You are on page 1of 11

Giao nhận xăng dầu tại các cây xăng:

Xăng dầu được vận chuyển từ các kho đầu mối nhập khẩu, các nhà máy đến các cảng
và đại lý tiêu thụ trong cả nước.
Vận tải xăng dầu trên đất liền thường sử dụng xe bồn xitec có kích thước bồn 10m3,
20m3, 30m3,...
Xăng dầu sẽ bơm từ bồn xe xitec vào các bồn chứa tại cây xăng. Tại các cửa hàng
xăng dầu, bồn chứa được chôn dưới lòng đất và phải tuân thủ theo điều 8 Thông tư
15/2020/TT-BCT ngày 30/6/20 của Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu.
Các cửa hàng xăng dầu sẽ bán lẻ xăng dầu tại các cột bơm.
Theo Điều 1 Thông tư 08/2018/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung Khoản 7 Điều 6 Thông
tư 15/2015/TT-BKHCN, thương nhân bán lẻ xăng dầu phải thực hiện các quy định về
đo lường sau đây:
Cột đo xăng dầu được sử dụng để xác định lượng xăng dầu trong mua bán,
thanh toán giữa các tổ chức, cá nhân phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

 Các bộ phận, chi tiết, chức năng của cột đo xăng dầu phải phù hợp với mẫu đã
được phê duyệt; trường hợp kiểm định lần đầu tiên trước khi đưa vào sử dụng, các
bộ phận, chi tiết của cột đo xăng dầu phải bảo đảm mới 100%;
 Các bộ phận, chi tiết, chức năng có khả năng can thiệp làm thay đổi các đặc tính
kỹ thuật đo lường chính của cột đo xăng dầu phải được niêm phong hoặc kẹp chì
của tổ chức kiểm định;
 Các cầu dao, thiết bị đóng ngắt nguồn điện của các cột đo xăng dầu trong cửa
hàng bán lẻ xăng dầu phải bảo đảm các quy định về an toàn, phòng chống cháy nổ
và chỉ được lắp đặt tại một vị trí.

Vị trí lắp đặt này phải thuận tiện cho việc ra vào thực hiện việc đóng ngắt nguồn điện
khi cần thiết; không được lắp đặt tại các vị trí kín đáo, khó tiếp cận. Nguồn cung cấp
điện cho cột đo xăng dầu không được đóng ngắt bằng các phương tiện, thiết bị điều
khiển từ xa;

 Các công tắc điều khiển liên quan tới mạch điều khiển của cột đo xăng dầu không
được lắp đặt ra bên ngoài cột đo (trừ công tắc kết thúc quá trình cấp phát xăng dầu
theo thiết kế của nhà sản xuất).
 Không được phép sử dụng các phương tiện, thiết bị (ví dụ như bộ điều khiển từ
xa, điện thoại di động, máy tính,..) có thể tác động làm thay đổi các đặc tính kỹ
thuật đo lường chính của cột đo xăng dầu.
 Đã được kiểm định theo quy định của pháp luật về đo lường; chứng chỉ kiểm
định (dấu kiểm định, tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định) phải còn thời hạn
giá trị.

Tuân thủ yêu cầu sử dụng cột đo xăng dầu theo hướng dẫn của cơ sở sản xuất, nhập
khẩu.
Sai số kết quả đo lượng xăng dầu không được vượt quá 1,5 lần giới hạn dương của
sai số cho phép của phương tiện đo được sử dụng để bán xăng dầu. Kết quả đo lượng
xăng dầu được xác định tại điều kiện đo thực tế.
Có sẵn các ca đong, bình đong có dung tích 1 L, 2 L, 5 L, 10 L và các ống đong
chia độ có phạm vi đo phù hợp để tự kiểm tra định kỳ theo quy định tại Khoản 5 Điều
6 Thông tư 15/2015/TT-BKHCN. Các ca đong, bình đong phải được kiểm định ban đầu
và không bị móp méo, hư hỏng trong quá trình sử dụng.
Xây dựng kế hoạch và định kỳ theo tháng thực hiện tự kiểm tra ít nhất một lần đối
với phương tiện đo, điều kiện thực hiện phép đo để bảo đảm lượng xăng dầu trong bán
lẻ cho khách hàng phù hợp với quy định tương ứng tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư
15/2015/TT-BKHCN. Hồ sơ thực hiện việc định kỳ tự kiểm tra phải được lưu giữ tại
cửa hàng bán lẻ xăng dầu cho tới khi hoàn thành lần kiểm định tiếp theo của phương
tiện đo.
Giao nhận xăng dầu tại kho:
Bể chứa, nhà kho và các hạng mục để tồn chứa DM&SPDM có thể thiết kế nổi, ngầm
và được quy định như sau:
- Ngầm: Khi bể chứa hoặc nền nhà kho đặt chìm dưới mặt đất và có mức DM&SPDM
lớn nhất trong bể hoặc toàn bộ lượng DM&SPDM mỏ chứa trong phuy bị vỡ tràn ra
nhà kho vẫn thấp hơn 0,2 m so với mặt bằng thấp nhất xung quanh đó (xét trong phạm
vi 3m tính từ thành bể hoặc tường của nhà kho bảo quản DM&SPDM trong phuy).
Được phép coi như là bể ngầm khi:
+ Bể đặt nổi có đắp đất phía trên mái chiều dày lớp đất nhỏ nhất là 0,3 m và phía
ngoài thành bể đắp đất có chiều dày theo phương vuông góc đến thành bể bằng hoặc
lớn hơn 3 m.
+ Bể đặt nổi có tường bao bằng gạch, đá hoặc bê tông có mép ngoài tường cách thành
bể bằng hoặc lớn hơn 0,3 m và mặt trên phủ bằng vật liệu gạch, đá hoặc bê tông có
chiều dày nhỏ nhất là 0,3 m.
- Nổi : Khi không thoả mãn các quy định đối với bể ngầm và nhà kho ngầm.
Tuỳ thuộc vào dung tích chứa, kho DM&SPDM nhóm I được phân cấp theo quy định
ở Bảng 2
Bảng 1 - Phân cấp kho
Cấp kho Dung tích toàn kho, m3
I Lớn hơn 100 000
II IIA Lớn hơn 50 000 đến 100 000
IIB Từ 30 000 đến 50 000
III IIIA Từ 10 000 đến nhỏ hơn 30 000
IIIB Nhỏ hơn 10 000
Chú thích: Dung tích toàn kho là tổng dung tích danh định các bể
chứa và các thùng chứa khác. Khi xác định dung tích kho không tính
đến dung tích của các bể chứa sau:
- Các bể chứa trung gian
- Bể chứa nhiên liệu đốt lò cấp nhiệt
- Bể chứa nhiên liệu cho trạm phát điện Diesel của kho
Bảng 2. Tổng dung tích danh định cho phép trong một nhóm bể chứa DM&SPDM
Loại bể Dung tích danh Loại DM&SPDM tồn Tổng dung tích
chứa định của 1 bể chứa chứa danh định cho
quy định trong nhóm phép trong nhóm
(m3) (m3)
Bể mái 50 000 và lớn hơn Không phụ thuộc vào 200 000
nổi loại sản phẩm
Nhỏ hơn 50 000 Không phụ thuộc vào 120 000
loại sản phẩm
Bể có 50 000 Không phụ thuộc vào 200 000
phao bên loại sản phẩm
trong
Nhỏ hơn 50 000 Không phụ thuộc vào 120 000
loại sản phẩm
Bể mái 50 000 và nhỏ hơn DM&SPDM có nhiệt độ 120 000
cố định chớp cháy cao hơn 37,8 oC
50 000 và nhỏ hơn DM&SPDM có nhiệt độ 800
chớp cháy bằng và thấp hơn
37,8 oC

Giao nhận xăng dầu bằng xe bồn:


Xe bồn chở xăng dầu thường được đóng trên nền các thương hiệu xe lớn như: xe bồn
xăng dầu Hino, xe Kamaz bồn chở xăng dầu, xe bồn xăng dầu Hyundai, xe bồn
Fuso… các dòng xe bồn chở xăng dầu thường là: xe bồn 6 khối, xe bồn xăng dầu 7
khối, xe bồn 9 khối, xe bồn 10 khối, xe bồn chở xăng dầu 18m3, xe bồn chở xăng
20 khối, xe bồn 23 khối… Bồn xe chuyên dụng của dòng xe bồn chở xăng dầu thường
được dùng để chuyên chở các mặt hàng hóa chất, chất lỏng được đóng theo nhiều hình
dạng khác nhau.
Áp dụng định mức hao hụt xăng dầu cho Cửa hàng bán lẻ.
Bảng 3. Tỷ lệ hao hụt định mức của xăng dầu
Đơn vị tính: % số lượng xăng dầu (lít 150C)

Tỷ lệ hao hụt định mức


Tồn Súc rửa
Đối tượng áp Nhập Xuất
Chứa (lít/m3)
dụng
ĐM mới ĐM mới ĐM mới ĐM mới

Xăng các loại… 0,190 0,095 0,095 0,950

Dầu Hỏa(KO) 0,095 0,076 0,010 0,760

Diesel các
0,086 0,057 0,010 0,665
loại(DO)..

Quy trình nhập hàng:


Xe bồn:
1. Kiểm tra biên bản giao nhận, barem (nếu cần), siêu (niêm), hầm hàng, số lượng,
chủng loại, vị trí xe dừng.
2. Tháo Siêu, kiểm tra số lượng, chủng loại có đạt tới vạch (lưỡi gà), tùy theo thời
tiết và xe mà số lượng có thể đạt tới mức độ cho phép, quan sát xung quanh về độ an
toàn cháy nổ trước khi kết nối ống xã.
3. Kiểm tra ống xã, kết nối ống xã giữa từng hầm xe và bồn chứa trong kho. kiểm tra
bồn chứa về số lượng, chủng loại chuẩn bị nhập hàng, cho bơm hàng xuống bồn chứa.
4. kết thúc bơm hàng, kiểm tra lại đường ống, hầm xe, vét hầm xe bằng nhiều cách
có thể…
5. Kết thúc bơm hàng, kiểm tra bồn chứa, kí biên bản và lưu lại chai mẫu.

Giao nhận xăng dầu trên biển:


Tàu biển và sà lan có thể vận chuyển xăng dầu này đi khắp nơi trên thế giới. Vì những
con tàu này có thể chở được nhiều nhiên liệu nên chi phí cho mỗi thùng để vận chuyển
dầu này là rất rẻ. Những tàu chở dầu này cũng là cách duy nhất để vận chuyển dầu thô
qua các đại dương trong thực tế. Thông thường các tàu chở dầu lớn hơn được sử dụng
để vận chuyển nhiên liệu này trên phạm vi toàn cầu, đưa nhiên liệu từ lục địa này sang
lục địa khác. Sà lan giống tàu chở dầu hơn, nhưng nhỏ hơn và không có bất kỳ phương
pháp đẩy nào để di chuyển chúng. Chúng thường được đẩy hoặc kéo bằng tàu kéo. Điều
này làm cho sà lan rất kém hiệu quả trong việc vận chuyển loại dầu này trên quãng
đường dài. Sà lan cũng không được áp dụng để đi qua vùng biển động, vì vậy chúng
được sử dụng ở những vùng nước yên tĩnh hơn. Tuy nhiên, những sà lan này thường
được sử dụng để vận chuyển nhiên liệu với quãng đường ngắn hơn. Quá trình nhận
xăng trên đường biển, các tàu chở hàng sẽ tiếp cận các kho xăng trên biển, hoặc neo
đậu trực tiếp gần các giàn khoan để nhận hàng qua các ống dẫn dầu, xăng.
Quá trình giao xăng dầu ngoài biển và thủ tục:
Khi tàu chở các sản phẩm xăng dầu đến cảng dầu thô, thì những người quản lý của
cảng tàu sẽ bắt đầu thực hiện 1 quy trình khảo sát hàng và lấy lượng mẫu nhỏ dầu thô
để các nhà hóa học phân tích và đánh giá 1 cách độc lập với nhau, để so sánh kết quả
các lần thử, đảm bảo tính chính xác của xăng dầu.
Quy trình liên quan đến việc kết nối các ống chở hàng của bến với tàu chở dầu, và
các thiết bị trên cảng tàu.
 Nếu đảm bảo sẽ được cảng tàu cho phép dỡ hàng.
Các tàu chở hàng trước khi cập bến sẽ có sự hỗ trợ của các tàu bè hỗ trợ hay còn gọi
là các hoa tiêu để bến cảng cũng như thủy thủ trên tàu chuẩn bị trước lịch trình hoạt
động trước khi tàu cập cảng .
 Giúp cho thủy thủ chuẩn bị các giấy tờ cần thiết trước khi cập bến cũng
như có thể trao đổi trước thông tin về kế hoạch, cập nhật thời gian dỡ hàng, số
lượng hàng hóa….
Khi tàu cập bến, trạm kiểm soát an ninh và hệ thống giám sát có các quy định khác
nhau phụ thuộc vào mỗi quốc gia cũng như cảng tàu.
Một quy trình thường thấy là:
Kiểm dịch viên và nhân viên hải quan sẽ vào bến trước để làm thủ tục cho tàu trước
khi những người khác trên tàu được lên.
 Điều này giúp đảm bảo rằng tàu an toàn, không gây nguy hiểm cho bến
cảng về các yêu cầu về y tế cũng như giảm khả năng lây lan bệnh dịch, ngoài ra
việc làm thủ tục còn giúp đảm bảo mặt hang xăng dầu này là hàng hợp pháp tuân
theo các quy định pháp luận.
Sau khi làm thủ tục và được Hải quan thông quan, chủ tàu hoặc bên đại diện bến và
nhân viên khảo sát của bên mua, cùng với lực lượng hải quan sẽ điều phối hoạt động
của thủy thủ cũng như con tàu bao gồm:
+ Kết nối các ống dẫn
+ Thống nhất về kế hoạch dỡ hàng
+ Các thỏa thuận khác
Người kiểm duyệt thì có vai trò là đo lường số lượng cũng như đảm bảo chất lượng
xăng dầu đang được vận chuyển.
Các thông tin đo lường và đánh giá:
Ban đầu được đưa cho bản photo tài liệu về hang hóa nhập khẩu (thùng, số lượng)
Sau đó sẽ đươc lấy mẫu thử trong tank của toa chở hàng, đo nhiệt độ, % nước.
Quy trình nhập hàng của Công ty cổ phần Dầu khí Đông Dương (orient oil):
 Giao dầu qua hệ thống phao 1 điểm neo (nhà máy lọc dầu Dung Quất)
 Dầu thô được nhập vào nhà máy lọc dầu để chế biến thông qua hệ thống phao rót
dầu một điểm neo (SPM) có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải từ 80.000 đến
150.000 tấn (Sau khi nâng cấp, mở rộng 300.000 tấn) và đường ống dẫn dầu từ phao
đến khu bể chứa dầu thô dài khoảng 4,2km.

Hình 1. Phao rót dầu không bến


Các TCVN về nhập khẩu xăng
Riêng về chất lượng, các mặt hàng xăng dầu nhập khẩu và lưu thông trên thị trường
nội địa được quản lý hết sức nghiêm ngặt. Theo Quyết định 50/2006/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ ngày 7/3/2006 thì xăng và diesel nằm trong danh mục các mặt hàng
bắt buộc phải kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu vào Việt Nam. Căn cứ để kiểm tra là
Tiêu chuẩn Việt Nam, trong đó TCVN 6776:2005 được áp dụng cho mặt hàng xăng và
TCVN 5689:2005 được áp dụng cho mặt hàng dầu diesel. Các cơ quan chịu trách nhiệm
quản lý, giám sát là Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường - Chất lượng (Bộ Khoa học –
Công nghệ) và Bộ Thương mại.
Về việc thực hiện Quyết định 50/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đối với
mặt hàng xăng và diesel tại Petrolimex từ năm 2007 đến nay, ông Phạm Đức Thắng -
Trưởng phòng Xuất nhập khẩu Petrolimex – cho biết: “Tổng Công ty Xăng dầu Việt
Nam đã rất nỗ lực đàm phán, tạo nguồn xăng 92/95 và diesel đáp ứng tiêu chuẩn Việt
Nam (TCVN 2005) theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. Cụ thể, từ ngày 01/01 đến
31/5/2007, Petrolimex đã nhập khẩu 70 lô xăng và 47 lô dầu diesel 0,25% lưu huỳnh.
Tất cả các lô hàng trên đều đạt tiêu chuẩn TCVN 2005 và được các Trung tâm thuộc
Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường - Chất lượng Việt Nam chứng nhận. Các chỉ tiêu liên
quan đến sức khoẻ và môi trường được Petrolimex thực hiện nghiêm ngặt với mức độ
tiên tiến so với tiêu chuẩn”

Bảng 4. Chỉ tiêu chất lượng xăng dầu của Petrolimex so với tiêu chuẩn

You might also like