You are on page 1of 166

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA ĐIỆN

ĐỒ ÁN LIÊN MÔN 3
NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HOÁ

ĐỀ TÀI:

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI


CÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN KIM ÁNH


ThS. NGUYỄN VĂN TẤN
TS. VÕ QUANG SƠN

Đà Nẵng, tháng 8/2021


THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

MỞ ĐẦU

Hiện nay,chúng ta còn thiếu nhiều các nghiên cứu cơ bản để xác định các thông số
tính toán thiết kế của các công trình đơn vị trong công nghiệp xử lý nước thải . Do
vậy,trong bài nghiên cứu này nhóm đã đưa ra cách tiến hành xác định các thông số
tính toán thiết kế phù hợp với điều kiện của nhà máy đề ra,và cách điều khiển cơ bản
cho một hệ thống xử lý nước thải công nghiệp.

Ngoài ra trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nước nhà, công nghiệp Điện
Lực giữ một vai trò đặc biệt quan trọng bởi vì điện năng là nguồn năng lượng được
dùng rộng rãi nhất trong các ngành kinh tế quốc dân. Khi xây dựng một nhà máy, một
khu kinh tế, khu dân cư, thành phố trước tiên người ta phải xây dung hệ thống cung
cấp điện để cung cấp điện năng cho các máy móc và nhu cầu sinh hoạt của con người.
Sự phát triển của các ngành công nghiệp và nhu cầu sử dụng điện năng đã làm cho sự
phát triển không ngừng của hệ thống điện cả về công suất truyền tải và mức độ phức
tạp với sự yêu cầu về chất lượng, điện năng ngày càng cao, đòi hỏi người làm chuyên
môn cần phải nắm vững kiến thức cơ bản, và hiểu biết sâu rộng về hệ thống điện.

Tuy nhiên bài nghiên cứu này chỉ mang tính chất tham khảo hơn là các ví dụ mẫu về
tính toán thiết kế công nghệ xử lý nước thải.Trong quá trình nghiên cứu đồ án do thời
gian có hạn và hạn chế về kiến thức nên đồ án khó tránh khỏi những thiếu sót ,kính
mong nhận được những ý kiến đóng góp của các Thầy Cô giáo và các bạn.

I
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA ĐIỆN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BỘ MÔN TỰ ĐỘNG HÓA

Đà Nẵng, ngày … tháng … năm 2021

BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC CỦA PBL3

ST HỌ VÀ TÊN NHIỆM VỤ TRANG


T

1 Phan Xuân Hòa - Tính chọn ,kiểm tra thiết bị mạng cao áp và 46
mạng hạ áp cung cấp điện cho nhà máy.
(Nhóm trưởng)
- Tính toán tổn thất điện áp.
85
- Viết chương trình cho block 0
119
- Thực hiện bản vẽ mặt bằng và mô hình 3D
43
cho nhà máy
- Thực hiện hình vẽ sơ đồ tổn thất điện áp trên
hệ thống 85

- Thực hiện bản vẽ cho tủ điều khiển 104

- Thực hiện bản vẽ cho tủ phân phối 68

- Thực hiện bản vẽ cho tủ chiếu sáng. 84

2 Nguyễn Tam Đạt - Tìm hiểu cơ cấu chấp hành và cảm biến có 4
trong bể trung hòa , bồn Bazo,bồn Axit .
- Nghiên cứu nguyên lý hoạt động bể trung
22
hòa,bồn chứa Axit và bồn Bazo,.
- Tính toán thông số các thiết bị và kích thước
bể. 24

- Thiết kế,tính chọn và kiểm tra thiết bị điện 70


cho tủ động lực ở bể trung hòa.
- Thiết kế và thực hiện vẽ mạch điều khiển và 80
mạch động lực ,mạch trung gian cho bể trung
hòa bằng CADe simu.
- Thực hiện vẽ tủ trung hòa bằng AutoCAD 80
II
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

- Viết chương trình cho khu vực bể trung hòa


- Viết bài thuyết minh bằng PowerPoint. 126

3 Bùi Phạm Kha - Tìm hiểu cơ cấu chấp hành và cảm biến có 4
trong bể lắng 2 , bể Aerotank,bể chứa bùn.
- Nghiên cứu nguyên lý hoạt động bể lắng 2
31 & 39
và bể Aerotank,bể chứa bùn.
- Tính toán thông số các thiết bị và kích thước
bể. 32& 39

- Thiết kế, tính chọn và kiểm tra thiết bị điện 70


cho tủ động lực ở bể lắng 2 và bể Aerotank.
- Thiết kế và thực hiện vẽ mạch điều khiển và 82
mạch động lực ,mạch trung gian cho bể lắng 2
và bể Aerotank bằng CADe simu.
- Thực hiện vẽ tủ Aerotank và lắng 2 bằng 82
AutoCAD
- Viết chương trình cho khu vực bể Aerotank 137
và lắng 2.
- Tính toán bù công suất phản kháng để nâng
91
cao hệ số công suất của nhà máy.

4 Lê Đức Anh - Tìm hiểu cơ cấu chấp hành và cảm biến có 4


trong bể lắng 1, bể khử trùng và bể lưu lượng.
- Nghiên cứu nguyên lý hoạt động bể lắng 1
26 & 36
,bể khử trùng và bể lưu lượng.
- Tính toán thông số các thiết bị và kích thước
bể. 27 & 37

- Thiết kế, tính chọn và kiểm tra thiết bị điện


cho tủ động lực ở bể lắng 1 ,bể khử trùng và 70
bể lưu lượng.
- Thiết kế và thực hiện vẽ mạch điều khiển và
mạch động lực, mạch trung gian cho bể lắng 1
và bể khử trùng bằng CADe simu. 81 & 83
- Thực hiện vẽ tủ Lắng 1 và khử trùng bằng
III
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

AutoCAD
- Viết chương trình cho khu vực bể lắng 1 và 81 & 83
khử trùng.
- Xây dựng lưu đồ thuật toán các bể.
133 &
140
105

5 Nguyễn Đại Hiệp - Tìm hiểu cơ cấu chấp hành và cảm biến có 4
trong bể thu gom và bể cân bằng.
- Nghiên cứu nguyên lý hoạt động bể thu
16 & 18
gom và bể cân bằng.
- Tính toán thông số các thiết bị và kích thước
17 & 19
bể.
- Thiết kế, tính chọn và kiểm tra thiết bị điện
cho tủ động lực ở bể thu gom và bể cân bằng. 70

- Thiết kế và thực hiện vẽ mạch điều khiển và


mạch động lực ,mạch trung gian cho bể thu 78 & 79
gom và bể cân bằng bằng CADe simu.
- Thực hiện vẽ tủ thu gom và cân bằng bằng
AutoCAD 78 & 79

- Viết chương trình cho khu vực bể thu gom 121-123


và bể cân bằng.
- Tính toán nối đất,chống sét cho nhà máy. 97
NHIỆM VỤ CHUNG

- Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải.

- Viết bài báo cáo tổng hợp.

MỤC LỤC
IV
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

MỞ ĐẦU....................................................................................................................... I

BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC CỦA PBL3.......................................................II

DANH MỤC BẢNG..................................................................................................IX

DANH MỤC HÌNH VẼ............................................................................................XI

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................XIV

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG..........................................................................1

1.1. Giới thiệu về nhà máy...........................................................................................1


1.1.1. Vị trí địa lý.......................................................................................................1
1.1.2. Thông số cơ bản của nhà máy...........................................................................1

1.2. Quy trình công nghệ.............................................................................................2

1.3. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................3

CHƯƠNG II. SƠ LƯỢC VỀ CÁC CƠ CẤU CHẤP HÀNH VÀ CẢM BIẾN SỬ


DỤNG TRONG HỆ THỐNG.....................................................................................4

2.1. Cơ cấu chấp hành.................................................................................................4


2.1.1. Hệ thống máy sục khí.......................................................................................4
2.1.2. Máy khuấy........................................................................................................7
2.1.3. Máy bơm chìm.................................................................................................7
2.1.4.Van điện từ (Solenoid valve)............................................................................8
2.1.5. Máy bơm bùn.................................................................................................10

2.2. Cảm biến.............................................................................................................. 12


2.2.1. Cảm biến đo độ pH.........................................................................................12
2.2.2.Cảm biến đo mực nước....................................................................................13
2.2.3. Cảm biến đo mức bùn.....................................................................................15

CHƯƠNG III. CẤU TẠO , NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ TÍNH TOÁN CÁC
THÔNG SỐ CHO HỆ THỐNG................................................................................16

3.1. Bể thu gom...........................................................................................................16

3.2. Bể Cân Bằng........................................................................................................17

3.3. Bồn định lượng....................................................................................................21


V
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

3.4. Bể trung hòa........................................................................................................22

3.5. Bể lắng 1 ( Bể lắng ngang ).................................................................................26

3.6. Bể Aerotank........................................................................................................31

3.7. Bể lắng 2..............................................................................................................34

3.8. Bể khử trùng và Bể Lưu Lượng.........................................................................36

3.9. Bể chứa bùn.........................................................................................................39

CHƯƠNG IV. THIẾT KẾ MẶT BẰNG TỔNG THỂ CHO NHÀ MÁY..............43

4.1. Kích thước tính toán của các bể.........................................................................43

4.2. Thiết kế mặt bằng...............................................................................................44

CHƯƠNG V. THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN CUNG CẤP ĐIỆN CHO NHÀ MÁY...46

PHẦN 1. THIẾT KẾ MẠNG ĐIỆN CAO ÁP CHO NHÀ MÁY...........................48

5.1.1. Thiết kế trạm biến áp tổng..............................................................................48

5.1.2. Tính chọn máy cắt đầu nguồn.........................................................................52

5.1.3. Tính chọn cáp cao áp và xác định tổn thất công suất trên đường dây.........52

5.1.4. Chọn cầu dao cao áp ( Dao cách ly – DCL )...................................................54

5.1.5. Chọn cầu chì cao áp.........................................................................................55

5.1.6. Chọn chống sét van..........................................................................................56

5.1.7. Tính toán ngắn mạch cao áp...........................................................................56

5.1.8. Kiểm tra các thiết bị điện cao áp....................................................................58

PHẦN 2. THIẾT KẾ MẠNG ĐIỆN HẠ ÁP............................................................59

5.2.1. Tính chọn Aptomat tổng..................................................................................60

5.2.2. Tính chọn cáp tổng hạ áp................................................................................61

5.2.3. Tính chọn thanh cái ( Thanh góp ).................................................................62

VI
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

5.2.4. Chọn các Aptomat nhánh................................................................................62

5.2.5. Tính chọn dây dẫn của các nhánh..................................................................63

5.2.6. Tính toán ngắn mạch phía hạ áp....................................................................64

5.2.7. Kiểm tra các thiết bị điện hạ áp......................................................................67

5.2.8. Thiết kế tủ chuyển đổi nguồn tự động ATS...................................................68

PHẦN 3. LỰA CHỌN THIẾT BỊ VÀ THIẾT KẾ TỦ ĐỘNG LỰC.....................70

5.3.1.Dòng điện tính toán của các tủ động lực.........................................................70

5.3.2. Tính chọn aptomat...........................................................................................71

5.3.3. Tính chọn Contactor và Rơle nhiệt đi kèm....................................................71

5.3.4. Tính chọn dây dẫn...........................................................................................73

5.3.5. Tính toán ngắn mạch.......................................................................................75

5.3.6. Kiểm tra thiết bị...............................................................................................76

5.3.7. Thiết kế tủ động lực.........................................................................................78

5.3.8. Tính toán tổn thất điện áp cho hệ thống........................................................85

5.3.9. Mô phỏng và đánh giá hệ thống bằng ETAP.................................................87

CHƯƠNG VI. TÍNH TOÁN BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG ĐỂ NÂNG CAO
HỆ SỐ CÔNG SUẤT CHO NHÀ MÁY...................................................................91

6.1.Đặt vấn đề.............................................................................................................91

6.2. Xác định dung lượng bù cần thiết cho toàn nhà máy.......................................92

6.3. Phân bố dung lượng bù cho các nhánh.............................................................93

6.4.Chọn thiết bị bù...................................................................................................95

CHƯƠNG VII. TÍNH TOÁN NỐI ĐẤT..................................................................97

7.1.Tính điện trở nối đất cần thiết............................................................................97

7.2.Xác định điện trở nối đất nhân tạo.....................................................................98

VII
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

7.3.Thiết kế nối đất nhân tạo.....................................................................................98

CHƯƠNG VIII. THIẾT KẾ LƯU ĐỒ THUẬT TOÁN VÀ CHƯƠNG TRÌNH


ĐIỀU KHIỂN...........................................................................................................101

8.1. Giới thiệu về bộ điều khiển...............................................................................101


8.1.1. Tổng quan về PLC........................................................................................101
8.1.2. Thông số kỹ thuật của bộ điều khiển............................................................101
8.1.3. Ngôn ngữ lập trình........................................................................................103
8.1.4. Thiết kế tủ điều khiển PLC...........................................................................104

8.2.Lưu đồ thuật toán..............................................................................................105


8.1.1. Vùng 1 – Bể thu gom....................................................................................105
8.1.2.Vùng 2 – Bể cân bằng....................................................................................106
8.1.3.Vùng 3 – Bể trung hòa...................................................................................107
8.1.4.Vùng 4 – Bể Lắng 1.......................................................................................108
8.1.5.Vùng 5 – Bể Aerotank...................................................................................109
8.1.6.Vùng 6 – Bể lắng 2........................................................................................110
8.1.7. Vùng 7 - Bể khử trùng..................................................................................111

8.2.Chương trình điều khiển...................................................................................112


8.2.1. Bảng phân kênh các thiết bị vào ra...............................................................112
8.2.2. Chương trình điều khiển...............................................................................119

KẾT LUẬN..............................................................................................................143

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................144

VIII
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Thông số kĩ thuật máy khuấy chìm GM17A1T

Bảng 3.1. Thời điểm hoạt động của thiết bị trong bể cân bằng

Bảng 3.2.Bảng kết quả tính toán phụ tải của nhà máy xử lý nước thải

Bảng 4.1.Bảng số liệu kích thước mặt bằng của nhà máy

Bảng 5.1.Máy biến áp và máy phát dự phòng được chọn

Bảng 5.2. Thông số của máy biến áp

Bảng 5.3.Tổn thất điện năng của trạm biến áp

Bảng 5.4. Thông số máy cắt đầu nguồn

Bảng 5.5. Thông số của cáp cao áp

Bảng 5.6. Thông số dao cách ly

Bảng 5.7. Thông số cầu chì cao áp

Bảng 5.8. .Điện trở và điện kháng của đường dây trên không

Bảng 5.9. Giá trị dòng ngắn mạch và dòng xung kích

Bảng 5.10. Thông số aptomat tổng

Bảng 5.11. Thông số dây cáp tổng

Bảng 5.12. Thông số của các aptomat nhánh

Bảng 5.13. Thông số của các dây dẫn từng nhánh

Bảng 5.14. Dòng điện tính toán của tủ động lực

Bảng 5.15. Chọn aptomat cho từng thiết bị trong tủ động lực

Bảng 5.16. Thông số contactor ST-20 của Mitsubishi

Bảng 5.17. Contactor và Relay nhiệt cho các cơ cấu chấp hành trong tủ động lực

Bảng 5.18. Tiết diện dây dẫn của từng tủ động lực
IX
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Bảng 6.1. Dung lượng bù cho các nhánh

Bảng 6.2. Thiết bị bù công suất

X
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Quy trình công nghệ của nhà máy


Hình 2.1. Cấu tạo máy thổi khí của Longtech – Đài Loan.
Hình 2.2. Đĩa phân phối khí bọt mịn lưu lượng : 0,02 – 0,2 m3/ phút.
Hình 2.3. Đĩa phân phối khí bọt lớn lưu lượng : 0,08 – 0,1 m3 / phút.
Hình 2.4. Một số hình ảnh về máy khuấy chìm
Hình 2.5.Sơ đồ cấu tạo máy khuấy chìm Faggiolati GM17A471T1-4V2AK0
Hình 2.6. Sơ đồ cấu tạo máy bơm chìm nước dạng li tâm
Hình 2.7. Cấu tạo của van điện tử
Hình 2.8. Cấu tạo của máy bơm bùn
Hình 2.9. Cấu tạo của cảm biến đo độ pH
Hình 2.10. Nguyên lý hoạt động của cảm biến mực nước

Hình 2.11. Các kích thước của cảm biến mực nước CLS-23N

Hình 2.12.Cảm biến đo mức bùn RFLS-28

Hình 2.13.Vị trí lắp đặt cảm biển đo mức bùn


Hình 3.1. Cấu tạo bể thu gom
Hình 3.2. Tổng thể bể cân bằng
Hình 3.3. Cấu tạo của bể cân bằng
Hình 3.4. Tổng thể bồn định lượng
Hình 3.5. Tổng thể bể trung hòa
Hình 3.6. Cấu tạo của bể trung hòa
Hình 3.7. Bồn chưa Axit và Bazo
Hình 3.8. Tổng thể bể lắng 1
Hình 3.9. Cấu tạo của bể lắng 1
Hình 3.10. Chi tiết chiều cao của bể lắng 1
Hình 3.11. Cấu tạo của bể Aerotank
Hình 3.12. Tổng thể bể lắng 2

XI
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Hình 3.13. Cấu tạo của bể lắng 2


Hình 3.14. Cấu tạo của bể khử trùng
Hình 3.15. Tổng thể bể chứa bùn
Hình 4.1. Vị trí của các bể trong khuôn viên 500 m2
Hình 4.2. Mô phỏng 3D mặt bằng nhà máy
Hình 5.1. Sơ đồ hệ thống cung cấp điện cho nhà máy.
Hình 5.2.Sơ đồ cấp điện mạng cao áp của nhà máy
Hình 5.3. Sơ đồ nguyên lý và sơ đồ thay thế mạng cao áp
Hình 5.4. Sơ đồ cấp điện mạng hạ áp của nhà máy
Hình 5.5. Sơ đồ nguyên lý và sơ đồ thay thế tính toán ngắn mạch hạ áp.
Hình 5.6. Bộ chuyển đổi nguồn tự động
Hình 5.7. Tủ chuyển động nguồn tự động ATS
Hình 5.8. Sơ đồ nguyên lý mạch động lực và mạch điều khiển bể thu gom
Hình 5.9. Thiết kế tủ động lực của bể thu gom
Hình 5.10. Sơ đồ nguyên lý mạch động lực và mạch điều khiển bể cân bằng
Hình 5.11. Thiết kế tủ động lực bể cân bằng
Hình 5.12. Sơ đồ nguyên lý mạch động lực và mạch điều khiển bể trung hòa
Hình 5.13. Thiết kể tủ động lực bể trung hòa
Hình 5.14. Sơ đồ nguyên lý mạch động lực và mạch điều khiển bể lắng 1
Hình 5.15. Thiết kế tủ động lực bể lắng 1
Hình 5.16. Sơ đồ nguyên lý mạch động lực và mạch điều khiển bể Aerotank, bể
lắng 2
Hình 5.17. Thiết kế tủ động lực bể Aerotank, bể lắng 2
Hình 5.18. Sơ đồ nguyên lý mạch động lực và mạch điều khiển bể khử trùng
Hình 5.19. Thiết kế tủ động lực bể khử trùng
Hình 5.20. Sơ đồ nguyên lý mạch động lực và mạch điều khiển hệ thống chiếu
sang
Hình 5.21. Thiết kế tủ động lực chiếu sang
XII
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Hình 5.22. Giản đồ tính toán tổn thất điện áp


Hình 5.23. Mô phỏng hệ thống cung cấp điện trong phần mềm ETAP
Hình 6.1. Sơ đồ phân phối công suất bù
Hình 8.1. FX3U – 80MR/DS thực tế
Hình 8.2. Sơ đồ đấu dây ngõ vào của PLC
Hình 8.3. Sơ đồ nối dây ngõ ra của PLC
Hình 8.4. Tủ điều khiển PLC của nhà máy

XIII
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1. PLC : Programmable Logic Controller


2. V.B : Máy bơm chìm
3. V.PL : Phao đo mực nước thấp
4. V.PM : Phao đo mức nước trung bình
5. V.PH : Phao đo mức nước cao
6. V.MSK : Máy sục khí
7. V.MK : Máy khuấy chìm
8. V.DPH : Cảm biến đo nồng độ pH
9. V.AX : Máy bơm axit
10. V.PAX : Phao đo mức axit
11. V.BZ : Máy bơm bazo
12. V.PBZ : Phao đo mức bazo
13. PAC (Poly Aluminium Chloride) : 1 loại phèn nhôm tồn tại dạng polyme
14. DDUC : Cảm biến đo độ đục
15. V.MBL : Cảm biến đo mức bùn thấp
16. V.MBH : Cảm biến đo mức bùn cao
17. V.BB : Máy bơm bùn
18. TBA : Trạm biến áp
19. MBA : Máy biến áp
20. DCL : Dao cách ly
21. TDL : Tủ động lực

XIV
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG

1.1. Giới thiệu về nhà máy

1.1.1. Vị trí địa lý

Nhà máy xử lý nước thải công nghiệp là nhà máy có 100% vốn đầu tư của doanh
nghiệp tư nhân, có nhiệm vụ xử lý lượng nước thải ra từ các hoạt động khác bên trong
khu công nghiệp quy mô nhỏ. Toàn bộ khuôn viên nhà máy xử lý nước thải rộng gần
500 m2 , nằm trên vùng đất tương đối bằng phẳng. Đây là một nhà máy nhỏ với tổng
công suất hơn 100 kW , làm việc 3 ca/ ngày.
Như chúng ta đã biết , sự ra đời và hoạt động của các khu công nghiệp này cũng sẽ
gắn liền với việc phát sinh một lượng nước thải khá lớn có nguy cơ gây ô nhiễm môi
trường và ảnh hưởng đến chất lượng nước của hệ thống canh,mương,cống rãnh,ao,
hồ… nằm lân cận khu vực khu công nghiệp. Do sự cần thiết của nhà máy xử lý nước
thải nên khi thiết kế cung cấp điện,nhà máy được xếp vào hộ tiêu thụ loại II.

1.1.2. Thông số cơ bản của nhà máy

Lượng nước thải cần xử lý : 2000 m3/ngày


Lưu lượng trung bình mỗi giờ : 83,34 m3/h
Lưu lượng lớn nhất trong 1 giờ : 116,7 m3/h
Diện tích của nhà máy : 500m2
Khoảng cách giữa lối đi lại là 1,5m
Năng lượng điện cung cấp cho nhà máy được lấy từ hệ thống lưới điện quốc gia
thông qua trạm biến áp trung gian cách nhà máy 3 km
Về phụ tải điện của nhà máy thì phân bố tương đối tập trung,đa số các phụ tải điện là
các động cơ điện,có cấp điện áp chủ yếu là 0,4 kV và bao gồm hệ thống chiếu sáng sử
dụng điện 220 V.
Thời gian sử dụng công suất cực đại của nhà máy : Tmax = 5000h
Số ca làm việc : 3 ca/ ngày

1
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

1.2. Quy trình công nghệ

Hình 1.1.Quy trình công nghệ

2
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

1.3. Mục tiêu nghiên cứu

Xây dựng và nắm rõ quy trình công nghệ xử lý nước thải của nhà máy.
Tính chọn thiết bị , thiết kế mạch điện trung gian ,mạch điều khiển và mạch động
lực.
Sử dụng các phần mềm chuyên dụng để mô phỏng mạch điện và thiết kể các tủ điện
công nghiệp.
Tính toán ngắn mạch,độ sụt áp,hiệu suất thiết bị ,đánh giá hệ thống thông qua phần
mềm ETAP.
Xây dựng được lưu đồ thuật toán ,và thiết kế chương trình điều khiển cho hệ thống
thông qua PLC.

3
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

CHƯƠNG II. SƠ LƯỢC VỀ CÁC CƠ CẤU CHẤP HÀNH VÀ CẢM BIẾN

SỬ DỤNG TRONG HỆ THỐNG

2.1. Cơ cấu chấp hành

2.1.1. Hệ thống máy sục khí

a) Giới thiệu chung


Trong hệ thống xử lý nước thải,chúng ta thường cung cấp khí cho các bể : Bể cân
bằng và bể Aerotank.
Đối với bể cân bằng là nơi tập trung các nguồn nước thải một nguồn duy nhất và
đồng thời để chứa cho hệ thống hoạt động liên tục và tính chất của nước thải dao động
theo thời gian trong ngày nên nhiệm vụ điều hòa lưu lượng cũng như nồng độ nước
thải, tạo chế độ làm việc ổn định liên tục cho các công trình xử lí, tránh hiện tượng hệ
thống xử lý quá tải. Nước thải trong bể cân bằng được sục khí liên tục từ máy thổi khí
và hệ thống đĩa phân phối khí nhằm tránh hiện tượng yếm khí dưới đáy bể.
Đối với bể xử lý sinh học hiếu khí ( Aerotank ) bằng bùn hoạt hoạt tính lơ lửng là
công trình đơn vị quyết định hiệu quả xử lý của nhà máy vì phần lớn những chất gây ô
nhiễm trong nước thải đều nằm trong bể này. Các vi khuẩn hiện diện trong nước thải ở
dạng lơ lửng . Các vi sinh vật hiếu khí sẽ tiếp nhận oxy và chuyển hóa chất hữu cơ
thành thức ăn. Trong môi trường hiếu khí ( nhờ khí O2 sục vào ) ,vi sinh vật hiếu khí
tiêu thụ các chất hữu cơ để phát triển , tăng sinh khối và làm giảm tải lượng ô nhiễm
trong nước thải xuống mức thấp nhất. Vì vậy nhằm đảm bảo lượng O2 cấp vào bể
Aerotrank đủ cho quá trình Nitrate hóa chúng ta cần tính toán chính xác lượng khí cấp
vào bể , nồng độ Oxy hòa tan luôn lớn hơn 2 mg/l.
Thiết bị cung cấp khí cho hệ thống gồm : máy thổi khí Longtech của Đài Loan , đĩa
phân phối khí Longtech – Đài Loan hoặc Jager – Đức . Tính toán lượng khí cần cung
cấp ( m3/ phút) dựa vào những số liệu sau : công suất xử lý ( m3/ ngày) và thể tích bể
cần sục khí ( Dài x Rộng x Cao ).

4
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Hình 2.1. Cấu tạo máy thổi khí của Longtech – Đài Loan.
Cấu tạo gồm : 1 – Khớp nối mềm và Bulong
2 - Ống giảm thanh đầu đẩy
3 – Đồng hồ đo áp lực
4 – Van giảm áp ( van cứu trợ )
5 – Van 1 chiều
6 - Ống giảm thanh đầu hút
7 – Dây Curoa
8 – Động cơ điên TECO
b) Tính toán lựa chọn máy thổi khí Longtech – Đài Loan
Lượng không khí cần cấp cho quá trình xử lý nước thải : Qk = Qtt.D ( m3 khí/h).
Với Qtt : Lưu lượng mước thải tính toán (m3 / h).
D : Lượng không khí cần thiết để xử lý 1m3 nước thải (m3 khí/m3 nước thải).
Hs
Áp lực của máy sục khí : P = 98066,5.( 1 + ) (Pa)
10,33
Với Hs : Độ ngập thiết bị phân tán trong nước (m).

5
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

3,64. ( P0,29 −26,3 ) .Q k


Công suất của máy sục khí : Pkhí = (kW)
1000.n

Với Qk : Tổng lưu lượng khí cấp cho bể xử lý (m3 khí / h)


n : Hệ số sử dụng hữu ích của máy sục khí ( Lấy khoảng 0,5 – 0,7 )
Từ các tính toán kỹ thuật như trên ta lựa chọn loại máy sục khí Longtech có các
thông số về lưu lượng khí , áp lực máy , công suất điện năng , kích thước chi tiết của
máy phù hợp thông qua Catalouge của nhà sản xuất.
c) Tính toán số lượng đĩa/ ống phân phối khí cần dùng
Số lượng đĩa cần dùng = Lưu lượng máy thổi khí / lưu lượng đĩa thổi khí.

Hình 2.2. Đĩa phân phối khí bọt mịn lưu lượng : 0,02 – 0,2 m3/ phút.

6
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Hình 2.3. Đĩa phân phối khí bọt lớn lưu lượng : 0,08 – 0,1 m3 / phút.
Việc lựa chọn thiết bị phân tán khí phụ thuộc vào từng quy mô công trình. Cường độ
khí phân tán phải đảm bảo :
Lớn hơn giá trị tối thiểu để có thể tách cặn bẩn chui ra khỏi các lỗ.
Nhỏ hơn giá trị tối đa để vận tốc nổi không lớn,giữ được thời gian tiếp xúc của khí
và nước.
Đối với các đĩa phân phối khí bọt mịn,kích thước bọt khí từ 1 – 6mm.
Đối với các đĩa đục lỗ , đĩa khí thô thì kích thước bọt khí từ 2 – 10mm.

2.1.2. Máy khuấy

a) Giới thiệu chung


Lựa chọn máy khuấy chìm GM17A1T ( GM17A471T1 – 4V2KA0 ) có công suất
1,1 kW.

Máy khuấy chìm Faggiolati cho các hệ thống xử lý nước thải cơ bản là một động cơ
có đầu trục gắn một cánh quạt để khuấy trộn chất lỏng, hòa tan các hạt lắng và ngăn
chặn sự phân tầng. Đây là thiết bị được sử dụng phổ biến trong các nhà máy, các hồ
nuôi trồng thủy sản, …

2.1.3. Máy bơm chìm


Máy bơm chìm nước là dòng máy bơm có cấu tạo khá đặc biệt, đặt chìm dưới nước
để có thể đẩy nước ngầm từ bên dưới lên.
Máy bơm chìm nước có 2 loại, mỗi loại có cấu tạo khác nhau :

7
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Máy bơm chìm nước dạng ly tâm


Loại máy bơm nước này hoạt động dựa trên lực lý tâm tạo ra bởi cánh quạt của máy
bơm chìm nước (bánh công tác) để đẩy nước ra khỏi ống bơm, và từ đó, đưa nước lên
trên.

Hình 2.6. Sơ đồ cấu tạo máy bơm chìm nước dạng li tâm

Máy bơm chìm nước dạng tích cực

Loại máy bơm chìm nước tích cực hoạt động dựa trên nguyên lý tạo môi trường chân
không bên trong ống bơm, sau đó đẩy nước ra khỏi thân bơm, từ đó nước được vận
chuyển từ bên dưới lên bên trên mặt đất.
Thông số máy bơm
Lưu lượng: Từ 1-3000 m3/h.
Cột áp: Từ 3-30 m.
Công suất: Từ 0,4-30 kW.
Điện áp: 3 pha- 380 V.

2.1.4.Van điện từ (Solenoid valve)


a) Giới thiệu chung
Van điện từ là thiết bị cơ-điện thông dụng có chức năng chính là cung cấp, kiểm soát
dòng lưu chất, phục vụ yêu cầu hoạt động của hệ thống và người dùng một cách nhanh
chóng, chính xác với công suất hoạt động liên tục.
Người ta thường sử dụng loại van này để điều khiển và kiểm soát một cách tối ưu
nhất: hơi, nước lạnh, hóa chất, gas, nước nóng… trong các đường ống dẫn phục vụ hệ
thống của xưởng, nhà máy sản xuất và thậm chí dùng cho trang trại, hộ gia đình.

8
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

b) Cấu tạo của van điện từ


Van điện từ hiện nay có nhiều rất nhiều loại, tùy vào đặc điểm cũng như yêu cầu kỹ
thuật mà cấu tạo van có thể khác nhau. Tuy nhiên khi nhìn chung, đơn giản van
solenoid sẽ bao gồm 2 bộ phận đó là thân van và đầu điện. Cả hai được kết nối chắc
chắn thông qua một trục.
Van điện từ có 2 dạng : thường đóng hoặc thường mở.

Hình 2.7. Cấu tạo của van điện tử

Về chi tiết, cấu tạo của một van điện từ hoàn chỉnh sẽ bao gồm các bộ phận sau:
1. Thân van
2. Môi chất
3. Ống rỗng dẫn lưu chất đi qua
4. Vỏ cuộn coil
5. Coil điện hay được gọi là đầu điện
6. Dây điện
7. Trục van
8. Lò xo
9. Khe hở để lưu chất đi qua

9
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

c) Nguyên lý hoạt động của van điện từ


Mọi cơ chế và hoạt động của các van solenoid đều theo một nguyên lý chung. Tuy
nhiên với những van có đặc điểm cấu tạo khác nhau thì quá trình này cũng sẽ có những
điểm không giống nhau.
Cụ thể, với van điện từ thường đóng, có nghĩa là ở trạng thái bình thường cửa van sẽ
đóng, dòng lưu chất không được chảy qua.Khi điện được cấp vào van, lõi dây đồng
bên trong coil điện sẽ sinh ra từ trường (theo nguyên lý nam châm điện). Lực từ trường
này sẽ truyền qua trục, tác động đến hút piston đang làm nhiệm vụ đóng cửa van. Van
mở cửa và dòng lưu chất chảy qua. Khi ngắt điện, cuộn coil không sinh ra từ trường.
Lực từ sẽ mất và lực của lò xo sẽ làm pittong đóng cửa van. Van trở về trạng thái ban
đầu.
Và ngược lại với loại van điện từ thường mở. Ở trạng thái bình thường, van mở để
dòng lưu chất đi qua. Khi cung cấp điện, từ trường được sinh ra sẽ tác động đến
pittong làm cửa van đóng lại. Dòng chất ngưng chảy qua. Khi ngắt điện, từ trường mất
và van trở lại trạng thái ban đầu.
Một số hệ thống hiện nay đã kết hợp thành công van solenoid với các thiết bị hẹn
giờ, cảm biến để van có thể tự động làm việc theo cài đặt sẵn, đảm bảo thời gian và
công suất ổn định.
Trong dự án nghiên cứu lần này van điện từ được sử dụng là loại 24VDC
NO-NC của hãng UNID (Đài Loan).

2.1.5. Máy bơm bùn


Trên thị trường hiện nay, máy bơm hút bùn đặc có 2 loại chính. Đó là:
Máy bơm bùn đặc trục ngang: máy này đều được lắp khô, bộ phận dẫn động của
máy bơm và vòng bi của máy bơm được tránh không bị dính bùn và 'đầu ướt' kín. Máy
bơm đứng tự do và không bị dính dung dịch xung quanh.

Máy bơm hút bùn đặc trục đứng: có một thùng cấp liệu hở với vỏ của máy bơm gắn
trực tiếp dưới đáy thùng. Trục bánh công tác của máy bơm kiểu cần, vỏ bọc vòng bi
của máy bơm và bộ phận dẫn động của bơm được gắn trên đỉnh thùng làm quay các
bánh công tác bên trong vỏ máy bơm. Bùn được dẫn từ thùng vào 'đầu ướt' và quay
quanh trục được đẩy ngang ra qua cổng xả. dòng bơm này không có đệm kín trục hay
các vòng bi chìm.

10
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Hình 2.8. Cấu tạo của máy bơm bùn

Máy bơm bùn đặc được cấu tạo từ các bộ phận như :
Bánh công tác : Bộ phận này có nhiệm vụ truyền động để đẩy bùn đặc lên. Trong
bánh công tác có cánh máy bơm, là bộ phận quan trọng của máy bơm bùn. Nhũng bộ
phận khác có nhiệm vụ giữ cân bằng để bánh cân bằng khi hoạt động.
Vỏ máy bơm : Phần vỏ máy bơm bùn được sản xuất từ nhiều vật liệu khác nhau.
Nhưng chủ yếu là những vật liệu có khả năng chống ăn mòn tốt và thích ứng nhiều
môi trường. Phần này thường lắp với bánh công tác giúp việc hoạt động tốt nhất.
Bộ phận chống mài mòn : Đây là bộ phận rất quan trọng của máy bơm bùn. Nhờ có
chúng bơm có thể chịu được áp lực xoáy của bùn.

11
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Gioăng : Không phải mọi máy bơm bùn đều có gioăng . Dòng bơm bùn trục đứng
không có gioăng. Còn bơm trục ngang có gioăng được thiết kế tại vị trí rò rỉ bùn hoặc
khí. Hoặc dòng bơm hút , bơm chìm thì gioăng được đặt tại vị trí rò rỉ bùn và bộ nối
điện.
2.2. Cảm biến

2.2.1. Cảm biến đo độ pH


a) Giới thiệu chung
Nước thải cần xử lí được thu từ nhiều nguồn thải nên vấn đề chứa các thành phần
chất hoá học mang tính axit hay bazo là không tránh khỏi. Vậy nên cần lắp đặt các
cảm biến đo độ PH ở các hệ thống xử lí. Ở đây bể trung hoà nước thải, để đảm bảo sự
giám sát và kiểm sát độ PH thông qua các công nghệ xử lí nhằm đưa độ PH về khoảng
6,5 đến 8,5 trước khi thải ra nguồn nhận hoặc sử dụng cho công nghệ tiếp theo.
b) Cấu tạo

Hình 2.9. Cấu tạo của cảm biến đo độ pH


Một điện cực pH được cấu tạo bởi 2 loại thuỷ tinh.
Thân điện cực được làm bằng loại thuỷ tin không dẫn điện, đầu điện cực có dạng
hình bầu. Cấu trúc của điện cực thuỷ tin cho phép icon lithium trao đổi với các icon
hydro trong chất lỏng tạo thành lớp thuỷ hợp. Một điện thế cỡ mV được sinh ra giữa
tiết diện của bầu thuỷ tinh pH với dung dịch lỏng bên ngoài. Độ lớn của điện thế này
phụ thuộc và giá trị pH của dung dịch. Độ khác nhau của điện thế tạo ra bởi lớp bên
ngoài và lớp thuỷ hợp bên trong điện cực có thể đo bằng điện cực bạc/ bạc chloride.

c) Nguyên lý hoạt động của cảm biến

Nguyên lý làm việc: Giá trị pH được tính theo nồng độ ion H+. Khi có sự chênh lệch
bên trong điện cực đo(bầu kính) và trong dung dịch đo, ion H+ sẽ chuyển vào bên
trong điện cực đo để cân bằng pH. Lúc này chênh lệch điện áp giữa điện cực mẫu và

12
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

điện cực đo sẽ được cảm biến xác định và chuyển thành giá trị pH. Khi bảo trì, ta có
thể rửa bầu thủy tinh và hiệu chuẩn lại thiết bị đo với dung dịch mẫu có pH=4;7;10.

2.2.2.Cảm biến đo mực nước


a) Giới thiệu chung
Cảm biến báo mức nước bằng điện dung hay còn gọi là cảm biến điện dung đo mức
là một loại cảm biến sử dụng trong môi trường công nghiệp. Dòng cảm biến này có
đặc điểm là hoạt động theo nguyên lý điện dung phát tần số để nhận biết sự tiếp xúc
của chất lỏng, nước và các loại chất rắn khác. Về nguyên lý chung là đo lường điện
dung nhưng từ cách thức ấy chúng ta có thể chế tạo ra được nhiều loại cảm biến đo
mức khác nhau chuyên ứng dụng cho những môi trường đặc biệt.

Cảm biến đo mức nước bằng điện dung loại CLS-23N đến từ hãng Dinel của Cộng
Hòa Séc.

b) Nguyên lí hoạt động của cám biến

cảm biến báo mức nước bằng điện dung sẽ hoạt động thông qua cơ chế phát ra tần
số. Cụ thể thì tần số được phát ra ổn định trong suốt quá trình làm việc của cảm biến.
Khi các loại vật liệu cần đo như chất lỏng hay chất rắn chạm vào đầu dò của cảm biến
với một lượng vừa đủ có thể làm thay đổi tần số phát ra. Lúc này tùy vào phương thức
đo lường của cảm biến là liên tục hay báo đầy báo cạn mà bộ phận xử lý sẽ cho ra tín
hiệu tương ứng.

Với dòng điện dung liên tục thì mực vật chất dâng cao đến đâu cảm biến sẽ cho ra tín
hiệu đến đó, vì dòng này thường được tiếp xúc hoàn toàn và xuyên suốt với vật chất
trong thùng chứa. Trong khi đó các dòng báo đầy báo cạn sẽ có kích thước ngắn hơn
chuyên báo mức tại một vị trí nhất định và chỉ báo khi có mức vật liệu chạm vào đầu
dò của chúng.

13
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Hình 2.10. Nguyên lý hoạt động của cảm biến mực nước

Hình 2.11. Các kích thước của cảm biến mực nước CLS-23N

14
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

2.2.3. Cảm biến đo mức bùn

Hình 2.12.Cảm biến đo mức bùn RFLS-28

Cảm biến báo mức ON-OFF Model : RFLS-28 là thiết bị chuyên dùng cho báo mức
dạng kết dính như bùn thải khu vực xử lý nước thải (hố chứa bùn), đây là ứng dụng
được dùng phổ biến nhất.
Với sự đa dạng của các biến thể trong model  RFLS-28 thì các ứng dụng được mở
rộng, dùng để báo mức các chất lỏng có môi trường đặc biệt khác như : dùng báo mức
cho dầu thải, mà các thiết bị khác sẽ bị bám bẩn và báo ảo.
Đối với các chất lỏng có tính ăn mòn hóa học cao như : hóa chất có gốc Axít mạnh,
Sút (NaOH), hoặc Axít đặc,…để chọn một cảm biến báo mức thì hoàn toàn không đơn
giản, vì phải đảm bảo cảm biến chuyên dùng cho hóa chất ăn mòn. Phiên bản : RFLS–
35N–11V sẽ đáp ứng tốt các yêu cầu này.

Hình 2.13.Vị trí lắp đặt cảm biển đo mức bùn

15
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

CHƯƠNG III. CẤU TẠO , NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ TÍNH TOÁN

CÁC THÔNG SỐ CHO HỆ THỐNG

3.1. Bể thu gom

Tại bể thu gom nước thải có lắp đặt lưới chắn rác thô và rác tinh nhằm giữ lại các tạp
chất có kích thước nhỏ có thể theo vào bơm để tăng khả năng bảo vệ bơm. Rác tinh
sau khi được lọc sẽ được lấy theo chu kì để tăng khả năng lọc rác tinh.
Còn các loại cặn thô như cát sỏ ,mảnh vỡ thủy tính , nilon ,… sẽ được giữ lại trước
lưới lọc rác thô và được lấy theo chu kì. Sau đó nước thải được bơm theo đường dẫn
vào bể cân bằng.

Hình 3.1. Cấu tạo bể thu gom


a) Cấu tạo
Tấm lọc rác thô: có tác dụng giữ lại các rác thải có kích thước lớn.
Tấm lọc rác tinh: dùng để lọc vỏ trầu, huyền phù và rác loại nhỏ làm chất lượng
nước tốt hơn để đưa vào bơm lên bể điều hòa.
Phao cảm biến mực nước (V1.PH) : đo mức nước cao trong bể gom nước thải.
Máy bơm chìm (V1.B1 , V1.B2 ) : bơm nước từ bể thu gom sang bể tiếp theo trong
quy trình.
b) Nguyên lí hoạt động

16
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Nước thải từ những nơi khác được dẫn vào bể thu gom thông qua đường ống được
đặt trong lòng đất.
Khi nước được đưa vào thì sẽ đi qua tấm lọc rác thô để giữ lại các tạp chất có kích
thước lớn như bao bì,chai nhựa,…
Sau khi đi qua tấm lọc rác thô thì nước tiếp tục đi qua tấm lọc rác tinh để loại bỏ các
tạp chất có kích thước nhỏ như vỏ trấu,huyền phù,mảnh thủy tinh…
Lưu lượng nước chảy vào bể cho đến khi mức nước chạm cảm biến mức nước cao
V1.PH thì khi đó mạch điện trong cảm biến đóng kín,gửi tín hiệu đến bộ điều khiển và
khởi động 2 bơm nước chìm V1.B1 và V1.B2 hoạt động luân phiên với nhau 45p/1lần.
c) Thông số của bể
Lưu lượng nước thải : Qthu = 83,34 m3/h
Thời gian lưu nước : Tthu = 45p = 3/4 h
Thể tích của bể : Vthu = Qthu.Tthu = 83,34.3/4 = 19,98 m3
Chiều cao hữu ích : hich = 2,5 m
Chiều cao an toàn : hat = 0,5 m
Tổng chiều cao của bể : h = hat + hich = 3m
V thu
Diện tích mặt ngang của bể : S = Dài x Rộng = = 6,66 m2
h
Công suất của máy bơm nước :
Q thu . p . g . H 79,92.1000.9,81.10
Pbơm = = = 2,56 kW
1000. η 1000.0,85 .3600

p = 1000 kg/m3 : khối lượng riêng của nước


g= 9,81 m/s2 :gia tốc trọng trường
H = 10 mH2O : cột áp
𝛈 = 85% : hiệu suất của máy bơm
Chọn 2 bơm chìm cho bể thu gom với công suất mỗi máy là Pthu = 2,9 kW
3.2. Bể Cân Bằng

Tại bể cân bằng, 1 dàn ống sục khí sẽ được bố trí dưới đáy để khuấy trộn, tại đây
nước thải được trộn lẫn, làm đồng đều các thành phần như BOD, COD, Ph ,Nhiệt độ..
Do tính chất nước thải thay đổi theo từng giờ sản xuất và tùy vào tính chất nước thải

17
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

của từng công đoạn nên bể cân bằng rất cần thiết trong việc điều hòa nồng độ và lưu
lượng nước thải, làm giảm kích thước và tạo chế độ làm việc liên tục ổn định cho công
trình, tránh sự cố quá tải
Ngoài ra bể điều hòa còn có mục đích là giảm bớt sự dao động hàm lượng các chất
bẩn trong nước thải, làm giảm và ngăn cản lượng nước thải có nồng độ các chất độc
hại cao đi trực tiếp vào các công trình xử lí sinh học.

Hình 3.2. Tổng thể bể cân bằng


a) Cấu tạo của bể cân bằng

18
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Hình 3.3. Cấu tạo của bể cân bằng


Có 3 phao để đo mức nước gồm mức nước thấp (V2.PL) , mức nước trung bình
(V2.PM) và mức nước cao (V2.PH) trong bể cân bằng.
Hai máy bơm nước (V2.B1 , V2.B2): dùng để bơm nước từ bể cân bằng lên bồn định
lượng.
Hai máy sục khí (V2.MSK1 , V2.MSK2): có tác dụng là trộn lẫn nước và các loại
tạp chất có trong nước như BOD ,COD, pH ,N, PP ,Nhiệt độ…để dễ dàng xử lí hơn.
b) Nguyên lí hoạt động
Ba phao dùng để đo mực nước thấp,trung bình và cao khi nước chảy từ bể thu gom
vào bể cân bằng và có nhiệm vụ gửi tín hiệu điều khiển đến máy sục khí V2.MSK, hai
máy bơm V2.B1, V2.B2.
Hai cảm biến sẽ hiển thị 3 mức nước:
Khi mức nước chạm phao V2.PL thì đây là mức nước thấp.
Khi mức nước chạm phao V2.PM thì đây gọi là mức nước trung bình.
Khi mức nước chạm phao V2.PH thì đây gọi là mức nước cao.

Cảm biến
mức
nước Mức thấp Mức trung bình Mức cao

Thiết bị

Máy sục khí OFF ON ON


(V2.MSK)

Máy bơm V2.B1 OFF Luân phiên ON Đồng thời ON


và V2.B2
45p/lần

Bảng 3.1. Thời điểm hoạt động của thiết bị trong bể cân bằng

19
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

c) Thông số của bể
Lưu lượng nước thải : QCB = 83,34 m3/h
Thời gian lưu nước : TCB = 6h
Thể tích bể cân bằng : VCB = QCB.TCB = 500 m3
Chiều cao hữu ích : hich = 4,5m
Chiều cao an toàn : hat = 0,5m
Tổng chiều cao của bể : h = 5m
V CB
Diện tích mặt ngang của bể : SCB = Dài x Rộng = = 100 m2
h
Lượng khí cần cho bể cân bằng : QKK = VCB.I = 500.0,6 = 300 m3/h
Với I = 0,2 ~ 0,6 ( m3 khí / m3 bể.h)
Hs
Áp lực của máy thổi khí: p = 98066.5*(1+ )
10.33
4
= 98066.5*(1+ ) = 136039,97 (Pa)= 1.34(atm)
10.33

( với Hs=4m: Độ ngập của thiết bị khí)


34400∗( p0.29 −1 )∗Q k
Công suất cần của máy thổi khí: PMSK =
102∗60∗α
34400∗( 1.34 0.29−1 )∗5
=
102∗60∗0.7
= 38kW
với α = 0.7 : Hệ số sử dụng hữu ích của máy thổi khí.
Lắp đặt 2 máy thổi khí với công suất mỗi máy là PMSK= 20 kW
Công suất của máy bơm nước :
QCB . p . g . H 83,34.1000.9,81 .10
Pbơm = = = 2,67 kW
1000.η 1000.0,85 .3600

Trong đó :
p = 1000 kg/m3 : khối lượng riêng của nước
g= 9,81 m/s2 :gia tốc trọng trường

20
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

H = 10 mH2O : cột áp
𝛈 = 85% : hiệu suất của máy bơm
Chọn 2 bơm chìm cho bể thu gom với công suất mỗi máy là P = 2,9 kW
3.3. Bồn định lượng

Bồn định lượng là nơi điều tiết nữa chảy vào bể trung hòa, làm cho nước chảy vào bể
trung hòa không vượt quá mức cho phép.

Hình 3.4. Tổng thể bồn định lượng


a) Cấu tạo của bồn định lượng
Bồn định lượng có hai ngăn nhằm không để cho nước chảy qua bồn trung hòa quá
nhiều, nước được bơm thừa lên sẽ tự động tràn xuống lại bể cân bằng.
b) Nguyên lý hoạt động
Từ bể cân bằng nước thải được bơm lên bồn định lượng bởi 2 bơm V2.B1 và V2.B2
rồi cho chảy xuống bể trung hòa trong qua van điện tử thưởng mở V1. Nếu lượng nước
được bơm lên ngăn thứ nhất đầy thì nước dư sẽ tràn sang ngăn thứ hai, từ ngăn thứ hai
nước chảy tự nhiên về lại bể cân bằng.
c) Thông số của bồn định lượng :
Lưu lượng nước thải : QĐL = 83,34 m3/h
Thời gian lưu nước : TĐL = 5p
Thể tích bồn định lượng : VĐL = QĐL.TĐL = 6,945 m3
Chiều cao hữu ích : hich = 1,5m
Chiều cao an toàn : hat = 0,5m

21
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Tổng chiều cao của bồn : h = 2m


V ĐL
Diện tích mặt ngang của bồn : SĐL = Dài x Rộng = = 3,5 m2
h

3.4. Bể trung hòa

Bể trung hòa là nơi xử lý cân bằng tính axit-bazơ trong nước thải, đảm bảo cho độ
pH trong nước thải luôn duy trì ở mức cho phép. Mục đích của bể này dùng để tránh
được hiện tượng ăn mòn, phá hủy vật liệu của hệ thống ống dẫn, công trình thoát nước,
cũng như đảm bảo độ pH cho phép của nguồn nước tiếp nhận như sông, ngòi, ao hồ,
nước thải công nghiệp có tính axit.

Hình 3.5. Tổng thể bể trung hòa


a) Cấu tạo của bể trung hòa

Hình 3.6. Cấu tạo của bể trung hòa

22
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Máy khấy chìm (V3.MK1): Được đặt trong bể trung hòa và có tác dụng khuấy đều
khi cho axit và bazơ vào nước thải trong quá trình trung hòa pH.
Phao để đo mức nước cao (V3.PH) và mức nước thấp trong bể (V3.PL).
Cảm biến đo nồng độ pH (DPH): có nhiệm vụ kiểm tra độ pH trong bể.
Van điện từ V1 :van thường mở, có nhiệm vụ đưa nước thải trong bồn định lượng
xuống bể trung hòa.
Van điện tử V2 : van thường đóng,có nhiệm vụ đưa nước đã được trung hòa vào bể
lắng 1.
Ngoài ra , khi thực hiên xây dựng bể trung hòa ,thì sẽ được kèm theo 2 bồn chứa axit
và bazo để dự trữ và cũng cấp cho bể trung hòa để thực hiện quá trình trung hòa pH .

Hình 3.7. Bồn chưa Axit và Bazo


Bồn chứa axit: gồm có 2 máy bơm axit (V3.AX1, V3.AX2), 1 máy khuấy
(V3.MK2), 1 phao đo mức axit có trong bồn (V3.PAX).
Bồn chứa bazơ: Gồm có 2 máy bơm bazơ (V3.BZ1, V3.BZ2), 1 máy khuấy
(V3.MK3), 1 phao đo mức bazơ có trong bồn (V3.PBZ).
b) Nguyên lý hoạt động:
Hai phao V3.PH và V3.PL có nhiệm vụ điều khiển máy khuấy V3.MK1,van tự động
V1,V2. Khi mực nước trong bể cân bằng xuống mức thấp hơn so với phao V3.PL thì
mạch điện trong phao V3.PL sẽ hở ra nên không có tín hiệu nào được gửi đi nên van
V1 vẫn mở để nước chảy vào bể trung hòa, và van V2 vẫn đang đóng.
Khi mực nước bằng hoặc cao hơn phao V3.PL thì cảm biến V3.PL sẽ tác động gửi
tín hiệu cho máy khuấy MK1 hoạt động .Khi mức nước chạm phao V3.PH thì sẽ gửi

23
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

tín hiệu đến van V1 ngừng hoạt động,khi đó quá trình trung hòa pH diễn ra trong vòng
5p, kết hợp với thang đo 14 để điều khiển V3.MK2 , V3.MK3 và các bơm trong bồn
axit và bazơ.
Khi pH trong nước nhỏ hơn 6.5 thì bơm bazơ hoạt động, bơm bazơ từ bồn bazơ vào
bể. Đồng thời máy khuấy trong bể hoạt động, bazơ được bơm cho đến khi pH trong
nước đạt mức cho phép.
Khi pH trong nước lớn hơn 7.5 thì bơm axit hoạt động, bơm axit từ bồn axit vào bể
đồng thời máy khuấy trong bể hoạt động, axit được bơm cho đến khi pH trong nước
đạt mức cho phép.
Cụ thể như sau:
Độ pH nhỏ hơn 3.5 thì khởi động bơm V3.BZ1, V3.BZ2 và máy khuấy V3.MK3.
Độ pH nằm trong khoảng (3.5÷6.5) thì khởi động bơm V3.BZ1 và máy khuấy
V3.MK3.
Độ pH nằm trong khoảng (6.5 ÷ 7.5) thì khởi động van điện từ V2.
Độ pH nằm trong khoảng (7.5 ÷ 10.5) thì khởi động bơm V3.AX1 và máy khuấy
V3.MK2.
Độ pH nằm trong khoảng (10.5 ÷ 14) thì khởi động bơm V3.AX1, V3.AX2 và máy
khuấy V3.MK2.
Sau 5p khi xử lý xong nước sẽ được xả qua bể lắng bằng van V2. Sau khi xả hết qua
bể lắng mực nước sẽ thấp hơn phao V3.PL do đó van V2 sẽ đóng lại và mở van V1
tiếp tục chu trình .
c) Thông số của bể trung hòa :
Lưu lượng nước thải : QTH = 83,34 m3/h
Thời gian lưu nước : TTH = 10p
Thể tích bể trung hòa : VTH = QTH.TTH = 13,89 m3
Chiều cao hữu ích : hich = 2m
Chiều cao an toàn : hat = 0,5m
Tổng chiều cao của bể : h = 2,5m
V TH
Diện tích mặt ngang của bể : STH = Dài x Rộng = = 5,56 m2
h
Công suất máy khuấy trong bể trung hòa PMK1 = 1,1 kW

24
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

(*)Bồn chứa dung dịch Axit :


Lưu lượng thiết kế : Qaxit = 83,34 m3/h
pHvào max = 9
pHtrung hòa = 7
K = 0,000005 mol/L
Khối lượng phân tử H2SO4 = 98 g/mol
Nồng độ dung dịch H2SO4 = 98%
Trọng lượng riêng của dung dịch = 1,84
0,000005.98.83,34 .1000
Liều lượng châm vào = = 0,023 L/h
98.1,84 .10

Thời gian lưu = 14 ngày


Thể tích cần thiết của bể chứa = 0,023.24.14 = 8,28 L
Chọn 2 bơm châm axit H2SO4 ( 1 bơm hoạt động,1 bơm dự phòng)
Đặc tính bơm : Qaxit = 0,5 L/h ; áp lực h = 1,5 bar = 15 mH2O
Công suất của máy bơm châm axit
Q axit . p . g . H 83,34.1830.9,81 .4,5
Paxit = = = 2,2 kW
1000. η 1000.0,85 .3600

Trong đó :
p = 1830 kg/m3 : khối lượng riêng của axit H2SO4
g= 9,81 m/s2 :gia tốc trọng trường
H = 4,5 mH2O : cột áp
𝛈 = 85% : hiệu suất của máy bơm
Chọn 2 bơm châm cho bồn axit với công suất mỗi máy là P = 2,9 kW.
Chọn công suất máy khuấy của bồn chứa Axit là PMK2 = 1,1 kW.
*Bồn chứa dung dịch Bazo :
Lưu lượng thiết kế : Qbazo = 83,34 m3/h
pHvào min = 5
pHtrung hòa = 7

25
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

K = 0,00001 mol/L
Khối lượng phân tử = 40 g/mol
Nồng độ dung dịch = 20%
Trọng lượng riêng của dung dịch = 1,53
0,00001.40.83,34 .1000
Liều lượng châm vào = = 0,11 L/h
20.1,53.10

Thời gian lưu = 14 ngày


Thể tích cần thiết của bể chứa = 0,11.24.14 = 39,6 L
Chọn 2 bơm châm ( 1 bơm hoạt động,1 bơm dự phòng)
Đặc tính bơm : Qaxit = 0,5 L/h ; áp lực 1,5 bar.
Công suất của máy bơm châm bazo
Q bazo . p . g . H 83,34.2130.9,81 .4,5
Pbazo = = = 2,56 kW
1000. η 1000.0,85 .3600

Trong đó :
p = 2130 kg/m3 : khối lượng riêng của bazo NaOH
g= 9,81 m/s2 :gia tốc trọng trường
H = 4,5 mH2O : cột áp
𝛈 = 85% : hiệu suất của máy bơm
Chọn 2 bơm châm cho bồn bazo với công suất mỗi máy là P = 2,9 kW.
Chọn công suất máy khuấy của bồn chứa Bazo là PMK3 = 1,1 kW

3.5. Bể lắng 1 ( Bể lắng ngang )

Bể lắng 1 được dùng để lắng tách các tạp chất thô ra khỏi nước thải dưới tác động
của trọng lực. Các tạp chất dạng thô và phần cặn lơ lửng có trong nước thải sẽ tách ra
và lắng xuống đáy bể .Chất PAC sẽ được hoà tan vào nước với lượng nhất định để bổ
trợ quá trình keo tụ, kết tủa các hạt cặn lắng giúp lắng tốt hơn và đẩy nhanh quá trình
lắng. Quá trình lắng sẽ tạo ra một phần bùn gọi là bùn tươi, sau đó được bơm vào bể
chứa bùn. Phần nước phía trên của bể lắng sẽ được cho chảy qua bể Aerotank.

26
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Hình 3.8. Tổng thể bể lắng 1


a) Cấu tạo của bể lắng 1 ( Bể lắng ngang )
Bể lắng ngang là bể có hình chữ nhật, có hai hay nhiều ngăn hoạt động đồng thời.
Nước chuyển động từ đầu này sang đầu kia của bể.
Chiều sâu của bể lắng H = 1,5m - 4m, chiều dài L = 8m – 12m, chiều rộng B = 3m –
6m. Bể lắng ngang có ứng dụng khi lưu lượng nước thải lớn hơn 15.000m3/ngày. Hiệu
quả lắng 60%.

Hình 3.9. Cấu tạo của bể lắng 1

27
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Cảm biến đo độ đục : đo lượng tạp chất trong bể để điều khiển bơm chất PAC.
Máy khuấy (V4.MK2): khuấy đều khi cho chất PAC vào bể để đẩy nhanh quá trình
lắng.
Cảm biến đo mức bùn có trong bể : cảm biến mức thấp (V4.MBL) và cảm biến mức
cao(V4.MBH).
Máy bơm bùn (V4.BB1): bơm bùn trong bể lắng vào bể chứa bùn khi đạt mức cao.
b) Nguyên lý hoạt động
Nước đã được trung hòa nồng độ trong bể trung hòa được xả vào bể lắng 1 thông
qua van V2 thường đóng. Nước trong bể lắng 1 sau 30 phút thì tiến hành đo độ đục.
Thiết bị đo độ đục DDUC tiến hành đo lượng tạp chất cũng như các hạt lơ lửng trong
nước để tham chiếu và tiến hành điều khiển bơm chất PAC để cố định cũng như lắng
bùn xuống đáy bể.
0 < độ đục < 100 thì không tác động.
100 ≤ độ đục ≤ 500 thì tiến hành khởi động bơm V4.PAC1, V4.MK1 và V4.MK2.
500 ≤ độ đục ≤ 1000 thì tiến hành khởi động bơm V4.PAC1, V4.PAC2, V4.MK1 và
V4.MK2.
Mặt khác,cảm biến đo mức bùn có nhiệm vụ đo mức bùn có trong bể. Khi lượng bùn
trong bể vượt quá mức cho phép (cảm biến mức cao V4.MBH tác động) thì tiến hành
cho máy bơm bùn V4.BB1 hoạt động, hút bùn trong bể lắng 1 sang bể chứa bùn. Khi
mức bùn giảm xuống dưới mức cảm biến thấp (V4.MBL tác động) thì máy bơm bùn
V4.BB1 ngừng hoạt động.
c) Thông số bể lắng 1 :
Lưu lượng nước thải : QBL1 = 83,34 ¿/h)
Thời gian lưu nước : TBL1 = 1,5 h
Thể tích bể : V BL 1 = QBL1 .TBL1 = 83,34 . 1,5 = 125,01 m3
Chiều cao hữu ích của bể lắng 1 : hhi = 3,5m
Chiều cao an toàn của bể lăng 1 : hat = 0,5m
Tổng chiều cao của bể lắng 1 : h = hhi + hat = 4m
V BL1 125,01
Diện tích mặt bằng của bể lắng : SBL1 = B.L = = = 31,25 (m 2)
h 4

Chiều rộng bể : B = 5 (m)

28
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Chiều dài bể : L = 6,25 (m)


Chọn công suất máy khuấy chìm trong bể lắng 1 là PMK2 = 1,1 kW

Hình 3.10. Chi tiết chiều cao của bể lắng 1


Với:
h1: chiều sâu làm việc.
h2: chiều cao lớp chứa cặn.
h3: chiều cao lớp nước trung hoà (=0,4m).
h4: chiều cao thành bể cao hơn mực nước (=0,5m).
H xd = h1 + h2 + h3 + h4

Bể lắng đợt 1 có chiều cao áp lực xả cặn >=1,5m.


Tấm chắn cao hơn mặt nước 0,15-0,2m và sâu hơn so với mức nước <=0,25m.
Đặt cách máng phân phối (0,25-0,5m).
Chiều cao xây dựng của bể : H xd = h bảo vệ +h côngtác + h cặn + htrung hòa
Trong đó : h bảo vệ = 0,5 ÷ 1, vậy chọn h bảo vệ = 0,5 (m)

V BL1 125,01
h côngtác = = =4 (m)
S 31,25
Vc
h cặn =
B. L
VớiV c : thể tích cặn tươi (m3 )
G
V c=
S .P

Trong đó:

29
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

G : khối lượng cặn tươi (kg/ ngày)


G = Q × Rss× SS
Với: + Q : lưu lượng nước thải, Q = 2000 (m3 /ngày).
+ R = 75%: hiệu suất khử SS
+ SS= 202 (mg/l) : hàm lượng cặn
G = 2000×0,75×202 = 303 (kg/ngày) = 0,303(tấn/ngày).
S : tỉ trọng cặn tươi, lấy S = 1,02 (tấn / m3 ) (bảng 13.1)
P : nồng độ ở bể lắng I, lấy P = 5% = 0,05( bảng 13.5 )
0,303
 V c= = 5,94 (m 3 / ngày ¿
1,02. 0,05
Vc 5,94
Vậy h cặn = = = 0,19 (m)  chọn h cặn=¿0,2 (m)
L. B 5.6,25
Chọn htrung hòa = 0.4 (m)
Chiều cao xây dựng bể : H = 0,5 + 4 + 0,2 + 0,4 = 6,1 (m)
10
Q∗h∗D(h 2 o) ∗(10+ 5 )∗1000
Công suất máy bơm bùn PBB1 = = 3600 = 0,51 kW
102∗0,8
102∗0,8

Vậy chọn máy bơm bùn cánh xoay Piranha PS-75-A/AJ có công suất P = 0,55 kW
(*) Bồn chứa chất PAC
Lưu lượng thiết kế : QPAC = 83,34 m3/h
pHmin = 6,5
pHmax = 8,5
K = 0,00001 mol/L
Khối lượng phân tử = 140 g/mol
Nồng độ dung dịch = 10%
Trọng lượng riêng của dung dịch = 3
0,00001.140.83,34 .1000
Liều lượng châm vào = = 0.4 L/h
10.3.10

Thời gian lưu = 14 ngày


Thể tích cần thiết của bể chứa = 0,4.24.14 = 134,4 L

30
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Chọn 2 bơm châm ( 1 bơm hoạt động,1 bơm dự phòng)


Đặc tính bơm : Qaxit = 0,5 L/h ; áp lực 1,5 bar.
Công suất của máy bơm châm PAC
Q PAC . p . g . H 83,34.2130.9,81 .4,5
PPAC = = = 2,56 kW
1000. η 1000.0,85 .3600

Trong đó :
p = 2130 kg/m3 : khối lượng riêng của PAC
g= 9,81 m/s2 :gia tốc trọng trường
H = 4,5 mH2O : cột áp
𝛈 = 85% : hiệu suất của máy bơm
Chọn 2 bơm châm cho bồn PAC với công suất mỗi máy là P = 2,9 kW.
Chọn công suất máy khuấy của bồn chứa PAC là PMK1 = 1,1 kW
3.6. Bể Aerotank

Bể Aerotank là bể xử lý các chất hữu cơ trong nước thải bằng quá trình vi sinh hiếu
khí trong điều kiện sục khí liên tục. Bể Aerotank trong xử lý nước thải chứa hỗn hợp
nước thải và bùn hoạt tính,khi được cấp liên tục vào bể để trộn đều và giữ cho bùn ở
trạng thái lơ lửng trong nước thải cà cung cấp đủ oxy cho vi sinh vật oxy hoá chất hữu
cơ có trong nước thải.
a) Cấu tạo của bể Aerotank

Hình 3.11. Cấu tạo của bể Aerotank


1 máy sục khí (V5.MSK).
1 máy khuấy chìm (V5.MK).

31
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

2 phao đo mức nước trong bể vi sinh: mức nước cao V5.PH, mức nước thấp V5.PL.

b) Nguyên lý hoạt động:


Dựa theo phương pháp thổi khí vào bể kết hợp với khuấy bùn để tăng cường sự tiếp
xúc của vi sinh vật với chất hữu cơ, thúc đẩy quá trình phân huỷ của các chất hữu cơ
nhằm xử lý nước thải.
Hoạt động cụ thể của từng thiết bị, cảm biến dựa trên mức nước:
Nước từ bể lắng 1 chảy tràn vào bể Aerotank .
Khi mức nước chạm cảm biến V5.PL,thì cảm biến V5.PL tác động kích hoạt máy
sục khí V5.MSK, máy khuấy V5.MK hoạt động.
Khi mức nước chạm mức cao, cảm biến V5.PH tác động làm cho V5.MK, V5.MSK
ngưng hoạt động .
Nước từ bể Aerotank chảy tràn vào bể lắng 2.
c) Thông số của bể
Lưu lượng nước thải : Q = 83,34 m3/h
Nhiệt độ duy trì nước thải trong bể 25˙C
Hệ số chuyển đổi giữa BOD5 và BOD20 là 0,68
Hệ số phân hủy nội bào Kd = 0,06 ngày-1
Hệ số năng suất sử dụng chat nền cực đại : Y = 0,46
Nước thải sau khi xử lí đạt tiêu chuẩn loại B :
+ BOD5 đầu ra < 30mg/l
+ COD đầu ra < 95 mg/l
+ SS đầu ra < 30 mg/l trong đó có 65% cặn có thể phân huỷ sinh học
Lượng cặn hữu cơ có trong chất rắn ra khỏi bể lắng : 0,65 * 30 = 19,5 mg/l
Lượng cặn hữu cơ được tính toán dựa vào phương trình sau :
C5H7O2N + 5O2 → 5CO2 = 2H2O + NH3 + Năng lượng
113mg 160mg
1mg 1,42 mg

Dựa vào phương trình trên thì lượng BOD cần sẽ bằng 1,42 lần lượng tế bào.
Do đó lượng chất hữu cơ tính theo BOD là: 1,42 * 19,5 = 27,69 mg/l
Lượng BOD5 có trong chất rắn lơ lửng ra khỏi bể lắng : 0,68 * 27,69 = 18,83 mg/l
Lượng BOD5 hoà tan ra khỏi bể lắng bằng BOD5 ở đầu ra trừ đi lượng BOD5
có trong cặn lơ lửng : 30 – 18,83 = 11,17 mg/l

32
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

- Thể tích bể được tính theo công thức :


Q. Y .T bùn . ( S0−S ) 2000.0,46.10 .(275−11,17)
Vaerotank = = = 505,67 m3
X .(1+ K d . T bùn ) 3000.(1+ 0,06.10)

- Chọn chiều cao hữu ích: hhi = 4m


- Chiều cao an toàn : hat = 0,5m
-> Tổng chiều cao của bể Aerotank : h = hhi + hat = 4,5 m
V
- Diện tích bề mặt bể : Saerotank = = 112,37 m2
h

-> Chọn kích thước bể : Dài * rộng = 10m*11,24m


V
- Thời gian lưu nước : T = = 6,07h
Q
OC t
- Tính lượng không khí cần thiết : Q kk = .f
OU
Trong đó:
f : hệ số an toàn, f = 1,5 – 2. chọn f = 1,5.
OC t : lượng oxy thực tế sử dụng cho bể, kgO2/ng.đ, chọn OC t = 922,05 , kgO2/ng.đ

OU : công suất hoà tan oxy vào nước thải của thiết bị phân phối.
Khi dùng hệ thống thổi khí, chiều sâu của đáy bể là 4,5m, thiết bị phân phối khí đặt
cách mặt nước 20cm, nên h = 4,3m.
Ta có: OU= O u. h = 7 × 4,3 = 30,1 (gO2 /m3).
Với O u: công suất oxy hoà tan của thiết bị phân phối bọt khí nhỏ và mịn.
Chọn O u = 7 (gO2 /m3).
922,05
→ Q kk = .1,5=45949,34 (m3/ng.đ) = 1914,56 (m3/h) = 0,532(m3/s)
30,1.10−3
Hs
Áp lực của máy thổi khí: p = 98066,5.(1+ )
10.33
4,3
= 98066,5.(1+ ) = 138887,9 (Pa)= 1.37(atm)
10.33

( với Hs=4,3 m: Độ ngập của thiết bị khí)


Công suất của máy sục khí :

33
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

G.R.T P 2 0,283
PMSK = .[( ¿ −1 ¿ ¿
29,7.n . η P 1

0,686.8,314 .298 1,37 0,283


= .[( ¿ −1¿ ¿
29,7.0,283 .0,85 1

= 22,16 (kW)
Trong đó :
G = Qkk.1,29 = 0,532. 1,29 = 0,686 kg/s : trọng lượng dòng không khí
R = 8,314 kJ/k.mol’K : hằng số không khí
T = 298’K : nhiệt độ tuyệt đối của không khí
Hệ số chuyển đổi = 29,7
k−1 1,395−1
n= = = 0,283
k 1,395

𝛈 = 85% : hiệu suất của máy sục khí


P1 = 1 atm : áp suất không khí đầu vào
P2 = 1,37 atm : áp suất không khí đầu ra
Chọn 2 máy thổi khí cho bể Aerotank với công suất P = 23,7 kW
Chọn máy khấy bể Aerotank với công suất PMK = 1,1 kW
3.7. Bể lắng 2

34
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Hình 3.12. Tổng thể bể lắng 2


Diễn ra quá trình tách bùn và nước. Nước thải từ đây sẽ đến bể khử trùng.

a) Cấu tạo của bể lắng 2

Hình 3.13. Cấu tạo của bể lắng 2


Các loại bồn tôn dày trên 6mm được hàn điền hai phía, trong và ngoài có lớp thuốc
bảo vệ trên hệt hống máy hàn, máy cuốn lốc thủy lực hiện đại, theo công nghệ tân tiến
của các nước phát triển G7.
Các mối hàn đều do thợ hàn có chuyên môn về hàn áp lực (TCXDVN 314:2005)
thực hiện.
Trong quá trình chế tạo có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ của KCS. Và cán bộ kiểm
định về an toàn của thiết bị áp lực.
Toàn bộ các mối hàn được kiểm tra độ kín bằng phương pháp thẩm thấu hoặc siêu
âm.
Đường kính không vượt quá 3 lần chiều sâu công tác gồm máng nước dẫn, ống trung
tâm, máng thu nước, máng tháo nước, ống xả cặn và ống xả cặn nổi
b) Nguyên lí hoạt động.

35
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Tại đây, bùn và các chất thải lơ lửng sau khi ở bể Aerotank sẽ trực tiếp được đổ vào
bể lắng 2 vào máng theo phương thẳng đứng từ dưới lên.
Sau khi ra khỏi ống trung tâm, nước thải va vào thành bể và chuyển động đi lên, các
hạt cặn rơi xuống đáy bể vào hố thu cặn (Nước thải được đưa vào bể qua ống phân
phối ở tâm bể với vận tốc chậm <30mm/s để tránh làm xáo trộn lớp bùn đã lắng bên
dưới.).
Nước sau khi lắng được tràn qua máng thu đặt xung quanh thành theo ống dẫn qua
công trình tiếp theo.
Nước trong bể lắng 2 được lắng trong 45 phút.Lớp bùn lắng lại ở đáy bể được bơm
vào bể chứa bùn bằng máy bơm bùn V6.BB2. Và sau 15 phút thì bơm bùn V6.BB2
ngừng hoạt động.
Nước trong bể lắng 2 sẽ chảy sang bể tiếp theo.
c) Thông số của bể lắng 2
- Lưu lượng nước thải : QBL2 = 83,34 m3
- Thời gian lưu nước : T = 1,2h
- Thể tích bể lắng 2 : VBL2 = QBL2.T = 83,34 . 1,2 = 100 m3
- Chiều cao hữu ích của bể lắng 2 : hhi = 3,5m
- Chiều cao an toàn của bể lắng 2 : hat = 0,5m
=> Tổng chiều cao của bể lắng 2 : h = hhi + hat = 4m
V 100
- Diện tích mặt của bể : SBL2 = = = 25m2
h 4

- Trong bể lắng 2 ta có :
+ Chiều cao lớp nước trong 1,7 m
+ Chiều cao ống phân phối nước 1,5 m
+ Chiều cao chóp đáy bể, độ dốc 20%
H=0,2* (9 /2) = 0,9 m
+ Chiều cao chứa bùn hình trụ : hbùn = 3,5 – 1,7 – 0,9 = 0,9 m
=> Thể tích chứa bùn : VbùnBL2 = 25. 0,9 = 22,5 m3
10
Q∗h∗D(h 2 o) ∗(10+ 5 )∗1000
Công suất máy bơm bùn PBB2 = = 3600 = 0,51 kW
102∗0,8
102∗0,8

36
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Vậy chọn máy bơm bùn cánh xoay Piranha PS-75-A/AJ có công suất P = 0,55 kW
3.8. Bể khử trùng và Bể Lưu Lượng

Bể khử trùng là một trong những giai đoạn quan trọng của quá trình xử lý nước thải.
Mục đích của giai đoạn này chính là tập trung nước thải sau xử lý lắng cặn, lọc, cân
bằng pH lại để diệt các mầm vi khuẩn gây bệnh trước khi xả ra môi trường tiếp nhận.
a) Nguyên lí hoạt động

Hình 3.14. Cấu tạo của bể khử trùng


Nước được đưa từ bể lắng 2 sang bể khử trùng ,được điều khiển bằng van điện từ
V3 ( Thường hở). Khi mực nước trong bể chạm cảm biến nước mức cao V7.PH thì
V7.PH tác động khóa van V3 ( ban đầu van đầu ra V4 đang ở trạng thái khóa- thường
đóng).
Khi mức nược chạm vào V7.PH thì đồng thời các bơm và máy khuấy V7.MK1 của
bồn Clo và máy khuấy V7.MK2 ở bể khử trùng cùng hoạt động.
Clo được châm vào bể khử trùng với 1 lượng nhất định theo tính toán.
Sau qua trình khử trùng 5 phút thì van điện từ V4 được điều khiển mở thông qua bộ
điều khiển để nước chảy từ bể khử trùng sang bể lưu lượng và đến nơi tiếp nhận.
Sau 15 phút van V4 và van V3 được trả về lại trạng thái ban đầu và tiếp tục chu
trình.
b) Thông số của bể khử trùng và bồn chứa Clo
- Thời gian lưu nước : T = 20 phút.
- Lưu lượng nước : QKT = 83,34 m3/ngày

37
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

20
- Thể tích của bể khử trùng : VKT = QKT.T = 83,34. = 27,75 m3
60

- Chọn chiều cao hữu ích: h hi = 4,5 (m).


- Chiều cao an toàn : hat = 0,5 m
=> Tổng chiều cao của bể : h = hhi + hat = 5m
V KT 27,75
- Diện tích mặt của bể khử trùng : SKT = = = 5,55 m2
h 5

- Công suất máy khuấy chìm của bể khử trùng PMK = 1,1 kW
- Lượng Clo hoạt tính cần thiết khử trùng là:
a x Q 5 x 83,34
G= = = 416,7.10-3 (kg/h)
1000 1000

Với:
a :liều lượng Clo hoạt tính, đối với nước thải đã xử lý sinh học hoàn toàn thì a= 5
(g/m3).
Q: lưu lượng nước thải (m3/h).
- Lượng clo dùng trong 1 ngày :
Gngày = G.24 = 10 kg/ngày
- Lượng Clo dùng trong 1 tuần :
Gtuần = Gngày.7 = 70 kg/tuần
- Lượng Clo dùng trong 1 tháng :
Gtháng = Gngày.30 = 300 kg/tháng
=> Vì lượng Clo dùng trong 1 tháng là khá lớn ,khiến cho thể tich bồn chứa Clo cũng
lớn theo ,gây tốn diện tích nên chỉ chọn xây bồn chứa có sức chứa Clo dùng trong 1
tuần . Vậy thể tích bồn chứa Clo dùng trong 1 tuần :
Gtuần 70
VClo = = = 47,6 m3
ρ 1,47

Với ρ = 1,47 kg/m3 : trọng lượng riêng của Clo


Chọn thể tích bồn chứa Clo là 50 m3
Chọn công suất máy khuấy của bồn chứa Clo là PMK = 1,1 kW
c) Thông số của bể lưu lượng
- Lưu lượng nước thải : QLL = 83,34 m3

38
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

- Thời gian lưu nước : T = 30h


- Thể tích bể lắng 2 : VLL = QLL.T = 83,34 . 0,5 = 41,67 m3
- Chiều cao hữu ích của bể lắng 2 : hhi = 3,5m
- Chiều cao an toàn của bể lắng 2 : hat = 0,5m
=> Tổng chiều cao của bể lắng 2 : h = hhi + hat = 4m
V 41,67
- Diện tích mặt của bể : SLL = = = 10,42 m2
h 4

3.9. Bể chứa bùn

Hình 3.15. Tổng thể bể chứa bùn

Bể chứa bùn là nơi tiếp nhận bùn đặc,bùn tươi từ bể lắng 1 và bể lắng 2 bằng các
bơm V4.BB1 và V6.BB2.
Lượng bùn tích trữ bên trong bể sẽ được lấy đi theo chu kỳ 2 ngày/lần ,và được đem
đi sử dụng như là 1 loại phân bón cho cây trồng trong nhà máy.
Thông số của bể chứa bùn :
- Thời gian lưu bùn : Tbùn = 2 ngày
- Lượng bùn xả ra trong 1 ngày : Qbùn = QxảBL1 + QxảBL2 = 5,49 + 9,51 = 15 m3/ngày
- Thể tích của bể chứa bùn : Vbùn = Qbùn.Tbùn = 15.2 = 30 m3
- Chọn bể có hình chữ nhật,có độ dốc là 45% để tháo bùn
- Chiều cao hữu ích của bể : hhi = 2,5 m

39
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

- Chiều cao an toàn của bể : hat = 0,5 m


=> Tổng chiều cao của bể : h = hhi + hat = 3m
V bùn
- Diện tích mặt của bể : Sbùn = = 10 m2
h

STT Bể Tên Số Pdm.i Knc cosφ Idm.i Ptt Qtt Pcs Stt
thiết lượng
(kW) (A) (kW) (kVAr) (kW) (kVA)
bị

1 Thu gom Bơm 2 2,9 0,8 0,7 11,04 4,64 4,73 0,079 6,68

2 Cân bằng MSK 2 20 0,75 0,85 87,2 30 18,59 1,2 42,76


Bơm 2 2,9 0,8 0,7 4,64 4,73

3 Trung MK 1 1,1 0,8 0,7 2,09 0,88 0,534 0,066 0,85


hòa

Bồn Axit Bơm 2 2,9 0,85 0,7 13,13 4,93 5,03 0,12 7,9
MK 1 1,1 0,8 0,7 0,88 0,534

Bồn Bơm 2 2,9 0,85 0,7 13,13 4,93 5,03 0,12 7,9
Bazo
MK 1 1,1 0,8 0,7 0,88 0,534

4 Bể lắng 1 MK 1 1,1 0,8 0,7 3,14 1,76 1,068 0,375 1,9


Bơm 1 0,55 0,8 0,7 0,44 0,33
bùn

Bồn PAC Bơm 2 2,9 0,85 0,7 13,13 4,93 5,03 0,12 7,9
MK 1 1,1 0,8 0,7 0,88 0,534

40
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

5 Bể MSK 2 23,7 0,75 0,85 92,34 35,55 20,03 1,35 44,9


Aerotank
MK 1 1,1 0,8 0,7 0,88 0,534

Bể lắng 2 Bơm 1 0,55 0,8 0,7 2,09 0,44 0,33 0,066 0,6
bùn

6 Khử MK 1 1,1 0,8 0,7 2,09 0,88 0,534 0,066 1,08


trùng

Bồn Clo Bơm 2 2,9 0,85 0,7 13,13 4,93 5,03 0,12 7,9
MK 1 1,1 0,8 0,7 0,88 0,534

Bảng 3.2.Bảng kết quả tính toán phụ tải của nhà máy xử lý nước thải

Hệ số công suất trung bình được tính theo công thức sau :
∑ P đmi . cos φi
Cosφtb = = 0,798
∑ Pđmi

Hệ số nhu cầu trung bình của tất cả các thiết bị :


∑ P đmi . k nc .i
knc.tb = = 0,865
∑ Pđmi

Chọn suất phụ tải chiếu sáng cho nhà máy xử lý nước thải ɋ0 = 12 W/m2
(Tra theo bảng Suất phụ tải chiếu áng của một số phân xưởng – Sách “ Hệ thống cung
cấp điện” của Nguyễn Công Hiền)
Công suất tính toán của nhà máy:
Ptt.NM = ∑Ptti = 90,84 kW
Công suất phản kháng của nhà máy :
Qtt.NM = ∑Qtti = 80,854 kVAr
Công suất chiếu sáng cho nhà máy :

41
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Pcs.NM = 3,43 kW

Phụ tải tính toán của nhà máy :


Stt.NM = √ ¿ ¿
= √¿ ¿
= 124,2 kVA
Vì tất cả động cơ, máy khuấy và máy sục khí đều là động cơ 3 pha và đươc cấp điện
áp 380V nên dòng điện của nhà máy được tính theo công thức sau :
Stt . NM 124,2.103
Itt = = = 188,7 (A)
U .√ 3 380. √ 3

42
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

CHƯƠNG IV. THIẾT KẾ MẶT BẰNG TỔNG THỂ CHO NHÀ MÁY

4.1. Kích thước tính toán của các bể

STT TÊN BỂ LƯU THỜI THỂ DIỆN KÍCH THƯỚC (m)


LƯỢNG GIAN TÍCH TÍCH
LƯU (h)
(m3/h) (m3) (m2)

DÀI RỘNG CAO

1 Thu gom 83,34 0,75 19,98 6,66 2 3,33 3

2 Cân bằng 83,34 6 500 100 10 10 5

3 Định lượng 83,34 0,0834 6,945 3,5 1,4 2,5 2

4 Trung hòa 83,34 0,167 13,89 5,56 2 2,78 2,5

5 Lắng 1 83,34 1,5 125,01 31,25 5 6,25 4

6 Aerotank 83,34 6,07 505,67 112,37 11 10,2 4,5

7 Lắng 2 83,34 1,2 100 25 5 5 4

8 Khử trùng 83,34 0,334 27,75 5,55 2,5 2,22 5

9 Lưu lượng 83,34 0,5 41,67 10,42 2,6 4 4

10 Chứa bùn 0,625 48 30 10 2 5 3

11 Bồn Clo 83,34 336 50 10 2 5 5

12 Bồn Axit 83,34 336 50 10 2 5 5

13 Bồn Bazo 83,34 336 50 10 2 5 5

43
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

14 Bồn PAC 83,34 336 50 10 2 5 5

Bảng 4.1.Bảng số liệu kích thước mặt bằng của nhà máy

4.2. Thiết kế mặt bằng

Hình 4.1. Vị trí của các bể trong khuôn viên 500 m2

44
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

45
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Hình 4.2. Mô phỏng 3D mặt bằng nhà máy

CHƯƠNG V. THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN CUNG CẤP ĐIỆN CHO NHÀ MÁY

Việc lựa chọn sơ đồ cung cấp điện ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ tiêu kinh tế và kĩ
thuật của nhà máy.Một sơ đồ cung cấp điện được coi là hợp lý phải thỏa mãn những
yêu cầu cơ bản sau:
1. Đảm bảo các chỉ tiêu về mặt kĩ thuật.
2. Đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện
3. An toàn đối với người và thiết bị
4. Thuận lợi và dễ dàng trong thao tác vận hành và linh hoạt trong xử lý sự cố.
5. Dễ dàng phát triển để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của phụ tải điện.
6. Đảm bảo các chỉ tiêu về mặt kinh tế.
Cần lựa chọn cấp điện áp hợp lý cho đường dây truyền tải điện từ hệ thống điện lưới
quốc gia về nhà máy.Biểu thức kinh nghiệm để lựa chọn cấp điện áp truyền tải:
Uđm = 4,34.√ L+ 0,016. Ptt . NM
= 4,34.√ 3+0,016.90,84 = 9,16 kV
Với L = 3 (km): là khoảng cách từ lưới điện đến trạm biến áp của nhà máy.
Từ kết quả tính toán, ta chọn cấp điện áp trung áp 10 kV từ hệ thống lưới điện cấp cho
nhà máy.

46
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

(*)Sơ đồ nguyên lý hệ thống cung cấp điện cho nhà máy :

47
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Hình 5.1. Sơ đồ hệ thống cung cấp điện cho nhà máy.

48
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

PHẦN 1. THIẾT KẾ MẠNG ĐIỆN CAO ÁP CHO NHÀ MÁY

Hình 5.2.Sơ đồ cấp điện mạng cao áp của nhà máy


5.1.1. Thiết kế trạm biến áp tổng

Các trạm biến áp (TBA) được lựa chọn trên các nguyên tắc sau :
Vị trí đặt TBA phải thỏa mãn :
+ Gần tâm phụ tải : giảm vấn đề đầu tư và tổn thất trên đường dây.
+ Thuận tiện cho vận chuyển,lắp đặt,quản lí và vận hành sau này.
+ An toàn và kinh tế.
Số lượng máy biến áp (MBA) có trong TBA được lựa chọn căn cứ vào :
+ Yêu cầu cung điện của phụ tải ( loại 1 ,loại 2 hay loại 3).
+Yêu cầu vận chuyển và lắp đặt.
+ Chế độ làm việc của phụ tải.
Dung lượng TBA :
+ Điều kiện chọn : n.khc.SđmMBA > Stt.HT
+ Điều kiện kiểm tra : (n-1).khc.kqtsc.SđmMBA ≥ Sttsc
Trong đó :
n: số máy biến áp có trong 1 trạm biến áp.

49
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

khc: hệ số hiệu chỉnh theo nhiệt độ (nếu có)


kqtsc= 1,4 : hệ số quá tải sự cố thỏa điều kiện MBA vận hành quá tải không quá 5 ngày
đêm và 6h/ngày.
Sttsc: công suất tính toán sự cố .
Khi sự cố một MBA có thể loại bỏ một số phụ tải không quan trọng để giảm nhẹ
dung lượng của các MBA, nhờ vậy, có thể giảm nhẹ được vốn đầu tư và tổn thất của
trạm trong trạng thái làm việc bình thường. Đồng thời cũng cần hạn chế chủng loại
MBA để dễ dàng trong những lúc thay thế, để tiết kiệm vốn đầu tư ban đầu và để tạo
điều kiện thuận lợi cho việc mua sắm, lắp đặt, vận hành, sửa chữa, thay thế.
a) Chọn máy biến áp cho trạm :
Căn cứ vào công suất tính toán của từng vùng trong nhà máy và sơ đồ mặt bằng nhà
máy đặt 1 trạm biến áp ứng với 1 máy biến áp , ngoài ra vì nhà máy xử lý nước thải
thuộc phụ tải loại II nên đặt thêm 1 máy phát dự phòng cho trường hợp mất điện,máy
biến áp dự phòng có dung lượng bằng với máy biến áp hoạt động chính.
Chọn dung lượng MBA : n.khc.SđmMBA ≥ Stt. = 124,2 kVA
=> 1.1. SđmMBA ≥ 124,2 kVA
=> SđmMBA ≥ 124,2 kVA
Chọn máy biến áp tiêu chuẩn ba pha hai cuộn dây do Đông Anh (Việt Nam) chế tạo
có dung lượng định mức Sđm =160 (kVA) .
Kiểm tra lại dung lượng MBA đã chọn theo điều kiện quá tải sự cố : S ttsc lúc này
chính là công suất tính toán của nhà máy sau khi cắt bớt một số phụ tải không quan
trọng trong nhà máy.Giả sử trong quá trình ban đầu thì phụ tải chiều sáng chiếm 10% .
khc.kqtsc.SđmMBA ≥ Sttsc = 0,9Stt = 111,78 (kVA)
111,78
=> SđmMBA ≥ = 79,84 (kVA)
1,4

=> Trạm biến áp đặt máy biến áp 160kVA là hợp lý.


- Đồng thời chọn máy phát dự phòng GF-DC160 , do hãnh Cummins (Mỹ) có SF =
160kVA , Uđm = 380/220 , 3 pha.

50
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Tên TBA Số lượng Loại máy biến áp Dung lượng ( kVA)

Trạm biến áp 1 EEMC.EVN-160kVA 160


Nhà máy

Máy phát 1 GF-DC160 160


dự phòng

Bảng 5.1.Máy biến áp và máy phát dự phòng được chọn


b) Xác định tổn thất điện năng ΔA trong trạm biến áp
- Chọn máy biến áp:Trên cơ sở đã chọn được công suất máy biến áp ở phần trên, ta có
bảng kết quả chọn máy biến áp cho các trạm biến áp do Liên Xô sản xuất.

Sdm Uc/Uh ΔP0 ΔPN UN I0 Số


kVA (kV) (kW) (kW) (%) (%) Lượng

160 10/0,4 0,45 2,1 4 1,7 1

Bảng 5.2. Thông số của máy biến áp


- Tổn thất điện năng ΔA trong các TBA được xác định theo công thức :
1 S tt
ΔA = n.ΔP0.t + .ΔPN.( )2.ȶ (kWh)
n S dmMBA

Trong đó:
n : Số máy biến áp ghép song song.
t = 8760(h) : Thời gian MBA vận hành, với MBA vận hành suốt năm.
ȶ : Thời gian tổn thất công suất lớn nhất.
Tra PL 1.4 với nhà máy công nghiệp địa phương có Tmax = 5000(h)
nên: ȶ = (0,124 + 10-4.Tmax)2.8760 = (0,124 + 10-4.5000)2.8760 = 3411 (h)
ΔP0 ,ΔPN : Tổn thất công suất không tải và tổn thất công suất ngắn mạch của MBA.
Stt : Phụ tải tính toán của TBA.

51
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

SđmMBA : Công suất định mức của MBA.

Tên TBA Số MBA Stt Sdm ΔP0 ΔPN ΔA


(kVA) (kVA) (kW) (kW) (kWh)

Trạm biến 1 124,2 160 0,45 2,1 5851,2


Áp nhà máy

Bảng 5.3.Tổn thất điện năng của trạm biến áp


c) Xác định vị trí đặt các trạm biến áp :
- Trạm biến áp có thể đặt tại tường của nhà máy nên có thể tiết kiệm được vốn xây
dựng và ít ảnh hưởng đến các công trình khác.
- Trạm lồng cũng được sử dụng để cung cấp điện cho một phần hoặc toàn bộ nhà máy
vì có chi phí đầu tư thấp, vận hành bảo quản thuận lợi, song về mặt an toàn khi có sự
cố trong trạm hoặc trong nhà máy thì lại không cao.
- Các trạm biến áp dùng chung cho nhiều phân xưởng nên đặt gần tâm phụ tải, nhờ
vậy, có thể đưa điện áp cao tới gần hộ tiêu thụ điện và rút ngắn khá nhiều chiều dài
mạng phân phối cao áp của xí nghiệp cũng như mạng hạ áp phân xưởng, giảm chi phí
kim loại làm dây dẫn và giảm tổn thất.Cũng vì vậy, nên dùng trạm độc lập tuy nhiên
vốn đầu tư xây dựng trạm sẽ bị gia tăng.
- Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, có thể lựa chọn một trong các loại biến áp đã nêu. Để
đảm bảo an toàn cho người sử dụng cũng như thiết bị, đảm bảo mĩ quan công nghiệp,
ở đây sẽ sử dụng loại trạm xây, đặt gần tâm phụ tải, gần các trục giao thông trong nhà
máy, song cũng cần tính đến khả năng phát triển và mở rộng sản xuất.
- Vì ở đây, một trạm biến áp cung cấp cho nhiều hơn một phân xưởng nên có thể chọn
vị trí lắp đặt TBA là liền chung tường với một phân xưởng có công suất lớn nhất mà
TBA này cung cấp cho nó.Bởi thực chất, khoảng cách giữa các phân xưởng mà được
cung cấp chung bởi một trạm là không xa nên vị trí đặt các trạm là không lớn lắm.
d) Phương án đi dây của mạng cao áp :
- Nhà máy thuộc hộ loại II, nên đường dây từ hệ thống lưới điện cung cấp cho các
TBA của nhà máy sẽ dùng lộ kép .
- Do tính chất quan trọng của một số phân xưởng trong nhà máy nên mạng cao áp, ta
sử dụng sơ đồ hình tia, lộ đơn. Sơ đồ này có ưu điểm là:
+ Sơ đồ nối dây rõ rang.

52
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

+ Các trạm biến áp đều được cấp điện từ một đường dây riêng nên ít ảnh hưởng đến
nhau,
+ Độ tin cậy cung cấp điện tương đối cao,
+ Dễ thực hiện biện pháp bảo vệ và tự động hóa, dễ vận hành.
+ Để đảm bảo an toàn cũng như mỹ quan trong nhà máy, các đường dây cao áp
trong nhà máy đều được đi ngầm theo dọc các tuyến giao thông nội bộ.

5.1.2. Tính chọn máy cắt đầu nguồn

- Mắt cắt điện là thiết bị đóng cắt mạch điện cao áp ( trên 1000V) . Ngoài nhiệm vụ
đóng cắt dòng điện phụ tải phục vụ cho công tác vận hành,máy cắt còn có chức năng
cắt dòng ngắn mạch để bảo vệ các phần tử của hệ thống điện.
- Để đảm bảo khả năng dập hồ quang,người ta chế tạo trong buồng dập hồ quang
1,2,3,4… chỗ cắt tùy theo cấp điện áp. Cấp điện áp càng cao càng bố trí nhiều chỗ cắt.
- Điều kiện chọn máy cắt :
+ Điện áp định mức : UMC.đm ≥ Uđm.mm = 10 kV
+ Dòng điện định mức : IMC.đm ≥ Icb (A)
Trong đó Icb qua máy cắt chính là dòng quá tải sự cố khi cắt biến áp :
S dm . MBA 160
Icb = IqtBA = 1,4.Iđm.BA = 1,4. =1,4. = 12,93 (A)
√ 3 . U đm √ 3 .10
Tra bảng 5.8 “ Sổ tay lựa chọn và tra cứu thiết bị điện – Ngô Hồng Quang” ,chọn được
máy cắt theo tính toán do ABB chế tạo :

Tên Udm (kV) Idm (A) Inmax (kA) IN (kA)

3AF 154-4 12 630 63 25

Bảng 5.4. Thông số máy cắt đầu nguồn


5.1.3. Tính chọn cáp cao áp và xác định tổn thất công suất trên đường dây

a) Tính chọn cáp cao áp


- Đường dây cung cấp từ lưới điện về trạm biến áp của nhà máy dài 3(km). Sử dụng
đường dây trên không, lộ kép.

53
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

- Với mạng cao áp có Tmax lớn, dây dẫn được chọn theo mật độ dòng điện kinh tế Jkt .
Tra bảng 4.3 ( trang 194 TL2-Sổ tay lựa chọn và tra cứu thiết bị điện từ 0,4 đến 500
kV-Ngô Hồng Quang) với dây dẫn AC có thời gian sử dụng công suất lớn nhất
Tmax=5000(h), ta có Jkt = 1,1 (A/mm2 ).
I max
+ Tiết diện kinh tế của cáp : Fkt = (mm2)
J kt

Vì cáp từ hệ thống lưới điện về các TBA là cáp lộ kép nên :


Stt . TBA
Imax = (A)
2. √ 3 . U dm

+ Dựa vào trị số Fkt tính được ,tra bảng lựa chọn tiết diện tiêu chuẩn cáp gần
nhất,sau đó kiểm tra tiết diện cáp đã chọn theo điều kiện phát nóng :
khc.Icp ≥ Isc
Trong đó :
khc = k1.k2
k1 = 1 : hệ số hiệu chỉnh theo nhiệt độ .
k2 : hệ số hiệu chỉnh về số dây cáp đặt trong cùng 1 rãnh.
Isc : dòng điện xảy ra sự cố khi đứt 1 cáp.
Với khc = 0,93 và Isc = 2.Imax nếu 2 cáp đặt trong một rãnh (cáp lộ kép).
Stt 124,2
Ta có : Imax = = = 3,6 (A)
2. √ 3 . U dm 2. √ 3 .10

Tiết diện kinh tế của cáp :


I max 3,6
Fkt = = = 3,27 (mm2)
J kt 1,1

Chọn dây nhôm lõi thép AC-10 có Icp = 75 (A)


Kiểm tra dây dẫn theo sự cố đứt 1 dây :
Isc = 2Imax = 2.3,6 = 7,2(A) < Icp = 75 (A)
Vậy dây dẫn thỏa mãn điều kiện sự cố.
Kiểm tra dây dẫn theo điều kiện tổn thất điện áp cho phép :
Với dây dẫn AC-10 có khoảng cách trung bình Dtb = 1 (m) thì có r0 = 3,12 (Ώ/km)

54
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

P tt . R+Q tt . X 90,84.3,12.3+50,54.0,416
ΔU = = = 46,9(V)
n. U đm 10.2

Ta thấy : ΔU < ΔUcp = 5%.Uđm = 500 (V)


=> Dây dẫn được chọn thỏa mãn điều kiện tổn thất điện áp cho phép.
Vậy chọn dây AC-10.
Điện trở trên các đường dây được tính theo công thức :
1
R = .r0.L (Ώ)
n

Trong đó :
n : là số đường dây đi song song (lộ kép n = 2)
L : là chiều dài của đường dây cần tính.

Đường F L r0 x0 R X
cáp (mm2) (km) (Ώ/km) (Ώ/km) (Ώ) (Ώ)

Lưới - TBA AC- 10 3 3,12 0,416 4,7 0,624

Bảng 5.5. Thông số của cáp cao áp

b) Xác định tổn thất công suất tác dụng trên đường dây
S 2tt
ΔPD = 2 .R.10-3 (kW)
U đm

124 , 22
= .4,7.10-3 = 0,7 kW
10 2
=> Tổng tổn thất công suất tác dụng trên dây dẫn ΔPD = 0,7 kW
- Tổn thất điện năng trên đường dây :
ΔAD = ΔP.ȶ (kWh)
Với ȶ = 3411(h) ứng với Tmax = 5000 (h) : thời gian tổn thất công suất lớn nhất.
=> ΔAD = 0,7.3411 = 2387,7 (kWh)

55
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

5.1.4. Chọn cầu dao cao áp ( Dao cách ly – DCL )

- Cầu dao hay còn gọi là dao cách ly có nhiệm vụ chủ yếu là cách ly phần mạng điện
và không mạng điện, tạo khoảng cách an toàn trông thấy, phục vụ cho các công tác sửa
chữa, kiểm tra, bảo dưỡng lưới điện. Dao cách ly cũng có thể đóng cắt dòng không tải
của máy biến áp nếu công suất máy không lớn lắm.
- Cầu dao được chế tạo ở mọi cấp điện áp nhưng ta sẽ dùng chung một loại dao cách ly
cho tất cả các trạm biến áp để dễ dàng cho việc mua sắm lắp đặt và thay thế.
- Dao cách ly được chọn theo các điều kiện :
+ Điện áp định mức : UđmMC ≥ Uđmnm = 10 (kV)
124,2
+ Dòng điện định mức : IđmCL ≥ ILVmax = 2.Itt = 2. = 14,34 (A)
√ 3 .10
Tra bảng 2.32 – “ Sổ tay lựa chọn và tra cứu thiết bị điện – Ngô Hồng Quang” ,chọn
được dao cách ly theo tính toán do công ty Đông Anh chế tạo :

Tên Udm (kV) Idm (A) Inmax (kA) Iod (kA)

DN 10/200 10 200 9 6

Bảng 5.6. Thông số dao cách ly

5.1.5. Chọn cầu chì cao áp

- Cầu chì là thiết bị bảo vệ, có nhiệm vụ cắt đứt mạch điện khi có dòng điện lớn quá trị
số cho phép đi qua. Nói cách khác, chức năng của cầu chì là bảo vệ quá tải và ngắn
mạch. Trong lưới điện cao áp (U>1000V), cầu chì thường được dùng ở các vị trí:
+ Bảo vệ máy biến áp đo lường ở các cấp điện áp.
+ Kết hợp với cầu dao phụ tải thành máy cắt phụ tải để bảo vệ các đường dây trung áp.
+ Đặt phía cao áp của trạm biến áp để bảo vệ ngắn mạch cho máy biến áp.
- Cầu chì được chế tạo theo nhiều kiểu và ở nhiều cấp điện áp khác nhau. Ở cấp điện
áp trung áp và cao áp thường sử dụng loại cầu chì ống.
- Các điều kiện chọn cầu chì:
+ Điện áp định mức: Uđm.cc ≥ Uđm.nm = 10 (kV)
+ Dòng điện định mức : khi sự cố 1 máy biến áp thì máy còn lại có thể quá tải 30%.

56
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

k qt . Stt 1,3.124,2
Iđmcc ≥ Ilv max = = = 9,32 (A)
√ 3 . U đm √ 3 .10
Tra bảng 2.19 – “Hệ thống cung cấp điện của XNCN – Nguyễn Công Hiền” ,chọn
được cầu chì theo tính toán do SIEMENS chế tạo :

Tên TB Udm (kV) Idm (A) Icắt.min (A) Icắt (kA)

3GD1 202-3B 12 10 56 63

Bảng 5.7. Thông số cầu chì cao áp


5.1.6. Chọn chống sét van

Chống sét van là một thiết bị có nhiệm vụ chống sét đánh từ đường dây trên không
truyền vào trạm biến áp và tủ động lực. Chống sét van được làm bằng một điện trở phi
tuyến: Với điện áp định mức của lưới điện, điện trở chống sét có trị số vô cùng, không
cho dòng điện đi qua, còn khi có điện áp sét thì điện trở giảm cường độ sét đến không,
chống sét van dẫn dòng điện xuống đất.
Chống sét van được chế tạo ở nhiều cấp điện áp. Với nhà máy thiết kế, ta chọn
chống sét van theo cấp điện áp Uđmnm =10 (kV).
Chọn loại chống sét van do Liên Xô (cũ) sản xuất có Uđm = 10 kV.
5.1.7. Tính toán ngắn mạch cao áp

- Mục đích của tính toán ngắn mạch là kiểm tra điều kiện ổn định động và ổn định
nhiệt của thiết bị và dây dẫn được chọn khi có ngắn mạch trong hệ thống. Dòng điện
ngắn mạch tính toán để chọn khí cụ điện là ngắn mạch 3 pha. Khi tính toán ngắn mạch
phía cao áp, do không biết cấu trúc cụ thể của hệ thống điện quốc gia nên cho phép
tính toán gần đúng điện kháng của hệ thống điện quốc gia thông qua công suất ngắn
mạch về giá trị hạ áp của trạm biến áp và coi hệ thống có công suất vô cùng lớn.

57
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Hình 5.3. Sơ đồ nguyên lý và sơ đồ thay thế mạng cao áp


- Để lựa chọn ,kiểm tra dây dẫn và các khí cụ điện cần phải tính toán điểm ngắn mạch
N.
- Điện kháng của hệ thống điện được tính theo công thức :
U 2tb
Xht = (Ώ)
SN

Trong đó :
SN = √ 3.10.25 = 433 (MVA) : công suất của máy cắt đầu nguồn.
Utb = 1,05.Uđm = 1,05.10 = 10,5 (kV) : điện áp trung bình của đường dây.
10,52
Thay vào công thức : Xht = = 0,25 (Ώ)
433
Điện trở và điện kháng của đường dây :
1
Rd = .r0.L (Ώ)
n
1
Xd = .x0.L (Ώ)
n

Trong đó :
r0, x0 : điện trở và điện kháng trên 1km dây dẫn (Ώ/km).
L : chiều dài đường dây.
Do ngắn mạch xa nguồn nên dòng ngắn mạch siêu quá độ I” bằng dòng điện ngắn
mạch ổn định I∞ nên ta có thể viết :

58
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

U tb
IN = I” = I∞ =
√3 . Z N
Trong đó : ZN : Tổng trở từ hệ thống điện đến điểm ngắn mạch cần tính (Ώ).
- Trị số dòng ngắn mạch xung kích được tính theo biểu thức :
Ixk = 1,8.√ 2.IN (kA)

Đường cáp R X
(Ώ) (Ώ)

Lưới - TBA 4,7 0,624

Bảng 5.8. .Điện trở và điện kháng của đường dây trên không
- Tính điểm ngắn mạch N phía cao áp của trạm biến áp :
R = Rdd = 4,7 (Ώ)
X = Xht + Xđd = 0,25 + 0,624 = 0,874 (Ώ)
U tb 10,5
IN = = = 1,3 (kA)
√3 . Z N √ 3 . √ 4 ,7 2+0,87 42
Ixk = 1,8.√ 2.IN = 3,3 (kA)

Điểm ngắn IN (kA) Ixk (kA)


Mạch

N 1,3 3,3

Bảng 5.9. Giá trị dòng ngắn mạch và dòng xung kích
5.1.8. Kiểm tra các thiết bị điện cao áp

- Trạm biên áp đặt 1 máy biến áp và 1 máy phát dự phòng. Vì trạm biến áp đặt không
xa các tủ phân phối nên ở phía cao áp chỉ cần đặt cầu dao và cầu chì. Dao cách ly dùng
để cách ly MBA khi sửa chữa, còn cầu chì dùng để bảo vệ ngắn mạch và quá tải cho
MBA.

59
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

- Vì nhà máy là phụ tải loại II nên có thêm máy phát dự phòng. Trong trường hợp mất
điện,hoặc sự cố máy biến áp thì sẽ dùng bộ chuyển nguồn tự động ATS để chuyển
sang dùng máy phát dự phòng.
a) Kiểm tra dao cách ly
- Dao cách ly được kiểm tra theo các điều kiện :
+ Dòng điện ổn định động cho phép : Iđm.đ = 20 (kA) > Ixk = 3,3 (kA)
+ Dòng điện ổn định nhiệt : Iod.nh = 6 (kA) > IN = 1,3 (kA)
- Qua kết quả kiểm tra kết luận dao cách ly đã chọn thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật.
Chọn loại chống sét van do Liên Xô (cũ) sản xuất có Uđm = 10 kV.
b) Kiểm tra cầu chì cao áp :
- Các điều kiện kiểm tra cầu chì:
Ở đây tính cho trạm biến áp có SđmB = 124,2 (kVA) có dòng ngắn mạch lớn nhất.
+ Dòng điện cắt định mức : chọn theo dòng ngắn mạch lớn nhất của máy biến
Iđm.cắt ≥ IN = 1,3 (kA)
+ Công suất cắt định mức :
Sc.đm = √ 3 . Uđm.Ic.đm = √ 3.10.63 > SN = √ 3.Uđm.IN = √ 3.10.1,3
Vậy cầu chì cao áp đã chọn phù hợp với yêu cầu kỹ thuật.
c) Kiểm tra đường dây trên không AC-10
Kiểm tra tiết diện cáp đã chọn theo điều kiện ổn định nhiệt :
F ≥ α.I∞.√ t qd
Trong đó :
α = 6 : Hệ số nhiệt độ của cáp lõi đồng.
I∞ : Dòng ngắn mạch ổn định.
tqd : Thời gian quy đổi,xác định như tổng thời gian tác động của bảo vệ chính
đặt tại nhà máy cắt điện gần điểm sự cố với thời gian tác động toàn phần của máy cắt
điện.
tqd = f(β” , t) với t = 0,5(s) : thời gian tồn tại ngắn mạch.
β” = I }} over {{I} rsub {∞}¿ ¿

60
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

- Vì ngắn mạch xa nguồn nên : IN = I” = I∞ => β” =1


Tra đồ thị trang 109 TL VI tìm được tqd = 0,4.
Vậy điều kiện ổn định nhiệt của cáp : F ≥ α.I∞.√ t qd = 6.1,3.√ 0,4 = 4,93 (mm2)
Vậy chọn cáp 10 mm2 là hợp lý.

PHẦN 2. THIẾT KẾ MẠNG ĐIỆN HẠ ÁP

Nhà máy xử lý nước thải công nghiệp có tổng diện tích là 500 m2 , gồm 18 thiết bị
được chia làm 8 nhóm và mỗi nhóm có 1 phụ tải chiếu sáng. Tổng phụ tải tính toán
của nhà máy là 124,2 kVA, trong đó có 3,43 kW sử dụng cho hệ thống chiếu sáng. Để
cấp điện cho nhà máy ta sử dụng sơ đồ hỗn hợp.
Điện năng từ trạm biến áp được đưa về các tủ động lực của nhà máy. Sau thanh cái
đặt 9 Aptômat nhánh cấp điện cho 8 tủ động lực và 1 tủ chiếu sáng.Từ thanh cái đến
các tủ động lực và chiếu sáng sử dụng sơ đồ hình tia để thuận tiện cho việc quản lý và
vận hành. Mỗi tủ động lực cấp điện cho một nhóm phụ tải theo sơ đồ hỗn hợp, các phụ
tải có công suất lớn và quan trọng sẽ nhận điện trực tiếp từ thanh cái của tủ, các phụ tải
có công suất bé và ít quan trọng hơn được ghép thành các nhóm nhỏ nhận điện từ tủ
theo sơ đồ liên thông (xích).
Để dễ dàng thao tác và tăng thêm độ tin cậy cung cấp điện, tại các đầu vào và ra của
tủ đều đặt các áptômat làm nhiệm vụ đóng cắt, bảo vệ quá tải và ngắn mạch cho các
thiết bị trong phân xưởng. Tuy nhiên, giá thành của tủ sẽ đắt hơn khi dùng cầu dao và
cầu chì, song đây cũng là xu hướng thiết kế cung cấp điện cho các xí nghiệp công
nghiệp hiện đại.

61
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Hình 5.4. Sơ đồ cấp điện mạng hạ áp của nhà máy


5.2.1. Tính chọn Aptomat tổng

- Aptômat là thiết bị đóng cắt hạ áp, có chức năng bảo vệ quá tải và ngắn mạch. Tuy
nhiên, so với cầu chì, aptômát có ưu điểm hơn hẳn cầu chì là khả năng làm việc chắc
chắn, tin cậy, an toàn, đóng cắt đồng thời 3 pha và khả năng tự động hóa cao nên
áptômát dù đắt tiền vẫn ngày càng được sử dụng rộng rãi trong lưới điện hạ áp công
nghiệp cũng như lưới điện ánh sáng sinh hoạt.
- Aptômat tổng, áptômat phân đoạn và áptômát nhánh đều chọn dùng các áptômat
không khí do hãng Merlin chế tạo.
- Aptômat tổng được chọn theo các điều kiện:
+ Điện áp định mức: UđmA ≥ Uđmnm = 0,38 (kV)
k qtbt . Stt
+ Dòng điện định mức : IđmA ≥ Ilvmax =
√ 3 . U đm
k qtbt . Stt 1,3.124,2
Ta có : IđmA ≥ Ilvmax = = = 245,3 (A)
√ 3 . U đm √3 .0,38

Loại Udm (V) Idm (A) IcắtN (kA) Số cực Số lượng

62
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

NS 400E 500 400 15 3 2

Bảng 5.10. Thông số aptomat tổng

5.2.2. Tính chọn cáp tổng hạ áp

- Cáp được chọn và kiểm tra theo dòng điện phát nóng lâu dài cho phép I cp
- Vì khoảng cách từ trạm biến áp đến hạ áp không lớn nên có thể bỏ qua điều kiện tổn
thất điện áp ΔU.
- Cáp từ trạm biến áp về thanh cái là cáp lộ đơn .
- Điều kiện chọn cáp : khc.Icp ≥ Itt =188,7 (A)
Trong đó :
Itt : Dòng điện tính toán của nhóm phụ tải.
Icp : Dòng điện phát nóng cho phép,tương ứng với từng loại dây,từng tiết diện
khc = 1 : Hệ số hiệu chỉnh.
=> Icp ≥ 188,7 (A)
- Điều kiện kiểm tra phối hợp với thiết bị bảo vệ của cáp,khi bảo vệ bằng aptomat
1,25 I đmA 1,25.400
khc.Icp ≥ = =333,3 (A)
1,5 1,5

với IđmA : dòng điện định mức của aptomat .


=> Icp ≥ 333,3 (A)
Tra bảng 4.29 “Hệ thống cung cấp điện của XNCN – Nguyễn Công Hiền” ,chọn được
cáp đồng 4 lõi cách điện PVC do LENS chế tạo :

Đường F L r0 R Icp
cáp (mm2) (km) (Ώ/km) (Ώ) (A)

TBA-hạ áp 4 G 120 0,01 0,153 0,00153 346


( Cáp tổng)
Bảng 5.11. Thông số dây cáp tổng

63
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

5.2.3. Tính chọn thanh cái ( Thanh góp )

- Thanh góp là nơi nhận điện năng từ nguồn cung cấp đến và phân phân phối điện
năng cho các phụ tải tiêu thụ. Thanh góp là phần tử cơ bản của thiết bị phân phối.
Thanh góp còn được gọi là thanh cái hoặc thanh dẫn.
- Tùy theo dòng phải tải mà thanh dẫn có cấu tạo khác nhau. Khi dòng nhỏ thì dùng
thanh cứng hình chữ nhật, khi dòng lớn thì dùng thanh dẫn ghép từ 2 hay 3 thanh dẫn
chữ nhật đơn trên mỗi pha. Nếu dòng điện quá lớn thì dùng thanh dẫn hình máng để
giảm hiệu ứng mặt ngoài và hiệu ứng gần, đồng thời tăng khả năng làm mát cho
chúng.
- Các thanh dẫn được chọn theo điều kiện phát nóng lâu dài cho phép. Dòng điện
cưỡng bức tính với trạm biến áp có Stt=124,2 (kVA).
Stt 124,2
k1.k2.Icp ≥ Ilvmax = = = 188,7(A)
√ 3 . U đm √3 .0,38
Trong đó :
k1 = 0,95 : với thanh góp đặt ngang.
k2 = 1 : Hệ số hiệu chỉnh theo nhiệt độ môi trường.
=> Icp ≥ 198,6 (A)
Vậy chọn thanh dẫn đồng tiết diện hình chữ nhật có kích thước 25x3 (mm2), mỗi pha
một thanh với dòng cho phép Icp = 340 (A)
5.2.4. Chọn các Aptomat nhánh

+ Điện áp định mức : UđmA ≥ Uđmnm = 0,38 (kV)


Stt
+ Dòng điện định mức : IđmA ≥ Itt =
√ 3 . U đm

STT Tên bể Stt Itt Loại Udm Idm IcắtN


(kVA) (A) (V) (A) (kA)

1 Thu gom 6,68 10,14 C60L 440 25 20

2 Cân Bằng 42,76 64,96 NC 100H 440 100 6

3 Trung hòa 16,65 29,3 C60N 440 63 6

64
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

4 Lắng 1 9,8 14,89 C60L 440 25 20

5 Aerotank- 44,9 68,21 NC 100H 440 100 6


Lắng 2

6 Khử trùng 8,75 13,29 C60L 440 25 20

7 Chiếu sáng 3,43 5,21 C60L 440 25 20

Bảng 5.12. Thông số của các aptomat nhánh


5.2.5. Tính chọn dây dẫn của các nhánh

- Các đường cáp từ thanh cái đến các tủ động lực (TĐL) của mỗi bể được đi trong rãnh
cáp nằm tường phía trong và bên cạnh lối đi lại của các bể.
- Cáp được chọn theo điều kiện phát nóng cho phép, kiểm tra phối hợp với các thiết bị
bảo vệ và điều kiện ổn định nhiệt khi có ngắn mạch. Do chiều dài cáp không lớn nên
có thể bỏ qua không cần kiểm tra theo điều kiện tổn thất điện áp cho phép.
Stt
- Điều kiện chọn cáp : khc.Icp ≥ Itt =
√ 3 . U dm
Itt : Dòng điện tính toán của nhóm phụ tải.
Icp : Dòng điện phát nóng cho phép,tương ứng với từng loại dây,từng tiết diện
khc = 1 : Hệ số hiệu chỉnh.
- Điều kiện kiểm tra phối hợp với thiết bị bảo vệ của cáp,khi bảo vệ bằng aptomat
1,25 I đmA
khc.Icp ≥
1,5
với IđmA : dòng điện định mức của aptomat tương ứng của mỗi nhánh.

STT Tên nhánh Itt (A) Icp ≥ (A) F (mm2) Icp (A)

1 TDL thu gom 10,14 20,83 4G 1,5 23

2 TDL cân bằng 64,96 83,33 4G 16 100

3 TDL trung hòa 29,3 52,5 4G 6 54

65
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

4 TDL lắng 1 14,89 20,83 4G 4 42

5 TDL Aerotank – 69,5 104,2 4G 25 125


Lắng 2

6 TDL Khử trùng 13,29 20,83 4G 4 42

7 TDL chiếu sáng 5,21 20,83 4G 2,5 31

Bảng 5.13. Thông số của các dây dẫn từng nhánh


5.2.6. Tính toán ngắn mạch phía hạ áp

Khi tính toán ngắn mạch phía hạ áp, ta xem máy biến áp là nguồn (được nối với hệ
thống vô cùng lớn). Vì vậy, điện áp trên thanh cái được coi là không thay đổi khi ngắn
mạch.
Ta có : IN = I” = I∞
Giả thiết này sẽ làm cho dòng ngắn mạch tính toán lớn hơn thực tế nhiều bởi vì rất
khó giữ được điện áp trên thanh cái không thay đổi khi xảy ra ngắn mạch sau máy biến
áp. Song nếu với dòng ngắn mạch tính toán này mà các thiết bị lựa chọn thỏa mãn điều
kiện ổn định động và ổn định nhiệt thì chúng hoàn toàn có thể làm việc tốt trong điều
kiện thực tế.
Để giảm nhẹ khối lượng tính toán, ở đây ta sẽ chỉ kiểm tra với tuyến cáp có khả năng
xảy ra sự cố nặng nề nhất. Khi cần thiết có thể kiểm tra thêm các tuyến cáp còn nghi
vấn, việc tính toán cũng được tiến hành tương tự.

Hình 5.5. Sơ đồ nguyên lý và sơ đồ thay thế tính toán ngắn mạch hạ áp.
a) Điểm ngắn mạch N1

66
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Điện trở và điện kháng của máy biến áp


Sđm = 160 (kVA)
ΔPN = 2,1 (kW)
UN% = 4%
∆ PN . U 2đm 3 2,1.0 ,382 3 3
RB = .10 = .10 .10 = 11,84 (mΏ)
S 2đm 16 0 2

U N . U 2đm 4.0 , 382


XB = .10 = .10.102 = 36,1 (mΏ)
S đm 160

Điện trở và điện kháng của cáp tổng 4G 120 từ máy biến áp đến thanh cái
F = 120 mm2
L = 10 m
Tra bảng PL 4.29 ,tra được
r0 = 0,153 (Ώ/km)
RC = r0.L = 0,153.0,01 = 1,53 (mΏ)
x0 = 0,06 (Ώ/km)
XC = x0.L = 0,06.0,01 = 0,6 (mΏ)
Aptomat tổng loại NS 400E : XAT = 0,1 (mΏ)
RAT = 0,15 (mΏ) ; Rtx = 0,4 (mΏ)
Tính toán ngắn mạch tại điểm N1 :
RN1 = RB + RC + RAT + Rtx = 11,84 + 1,53+ 0,15 + 0,4 = 13,92 (mΏ)
XN1 = XB + XAT + XC = 36,1 + 0,1 + 0,6 = 36,8 (mΏ)
ZN = √ R2N + X 2N = 39,34 (mΏ)
U tb 1,05.0,38 .1 03
IN = = = 5,57 (kA)
√3 . Z N √ 3 .39,34 .1 0−3
Ixk = 1,3.√ 2. IN = 10,24 (kA)
b) Điểm ngắn mạch N2
Điện trở và điện kháng của thanh cái trạm biến áp – tủ động lực :
Kích thước : 25x3 (mm2) , mỗi pha một thanh. Khoảng cách D = 300 (mm).

67
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Chiều dài : l = 2(m).


Chất liệu : đồng .
Tra bảng PL 7.1 ,tìm được :
r0 = 0,268 (mΏ/m)
RTC = r0.l = 0,268.0,002 = 0,536 (mΏ)
x0 = 0,244 (mΏ/m)
XTC = x0.l = 0,244.0,002 = 0,488 (mΏ)

STT Nhánh Rd Xd RAT XAT Rtx IN Ixk


(mΏ) (mΏ) (mΏ) (mΏ) (mΏ) (kA) (kA)

1 Thu gom 99,22 0,82 5,5 2,7 1,3 1,81 3,33

2 Cân bằng 21,3 1,3 1,3 0,86 0,75 4,21 7,74

3 Trung hòa 66,22 1,9 2,35 1,3 1 2,47 4,54

4 Lắng 1 375,1 3,1 5,5 2,7 1,3 0,57 1,05

5 Aerotank – 31,6 3,045 1,3 0,86 0,75 3,64 6,7


lắng 2

6 Khử trùng 605 5 5,5 2,7 1,3 0,37 0,68

7 Chiếu sáng 750 6,3 5,5 2,7 1,3 0,29 0,53

Bảng 5.14. Giá trị ngắn mạch của các nhánh


5.2.7. Kiểm tra các thiết bị điện hạ áp

a) Kiểm tra cáp tổng hạ áp :


Kiểm tra tiết diện cáp đã chọn theo điều kiện ổn định nhiệt :
F ≥ α.I∞.√ t qd
Trong đó :
α = 6 : Hệ số nhiệt độ của cáp lõi đồng.
I∞ : Dòng ngắn mạch ổn định.

68
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

tqd : Thời gian quy đổi,xác định như tổng thời gian tác động của bảo vệ chính
đặt tại nhà máy cắt điện gần điểm sự cố với thời gian tác động toàn phần của máy cắt
điện.
tqd = f(β” , t) với t = 0,5(s) : thời gian tồn tại ngắn mạch.
β” = I }} over {{I} rsub {∞}¿ ¿
- Vì ngắn mạch xa nguồn nên : IN = I” = I∞ => β” =1
Tra đồ thị trang 109 TL VI tìm được tqd = 0,4.
Vậy điều kiện ổn định nhiệt của cáp : F ≥ α.I∞.√ t qd = 6.5,57.√ 0,4 = 21,14 (mm2)
Vậy chọn cáp 120 mm2 là hợp lý.
b) Kiểm tra aptomat :
+ Loại NS 400E có IcắtN = 15 (kA) > IN = 5,57 (kA)
+ Loại NC 100H có IcắtN = 6 (kA) > IN = 4,21 (kA) và IN = 3,64 (kA)
+ Loại C60L có IcắtN = 20 (kA) > IN = 1,81 (kA)
+ Loại C60N có IcắtN = 6 (kA) > IN = 2,47 (kA)
=> Các Aptomat được chọn đều thỏa mãn điều kiện ổn định động .
c) Kiểm tra cáp dẫn
Tiết diện ổn định nhiệt của cáp :
Thu gom có tiết diện 4x1,5mm2 ≥ α.I∞.√ t qd = 6.1,81.√ 0,4 = 6,87 (mm2)
Cân bằng có tiết diện 4x16mm2 ≥ α.I∞.√ t qd = 6.4,21.√ 0,4 = 15,97 (mm2)
Trung hòa có tiết diện 4x6mm2 ≥ α.I∞.√ t qd = 6.2,47.√ 0,4 = 9,37 (mm2)
Lắng 1 có tiết diện 4x4mm2 ≥ α.I∞.√ t qd = 6.0,57.√ 0,4 = 2,16 (mm2)
Aerotank-lắng 2 có tiết diện 4x25mm2 ≥ α.I∞.√ t qd = 6.3,64.√ 0,4 = 13,81 (mm2)
Khử trùng có tiết diện 4x4mm2 ≥ α.I∞.√ t qd = 6.0,37.√ 0,4 = 1,4 (mm2)
Chiếu sáng có tiết diện 4x2,5mm2 ≥ α.I∞.√ t qd = 6.0,29.√ 0,4 = 1,1 (mm2)
Vậy các cáp đã chọn là hợp lý.

69
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

5.2.8. Thiết kế tủ chuyển đổi nguồn tự động ATS

a) Bộ chuyển đổi nguồn ATS

Hình 5.6. Bộ chuyển đổi nguồn tự động


Tủ điện ATS – Automatic Transfer Switches được hiểu là một hệ thống điện có thể
tự động đổi nguồn điện lưới mất hoặc ngược lại. Mục đích của tủ điện ATS là đảm bảo
luôn có đủ nguồn điện cần thiết cho doanh nghiệp, dân sinh để phục vụ cho quá trình
sản xuất, sinh hoạt không bị gián đoạn.
Hệ thống máy phát điện ATS có chức năng chuyển tải nguồn điện sang nguồn điện
dự phòng ở máy phát điện khi có những sự cố xảy ra như: mất pha, quá áp, mất trung
tính, mất điện,…

b) Tủ chuyển đổi nguồn tự động

70
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Hình 5.7.Tủ chuyển đổi nguồn tự động ATS

Tủ chuyển đổi nguồn bao gồm 2 aptomat tổng cho máy biến áp và máy phát dự
phòng , bộ chuyển đổi nguồn 100A và các aptomat nhánh.
Đầu ra của bộ chuyển đổi nguồn sẽ được đấu vào thanh cái đặt ngoài trời và từ thanh
cái sẽ được đi dây lại vào tủ để đấu vào các aptomat nhánh để phân phối điện đến các
tủ động lực .

PHẦN 3. LỰA CHỌN THIẾT BỊ VÀ THIẾT KẾ TỦ ĐỘNG LỰC

5.3.1.Dòng điện tính toán của các tủ động lực

Tên bể Tên thiết bị Số lượng Thông số của từng thiết bị

71
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Pdm (kW) Idm (A)

Bể thu gom Bơm nước chìm 2 2,9 5,52

Bể cân bằng Máy sục khí 2 20 38,07

Bơm nước chìm 2 2,9 5,52

Bể trung hòa Máy khuấy 3 1,1 2,09

Bơm châm 4 2,9 5,52

Bể lắng 1 Máy khuấy 2 1,1 2,09

Bơm châm 2 2,9 5,52

Bơm bùn 1 0,55 1,05

Bể Aerotank Máy sục khí 2 23,7 45,1


– Lắng 2
Máy khuấy 1 1,1 2,09

Bơm bùn 1 0,55 1,05

Bể Khử trùng Máy khuấy 2 1,1 2,09

Bơm châm 2 2,9 5,52

Chiếu sáng 3,43 5,21

Bảng 5.14. Dòng điện tính toán của tủ động lực

5.3.2. Tính chọn aptomat


Số cực IdmA (A) IN (kA)
Tủ động lực Idm (A) Aptomat
25 20
TDL thu gom 11,04 C60L
100 6
TDL cân bằng 87,18 NC 100H

72
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

63 10
TDL trung hòa 28,35 C60H
25 20
TDL lắng 1 16,27 C60L 3
100 6
TDL Aerotank – 93,34 NC 100H
lắng 2
25 20
TDL khử trùng 15,22 C60L
25 20
TDL chiếu sáng 5,21 C60L

Bảng 5.15. Chọn aptomat cho từng tủ động lực


5.3.3. Tính chọn Contactor và Rơle nhiệt đi kèm
Khi chọn Contactor ta cần lưu ý các thông số kĩ thuật sau :

Điện áp định mức Uđm là điện áp của mạch điện tương ứng mak tiếp điểm chính của
contactor phải đóng cắt (ở đây là 0,4 kV). Cuộn hút có thể làm việc bình thường ở điện
áp trong giới hạn (85% đến 105% Uđm )
Dòng điện của Contactor = Dòng điện định mức của động cơ x Hệ số khởi động (hệ
số khởi động = 1.2 ~ 1.5).
Điện áp cuộn dây Ucd là điện áp đặt vào cuộn dây.
Đối với tủ động lực của bể thu gom ,ta có dòng của mỗi thiết bị là I = 5,52 (A)
=> Iđm,contactor = 5,52×1,5 = 8,28 (A)

Chọn contactor của hãng MITSUBISHI có các thông số như sau :

Tên sản phẩm S-T12


Số cực 3
Điện áp định mức 380/440V
Dòng định mức 12A

73
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Công suất 5,5kW


Tiếp điểm phụ 1NO-1NC
Điện áp cuộn hút 220VAC
Số lần đóng cắt 106
Điện trở cuộn dây 100m𝛀
Role nhiệt đi kèm TH-T18
Bảng 5.16. Thông số contactor của MITSUBISHI
Tính toán tương tự đối với các động cơ khác, ta chọn được các contactor và rơle nhiệt
ghi vào bảng sau :
Idm Ptai Relay
Tên tủ động Tên thiết bị Số Itt Mã
(A) (kW) nhiệt
lực lượng contactor
(A)
12 5,5 TH-T18
TDL thu gom Bơm nước 2 5,52 S-T12
9A
chìm
65 18,5 TH-T65
TDL cân bằng Máy sục 2 38,07 S-T65
54A
khí
12 5,5 TH-T18
Bơm nước 2 5,52 S-T12
9A
chìm
12 5,5 TH-T18
TDL trung Máy khuấy 3 2,09 S-T12
3,6A
hòa 12 5,5 TH-T18
Bơm châm 4 5,52 S-T12
9A
12 5,5 TH-T18
TDL lắng 1 Máy khuấy 2 2,09 S-T12
3,6A
12 5,5 TH-T18
Bơm châm 2 5,52 S-T12
9A
12 5,5 TH-T18
Bơm bùn 1 1,05 S-T12
1,7A
80 22 TH-T100
TDL Aerotank Máy sục 2 45,1 S-T80
67A
– Lắng 2 khí
12 5,5 TH-T18
Máy khuấy 1 2,09 S-T12
3,6A
12 5,5 TH-T18
Bơm bùn 1 1,05 S-T12
1,7A

74
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

12 5,5 TH-T18
TDL Khử Máy khuấy 2 2,09 S-T12
3,6A
trùng 12 5,5 TH-T18
Bơm châm 2 5,52 S-T12
9A
12 5,5 TH-T18
TDL Chiếu 5,21 S-T12
9A
sáng

Bảng 5.17. Contactor và Relay nhiệt cho các cơ cấu chấp hành trong tủ động lực
5.3.4. Tính chọn dây dẫn
I tt
Icp ≥
K1 K2

K1 : Hệ số hiệu chỉnh nhiệt độ nếu có sự chênh lệch nhiệt độ môi trường chế tạo và
môi trường sử dụng, tra sổ tay
K2 : Hệ số hiệu chỉnh nếu có nhiều dây cáp đặt chung trong một rãnh.
Icp : Dòng phát nóng cho phép.
Itt : Dòng làm việc lớn nhất .
Vì cáp được chôn dưới đất theo từng tuyến và nhiệt độ môi trường là 25℃ nên k1 =
1, k2 = 1.
Với TDL thu gom : Itt = 5,52 (A) => Icp = 5,52 (A)
Do có thiết bị bảo vệ là aptomat nên ta cần kiểm tra thêm điều kiện
1,25 I đmA
K1K2Icp ≥
1,5
1,25 I đmA 1,25× 25
=> Icp ≥ = = 20,8 (A).
1,5 K 1 K 2 1,5
Kết hợp 2 điều kiện ta chọn cáp đồng 4 lõi cách điện PVC do LENS (Pháp) chế tạo
có tiết diện 4 G 1,5 mm2 và Icp = 23A.

Tính toán tương tự với các động cơ khác ta chọn được dây dẫn ghi vào bảng sau :

Tên tủ động lực Tên thiết bị Số lượng Itt Icp Tiết


(A) (A) Diện

TDL thu gom Bơm nước chìm 2 5,52 20,8 4G1,5

TDL cân bằng Máy sục khí 2 38,07 133,3 4G35

75
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Bơm nước chìm 2 5,52 20,8 4G1,5

TDL trung hòa Máy khuấy 3 2,09 12,5 4G1,5

Bơm châm 4 5,52 20,8 4G1,5

TDL lắng 1 Máy khuấy 2 2,09 8,3 4G1,5

Bơm châm 2 5,52 20,8 4G1,5

Bơm bùn 1 1,05 2,5 4G1,5

TDL Aerotank – Máy sục khí 2 45,1 166,6 4G50


Lắng 2
Máy khuấy 1 2,09 5 4G1,5

Bơm bùn 1 1,05 2,5 4G1,5

TDL Khử trùng Máy khuấy 2 2,09 12,5 4G1,5

Bơm châm 2 5,52 20,8 4G1,5

TDL Chiếu sáng 5,21 20,8 4G1,5

Bảng 5.18. Tiết diện dây dẫn của từng tủ động lực

5.3.5. Tính toán ngắn mạch

Tuyến L(m) R (Ώ) X (Ώ) ZN (Ώ) IN (kA) Ixk (kA)

TG-V1.B1 3.5 0.04235 0.00039 0.16795


7 1.371557 2.521577

TG-V1.B2 3.7 0.04477 0.00041 0.17030


1.352616 2.486755
9

76
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

CB-V2.MSK1 5.5 0.00369 0.00045 0.05756


5 4.001761 7.357149

CB-V2.MSK2 5.7 0.00382 0.00046 0.05766


6 3.994773 7.344301

CB-V2.B1 14.5 0.17545 0.0016 0.21717


1 1.060746 1.950157

CB-V2.B2 14.8 0.1791 0.02438 0.22610


2 1.018843 1.873121

TH-V3.MK1 2.5 0.03025 0.00028 0.12133 1.898642 3.490611

TH-V3.AX1 7 0.0847 0.00077 0.17369


7 1.326233 2.438249

TH-V3.AX2 7.2 0.08712 0.0008 0.17605


6 1.308464 2.405582

TH-V3.MK2 12 0.1452 0.00133 0.23300


9 0.988642 1.817597

TH-V3.BZ1 8 0.0968 0.00088 0.18549


8 1.241864 2.283139

TH-V3.BZ2 8.2 0.09922 0.00091 0.18786


4 1.226221 2.254379

TH-V3.MK3 14 0.1694 0.00155 0.25688


9 0.896741 1.648638

L1-V4.MK1 17 0.2057 0.00188 0.60373


3 0.381564 0.701497

L1-V4.PAC1 12.5 0.15125 0.00138 0.54940


9 0.419292 0.770859

L1-V4.PAC2 12.7 0.15367 0.0014 0.55182 0.417458 0.767488


2

77
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

L1-MK2 4 0.0484 0.00044 0.44688


1 0.51549 0.947717

L1-BB1 4.5 0.05445 0.0005 0.45290


8 0.50863 0.935105

AL2-BB2 15.7 0.18997 0.00174 0.24191


6 0.952242 1.750676

AL2-V5.MK 4.5 0.05445 0.0005 0.11070


7 2.080833 3.825565

AL2-V5.MSK1 5 0.00249 0.0004 0.06549


8 3.517119 6.466144

AL2-V5.MSK2 5.2 0.00258 0.00042


0.06558 3.512708 6.458035

KT-V7.MK1 5 0.0605 0.00055 0.68826


4 0.334701 0.61534

KT-V7.MK2 2.27 0.02747 0.00025 0.65528


9 0.351544 0.646305

KT-V7.CL1 6.27 0.07587 0.00069 0.70361 0.327401 0.60192

KT-V7.CL2 6.4 0.07744 0.00071 0.70517


8 0.326673 0.600581

T-CS 58 0.7018 0.00638 1.47399


7 0.156284 0.287325

Bảng 5.19. Tính ngắn mạch các tủ động lực

5.3.6. Kiểm tra thiết bị

a) Kiểm tra dây dẫn


Kiểm tra tiết diện cáp đã chọn theo điều kiện ổn định nhiệt
F ≥ α.I∞.√ t qd

78
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Trong đó :
α = 6 : Hệ số nhiệt độ của cáp lõi đồng.
I∞ : Dòng ngắn mạch ổn định.
tqd : Thời gian quy đổi,xác định như tổng thời gian tác động của bảo vệ chính
đặt tại nhà máy cắt điện gần điểm sự cố với thời gian tác động toàn phần của máy cắt
điện.
tqd = f(β” , t) với t = 0,5(s) : thời gian tồn tại ngắn mạch.
β” = I }} over {{I} rsub {∞}¿ ¿
Vì ngắn mạch xa nguồn nên : IN = I” = I∞ => β” =1
Tra đồ thị trang 109 TL VI tìm được tqd = 0,4.
Vậy điều kiện ổn định nhiệt cáp của : F ≥ α.I∞.√ t qd
TDL thu gom : F ≥ 6.1,5.√ 0,4 = 5,7 (mm2)
TDL cân bằng : F ≥ 6.2,4.√ 0,4 = 9,1 (mm2)
TDL trung hòa : F ≥ 6.1,63.√ 0,4 = 6,18 (mm2)
TDL lắng 1 : F ≥ 6.0,47.√ 0,4 = 1,78 (mm2)
TDL Aerotank – lắng 2 : F ≥ 6.1,95.√ 0,4 = 7,4 (mm2)
TDL khử trùng : F ≥ 6.0,32.√ 0,4 = 1,21 (mm2)
TDL chiếu sáng : F ≥ 6.0,26.√ 0,4 = 0,98 (mm2)
Vậy chọn dây dẫn trong các tủ động lực là hợp lý.
b) Kiểm tra aptomat :
+ Loại C60L có IcắtN = 20 (kA) > IN
+ Loại C60H có IcắtN = 10 (kA) > IN
+ Loại NC 100H có IcắtN = 6 (kA) > IN
=> Các Aptomat được chọn đều thỏa mãn điều kiện ổn định động .

79
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

5.3.7. Thiết kế tủ động lực

(1) Bể thu gom

Hình 5.8. Sơ đồ nguyên lý mạch động lực và mạch điều khiển bể thu gom

80
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Hình 5.9. Thiết kế tủ động lực của bể thu gom

(2) Tủ động lực bể cân bằng

Hình 5.10. Sơ đồ nguyên lý mạch động lực và mạch điều khiển bể cân bằng

81
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Hình 5.11. Thiết kế tủ động lực bể cân bằng

(3) Tủ động lực bể trung hòa

Hình 5.12. Sơ đồ nguyên lý mạch động lực và mạch điều khiển bể trung hòa

82
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Hình 5.13. Thiết kế tủ động lực bể trung hòa

(4) Tủ động lực bể lắng 1

83
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Hình 5.14. Sơ đồ nguyên lý mạch động lực và mạch điều khiển bể lắng 1

Hình 5.15. Thiết kế tủ động lực bể lắng 1

(5) Tủ động lực bể Aerotank và bể lắng 2

84
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Hình 5.16. Sơ đồ nguyên lý mạch động lực và mạch điều khiển bể Aerotank ,bể lắng 2

Hình 5.17. Thiết kế tủ động lực bể Aerotank và bể lắng 2

(6) Tủ động lực bể khử trùng

85
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Hình 5.18. Sơ đồ nguyên lý mạch động lực và mạch điều khiển bể khử trùng

Hình 5.19. Thiết kế tủ động lực bể khử trùng

(7) Tủ động lực chiếu sáng

86
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Hình 5.20. Sơ đồ nguyên lý mạch động lực và mạch điều khiển hệ thống chiếu sáng.

Hình 5.21.Thiết kế tủ động lực chiếu sáng

87
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

5.3.8. Tính toán tổn thất điện áp cho hệ thống

Hình 5.22. Giản đồ tính toán tổn thất điện áp

STT Tuyến L(m) P Q(kVAr) R (Ώ) X (Ώ) ΔU %


(kW)

1 N-T 10 90.84 80.854 0.00153 0.0006 0.493415

2 T-TG 8.2 4.64 4.73 0.1265 0.00087 1.555461

3 TG-V1.B1 3.5 2.9 2.96 0.04235 0.00039 0.326235

4 TG-V1.B2 3.7 2.9 2.96 0.04477 0.00041 0.344859

5 T-CB 18.5 34.64 23.32 0.02715 0.00154 2.569444

6 CB-V2.MSK1 5.5 20 15 0.00369 0.00045 0.211974

7 CB-V2.MSK2 5.7 20 15 0.00382 0.00046 0.219211

8 CB-V2.B1 14.5 2.9 2.175 0.17545 0.0016 1.348118

9 CB-V2.B2 14.8 2.9 2.175 0.1791 0.02438 1.506359

10 T-TH 21.5 12.5 11.66 0.08443 0.00198 2.838057

11 TH-V3.MK1 2.5 1.1 0.825 0.03025 0.00028 0.088174

88
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

12 TH-V3.AX1 7 2.9 2.175 0.0847 0.00077 0.650802

13 TH-V3.AX2 7.2 2.9 2.175 0.08712 0.0008 0.669442

14 TH-V3.MK2 12 1.1 0.825 0.1452 0.00133 0.423203

15 TH-V3.BZ1 8 2.9 2.175 0.0968 0.00088 0.743774

16 TH-V3.BZ2 8.2 2.9 2.175 0.09922 0.00091 0.762414

17 TH-V3.MK3 14 1.1 0.825 0.1694 0.00155 0.493734

18 T-L1 31 8.01 6.7 0.4782 0.00328 10.13778

19 L1-V4.MK1 17 1.1 0.825 0.2057 0.00188 0.599529

20 L1-V4.PAC1 12.5 2.9 2.175 0.15125 0.00138 1.162175

21 L1-V4.PAC2 12.7 2.9 2.175 0.15367 0.0014 1.180758

23 L1-MK2 4 1.1 0.825 0.0484 0.00044 0.141061

24 L1-BB1 4.5 0.55 0.41 0.05445 0.0005 0.079349

25 T-AL2 43.5 36.87 20.89 0.04041 0.00365 4.121487

26 AL2-BB2 15.7 0.55 0.41 0.18997 0.00174 0.276834

27 AL2-V5.MK 4.5 1.1 0.825 0.05445 0.0005 0.158704

28 AL2- 5 23.7 17.77 0.00249 0.0004


V5.MSK1 0.174003

29 AL2- 5.2 23.7 17.77 0.00258 0.00042


V5.MSK2 0.180551

30 T-KT 50 6.69 6.07 0.77129 0.00529 13.66326

31 KT-V7.MK1 5 1.1 0.825 0.0605 0.00055 0.176326

32 KT-V7.MK2 2.27 1.1 0.825 0.02747 0.00025 0.080061

33 KT-V7.CL1 6.27 2.9 2.175 0.07587 0.00069 0.582957

89
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

34 KT-V7.CL2 6.4 2.9 2.175 0.07744 0.00071 0.595053

35 T-CS 58 3.43 0 0.7018 0.00638 6.334668

Bảng 5.20. Tổn thất điện áp trên các tuyến trong hệ thống cung cấp điện

5.3.9. Mô phỏng và đánh giá hệ thống bằng ETAP

STT Điểm ngắn mạch IN (kA)

1 N 1,4

2 N1 5,25

3 N2 – Thu gom 1,969

4 V1.B1 1.416

5 V1.B2 1.393

6 N2 – Cân bằng 4,162

7 V2.MSK1 4.23

8 V2.MSK2 4.223

9 V2.B1 0.954

10 V2.B2 0.938

11 N2-Trung hòa 2,328

12 V3.MK1 1.83

13 V3.AX1 1.225

14 V3.AX2 1.207

15 V3.MK2 0.899

16 V3.BZ1 1.142

90
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

17 V3.BZ2 1.126

18 V3.MK3 0.811

19 N2 – Lắng 1 0,511

20 V4.MK1 0.563

21 V4.PAC1 0.659

23 V4.PAC2 0.654

24 MK2 1.005

25 BB1 0.979

26 N2 – Aerotank lắng 2 3,474

27 BB2 0.863

28 V5.MK 2.021

29 V5.MSK1 3.611

30 V5.MSK2 3.607

31 N2-Khử trùng 0,322

32 V7.MK1 0.692

33 V7.MK2 0.781

34 V7.CL1 0.648

35 V7.CL2 0.645

36 N2- Chiếu sáng 0.294

Bảng 5.21. Giá trị tính toán ngắn mạch bằng phần mềm ETAP

91
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

STT Đường dây %ΔU

1 ĐDK AC-10 0,748

2 Cáp tổng 4G120 0,227

3 Thu gom 0,656

4 Cân bằng 1,03

5 Trung hòa 1,15

6 Lắng 1 1,55

7 Aerotank lắng 2 1,58

8 Khử trùng 2,2

9 Chiếu sáng 0,159

Bảng 5.22. Tính toán độ sụt áp bằng ETAP

92
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Hình 5.23. Mô phỏng hệ thống cung cấp điện trong phần mềm ETAP

93
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

CHƯƠNG VI. TÍNH TOÁN BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG ĐỂ NÂNG

CAO HỆ SỐ CÔNG SUẤT CHO NHÀ MÁY

6.1.Đặt vấn đề

Vấn đề sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng trong các xí nghiệp công nghiệp có ý
nghĩa rất to lớn đối với nền kinh tế vì các xí nghiệp này tiêu thụ khoảng 50% tổng số
điện năng sản xuất ra. Hệ số công suất cosϕ là một trong các chỉ tiêu để đánh giá xí
nghiệp dùng điện có hợp lý và tiết kiệm hay không. Nâng cao hệ số công suất cosϕ là
một chủ trương lâu dài gắn liền với mục đích phát huy hiệu quả cao nhất quá trình sản
xuất, phân phối và sử dụng điện năng.
Phần lớn các thiết bị tiêu dùng điện đều tiêu thụ công suất tác dụng P và công suất
phản kháng Q. Công suất tác dụng là công suất được biến thành cơ năng hoặc nhiệt
năng trong các thiết bị dùng điện, còn công suất phản kháng Q là công suất từ hóa
trong các máy điện xoay chiều, nó không sinh công. Quá trình trao đổi công suất phản
kháng giữa máy phát và hộ tiêu dùng điện là một quá trình dao động. Mỗi chu kỳ của
dòng điện, thì Q đổi chiều 4 lần, giá trị trung bình của Q trong nửa chu kỳ của dòng
điện bằng 0. Việc tạo ra công suất phản kháng không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng của
động cơ sơ cấp quay máy phát điện. Mặt khác, công suất phản kháng cung cấp cho hộ
tiêu thụ dùng điện không nhất thiết phải là nguồn. Vì vậy, để tránh truyền tải một
lượng Q khá lớn trên đường dây, người ta đặt gần các hộ tiêu thụ dùng điện các máy
sinh ra Q (tụ điện, máy bù đồng bộ) để cung cấp trực tiếp cho phụ tải, làm như vậy
được gọi là bù công suất phản kháng. Khi bù công suất phản kháng, thì góc lệch pha
giữa dòng điện và điện áp trong mạch sẽ nhỏ đi, do đó hệ số công suất cosϕ của mạng
được nâng cao. Giữa P, Q và góc ϕ có quan hệ như sau:
P
φ = arctg
Q

Khi P không đổi, nhờ có bù công suất phản kháng, lượng Q truyền tải trên đường
dây giảm xuống, do đó góc ϕ giảm, kết quả là cosϕ tăng lên.
Hệ số công suất cosϕ được nâng lên sẽ đưa đến các hiệu quả sau :
+ Giảm được tổn thất công suất và tổn thất điện năng trong mạng điện.
+ Giảm tổn thất điện áp trong mạng điện.
+ Tăng khả năng truyền tải của đường dây và máy biến áp.
+ Tăng khả năng phát của máy phát điện.

94
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Các biện pháp nâng cao hệ số công suất cosϕ:


Nâng cao hệ số công suất cosφ tự nhiên: Là tìm các biện pháp để các hộ tiêu thụ điện
giảm bớt được lượng công suất phản kháng tiêu thụ như: hợp lý hóa các quy trình sản
xuất, giảm thời gian chạy không tải của các động cơ, thay thế các động cơ thường
xuyên làm việc non tải bằng các động cơ có công suất hợp lý hơn…Nâng cao hệ số
công suất cosφ tự nhiên rất có lợi vì đưa lại hiệu quả kinh tế lâu dài mà không cần phải
đặt thêm tụ bù.
Nâng cao hệ số công suất cosφ bằng biện pháp bù công suất phản kháng: Thực chất
là đặt các thiết bị bù ở gần các hộ tiêu thụ điện để cung cấp công suất phản kháng theo
yêu cầu của chúng, nhờ vậy sẽ giảm được lượng công suất phản kháng phải truyền tải
trên đường dây theo yêu cầu của chúng.
Vì phụ tải của nhà máy chủ yếu là phụ tải động lực mà phụ tải động lực tiêu thụ
nhiều công suất phản kháng, việc truyền tải một lượng lớn công suất phản kháng trên
đường dây sẽ gây ra rất nhiều tốn kém do phải tăng thiết bị đương dây và thiết bị phân
phối, làm tăng tổn thất điện năng cũng như tổn thất điện áp trong hệ thống điện và làm
giảm khả năng tải của đường dây và máy biến áp… Trong khi đó có thể tạo ra công
suất phản kháng tại nơi tiêu thụ điện bằng các thiết bị bù như máy bù đồng bộ và tụ
điện tĩnh.
Đối với hệ thống thì việc bù công suất phản kháng phải dựa trên cơ sở tính toán kinh
tế và kỹ thuật. Nhưng đối với một xí nghiệp công suất nhỏ thì việc bù công suất phản
kháng chủ yếu là để thỏa mãn hệ số công suất cosϕ . Thông thường các nhà máy hay xí
nghiệp đều vận hành với hệ số công suất cosϕ rất thấp. Vì vậy người ta phải bù công
suất phản kháng để nâng cao cosϕ theo yêu cầu.
Do vậy vấn đề bù công suất phản kháng là việc vô cùng cần thiết trong thiết kế hệ
thống cung cấp điện cho nhà máy.

6.2. Xác định dung lượng bù cần thiết cho toàn nhà máy

Theo kết quả tính toán ở chương II , công suất tính toán của toàn nhà máy như sau
Ptt = 90,84 (kW)
Qtt = 80,854 (kVAr)
Stt = 124,2 (kVA)
Cosφ = 0,798

95
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

- Mục tiêu là bù một lượng công suất phản kháng khác sao cho hệ số công suất của nhà
máy đạt 0,95 .
- Lượng công suất phản kháng cần bù thêm được tính như sau :
Qbù = Ptt.(tgφ1 – tgφ2) (kVAr) (5-1)
Trong đó :
Ptt : công suất tính toán của toàn nhà máy.
φ1 : góc ứng với hệ số công suất trung bình cos φ1 trước khi bù.
φ2 : góc ứng với hệ số công suất (cosφ2) muốn đạt được sau khi bù.
Với cosφ1 = 0,798 => tg φ1 = 0,755.
cosφ2 = 0,95 => tg φ2 = 0,32.
Thay các giá trị vào công thức (5-1)
Qbù = 90,84.(0,755 – 0,32) = 39,51 (kVAr)
Như vậy để đạt được hệ số công suất cosφ = 0,95 thì nhà máy phải bù thêm một
lượng công suất phản kháng nữa là 39,51 (kVAr).
Việc bù công suất phản kháng có thể thực hiện được bằng tụ điện tĩnh hoặc máy bù
đồng bộ. Nhưng do nhà máy có công suất tương đối nhỏ , diện tích hẹp,dung lượng bù
không lớn nên chỉ hợp với thiết bị bù là bù điện tĩnh.
Tụ điện tĩnh có ưu điểm giá thành rẻ , lắp đặt, vận hành đơn giản , kích thước nhỏ và
rất phù hợp với điện áp thấp nhất là phía hạ áp 0,4kV.

6.3. Phân bố dung lượng bù cho các nhánh

Căn cứ vào sơ đồ cung cấp điện cho nhà máy có dạng hình tia nên để giảm tổn thất
điện năng và điện áp cho các phụ tải ta sẽ đặt tụ bù tại các nhánh.
Để việc đặt tù bù có hiệu quả trong mạng hình tia thì dung lượng bù tại mỗi điểm
được xác định theo công thức :
( Qtt −Qbù )
Qbù.i = Qi - .Rtd (kVAr)
Ri

Trong đó :
Qbù.i : dung lượng bù ở nhánh thứ i (kVAr)

96
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Qtt : tổng phụ tải phản kháng của nhà máy (kVAr)
Qi : Phụ tải phản kháng của nhánh thứ i (kVAr)
Qbù : Dung lượng cần phải bù cho toàn nhà máy (kVAr)
Ri : Điện trở đường dây của nhánh thứ i (Ώ)
Rtd : Điện trở tương đương của mạng (Ώ)
1
Rtd = 1 + 1 +…+ 1 = 0,0092 (Ώ)
R1 R 2 Rn

Tính dung lượng bù cho nhánh 1- TDL thu gom :


( Qtt −Qbù )
Qbù.1 = Q1- .Rtd
R1

(80,854−39,51)
= 4,73 - .0,0092
0,0992

= 0,89 (kVAr)
Nếu Qbù.i < 0 : tại điểm i không cần bù,cho Qbù.i = 0 và giải cho các điểm còn lại.

Rtd (Ώ) Qi Qbu.i


Đường dây r0 L (km) Ri (Ώ)
(kVAr) (kVAr)
(Ώ/km)

4,73 0,9
TDL thu gom 12,1 0,0082 0,0992

23,32 5,46
TDL cân 1,15 0,0185 0,0213
bằng
11,662 5,91
TDL trung 3,08 0,0215 0,0662
hòa
1,068 0,05
TDL lắng 1 12,1 0,031 0,3751
0,0092
20,894 8,86
TDL 0,727 0,0435 0,0316
Aerotank –
Lắng 2
6,098 5,47
TDL Khử 12,1 0,05 0,605

97
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

trùng

Bảng 6.1. Dung lượng bù cho các nhánh.


6.4.Chọn thiết bị bù

Như đã trình bày ở phần trước, vì nhà máy bù công suất phản kháng bằng tụ điện
tĩnh tại đầu các tủ động lực của phân xưởng. Vậy chọn tụ có điện áp định mức là 380V
gồm các bộ tụ 3 pha nối tam giác được bảo vệ bằng áptomat, số lược các tụ được chọn
dựa vào công suất bù tính toán của phân xưởng .
Chọn tụ điện bù hệ số công suất điện áp 380- 480V do hãng DAE YEONG (Hàn
Quốc) chế tạo loại DLE-4J5K5T có Uđm = 400V và Qb = 5 kVAr
Với nhánh 1 , công suất cần bù là 0,9 kVAr vậy số bộ tụ cần dùng là n = 1 bộ.
Công suất bù thực tế của nhánh 1 là 5 kVAr.
Tính tương tự đối với các nhánh còn lại.

Đường dây Qbu.tt (kVAr) Loại tụ Số bộ tụ Qbu.thuc tế

TDL thu gom 0,9 DLE-4J5K5T 1 5

TDL cân bằng 5,46 DLE-4J5K5T 2 10

TDL trung hòa 5,91 DLE-4J5K5T 2 10

TDL lắng 1 0,05 DLE-4J5K5T 1 5

TDL Aerotank 8,86 DLE-4J5K5T 2 10


– Lắng 2

TDL Khử 5,47 DLE-4J5K5T 2 10


trùng

Bảng 6.2. Thiết bị bù công suất


Tổng công suất phản kháng bù thực tế cho nhà máy là :
Qbù = 5 + 10 + 10 + 5 + 10 + 10 = 50 (kVAr)
Hệ số công suất của nhà máy sau khi bù là :
P tt 90,84
Cosφ = =
S tt √ 90,8 42 +¿ ¿ ¿

98
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

= 0,95

Sơ đồ phân bố công suất bù trong toàn nhà máy

Hình 6.1. Sơ đồ phân phối công suất bù

99
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

CHƯƠNG VII. TÍNH TOÁN NỐI ĐẤT

Nối đất là biện pháp an toàn hệ thống cung cấp điện vì đặc điểm quan trọng của hệ
thống cung cấp điện phân bổ đều trên diện tích rộng và thường xuyên có người làm
việc với các thiết bị điện, nếu cách điện của các thiết bị điện bị chọc thủng và người
vận hành không tuân theo các quy tắc an toàn thì tại các vỏ thiết bị, các cầm tay v.v…
sẽ có điện gây nguy hiểm cho vận hành. Sét đánh trực tiếp hoặc gián tiếp vào thiết bị
điện không những làm hư hỏng các thiết bị điện mà còn gây nguy hiểm cho người vân
hành. Vì vậy trong hệ thống cung cấp điện nhất thiết phải có biện pháp an toàn có hiệu
quả và tương đối đơn giản là thực hiện nối đất và đặt các thiết bị chống sét .
Việc nối đất cho các bộ phận kim loại mà có khả năng có điện khi cách điện bị hỏng
nhằm đảm bảo cho điện thế tiếp xúc luôn có giá trị không gây nhuy hiểm cho con
người. Tùy theo tính chất của từng mạng điện ( dòng điện chạm đất nhỏ hay lớn, thời
gian tồn tại lâu hay ngắn …), tùy thuộc vào mức độ của việc nối đất có giá trị phù hợp.
Điện trở nối đất của một cọc hay một vật nối đất có kích thước nhỏ thường không thõa
mãn được trị số cần thiết nen thường phải dùng cả hệ thống nối đất khác mới đạt yêu
cầu.
7.1.Tính điện trở nối đất cần thiết.

Hệ thống cung cấp điện của nhà máy gồm 2 cấp điện áp là 10kV và 0,4kV.
Mạng điện 10kV có trung tính cách điện đối với đất, dòng điện chạm đất nhỏ và tồn
tại khá lâu.
Mạng điện 0,4 kV có trung tính trực tiếp nối đất nhưng dòng điện chạm đất thường
không đủ làm cho các bộ phận bảo vệ cắt mạch. Vì vậy xác suất chạm vỏ rất cao nên
việc nối đất an toàn cho các thiết bị trong nhà máy là cần thiết .
Các thiết bị ở cả 2 cấp điện áp sẽ được sử dụng chung một hệ thống nối đất .
Theo quy định về an toàn trong trường hợp này điện áp tiếp xúc không được vượt
quá 125V. Dòng điện chạm đất trong mạng 10kV là 30A. Điện trở nối đất được xác
định theo công thức sau:
Ud
rd ≤ (Ώ) (6-1)
Id

100
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Trong đó :
rd : Điện trở nối đất (Ώ)
Ud : Điện áp rơi trên điện trở nối đất.
Id : Dòng điện chạm đất.
Như vậy điện trở nối đất cần thực hiện hiện ở đây là :
U d 125
rd ≤ = = 4,16 (Ώ)
Id 30

Do điện trở nối đất trong mạng 0,4 kV theo quy định không vượt quá 4 (Ώ).
Vì vậy điện trở nối đất cần thực hiện là 4(Ώ).
7.2.Xác định điện trở nối đất nhân tạo

Khi tính toán xây dựng hệ thống nối đất cần sử dụng triệt để hệ thống nối đất tự
nhiên như sử dụng các ống dẫn nước hay các ống bằng kim loại trong đất. Các kết cấu
bằng kim loại của nhà cửa,các công trình có nối đất v.v.. làm trang bị nối đất.
Đối với các xí nghiệp công nghiệp thường lấy điện trở nối đất tự nhiên là 8(Ώ).
Trong khi đó điện trở nối đất theo yêu cầu là 4(Ώ) vì vậy phải xây dựng thêm một hệ
thống nối đất nhân tạo . Điện trở nối đất nhân tạo phải được giá trị như sau:
Rtn . r d 8.4
Rnt = = = 8(Ώ)
R tn −r d 8−4

7.3.Thiết kế nối đất nhân tạo

Nối đất nhân tạo thường được thực hiện bằng cọc thép,ống théo,thanh thép dẹp hình
chữ nhật hoặc thép góc dài 2 – 3m chôn sâu xuống đất sao cho đầu trên của chúng
cách mặt đất khoảng 0,5 – 0,7m .
Các ống thép hay thanh thép đó được nối với nhau bằng các thanh thép nằm ngang
chôn sâu khoảng 0,5 – 0,7m.
Dây dẫn nối đất có tiết diện thõa mãn độ bền cơ khí và ổn định nhiệt,chịu được dòng
điện cho phép lâu dài.
Chọn cọc thép góc (L60x60mm) có độ dài 2,5m chôn sâu dưới đất,đầu trên của cọc
cách mặt đất 0,5m. Các cọc được nối với nhau bằng thanh dẹt 50mm, hàn ở đầu trên
của cọc ,cách mặt đất 0,5m.
Điện trở suất của đất ɋ = 2.104 (Ώ/cm).

101
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Đối với đất loại khô có :


kmax.thanh = 4,5
kmax.cọc = 1,4
Xác định điện trở nối đất của một cọc :
0,366 2l 1 4 t+l
R1C = .ɋ.kmax.(lg + .log ) (Ώ) (7-2)
l d 2 4 t−l

Trong đó :
R1C : Điện trở nối đất của 1 cọc (Ώ).
l = 250 (cm) : Chiều dài của cọc.
ɋ : Điện trở suất của đất.
d : Đường kính của cọc (cm).
Ở đây sử dụng thép góc,đường kính ngoài đẳng trị được tính :
d = 0,95b = 0,95.6 = 5,7 (cm)
với b = 6 (cm) : chiều rộng của thép góc
2,5
t = 0,7 + = 1,95 (cm) : Độ chôn sâu.
2

kmax = 1,5 : Hệ số mùa.


Thay các giá trị vào công thức (7-2)
0,366 2.250 1 4.1,95+250
R1C = .2.104.1,5.(lg + .log ) = 91,3 (Ώ)
250 5,7 2 4.1,95−250

Bố trí cọc theo vòng kín chữ nhật khoãng cách giữa 2 cọc gần nhau là :
a = 5m
a 5
Tỉ số = =2
l 2,5

Tra bảng 6.7 “Hệ thống cung cấp điện của XNCN – Nguyễn Công Hiền” với các bố
trí cọc theo vòng kín hình chữ nhật và tỉ số a/l = 2 thì có hệ số sử dụng cọc là nc =
0,64.
Xác định sơ bộ số cọc cần là :
R1 C 91,3
n= = = 17,8 (cọc)
nC . R nt 0,64.8

102
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Chọn số cọc là 17 vì trong hệ thống nối đất còn có thành phần cửa thanh dẫn.
Với số cọc là 17 thì sẽ phải dùng thanh ngang có chiều dài :
L = a.n = 5.17 = 85 (m)
Chôn sâu 0,5m, hệ số sử dụng của thanh là nt = 0,32.
Xác định điện trở của thanh ngang :
0,366 2.l 2
Rt = L . n .ɋ.kt.lg (Ώ) (7-3)
t b .t
Chọn ɋ = 2.104 Ώ/cm
L = 8500 cm : chiều dài thanh ngang.
kt =2 : hệ số mùa.
B = 5 cm : bề rộng thanh ngang.
t = 50 cm : độ chôn sâu của thanh ngang.
Thay các giá trị cụ thể vào công thức (7-3) tính được được điển trở nối đất của thanh
ngang là :
0,366 2.8500 2
Rt = .2.104.2.lg = 31 (Ώ)
8500.0,32 5.50
Vậy điện trở nối đất chính xác của hệ thống cần thiết là :
Rnt . R t 8.31
Rthực = = = 10,7 (Ώ)
R t−R nt 31−8

Vậy số cọc cần dùng là :


R1 C 91,3
n= = = 13,3 (cọc)
nc . Rthực 0,64.10,7

Vậy chọn 17 cọc trong phần tính toán sơ bộ là thõa mãn yêu cầu nối đất.Khi đó điện
trở nối đất của hệ thống cọc là :
R1 C 91,3
Rc = = = 8,4 (Ώ)
nc . n 0,64.17

Điện trở của thiết bị nối đất gồm cả hệ thống cọc và thanh nối nằm ngang là :
R c . Rt 8,4.31
RHT = = = 6,6 (Ώ)
R c + R t 8,4+31

Điện trở nối đất của hệ thống thực tế là :

103
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

R HT . Rnt 6,6.8
RHT.thực = = = 3,6 (Ώ)
R HT + R nt 6,6+8

Vậy hệ thống nối đất nhân tạo với số cọc là 17 và bố trí theo chu vi hình chữ nhật
,theo tính toán thì điện trở nối đất nhân tạo là 8,4(Ώ) nhưng khi kết hợp với hệ thống
thì còn 3,6(Ώ) nhỏ hơn điện trở nối đất theo quy định là 4(Ώ).
Vậy hệ thống nối đất như trên thỏa mãn yêu cầu của nối đất an toàn.

CHƯƠNG VIII. THIẾT KẾ LƯU ĐỒ THUẬT TOÁN VÀ CHƯƠNG

TRÌNH ĐIỀU KHIỂN

8.1. Giới thiệu về bộ điều khiển

8.1.1. Tổng quan về PLC


PLC viết tắt của Programmable Logic Controller, là thiết bị điều khiển lâ ̣p trình
được (khả trình) cho phép thực hiê ̣n linh hoạt các thuâ ̣t toán điều khiển logic thông qua
mô ̣t ngôn ngữ lâ ̣p trình. Người sử dụng có thể lâ ̣p trình để thực hiê ̣n mô ̣t loạt trình tự
các sự kiê ̣n. Các sự kiê ̣n này được kích hoạt bởi tác nhân kích thích (ngõ vào) tác đô ̣ng
vào PLC hoă ̣c qua các hoạt đô ̣ng có trễ như bộ định thời hay các sự kiê ̣n được đếm.
Mô ̣t khi sự kiê ̣n được kích hoạt thâ ̣t sự, nó bâ ̣t ON hay OFF thiết bị điều khiển bên
ngoài được gọi là thiết bị vâ ̣t lý. Mô ̣t bô ̣ điều khiển lâ ̣p trình sẽ liên tục “lă ̣p” trong
chương trình do “người sử dụng lâ ̣p ra” chờ tín hiê ̣u ở ngõ vào và xuất tín hiê ̣u ở ngõ
ra tại các thời điểm đã lâ ̣p trình.
Để khắc phục những nhược điểm của bô ̣ điều khiển dùng dây nối ( bô ̣ điều khiển
bằng Relay) người ta đã chế tạo ra bô ̣ PLC nhằm thỏa mãn các yêu cầu sau :
Lâ ̣p trình dể dàng , ngôn ngữ lâ ̣p trình dể học .
Gọn nhẹ, dể dàng bảo quản , sửa chữa.
Dung lượng bô ̣ nhớ lớn để có thể chứa được những chương trình phức tạp.
Hoàn toàn tin câ ̣y trog môi trường công nghiê ̣p.
Giao tiếp được với các thiết bị thông minh khác như : máy tính , nối mạng , các
module mở rô ̣ng.
Giá cả cá thể cạnh tranh được.

104
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

8.1.2. Thông số kỹ thuật của bộ điều khiển


Trong dự án lần này bộ điều khiển được sử dụng là PLC FX3U-80MR/DS của hãng
MITSUBISHI.
Ngõ vào bao gồm : các thiết bị cảm biến đo mực nước, mức bùn , relay nhiệt…
Ngõ ra bao gồm :
+ Các relay trung gian 24VDC để khuyếch đại tín hiệu điều khiển từ PLC đến các
cuộn hút contactor ( mạch trung gian ).
+ Các bóng đèn,cuộn hút van điện từ…

Hình 8.1. FX3U-80MR/DS thực tế

Hình 8.2. Sơ đồ đấu dây ngõ vào của PLC

105
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Hình 8.3. Sơ đồ nối dây ngõ ra của PLC

8.1.3. Ngôn ngữ lập trình


Ngôn ngữ lập trình được sử dụng trong sự án là ngôn ngữ SFC .

106
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Là ngôn ngữ lập trình theo kiểu tuần tự, chương trình SFC bao gồm một chuỗi các
bước được thể hiện dưới dạng các hình chữ nhật và được nối với nhau.
Mỗi bước đại diện cho một trạng thái cụ thể cần được điều khiển của hệ thống. Mỗi
bước có thể thực hiện một hoặc nhiều công việc đồng thời.
Mỗi một mối nối có một hình chữ nhật ở giữa, đại diện cho điều kiện chuyển đổi
giữa các trạng thái trong hệ thống. Khi điều kiện chuyển đổi đạt được “ True “ thì
cho phép chuyển sang trạng thái tiếp theo.

8.1.4. Thiết kế tủ điều khiển PLC

Hình 8.4. Tủ điều khiển PLC của nhà máy

107
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

108
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

8.2.Lưu đồ thuật toán

8.1.1. Vùng 1 – Bể thu gom

109
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

8.1.2.Vùng 2 – Bể cân bằng

110
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

8.1.3.Vùng 3 – Bể trung hòa

111
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

8.1.4.Vùng 4 – Bể Lắng 1

112
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

8.1.5.Vùng 5 – Bể Aerotank

113
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

8.1.6.Vùng 6 – Bể lắng 2

114
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

8.1.7. Vùng 7 - Bể khử trùng

115
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

8.2.Chương trình điều khiển

8.2.1. Bảng phân kênh các thiết bị vào ra

INPUT

ST Địa chỉ Kí hiệu Mô tả


T

CHÂN DIGITAL

1 X000 V1.PH Phao đo mức nước cao bể thu gom

2 X001 V1.RN1 Tiếp điểm thường hở Relay nhiệt máy bơm 1 bể thu gom

3 X002 V1.RN2 Tiếp điểm thường hở Relay nhiệt máy bơm 2 bể thu gom

4 X003 V2.PL Phao đo mức nước thấp bể cân bằng

5 X004 V2.PM Phao đo mức nước trung bình bể cân bằng

6 X005 V2.PH Phao đo mức nước cao bể cân bằng

7 X006 V2.RN1 Tiếp điểm thường hở Relay nhiệt máy bơm 1 bể cân bằng

8 X007 V2.RN2 Tiếp điểm thường hở Relay nhiệt máy bơm 2 bể cân bằng

9 X010 V2.RN3 Tiếp điểm thường hở Relay nhiệt máy sục khí 1 bể cân bằng

10 X011 V2.RN4 Tiếp điểm thường hở Relay nhiệt máy sục khí 2 bể cân bằng

11 X012 V3.PL Phao đo mức nước thấp bể trung hòa

12 X013 V3.PH Phao đo mức nước cao bể trung hòa

13 X014 V3.RN1 Tiếp điểm thường hở Relay nhiệt máy khuấy 1 bể trung hòa

14 X015 V3.RN2 Tiếp điểm thường hở Relay nhiệt máy bơm Axit 1 bể trung
hòa

15 X016 V3.RN3 Tiếp điểm thường hở Relay nhiệt máy bơm Axit 2 bể trung
hòa

116
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

16 X017 V3.RN4 Tiếp điểm thường hở Relay nhiệt máy khuấy 2 bể trung hòa

17 X020 V3.RN5 Tiếp điểm thường hở Relay nhiệt máy bơm Bazo 1 bể trung
hòa

18 X021 V3.RN6 Tiếp điểm thường hở Relay nhiệt máy bơm Bazo 2 bể trung
hòa

19 X022 V3.RN7 Tiếp điểm thường hở Relay nhiệt máy khuấy 3 bể trung hòa

20 X023 V4.MBH Cảm biến đo mức bùn cao bể lắng 1

21 X024 V4.MBL Cảm biến đo mức bùn thấp bể lắng 1

22 X025 V4.RN1 Tiếp điểm thường hở Relay nhiệt máy khuấy 2 bể lắng 1

23 X026 V4.RN2 Tiếp điểm thường hở Relay nhiệt máy bơm bùn 1

24 X027 V4.RN3 Tiếp điểm thường hở Relay nhiệt máy bơm PAC 1 bể lắng 1

25 X030 V4.RN4 Tiếp điểm thường hở Relay nhiệt máy bơm PAC 2 bể lắng 1

26 X031 V4.RN5 Tiếp điểm thường hở Relay nhiệt máy khuấy 1 bể lắng 1

27 X032 V5.PL Phao đo mức nước thấp bể Aerotank

28 X033 V5.PH Phao đo mức nước cao bể Aerotank

29 X034 V6.RN1 Tiếp điểm thường hở Relay nhiệt máy bơm bùn 2

30 X035 V5.RN2 Tiếp điểm thường hở Relay nhiệt máy khuấy bể Aerotank

31 X036 V5.RN3 Tiếp điểm thường hở Relay nhiệt máy sục khí 1 bể Aerotank

32 X037 V5.RN4 Tiếp điểm thường hở Relay nhiệt máy sục khí 2 bể Aerotank

33 X040 V7.PH Phao đo mức nước cao bể khử trùng

34 X041 V7.RN1 Tiếp điểm thường hở Relay nhiệt máy khuấy 1 bể khử trùng

35 X042 V7.RN2 Tiếp điểm thường hở Relay nhiệt máy khuấy 2 bể khử trùng

36 X043 V7.RN3 Tiếp điểm thường hở Relay nhiệt máy bơm Clo 1 bể khử

117
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

trùng

37 X044 V7.RN4 Tiếp điểm thường hở Relay nhiệt máy bơm Clo 2 bể khử
trùng

CHÂN ANALOG

1 V3.DP V+ Cảm biến đo nồng độ pH


H

2` DDUC I+ Cảm biến đo độ đục

OUTPUT

ST Địa Trung Kí Mô tả
T chỉ hiệu
gian

1 Y000 V1.RTG1 V1.K Cuộn dây Contactor máy bơm 1 bể thu gom
1

2 Y001 V1.RTG2 V1.K Cuộn dây Contactor máy bơm 2 bể thu gom
2

3 Y002 V2.RTG1 V2.K Cuộn dây Contactor máy bơm 1 bể cân bằng
1

4 Y003 V2.RTG2 V2.K Cuộn dây Contactor máy bơm 2 bể cân bằng
2

5 Y004 V2.RTG3 V2.K Cuộn dây Contactor máy sục khí 1 bể cân bằng
3

6 Y005 V2.RTG4 V2.K Cuộn dây Contactor nối sao MSK1 bể cân bằng
4

7 Y006 V2.RTG5 V2.K Cuộn dây Contactor nối tam giác MSK1 bể cân
5 bằng

8 Y007 V2.RTG6 V2.K Cuộn dây Contactor máy sục khí 2 bể cân bằng

118
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

9 Y010 V2.RTG7 V2.K Cuộn dây Contactor nối sao MSK2 bể cân bằng
7

10 Y011 V2.RTG8 V2.K Cuộn dây Contactor nối tam giác MSK2 bể cân
8 bằng

11 Y012 V3.RTG1 V3.K Cuộn dây Contactor máy khuấy 1 bể trung hòa
1

12 Y013 V3.RTG2 V3.K Cuộn dây Contactor bơm Axit 1 bể trung hòa
2

13 Y014 V3.RTG3 V3.K Cuộn dây Contactor bơm Axit 2 bể trung hòa
3

14 Y015 V3.RTG4 V3.K Cuộn dây Contactor máy khuấy 2 bể trung hòa
4

15 Y016 V3.RTG5 V3.K Cuộn dây Contactor bơm Bazo 1 bể trung hòa
5

16 Y017 V3.RTG6 V3.K Cuộn dây Contactor bơm Bazo 2 bể trung hòa
6

17 Y020 V3.RTG7 V3.K Cuộn dây Contactor máy khuấy 3 bể trung hòa
7

18 Y021 V1 (NO) Cuộn dây van điện từ V1

19 Y022 V2 (NC) Cuộn dây van điện từ V2

20 Y023 V4.RTG1 V4.K Cuộn dây Contactor máy khuấy 2 bể lắng 1


1

21 Y024 V4.RTG2 V4.K Cuộn dây Contactor máy bơm bùn 1


2

22 Y025 V4.RTG3 V4.K Cuộn dây Contactor bơm PAC 1 bể lắng 1


3

119
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

23 Y026 V4.RTG4 V4.K Cuộn dây Contactor bơm PAC 2 bể lắng 1


4

24 Y027 V4.RTG5 V4.K Cuộn dây Contactor máy khuấy 1 bể lắng 1


5

25 Y030 V5.RTG1 V5.K Cuộn dây Contactor máy bơm bùn 2


1

26 Y031 V5.RTG2 V5.K Cuộn dây Contactor máy khuấy bể Aerotank


2

27 Y032 V5.RTG3 V5.K Cuộn dây Contactor máy sục khí 1 bể Aerotank
3

28 Y033 V5.RTG4 V5.K Cuộn dây Contactor nối sao MSK1 bể Aerotank
4

29 Y034 V5.RTG5 V5.K Cuộn dây Contactor nối tam giác MSK1 bể
5 Aerotank

30 Y035 V5.RTG6 V5.K Cuộn dây Contactor máy sục khí 2 bể Aerotank
6

31 Y036 V5.RTG7 V5.K Cuộn dây Contactor nối sao MSK2 bể Aerotank
7

32 Y037 V5.RTG8 V5.K Cuộn dây Contactor nối tam giác MSK2 bể
8 Aerotank

33 Y040 V7.RTG1 V7.K Cuộn dây Contactor máy khuấy 1 bể khử trùng
1

34 Y041 V7.RTG2 V7.K Cuộn dây Contactor máy khuấy 2 bể khử trùng
2

35 Y042 V7.RTG3 V7.K Cuộn dây Contactor bơm Clo 1 bể khử trùng
3

36 Y043 V7.RTG4 V7.K Cuộn dây Contactor bơm Clo 2 bể khử trùng
4

120
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

37 Y044 V3 (NO) Cuộn dây van điện từ V3

38 Y045 V4 (NC) Cuộn dây van điện từ V4

MEDIATION

STT Kí hiệu Mô tả

1 M0 pH > 3.5

2 M1 pH = 3.5

3 M2 pH < 3.5

4 M3 pH > 6.5

5 M4 pH = 6.5

6 M5 pH < 6.5

7 M6 pH > 7.5

8 M7 pH = 7.5

9 M8 pH < 7.5

10 M9 pH > 10.5

11 M10 pH = 10.5

12 M11 pH < 10.5

13 M12 DDUC > 100

14 M13 DDUC = 100

15 M14 DDUC < 100

16 M15 DDUC > 500

17 M16 DDUC = 500

121
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

18 M17 DDUC < 500

TIMER

STT Kí hiệu Mô tả

1 T0 TM1.V1

2 T1 TM2.V1

3 T2 TM1.V2

4 T3 TM2.V2

5 T4 TM3.V2

6 T5 TM4.V2

7 T6 TM1.V3

8 T7 TM1.V4

9 T8 TM1.V5

10 T9 TM2.V5

11 T10 TM1.V6

12 T11 TM2.V6

13 T12 TM1.V7

14 T13 TM2.V7

COUNTER

STT Kí hiệu Mô tả

122
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

1 C0 Counter C1

2 C1 Counter C2

3 C2 Counter C3

4 C3 Counter C4

8.2.2. Chương trình điều khiển

Block 0 : Chương trình khởi tạo


M8002 dùng để set s0,khi PLC được cấp điện thì M8002 sẽ được ON và cho phép step
s0 hoạt động .

123
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

124
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

125
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Block 1 : Chương trình hệ thống

Trans.0 Khi khởi động hệ thống thì tất cả các bể hoạt động đồng thời.

Step20 Khi mức nước chạm phao mức cao thì bơm 1 hoạt động trong 45 phút. Nếu
bơm 1 bị sự cố thì relay nhiệt tác động chuyển sang bơm 2 hoạt động trong 45 phút.

126
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Trans.1 Sau thời gian đặt T0 là 45 phút thì step 21 hoạt động,ngưng step 20.

Step21 Khi mức nước chạm phao mức cao thì bơm 2 hoạt động trong 45 phút . Nếu
bơm 2 bị sự cố thì relay nhiệt tác động chuyển sang bơm 1 hoạt động trong 45 phút.

Trans.2 Sau thời gian đặt T1 là 45 phút thì step 21 ngưng hoạt động, và quay trở lại
hoạt động step 20.

Step22 Khi mức nước xuống khỏi phao mức thấp thì dừng tất cả các thiết bị
trong bể cân bằng.
Khi mức nước chạm phao mức trung bình thì bơm 1 và bơm 2 chạy luân
phiên với thời gian đặt T2,T3 là 45 phút. Nếu 1 trong 2 bơm đang hoạt động mà bị sự
cố sẽ chuyển sang hoặt động bơm còn lại. Đồng thời khi ở phao mức trung bình sẽ

127
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

khởi động sao tam giác cho máy sục khí 1 hoạt động. Máy sục khí 2 dự phòng cho
trường hơp máy sục khí 1 bị sự cố.

128
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Trans.3 Khi mức nước chạm phao mức cao thì step 23 hoạt động,ngưng step 22.

129
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Step.23 Khi mức nước chạm phao mức cao thì khởi động đồng thời 2 máy bơm và
máy sục khí 1 (khởi động sao-tam giác). Dự phòng máy sục khí 2.

130
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Trans.4 Khi mức nước xuống khỏi phao mức trung bình thì step 23 ngưng hoạt
động và quay trở lại step 22.

Step.24 Khi mức nước chạm phao thấp thì khởi động máy khuấy 1.

Trans.5 Khi mức nước chạm phao cao thì step 25 hoạt động,dừng step 24.

Step.25 Khi mức nước chạm phao mức cao thì khóa van thưởng mở V1 giữa bồn
định lượng và bể trung hòa, và tiến hành đo nồng độ pH.

Trans.6 Nếu độ pH < 3,5 thì chuyển sang hoạt động step 26.

Step.26 Khi độ pH < 3,5 thì máy khuấy 3 ,bơm Bazo 1 và bơm Bazo 2 hoạt động.
Sau thời gian đặt T6 là 5 phút thì mở van thường đóng V2 giữa bể trung hòa và bể lắng

131
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

1, đồng thời dừng các thiết bị trong bể trung hòa và bồn Bazo.

Trans.11 V2 mở cho nước chảy sang bể lắng 1 đến khi mức nước trong bể trung hòa
xuống dưới phao mức thấp thì step 31 hoạt động và ngừng step 26.

132
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Trans.7 Nếu 3,5 ≤ pH < 6,5 thì chuyển sang hoạt động step 27 .

Step.27 Khi 3,5 ≤ pH < 6,5 thì khởi động máy khuấy 3 và thực hiện đếm C1 để luân
phiên 2 máy bơm bazo 1 và bazo 2. Sau thời gian đặt T6 là 5 phút thì mở van thường
đóng V2 giữa bể trung hòa và bể lắng 1, đồng thời dừng các thiết bị trong bể trung hòa
và bồn Bazo .

133
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Trans.12 V2 mở cho nước chảy sang bể lắng 1 đến khi mức nước trong bể trung
hòa xuống dưới phao mức thấp thì step 31 hoạt động và ngừng step 27.

134
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Trans.8 Nếu 6,5 ≤ pH < 7,5 thì chuyển sang hoạt động step 28.

Step.28 Khi 6,5 ≤ pH < 7,5 thì mở van thường đóng V2 giữa bể trung hòa và bể lắng
1,đồng thời dừng máy khuấy 1 và cảm biến đo nồng độ pH trong bể trung hòa.

Trans.13 V2 mở cho nước chảy sang bể lắng 1 đến khi mức nước trong bể trung
hòa xuống dưới phao mức thấp thì step 31 hoạt động và ngừng step 28.

135
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Trans.9 Nếu 7,5 ≤ pH < 10,5 thì chuyển sang hoạt động step 29.

Step.29 Khi 7,5 ≤ pH < 10,5 thì khởi động máy khuấy 2 và thực hiện đếm C để luân
phiên 2 máy bơm Axit 1 và Axit 2. Sau thời gian đặt T6 là 5 phút thì mở van thường
đóng V2 giữa bể trung hòa và bể lắng 1, đồng thời dừng các thiết bị trong bể trung hòa
và bồn Axit .

136
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Trans.14 V2 mở cho nước chảy sang bể lắng 1 đến khi mức nước trong bể trung
hòa xuống dưới phao mức thấp thì step 31 hoạt động và ngừng step 29.

Trans.10 Nếu pH ≥ 10,5 thì chuyển sang hoạt động step 30.

Step.30 Khi pH ≥ 10,5 thì máy khuấy 2 ,bơm Axit 1 và bơm Axit 2 hoạt động. Sau
thời gian đặt T6 là 5 phút thì mở van thường đóng V2 giữa bể trung hòa và bể lắng 1,
đồng thời dừng các thiết bị trong bể trung hòa và bồn Axit .

137
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Trans.15 V2 mở cho nước chảy sang bể lắng 1 đến khi mức nước trong bể trung hòa
xuống dưới phao mức thấp thì step 31 hoạt động và ngừng step 30.

Step.31 Khi mức nước trong bể trung hòa xuống dưới phao mức thấp thì tiến hành mở

138
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

lại van thường mở V1 và đóng van thường đóng V2.

Trans.16 Khi mức nước trong bể trung hòa dâng lên chạm vào phao mức thấp thì step
31 ngưng hoạt động,và quay trở lại step 24.

Step.32 Khi hệ thống bắt đầu hoạt động thì T7 bắt đầu đếm 30 phút /lần để cảm biến
đo độ đục tiến hành đo độ đục DDUC trong bể lắng 1.

Trans.17 Nếu 100 ≤ DDUC < 500 thì chuyển sang hoạt động step 33.

Step.33 Khi 100 ≤ DDUC < 500 thì máy khuấy 1 trong bể lắng 1,máy khuấy 2 trong
bồn PAC hoạt động, đồng thời thực hiện đếm C3 để chạy luân phiên 2 bơm PAC1

139
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

,PAC2.

Trans.19 Khi DDUC < 100 thì chuyển sang hoạt động step 35 và ngưng step 33.

140
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Trans.18 Nếu DDUC ≥ 500 thì chuyển sang hoạt động step 34.

Step.34 Khi DDUC ≥ 500 thì máy khuấy 1 trong bể lắng 1, máy khuấy 2 trong
bồnPAC và 2 bơm PAC1 ,PAC2 đồng thời hoạt động.

Trans.20 Nếu DDUC < 100 thì chuyển sang hoạt động step 35 và ngưng step 34.

141
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Step.35 Khi DDUC < 100 thì tiến hành dừng tất cả thiết bị trong bể lắng 1 và bồn
PAC.

142
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Trans.21 Quay trở lại step 32 và T7 bắt đầu đếm lại 30 phút.

Step.36 Ban đầu máy bơm bùn đang ở trạng thái dừng hoạt động.

Trans.22 Khi mức bùn chạm phao mức cao thì step 37 hoạt động và ngừng step 36.

Step.37 Khi mức bùn cao thì khởi động máy bơm bùn hút bùn vào bể chứa bùn.

Trans.23 Khi mức bùn xuống dưới phao mức thấp thì ngưng step 37 và quay trở lại
step 36.

143
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Step.38 Khi mức nước chạm phao mức thấp thì tiến hành khởi động máy khuấy và
máy sục khí 1 (khởi động sao-tam giác) ,dự phòng máy sục khí 2.

144
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Trans.24 Khi mức nước chạm phao mức cao thì step 39 hoạt động,ngưng step 38.

Step.39 Khi mức nước chạm phao mức cao thì dừng các thiết bị trong bể Aerotank

Trans.25 Nếu mức nước xuống dưới phao thấp thì ngưng step 39 và quay trở lại step
38.

Step.40 Trong khoảng thời gian đặt T10 là 45 phút thì máy bơn bùn 2 ngưng hoạt
động.

Trans.26 Sau thời gian đặt T10 thì step 41 hoạt động và ngưng step 40.

Step.41 Trong khoảng thời gian đặt T11 là 15 phút thì máy bơm bùn hoạt động , tiến
hành hút bùn vào bể chứa bùn.

145
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Trans.27 Sau thời gian đặt T11 thì ngưng step 41 và quay trở lại step 40.

Step.42 Khi mức nước chạm phao cao thì tiến hành đóng van thường mở V3 giữa bể
lắng 2 và bể khử trùng, khởi động máy khuấy 1 trong bể khử trùng ,máy khuấy 2 trong
bồn Clo . Đồng thời thực hiện đếm C4 để chạy luân phiên 2 bơm Clo 1 và Clo 2.Quá

146
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

trình khử trùng diễn ra trong khoảng thời gian đặt T12 là 5 phút.

147
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Trans.28 Sau thời gian đặt T12 thì step 43 hoạt động và ngưng step 42.

Step.43 Tiến hành dừng tất cả thiết bị trong bể khử trùng và bồn Clo. Đồng thời mở
van thường đóng V4 để nước chảy sang bể lưu lượng trong khoảng thời gian đặt T13
là 15 phút.

Trans.29 Sau khoảng thời gian đặt T13 thì step 44 hoạt động và ngưng step 43.

148
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Step.44 Tiến hành đóng van thường mở V4 ,và mở lại van thường mở V3.

Trans.30 Đến khi mức nước chạm lại phao cao trong bể khử trùng thì quay trở lại step
42.

149
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu, học tập và sưu tầm cho đề tài “ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP “ nhóm đã có được nhiều kiến thức bổ ích và
quan trọng cho việc học tập sau này , đồng thời có thêm nhiều kỹ năng sử dụng các
phần mềm phục vụ cho việc học tập như AutoCAD , CADe simu , GX work , Etap,…
Trong xuyên suốt quá trình tham gia nghiên cứu và học tập thì từng thành viên trong
nhóm ngoài những kỹ năng cứng như trên thì còn có cho mình các kỹ năng mềm như
cách làm việc nhóm,cách diễn đạt ý tưởng ý kiến của mình, cách sắp xếp công việc
thực hiện theo 1 trình tự sao cho hiệu quả…
Ngoài những gì đã đạt được nhóm vẫn còn nhiều hạn chế có thể kể đến như còn thiết
hiệu quả trong việc khai thác tài nguyên học tập có sẵn , sắp xếp thời gian làm việc
chưa cụ thể ,rõ ràng,logic , đặc biệt là việc chủ động tìm kiếm ,tìm tòi học hỏi chưa
được cao.
Cuối cùng,nhóm xin cảm ơn quý Thầy/Cô đã giúp đỡ ,hỗ trợ việc học tập,nghiên cứu
về đề tài lần này . Mong cả nhóm sẽ tiếp tục phát huy những gì đang có và cố gắng
khắc phục những vấn đề thiếu sót để có thể tích lũy đầy đủ nhất có thể những hành
trang cho học tập và công việc sau này.

150
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Sổ tay lựa chọn & tra cứu thiết bị điện từ 0,4 đến 500kV – Tác giả : Ngô Hồng
Quang.
[2]. Hệ thống cung cấp điện của xí nghiệp công nghiệp đô thị và nhà cao tầng – Tác
giả : Nguyễn Công Hiền , Nguyễn Mạch Hoạch.
[3]. LOW – VOLTAGE POWER DISTRIBUTION PRODUCTS – MISUBISHI
ELECTRIC.
[4]. Programming manual MELSEC-F MITSUBISHI ELECTRIC.
[5]. Tài liệu hướng dẫn lập trình SFC cho PLC của MITSUBISHI dòng FX CPU bằng
phần mềm GX Work2 – Thầy Dương Minh Đức (ĐHBK Hà Nội).

151
Nhóm SV thực hiện : 18.36B.1

You might also like