You are on page 1of 49

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

NGUYỄN VĂN THẬT

KỸ THUẬT MÃ TRƢỚC ĐƢỜNG XUỐNG TRONG HỆ


THỐNG MIMO KÍCH THƢỚC LỚN

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ ĐIỆN TƢ̉ - VIỄN THÔNG

HÀ NỘI – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

NGUYỄN VĂN THẬT

KỸ THUẬT MÃ TRƢỚC ĐƢỜNG XUỐNG TRONG HỆ


THỐNG MIMO KÍCH THƢỚC LỚN

Ngành: Công Nghệ Điện Tử - Viễn Thông


Chuyên ngành: Kỹ thuật Điện tử
Mã số: 60 52 02 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ ĐIỆN TƢ̉ - VIỄN THÔNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS-TS. TRỊNH ANH VŨ

HÀ NỘI – 2014


LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô trong bộ môn Thông Tin Vô
Tuyến đã góp ý để em có thể hoàn thành bài luận văn tố t nghiê ̣p. Cảm ơn các thầy
cô trong khoa Điê ̣n Tử – Viễn Thông đã da ̣y dỗ và truyề n đa ̣t kiế n thức cho em . Đặc
biệt em xin gửi lời cảm ơn đến PSG.TS Trịnh Anh Vũ đã tận tâm hướng dẫn em
trong suố t thời gian làm luâ ̣n văn , thầ y đã trực tiế p dìu dắt và chỉ bảo những kiến
thức về chuyên môn , những chỉ dẫn khoa ho ̣c quý báu góp phầ n không nhỏ vào
thành công của luận văn . Xin ghi nhâ ̣n nhữn g góp ý và nhâ ̣n xét thẳ ng thắ n của các
học viên cao ho ̣c K19 đã giúp bài luâ ̣n văn hoàn thiện hơn. Có được sự thành công
như ngày hôm nay không thể thiế u sự quan tâm và giúp đỡ của gia đin
̀ h , bạn bè và
đồ ng nghiê ̣p đã ta ̣o điề u kiê ̣n để em có thể tiế p tu ̣c học tập và nghiên cứu.

Mô ̣t lầ n nữa em xin chân thành cảm ơn đế n quý thầ y cô trong trường ,
trong khoa đã ta ̣o mo ̣i điề u kiê ̣n giúp đỡ em hoàn thành khóa ho ̣c . Cảm ơn gia đình
bạn bè luôn bên cạnh cổ vũ động viên để em có được kế t quả như ngày hôm nay.

Xin chân thành cảm ơn !

1
LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan các kết quả nghiên cứu đưa ra trong luận án này dựa trên các kết
quả thu được trong quá trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép bất kỳ kết
quả nghiên cứu nào của các tác giả khác. Nội dung của luận án có tham khảo và sử
dụng một số thông tin, tài liệu từ các nguồn sách, tạp chí, bài báo khoa học đươ ̣c liệt
kê trong danh mục các tài liệu tham khảo.

Hà nội, ngày tháng năm 2014

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Thâ ̣t

2
MỤC LỤC

Trang

Lời cảm ơn ............................................................................................... 1


Lời cam đoan ........................................................................................... 2
Mục lục ....................................................................................................3
Danh mục các chữ viết tắt .......................................................................4
Danh mu ̣c hình vẽ ....................................................................................5
MỞ ĐẦU .................................................................................................6
Chương I. Tổng quan về kỹ thuật đa truy cập .........................................7
1.1 Kỹ thuật đa truy cập theo tần số, thời gian và mã code ....................7
1.2 Đa truy cập theo không gian mô hình phân tán.................................14
1.3 Hệ thống MIMO kích thước lớn........................................................ 17
Chương II. Kỹ thuật mã trước đường xuống trong MIMO kích thước lớn .... 21
2.1 Ma trận nghịch đảo và ma trận giả nghịch đảo .................................22
2.2 Kỹ thuật tách tín hiệu ........................................................................25
2.2.1 Kỹ thuật tách tín hiệu ZF ( Zero- Forcing)....................................26
2.2.2 Kỹ thuật tách tín hiệu MF (Matched filter) ...................................29
2.3 Đường xuống và đường lên trong MIMO kích thước lớn. ...............33
Chương III. Mô phỏng và so sánh ........................................................... 41
3.1 Sơ đồ mô phỏng.................................................................................41
3.2 Chương triǹ h mô phỏng .................................................................... 42
3.3 Kế t quả mô phỏng .............................................................................43
Kết luận ...................................................................................................46
Tài liệu tham khảo ...................................................................................47

3
DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Tiếng Anh Tiếng việt


BER Bit error rate Tỉ số giữa bit lỗi trên số bit phát đi
BPSK Binary phase shift keying Điều chế pha nhị phân
CCI Co-channel interference Nhiễu đồng kênh
CDMA Code division multiple access Đa truy cập theo mã
DS Direct sequency Trải phổ theo dãy trực tiếp
FDD Frequency division duplex Phân chia tần số song công
FDMA Frequency division multiple access Đa truy cập theo tần số
FH Frequency hopping Trải phổ theo nhảy tần
LMS Least mean square Trung bình bình phương nhỏ nhất
LS Least square Bình phương nhỏ nhất
MF Matched Filter Bộ lọc phù hợp
MIMO multiple input multiple output nhiều đầu vào và nhiều đâu ra
ML Maximum likelihood Khả năng tối đa
MMSE Minimum mean square error Trung bình bình phương lỗi nhỏ nhất
MS Mobile station Trạm di động
MSE Mean square error Trung bình bình phương lỗi
NOP Near optimal Gần tối ưu
Orthogonal Frequency division
OFDM multiple Đa truy cập phân tần trực giao
Orthogonal Frequency division
OFDMA multiple access Đa truy cập phân tần trực giao
PIC Parallel Interference cancellation Triệt nhiễu song song
QPSK Quadature phase shift keying Điều chế pha trực giao
Rx Receiver Máy thu sóng
SDM Spatial division multiple Kênh theo không gian
Đa truy cập phân chia theo không
SDMA Space division multiple access gian
SIC Successive Interference cancellation Triệt nhiễu nối tiếp
SIR Signal to interference radio Tỉ số tín hiệu trên nhiễu
SNR Signal to noise radio Tỉ số cường độ tín hiệu so với nhiễu
SS Spread spectrum Độ rộng băng tần
STE Space Time Encoder Mã hóa không gian thời gian
TDD Time division duplex Phân chia thời gian song công
TDMA Time division multiple access Đa truy cập theo thời gian
TH Time hopping Trải phổ theo nhảy thời gian
Tx Tranmitter Máy phát sóng
ZF Zero – Forcing Cưỡng bức bằng không

4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

HÌNH NỘI DUNG


Hình 1.1 FDMA và nhiễu giao thoa kênh lân câ ̣n
Hình1.2 Phân bố tầ n số và phương pháp FDMA/FDD
Hình 1.3 Phân bố tầ n số và phương pháp FDMA/TDD
Hình 1.4 Nguyên lý TDMA
Hình 1.5 Các phương pháp đa truy cập
Hình 1.6 Sơ đồ khố i của hê ̣ thố ng thông tin số điể n hin
̀ h với trải phổ
Hình 1.7 Vùng phủ sóng của trạm gốc ở vô tuyến tổ ong
Hình 1.8 Mô hiǹ h kênh MIMO
Hình 1.9 Mô hình truyề n nhâ ̣n 3 anten trên tra ̣m cơ sở và 2 thuê bao
Hình 1.10 Mô hiǹ h MIMO tâ ̣p hơ ̣p lớn
Trạm cơ sở truyền QAM qua ma trận mã trước đến các thiết
Hình 2.1 bị đầ u cuố i
Hình 2.2 Thông lươ ̣ng có ích tố i ưu
Hình 3.1 Sơ đồ mô phỏng
Hình 3.2 Hê ̣ thố ng 4x16
Hình 3.3 Hê ̣ thố ng 4x24
Hình 3.4 Hê ̣ thố ng 4x32
Hình 3.5 Hê ̣ thố ng 4x64

5
MỞ ĐẦU

Các thế hê ̣ thông tin di động từ 1-2-3G đã phát triển kỹ thuật xử lý và khai
thác sử dụng tối đa trong miền thời gian và tần số. Đến thế hệ 4G sử dụng kỹ thuật
nhiều anten trong không gian cũng đã được triển khai, tuy nhiên chưa hiệu quả.
Việc khai thác sử dụng triệt để miền không gian cho hệ thống nhiều người dùng
mới đang ở giai đoạn nghiên cứu cho thế hê ̣ 5G tiếp theo với một trong các mục tiêu
phát triển là xây dựng hê ̣ thố ng MIMO kích thước lớn. Hê ̣ thố ng này đem lại nhiều
lợi ích kinh tế khi triển khai hệ thống cũng như cải thiện tố c đô ̣ truyề n tin đồng thời
cho nhiều người dùng.
MIMO kích thước lớn là hướng nghi ên cứu rô ̣ng trong đó nghiên cứu r ất
nhiề u vấ n đề như các kỹ thuâ ̣t tách sóng đường lên , mã trước đường xuố ng, cách
tính toán số anten trên trạm cơ sở và phương pháp truyền ti n hiê ̣u quả…Luâ ̣n văn
này giới thiê ̣u về kỹ thuâ ̣t mã trước đường xuống trong hê ̣ thố ng MIMO kích
thước lớn. Luận văn tìm hiểu các thuật toán như Zero-Forcing, Matched filter đây
là các công cụ hữu ích trong việc phân tích dữ liệu giúp truyền tin hiệu quả. Trong
đó cũng cho cái nhìn tổng quan về sự khác biệt giữa truyền tin truyền thống với
truyền tin theo MIMO kích thước lớn. Công cụ mô phỏng Matlab cũng được sử
dụng để mô phỏng quá trình truyền tin khi sử dụng các thuật toán đã đưa ra, từ đó
đưa ra đánh giá và nhận xét tương ứng. Đây chỉ là sự tìm hiểu bước đầ u về một
công nghệ mới đang được nghiên cứu phát triển cho thế hệ thông tin di động thứ 5.

6
Chƣơng I. Tổng quan về kỹ thuật đa truy nhập

MIMO kích thước lớn có sự khác biệt với điện thoại tế bào truyền thống ở kỹ
thuật đa truy nhập. Phần này nêu lại các kỹ thuật đa truy cập cổ điển để so sánh với
hệ thống MIMO kích thước lớn, song không đề cập đến vấn đề xảy ra tranh chấp
giữa những người dùng mà chỉ để cập cách thức phân chia tài nguyên cho nhiều
người dùng chung.

1.1 Kỹ thuật đa truy cập theo tần số, thời gian và mã code (FDMA, TDMA,
CDMA).
1.1.1 Đa truy nhập phân chia theo tần số ( FDMA).
Trong phương pháp này độ rộng băng tần cấp phát cho hệ thống B MHz được
chia thành n băng tần con, mỗi băng tần con được ấn định cho một kênh riêng có độ
rộng băng tần là B/n MHz ( hình 1.1). Các máy vô tuyến đầu cuối khi truy nhập sẽ
được cấp phát một trong các kênh đó. Phương pháp này cần đảm bảo các khoảng
bảo vệ giữa các kênh kề phòng ngừa sự không hoàn thiện của các bộ lọc và các bộ
dao động. Máy thu đường xuống hoặc đường lên chọn sóng mang cần thiết theo tần
sốđược phân.

Hình 1.1 FDMA và nhiễu giao thoa kênh lân câ ̣n


Để đảm bảo thông tin song công tín hiệu phát thu của máy thuê bao phải hoặc
được phát ở hai tần số khác nhau hay ở một tần số nhưng khoảng thời gian phát thu

7
khác nhau. Phương pháp thứ nhất được gọi là phép song công theo tần số
(FDMA/FDD, FDD: Frequency Division Duplex) còn phương pháp thứ hai được
gọi là ghép song công theo thời gian (FDMA/TDD, TDD: Time Division Duplex).

Phương pháp thứ nhất được mô tả ở (hình 1.2). Trong phương pháp này băng
tần dành cho hệ thống được chia thành hai nửa : một nửa thấp ( Lower Half Band)
và một nửa cao ( Upper Half Band). Trong mỗi nửa băng tần người ta bố trí các tần
số cho kênh ( xem hình 1.2a). Trong (hình 1.2a) các cặp tần số ở nửa băng thấp và
nửa băng cao có cùng chỉ số được gọi là cặp tần số thu phát hay song công, một tần
số sẽ được sử dụng cho máy thu của cùng một kênh, khoảng cách giữa hai tần số
này được gọi là khoảng cách thu phát hay song công. Khoảng cách gần nhất giữa
hai tần số trong cùng một nửa băng được gọi là khoảng cách giữa hai kênh lân cận
( Δx), khoảng cách này phải được chọn đủ lớn để đối với một tỷ số tín hiệu trên tạp
âm cho trước( SNR: Signal to Noise Radio) hai kênh cạnh tranh nhau không thể gây
nhiễu cho nhau. Như vậy mỗi kênh song công bao gồm một cặp tần số : mỗi tần số
ở băng tần thấp và một băng tần cao để đảm bảo trạn thu phát song công. Thông
thường ở đường phát đi từ trạm gốc ( hay bộ phát đáp) xuống trạm đầu cuối ( thu ở
trạm cuối ) được gọi là đường xuống, còn đường phát đi từ trạm đầu cuối đến trạm
gối ( hay trạm phát đáp) gọi là đường lên. Khoảng cách giữa hai tần số đường
xuống và đường lên là Δy như trên hình vẽ. Trong thông tin di động tần số đường
xuống bao giờ cũng cao hơn tần số đường lên để suy hao ở đường lên thấp hơn
đường xuống do công suất phát từ máy cầm tay không thể lớn. Trong thông tin vệ
tinh thì tùy thuộc vào hệ thống , tần số đường xuống có thể thấp hoặc cao hơn tần số
đường lên, chẳng hạn ở các chế độ sử dụng các trạm thông tin vệ tinh mặt đất lớn
người ta thường sử dụng tần số đường lên cao đường xuống.

8
Hình 1.2 Phân bố tầ n số và phương pháp FDMA/FDD

Ký hiệu:

∆x : Khoảng cách tần số giữa hai kênh lân cận

∆y: Khoảng cách tần số thu phát

B: Băng thông cấ p phát cho hê ̣ thố ng

fo : Tầ n số trung tâm

fi : Tầ n số trung tâm

fj : Tầ n số trung tâm

Trong phương pháp thứ hai ( FDMA/TDD) cả máy thu và máy phát có thể sử
dụng chung một tần số (nhưng phân chia theo thời gian) khi này các băng tần chỉ là
một và mỗi kênh có thể chọn một tần số bất kỳ trong băng tần (phương pháp ghép
kênh song công theo thời gian : TDD). Phương pháp này được mô tả ở (hình 1.3).
Trong hình này cho thấy kênh vô tuyến giữa trạm gốc và máy đầu cuối chỉ sử dụng
một tần số fi cho cả phát và thu. Tuy nhiên phát thu luân phiên, chẳng hạn trước tiên

9
trạm gốc phát xuống máy thu đầu cuối ở khe thời gian được ký hiệu là Tx, sau đó
nó ngừng phát và thu tín hiệu phát đi từ trạm đầu cuối ở khe thời gian được ký hiệu
là Rx, Sau đó nó lại phát ở khe Tx...

Hình 1.3 Phân bố tầ n số và phương pháp FDMA/TDD

Ký hiệu:

∆x : Khoảng cách tầ n số giữa hai kênh lân câ ̣n

B: Băng thông cấ p phát cho hê ̣ thố ng

fi : Tầ n số chung cho cả đường xuố ng và đường lên

Về mặt kết cấu, FDMA có nhược điểm là mỗi sóng mang tần số vô tuyến chỉ
truyền được một Erlang vì thế nếu các trạm gốc cần cung cấp N Erlang dung lượng
thì phải cần N bộ thu phát cho mỗi trạm. Ngoài ra cũng phải cần kết hợp tấn số vô
tuyến cho các kênh này. Để tăng hiệu suất sử dụng tần số có thể sử dụng FDMA kết
hợp với song công theo thời gian(FDMA/TDD). Ở phương pháp này một máy thu
phát chỉ sử dụng một tần số và thời gian thu phát luân phiên (hình 1.3). Phương
pháp FDMA ít nhạy cảm với sự phân tán thời gian do truyền sóng lan, không cần
đồng bộ và không xảy ra trễ do không xử lý tín hiệu nhiều vì vậy giảm trễ hồi âm.

10
1.1.2 Đa truy nhập phân chia theo thời gian( TDMA)
Hình 1.4 cho thấy hoạt động của một hệ thống theo nguyên lý đa truy nhập
phân chia theo thời gian. Các máy đầu cuối vô tuyến phát không liên tục trong thời
gian TB. Sự truyền dẫn này được gọi là cụm. Sự phát đi một cụm được đưa vào cấu
trúc thời gian dài hơn được gọi là chu kỳ khung, tất cả các máy đầu cuối vô tuyến
phải phát theo cấu trúc này. Mỗi sóng mang thể hiện một cụm sẽ chiếm toàn bộ độ
rộng của kênh vô tuyến được mang bởi tần số sóng mang fi.

Hình 1.4 Nguyên lý TDMA

Ký hiệu:

TSi: Khe thời gian dành cho người sử du ̣ng

TB: Khe thời gian của mô ̣t cu ̣m

TF : Thời gian của mô ̣t khung

Phương pháp vừa nêu ở trên sử dụng cặp tần số song công cho TDMA được
gọi là đa truy nhập phân chia theo thời gian với ghép song công theo tần số
TDMA/FDD (FDD: Frequency Division Duplexing). Trong phương pháp này
đường lên (từ máy đầu cuối đến trạm gốc) bao gồm các tín hiệu đa truy nhập theo
thời gian(TDMA) được phát đi từ các máy đầu cuối đến trạm gốc. Đường xuống là

11
các tín hiệu ghép kênh theo thời gian (TDM: Time Division Multiplexing) được
phát từ trạm gốc cho các máy đầu cuối (xem hình 1.5a). Để có được phân bố tần số
thông minh hơn, phương pháp TDMA/TDD được sử dụng. Trong phương pháp này
cả hai đường lên và đường xuống đều sử dụng chung một tần số, tuy nhiên để phân
chia đường phát và đường thu các khe thời gian phát và thu phải được phát đi ở các
khoảng thời gian khác nhau. ( xem hình 1.5b)

Hình 1.5 Các phương pháp đa truy cập


a) TDMA/FDD
b) TDMA/TDD
1.1.3 Đa truy cập theo mã ( CDMA)
CDMA là phương thức đa truy cập mà ở đó mỗi kênh được cung cấp một cặp
tần số và một mã duy nhất. Đây là phương thức đa truy mã. Phương thức này dựa
trên nguyên lý trải phổ. Tồn tại ba phương pháp trải phổ sau:

- Trải phổ theo chuỗi trực tiếp (DS: Direct Sequency)


- Trải phổ theo nhảy tần (FH: Frequency Hopping)

12
- Trải phổ theo nhảy thời gian (TH: time Hopping)
Trong các hệ thống thông tin thông thường độ rộng băng tần là vấn đề rất được
quan tâm. Các hệ thống này được thiết kế để sử dụng càng ít độ rộng băng tấn
càng tốt. Với hệ thống điều chế biên độ song biên, độ rộng băng tần cần thiết để
phát một nguồn tín hiệu tương tự gấp hai lần độ rộng băng tần của nguồn này. Với
hệ thống điều tần độ rộng băng tần này có thể bằng vài lần độ rộng băng tần nguồn,
phụ thuộc vào chỉ số điều chế. Đối với một tín hiệu số, độ rộng băng tần cần thiết
có cùng giá trị với tốc độ bit của nguồn. Độ rộng băng tần chính xác cần thiết
trong trường hợp này phụ thuộc vào kiều điều chế(BPSK, QPSK...).

Còn trong các hệ thống trải phổ ( kí hiệu là SS: Spread Spectrum) độ rộng băng
tần của tín hiệu được mở rộng, thông thường là hàng trăm lần trước khi phát nên
nếu chỉ có một người sử dụng, băng tần SS như vậy là không hiệu quả. Tuy nhiên ở
môi trường nhiều người sử dụng họ có thể dùng chung một băng tần SS khi đó hệ
thống trở nên hiệu quả mà vẫn duy trì được các ưu điểm của trải phổ.

Hình 1.6 là sơ đồ khối chức năng của một hệ thống thông tin SS điển hình cho
hai cấu hình vệ tinh và mặt đất. Nguồn tin có thể là số hay tương tự. Nếu là tương tự
thì trước hết phải được số hóa bằng sơ đồ biến đổi tương tự sang số như: điều xung
mã, diều chế delta. Bộ nén tín hiệu loại bỏ hay giảm độ dư thông tin nguồn số. Sau
đó đầu ra được mã hóa bởi bộ lập mã hiệu chỉnh lỗi( mã hóa kênh) để đưa vào các
bit dư cho việc phát hiện hay sửa lỗi có thể xảy ra khi truyền dẫn tín hiệu qua kênh
vô tuyến. Phổ tín hiệu cần phát được trải rộng đến độ rộng băng tần cần thiết sau đó
bộ điều chế sẽ chuyển phổ này đến dải tần được cấp cho truyền dẫn. Sau đó tín hiệu
đã điều chế được khuếch đại , được phát phát qua kênh truyền dẫn, kênh này có thể
là dưới đất hoặc vệ tinh. Kênh này có thể làm giảm chất lượng như: nhiễu , tạp âm
và suy hao công suất tín hiệu. Lưu ý rằng đối với SS thì các bộ nén/giãn và mã
hóa/giải mã thì hiệu chỉnh lỗi là tùy chọn. Ngoài ra cũng cần lưu ý rằng vị trí của
các chức năng trải phổ và điều chế có thể đổi lẫn. Hai chức năng này thường được
kết hợp và thực hiện ở một khối. Tại phía thu thì máy thu khôi phục lại tín hiệu ban

13
đầu bằng cách thực hiện các quá trình ngược với phía phát: giải điều chế tín hiệu
thu, giải trải phổ, giải mã và giãn tín hiệu để nhận được một tín hiệu số. Nếu nguồn
là tương tự thì tín hiệu số này được biến đổi sang tương tự bẳng một bộ biến đổi số
sang tương tự. Lưu ý rằng ở một hệ thống thông thường (không phải SS), các chức
năng trải phổ và giải trải phổ không có ở sơ đồ khối (hình 1.6). Thực ra đây chính là
sự khác nhau giữa hệ thống thường và hệ thống SS.

1.2 Đa truy nhập theo không gian mô hình phân tán


Đa truy nhập phân chia theo không gian (SDMA) được sử dụng ở tất cả các hệ
thống thông tin vô tuyến tổ ong: cả hệ thống tương tự và hệ thống số. Các hệ thống
thông tin vô tuyến tổ ong cho phép đa truy nhập đến một kênh vô tuyến chung (hay
tập các kênh) trên cơ sở ô tùy theo vị trí của máy di động trên mặt đất).

Hình 1.6 Sơ đồ khố i của mô ̣t hê ̣ thố n g thông tin số điể n hin
̀ h với trải phổ

Yếu tố hạn chế đối với kiểu SDMA này là hệ số tái sử dụng tần số. Tái sử
dụng tần số là khái niệm chủ yếu ở vô tuyến tổ ong, trong đó nhiều người sử dụng
chia sẻ đồng thời một tần số. Những người sử dụng này phải đủ xa nhau để giảm
thiểu ảnh hưởng của nhiễu đồng kênh. Tập các tần số trong cùng một ô có thể được
lặp lại ở các ô khác trong hệ thống nếu đảm bảo đủ khoảng cách giữa các ô sủ dụng
cùng tấn số để ngăn chặn nhiễu giao thoa đồng kênh.

14
Có rất nhiều sơ đồ SDMA trong các hệ thống tổ ong hiện nay : ô mini, ô micro,
ô phân đoạn, ô dù che và các anten thông minh. Đây là các phương pháp phân chia
không gian trong đó các máy di động làm việc với độ phân giải không gian cao hơn
và nhờ vậy rút ngắn khoảng cách giữa các người sử dụng mà không vi phạm các
quy định về nhiễu đồng kênh

Hình 1.7 Vùng phủ sóng của trạm gốc ở vô tuyến tổ ong

a) Phủ sóng vô hướng


b) Phủ sóng có hướng : mỗi ô lê ̣ch nhau 1200

So sánh dung lượng hệ thống của các phương pháp truy cập FDMA,TDMA, CDMA

Trong FDMA và TDMA tổng băng tần Bt được chia thành M kênh truyền dẫn,
mỗi kênh có độ rộng băng tần tương ứng là Bc. Vì thế dung lượng vô tuyến cho
FDMA và TDMA được xác định như sau:

M
Kmax= 2𝐶
3𝐼

Trong đó: Kmax: là số người sử dụng cực đại trong một ô, M=Bt/Bc: là tổng số kênh
tần số hay số kênh tương đương, Bt là tổng băng tần được cấp phát Bc : là kênh vô
tuyến tương đương cho một người sử dụng, đối với hệ thống TTDĐ FDMA thì Bc
bằng băng thông kênh vô tuyến, còn đối với TDMA thì Bc bằng băng thông kênh vô
tuyến trên số khe thời gian,

15
𝑁= (2𝐶/3𝐼)

N : là kích cụm ô, C: là công suất trung bình sóng mang, I : là công suất nhiễu.

Gρ.λ Bt 1
Kmax= 1 + Etx ηf X ;f=
.ν Bc 1+β
Nv

Gp : là độ lợi xử lý, λ : là hệ số điều khiển công suất hoàn hảo

Eb/N’0 : là hệ số tín hiệu trên tạp âm cộng nhiễu

ν : là thừa số tích cực tiếng

η: là độ lợi phân đoạn ô

f: là thừa số tái sử dụng tần số

β: hệ số nhiễu từ các ô khác

0.78 ; 𝑛 = 4
Ví dụ cho : β =
0.42 ; 𝑛 = 5

Ta sẽ so sánh dung lượng của ba hệ thống FDMA, TDMA, CDMA trong tổng
băng tần cấp phát Bt=12.5MHz. Với N=7, Kmax FDMA =59 người/ô. Với N=4,
KmaxTDMA=125người/ô. Đối với IS-95 SDMA với Bc=1.25 (cho CDMA) E/N’0=6dB,
Gp=128, ν = 0.5, η=2.25 và β=0.6

Sử dụng các phương trình trên ta tính được KmaxCDMA=920 người/ô

Trong ví dụ trên dung lượng hệ thống CDMA gấp 920/59=15.6 lần FDMA và
gấp 7.36 lần TDMA.

16
1.3 Hệ thống MIMO kích thƣớc lớn

MIMO kích thước lớn dựa trên sự phát triển của kỹ thuật MIMO (Multiple Input -
Multiple Output) nói chung trong đó cả đầu phát lẫn đầu thu tín hiệu đều sử dụng
nhiều anten có thể để truyền nhận dữ liệu. MIMO nói chung có khả năng tăng tốc
độ dữ liệu, tăng tầm phủ sóng và tăng độ tin cậy. Có 3 cách khai thác kỹ thuật
MIMO là: Kỹ thuật mã không thời gian, kỹ thuật hợp kênh không gian và kỹ thuật
mã trước [1].

Với kỹ thuật mã không – thời gian, chuỗi tín hiệu trước khi phát được mã hóa
thành ma trận từ mã theo hai chiều không gian và thời gian (STE: Space- Time
Encoder). Tín hiệu sau đó được phát đi nhờ M anten phát. Máy thu sử dụng N
anten thu để tách ra chuỗi dữ liệu phát. Kênh tổng hợp giữa máy phát(Tx) và máy
thu (Rx) có M đầu vào và N đầu ra được gọi là kênh MIMO M x N. Các ký hiệu
trong ma trận từ mã được phối hợp lặp lại, ngoài phân tập thu có thêm phân tập
phát. Kỹ thuật này làm tăng độ tin cậy, cải thiện lỗi bit.

Hình 1.8 Mô hình kênh MIMO MxN

Với kỹ thuật hợp kênh không gian: dữ liệu được chia thành M luồng song
song phát trên M anten. Bên thu sử dụng N anten thu (N>M) thu được các chồng
chập tín hiệu ở bên phát. Các thuật toán V-Blast cho phép tách được M luồng song
song ra và sau đó có thể hợp kênh làm tốc độ dữ liệu tăng lên M lần. Kỹ thuật này

17
chỉ đảm bảo phân tập thu, độ tin cậy có giảm hơn kỹ thuật mã không thời gian,
nhưng lại có ưu điểm cung cấp tốc độ dữ liệu cao.

MIMO kích thước lớn (Massive MIMO) lại khai thác ở góc độ mã trước [2]. Kỹ
thuật này khác với các kỹ thuật trên là bên phát phải luôn biết trước kênh và do đó
có thể xử lý bù kênh trước khi phát, tạo sự đơn giản tối đa cho bên thu. Ngoài ra M
anten phát được đặt ở trạm cơ sở. N anten thu chính là N người di động (để đơn
giản ta chỉ cho mỗi máy 1 anten) với M>N. Để minh họa kỹ thuật này ta dùng mô
hình đơn giản sau:

Hình 1.9 Mô hình truyề n nhâ ̣n 3 anten trên tra ̣m và 2 thuê bao

Trạm cơ sở dùng 3 anten T1,T2,T3 quản lý 2 thuê bao di động A,B. Tại thời điểm
bắt đầu pha truyền dẫn, các thuê bao A, B gửi pilot đến các anten của trạm cơ sở
(có 2 thuê bao thì cần 2 khe thời gian cho pilot). Tiếp đó trạm cơ sở cần một khe
thời gian để ước lượng ma trận kênh H dựa trên pilot và tính được ma trận nghịch
đảo G của H. Để đơn giản ở đây ta bỏ qua tạp âm Gause (trên thực tế cộng thêm vào
tín hiệu thu)

h1a h2a h3a 


Ma trận kênh: H   H=(KxM)
 h1b h2b h3b 

Ma trận giả nghịch đảo là ma trận G=H-1 sao cho:

 g11 g12 
h1a h2a h3a   1 0
HH 1
   g 21 g 22   
 h1b h2b h3b   g 31 g 32 0 1
 

18
Khi có ma trận giả nghịch đảo G, mã trước tiến hành bằng cách nhân 2 dòng dữ liệu
(muốn gửi đến 2 thuê bao) với ma trận G này thành ma trận đã mã trước C đưa ra 3
anten phát đi

Các dòng dữ liệu phát đi từ 3 anten này lại đi qua kênh theo chiều downlink lại
được nhân với ma trận kênh truyền, nên cuối cùng các người dùng sẽ nhận được dữ
liệu của mình (mà không cần xử lý gì cả)

Trong xử lý hệ thống trên cần chú ý:

- Hệ thống truyền dẫn là song công theo TDD


- Kênh truyền có tính thuận nghịch (giống nhau) theo 2 chiều uplink và
downlink.
- Thời gian xử lý ước lượng kênh và mã trước phải nhỏ hơn thời kết hợp kênh
(Coherent time, thời gian này có độ lớn tỷ lệ với nghịch đảo độ trải Doppler)
để phần thời gian còn lại dành cho truyền dữ liệu.
- Chiều không gian sẽ được khai thác triệt để bên cạnh chiều tần số và thời
gian, do đó tài nguyên cho truyền thông sẽ tăng lên nhiều lần

Khi M lớn hơn N rất nhiều xuất hiện những tính năng xử lý truyền dẫn mới khác
với hệ MIMO thông thường, gọi là MIMO kích thước lớn (Massive MIMO), sẽ
được trình bày trong phần sau

19
Hình 1.10 Mô hình MIMO tâ ̣p hơ ̣p lớn

Hệ thống MIMO kích thước lớn (TDD) hiện đang nghiên cứu như một kiến trúc
mạng di động mới với nhiều tính năng hấp dẫn: Thứ nhất, dung năng có thể được
tăng lên về mặt lý thuyết bằng cách cài đặt ăng-ten bổ sung cho BS hiện có nên
MIMO kích thước lớn thay thế cho nhiều tế bào kích thước hẹp, cách truyền thống
để tăng năng lực mạng lưới. Thứ hai, mảng ăng-ten lớn ở BS có thể làm giảm công
suất phát đường lên (UL) và xuống (DL) thông qua việc kết hợp đồng bộ và sự
tăng khẩu độ ăng-ten. Khía cạnh này không chỉ liên quan theo quan điểm kinh
doanh mà còn giải quyết vấn đề môi trường cũng như các vấn đề sức khỏe. Thứ ba,
nếu kênh thuận nghịch được khai thác, tiêu đề liên quan đến quy mô huấn luyện
kênh cho N thiết bị đầu cuối người dùng sẽ độc lập với số M ăng-ten trạm gốc
(BS). Tức là, ăng-ten bổ sung ở BS không làm tăng dãy pilot, do đó chỉ luôn luôn
có lợi. Thứ tư, nếu M>>N, mã trước tuyến tính trở nên đơn giản và thiết bị tách là
tối ưu, tạp âm nhiệt, nhiễu, và lỗi ước lượng kênh sẽ biến mất, và hoạt động chỉ
còn bị giới hạn bởi ô nhiễm pilot gây ra bởi việc tái sử dụng dãy pilot trong các tế
bào lân cận. Các phần sau sẽ khảo sát chi tiết hơn các tính chất của MIMO kích
thước lớn [3,4]

Kết luận chƣơng I

Chương I giới thiệu cái nhìn tổng quan về các phương pháp đa truy cập, theo
tần số, thời gian, mã code, đa truy cập theo không gian. Từ đó so sánh được những
lợi ích và hạn chế của từng kỹ thuật đa truy cập. Đặc biệt là giới thiệu về hệ thống

20
MIMO kích thước lớn với các ưu điểm trong phương pháp truyền tin hiệu quả.
Đưa ra nguyên lý truyền tin và các cách biến đổi tín hiệu trong hệ thống này. Về
mặt lý thuyết hệ thống MIMO kích thước lớn có thể mang lại là : dung năng tăng,
công suất bên phát và bên thu giảm, với số lương thuê bao lớn nhưng vẫn đạt được
tốc độ truyền tin.

Chƣơng II. Kỹ thuật mã trƣớc đƣờng xuống trong hệ


thống MIMO kích thƣớc lớn

Trong phần trước ta thấy rằng, có 2 bước then chốt trong hệ thống MIMO kích
thước lớn là: Ước lượng kênh truyền (ma trận H) dựa trên các pilot do người dùng
di động phát hướng lên, sau đó mã trước các dữ liệu phát xuôi (nhân với A=H-1). Cả
2 bước này đều thực hiện tại trạm cơ sở (BS) và liên quan đến các kỹ thuật MF và
ZF.

Hiệu quả của hệ thống phụ thuộc việc ước lượng kênh càng chính xác càng tốt
nên kỹ thuật MF là lựa chọn ưu tiên trong các kỹ thuật tuyến tính. Còn ZF thực hiện
trong mã trước thực chất là nghịch đảo ma trận kênh có độ phức tạp tính toán cao,
tuy nhiên như ta thấy khi số anten trạm cơ sở rất lớn ma trận đảo kênh sẽ tiến đến
như một bộ lọc MF (matched filter) giảm độ phức tạp rất nhiều. Sau đây ta sẽ khảo
sát cơ sở các phương pháp này.

Trước tiên ta nhắc lại các kiến thức về nghịch đảo ma trận.

21
2.1 Ma trận nghịch đảo và giả nghịch đảo.

Định nghĩa: ma trận nghịch đảo của ma trận A là ma trận A-1 sao cho:

A.A-1 = I = A-1.A

Chú ý là điều này đúng với cả nhân bên phải và bên trái, và chỉ tồn tại với ma trận
vuông, không kỳ dị (tức là định thức của nó khác không).

1. Cách đơn giản để tìm ma trận nghịch đảo với ma trận kích thước nhỏ là dùng
qui tắc Crame:
𝑎𝑑𝑗(𝐴)
𝐀−𝟏 =
𝐴

Ở đó |A| là định thức và adj(A) là phần phụđại số của ma trận A.

Ví dụ :

𝑎 𝑏 1 𝑑 −𝑏
Với𝐴 = thì: 𝐴−1 =
𝑐 𝑑 𝑎𝑑 −𝑏𝑐 −𝑐 𝑎

Ở đây định thức xác định bằng tích các phần tử đường chéo chính trừ đi tích các
phần tử đường chéo phụ trong ma trận, còn phần phụ đại số xác định bằng cách đảo
thứ tự các phần tử đường chéo chính và đảo dấu với các phần tử đường chéo phụ
của ma trận A.

Ví dụ :

1 3 𝑎 𝑏
Cho ma trận sau :𝐴 = =
2 4 𝑐 𝑑

Khi đó tìm được ma trận ngịch đảo như sau:

𝐴 = 𝑎𝑑 − 𝑏𝑐 = 1.4 − 3.2 = −2

1 𝑑 −𝑏 1 4 −3 −2 3/2
𝐴−1 = = =
𝑎𝑑 − 𝑏𝑐 −𝑐 𝑎 −2 −2 1 1 −1/2

22
2. Đối với ma trận kích thước trung bình (4-10): dùng phép toán hàng cơ sở để
tạo nên ma trận có hàng rút gọn RREF (reduce row echelon form) tương
đương, ví dụ như hoán vị hàng, thay thế hàng bằng tổ hợp 2 hàng. Từ đó tính
định thức dễ hơn.
3. Một kỹ thuật khác để tính ma trận nghịch đảo là dùng phương pháp số như
phân tích SVD (singular value decompositsion). Tức là phân tích ma trận A
thành: A=UDVT
Với U và V là 2 ma trận trực giao thỏa mãn UT=U-1VVT=I và D là ma trận
chéo chứa các giá trị là bình phương các giá trị riêng của ma trận đối xứng
ATA

2 −2 1
Ví dụ : Cho ma trận 𝐴 =
5 1 4

Tìm SVD của ma trận A.

2 5
2 −2 𝑇 1 9 12
Ta có : 𝐵 = 𝐴. 𝐴 = −2 1 =
5 1 4 12 42
1 4
2 5 29 1 22
2 −2 1
𝐶 = 𝐴𝑇 𝐴 = −2 1 = 1 5 2
5 1 4
1 4 22 2 17

9 12 83 9
Với 𝐵 = thì 𝜆1 = 45 và 𝜆2 = 5
12 42 92 92

30 97
97 102
𝑣1 = 97 và𝑣2 = −30
102 97

30 97
97 102 0.3092 0.9510
Khi đó :𝑈 = 97 −30 =
0.9510 −0.3092
102 97

83
45 0
92 6.7751 0
𝐷= =
0 2.2578
9
0 5
92

23
4. Đối với ma trận A rất lớn phương pháp số như Jacobi được dùng để xấp xỉ
ma trận nghịch đảo

Trên thực tế, dữ liệu đo được không luôn cho ma trận vuông và giá trị có thể
lặp lại (tạo nên ma trận kỳ dị), nên cần định nghĩa ma trận nghịch đảo mở rộng hay
giả nghịch đảo, đồng thời ta phân biệt giả đảo bên trái và giả đảo bên phải

Với ma trận chữ nhật A, giả đảo bên trái là:𝐴−1 −1


𝐼 = 𝐼và giả đảo bên phải là𝐴. 𝐴𝐼 = 𝐼.

Nói chung giả đảo bên phải và bên trái là khác nhau.

Ma trận giả đảo liên quan đến hệ phương trình tuyến tính Ax=b, nghiệm phương
trình chuẩn hóa là:𝑥 = (𝐴𝑇 𝐴)−1 𝐴𝑇 𝑏 thường gọi là giả đảo trái. Ma trận giả đảo nói
chung không duy nhất, song nếu bổ sung thêm điều kiện ta có giả đảo duy nhấtcòn
gọi là ma trận Moore-Penrose thỏa mãn các điều kiện như sau:

1. AA+A=A
2. A+AA+=A+
3. (AA+)T =AA+
4. (A+A)T =A+A

Điều kiện đầu là định nghĩamột ma trận giả đảo (dấu cộng biểu diễn ma trận Moore-
Penrose), điều kiện 2 yêu cầu thỏa mãn điều kiện phản xạ. Điều kiện 3 nói rằng giả
đảo là nghiệm bình phương nhỏ nhất, tức là tối thiểu giá trị lỗi𝑀𝑖𝑛𝑥 = 𝑏 − 𝐴𝑥 ,
điều kiện 4 là giả đảo là duy nhất. Giả đảo Moore-Penrose có thể nhận được qua
phương pháp phân tích SVD

A=UDVTsẽ cho A+ =VD-1UT

24
2.2 Kỹ thuật tách tín hiệu:

Các bộ tách tín hiệu được phân loại như trên sơ đồ sau

Các phương pháp


tách tín hiệu trong hệ thống
MIMO

Tuyến Tính Phi Tuyến

 ZF  ML
 MMSE  SIC, PIC, QR
 Một số khác  Một số khác

Trong đó các bộ tách tín hiệu tuyến tính bao gồm: bộ tách tín hiệu ZF(Zero-
Forcing) và bộ tách tín hiệu MMSE ( Minimum Mean-Square Eror). Ưu điểm của
các bộ tách tín hiệu tuyến tính là có độ phức tạp tính toán thấp và dễ thực hiện nhờ
các thuật toán thích nghi phổ biến như LMS (Least Mean Square : bình phương
trung bình nhỏ nhất)…Nhược điểm của nó là phẩm chất tách tín hiệu đạt được
tương đối thấp, đặc biệt khi sử dụng kết hợp là sử dụng số lượng anten lớn. Gần đây,
nhờ việc áp dụng kết hợp với thuật toán lattice-reduction các bộ tách tín hiệu ZF và
MMSE có thể đạt được tỷ số lỗi bit( BER) gần tối ưu, trong khi độ phức tạp tính
toán hầu như không thay đổi. Xét một cách tổng quát thì vào thời điểm mà yêu cầu
về độ tính toán phức tạp thấp là quan trọng như hiện nay thì các bộ tách tín hiệu
tuyến tính có ưu điểm hơn hẳn vì vậy mà nó được áp dụng trong thực tế nhiều hơn.

Ngược lại so với các bộ tách tín hiệu tuyến tính, các bộ tách tín hiệu phi tuyến
có ưu điểm là có phẩm chất BER tốt hơn, nhưng lại chịu nhược điểm về độ phức tạp
tính toán lớn. Trong các bộ tách tín hiệu phi tuyến bộ tách tín hiệu ML ( Maximum
Likelihood) là bộ tách tối ưu, có độ phẩm chất BER tốt nhất. Tuy nhiên, yêu cầu về
độ phức tạp tính toán của bộ tách tín hiệu lại lớn vì vậy bộ tách tín hiệu này ít được

25
sử dụng trong thực tế. Ngoài bộ tách tín hiệu ML, các bộ tách tín hiệu phi tuyến
khác như SIC (Successive Interference Cancellation: triệt nhiễu nối tiếp) hay PIC
(Parallel Interference Cancellation: triệt nhiễu song song) đều sử dụng phương pháp
kết hợp một bộ tách tuyến tính với các phương pháp triệt nhiễu song song hoặc nối
tiếp nhằm cải thiện phẩm chất BER trong khi vẫn tận dụng được bộ tính toán thấp
của bộ tách tín hiệu tuyến tính. Chương này chỉ tập trung vào 2 kỹ thuật thường
dùng là ZF và MF.

2. 2.1 Kỹ thuật tách tín hiệu ZF ( Zero-Forcing)

Bộ tách tín hiệu ZF còn có tên gọi khác là bộ tách tín hiệu LS (Least Square :
bình phương nhỏ nhất). Bản chất của bộ tách tín hiệu LS là giả sử tạp âm bằng
không rồi sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất để tìm các tín hiệu phát sn
trong tập các ký hiệu. Việc này tương đương với giải một hệ M phương trình với N
ẩn số. Chúng ta cần xác định ma trận trọng số W để tính s sau khi nhận được tín
hiệu y sao cho sai khác bình phương giữa y và Hs nhỏ nhất

2
Hàm giá để ước lượng ký hiệu như sau: 𝑠 = arg min{‫ 𝑦 ׀׀‬− ‫׀׀‬2 }

Tức là chúng ta cần tìm ŝ sao cho tối thiểu giá trị bình phương sai số sau:

2 2
‫∆׀׀‬y ‫׀׀‬2 = ‫ 𝑦 ׀׀‬− H𝑠 ‫׀׀‬2

2
Khai triển ‫ ׀׀‬Δy ‫׀׀‬2 chúng ta có :

2
H
‫∆׀׀‬y ‫׀׀‬2 = y − Hs y − Hs

= y H y − sH HH y − y H Hs + sH HH Hs

Ký hiệu H là chuyển vị-liên hợp ma trận. Lấy đạo hàm theo s ta có :

2
∂‫∆׀׀‬y ‫׀׀‬2
= −y H H + sH HH H
∂s

26
2
𝜕‫׀׀ 𝑦∆׀׀‬2
Đặt giá trị đạo hàm này bằng không, tức là : =0
𝜕𝑠

Khi đó chúng ta được : ŝ = HH H −1


HH y

Trong đó : W = H ⊹ = HH H −1
HH được gọi là phép đảo ma trận giả bên trái (left
pseudo-inverse) của H để chỉ việc nhân với y nhận được, sẽ cho ra s.

Để ý rằng điều kiện để chúng ta có thể thực hiện phép đảo ma trận giả bên trái
là rank(H)=N. Hay nói cách khác N cột của ma trận H cần phải độc lập tuyến tính
với nhau. Điều kiện đủ là số hạng M của ma trân H phải lớn hơn số cột N ( M ≥ N).
Trong trường hợp đặc biệt khi M=N, phép đảo ma trận giả bên trái trùng với phép
đảo ma trận thông thường. Điều này có nghĩa bộ tách tín hiệu tuyến tính ZF chỉ có
thể áp dụng được cho hệ thống MIMO, trong đó số anten thu nhiều hơn số anten
phát.

Bỏ qua các thành phần tạp âm z chúng ta có thể biểu diễn lại ŝ như sau:

ŝ = HH H −1
HH y

Do (HHH)-I HHH=IN là một ma trận đơn vị N hàng và N cột nên chúng ta thấy
rằng bộ tách tín hiệu ZF đã tách riêng ra từng tín hiệu phát sn và loại bỏ hoàn toàn
can nhiễu của tín hiệu từ các anten khác. Hay nói cách khác, can nhiễu từ các anten
bên cạnh đã bị cưỡng bức bằng 0. Vì vậy, ngoài LS bộ tách sóng này còn có tên là
ZF hay cưỡng bức bằng không.

Ta có thể suy ra tín hiệu được ma trận trọng số cho bộ tách tín hiệu ZF như sau:

Mặc dù bộ tách tín hiệu ZF chỉ áp dụng được cho các kênh truyền có số hạng
M lớn hơn số cột N nhưng trong một số trường hợp chúng ta vẫn mong muốn sử
dụng một bộ tách tín hiệu tương tự cho kênh truyền có N > M. Trong trường hợp đó
chúng ta chúng ta gặp phải bài toán giải hệ phương trình có số phương trình ít hơn
số ẩn. Khi đó sẽ không áp dụng được kết quả

27
ŝ = HH H −1
HH y

Do ma trận HHH trở nên gần đơn điệu và vì vậy không lấy nghịch đảo được. Tuy
nhiên, sử dụng phương pháp SVD kết hợp với số nhân Lagrange chúng ta có thể tìm
được ŝ dạng tương tự.

ŝ = HH H −1
y

Trong đó H++=HH.( HHH)-I được gọi là phép đảo ma trận bên phải (right
pseudo-inverse) của H. Và có kết quả tương đương sau :

ŝ = WH y

ŝ = HH H −1
y

=>𝑊 = 𝐻 ⊹𝐻 = HH HH H −1
,M ≥ N

Trong Matlab, hàm pinv có thể áp dụng cho cả hai phép đảo ma trận giả bên
phải và bên trái.

Để ý rằng phần lớn độ phức tạp tính toán của bộ tách tín hiệu tập trung vào
phép lấy nghịch đảo ma trận (HHH)-I hoặc (HHH)-I. Vì vậy, độ phức tạp tính toán
của bộ tách tín hiệu ZF tỷ lệ với hàm mật bậc ba của min(M,N) tức là CZF ~ 0
(min[M3,N3]).

Ưu điểm nổi bật của bộ tách tín hiệu ZF hay LS là đơn giản và có yêu cầu độ phức
tạp tính toán thấp. Tuy nhiên, do tạp âm bị bỏ qua khi thiết kế ma trận trọng số W
nên bộ tách tín hiệu này chịu ảnh hưởng của hiệu ứng khuếch đại tạp âm (noise
amplification). Vì vậy, bộ tách tín hiệu ZF thích hợp với các kênh truyền có tỉ số
SNR cao.

Nhận xét: Công thức

ŝ = HH H −1
HH y

28
Chứa 3 đại lương s,H,y. Tùy theo tình huống vận dụng mà có thể tính được đại
lượng này khi biết 2 đại lượng kia:

- Khi biết H, y ta ước lượng được ký hiệu truyền s

- Khi biết s (như dãy pilot) và y ta ước lượng được kênh truyền H

- Khi biết s và H ta tính được y như là ký hiệu mã trước

2.2.2 Kỹ thuật tách tín hiệu MF (Matched filter)

Khác với bộ tách tín hiệu ZF, ngoài đặc tính thống kê của tín hiệu từ các anten
phát, bộ tách tín hiệu MF (Matched filter : bộ lọc tối ưu) còn xem xét đến cả đặc
tính tạp âm tại các anten thu.

Ma trận trọng số: hàm chi phí để tìm ma trận trọng số của bộ tách tín hiệu MF được
định nghĩa như sau :

𝑊 = argmin E 𝑠 − 𝑊 𝐻 𝑦 2

Tức là chúng ta cần tìm ma trận trọng số W để tối thiểu trung bình sai số bình
phương giữa vector phát và vector ước lượng :

2
𝐸 ∆𝑧 = 𝐸 𝑠 − 𝑊𝐻𝑦 2

Để tìm W một cách dễ dàng, để ý rằng :

2
𝐸 ∆𝑧 = 𝐸 𝑡𝑟𝑎𝑐𝑒(𝑅∆𝑧 )

Nên chúng ta tìm ma trận tương quan RΔx của Δx trước, sau đó tính E{ ‫׀׀‬Δy ‫׀׀‬2 } sau.
Từ định nghĩa ma trận tương quan chúng ta có :

𝑅∆𝑧 = 𝑠 − 𝑊 𝐻 𝑦 𝑠 − 𝑊 𝐻 𝑦 𝐻

= 𝑠𝑠 𝐻 − 𝑊 𝐻 𝑦𝑠 𝐻 − 𝑠𝑦 𝐻 𝑊 + 𝑊 𝐻 𝑦𝑦 𝐻 𝑊

29
Để ý rằng :

𝐸 𝑠𝑠 𝐻 =∧

𝐸 𝑦𝑠 𝐻 = 𝐻 ∧

𝐸 𝑦𝑦 𝐻 = 𝐻 ∧ 𝐻 𝐻 + 𝛿𝑧2 𝐼𝑀

Trong đó ma trận công suất phát là một ma trận đường chéo vơi các phần tử
trên đường chéo tương ứng vơi công suất phát từ các anten phát. Trong trường hợp
MIMO-SDM thì do công suất phát trên các thanh anten đều bằng nhau và ζ2 = Ex/N
nên chúng ta có P = ζ2.IM. Do đó chúng ta dễ dàng tính được :

2
𝐸 ‫׀׀ 𝑠∆׀׀‬ = 𝑡𝑟𝑎𝑐𝑒 𝐸 𝑠𝑠 𝐻 − 𝑊 𝐻 𝐸 𝑦𝑠 𝐻 − 𝐸 𝑠𝑦 𝐻 𝑊 + 𝑊 𝐻 𝐸 𝑦𝑦 𝐻 𝑊)

= 𝑡𝑟𝑎𝑐𝑒(∧ −𝑊 𝐻 𝐻 ∧ −(𝐻 ∧)𝐻 W+𝑊 𝐻 𝐻 ∧ 𝐻 𝐻 + 𝛿𝑧2 𝐼𝑀 𝑊)

Để tìm được W, tương tự như trường hợp ZF, chúng ta lấy đạo hàm của E{ ‫׀׀‬Δy ‫׀׀‬2 }
theo W rồi đặt giá trị đạo hàm đó bằng không. Sử dụng tính chất đạo hàm của một
trace chúng ta có :

𝜕𝐸 ‫𝑠∆׀׀‬
= −𝐻 ∧ + 𝐻 ∧ 𝐻 𝐻 + 𝛿𝑧2 𝐼𝑀 𝑊
𝜕𝑊

Đặt giá trị đạo hàm này bằng không chúng ta thu được :

𝑊 = 𝐻 ∧ 𝐻 𝐻 + 𝛿𝑧2 𝐼𝑀 𝐻 ∧

= (ϛ2 𝐻𝐻 2 + 𝛿𝑧2 𝐼𝑀 )𝐻ϛ2

Bộ tách tín hiệu MF có ưu điểm đơn giản và trong thực tế dễ triển khai nhờ
các thuật toán thích nghi. Ngoài ra, do bộ tách tín hiệu MF có tính đến đặc tính của
tạp âm nên khắc phục được nhược điểm khuếch đại tạp âm của bộ tách tín hiệu ZF.
Vì vậy, phẩm chất BER hay SINR của bộ tách tín hiệu MMSE thường tốt hơn bộ
tách tín hiệu ZF, bộ tách tín hiệu MMSE có độ phức tạp tính toán thấp. Do phần lớn

30
độ tính toán đều tập trung vào phép tính lấy nghịch đảo ma trận nên cấp độ phức tạp
của bộ tách tín hiệu MF là 0 (M3).

*.Các tham số phẩm chất của bộ tách tuyến tính.

Từ công thức ŝ =WHy chúng ta có vector tín hiệu ước lượng tín hiệu phát s sử dụng
các phương pháp tách tín hiệu tuyến tính là:

𝑠 = 𝑊𝐻𝑦

Do đó tín hiệu ước lượng được của dấu phát đi từ anten phát n là :

𝑠𝑛 = 𝑊𝑛𝐻 𝑦

Thay y vào chúng ta có thể biểu diễn sn như sau :

ŝ𝑛 = 𝑤𝑛𝐻 (𝐻𝑠 + 𝑧)

= 𝑤𝑛𝐻 ℎ𝑛 𝑠𝑛 + 𝑤𝑖𝐻 ℎ𝑖 𝑠𝑖 + 𝑤𝑛𝐻 𝑧


𝑖=1,𝑖≠𝑛

Trong đó, thành phần đầu tiên biểu diễn tín hiệu mong muốn, thành phần thứ
hai biểu diễn nhiễu đồng kênh CCI từ các anten còn lại và thành phần cuối biểu diễn
tạp âm tại đầu ra bộ tín hiệu. Như vậy, variance hay chính là công suất của các
thành phần tính hiệu tại đầu ra bộ tách :

𝛿𝑆2 = 𝐸 ṡ𝑆 ŝ𝑆 = 𝑤𝑛𝐻 𝑅𝑠𝑠 𝑤𝑛

𝛿𝐼2 = 𝐸 ṡ𝐼 ŝ𝐼 = 𝑤𝑛𝐻 𝑅𝑖𝑖 𝑤𝑛

𝛿𝑍2 = 𝐸 ṡ𝑍 ŝ𝑍 = 𝑤𝑛𝐻 𝑅𝑧𝑧 𝑤𝑛

Trong đó :

𝑅𝑠𝑠 = ϛ2𝑛 ℎ𝑛 ℎ𝑛𝐻

31
𝑁

𝑅𝑖𝑖 = ϛ2𝑖 ℎ𝑖 ℎ𝑖𝐻


𝑖=1,𝑖≠𝑛

𝑅𝑧𝑧 = 𝛿𝑛2 𝐼

Tương ứng là các ma trận tương quan của tín hiệu mong muốn, nhiễu và tạp
âm. Dựa vào kết quả tính toán này chúng ta có thể tính được các tỉ số tín hiệu tạp
âm (SNR), tỉ số tín hiệu trên nhiễu (SIR : Signal to Interference Radio), tỉ số tín
hiệu trên tạp âm cộng hưởng với nhiễu (Signal to Interference plus Noise Radio)
như sau:

𝛿𝑆2 𝑤𝑛𝐻 𝑅𝑠𝑠 𝑤𝑛


𝑆𝑁𝑅𝑛 = =
𝛿𝑍2 𝑤𝑛𝐻 𝑅𝑧𝑧 𝑤𝑛

𝛿𝑆2 𝑤𝑛𝐻 𝑅𝑠𝑠 𝑤𝑛


𝑆𝐼𝑅𝑛 = =
𝛿𝐼2 𝑤𝑛𝐻 𝑅𝑖𝑖 𝑤𝑛

𝛿𝑆2 𝑤𝑛𝐻 𝑅𝑠𝑠 𝑤𝑛


𝑆𝐼𝑁𝑅𝑛 = =
𝛿𝐼2 − 𝛿𝑍2 𝑤𝑛𝐻 (𝑅𝑖𝑖 + 𝑅𝑧𝑧 )𝑤𝑛

32
2.3 Bài toán đƣờng lênvà đƣờng xuống trong MIMO kích thƣớc lớn (đơn tế
bào)

Giả sử hệ thống có M anten ở trạm cơ sở (BS), K anten ứng với K máy (MS)
của người dùng di động. Ma trận kênh xuôi là H(KxM), có thể được coi là phẳng và
phụ thuộc tần số (dùng kỹ thuật OFDM đạt được điều này đối với mỗi kênh sóng
mang con), tổng công suất phát là cố định và không phụ thuộc số anten BS, hằng số
ρf là tỷ số công suất tín hiệu trên tạp âm và giao thoa (SINR) nhận được tại MS.

Ta có biểu diễn trên kênh xuôi (thu tại anten k của người dùng di động)

𝑥𝑓𝑘 = 𝑝 ℎ𝑘𝑚 𝑠𝑓𝑚 + 𝑤𝑓𝑘 , 𝑘 = 1, … , 𝐾


𝑚 =1

𝑀
2
𝐸 𝑠𝑓𝑚 =𝐼
𝑚 =1

Qui trình liên lạc trong hệ Massive MIMO có những bước sau:

Hình 2.1 Trạm cơ sở truyền QAM qua ma trận mã trước đến các thiết bị đầu cuối

a) Pha ước lượng kênh dùng Pilot phát ngược


Dãy pilot đã biết có thời gian τrp≥ K ký hiệu. Tín hiệu pilot từ K người dùng là ma
trận K x τrp có dạng 𝜏𝑟𝑝 𝜓 𝐻 ở đó ψ là ma trận unita τrpx K

33
Và ψHψ =Ik (các dãy trải là trực giao)

Với ψ là ma trận đơn τrp x K và ψHψ =Ik. Tức là các dãy trực giao.

Khi đó tín hiệu pilot M x τrpnhận được là:

𝑌𝑟 = 𝑝𝑟 𝜏𝑟𝑝 𝐻 𝑇 𝜓 𝐻 + 𝑉𝑟 (2)

Với Vr là ồn trắng. Sau khi ước lượng kênh dùng MMSE ta có:

𝑝𝜏 𝜏𝑟𝑝
Ĥ= 𝜓 𝑇 𝑌𝑟𝑇 (3)
1 + 𝑝𝑡 𝜏𝑟𝑝

b) Pha truyền dữ liệu trên kênh xuôi


Trạm BS sẽ mã trước dữ liệubằng ma trận A(MxK) (tỷ lệ với nghịch đảo của
kênh xuôi H)

Ma trận mã trước A(MxK) ứng với ma trận sau:

Ĥ𝐻 (ĤĤ𝐻 )−1
𝐴=
−1
𝑡𝑟 ĤĤ𝐻

Kênh xuôi tương đương sẽ là ma trận KxK bằng tích của ma trận kênh và ma trận
trước G≡H.A Chú ý rằng :

1
lim ĤĤ𝐻 ∝ 𝐼𝐾
𝑀
𝑀/𝐾→∞

nên ma trận mã trước là tỷ lệ với liên hợp chuyển vị của ước lượng kênh. Đây là tính
chất then chốt của hệ thống MIMO kích thước lớn mà hệ quả của nó là những lợi ích
quan trọng.

Ta minh họa điều trên thông qua 3 ma trận M1(3,3), M2(3,10), M3(3,20), trong đó
các ma trận giữ nguyên số hàng K và tăng số cột M với các phần tử của ma trận là
ngẫu nhiên, phân bố chuẩn có trung bình bằng zero và phương sai bằng 1.

34
Dùng hàm randn trong matlab ta có :

M1(3,3) =

-2.4379 0.5282 -0.0521

-0.7708 -0.6795 0.5205

1.7345 -2.2098 1.8281

(1/3)*M1*M1H=

2.0750 0.4977 -1.8303

0.4977 0.4423 0.3721

-1.8303 0.3721 3.7446

M2(3,10)=

0.6340 -0.2033 2.0810 -0.0041 -0.6120 -0.2901 0.3974 0.0268

0.9957 1.0654 -2.1037 0.8714 -1.4102 -1.2623 -0.5828 -0.9474

-3.0257 -0.1932 -0.1861 0.5642 -0.1936 -0.2039 0.0303 -0.6212

-0.3268 1.7577

-0.7527 -0.0756

-0.1473 -0.6414

(1/10)*M2*M2H=

0.8587 -0.2881 -0.3175

-0.2881 1.2703 -0.1075

-0.3175 -0.1075 1.0444

35
M3 (3,20)=

0.3134 -1.3127 0.7325 -0.1009 0.9089 0.0272 -0.0204 1.4144

-0.7900 -0.1875 0.3784 -0.2716 0.3221 0.8099 -0.5507 -0.3524

2.6881 0.0093 -1.1652 -0.1810 -0.3595 -1.0320 0.6970 -0.0647

-0.1947 -0.3186 -0.6501 0.1873 0.0569 0.6988 0.2035

1.3721 0.2963 0.3747 -0.1101 -0.9676 -0.5196 0.0381

0.6190 -0.0580 -1.0376 0.8637 0.6175 0.0923 -1.9998

0.9260 0.2293 -0.5179 -2.1061 0.5528

0.7811 -0.7777 -0.0032 -0.8591 0.1809

-0.0870 0.0537 -1.5464 -1.6085 0.4318

(1/20)*M3*M3H=

0.6105 -0.0028 0.3553

-0.0028 0.9861 0.2003

0.3553 0.2003 0.7975

Ta thấy đường chéo của tích ma trận ngẫu nhiên với liên hợp chuyển vị của nó khi
chia cho M sẽ tiến đến 1 khi M lớn, còn các phần tử khác tiến đến zero

Khi M/K >>1 ta có:

𝐺 = 𝐻. 𝐴∞𝐻. ( 𝑝𝜏 𝜏𝑟𝑝 𝐻 + 𝜓 𝑇 𝑉𝑟𝑇 )𝐻

36
= 𝑝𝑟 𝜏𝑟𝑝 𝐻. 𝐻 𝐻 + 𝐻. 𝑉𝑟∗ 𝜓 ∗

Ta có: H.HHM.IK trong khi các phần tử của 𝐻. 𝑉𝑟∗ 𝜓 ∗ là không tương quan và có
độ lệch chuẩn bằng 𝑀 vì vậy :

𝐺𝑀 ≫1 ∞(𝑀 𝑝𝜏 𝜏𝑟𝑝 . 𝐼𝐾 + 𝑀. 𝑍)
𝐾

Với Z có trung bình zero, không tương quan, có phương sai bằng 1

Kết quả là thông tin kênh có thể tồi tùy ý, song dùng càng nhiều anten trong BS sẽ
tạo nên xấp xỉ tốt hơn cho kênh tương đương đường chéo bằng 1. Thêm nữa, hệ số
tương đương tăng lên và nhiều MS có thể được phục vụ. Nếu kênh không có noise
và ma trận kênh khả đảo, ta khôi phục chính xác dữ liệu đến người dùng A và B
dùng kỹ thuật mã trước. Khác với kênh xuôi, ràng buộc công suất ngược tăng theo
số MS, ρr là SINR mà mỗi máy di động có thể tạo tại anten BS.

Ta sẽ phân tích lợi ích của hệ thống MIMO kích thước lớn như sau:

Với Z có trung bình zero, không tương quan, có phương sai bằng 1. Thành phần của
G bao gồm tổng các tích nội giữa các vecto ngẫu nhiên M thành phần. Khi M lớn
vô hạn chuẩn L2 của các vecto này tăng tỷ lệ với M trong khi tích nội của các vecto
không tương quan, theo giả thiết tăng tại tốc độ nhỏ hơn. Khi M lớn, chỉ có tích của
các đại lượng giống hệt nhau còn lại đáng kể.

Tác dụng bổ ích của việc sử dụng vô hạn của anten trạm gốc là tác động của tạp âm
không tương quan và phadinh nhanh được loại bỏ hoàn toàn, và việc truyền từ các
thiết bị đầu cuối trong cell đến trạm cơ sở của chúng không gây nhiễu lên nhau. Tuy
nhiên truyền từ thiết bị đầu cuối trong các tế bào khác sử dụng cùng dãy pilot tạo
nên nhiễu còn lại.

Thêm nữa, khi hệ số tương đương tăng lên thì càng nhiều MS có thể được phục vụ.
Để thấy được lợi ích của việc dùng rất nhiều anten ở trạm cơ sở ta đánh giá dung
năng tổng cộng của hệ thống như sau:

37
Biên thấp của dung năng tổng.

Ta rút ra biên thấp chặt hơn của dung năng tổng bằng cách trừ và cộng trung bình
của kênh xuôi tương đương. Mặc dù MS không biết kênh xuôi tương đương song nó
biết trung bình kênh. Tất cả các số hạng khác xử lý như ồn tương đương. Định
nghĩa vô hướng 𝜙 như sau: 𝜙 = 𝑡𝑟 𝑍𝑍 𝐻 −1 −1/2

Ở đây Z là ma trận KxM ngẫu nhiên, các phần tử là iid, CN(0,1). Biên dưới thông
lượng tổng là:

𝑝 𝑟 𝑡 𝑟𝑝
𝑃𝑓 𝐸2 𝜙
1+𝑝 𝑟 𝑡 𝑟𝑝
𝐶𝑠𝑢𝑚 ≥ 𝐾. log 2 1 + 1 𝑝 𝑡 𝑡 𝑟𝑝 (1)
1+𝑝 𝑓 + 𝑣𝑎𝑟 𝜙
1+𝑝 𝑟 𝑡 𝑟𝑝 1+𝑝 𝑟 𝑡 𝑟𝑝

Tối ưu thông lượng cho khoảng kết hợp ngắn

Chú ý là biểu thức trên là hàm của các biến M, ρf, ρr , K và 𝜏rp

Giả sử kênh không đổi trong thời gian T. Ký hiệu điển hình xấp xỉ 50μs

Bây giờ giả sử cho trước M, ρf, ρr ta tìm số MS là K và 𝜏rpđể cực đại thông lượng
có ích:

𝑇−1−𝑡 𝑟𝑝
𝐶𝑛𝑒𝑡 = 𝑚𝑎𝑥𝐾,𝑡 𝑟𝑝 . 𝐶𝑠𝑢𝑚 𝐾, 𝑡𝑟𝑝 (2)
𝑇

Với 𝐾 ≤ 𝑀, 𝑡𝑟𝑝 ≥ 𝐾 Ở đó Csum(.) cho bởi

Hình biểu thị biên thấp dung năng như một hàm của số thiết bị đầu cuối được
phục vụ bởi số lượng ăng-ten phát và SINR 2 phía. Thông lượng tăng đơn điệu với
số lượng ăng-ten trạm BS, và thậm chí tại SINRs thấp nó là thuận lợi để phục vụ
nhiều hơn một thiết bị đầu cuối cùng một lúc. (Hình 2.2) biểu thị tối ưu hóa thông

38
lượng có ích (2) là một hàm của SINR ρf với số khác ăng-ten trạm BS và cho hai
khoảng thời gian kết hợp.

Đường cong gạch ngang ("không có MIMO") tương ứng với một ăng-ten
truyền đến 1 thiết bị đầu cuối một antenna kết hợp với một pilot hướng xuống tối ưu.
Số lượng lớn các ăng-ten (8 hoặc 16) cho cải tiến lớn thông lượng so với "không
MIMO ". Các thông lượng ròng tăng lên cùng với độ lớn khoảng thời gian kết hợp,
cho phép phục vụ đồng thời của một số lượng lớn các thiết bị đầu cuối.

Người dùng chuyển động nhanh phải được phục vụ trong các khe ngắn, nhưng đối
với thiết bị đầu cuối chuyển động chậm tối đa thông lượng nên được phục vụ trong
khe dài hơn.

Hình 2.2 Thông lươ ̣ng có ích tố i ưu

39
Nhận xét:

Với kết quả mô phỏng trên có thể thấy rằng, mặc dù hạn chế với cùng một thời gian
kết hợp kênh (Coherent time), khi dùng càng nhiều anten ở trạm cơ sở, dung lượng
hệ thống tăng lên kéo theo số người được phục vụ vẫn có thể tăng lên, mặc dù điều
này mở rộng khoảng thời gian cho pilot và thu hẹp thời gian cho truyền dữ liệu.

Kết luận chƣơng 2

Chương này phân tích sâu về các kỹ thuật mã trước đường xuống sử dụng các
thuật toán Zero-Forcing và MF. Trong đó cả hai phương pháp đều sử dụng ma trận
nghịch đảo và ma trận giả nghịch đảo. Kỹ thuật ZF coi như nhiễu bằng không với số
anten trên trạm cơ sở lớn hơn số thêu bao. Ưu điểm nổi bật của bộ tách tín hiệu ZF
hay LS là đơn giản và có yêu cầu độ phức tạp tính toán thấp. Bộ tách tín hiệu ZF
thích hợp với các kênh truyền có tỉ số SNR cao. Bộ tách tín hiệu MF có ưu điểm
đơn giản và trong thực tế dễ triển khai nhờ các thuật toán thích nghi. Ngoài ra, do
bộ tách tín hiệu MF có tính đến đặc tính của tạp âm nên khắc phục được nhược
điểm khuếch đại tạp âm của bộ tách tín hiệu ZF. Vì vậy, phẩm chất BER hay SINR
của bộ tách tín hiệu MF thường tốt hơn bộ tách tín hiệu ZF, bộ tách tín hiệu MF có
độ phức tạp tính toán thấp. Dựa vào các tích chất của các bộ tách tín hiệu mà ta xác
định được tín hiệu của đường lên và đường xuống, từ đó đưa ra các lựa chọn thích
hợp.

40
Chƣơng III.Mô phỏng và so sánh.

3.1 Sơ đồ mô phỏng

Sơ đồ mô phỏng hệ thống MIMO kích thước lớn với mã trước đường xuống như sau:

Hình 3.1 Sơ đồ mô phỏng

Dữ liệu sau khi mã chập sẽ được ánh xạ chòm sao sau đó được mã trước đường
xuống dựa vào việc ước lượng kênh khi nhận được plot từ các máy di động gửi lên.
Trong mô phỏng sau ta giả thiết lượng kênh H là hoàn hảo. Tín hiệu sau khi mã
trước sẽ gửi xuống các máy động lại đi qua kênh truyền và cộng với tạp âm. Chúng
ta sẽ so sánh tín hiệu đầu vào và tín hiệu quyết địnhnhận được ở máy di. Từ đó đưa
ra được tỉ lệ lỗi.

Chương trình sẽ mô phỏng 2 loại mã trước trong cùng một hệ thống là mã ZF (nhân
với ma trận giả đảo) và MF (nhân với ma trận chuyển vị liên hợp) và so sánh chúng
khi tỷ số M/K tăng lên và khi M, K tăng lên mà tỷ số không đổi.

41
3.2 Chƣơng trình mô phỏng

3.2.1 Các tham số hệ thống

Mã chập:

TxRx.Code.K = 7; % Constraint Length


TxRx.Code.generators = [133 171]; % Generator Polynomial
TxRx.Code.Rate = 1/2; % code rates '1/2','3/4','2/3','5/6'

Ánh xạ chòm sao


TxRx.Modulation_order = 4; % Modulation scheme: BPSK (1), QPSK (2), 16-
QAM (4), 64-QAM (6)

Lựa chọn mã trước

TxRx.Shaping = 'LS';
TxRx.Shaping = 'MF';

Mimo và ofdmtheo 802.11n

TxRx.Nrx = 8; % Number of receivers (terminals)


TxRx.Ntx = 64; % Number of transmit antennas (at basestation)
TxRx.N = 128; % Nr. of subcarriers
TxRx.ToneMap=[-58:-54,-52:-26,-24:-12,-10:2,2:10,12:24,26:52, 54:58]
+63+1;
% 40MHz IEEE 802.11n

Mô hình kênh

TxRx.Channel.Model = 'Tap'; % 'Tap' (uniform profile)


TxRx.Channel.Ntaps = 4;

Vòng lặp mô phỏng


TxRx.Sim.nr_of_packets = 200; % Number of packets
TxRx.Sim.nr_of_symbols = 1; % Number of OFDM symbols per packet
TxRx.Sim.SNR_dB_list = [-6:2:10];

42
3.3 Kết quả mô phỏng:

Với các số anten phát M và anten thu K thay đổi: H=KxM

Hình 3.2 Hệ thống 4x16

Hình 3.3 Hệ thống 4x24

43
Hình 3.4 Hệ thống 4x32

Hình 3.5 Hệ thống 8x64

44
Nhận xét:

Trong các trường hợp ước lượng kênh được coi là chính xác lý tưởng. Mã trước
được thực hiện theo 2 phương án: Nhân với giả đảo (ZF) và nhân với ma trận
chuyrn vị liên hợp (MF), sau đó tín hiệu lại truyền qua kênh và cộng thêm với tạp
âm và được quyết định tại máy di động. BER được tính là tỷ lệ lỗi trên tất cả các
máy di động. Kết quả mô phỏng cho ta nhận xét:

- Mã trước ZF cho kết quả tốt hơn, song thuật toán tính phức tạp
- Mã trước MF cho kết quả tồi hơn song thuật toán đơn giản
- Với K=4 cố địnhvà M thay đổi từ 16,24,32 (hình…), tức là tỷ số M/K tăng
dần. Đường BER của ZF và MF đồng thời được cải thiện và càng gần nhau
hơn. Điều này phù hợp với kết quả lý thuyết là khi M/K tiến đến vô cùng, tạp
âm nhiệt dần bị loại bỏ do bị trung bình hóa và ma trận giả nghịch đảo tiến tới
ma trận chuyển vị liên hợp (công thức ). Tức là hệ MIMO kích thước lớn có
thể dùng kỹ thuật MF thay thế cho ZF và với sự đơn giản về phép tính và kết
quả càng tốt hơn
- Khi cả M và K tăng song tỷ số M/K không đổi, ta thấy hiệu quả lỗi của cả 2
kiểu mã trước hầu như không thay đổi (hình 4/32 và hình 8/84). Điều này cho
thấy trong hệ MIMO kích thước lớn: tăng M lên rất lớn cũng cho phép phục vụ
được nhiều hơn số người dùng K với cùng tỷ lệ lỗi

Những công trình nghiên cứu tiếp theo cho thấy số người dùng K chỉ bị hạn chế
bởi thời gian kết hợp (coherent time) và ô nhiêm phi lot từ các cell lân cận, sẽ
được học viên tìm hiểu trong tương lai.

45
Kết luận

MIMO kích thước lớn là một đề tài khoa học lớn nghiên cứu rất nhiều các vấn
đề và kỹ thuật mới. Nó đòi hỏi sự nỗ lực nghiên cứu từ nhiều nhà khoa học trong và
ngoài nước. Luận văn này chỉ diễn tả được một khía cạnh nhỏ trong các vấn đề của
MIMO kích thước lớn đó là vấn đề mã trước trong một cell đơn khi trạm cơ sở dùng
rất nhiều anten và máy di động chỉ dùng 1 anten đơn. Trong các kỹ thuật của MIMO
kích thước lớn thì kỹ thuật mã trước đường xuống là một trong những kỹ thuật rất
quan trọng, nó quyết định đến độ chính xác của sự truyền tin. Bài luận văn đưa ra
cái nhìn tổng quan về hệ thống MIMO kích thước lớn đồng thời đưa ra các phương
pháp tách sóng, các thuật toán tối ưu nhằm thu được tín hiệu tốt nhất trong kỹ thuật
mã trước đường xuống. Sử dụng phần mềm Matlab để mô phỏng quá trình truyền
tin, đưa ra được tỉ lệ SNR, lỗi BER và từ đó lựa chọn phương pháp truyền tin hiệu
quả. Nhà khoa học Thomas L. Maretta đã nói rằng :“MIMO kích thước lớn là mỏ
vàng cho các nhà nghiên cứu”. Từ đó cho thấy những tiềm năng rất lớn mà nó có
thể mang lại, chúng ta cần tiếp tục đầu tư nghiên cứu và phát triển hệ thống.

46
Tài liệu tham khảo

[1]. Gesbert D, Shafi M, Shiu D, Smith P J, Naguib A. “From theory to practice: An


overview of MIMO space-time coded wireless systems”. IEEE Journal on Selected
Areas in Communications, 2006, 21(3): 281-302.

[2]. T. L. Marzetta, “How much training is required for multiuser MIMO?”, Fortieth
Asilomar Conf. on Signals, Systems, & Computers, Pacific Grove, CA, Oct. 2006.

[3].Hoydis J, ten Brink S, Debbah M. “Massive MIMO in the UL/DL of cellular


networks: How many antennas do we need?”, IEEE Journal on Selected Areas in
Communications, 2013, 31(2): 160-171.

[4]. Erik G. Larsson, Fredrik Tufvesson, Thomas L. Marzetta, “Massive MIMO for
Next Generation Wireless Systems”.IEEE Communications Magazine • February
2014

[5].http://people.revoledu.com/kardi/tutorial/LinearAlgebra/MatrixGeneralizedInver
se.html

[6].Marzetta T L. “Noncooperative cellular wireless with unlimitted numbers of


base station antennas”. IEEE Transactions on Wireless Communications, 2010,
9(11): 3590-3600.

[7].TS Nguyễn Pha ̣m Anh Dũng “ Lý thuyế t trải phổ và đa truy nhâ ̣p vô tuyế n” Ho ̣c
viê ̣n công nghê ̣ và bưu chính viễn thông, 2006.

47

You might also like