You are on page 1of 13

NHÓM 01

MỤC LỤC
A. QUY TRÌNH VẬN CHUYỂN DẦU KHÍ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN.....................1
B. QUY TRÌNH VẬN CHUYỂN DẦU KHÍ BẰNG ĐƯỜNG BỘ.........................3
C. QUY TRÌNH VẬN CHUYỂN DẦU KHÍ BẰNG ĐƯỜNG ỐNG......................5
D.QUY TRÌNH VẬN CHUYỂN DẦU KHÍ BẰNG ĐƯỜNG SẮT......................12

A. QUY TRÌNH VẬN CHUYỂN DẦU KHÍ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN


1. Dưới đây là hướng dẫn quy trình 7 bước thực hiêṇ viêc vâ
̣ ̣n chuyển dầu bằng
đường biển 
 Bước 1: Phía đơn vị vận tải sẽ tiến hành lấy các kiê ̣n hàng là dầu khí từ xưởng của
người xuất khẩu rồi mang đến cảng gửi hàng
 Bước 2: Tiếp theo là đơn vị thực hiê ̣n viê ̣c khai báo hải quan, thông quan hàng
hóa và kiểm tra thực tế, tình trạng hàng của khách hiê ̣n như thế nào
 Bước 3: Nhân viên chuyên trách sẽ đặt lịch tàu, sau đó thông báo và xác nhận lại
chính xác với khách hàng
 Bước 4: Kế đến là xuất vận đơn (B/L) để làm giấy chứng nhận sở hữu hàng,
thường thì vâ ̣n đơn sẽ gồm 3 bản gốc và 3 bản copy làm chứng từ.
Bước 5: Khi các kiê ̣n hàng dầu đã đến cảng nhập khẩu, phía đơn vị vận chuyển sẽ làm
thủ tục hải quan, thông quan và kiểm hàng (nếu có) giúp khách hàng
 Bước 6: Đơn vị vận chuyển nô ̣i địa sẽ giao hàng từ càng biển tới tận xưởng, kho
cho người nhận tại Việt Nam rồi đưa hàng từ cảng biển về đến công ty quý khách bằng xe
tải hoặc xe Container chuyên dụng
 Bước 7: Giao và nhâ ̣n hàng dầu – Nhân viên giao nhận của công ty sẽ đến cảng
hoặc đại lý hãng tàu để đóng phí chứng từ, phí hàng lẻ để nhận lệnh giao hàng (D/O), sau
đó nhận viên giao nhận tiếp vận sẽ mang D/O và tìm vị trí để hàng an toàn

2. Ưu điểm của hình thức vận chuyển đường biển


Đặc điểm của vận tải đường biển có những ưu điểm vượt trội như sau:

 Các tuyến vận tải đường biển đa số là tự nhiên và được khai thác một cách hợp lí
mà không mất phí thi công, tu sửa hay lắp đặt.
 Năng lực chuyển chở của ngành vận tải biển là rất lớn.
NHÓM 01

 Hình thức vận chuyển đường biển không bị hạn chế như các hình thức vận chuyển
khác.

Vận chuyển bằng đường không sẽ có hạn chế về kích thước và khối lượng lô hàng, vận
chuyển về đường tàu hỏa sẽ có hạn chế về thời gian hay như vận chuyển bằng đường bộ
sẽ hạn chế về khối lương lô hàng và cả thời gian với những tuyến đường dài

Do các tuyến đường là tự nhiên nên không mất các chi phí như bảo dưỡng, xây dựng hay
cải tạo.
Khả năng sử dụng vận chuyển đường biển bằng các Container chuyên dụng cao.

3. Một số quy định đặc thù

1. Trường hợp phải kiểm tra thực tế xăng, dầu, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất xăng
dầu hoặc gia công xuất khẩu xăng dầu thì công chức hải quan căn cứ vào kết quả giám
định của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định (dưới đây gọi tắt là thương nhân
giám định) về chủng loại mặt hàng, khối lượng (nếu là m3, thùng thì khi khai báo hải
quan phải quy đổi đơn vị tính là tấn), trọng lượng, chất lượng để xác nhận kết quả kiểm
tra thực tế xăng dầu, nguyên liệu nhập khẩu vào tờ khai hải quan.
2. Xăng dầu chỉ được phép bơm lên kho hoặc sang phương tiện khác sau khi tờ khai hải
quan đã được Chi cục Hải quan (nơi thương nhân làm thủ tục) hoàn thành thủ tục đăng ký
tờ khai theo quy định của Luật Hải quan. 
3. Xăng dầu kinh doanh tạm nhập tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 120 ngày
kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Trường hợp cần kéo dài thời hạn,
thương nhân có văn bản gửi Chi Cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập đề nghị gia hạn,
việc gia hạn không quá 02 lần, mỗi lần không quá 30 ngày đối với mỗi lô hàng tạm nhập
tái xuất.
4. Trường hợp xăng dầu nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất
và pha chế xăng dầu, để gia công xuất khẩu xăng dầu thuộc danh mục phải kiểm tra về
chất lượng nhưng chưa có Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng lô hàng
đáp ứng yêu cầu chất lượng nhập khẩu thực hiện như sau:
5. Xác định khối lượng:
6. Xác định chủng loại xăng dầu xuất khẩu, tái xuất:.
Các trường hợp phải giám định:
a. Các trường hợp xuất khẩu, tái xuất khác ngoài các quy định tại điểm 6.1, khoản 6 Điều
này.
b. Trường hợp xuất khẩu, tái xuất qua đường bộ, nếu tại địa phương không có thương
nhân giám định độc lập thì chấp nhận phiếu thử nghiệm của thương nhân; thương nhân
chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung Phiếu thử nghiệm.
NHÓM 01

Xăng dầu được lấy ra từ cùng 01 bồn, bể dưới sự giám sát của công chức hải quan thì
việc giám định xác định chủng loại này là xác định cho cả lô hàng xuất khẩu, tái xuất,
không yêu cầu phải xác định riêng lẻ cho từng phương tiện vận chuyển.
7. Đối với lô xăng dầu xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất miễn kiểm tra thực tế
nhưng có chứng thư giám định của thương nhân giám định (có chức năng giám định) về
khối lượng và chủng loại xăng dầu quy định tại các khoản 5, khoản 6 Điều này, nếu phát
hiện có dấu hiệu vi phạm thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định kiểm tra thực tế
xăng dầu.
8. Xác định xăng dầu thực xuất đối với xăng dầu xuất khẩu, tái xuất:
Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài
chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
9. Chi cục Hải quan làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất: ngay sau khi đã hoàn thành thủ tục
hải quan cho phương tiện vận chuyển xăng dầu xuất khẩu, tái xuất, phải thông báo bằng
văn bản / bằng hệ thống máy tính theo quy định của ngành Hải quan cho Chi cục Hải
quan cửa khẩu xuất biết các nội dung: ngày, giờ phương tiện xuất phát; tên, đặc điểm của
phương tiện; tuyến đường phương tiện hoạt động; tên, lượng, chủng loại xăng, dầu để
cùng phối hợp quản lý theo dõi.
10. Trường hợp thủ tục hải quan đối với việc nhập khẩu, tạm nhập xăng dầu thực hiện tại
Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi thương nhân có hệ thống kho nội địa chứa xăng dầu
nhập khẩu, xăng dầu tái xuất thì việc giám sát xăng dầu trong quá trình bơm xăng dầu từ
phương tiện vận chuyển từ nước ngoài đến cửa khẩu lên kho của thương nhân hoặc bơm
sang phương tiện vận chuyển khác để vận chuyển xăng dầu đến hệ thống kho nội địa của
thương nhân được áp dụng như đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu.
11. Các chứng từ là bản sao thuộc hồ sơ hải quan phải nộp do Giám đốc hoặc người được
Giám đốc uỷ quyền ký xác nhận, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của
chứng từ.

B. QUY TRÌNH VẬN CHUYỂN DẦU KHÍ BẰNG ĐƯỜNG BỘ


1. Quy trình xuất nhập xăng dầu cho xe bồn
Bước 1: Kiểm tra biên bản giao nhận, barem(nếu cần), siêu(niêm), hầm hàng, số
lượng, chủng loại, vị trí xe dừng.
Bước 2: Kiểm tra số lượng, chủng loại có đạt tới vạch(lưỡi gà), tùy theo thời tiết
và xe mà số lượng có thể đạt tới mức độ cho phép, quan sát xung quanh về độ an toàn
cháy nổ trước khi kết nối ống xả.
Bước 3: Kiểm tra ống xả kết nối ống xả giữa từng hầm xe và bồn chứa trong
NHÓM 01

kho. Kiểm tra bồn chứa về số lượng, chủng loại chuẩn bị nhập hàng, cho bơm
hàng xuống bồn chứa.
Bước 4: Kết thúc bơm hàng, kiểm tra lại đường ống, hầm xe, vét hầm xe bằng
nhiều cách có thể.
Bước 5: Kết thúc bơm hàng, kiểm tra bồn chứa, kí biên bản và lưu lại chai mẫu.
- Theo lý thuyết và trong thực tế đã chứng minh, xăng dầu giãn nở theo nhiệt độ.
- Trong quá trình vận chuyển tùy theo thời tiết là khi xe bồn tới giao hàng mà
mức hàng trong bồn có thể thấp hay cao hơn vạch mức barem trên xe bồn(cái
này có thể thấy được bằng mắt).
- Khi xe bồn tới phải kiểm tra điều này ngay khi mở niêm chỉ nắp xe bồn
đồng thời kiểm tra các hầm cách ly giữa các bồn hàng với nhau.
- Đo hạn mức hàng trong bồn trước và sau khi nhập hàng.
- Chấp nhận rằng là phải có hao hụt trong quá trình vận chuyển và giao nhận
nhưng không thể là một con lớn hơn định mức được. Sau khi giao hàng xong
yêu cầu xe bồn chạy dồn số vài lần để chiết một lượng hàng còn sót trong xe.
2. Phương pháp xuất nhập xăng dầu
2.1. Tự chảy
Là một phương pháp xuất nhập dựa vào sự chênh lệch thế năng giữa hai
vị trí có độ chênh lệch về độ cao. Tức là đặt mặt của xăng dầu chảy ra thấp hơn
mặt thoáng chứa xăng dầu trong xe bồn thì xăng chảy ra ngoài. Phương pháp
này chỉ áp dụng ở nơi có vị trí cho phép. Bộ phận xả xăng dầu phần dưới của bể
được nối trực tiếp với ống dẫn, lúc đó xăng dầu sẽ tự chảy ra hết.
+ Ưu điểm:
- Không tốn chi phí xuất nhập.
- Dòng chảy ít bị xáo trộn, dẫn đến tĩnh điện giảm, ít bay hơi, ít hao
hụt, không tạo bọt khí.
+ Nhược điểm:
NHÓM 01

- Không đảm bảo được năng suất xuất nhập.


2.2. Dùng bơm vận chuyển
Bơm chuyển nhiên liệu là hút nhiên liệu từ thùng chứa qua bầu lọc thô và
tinh để cung cấp cho xe bồn. Ngoài ra bơm chuyển nhiên liệu còn phải đảm bảo
một lưu lượng nhiên liệu cần thiết đủ để làm mát Tạo ra trong ống hút một độ
chân không nhất định, hệ thống hút xăng dầu phải làm việc ở áp suất âm,
+ Ưu điểm:
- Chủ động được lưu lượng xuất nhập,
- Tốn chi phí xuất nhập.
+ Nhược điểm:
- Khả năng xáo động nhiều, gây tĩnh điện, bay hơi nhiều, gây hao
hut
- Dễ sinh hiện tượng nút khi ngừng chảy. Tình trạng này lúc trời
nóng sẽ xảy ra nhiều hơn.
2.3. Nạp xăng dầu qua bể trung gian
Mục đích là xăng dầu từ bể trung gian tự chảy vào bể chứa vận chuyển
giảm sóng chuyển động trong bế.
+ Ưu điểm:
- Gây tĩnh điện và hao hụt ít
+ Nhược điếm:
- Tốn chi phí Xuất nhập và xây dựng

C. QUY TRÌNH VẬN CHUYỂN DẦU KHÍ BẰNG ĐƯỜNG ỐNG.


Vận tải đường ống là quá trình vận chuyển hàng hóa liên tục đi qua nhiều địa hình khác
nhau từ điểm xuất phát đến điểm đích bằng cách sử dụng hệ thống các tuyến đường ống
được nối từ quốc gia này sang quốc gia khác.

Một số đặc điểm của loại hình vận tải này là: hàng hóa di chuyển nhưng phương tiện thì
cố định. Các bên giao và nhận đồng thời là chủ phương tiện vận chuyển thường ký các
hiệp định cung cấp và phân chia sản phẩm trước khi thực hiện xây dựng và vận chuyển.
NHÓM 01

1. Ưu điểm:
-Vận tải bằng đường ống có thể kết hợp cùng lúc xây dựng các tuyến đường, vận tải ô tô
hay đường sắt, đường biển;

-Vận tải bằng đường ống có khối lượng vận chuyển lớn;
-Nó không làm cản trở các phương thức giao thông khác vì hệ thống đường ống thường
được xây ngầm dưới đất, dưới biển…;
-Vận tải bằng đường ống phù hợp với vận chuyển chất lỏng, khí, thích hợp đối với những
mỏ nằm ở những vùng sâu, vùng xa, địa hình phức tạp. Trong quá trình vận chuyển, hàng
hóa trong vận tải bằng đường ống ít khi bị tổn thất mất mát dọc đường.
-Đặc biệt, việc vận chuyển bằng đường ống không gây ô nhiễm môi trường trong quá
trình vận chuyển và không chiếm quá nhiều diện tích đất.
2. Nhược điểm:
-Phương thức này có thể vận chuyển hàng hóa ít hơn;

-Vốn đầu tư xây dựng hệ thống đường ống lớn, chi phí xây dựng các trạm bơm thủy lực
khá tốn kém;

-Khó kiểm soát an ninh và kiểm soát sự an toàn của hệ thống vận tải đường ống.

C.1. GIAO NHẬN XĂNG DẦU BẰNG ĐƯỜNG ỐNG


1. Giao nhận qua hệ thống xuất hàng bằng đồng hồ
-Áp dụng trong trường hợp giao nhận giữa các Công ty thông qua tuyến ống bơm chuyển
xăng dầu. Các Công ty tham gia giao nhận phải cử đại diện của mình để cùng phối hợp
thực hiện.
-Số lượng xăng dầu xác định bởi hệ thống đồng hồ theo thể tích ở nhiệt độ thực tế, được
qui đổi về thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn (V15) hiển thị trên máy tính hệ thống điều khiển
giám sát và thu nhận xử lý dữ liệu nhân hệ số hiệu chỉnh MF của đồng hồ là số liệu chính
thức để hạch toán giữa bên giao và bên nhận.
2. Giao nhận tại bể bên nhận hàng
-Trong các trường hợp không thực hiện được giao nhận bằng đồng hồ thì thực hiện giao
nhận tại bể của bên nhận hàng. Đơn vị giao hàng phải xây dựng phương án bơm cụ thể
trừ trường hợp Hệ thống đồng hồ có sự cố (lỗi phần mềm, Transmitter…) và thông báo
NHÓM 01

cho đơn vị nhận hàng biết để phối hợp thực hiện. Đối với trường hợp giao nhận nội bộ
giữa các các đơn vị cùng Công ty, thực hiện giao nhận tại bể bên nhận hàng.
-Đơn vị giao hàng và đơn vị nhận hàng thống nhất về qui trình đo tính, xác định số liệu
giao nhận tại bể và tổ chức theo dõi, giám sát quá trình bơm chuyển, giao nhận.
C.2. QUY ĐỊNH VỀ GIAO NHẬN XĂNG DẦU BẰNG ĐƯỜNG ỐNG
I. Tổ chức giao nhận
1. Phương thức giao nhận
2. Tổ chức giao nhận và quyết toán hàng hóa
2.1 Lập kế hoạch bơm chuyển
- Thống nhất sử dụng Hệ thống đồng hồ tuyến ống làm phương tiện đo tính trong quá
trình giao nhận hàng hóa. Số lượng xăng dầu xác định bởi hệ thống đồng hồ tuyến ống
theo thể tích ở nhiệt độ thực tế, được qui đổi về thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn (V15) hiển
thị trên máy tính hệ thống điều khiển giám sát và thu nhận xử lý dữ liệu nhân hệ số hiệu
chỉnh MF là số liệu chính thức để hạch toán giữa hai đơn vị.
- Chỉ thực hiện giao nhận bằng bảng dung tích bể chứa xăng dầu bên nhận hàng trong các
trường hợp bất khả kháng sau: Hệ thống đồng hồ tuyến ống, hệ thống thu nhận tín hiệu
có sự cố; Bơm đuổi nước để phục vụ xử lý, liên kết đường ống; Trong quá trình kiểm
chuẩn hệ thống đồng hồ tuyến ống; Trong thời gian từ khi bảo dưỡng, cài đặt lại hệ số
hiệu chỉnh MF của đồng hồ đến khi kiểm chuẩn lại. Đơn vị giao hàng phải xây dựng
phương án bơm cụ thể trừ trường hợp Hệ thống đồng hồ có sự cố (lỗi phần mềm,
Transmitter…) và thông báo cho đơn vị nhận hàng biết để phối hợp.
- Trong trường hợp bơm chuyển nội bộ giữa các đơn vị trong cùng một công ty, thực hiện
giao nhận theo bảng dung tích bể chứa bên nhận hàng.

- Căn cứ vào nhu cầu của đơn vị nhận hàng, đơn vị giao hàng lập kế hoạch bơm chuyển
xăng dầu bằng đường ống và thông báo (bằng fax) đã được phê duyệt cho các đơn vị liên
quan với nội dung: Dự kiến thời gian bơm, loại hàng, khối lượng hàng hoá, chứng chỉ
chất lượng lô hàng trước khi bơm chuyển kể cả lượng hàng tồn trong ống cho đơn vị
nhận hàng.
- Đơn vị nhận hàng chủ trì, phối hợp với các bên liên quan căn cứ vào kế hoạch bơm
chuyển xăng dầu bằng đường ống lập phương án bơm chuyển chi tiết.
- Đơn vị giao hàng thông báo cho bên nhận biết người đại diện giao hàng và gửi kèm
quyết định điều động hoặc bổ sung để thuận tiện cho công tác quản lý và phối hợp thực
hiện nhiệm vụ.
- Trong trường hợp bơm chuyển nội bộ giữa các đơn vị trong cùng một công ty, công ty
chủ động điều độ bơm chuyển giữa các đơn vị đảm bảo quản lý chặt chẽ về số lượng và
chất lượng.
NHÓM 01

a/ Đối với đơn vị giao hàng


- Tổ chức đo chiều cao mức xăng dầu, nhiệt độ, nước tự do trong bể của mình và cập nhật
sổ sách theo quy định.
- Lấy mẫu kiểm tra phẩm chất xăng dầu tại các bể tham gia xuất và thông báo kết quả
kiểm tra cho các bộ phận liên quan biết trước khi xuất hàng đồng thời thực hiện.
- Kiểm tra trạng thái kỹ thuật của thiết bị công nghệ bể chứa theo quy định hiện hành.
- Cô lập, niêm phong các van, công nghệ có thể ảnh hưởng đến quá trình xuất hàng và
vào sổ theo dõi niêm phong theo qui định.
2.2 Triển khai bơm chuyển
- Cử đại diện của đơn vị tham gia và lập biên bản ký xác nhận các nội dung: Đo tính, xác
định lượng hàng trước khi nhập tại bể kho nhận hàng; kiểm tra kho bể và cô lập hệ thống
công nghệ liên quan có thể ảnh hưởng tới quá trình giao nhận trong suốt quá trình nhập
hàng; Tiến hành ghi và thống nhất chỉ số tổng tại đồng hồ tuyến.
- Cùng bên nhận hàng tiến hành xóa số tức thời và thao tác reset đồng hồ tuyến.
- Thống nhất phương thức, chế độ, thời gian bơm chuyển với bên nhận hàng và chịu trách
nhiệm vận hành hệ thống đồng hồ, công nghệ thuộc lĩnh vực quản lý đặt tại bên nhận
hàng trong suốt quá trình bơm chuyển.
- Chỉ tiến hành bơm hàng khi bên nhận thông báo là đã chuẩn bị xong, sẵn sàng nhận
hàng và đề nghị bơm hàng.
- Trong quá trình bơm chuyển: thường xuyên theo dõi kiểm tra quá trình làm việc của các
thiết bị bể, van, hệ thống công nghệ.
- Tiến hành xác định, cập nhật số đếm tức thời đồng hồ tuyến (thông qua bộ hiển thị của
đồng hồ và hệ thống điều khiển giám sát), các thông số áp suất, lưu lượng, tỷ trọng… và
chiều cao xăng dầu trong bể xuất định kỳ không quá 01 giờ/một lần (thông qua số liệu
của thiết bị đo mức tự động hoặc đo bằng tay).
- Kiểm tra liên tục và tính toán chiều cao tối thiểu cho phép để chuyển bể xuất đảm bảo
an toàn trong quá trình bơm hàng lên tuyến.
- Trong quá trình bơm hàng, hoá nghiệm phải trực lấy mẫu 120 phút lấy mẫu 01 lần để
phân tích kiểm tra nhanh chất lượng xăng dầu xuất, căn cứ vào dung tích đường ống, khi
chuyển bể, chuyển công nghệ xuất hoặc chuyển bơm hàng hóa khác thì phải tổ chức kiểm
tra mẫu liên tục, đồng thời thực hiện theo Phụ lục 07 của Quy định này, cập nhật sổ theo
dõi chất lượng. Nếu qua việc kiểm tra nhanh phát hiện chất lượng xăng dầu không đảm
bảo phải thông báo ngay cho các bộ phận có liên quan ngừng bơm để xác định rõ nguyên
nhân và tìm biện pháp khắc phục.
NHÓM 01

- Trong quá trình đang bơm, nếu mất liên lạc (không có bất cứ cách nào liên lạc được với
bên nhận) thì phải ngừng bơm và chờ đến khi thông tin được với bên nhận mới tiến hành
bơm tiếp.
- Để đảm bảo chất lượng của lô hàng bơm chuyển, đại diện đơn vị giao hàng phải cài đặt
các tham số ngưỡng tỷ trọng.... và ghi chép, thông báo cho các bên có liên quan khi có sự
thay đổi bất thường.
b/ Đối với đơn vị nhận hàng/Công ty tuyến sau
- Phối hợp với đại diện đơn vị giao hàng tham gia và lập biên bản ký xác nhận các nội
dung: Đo tính, xác định lượng hàng trước khi nhập tại bể kho nhận hàng; kiểm tra kho bể
và cô lập niêm phong các van, hệ thống công nghệ liên quan có thể ảnh hưởng tới quá
trình giao nhận trong suốt quá trình nhập hàng; Tiến hành ghi và thống nhất chỉ số tổng
tại đồng hồ tuyến.
- Thống nhất phương án bơm chuyển hàng hóa và lấy mẫu phân tích, lưu mẫu kiểm soát
chất lượng hàng hóa theo qui định.
- Việc thao tác van, ống công nghệ nhập hàng vào kho thực hiện theo các qui định về an
toàn vận hành kho tuyến bể của đơn vị.
- Cung cấp cho đại diện bên giao hàng sơ đồ công nghệ và barem dung tích bể, công khai
công nghệ kho. Nếu có phát sinh nghiệp vụ liên quan đến bơm chuyển và giao nhận, thì
bên nhận thông báo cho đại diện bên giao biết trước khi thực hiện, để phối hợp tính toán
hàng trước khi nhập.
- Khi hàng về kho phải thông báo ngay cho bên giao hàng biết, nếu không thấy hàng vào
bể phải liên lạc ngay với bên giao hàng để kiểm tra tình hình. Trường hợp đang nhập thấy
ngừng hàng hoặc mất liên lạc phải cử người thường trực theo dõi; nếu thấy bể nhập gần
đến mức tối đa cho phép, phải lập tức chuyển sang nhập bể khác, tiếp tục theo dõi nhập,
đồng thời phải tìm mọi cách liên lạc với bên giao hàng. Chỉ đóng van nhập khi bên giao
thông báo chính thức ngừng bơm và lưu lượng trên đồng hồ đã chỉ về 0.
- Trong quá trình nhận hàng, hoá nghiệm phải trực lấy mẫu 120 phút lấy mẫu 01 lần để
phân tích kiểm tra nhanh chất lượng xăng dầu, căn cứ vào dung tích đường ống, khi
chuyển bể, chuyển công nghệ xuất hoặc tách lẫn hàng hóa thì phải tổ chức kiểm tra mẫu
liên tục, đồng thời thực hiện theo. Nếu phát hiện có sự khác biệt lớn về chất lượng so với
bên giao cung cấp thì bên nhận phải thông báo ngay và tạo mọi điều kiện để đại diện bên
giao cùng kiểm tra, phúc tra xác định nguyên nhân, đề xuất biện pháp trình lãnh đạo giải
quyết.
- Trường hợp có chênh lệch lớn, bất thường giữa đồng hồ và bể, phải tổ chức đo kiểm tra,
phúc tra lại tất cả các bể trực tiếp nhập hàng và các bể không tham gia nhập nhưng có
công nghệ liên quan đến quá trình nhập hàng.
NHÓM 01

- Trường hợp chênh lệch bất thường giữa đồng hồ và bể >0,30% mà không xác định được
nguyên nhân do lỗi của hệ thống đồng hồ (hoặc liên quan đến việc bơm chuyển, vận hành
hệ thống đồng hồ): thực hiện giao nhận theo số đồng hồ, nếu phát sinh liên tiếp 03 lần
giao nhận thì đơn vị giao/nhận báo cáo Tập đoàn xem xét việc kiểm chuẩn đột xuất.
- Cung cấp kịp thời cho bên giao biết các số điện thoại liên quan phục vụ thông tin liên
lạc cho quá trình bơm chuyển, giao nhận.
- Phối hợp với bên giao giải quyết các tranh chấp liên quan xẩy ra (nếu có).
2.3 Dừng bơm chuyển
a/ Đối với đơn vị giao hàng
- Theo phương án bơm chuyển, trước khi dừng bơm đơn vị giao hàng thông báo cho đại
diện giao hàng và đơn vị nhận hàng về thời điểm dừng bơm để triển khai các công việc
tiếp theo.
- Đóng toàn bộ van chặn của bể xuất. Tổ chức đo chiều cao mức xăng dầu, nhiệt độ, nước
tự do bể xuất hàng theo quy định hiện hành. Lập biên bản số lượng xuất từ bể/ kho xuất
hàng.
- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của thiết bị công nghệ bể chứa theo quy định và cập nhật sổ
sách theo đúng quy định. Ghi chép vào sổ giao ca, làm vệ sinh công nghiệp sạch sẽ.
b/ Đối với đơn vị nhận hàng
- Khi có lệnh ngừng nhập bể, ngừng bơm và lưu lượng trên đồng hồ tuyến đã chỉ về 0,
bên nhận hàng đóng toàn bộ van chặn của bể nhập. Tổ chức đo chiều cao mức xăng dầu,
nhiệt độ, nước tự do trong bể theo quy định hiện hành.
- Phối hợp với đại diện bên giao cùng lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu chất lượng của
các bể tham gia quá trình nhập hàng.
- Việc thao tác van, ống công nghệ nhập hàng sau khi nhập thực hiện theo các qui định về
an toàn vận hành kho tuyến bể của đơn vị.
2.4 Quyết toán hàng hóa
- Đại diện bên giao hàng phối hợp với bên nhận hàng cùng nhau xác định số lượng thực
xuất tại hệ thống đồng hồ theo thể tích ở nhiệt độ thực tế, qui đổi về thể tích tiêu chuẩn và
ký xác nhận vào biên bản giao nhận xăng dầu trên đường ống bằng đồng hồ. Số lượng
trên biên bản là số lượng để quyết toán hàng hóa giữa các bên.
- Số lượng giao nhận hàng ngày được xác định vào thời điểm 06 giờ sáng hoặc khi dừng
vận hành kết thúc một lô hàng bơm chuyển (tuỳ tình hình thực tế và thống nhất giữa hai
bên).
- Đại diện bên giao hàng phối hợp với bên nhận hàng cùng nhau tổ chức đo chiều cao
mức xăng dầu, nhiệt độ, nước tự do trong bể nhập sau khi nhập hàng theo quy định hiện
hành để so sánh phục vụ công tác quản lý hàng hóa. Trường hợp khi nhập hàng có nước
NHÓM 01

- Nước do bên giao bơm đuổi trong đường ống (bên giao thông báo trước) khi đến bên
nhận thì vận hành chuyển nhập theo đường Bypass (không qua đồng hồ) và thực hiện
giao nhận xăng dầu tại bể nhập, theo bảng dung tích hợp pháp của từng bể.
- Sau khi nhập, đo tính xác định chiều cao nước trong bể nhập gia tăng so với lượng nước
trước khi nhập, lập biên bản xác định rõ nguyên nhân.
- Khi công nghệ bên giao sửa chữa hoặc vì một lý do chủ quan nào dẫn đến đường ống
công nghệ nhập có nước, tuỳ từng trường hợp cụ thể hai bên bàn bạc thống nhất biện
pháp để tính toán, xác định chính xác lượng nước trong quá trình nhập hàng.
- Khi trong bể có nước không rõ nguyên nhân hai bên giao nhận phải tiến hành kiểm tra
xác định nguyên nhân, lập biên bản cụ thể báo cáo lãnh đạo hai bên để cùng nhau thống
nhất giải quyết.
2.5 Tổ chức đón tách lẫn
a/ Đơn vị nhận hàng
- Lập phương án đón tách lẫn trước khi bơm hàng (nêu cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm của
từng cá nhân, bộ phận của hai đơn vị giao và nhận hàng trực tiếp tham gia trong suốt quá
trình đón tách lẫn).
- Tính toán và chuẩn bị điều kiện đưa lượng hàng lẫn thẳng vào bể sự cố để xử lý chất
lượng.
- Tổ chức thực hiện đúng phương án đã lập trong suốt quá trình đón tách lẫn.
- Giám sát và xác nhận việc cài đặt các thông số trên máy tính (tỷ trọng/dung tích đường
ống) phục vụ tách lẫn hàng hóa.
- Thực hiện lấy mẫu kiểm tra trên đường ống nhập liên tục gần thời điểm tách lẫn dự
kiến, đối chứng và phối hợp với hệ thống đồng hồ để cùng bên giao xác định thời điểm
tách lẫn chuẩn xác.
b/ Đơn vị giao hàng
- Thông báo kế hoạch bơm đuổi hàng: số lượng, chất lượng chủng loại hàng cần đón tách,
phương thức bơm, số lượng hàng trên đường ống, dự kiến lưu lượng và thời điểm bơm
đuổi ... cho đơn vị nhận hàng.
- Cài đặt các thông số phục vụ đón tách lẫn trên hệ thống máy tính (tỷ trọng/ dung tích
đường ống), vận hành hệ thống đồng hồ và công nghệ thuộc phạm vi quản lý trong quá
trình thực hiện.
- Trong quá trình bơm đuổi hàng phải thực hiện bơm đẩy liên tục với lưu lượng ổn định,
hạn chế dừng bơm hoặc thay đổi chế độ bơm để tránh làm tăng lượng hàng lẫn.
- Theo dõi quá trình tách lẫn trên hệ thống đồng hồ.
- Thông tin thời điểm tách lẫn và phối hợp thực hiện với đơn vị nhận hàng.
NHÓM 01

- Đối với các hệ thống đồng hồ có lắp van điện, đơn vị quản lý, sử dụng hệ thống phải
đảm bảo về kỹ thuật, vận hành để việc tách lẫn tự động hoạt động tốt.
II.Công tác kiểm tra, giám sát
- Đơn vị quản lý, sử dụng hệ thống đồng hồ xây dựng quy trình kiểm tra, kiểm soát công
tác quản lý, sử dụng hệ thống đồng hồ trong giao nhận hàng hóa của các bộ phận cá nhân
theo chức năng nhiệm vụ được phân công.
- Kiểm tra sổ sách theo dõi kết quả giao nhận và kiểm chuẩn của các phương tiện đo phục
vụ giao nhận.

III. Chế độ thông tin báo cáo


Đơn vị quản lý, sử dụng hệ thống đồng hồ lập báo cáo định kỳ 3, 6, 9 tháng và
năm với các nội dung:
- Số lượng giao nhận theo số đồng hồ, theo số bể chứa. Nêu rõ nguyên nhân các trường
hợp giao nhận theo số bể chứa.
- Chênh lệch giữa số thực xuất tại bể giao và số đồng hồ tuyến theo từng đơn vị nhận
hàng. Chênh lệch giữa số đồng hồ tuyến và số tương ứng nhận tại bể chứa theo từng đơn
vị nhận hàng.
- Đánh giá tình trạng hoạt động của hệ thống đồng hồ (hiệu quả, chất lượng hoạt động…)
và các kiến nghị với Tập đoàn, các đơn vị liên quan.

D.QUY TRÌNH VẬN CHUYỂN DẦU KHÍ BẰNG ĐƯỜNG SẮT


I. Xuất hang cho xitec đường sắt
1. Kiểm tra trước khi xuất
 Bộ phận giao hang quản lý hang hóa của kho phải kiểm tra tình trạng kỹ
thuật, tính hiệu lực của bảng dung tích xi téc đường sắt
trước khi phát hành lệnh xuất hàng.
 Công nhân trực tiếp xuất hàng tại họng xuất phải thực hiện kiểm tra loại
hàng xuất trên lệnh xuất hàng để xác định họng xuất phù hợp.
 Điều khiển phương tiện, đưa xi téc vào đúng vị trí họng xuất.
 Kiểm tra các cơ cấu niêm phong xi téc (nắp cửa nhập, các van xả).
 Kiểm tra độ khô sạch của xi téc.
 Kiểm tra, đóng các van xả của xi téc đảm bảo không để xăng dầu rò rỉ sau
khi đã đóng hàng vào xi téc.
 Kẹp dây tiếp địa vào xi téc.
NHÓM 01

2. Thực hiện xuất hang vào xitec


 Vận hành hệ thống công nghệ, hệ thống tự động hóa xuất hàng theo đúng
quy trình, hướng dẫn vận hành của đơn vị để xuất hàng vào xi téc.
 Số lượng xuất (thể tích thực tế) theo số lượng trên lệnh xuất và số hiển
thịtrên đồng hồ. Chiều cao hàng sau khi xuất không vượt quá mức chứa tối
đa trên xitéc.
 Trường hợp xuất hàng theo dung tích xi téc, số lượng xuất không vượt quá
mức chứa tối đa của xi téc (thể hiện trên lệnh xuất hàng).
 Trong quá trình xuất hàng, phải theo dõi hoạt động của đồng hồ, thiết bị tự
động
II. Nhập hang từ xitec đừng sắt vào kho
1. Kiểm tra trước khi nhập
 Bộ phận giám định, giao nhận hàng hóa thực hiện điền đầy hệ thống
công nghệ và niêm phong công nghệ, đo tính hàng hóa tại bể trước nhập
 Kiểm tra các hồ sơ, giấy tờ liên quan : Hóa đơn, Phiếu kết quả thử
nghiệm,
 Biên bản giao nhận tại kho xuất.
 Kiểm tra số hiệu toa xi téc, đối chiếu với số hiệu trên Hóa đơn, Biên bản
giao nhận tại kho xuất.
 Kiểm tra, đối chiếu hiện trạng thực tế của niêm phong, đối chiếu với hồ
sơ kèm theo của kho xuất (vị trí, ký hiệu).
 Lấy mẫu, kiểm tra chất lượng và đối chiếu với Phiếu kết quả thử nghiệm
khogiao, trường hợp không đảm bảo chất lượng phải báo cáo cấp có
thẩm quyền để giải quyết.
2. Thực hiện nhập hang
Công nhân giao nhận vận hành hệ thống công nghệ nhập theo quy trình,
hướng dẫn của đơn vị để nhập hàng từ xi téc vào bể chứa. Thực hiện nhập hết
hàng từ xi téc (bơm khô, vét sạch)
3. Kiểm tra sau nhập
 Bộ phận giao nhận, quản lý hàng hóa tại Kho phải thực hiện :
 Kiểm tra xi téc, đảm bảo hàng tại xi téc đã được bơm hết vào bể.
 Đo bể sau nhập để xác định hao hụt nhập và cập nhật vào hệ thống hồ
sơ, sổ sách theo dõi, quản lý hàng hóa

You might also like