You are on page 1of 5

CÁC CHỈ TIÊU PHÂN HỮU CƠ VI SINH

Chỉ tiêu Mức qui định Phương pháp thử


1.Nhiệt độ Tốt
2. Kích thước hạt Đồng đều
3. Độ ẩm(%), không lớn
<=35 TCVN 9297:2012
hơn
4. pH 6-8 TCVN 5979:2007
5. Mật độ vi sinh
106
(CFU/gam), không nhỏ hơn
6. Hàm lượng chất hữu cơ
≥ 15 TCVN 4050 – 85
tổng số(%),
7. hàm lượng Nito tổng
≥2 TCVN 8557:2010
số(%),
8. hàm lượng Photspho hữu
≥2 TCVN 8559:2010
hiệu(%),
9. hàm lượng Kali hữu hiệu
≥2 TCVN 8560:2018
(%),
11.Mậtđộ Salmonella tro
0 TCVN 10780-1:2017
ng 25 gam mẫu, CFU

PHƯƠNG PHÁP THỬ


1. Nhiệt độ
Sử dụng nhiệt kế có mức đo nhiệt độ từ 0⁰C đến 100⁰C, cắm sâu 50 cm đến 60 cm
vào trong đơn vị bao gói có khối lượng không nhỏ hơn 10 kg. Sau 15 phút, đọc
nhiệt độ lần thứ nhất. Đo, ghi chép và theo dõi sự thay đổi nhiệt độ trong 3 ngày
liên tiếp, mỗi ngày đo 1 lần (nên đo vào 9 giờ đến 10 giờ). Phân hữu cơ vi sinh vật
bảo đảm độ chín (hoại) khi nhiệt độ của đơn vị bao gói phân bón không thay đổi
trong suốt thời gian theo dõi.
2. Độ đồng đều
Độ đồng đều của hạt phân hữu cơ vi sinh vật được xác định bằng cách rây 100,00 g
phân hữu cơ vi sinh vật qua rây có đường kính lỗ rây phù hợp với độ lớn của hạt
phân. Độ đồng đều của phân hữu cơ vi sinh vật được xác định khi ít nhất 95 % hạt
phân bón lọt qua rây.
5. Mật độ vi sinh
a) Pha loãng mẫu
- Cân 10 g mẫu chính xác đến 0,01 g và cho vào bình chứa 90 ml dịch pha loãng đã
chuẩn bị sẵn .Trộn kỹ bằng thiết bị trộn cơ học từ 5 phút đến 10 phút sao cho vi sinh
vật trong dung dịch phân bố đồng đều. Để cho các phần tử nặng lắng xuống trong
khoảng 15 phút, gạn được dung dịch huyền phù ban đầu.
- Dùng một pipet vô trùng lấy 1 ml dịch huyền phù ban đầu cho vào ống nghiệm chứa
9 ml dịch pha loãng đã chuẩn bị sẵn,tránh chạm pipet vào dịch pha loãng. Trộn kỹ
bằng cách dùng 1 pipet vô trùng khác hút lên xuống 10 lần hay bằng thiết bị trộn cơ
học từ 5 giây đến 10 giây (nhịp quay của thiết bị này được chọn sao cho mẫu trộn như
cuộn xoáy dâng lên cách mép ống chứa từ 2 cm đến 3 cm) để có dịch pha loãng mẫu
có nồng độ pha loãng là 10-2. Quá trình này được lặp lại liên tục để có dịch mẫu có
nồng độ pha loãng 10-3, 10-4, 10-5.
b) Cấy mẫu
- Dùng pipet vô trùng riêng cho từng độ pha loãng, lấy ra một lượng mẫu là 1 ml từ
các dịch mẫu có các nồng độ pha loãng ở trên, cấy vào 1 đĩa Petri chứa môi trường đã
chuẩn bị sẵn. Mỗi độ pha loãng được cấy vào ít nhất 2 đĩa Petri.
- Sử dụng que gạt vô trùng dàn đều dịch mẫu trên bề mặt thạch (không để dịch mẫu
dính vào thành đĩa Petri), đợi bề mặt thạch khô, úp ngược đĩa Petri, nuôi cấy trong
điều kiện nhiệt độ và thời gian tùy thuộc vào yêu cầu của từng loại vi sinh vật.
c) Tính kết quả
- Mật độ vi sinh vật được tính là số khuẩn lạc có tính đặc trưng mọc trên đĩa Petri chứa
môi trường nuôi cấy đã chọn.
- Vi sinh vật tạp là tất cả các khuẩn lạc không có tính đặc trưng mọc trên đĩa Petri chứa
môi trường nuôi cấy đã chọn.
- Mật độ vi sinh vật trên một đơn vị kiểm tra được tính bằng gam hay mililit, theo công
thức:
trong đó:
N là số vi sinh vật trong một đơn vị kiểm tra (được tính bằng CFU trên gam hay
mililit);
∑C là tổng số khuẩn lạc đếm được trên tất cả các đĩa Petri được giữ lại;
n1 là số đĩa được giữ lại ở độ pha loãng thứ nhất;
n2 là số đĩa được giữ lại ở độ pha loãng thứ hai;
d là hệ số pha loãng tương ứng với độ pha loãng thứ nhất.
3. Xác định độ ẩm
 Chuẩn bị chén cân
Sấy chén cân trong tủ sấy ở nhiệt độ 105 °C trong 1 h, sau đó đặt chén vào bình hút
ẩm, đậy nắp lại, để nguội về nhiệt độ phòng. Cân chén trên cân ghi lại kết quả khối
lượng chén cân (mc).
Cân mẫu trước khi sấy
Cân khoảng 5 g đến 10 g mẫu phân bón (mt) bằng cân (5.2) vào chén cân đã biết khối
lượng, ghi lại kết quả khối lượng của chén cân có mẫu (mc + mt). Đậy nắp chén.
Sấy mẫu
Đặt chén cân đã có mẫu vào tủ sấy mở nắp chén, sấy khô mẫu ở nhiệt độ thích hợp
theo (70C) trong thời gian 3 h đến 4 h. Sau đó đậy nắp chén lại, đặt chén vào bình hút
ẩm, để nguội về nhiệt độ phòng.
Cân mẫu sau khi sấy
- Cân lần thứ nhất sau khi tiến hành sấy mẫu ghi kết quả (mc + ms).
- Cân lần thứ hai, tiếp tục sấy mẫu như trong thời gian 2 h đến 3 h, cân mẫu sau sấy
khi kết quả (mc + ms).

Độ ẩm của mẫu phân bón tính theo phần trăm khối lượng được
tính theo công thức sau:
4. Chất hữu cơ
Hóa chất

Tên hóa chất Cách pha chế


Nước cất
H2SO4đặc
H3PO4 85%
K2Cr2O7
Muối Mohr,
[FeSO4(NH4)2SO4.6H2O]
Cân 49,040 g K2Cr2O7 (đã sấy khô ở
105 o C trong 2 h, để nguội trong bình
hút ẩm) cho vào cốc dung tích 1000 ml,
Dung dịch tiêu chuẩn kali dicromat thêm 400 ml nước cất, khuấy tan,
(K2Cr2O7) M/6 chuyển vào bình định mức dung tích
1000 ml, thêm nước cất đến vạch định
mức, lắc đều. Bảo quản kín ở 20 o C.
Cân 196 g FeSO4(NH4)2SO4.6H2O vào
cốc dung tích 1000 ml, thêm 50 ml axit
H2SO4 đặc, thêm 450 ml nước cất,
Dung dịch muối Mohr khuấy tan, chuyển vào bình định mức
[FeSO4(NH4)2SO4.6H2O] nồng độ dung tích 1000 ml, thêm nước cất đến
khoảng 0,5 M vạch định mức, lắc đều, để cho lắng
trong, nếu đục phải lọc. Bảo quản kín
trong lọ màu nâu ở 20 oC, tránh xâm
nhập của không khí
Cân 0,695 g sắt hai sunphat
(FeSO4.7H2O) và 1,485 g
Dung dịch chỉ thị màu ferroin O. O.phenanthrolin monohydrat
phenanthrolin: (C12H8N2. H2O), hòa tan trong 100
ml nước cất.

Dung dịch chỉ thị màu bari Cân 0,16 g bari diphenylamin
diphenylamin sunfonat 0,16%: sunfonat, hòa tan trong 100 ml nước
cấ

Thiết bị và dụng cụ
- Tủ sấy, nhiệt độ 200 oC ± 2 oC.
- Cân phân tích, độ chính xác 0,0001 g.
- Rây, đường kính lỗ 0,2 mm.
- Bình tam giác chịu nhiệt, dung tích 250 ml.
- Buret, dung tích 50 ml, độ chính xác 0,1 ml
- Tấm cách nhiệt
Cách tiến hành
-Chất hữu cơ sau khhi phân tích độ ẩm đem nghiền nhỏ bằng cối và chày(kích thước
hạt <1mm khi đã qua ray, phần còn dư để phân tích N, C)

You might also like