You are on page 1of 5

1. MINO là gì?

MIMO (Multiple In, Multiple Out) là cách sử dụng nhiều ăng-ten để phát và thu nhận tín
hiệu của kết nối không dây. Nhờ đó giúp các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính,
laptop có thể tiếp nhận sóng wifi dễ dàng hơn và khai thác hết công suất của Router Wifi.
Hãy nói cách khác thì MIMO là một phần của công nghệ giao tiếp không dây tùy vào số
lượng ăng-ten thu phát nên cho tốc độ kết nối tương ứng.

2. MIMO hoạt động ra sao?


Trên một Router wifi sẽ có 1 ăng-ten để giao tiếp với chỉ 1 ăng-ten trên thiết bị nhận. Sóng
Wi-Fi sẽ truyền và nhận các gói dữ liệu thông qua ăng-ten. Vậy nên khi bạn sử dụng  2 hoặc
nhiều ăng-ten để phát và bắt sóng thì sẽ giúp tín hiệu truyền đi được ổn định và mạnh mẽ hơn.
Đây cũng là lý do vì sao hiện nay các Router wifi lại được trang bị nhiều ăng-ten hơn trước đây
chỉ có 1 ăng-ten. Cũng có thể nói nếu có nhiều ăng-ten phát, các tín hiệu vẫn bị phân tán đi với
nhiều luồng dữ liệu truyền nên làm cho các gói tin đến nhanh hơn.

3. Các con số về MIMO cần lưu ý?


Trên một thiết bị sử dụng công nghệ MIMO có các chỉ số thông số thể hiển như kiểu 2x2 hay
3x2... Thì bạn có thể hiểu rằng số đầu tiên thể hiện số ăng-ten phát và số phía sau thể hiện số
ăng-ten nhận.
Ví dụ: Nếu một thiết bị Router wifi có thông số là 3x2 thì thiết bị này có thể dùng 3 ăng-ten để
phát sóng Wi-Fi ra ngoài trong cùng một thời điểm. Và có 2 ăng-ten nhận tín hiệu. Những có số
này bạn có thể bắt gặp ở card wifi máy tính, các thiết bị điện tử.

4. Mino chia làm mấy loại?


SU-MIMO là gì? (Single-User - Multiple Input - Multiple Output)
SU-MIMO là viết tắt bởi Single-User - Multiple Input - Multiple Output. Là một người
dùng, sử dụng một thiết bị (Single User). SU-MIMO tăng tốc độ Wi-Fi bằng cách cho phép hai
thiết bị không dây đồng thời gửi hoặc nhận nhiều luồng dữ liệu. Năm 2007 ra mắt lần đầu là
chuẩn Wi-Fi 802.11n thì  router không dây chủ yếu sử dụng công nghệ SU-MIMO. Hiện nay SU-
MIMO cho phép router đồng thời gửi và nhận dữ liệu đến và từ một thiết bị còn trước đây thì
router chỉ có thể gửi hoặc nhận vào một thời điểm.
Ưu điểm của SU-MIMO đã gia tăng đáng kể tốc độ truyền dữ liệu không dây nhưng nó lại có
nhược điểm là chỉ có thể gửi và nhận dữ liệu với một thiết bị vào một thời điểm. Đối với các loại
router cũ thì chắc có thể chỉ hoạt động trên một thiết bị vào một thời điểm mà thôi.
MU-MIMO là gì? (Multi-User - Multiple Input - Multiple Output)
Để cải tiến cho tình hình của SU-MIMO thì có một công nghệ mới ra đời mang tên MU-
MIMO. Multi-User - Multiple Input - Multiple Output ( Công nghệ nhiều người dùng- nhiều đầu
vào và nhiều đầu ra) . MU-MIMO cho phép bộ định tuyến WiFi giao tiếp với nhiều thiết bị giúp
giảm thời gian mỗi thiết bị phải chờ tín hiệu và tăng tốc độ mạng lên. Chẳng hạn như trong một
gia đình thì hầu hết có đến vài thiết bị muốn kết nối với wifi như tivi, máy tính và cả điện thoại
vậy nên công nghệ MU-MIMO sẽ ngày càng cải thiện trải nghiệm Wi-Fi, sẽ không làm giảm băng
thông và giúp tăng tốc mạng wifi.
Bộ định tuyến WiFi nào hỗ trợ MU-MIMO? Cần phải có bộ định tuyến hỗ trợ công nghệ này.
Hầu hết trên các tiêu chuẩn không dây cũ như a, b, g, n thì không hỗ trợ MU-MIMO. MU-MIMO
chỉ hoạt động trên bộ định tuyến không dây của chuẩn ac được cải tiến trên n hoặc chuẩn ac
Wave 2.
Thiết bị nào hoạt động với bộ định tuyến MU-MIMO? Dường như thiết bị không dây nào cũng
hoạt động với bộ định tuyến MU-MIMO. Nhưng để cải tiến hiệu suất Wi-Fi cao hơn thì các thiết
bị nên hỗ trợ công nghệ MU-MIMO. Hãy các thiết bị điện tử máy tính, điện thoại nên hỗ trợ
MU-MIMO để bắt kịp với công nghệ hiện đại hơn.

5. SU - MIMO và MU -MIMO khác nhau như thế nào?


Theo như trên thì ta đã hiểu rõ SU - MIMO và MU –MIMO là gì. Vậy điểm khác nhau cơ
bản giữa SU - MIMO và MU –MIMO là:
SU – MIMO đưa các gói dữ liệu đến lần lượt các thiết bị, không thực hiện cùng một lúc mà phải
đợi truyền xong thiết bị này rồi sẽ đến thiết bị khác.  Còn MU -MIMO gửi gói dữ liệu tới nhiều
thiết bị trong mạng cùng lúc, trên những kết nối khác nhau và tất cả các thiết bị đều được nhận
dữ liệu trong cùng một lúc. Không phải chờ đợi luân phiên nhau được nhận như SU – MIMO.
MU-MIMO còn giúp tăng khả năng phục vụ của mạng hơn so với SU - MIMO, tức là nhiều thiết
bị có thể vào mạng cùng một lúc hơn là việc thay phiên nhau vào mạng như SU – MIMO. Và
MU-MIMO vẫn đảm bảo một đường truyền liên tục hơn với tốc độ nhanh hơn.
Như vậy thì theo bạn MU-MIMO hay SU – MIMO thì công nghệ nào tốt hơn? Chắc chắn là MU-
MIMO sẽ nổi trội hơn hẳn, vi không phải chuyển qua lại giữa các thiết bị nên đường truyền sẽ
liên tục hơn, tốc độ của từng thiết bị cũng tăng lên, nên tăng số lượng người có thể dùng mạng
cùng lúc.
6. MASSIVE MIMO cho mạng viễn thông không dây 5G

Ngày nay, yêu cầu cho việc thông tin và liên lạc ngày càng tăng cao đặc biệt về dung lượng, hiệu
suất và tốc độ truyền nhận dữ liệu giữa trạm phát sóng và người dùng di động trong mạng
không dây và có dây ngày càng cấp thiết. Vì vậy sự yêu cầu về cải tiến kỹ thuật trong hệ thống
mạng không dây cũng như có dây đòi hỏi ngày càng nâng cao và cải thiện. Một trong những cải
tiến kỹ thuật nổi bật trong hệ thống mạng viễn thông không dây trong những năm gần đây là kỹ
thuật sử dụng massive MIMO (Multiple-input multiple-output) tại trạm phát sóng của mỗi cell
(tế bào). Kỹ thuật này mở ra một hướng đi mới nhằm nâng cao tốc độ truyền nhận dữ liệu cũng
như cải thiện được chất lượng đường truyền từ trạm phát tín hiệu (base station -- BS) đến
người dùng di động (mobile users -- MUs). kỹ thuật này là tương lai cho hệ thống viễn thông
không dây 5G (fifth Generation)
7. Kĩ thuật MIMO trong LTE?
 MIMO cho phép các trạm thu phát và các thiết bị di động gửi và nhận dữ liệu
bằng nhiều ăng-ten. LTE có hỗ trợ phần nào MIMO nhưng chỉ cho chiều tải
xuống. Ngoài ra chuẩn này còn giới hạn số lượng ăng-ten ở mức tối đa là bốn
bộ phát ở phía trạm thu phát và bốn bộ thu ở thiết bị di động. LTE-Advanced
thì cho phép tối đa tám cặp thu phát ở chiều tải xuống và bốn cặp ở chiều tải
lên.
 MIMO thực hiện hai chức năng:
o Ở môi trường không dây khả năng xẩy ra can nhiễu cao như tại rìa các
cell hoặc trong một ô tô đang di chuyển, các bộ phát và thu sẽ phối hợp
với nhau để tập trung tín hiệu vô tuyến vào một hướng cụ thể. Chức
năng tạo búp sóng (beamforming) này giúp cho tín hiệu thu được mạnh
lên mà không cần phải tăng công suất phát.  
o Khi cường độ tín hiệu mong muốn mạnh còn tín hiệu nhiễu yếu, như khi
người dùng đứng yên và ở gần trạm phát thì MIMO có thể được dùng
để làm tăng tốc độ dữ liệu hay tăng số lượng người dùng mà không phải
dùng thêm phổ tần số. Kỹ thuật này có tên là “ghép kênh không gian”
(spatial multiplexing) giúp nhiều luồng dữ liệu được truyền đi cùng lúc,
trên cùng tần số sóng mang.
8. Nhiệm vụ chính của mỗi người dùng Cognitive Radio trong mạng Cognitive radio?
Vô tuyến nhận thức (Cognitive Radio) ngày nay đang trở thành một công nghệ hứa hẹn cho
phép truy cập vào các dải tần trống. Nhiệm vụ chính của mỗi người dùng CR trong mạng CR đó
là phát hiện ra các người dùng được cấp phép (PU) có tồn tại hay không và xác định phổ tần
trống nếu PU vắng mặt. Hiệu năng phát hiện (Detection Performance) trong cảm nhận phổ là
cực kỳ quan trọng đối với hiệu năng của cả mạng CR và mạng sơ cấp. Rất nhiều nhân tố trong
thực tế như fading đa đường, fading che khuất, và hiện tượng không xác định bộ thu có thể ảnh
hưởng đáng kể đến hiệu năng phát hiện trong cảm nhận phổ. Quyết định hợp tác kết hợp từ
các quan sát được lựa chọn theo phân bố không gian có thể khắc phục yếu điểm của các quan
sát riêng lẽ tại mỗi một người dùng CR. Đây chính là lý do cảm nhận phổ hợp tác là một hướng
tiếp cận hiệu quả và hấp dẫn để hạn chế fading đa đường và fading che khuất cũng như làm
giảm nhẹ vấn đề không xác định bộ thu.
9. Cảm biến phổ (spectrum sensing) là gì?
Cho phép người dùng thứ 2 có thể phát hiện ra khoảng phổ trống cà có cơ hội để tận dụng
những khoảng tần số này mà không ảnh hưởng gì đến hệ thống trên.
Cảm biến phổ chia làm 2 loại: Occupancy sensing (cảm biến sự chiếm giữ phổ); Identity sensing
(Cảm biến các đặc trưng)

10. Ứng dụng của Cognitive radio?

a. Ứng dụng thông tin không dây nhận thức?


- Dùng để tối ưu tài nguyên thông tin không dây
- Cải thiện chất lượng thông tin
- Ứng dụng vào các dịch vụ của thông tin không dây
- Ứng dụng vào sự tương kết
b. Ứng dụng tối ưu hóa và nâng cao chất lượng.
-Phần cứng và phần mềm:
- Giảm việc như cầu thay thế phần cứng
- Giá thành vận hành, thay thế, nhân công thấp
- sẵn sàng cho nhiều ứng dụng hơn
- tự điều khiển cộng suất thích hợp cới chất lượng kết nối
- Mạng: Tối ưu hóa lớp ngang, tối ưu hóa đường truyền, an ninh mạng,…
c. Ứng dụng trong dịch vụ của hệ thống không dây:
- lĩnh vực cá nhân: nhà, trường, công sở, QPS, thói quen người dùng, …

- Lĩnh vực chính phủ:


+ Công cộng: Giao thông, An toàn công cộng, thảm họa, y tế, môi trường, …
+ Quân đội

11.Khả năng sửa lỗi của FEC tùy thuộc vào cái gì ?
- Khả năng sữa lỗi của FEC là tùy thuộc vào mã được sử dụng để mã hoá.
Forward là do khi áp dụng mã FEC vào thì đầu nhận có khả năng sữa lỗi rồi
nên không cần Auto Retransmit reQuest (ARQ), do vậy mà các dữ liệu được
gửi đến một cách liên lục.

12.Sự tiện dụng của mã sửa lỗi FEC và chi phí có cao không?
FEC cung cấp cho người nhận khả năng sửa lỗi mà không cần kênh ngược để yêu
cầu truyền lại dữ liệu, nhưng với chi phí băng thông kênh cố định, cao hơn. Do đó,
FEC được áp dụng trong các tình huống truyền lại là tốn kém hoặc không thể,
chẳng hạn như liên kết truyền thông một chiều và khi truyền tới nhiều máy thu
trong phát đa hướng.
Ví dụ nếu thầy hoặc các bạn có hỏi thêm:
Ví dụ, trong trường hợp vệ tinh quay quanh Sao Thiên Vương, việc truyền lại vì lỗi
giải mã có thể tạo ra độ trễ 5 giờ. Thông tin FEC thường được thêm vào các thiết
bị lưu trữ dung lượng lớn (từ tính, quang và trạng thái rắn / flash) để cho phép khôi
phục dữ liệu bị hỏng, được sử dụng rộng rãi trong các modem, được sử dụng trên
các hệ thống có bộ nhớ chính là bộ nhớ ECC và trong các tình huống phát sóng,
trong đó người nhận không có khả năng yêu cầu truyền lại hoặc làm như vậy sẽ
gây ra độ trễ đáng kể.

You might also like