You are on page 1of 8

TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN, PHÂN PHỐI, GIAO NHẬN

CÁC SẢN PHẨM XĂNG DẦU

Học Phần: Sản Phẩm Dầu Mỏ Và Phụ Gia


Nhóm: 02
 Nguyễn Văn Dinh 20180660
 Nguyễn Văn Chính 20180649
 Vũ Tiến Đạt 20160977
 Nguyễn Hồng Dương 20180648
 Hoàng Văn Dương 20180676
A. VẬN TẢI DẦU KHÍ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

Hình 1. Tàu vận chuyển dầu

1. Bước quy trình vận chuyển dầu khí bằng đường biển

Dưới đây là hướng dẫn quy trình 7 bước thực hiê ̣n viê ̣c vâ ̣n chuyển dầu bằng đường biển :
Bước 1: Phía đơn vị vận tải sẽ tiến hành lấy các kiê ̣n hàng là dầu khí từ xưởng của
người xuất khẩu rồi mang đến cảng gửi hàng
Bước 2: Tiếp theo là đơn vị thực hiê ̣n viê ̣c khai báo hải quan, thông quan hàng hóa và
kiểm tra thực tế, tình trạng hàng của khách hiê ̣n như thế nào
Bước 3: Nhân viên chuyên trách sẽ đặt lịch tàu, sau đó thông báo và xác nhận lại
chính xác với khách hàng
Bước 4: Kế đến là xuất vận đơn (B/L) để làm giấy chứng nhận sở hữu hàng, thường
thì vâ ̣n đơn sẽ gồm 3 bản gốc và 3 bản copy làm chứng từ.
Bước 5: Khi các kiê ̣n hàng dầu đã đến cảng nhập khẩu, phía đơn vị vận chuyển sẽ làm
thủ tục hải quan, thông quan và kiểm hàng (nếu có) giúp khách hàng
Bước 6: Đơn vị vận chuyển nô ̣i địa sẽ giao hàng từ càng biển tới tận xưởng, kho cho
người nhận tại Việt Nam rồi đưa hàng từ cảng biển về đến công ty quý khách bằng xe tải
hoặc xe Container chuyên dụng
Bước 7: Giao và nhâ ̣n hàng dầu – Nhân viên giao nhận của công ty sẽ đến cảng hoặc
đại lý hãng tàu để đóng phí chứng từ, phí hàng lẻ để nhận lệnh giao hàng (D/O), sau đó
nhận viên giao nhận tiếp vận sẽ mang D/O và tìm vị trí để hàng an toàn
2. Ưu điểm của hình thức vận chuyển đường biển
Đặc điểm của vận tải đường biển có những ưu điểm vượt trội như sau:

 Các tuyến vận tải đường biển đa số là tự nhiên và được khai thác một cách hợp lí
mà không mất phí thi công, tu sửa hay lắp đặt.
 Năng lực chuyển chở của ngành vận tải biển là rất lớn.
 Hình thức vận chuyển đường biển không bị hạn chế như các hình thức vận chuyển
khác.

Vận chuyển bằng đường không sẽ có hạn chế về kích thước và khối lượng lô hàng, vận
chuyển về đường tàu hỏa sẽ có hạn chế về thời gian hay như vận chuyển bằng đường bộ
sẽ hạn chế về khối lương lô hàng và cả thời gian với những tuyến đường dài

 Do các tuyến đường là tự nhiên nên không mất các chi phí như bảo dưỡng, xây
dựng hay cải tạo.
Khả năng sử dụng vận chuyển đường biển bằng các Container chuyên dụng cao.

3. Một số quy định đặc thù

1. Trường hợp phải kiểm tra thực tế xăng, dầu, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất xăng
dầu hoặc gia công xuất khẩu xăng dầu thì công chức hải quan căn cứ vào kết quả giám
định của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định (dưới đây gọi tắt là thương nhân
giám định) về chủng loại mặt hàng, khối lượng (nếu là m 3, thùng thì khi khai báo hải quan
phải quy đổi đơn vị tính là tấn), trọng lượng, chất lượng để xác nhận kết quả kiểm tra thực
tế xăng dầu, nguyên liệu nhập khẩu vào tờ khai hải quan.
2. Xăng dầu chỉ được phép bơm lên kho hoặc sang phương tiện khác sau khi tờ khai hải
quan đã được Chi cục Hải quan (nơi thương nhân làm thủ tục) hoàn thành thủ tục đăng ký
tờ khai theo quy định của Luật Hải quan. 
3. Xăng dầu kinh doanh tạm nhập tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 120 ngày
kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Trường hợp cần kéo dài thời hạn,
thương nhân có văn bản gửi Chi Cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập đề nghị gia hạn,
việc gia hạn không quá 02 lần, mỗi lần không quá 30 ngày đối với mỗi lô hàng tạm nhập
tái xuất.
4. Trường hợp xăng dầu nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất
và pha chế xăng dầu, để gia công xuất khẩu xăng dầu thuộc danh mục phải kiểm tra về
chất lượng nhưng chưa có Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng lô hàng
đáp ứng yêu cầu chất lượng nhập khẩu thực hiện như sau:
4.1. Đối với xăng dầu nhập khẩu:
a. Nếu kho của thương nhân có bồn, bể rỗng thì bơm vào bồn, bể rỗng đó. Sau khi bơm
xong xăng dầu, công chức hải quan niêm phong bồn, bể. Khi có Thông báo kết quả kiểm
tra nhà nước về chất lượng lô hàng đáp ứng yêu cầu chất lượng nhập khẩu thì Hải quan
mới quyết định thông quan và thương nhân mới được phép mở niêm phong hải quan, đưa
xăng dầu vào sử dụng.
b. Nếu kho của thương nhân không có bồn, bể rỗng thì bơm vào bồn, bể đang chứa xăng
dầu cùng loại. Sau khi bơm xong xăng dầu, công chức hải quan niêm phong bồn, bể và
chờ kết quả kiểm tra chất lượng. Nếu cơ quan kiểm tra Thông báo kết quả kiểm tra nhà
nước về chất lượng lô hàng không đáp ứng yêu cầu chất lượng nhập khẩu thì toàn bộ xăng
dầu (cả cũ và mới) bị xử lý theo quy định của pháp luật. Thương nhân chịu trách nhiệm
trước pháp luật về việc này.
c. Trường hợp bồn, bể của các kho chứa xăng dầu được thiết kế nhiều đường ống dẫn
xăng dầu liên hoàn giữa các bồn, bể với nhau thì sau khi bơm xong xăng dầu từ phương
tiện vận chuyển vào bồn, bể công chức hải quan không phải niêm phong bồn, bể và giao
chủ hàng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giữ nguyên trạng xăng dầu cho đến khi
có kết luận của cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng xăng dầu. Nếu cơ quan kiểm tra
thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng lô hàng không đáp ứng yêu cầu chất
lượng nhập khẩu thì công chức hải quan căn cứ thực tế xăng dầu để xử lý theo quy định
tại tiết b, điểm 4.1, khoản 4, Điều 2 Thông tư này.
4.2. Đối với xăng dầu tạm nhập tái xuất: 
a. Nếu xăng dầu được bơm vào bồn, bể rỗng, giữ nguyên trạng và niêm phong hải quan
cho đến khi tái xuất thì không phải kiểm tra về chất lượng.
b. Nếu xăng dầu được bơm vào bồn, bể đang chứa xăng dầu kinh doanh thì phải đảm bảo
các điều kiện sau:
b1. Xăng dầu tạm nhập phải cùng chủng loại với xăng dầu đã có sẵn trong bồn, bể chứa.
b2. Phải kiểm tra nhà nước về chất lượng như đối với xăng dầu nhập khẩu.
Trường hợp cơ quan kiểm tra về chất lượng Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất
lượng lô hàng không đáp ứng yêu cầu chất lượng nhập khẩu thì xử lý theo quy định tại
tiết b, điểm 4.1, khoản 4, Điều 2 Thông tư này.
4.3. Đối với xăng dầu chuyển tải, sang mạn:
Thực hiện khai báo hải quan với Chi cục Hải quan trước khi thực hiện việc chuyển tải,
sang mạn. Xăng dầu được hoàn thành thủ tục hải quan và thông quan khi thương nhân đã
nộp Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng lô hàng đáp ứng yêu cầu chất
lượng nhập khẩu của cơ quan kiểm tra về chất lượng. Xăng dầu chuyển tải, sang mạn phải
được lưu trữ riêng tại các kho, bồn, bể chứa riêng.
4.4. Đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế xăng dầu, gia công xuất khẩu
xăng dầu:
Hải quan chỉ làm thủ tục nhập khẩu nguyên liệu khi thương nhân nộp Thông báo kết quả
kiểm tra nhà nước về chất lượng lô hàng đáp ứng yêu cầu chất lượng nhập khẩu.
B. VẬN CHUYỂN XĂNG DẦU ĐƯỜNG BỘ

1. Tìm hiểu chung về phương tiện vận chuyển xăng dầu bằng đường bộ:
- Xe bồn, xe xitec (hay đối với xe chuyên chở nhiên liệu là xe chở xăng dầu) là một
loại xe có động cơ, kích thước lớn, được thiết kế đặc biệt để mang các loại chất lỏng,
hàng hóa...trên đường. Các loại xe lớn như vậy được thiết kế tương tự như tàu hỏa mà còn
được thiết kế để mang tải khí hoá lỏng. Bể xe tải lớn; nó có thể được cách nhiệt hoặc
không cách điện; áp lực hay không áp lực; và được thiết kế cho các xe tải một hoặc nhiều
bể chứa. Nó rất khó lái do trung tâm lực hấp dẫn cao
- Xe bồn được mô tả bởi kích thước của chúng hoặc khối lượng, công suất. Xe tải
lớn thường có dung tích từ 20.800 đến 43.900 lít. Tại Australia, xe tải tàu hỏa có đến ba
chiếc thùng dài, mang trọng tải vượt quá 100.000 lít. Tàu đường dài vận chuyển chất lỏng
cũng được sử dụng.
- Một chiếc xe tải thùng được phân biệt bởi hình dạng của nó, thường là một thùng
hình trụ trên chiếc xe nằm ngang. Một số ít nhìn thấy giữa xe bồn làm với mục đích sử
dụng: phù hợp với quy định của thực phẩm con người, khả năng làm lạnh, kháng axit, khả
năng tạo áp lực, và nhiều hơn nữa. Các xe bồn sẽ hầu như luôn luôn có nhiều ngăn hoặc
vách ngăn để ngăn chặn trào tải gây mất ổn định xe.
2. Quy trình giao nhập hàng đối với xe bồn
1. Kiểm tra biên bản giao nhận, barem (nếu cần), siêu (niêm), hầm hàng, số lượng,
chủng loại, vị trí xe dừng.
2. Tháo Siêu, kiểm tra số lượng, chủng loại có đạt tới vạch (lưỡi gà), tùy theo thời tiết
và xe mà số lượng có thể đạt tới mức độ cho phép, quan sát xung quanh về độ an toàn
cháy nổ trước khi kết nối ống xã.
3. Kiểm tra ống xã, kết nối ống xã giữa từng hầm xe và bồn chứa trong kho. kiểm tra
bồn chứa về số lượng, chủng loại chuẩn bị nhập hàng, cho bơm hàng xuống bồn chứa.
4. kết thúc bơm hàng, kiểm tra lại đường ống, hầm xe, vét hầm xe bằng nhiều cách có
thể…
5. Kết thúc bơm hàng, kiểm tra bồn chứa, kí biên bản và lưu lại chai mẫu.
3. Quy định về vận chuyển hóa chất, xăng dầu bằng đường bộ:
- Xăng dầu là những chất dễ cháy, do đó bồn phải đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế bồn
chứa xăng dầu theo quy định của Nhà nước.

- Để đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ, bồn chứa xăng dầu cần phải đạt những
tiêu chuẩn về vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ được quy định tại Thông tư
66/2014/TT-BCA hướng dẫn chi tiết một số quy định về phòng cháy, chữa cháy theo
Nghị định 79/2014/NĐ-CP và Luật Phòng cháy và chữa cháy.

- Theo đó, cá nhân, tổ chức phải tuân thủ một số quy định như sau:
 Động cơ phương tiện phải được cách ly với khoang chứa hàng bằng vật liệu không
cháy hoặc khoang đệm theo quy định; Ống xả động cơ được đặt ở vị trí kín hoặc
được che chắn, bảo đảm an toàn về cháy, nổ;
 Hệ thống điện bao gồm cả bình ắc quy phải bảo đảm an toàn về yếu tố kỹ thuật,
không xảy ra rủi ro phát sinh tia lửa; dây dẫn điện bằng lõi đồng cách điện và có
tiết diện theo thiết kế phù hợp;
 Sàn, kết cấu khoang chứa hàng làm bằng vật liệu không cháy hoặc khó cháy và
không phát sinh tia lửa do ma sát;
 Có mái che chống mưa, nắng; trang bị đầy đủ phương tiện phòng cháy và chữa
cháy.

- Mỗi xe bồn chứa xăng dầu phải được trang bị ít nhất hai bình bột chữa cháy loại 9
kg đặt ở ngoài xe và một bình bột hoặc CO2 loại 2,5 kg đặt trong cabin xe.
 Bảo đảm điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
 Đối với phương tiện chở chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ có dây tiếp đất. Xe bồn
vận chuyển khí đốt hóa lỏng thực hiện theo quy định về khí đốt hóa lỏng - Xe bồn
vận chuyển
- Yêu cầu an toàn về thiết kế, chế tạo và sử dụng (Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6484).
 Đối với phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường bộ,
đường sắt phải có biểu trưng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ (theo mẫu) ở kính
phía trước và hai bên thành phương tiện.
 Đối với bồn chứa xăng dầu phải được sơn chữ cảnh báo cháy “CẤM LỬA” dọc 2
bên thân bồn và phía sau bồn.
 Đối với phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường
thủy, ban ngày phải cắm cờ báo hiệu chữ “B”, ban đêm phải có đèn báo hiệu phát
sáng màu đỏ.

- Về xitec chở hóa chất:


 Được Cơ khí Xăng dầu tính toán, thiết kế, đóng mới bồn chở hóa chất trên cơ sở sơ
mi rơ mooc 3 trục, Sơ mi rơ mooc xitec chở hóa chất 27 khối được Cục Đăng
Kiểm cho phép lưu thông tại Việt Nam. Với kết cấu 6 ngăn (khoang) độc lập được
chia theo tỉ lệ phù hợp và hệ thống đường ống xuất chất lượng cao, cho phép việc
xuất nhập hóa chất được dễ dàng và an toàn.
 Thân xitec (bồn), đầu chỏm và vách ngăn của sơ mi rơ mooc chở hóa chất được
làm bằng Inox 304 dày 4mm đảm bảo khả năng chịu được sự ăn mòn từ hóa chất
và áp lực xô đẩy trong quá trình vận chuyển.
 Ngoài các kết cấu chính, các phụ kiện của xitec chở hóa chất cũng được trang bị
đầy đủ như: Bình chữa cháy, Xích tiếp đất, decal CẤM LỬA,…

C. GIAO NHẬN TẠI CÁC CÂY XĂNG


Xăng dầu được vận chuyển từ các kho đầu mối nhập khẩu, các nhà máy đến các cảng và đại lý
tiêu thụ trong cả nước. Vận tải xăng dầu trên đất liền thường sử dụng xe bồn xitec có kích thước
bồn 10m3, 20m3, 30m3,... Xăng dầu sẽ bơm từ bồn xe xitec vào các bồn chứa tại cây xăng. Tại
các cửa hàng xăng dầu, bồn chứa được chôn dưới lòng đất và phải tuân thủ theo điều 8 Thông tư
15/2020/TT-BCT ngày 30/6/20 của Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu. Các cửa hàng xăng dầu sẽ bán lẻ xăng dầu tại các cột bơm.

Theo Điều 1 Thông tư 08/2018/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung Khoản 7 Điều 6 Thông tư
15/2015/TT-BKHCN, thương nhân bán lẻ xăng dầu phải thực hiện các quy định về đo lường sau
đây:

Cột đo xăng dầu được sử dụng để xác định lượng xăng dầu trong mua bán, thanh toán giữa các tổ
chức, cá nhân phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

 Các bộ phận, chi tiết, chức năng của cột đo xăng dầu phải phù hợp với mẫu đã được phê duyệt;
trường hợp kiểm định lần đầu tiên trước khi đưa vào sử dụng, các bộ phận, chi tiết của cột đo
xăng dầu phải bảo đảm mới 100%;

 Các bộ phận, chi tiết, chức năng có khả năng can thiệp làm thay đổi các đặc tính kỹ thuật đo
lường chính của cột đo xăng dầu phải được niêm phong hoặc kẹp chì của tổ chức kiểm định;

 Các cầu dao, thiết bị đóng ngắt nguồn điện của các cột đo xăng dầu trong cửa hàng bán lẻ xăng
dầu phải bảo đảm các quy định về an toàn, phòng chống cháy nổ và chỉ được lắp đặt tại một vị
trí. Vị trí lắp đặt này phải thuận tiện cho việc ra vào thực hiện việc đóng ngắt nguồn điện khi cần
thiết; không được lắp đặt tại các vị trí kín đáo, khó tiếp cận. Nguồn cung cấp điện cho cột đo
xăng dầu không được đóng ngắt bằng các phương tiện, thiết bị điều khiển từ xa;

 Các công tắc điều khiển liên quan tới mạch điều khiển của cột đo xăng dầu không được lắp đặt
ra bên ngoài cột đo (trừ công tắc kết thúc quá trình cấp phát xăng dầu theo thiết kế của nhà sản
xuất).

 Không được phép sử dụng các phương tiện, thiết bị (ví dụ như bộ điều khiển từ xa, điện thoại
di động, máy tính,..) có thể tác động làm thay đổi các đặc tính kỹ thuật đo lường chính của cột đo
xăng dầu.
 Đã được kiểm định theo quy định của pháp luật về đo lường; chứng chỉ kiểm định (dấu kiểm
định, tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định) phải còn thời hạn giá trị.

Tuân thủ yêu cầu sử dụng cột đo xăng dầu theo hướng dẫn của cơ sở sản xuất, nhập khẩu.

Sai số kết quả đo lượng xăng dầu không được vượt quá 1,5 lần giới hạn dương của sai số cho
phép của phương tiện đo được sử dụng để bán xăng dầu. Kết quả đo lượng xăng dầu được xác
định tại điều kiện đo thực tế. Có sẵn các ca đong, bình đong có dung tích 1 L, 2 L, 5 L, 10 L và
các ống đong chia độ có phạm vi đo phù hợp để tự kiểm tra định kỳ theo quy định tại Khoản 5
Điều 6 Thông tư 15/2015/TT-BKHCN. Các ca đong, bình đong phải được kiểm định ban đầu và
không bị móp méo, hư hỏng trong quá trình sử dụng.

Xây dựng kế hoạch và định kỳ theo tháng thực hiện tự kiểm tra ít nhất một lần đối với phương
tiện đo, điều kiện thực hiện phép đo để bảo đảm lượng xăng dầu trong bán lẻ cho khách hàng phù
hợp với quy định tương ứng tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư 15/2015/TT-BKHCN. Hồ sơ thực hiện
việc định kỳ tự kiểm tra phải được lưu giữ tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu cho tới khi hoàn thành
lần kiểm định tiếp theo của phương tiện đo.

You might also like