏng và kéo
dài trong lịch sử LHQ. Theo thời gian, cái lý của cái gọi là  “nước thắng trận trong thế
chiến” hay “đại diện phần đa dân số” trên thực tế đã không khiến các nước thành viên
LHQ “tâm phục khẩu phục”. Theo lý lẽ của nhiều nước thành viên, Trung Quốc và
Pháp có mặt trong 5 thành viên thường trực chỉ là mang tính đại diện chứ không phải
vì vai trò trong chiến tranh của họ. Năm 1945, các thành viên này chiếm 50% dân số
thế giới (Trung Quốc chiếm 15%). Đến năm 2006, sau làn sóng giải phóng thuộc địa
cuối những năm 1940 và giữa những năm 1960, rồi sức ép gia tăng dân số ở châu Á,
châu Phi và Mỹ Latinh, sự tan rã của Liên Xô và việc dân số các nước Pháp và Anh
giảm đi, các thành viên này chỉ chiếm 30% dân số thế giới, trong đó riêng Trung Quốc
chiếm 20%.

*Điều kiện để trở thành nước thường trực


Theo Hiến chương LHQ 1945 có quy định
Điều 23:
1. Hội đồng bảo an gồm 15 thành viên của Liên hợp quốc: Cộng hoà Trung hoa, Cộng
hoà Pháp, Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô-viết, Liên hiệp Vương quốc Anh
và Bắc Ai-len và Hợp chủng quốc Hoa kỳ là những Ủy viên thường trực của Hội đồng
bảo an. Mười thành viên khác của Liên hợp quốc được Đại hội đồng bầu ra với tư cách
là những Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an. Trong việc bầu cử này,
trước hết Đại hội đồng lưu ý đến sự đóng góp của các thành viên Liên hợp quốc vào
việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế mức độ thực hiện các mục đích khác của Liên
hợp quốc, cũng như lưu ý đến sự phân bố công bằng theo khu vực địa lý;
2. Những Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an được bầu ra với nhiệm kỳ 2
năm. Nhưng ở lần đầu tiên, các Ủy viên không thường trực, sau khi tổng số Ủy viên
của Hội đồng bảo an được nâng lên từ 11 đến 15, thì 2 trong số 4 Ủy viên bổ sung sẽ
được bầu với nhiệm kỳ 1 năm. Những Ủy viên vừa mãn nhiệm không đước bầu lại
ngay;
3. Mỗi Ủy viên của Hội đồng bảo an có một đại diện tại Hội đồng.
Chức năng và quyền hạn
Điều 24:
1. Để đảm bảo cho Liên hợp quốc hành động nhanh chóng và có hiệu quả, các thành
viên Liên hợp quốc trao cho Hội đồng bảo an trách nhiệm trong việc duy trì hoà bình
và an ninh quốc tế và thừa nhận rằng, khi làm những nghĩa vụ do trách nhiệm ấy đặt
ra, thì Hội đồng bảo an hành động với tư cách thay mặt cho các thành viên của Liên
hợp quốc;
2. Trong khi thực hiện những nghĩa vụ đó, Hội đồng bảo an hành động theo đúng
những mục đích và nguyên tắc của Liên hợp quốc. Những quyền hạn nhất định được
trao cho Hội đồng bảo an để Hội đồng bảo an có thể làm tròn những nghĩa vụ ấy, được
quy định ở các chương VI, VII, VIII và XII;
3. Hội đồng bảo an trình Đại hội đồng xét những báo cáo hàng năm và những báo cáo
đặc biệt khi cần thiết.
Điều 25: Theo Hiến chương này, các thành viên Liên hợp quốc đồng ý chấp thuận và
phục tùng và thi hành những quyết nghị của Hội đồng bảo an.
Điều 26: Để thúc đẩy việc thiết lập và duy trì hoà bình bằng cách chỉ dùng một số tối
thiểu nhân lực và tài nguyên kinh tế thế giới vào việc vũ trang, Hội đồng bảo an có
trách nhiệm với sự giúp đỡ của Ủy ban tham mưu quân sự như ghi ở điều 47, khởi thảo
những kế hoạch xây dựng hệ thống sử dụng lực lượng vũ trang để trình lên các thành
viên Liên hợp quốc.
Bỏ phiếu
Điều 27:
1. Mỗi thành viên Hội đồng bảo an có một phiếu;
2. Những nghị quyết của Hội đồng bảo an về các vấn đề thủ tục được thông qua khi 9
Ủy viên Hội đồng bỏ phiếu thuận;
3. Những nghị quyết của Hội đồng bảo an về những vấn đề khác được thông qua sau
khi 9 Ủy viên của Hội đồng bảo an, trong đó có tất cả các Ủy viên thường trực bỏ
phiếu thuận, dĩ nhiên là bên đương sự trong tranh chấp sẽ không bỏ phiếu về các nghị
quyết chiếu theo Chương VI và Điều 52, Khoản 3.
Thủ tục

*Anh
Nền kinh tế Vương quốc Anh là nền kinh tế thị trường với thị trường xã hội phát triển
mạnh. Đây là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới dựa trên giá trị tổng sản
phẩm quốc nội(GDP). Thành tích này thậm chí còn ấn tượng hơn khi Vương quốc Anh
chỉ đứng thứ 80 trên thế giới về diện tích đất liền- diện tích chỉ gần bằng bang
Michigan của Mỹ.
Anh là một trong các nước có sức mạnh về quân sự trên thế giới đặc biệt là về kỹ thuật
và công nghệ cao, có chi phí quân sự lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Hoa Kỳ.
Tổng lực lượng quân sự Anh tính đến ngày 1 tháng 5 năm 2016 có 260.760 quân bao
gồm:

 Lục quân Vương thất Anh có 170.000 quân gồm 87.610 quân hiện dịch (trong
đó có 2.850 lính đặc nhiệm Gurkhas), 30.000 quân trừ bị, 28.800 quân trừ bị tình
nguyện và 23.590 quân Hiến binh Phòng vệ Vương thất.
 Thủy quân Lục chiến Vương thất Anh có 8.510 quân gồm 7.760 TQLC và 750
TQLC trừ bị.
 Hải quân Vương thất Anh có 43.880 quân gồm 32.880 lính Hải quân, 3.040 lính
Phòng vệ Trừ bị trên biển và 7.960 lính Hải quân thuộc Hạm đội Trừ bị Vương
thất.
 Không lực Vương thất Anh có 38.370 quân gồm 34.200 lính Không lực, 1.950
lính Không lực Phòng vệ và 2.220 lính Không lực Trừ bị.
Lực lượng Vũ trang Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (còn được gọi là Lực
lượng Vũ trang Vương thất Anh hay Quân lực Vương thất Anh), gồm có hải quân, lục
quân, không quân và thủy quân lục chiến. Lực lượng vũ trang Vương thất Anh là một
trong những lực lượng quân sự mạnh nhất ở Châu Âu và xếp thứ 3 trên thế giới.[2]
[3]
 Quân đội Anh, vào năm tài chính 2016 có 260.760 người, trong đó lực lượng hiện
dịch là 187.990 quân, lực lượng trừ bị là 72.770 quân.
Tuy xếp thứ 3 trên thế giới về sức mạnh nhưng Quân đội Anh có chi phí quốc phòng
lớn thứ hai trên thế giới, có vũ khí, trang thiết bị hiện đại bậc nhất châu Âu do đó Quân
lực Vương thất Anh cũng được xem là một trong những lực lượng vũ trang mạnh nhất
trên thế giới. Tổng Tư lệnh của Quân đội Anh là Nữ vương Elizabeth II và quân đội
được quản lý bởi Hội đồng Quốc phòng Anh thuộc Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên, trên
thực tế, Thủ tướng Anh cũng có nắm quyền chỉ huy đối với lực lượng vũ trang khi
được trao quyền từ Nữ vương.
*Nga
Liên bang Nga lại là một hình ảnh đảo ngược của Liên minh châu Âu, là quốc gia có
tiềm lực quân sự sánh ngang với Hoa Kỳ về mọi mặt. Tuy nhiên, Nga chỉ có thể là một
siêu cường về chính trị và quân sự. Nền kinh tế hiện tại của Nga chưa thực sự xứng
đáng với vị thế siêu cường trên thế giới
Nga và sáu nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ (Armenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan,
Tajikistan, Azerbaijan và Belarus) đã ký một hiệp ước an ninh tập thể vào năm 1992,
lập nên một liên minh được gọi là Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO). 
Đánh giá này được thực hiện hàng năm bởi Global-Firepower Agency dựa trên phân
tích và so sánh sức mạnh của quân đội của tất cả các nước về - số lượng nhân viên
quân sự thường trực và dự bị, số lượng vũ khí, xe máy chiến đấu được sở hữu bởi lực
lượng mặt đất, hải quân, không quân, ngân sách quốc phòng, các cuộc tập trận và hoạt
động mua sắm vũ khí.
Nga được coi là một trong những cường quốc quân sự mạnh nhất thế giới với hơn một
triệu người phục vụ trong quân đội. Xét riêng lực lượng Lục quân Nga, năm 2019,
được đánh là lớn nhất thế giới.

Ngân sách quân sự 61,4 tỷ USD


Không quân (không tính máy bay không người lái): Tổng số máy bay: 3.584 chiếc;
Máy bay chiến đấu 869 chiếc; Máy bay tiêm kích: 1.459 chiếc; Máy bay vận tải: 401
chiếc; Trực thăng: 1.485 chiếc; Trực thăng tấn công: 514 chiếc.

Lục quân: Xe tăng chiến đấu chủ lực: 21.932 chiếc; Xe bọc thép chiến đấu: 50.049
chiếc; Pháo tự hành: 6.083 khẩu; Pháo xe kéo: 4.465 khẩu; Hỏa tiễn, tên lửa (cả các hệ
tấn công và phòng thủ): 3.860 quả.

Hải quân: Tàu sân bay: 1 chiếc; Tàu khu trục: 13 chiếc; Tàu chiến: 13 chiếc; Tàu hộ
tống: 82 chiếc; Tàu ngầm: 56 chiếc.

Lực lượng khủng


Dân số: 146.780.720 người; Nhân lực có sẵn: 69.640.140 người; Có khả năng phục vụ:
46.650.907 người; Quân số quân đội thường trực: 1.013.628 người; Quân số dự bị:
2.572.500 người; Vũ khí hạt nhân (theo Hiệp ước New Start): Số lượng tên lửa và bom
triển khai: 700, Số lượng đầu đạn: 1550, Số lượng bệ phóng và bom chưa triển khai:
800.

Theo sắc lệnh của Tổng thống Putin ngày 17/11/2017, số người hiện đang phục vụ
trong quân đội Nga là 1.902.758, kể cả nhân viên quốc phòng. 1.013.628 trong số đó là
quân nhân, 753.000 người làm hợp đồng, cũng như 260.000 lính nghĩa vụ .

*Mỹ

Mỹ có những thương hiệu hàng đầu thế giới:

Trong năm 2013, chín trong số 10 thương hiệu có giá trị cao nhất thế giới đều là của
các công ty Mỹ, theo nghiên cứu thường niên BrandZ về 100 thương hiệu hàng đầu thế
giới của hãng Millward Brown (Mỹ).

Dân số Mỹ chỉ bằng 4,5% dân số thế giới nhưng nước này hiện chiếm đến 1/5 Tổng
sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.
 
Quy mô kinh tế Mỹ lớn gần gấp đôi kinh tế Trung Quốc nếu tính bằng USD, theo US
Trust.
 
Ngoài ra, Mỹ còn là một trong số ít các quốc gia phát triển có GDP thực cao hơn mức
đạt được trước khi cơn khủng hoảng kinh tế xảy ra hồi năm 2008.

*Trung Quốc

Một dự báo mới đây của chuyên gia kinh tế Rob Subbaraman từ Nomura cho thấy,
Trung Quốc có tiềm năng vượt mặt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới (theo
quy mô GDP tính bằng đồng USD) vào năm 2028. Trong trường hợp đồng NDT tiếp
tục mạnh lên chạm ngưỡng 6 NDT đổi 1 USD, Trung Quốc sẽ sớm vượt mặt Mỹ vào
năm 2026.

Một thống kê thường niên của Tạp chí Hồ Nhuận vào tháng 10/2020 cũng chỉ ra rằng,
trong năm ngoái, Trung Quốc có thêm 257 tỷ phú, tương đương bình quân mỗi tuần
nước này xuất hiện thêm 5 tỷ phú. Tính đến thời điểm công bố thống kê, Trung Quốc
là nước có số lượng tỷ phú lớn nhất thế giới (878 người), vượt cả Mỹ với 788 tỷ phú

Tựu trung, Trung Quốc ghi nhận tăng trưởng GDP 2,3% trong năm qua, quy mô GDP
đạt 101,6 nghìn tỷ NDT (15,68 nghìn tỷ USD); dự kiến là nền kinh tế lớn duy nhất
hành tinh đạt tăng trưởng dương trong bối cảnh đại dịch. Năm 2019, tăng trưởng GDP
quốc gia này là 6% (đã điều chỉnh trên cơ sở năm). Thu nhập bình quân khả dụng đầu
người năm 2020 ước tính 32.189 NDT (4.966 USD), gấp đôi so với con số năm 2010.

Một báo cáo được công bố tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển
tuần qua cũng cho thấy, Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành quốc gia thu hút FDI lớn
nhất thế giới trong năm 2020, với 163 tỷ USD vốn FDI, tăng mạnh từ mức 140 tỷ USD
năm 2019. Đầu tư tài sản cố định năm 2020 tăng 2,9% lên 51,89 nghìn tỷ NDT.

You might also like