You are on page 1of 31

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

KHOA VIỄN THÔNG II

BÀI BÁO CÁO MÔN:

CÔNG NGHỆ TRUYỀN TẢI QUANG


ĐỀ TÀI: NEXT GENERATION SDH

NHÓM THỰC HIỆN:

LƯƠNG THỊ ĐỎ - N18DCVT012

GIẢNG VIÊN: LÊ QUỐC CƯỜNG PHẠM MINH CHÍ KỲ - N18DCVT033


LỚP ONLINE: D18CQVT01-N NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG – N18DCVT021

ĐỖ THỊ NGỌC TRANG – N18DCVT067

NĂM 2021

0
MỤC LỤC
I. Giới thiệu sơ lược về PDH và SDH. ............................................................ 4
1. Giới thiệu về PDH .................................................................................... 4
2. Giới thiệu về SDH .................................................................................... 4
a) Ưu điểm của SDH........................................................................................ 5
b) Nhược điểm: ................................................................................................ 5
3. Kỹ thuật ghép kênh SDH. ....................................................................... 5
II. Công nghệ SDH thế hệ sau (NG-SDH): ..................................................... 8
1.Giới thiệu................................................................................................... 8
2.NG-SDH và sự kế thừa ........................................................................... 10
3. Các giao thức ......................................................................................... 11
a) Giao thức đóng khung chung GFP (Generic framing procedure): .......... 11
b) Ghép chuỗi ảo VCAT (virtual concatenation): ....................................... 12
c) Giao thức điều chỉnh dung lượng tuyến (LCAS). ................................... 19
4.Các loại thiết bị của NG-SDH. ............................................................... 23
5. Các tiêu chuẩn: ...................................................................................... 24
a) Tiêu chuẩn ITU-T: ................................................................................. 24
b) Tiêu chuẩn ETSI: ................................................................................... 27

CHÚ THÍCH:
PDH : Plesiochronous Digital Hierarchy – Phân cấp số cận đồng bộ
SDH : Synchronyzation Digital Hierachy - Phân cấp số đồng bộ
TDM : Time Divison Mutilplex- Đa phân chia theo thời gian
STM: Synchronos Transfer Modul.- Modul truyền dẫn
C : Container – Thùng chứa
VC : Virtual Container - Thùng chứa ảo
TU : Tributary Unit – Đơn vị luông nhánh
TUG : Tributary Unit Group – Nhóm đơn vị luồng nhánh.
AU: Administrative Unit – Đơn vị Khối quản lí

1
AUG : Administrative Unit Group- nhóm đơn vị khối quản lí
QoS :Quality Of Service – Yêu cầu dịch vụ
GFP : Generic framing procedure – Giao thức đóng khung chung
VCAT : Virtual Concatenation – Ghép chuổi ảo
LCAS : Link-capability-adjustment scheme – Điều chỉnh lưu lượng tuyến
PDU : Protocol Data Units – Đơn vị dữ liệu gói
PPP: Point-to-Point Protocol – Điểm đến Điểm
MAC: Medium Access Control – Điều khiển truy cập phương tiện
LO-VCAT : Lower Oder Virtual Contanation – Ghép chuỗi ảo bậc thấp
HO-VACT : Higher Oder Virtual Contanation – Ghép chuỗi ảo bậc cao
EB : Errored Block – Lỗi khối
ES : Errored Second – lỗi giây
SES :Severely Errored Second – Lỗi giây nghiêm trọng
MFI: Multi Frame Indicator. – Chỉ thị đa khung.
HDB3: High Densiti Biotholar of oder 3 code – Mã lưỡng cực độ cao bậc 3 .
AMI: Alternate Mark Inversion – Mã đảo dấu.
B8ZS: Bipolar 8-Zero Replace – Mã thay thế

CÁC HÌNH , BẢNG VÀ NGUỒN :

Hình 1:Sơ đồ ghép kênh của SDH (tự vẽ)


Hình 2:Sơ đồ rút gọn ghép kênh SDH (tự vẽ)
Hình 3 : Tốc độ bit ứng các tiêu chuẩn STM.(tự vẽ)
Hình 4:Mô hình giao thức trong NG-SDH. (https://imbooz.com/technical-articles/next-
generation-sdh/?fbclid=IwAR0SuapwpED3JJn87bMsG9qMFbkQHO5kjzTZ7e8-wYo-
MD8H0SCjlBnX1i4)
Hình 5 : Khả năng linh hoạt, mềm dẽo và hiệu quả của SDH thế hệ sau.
(https://tailieu.vn/doc/tong-quan-ve-cong-nghe-ng-sdh-177335.html).
Hình 6 : Cấu trúc khung VC-3/4-Xv (kết nối ảo bậc cao-HO VCAT).(Trang 349 ở sách THE
CABLE AND TELECOMMUNICATIONS PROFESSIONAL’ REFERENCE)
Hình 7: Cấu trúc đa khung tổng VC-3/4-Xv.(Tự vẽ)

2
Hình 8: Cấu trúc đa khung VC-11/12-Xv (kết nối ảo bậc thấp-LO VCAT.(Trang 350 trong sách
THE CABLE AND TELECOMMUNICATIONS PROFESSIONAL’ REFERENCE)
Hình 9: Chỉ thị thứ tự và đa khung trong chuỗi 32 bit (bit thứ 2 của byte K4) (Tự vẽ )
Hình 10: Cấu trúc đa khung tổng VC-2/11/12-Xv.(Trang 351 trong sách THE CABLE AND
TELECOMMUNICATIONS PROFESSIONAL’ REFERENCE)
Hình11: Chức năng thêm hai thành viên (Tự vẽ)
Hình12 : Chức năng xóa hai thành viên(Tự vẽ)
Hình13 :Sơ đồ bản mạch của thiết bị(Trang 6 trong XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CHO GIAO
DIỆN MẠNG STM-N (N = 1, 4, 16, 64) THEO PH N CẤP SỐ ĐỒNG BỘ SDH.)
Bảng 1: Các thùng chứa tải trọng bậc thấp và bậc cao và dung lượng của chúng
Bảng 2: Trình bày dung lượng tải trọng của các VC-3/4-Xv (kết nối ảo bậc cao-HO VCAT).
Bảng 3: Chỉ thị thứ tự và đa khung trong byte(phần II trong bài báo Performance Comparison of
Traditional SDH and NG-SDH Networks for IP Traffic Transportation).
Bảng 4: Trình bày dung lượng tải trọng của VC-2/11/12Xv (kết nối ảo bậc thấp -LO VCAT).

Bảng 5 : So sánh hiệu suất hai phương thức(phần II trong bài báo Performance Comparison
of Traditional SDH and NG-SDH Networks for IP Traffic Transportation)

TÀI LIỆU THAM THẢO :

[1] : Phần II của bài báo A review of Plesiochronous Digital Hierarchy (PDH)
and Synchronous Digital Hierarchy (SDH).
[2]:http://techtarget.com/searchnetworking/definition/SDH?fbclid=IwAR0EfOLQK
C4uml7la3LmdEiC_3hE-6hDrQF0ymoY6mldcNqRFj2saQnKGCc
[3]: GHÉP KÊNH TÍN HIỆU SỐ Biên soạn : TS. CAO PHÁN , THS. CAO HỒNG
SƠN
[4]: https://imbooz.com/technical-articles/next-generation-
sdh/?fbclid=IwAR1IqLPLZ7QF4XGUNtDRYy5EmhafXw5mLxA1dDRi7h0Qt3uyst
mWjd5SXQI.
[5]: https://fr.scribd.com/document/75990385/CONG-NGH%E1%BB%86-NG-
SDH

[6]: Phần I trong bài báo Performance Comparison of Traditional SDH and NG-
SDH Networks for IP Traffic Transportation
[7]: Trang số 7 của bài ITU-T G.7041/Y.1303 (08/2005)
[8]: Trang 11 và 12 của bài ITU-T G.7041/Y.1303 (08/2005)
[9]: Phần I trong bài báo ITU-T G.7041/Y.1303 (08/2005)
3
[10]:Trang 348-350 ở
https://books.google.com.vn/books?id=LJrcAwAAQBAJ&lpg=PA350&ots=-
D_MxdBa2M&dq=LO%20VCAT%20v%C3%A0%20HOVCAT&hl=vi&pg=PA349
&fbclid=IwAR1TozlYEzpFbu5e1OvtkJ4qp8Z6ngKLD64yFuGGLP9R7_PAgdBkss_
y70w#v=onepage&q&f=true (sách THE CABLE AND TELECOMMUNICATIONS
PROFESSIONAL’ REFERENCE) Và phần II trong Performance Comparison of
Traditional SDH and NG-SDH Networks for IP Traffic Transportation .

[11]: Phần III của bài báo Performance Comparison of Traditional SDH and NG-
SDH Networks for IP Traffic Transportation

[12]: Trang 352-355 ở


https://books.google.com.vn/books?id=LJrcAwAAQBAJ&lpg=PA350&ots=-
D_MxdBa2M&dq=LO%20VCAT%20v%C3%A0%20HOVCAT&hl=vi&pg=PA349
&fbclid=IwAR1TozlYEzpFbu5e1OvtkJ4qp8Z6ngKLD64yFuGGLP9R7_PAgdBkss_
y70w#v=onepage&q&f=true

[13]: XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CHO GIAO DIỆN MẠNG STM-N (N = 1, 4, 16,
64) THEO PH N CẤP SỐ ĐỒNG BỘ SDH.

I. Giới thiệu sơ lược về PDH và SDH.


1. Giới thiệu về PDH [1]
[Phần II của bài báo A review of Plesiochronous Digital Hierarchy (PDH)
and Synchronous Digital Hierarchy (SDH).]

Plesiochronous Digital Hierarchy (PDH) là tiêu chuẩn ban đầu cho mạng
điện thoại. PDH sử dụng ghép kênh phân chia theo thời gian
Hạn chế của PDH
 PDH không linh hoạt trong việc truy xuất cũng như ghép các luồng số trong
quá trình liên lạc
 Chưa có tiêu chuẩn chung cho thiết bị đường dây, các nhà sản xuất mới chỉ
có tiêu chuẩn đặc trưng cho riêng thiết bị của họ.
 Hệ thống PDH thiếu các phương tiện giám sát, đo thử từ xa mà chỉ tiến hành
ngay tại chỗ.
 Không hiệu quả trong các kết nối băng thông cao
 PDH được thiết kế chủ yếu cho các loại dịch vụ thoại, do đó khó đáp ứng cho
các loại dịch vụ mới.

2. Giới thiệu về SDH [2]


[:http://techtarget.com/searchnetworking/definition/SDH?fbclid=IwAR0EfOLQKC
4uml7la3LmdEiC_3hE-6hDrQF0ymoY6mldcNqRFj2saQnKGCc ]

4
Do PDH có những hạn chế nên SDH ra đời nhằm giải quyết những vấn đề đó.
Hệ thống SDH được phát triển vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990
để thay thế công nghệ PDH
SDH là tên gọi tắt của hệ thống phân cấp đồng bộ (Synchronous Digital
Hierachy) là hệ thống truyền dẫn mà tín hiệu ở tất cả các cấp đều được đồng bộ ở
đồng hồ trung tâm.
Hệ thống phân cấp đồng bộ số SDH là một mạng truyền dẫn có khả năng kết
hợp được tất cả các thiết bị truyền dẫn có tốc độ khác nhau trong hệ thống PDH
như là 1,5; 2; 6; 34; 45 và 140Mb/s .
a) Ưu điểm của SDH.
 Chất lượng truyền tải thông tin trên kết nối cao, trễ truyền tải nhỏ.
 Độ tin cậy kết nối cao.
 Công nghệ đã được chuẩn hóa.
 Thuận tiện sử dụng cho mô hình kết nối điểm-điểm.
 Thiết bị được triển khai rộng rãi trên mạng, tương thích với nhiều chủng loại
thiết bị mạng
 Quản lý dễ dàng.
 Sử dụng các kỹ thuật ghép kênh và phân kênh đơn giản hơn.
 Băng thông cáp quang có thể tăng lên không có giới hạn.
b) Nhược điểm:
Do SDH được thiết kế tối ưu cho phương thức truyền tải TDM, do vậy có những
nhược điểm khi triển khai SDH cho mạng truyền tải dữ liệu gói:
 Kết nối cứng, lãng phí tài nguyên băng thông khi kết nối truyền tải lưu lượng
gói.
 Không tối ưu và lãng phí tài nguyên băng thông khi truyền tải lưu lượng gói
trên cấu trúc tô-pô ring.
 Tài nguyên mạng dành cho phục hồi và bảo vệ mạng lớn.
 Không tối ưu cho việc triển khai các dịch vụ quảng bá(multicast).
 Hiệu quả sử dụng băng thông thấp khi ghép dữ liệu gói vào tải tin SDH.
 Cấu trúc ghép kênh qua nhiều cấp, số lượng thiết bị mạng lớn khi phải phân
chia nhiều loại giao diện khách hàng.
 Các giao diện mạng không tương thích với các giao diện của thiết bị Ethernet.
 Chi phí nâng cấp mở rộng tốn kém.
 Thời gian cung ứng dịch vụ cho khách hàng lâu.
3. Kỹ thuật ghép kênh SDH.[3]
[GHÉP KÊNH TÍN HIỆU SỐ Biên soạn : TS. CAO PHÁN , THS. CAO HỒNG SƠN]

5
Hình 1:Sơ đồ ghép kênh của SDH
Nguyên lý cơ sở của ghép kênh SDH:

Ta thấy khung truyền dẫn cấp thấp nhất là STM-1 có tốc độ chuẩn là 155, 52
Mb/s . Qúa trình tạo ra khung truyền dẫn STM-1 được bắt đầu từ việc ghép các
luồng tín hiệu cấp thấp như PDH,tín hiệu hình hoặc dữ liệu,… Và sẽ được ghép từ
phải qua trái qua các cấp độ như hình vẽ.

6
Hình 2:Sơ đồ rút gọn ghép kênh SDH

Chức năng của các khối :

 C-n(Container) : Chứa luồng bit dữ liệu/ luồng nhánh PDH được ánh xạ.Có
chức năng sắp xếp luồng tương ứng, độn thêm các byte không mang tin cho
đủ số byte định mức của khung chuẩn C-n.
 VC-n(n= 12 ,11 ,2 ) : Giai đoạn tiếp theo của quá trình ghép kênh là chuyển
đổi vùng chứa C-n thành Vùng chứa ảo (VC). Thêm màu đầu đường truyền
POH (Path Overhead) vào phía trước của VC.
 TU-n(n=11,12,2): Bổ sung con thêm con trỏ (pointer) ở giai đoạn này. Để
đồng chỉnh tốc độ bit và tốc độ khung tín hiệu ghép VC n mức thấp cho phù
hợp với tốc độ bit cũng như tốc độ khung của tín hiệu VC-n mức cao hơn.
 TUG: Nhóm các TU-n lại thành 1 group. Và các TUG sẽ ghép thành VC-n
mức cáo hơn.
 AU-n : Thêm vào các con trỏ khối quản lý mức n (n = 3, 4). Đồng chỉnh tốc
độ bit và tốc độ khung của tín hiệu ghép VC-3 hoặc VC-4 cho phù hợp với
tốc độ bit và tốc độ khung của tín hiệu AUG.
 STM-n(Synchrounous transport modul) : môđun truyền dẫn đồng bộ mức N
(N = 1,4, 16, 64 và 256). STM-n ghép xen byte N tín hiệu AUG, mào đầu
đoạn và con trỏ khối quản lý AU-n thành khung STM-n.

Hình 3 : Tốc độ bit ứng các tiêu chuẩn STM.


VD: Ghép kênh STM1.
Các luồng 2 mb/s được ánh xạ vào các container , sau đó các Container được
ghép thêm màu đầu đường dẫn để tạo ra các VC. Các VC này được cộng thêm con
trỏ thành các TU (đơn vị luồng nhánh) và các TU đc ghép thành các TUG( nhóm
đơn vị luồng nhánh) . Các TUG sẽ đc ghép thành các VC mức cao hơn . Và các VC
mức cao hơn này tiếp tục được ghép thêm con trỏ quản lý thành các AU. Nhóm các
khối AU này thành AUG. Và các AUG lại được ghép thành STM-1.
Màu đầu: là những byte bổ sung phục vụ cho việc giám sát tín hiệu của
khách hàng từ đầu cuối đến đầu cuối.(path overhead)

7
VC4 ghép với con trỏ để chỉ vị trí .Ghép nhiều VC4 thành 1 AU-4 . Rồi AU-
4 được ghép với màu đầu. Mà màu đầu này có chức năng giám sát theo từng
chặn( chặn ghép kênh và chặn trạm lặp).

II. Công nghệ SDH thế hệ sau (NG-SDH):


1. Giới thiệu.[4]
[ https://imbooz.com/technical-articles/next-generation-
sdh/?fbclid=IwAR1IqLPLZ7QF4XGUNtDRYy5EmhafXw5mLxA1dDRi7h0Qt3u
ystmWjd5SXQI.]

Công nghệ SDH được thiết kế tối ưu cho mục đích truyền tải các tín hiệu ghép kênh
phân chia theo thời gian (TDM) Mỗi khe thời gian với 1 lượng băng thông bằng
nhau cho mỗi user .Với khuynh hướng truyền tải dữ liệu ngày càng tăng, hệ thống
SDH truyền thống không thể đáp ứng được nhu cầu gia tăng của các dịch vụ số liệu
nữa. Xu hướng phát triển của dịch vụ viễn thông là:

- Sự bùng nổ của các dịch vụ trên Internet

- Sự tích hợp dịch vụ

- Khả năng di động và chuyển vùng

Yêu cầu QoS (Quality of service) theo nhiều mức độ khác nhau. Có thể phân chia
thành bốn loại dịch vụ ứng dụng với các mức QoS khác nhau:

- Nhạy cảm với trễ và tổn thất (video tương tác, game...).

- Nhạy cảm với trễ nhưng tổn thất vừa phải (thoại).

- Nhạy cảm về tổn thất nhưng yêu cầu trễ vừa phải (dữ liệu tương tác).

- Yêu cầu đối với trễ và tổn hao đều không cao (truyền tệp).

- Độ an toàn cao.

- Tính linh hoạt, tiện dụng.

- Giá thành mang tính cạnh tranh cao.

8
Từ sự dẫn nhập ở trên có thể thấy xu hướng sử dụng dịch vụ theo hướng tăng
tính giải trí, tăng tính di động, tăng khả năng thích nghi giữa các mạng, tăng tính
bảo mật, tăng tính tương tác nhóm, giảm chi phí...

Chính xu hướng phát triển dịch vụ đó đã thúc đẩy sự phát triển các mạng
viễn thông theo hướng: công nghệ hiện đại, dung lượng lớn, chất lượng cao, khai
thác đơn giản, thuận tiện và mang lại hiệu quả kinh tế cao. SDH thế hệ sau (NG-
SDH) được phát triển dựa trên nền mạng SDH hiện tại, là một cơ chế truyền tải cho
phép truyền dữ liệu ở tốc độ cao, băng thông rộng và tồn tại đồng thời các dịch vụ
truyền thống và các dịch vụ mới trên cùng một mạng mà không làm ảnh hưởng lẫn
nhau. Điều quan trọng nhất là NG-SDH có thể thực hiện việc phân bố băng thông
mà không làm ảnh hưởng tới lưu lượng hiện tại. Ngoài ra, NG-SDH còn có khả
năng cung cấp chất lượng dịch vụ (QoS) thích hợp cho các dịch vụ mới và khả
năng truyền tải đồng thời nhiều loại dịch vụ khác nhau trong cùng một môi trường,
cho phép các nhà khai thác cung cấp nhiều dịch vụ chuyển tải dữ liệu để tăng hiệu
quả của các trạm SDH đã lắp đặt bằng cách thêm vào các nút biên MSSP. Nghĩa là
không cần lắp đặt một mạng chồng lấp hoặc thay đổi tất cả các nút hay sợi quang.
Cắt giảm được chi phí trên 1 bit lưu chuyển, thu hút nhiều khách hàng mới và giữ
được những dịch vụ kế thừa.

Hình 4: Mô hình giao thức trong NG-SDH.

9
2. NG-SDH và sự kế thừa [5]
[https://fr.scribd.com/document/75990385/CONG-NGH%E1%BB%86-NG-SDH]

Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông sẵn sàng chuyển các dịch vụ
Ethernet/IP trong kinh doanh sang các mạng đô thị. Mặt khác, sự kết hợp
Ethernet/IP có thể làm tăng lợi thế truyền tải đường dài của SDH bao gồm sự mềm
dẻo, tin cậy, khả năng chuyển đổi, bảo vệ tích hợp, quản lý và định tuyến lại. NG-
SDH đã làm được nhiều hơn thế. Các node mới của nó được gọi là "Nền tảng cung
cấp đa dịch vụ” MSSP cho phép kết hợp các giao tiếp dữ liệu như Ethernet, 8B/10B,
MPLS hoặc RPR mà không cần bỏ các giao tiếp SDH/PDH.

Ngoài ra, để dữ liệu chuyển tải hiệu quả hơn, SDH đã chấp nhận một tập các
giao thức mới đã được cài đặt trong các nút MSSP. Các nút này được kết nối với
các thiết bị cũ đang chạy trên mạng.

Hình 5 : Khả năng linh hoạt, mềm dẽo và hiệu quả của SDH thế hệ sau.

Phần lớn các nhà vận hành, khai thác đã sử dụng SDH trong vài thập niên trở
lại đây,chủ yếu để chuyển tải thoại và các giao thức dữ liệu định hướng kết nối. Do
đó, truyền tải dữ liệu không hướng kết nối là một thách thức. Mặc dù nhiều kiến

10
trúc được phát triển theo hướng này (PoS, ATM, ...) nhưng chúng không được chấp
nhận rộng rãi trong thương mại vì chi phí, sự phức tạp hoặc hiệu quả thấp.

Hướng đến sự phát triển của NG-SDH, trước hết là mong muốn tìm ra một
phương thức đơn giản có khả năng thích ứng với bất kỳ giao thức dữ liệu gói nào
và thứ hai là cách sử dụng băng thông hiệu quả. Nghĩa là cần một lớp giao thức
thích ứng và một cơ chế sắp xếp mới để điều khiển việc sử dụng băng thông. Cơ
chế phải thực hiện được tất cả những điều này và giữ được việc truyền tải SDH tin
cậy và sự quản lý tập trung.

3. Các giao thức .


Các hệ thống truyền dẫn đang ngắm vào SDH trong việc định tuyến các khối
lưu lượng SDH tốc độ cao cho mục đích truyền tải đường dài. Để làm được việc
này, SDH cần một số giao thức sau:

a) Giao thức đóng khung chung GFP (Generic framing procedure)[6]:

[Phần I trong bài báo Performance Comparison of Traditional SDH and NG-SDH
Networks for IP Traffic Transportation]
+Khái niêm:

GPF là một giao thức được sử dụng để đóng gói dữ liệu máy khách qua khung
SDH.

+Quy trình đóng khung: [7]


[Trang số 7 của bài ITU-T G.7041/Y.1303 (08/2005) ]
Quy trình tạo khung chung (GFP) cung cấp một cơ chế chung để điều chỉnh lưu
lượng truy cập từ lớp cao hơn của tín hiệu máy khách hàng qua mạng truyền
tải. Tín hiệu máy khách có thể là đơn vị dữ liệu gói (PDU (protocol data units))
được định hướng (chẳng hạn dưới dạng giao thức IP / điểm-điểm (PPP(Point-to-
Point Protocol)) hoặc điều khiển truy cập phương tiện Ethernet (MAC(Medium
Access Control))) hoặc theo hướng mã khối luồng tốc độ bit không đổi (chẳng hạn
như kênh cáp quang hoặc kết nối hệ thống doanh nghiệp).
+Phân loại [8]
[Trang 11 và 12 của bài ITU-T G.7041/Y.1303 (08/2005) ]
● Chế độ thích ứng hướng PDU (protocol data units), được gọi là GFP ánh xạ
khung (GFP-F (frame-mapped GFP)).
● Chế độ thích ứng theo hướng mã khối, được gọi là GFP trong suốt (GFP-T
(transparent GFP)).

GFP được ánh xạ khung (GFP-F(frame-mapped GFP)) : Một loại ánh xạ GFP
trong đó nhận được khung tín hiệu máy khách và được ánh xạ toàn bộ vào một
khung GFP.
11
GFP trong suốt (GFP-T(transparent GFP)) : Một loại ánh xạ GFP trong đó các
ký tự máy khách được mã hóa khối hoặc giải mã và sau đó ánh xạ vào khung GFP
có độ dài cố định và có thể được truyền ngay lập tức mà không cần đợi nhận toàn
bộ khung dữ liệu máy khách.

b) Ghép chuỗi ảo VCAT (virtual concatenation):


Khái niệm [9]
[Phần I trong bài báo ITU-T G.7041/Y.1303 (08/2005) ]
+ VCAT là thủ tục tạo ra một “ống ảo” với kích thước phù hợp cho lưu lượng, độ
linh hoạt và khả năng tương thích cao với các kỹ thuật SDH hiện có.
+ Giao thức nối ảo để giải quyết các vấn đề quan sát được trong kỹ thuật nối liên
tục, VCAT cung cấp độ chi tiết tốt hơn để đáp ứng lưu lượng EoS, cho phép nhiều
vùng chứa tỷ lệ nhỏ hơn được kết hợp để tạo ra tỷ lệ cao, nhiều tỷ lệ nhỏ này được
gọi là nhóm nối ảo (VCG (virtual concatenation group)).

+ VCG (virtual concatenation group) thường được xác định là VC-n (m)-Xv, mô
tả một mạch được nối hầu như bao gồm X lần đơn vị VC-n (m), trong đó mỗi VC-n
(m) được gọi là thành viên VCG. Trong VC-n (m) -Cấu trúc Xv, n đề cập đến vùng
chứa ảo thứ tự cao-HO (Higher order), trong khi m tham chiếu đến vùng chứa ảo
thứ tự thấp-LO (Lower order). Vì vậy, là chỉ định hai loại VCAT: LO VCAT và
HO VCAT.

+Các thành viên VCG (virtual concatenation group) được phép không tiếp giáp
khe thời gian, nó cũng tránh được vấn đề phân mảnh, lợi ích quan trọng của VCAT
là mỗi thành viên VCG ( container ảo ) có thể được định tuyến độc lập, các lợi ích
khác và các vấn đề do VCAT.

Bảng 1 trình bày tăng cường tính linh hoạt của việc phân công dung lượng cho
khách hàng SDH bằng cách sử dụng VCAT cho cấp thấp và cấp cao.

SDH Dung lượng riêng X Dung lượng ảo

VC-11 1.600 Kbit/s 1÷ 1.600 ÷ 102.400 Kbit/s


64

VC-12 2.176 Kbit/s 1÷ 2.176 ÷ 139.264 Kbit/s


Lower order
64

VC-2 6.784 Kbit/s 1÷ 6.784 ÷ 434.176 Kbit/s


64

12
VC-3 48.384 Kbit/s 1÷ 48.384 ÷ 12.386 Kbit/s
256
Higher order
VC-4 149.760 Kbit/s 1÷ 149.760 ÷ 38.338.560 Kbit/s
256

Bảng 1: Các thùng chứa tải trọng bậc thấp và bậc cao và dung lượng của chúng

Chú thích:
Lower order: kết nối ảo bậc thấp -LO VCAT

Higher order: kết nối ảo bậc cao-HO VCAT

Phận loại[10]:

[Trang 348-350 ở
https://books.google.com.vn/books?id=LJrcAwAAQBAJ&lpg=PA350&ots=-
D_MxdBa2M&dq=LO%20VCAT%20v%C3%A0%20HOVCAT&hl=vi&pg=PA349
&fbclid=IwAR1TozlYEzpFbu5e1OvtkJ4qp8Z6ngKLD64yFuGGLP9R7_PAgdBkss_
y70w#v=onepage&q&f=true và phần II trong Performance Comparison of
Traditional SDH and NG-SDH Networks for IP Traffic Transportation .]
Kết nối ảo bậc cao (HO VCAT): HO VCAT cung cấp băng thông cho các liên kết
yêu cầu tốc độ lớn hơn 51,84 Mb / giây.

VC-n-Xv VC-n VC-n p

(X = 1…256)
VC-4-Xv VC-4 X*149.760 Kbit/s 260
VC-3-Xv VC-3 X*48.384 Kbit/s 84
Bảng 2: Trình bày dung lượng tải trọng của các VC-3/4-Xv (kết nối ảo bậc cao-HO
VCAT).

13
125µs

125µs

125µs

Hình 6 : Cấu trúc khung VC-3/4-Xv (kết nối ảo bậc cao-HO VCAT).

Container bao gồm 9 hàng và P+1 cột , trong đó P là 260 hoặc 84 cho VC-4 và
VC-3 tải trọng tương ứng. Mỗi VC-n có một đường quản lý và chi phí quản lý
đường dẫn riêng, trong khi các cột còn lại chứa tải trọng.

Để phục vụ cho việc bù trễ ở trạm đích, phía nguồn sắp xếp các VC-3/4 lại thành
đa khung. Một đa khung tổng VCAT tốc độ 512 ms được sử dụng để bù trễ trong
khoảng từ 125µs đến 256 ms. Đa khung tổng gồm 256 đa khung và mỗ đa khung
gồm 16 khung. Chỉ thị đa khung gồm hai phần. phần thứ nhất sử dụng bit [5…8]
của byte H4 để chỉ thị đa khung (MFI-1). MFI-1 này tăng một đơn vị sau mỗi
khung và có giá trị từ 0 tới 15. Phần thứ hai là chỉ thị đa khung 8 bit (MFI-2) sử
dụng các bit [1…4] của byte H4 thuộc khung 0 (MFI-1=0) sẽ là các bit [1…4] của
MFI-2 và thuộc khung 1 (MFI-1=1) sẽ là các bit [5…8] của MFI-2 (bảng 3). MFI-2
tăng lên 1 đơn vị sau mỗi 16 khung (1 đa khung) và có giá trị từ 0 tới 255 .

14
Chỉ thị số thứ tự SQ (Sequence Number) nhận biết thứ tự các VC-3/4 riêng lẻ của
VC-3/4-Xv. Mỗi VC-3/4 riêng lẻ của VC-3/4-Xv có một số thứ tự cố định duy nhất
trong khoảng từ 0 tới (X-1) (hình 7).VC-3/4 truyền trong các khe thời gian X, 2X,
3X….của VC-3/4-Xc sẽ có số thứ tự là (X-1). Giá trị của SQ phải do NMS thiết
lập. Số thứ tự SQ 8-bit (cho giá trị của X lên tới 256) sử dụng các bit [1… 4] của
byte H4 thuộc khung 14 (MFI-1 = 14) sẽ là các bit [1…4] của SQ và thuộc khung
15 (MFI-1 = 15) sẽ là các bit [5…8] của SQ (bảng 3).

Hình 7: Cấu trúc đa khung tổng VC-3/4-Xv.

15
Bảng 3: Chỉ thị thứ tự và đa khung trong byte

Kết nối ảo bậc thấp (LO VCAT): LO VCAT cung cấp băng thông cho các liên
kết yêu cầu tốc độ lớn hơn 1,6 Mb / s, nhưng nhỏ hơn 51,84Mb/s.

Hình 8 minh họa quy trình cho một vùng chứa C-m-Xc bậc cao được chia thành X
các vùng chứa C-m riêng lẻ của cấu trúc VC-m-Xv. Cấu trúc khung của ảo bậc thấp

500µs

500µs

Hình 8: Cấu trúc đa khung VC-11/12-Xv (kết nối ảo bậc thấp-LO VCAT.

16
VC-m-Xv (X = VC-m Dung lượng tải trọng q
1…64)

VC-12-Xv VC-12 X*2.176 Kbit/s 34

VC-11-Xv VC-11 X*1.600 Kbit/s 25

VC-2-XV VC-2 X*6.784 kbit/s 106

(Giá trị của X bị giới hạn từ 1 tới 64 bởi vì không thể sắp xếp nhiều hơn 63VC-2
hoặc VC-11 hoặc VC-12 vào một VC-4 và do đó trường SQ bị giới hạn).

Bảng 4: Trình bày dung lượng tải trọng của VC-2/11/12Xv (kết nối ảo bậc thấp -
LO VCAT).

Nối ảo bậc thấp sử dụng một cơ chế tương tự để định tuyến ảo bậc thấp container
qua cơ sở hạ tầng SDH và tập hợp lại các đường dẫn thứ tự thấp ở đầu xa. Cấu trúc
khung VC-m-Xv bao gồm 4 hàng và (q+1) cột và được lặp lại cứ sau 500us. 4 cột
đầu tiên chứa 4 byte POH (Path Overhead ). Giá trị của q là phụ thuộc về loại thùng
chứa, như thể hiện trong hình 6.

Bit thứ 2 của byte K4 trong VC-2/11/12 POH được sử dụng để mang thông tin về
chỉ thị thứ tự SQ của VC-2/11/12 và chỉ thị đa khung MFI. Các bit thứ 2 thuộc byte
K4 của một đa khung (gồm 32 khung) sẽ hình thành một chuỗi 32 bit được sắp xếp
như trong Hình 9.
MFI là một bộ đếm khung, tăng lên một sau mỗi khung. Chỉ thị số thứ tự SQ nhận
biết thứ tự các VC-2/11/12 riêng lẻ của VC-2/11/12-Xv. Mỗi VC-2/11/12 riêng lẻ của
VC-2/11/12-Xv có một số thứ tự cố định duy nhất trong khoảng từ 0 tới (X-1) (Hình 10).
R : bit dự trữ được thiết lập bằng ‘0’.

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 31 32

MFI SQ R R ……….. R R

17
Hình 9: Chỉ thị thứ tự và đa khung trong chuỗi 32 bit (bit thứ 2 của byte K4)

Hình 10: Cấu trúc đa khung tổng VC-2/11/12-Xv.

Dịch vụ Tốc độ bit Ghép chuỗi liền kề Ghép chuỗi ảo (có


(không có VCAT) VCAT)

Ethernet 10 Mbit/s VC-3 (20%) VC-11-7v (89%)

Fast Ethernet 100 Mbit/s VC-4 (67%) VC-3-2v (99%)

Gigabit Ethernet 1000 Mbit/s VC-4-16c (42%) VC-4-7v (95%)

Fiber Channel 1700 Mbit/s VC-4-16c (42%) VC-4-12v (90%)

ATM 25 Mbit/s VC-3 (50%) VC-11-16v (98%)

DVB 270 Mbit/s VC-4-4c (37%) VC-3-6v (93%)

ESCON 160 Mbit/s VC-4-4c (26%) VC-3-4v (83%)

Bảng 5 : So sánh hiệu suất hai phương thức

(vậy sử dụng ghép chuỗi ảo (có VCAT) cho hiệu quả truyền cao hơn là ghép chuỗi
liền kề (không có VCAT)

18
c) Giao thức điều chỉnh dung lượng tuyến (LCAS).[11]
[Phần III của bài báo Performance Comparison of Traditional SDH and NG-
SDH Networks for IP Traffic Transportation]

Công nghệ VCAT cung cấp băng thông cố định. Do lưu lượng dữ liệu
bị ngắt quãng, nhu cầu băng thông luôn thay đổi theo thời gian và công nghệ
VCAT không thể cung cấp khả năng phân bổ băng thông động cho mạng.
Một vấn đề khác là trong trường hợp một trong các thành viên VCG bị lỗi,
VCAT dẫn đến việc ngừng hoạt động của toàn bộ VCG và dẫn đến gián đoạn
dịch vụ. LCAS là giao thức hai chiều được sử dụng cho thay đổi kích thước
động các kết nối hiện có mà không cần dịch vụ gián đoạn
Để giải quyết những vấn đề này, LCAS đã được chuẩn hóa. LCAS là
một giao thức báo hiệu hai chiều được xây dựng trên VCAT, điều chỉnh động
băng thông của các thành viên VCG một cách dễ dàng, cụ thể là không làm
gián đoạn lưu lượng truyền trên VCG hiện có. Trong trường hợp tắc nghẽn
mạng hoặc lỗi liên kết, LCAS giảm băng thông của VCG bằng cách loại bỏ
các thành viên VCG bị ảnh hưởng, cung cấp một dịch vụ đã xuống cấp thay
vì hoàn toàn không có dịch vụ. Bằng cách này, LCAS cung cấp một số mức
độ phục hồi và tăng tính linh hoạt của mạng cho EoS và vận chuyển lưu
lượng dữ liệu khác.
1. Cách hoạt động[12]: LCAS hoạt động dựa trên việc trao đổi gói điều khiển
giữa đầu phát và đầu thu. Những gói điều khiển được gởi liên tục, ngay cả
khi không có thay đổi trong thông tin mà nó chứa. Mỗi gói điều khiển mô tả
trạng thái của thành viên trong gói điều khiển kế tiếp. Những thay đổi được
gởi tới phía nhận để có thể chuyển tới một cấu hình mới ngay khi nó tới và
được xác nhận.
Trong hướng đi :
 Trường chỉ thị đa khung (MFI – Multi Frame Indicator):
 Tại phía nguồn giá trị MFI của tất cả các thành viên trong nhóm
ghép chuỗi ảo VCG là bằng nhau và tăng sau mỗi khung.
 Tại phía đích giá trị MFI phải được sử dụng để đồng bộ lại tất cả
các khung container thành viên của một VCG trước khi quá trình
khôi phục lại khung container tải trọng gốc C-n-Xc được thực hiện.
MFI được sử dụng để xác định sự khác nhau về độ trễ lan truyền
của các thành viên riêng lẻ thuộc một VCG gây ra bởi quá trình
định tuyến khác nhau thông qua mạng.
 Trường chỉ thị số thứ tự (SQ – Sequence Number): Các thành
viên của VCG được gán một số thứ tự SQ duy nhất bằng quá trình
LCAS tại phía nguồn. Chú ý rằng điều này khác với VCAT với
SQ được cung cấp bởi NMS.
 Trường điều khiển (CTRL - Control): sử dụng để truyền trạng thái
của mỗi thành viên từ phía nguồn đến phía đích.

19
 Bit nhận dạng nhóm (GID - Group Identification): Dùng để nhận
dạng VCG. Tất cả thành viên thuộc một VCG sẽ có cùng giá trị
GID trong những khung với cùng giá trị MFI. Phía đích sử dụng bit
GID để xác định xem các thành viên đến có cùng một trạm nguồn
hay không.
Trong hướng về :
 Trường trạng thái thành viên (MST – Member Status): Được sử
dụng để báo cáo trạng thái của tất cả các thành viên trong một
VCG và được gởi từ phía đích tới phía nguồn. MST sử dụng 1 bit
với hai trạng thái OK=0 và FAIL=1. Khi bắt đầu một VCG, tất cả
thành viên gửi MST=FAIL. Các thành viên tại phía đích mà
không phải là một thành viên của một VCG (IDLE) được thiết
lập trạng thái FAIL.
 Bit xác nhận thay đổi thứ tự ( RS-Ack : Re-Sequence
Acknowledge): Bất kỳ thay đổi nào liên quan số thứ tự, phía đích
nhận được và gửi về phía phát thông qua đảo bit RS-Ack nhằm
thông báo chấp nhận thay đổi. Bit RS-Ack chỉ có thể bị đảo sau
khi đã đánh giá trạng thái của tất cả thành viên. Việc đảo bit RS-
Ack sẽ công nhận giá trị MST của đa khung trước. Nếu như việc
đảo RS-Ack không được phát hiện tại phía nguồn, việc đồng bộ
hóa giữa phía nguồn và đích được thực hiện bằng cách sử dụng bộ
đếm thời gian chờ RS-Ack. Bộ đếm này bắt đầu khi có sự thay
đổi số thứ tự của các thành viên trong một VCG.
Chú ý : các gói điều khiển của tất cả thành viên thuộc một VCG chứa MST và
RS-Ack giống nhau.
Ở cả hai hướng:
 Trường CRC: Được sử dụng để bảo vệ mỗi gói điều khiển. Thực hiện
kiểm tra CRC trên mỗi gói điều khiển sau khi được nhận và gói sẽ bị
loại bỏ nếu kiểm tra bị lỗi
 Những bit không được sử dụng được dự trữ và sẽ được thiết lập bằng ‘0’

Bảng các từ mã điều khiển


Giá trị Mã Ý Nghĩa
0000 FIXED Băng thông cố định và không sử dụng LCAS.
0001 ADD Thành viên chuẩn bị được thêm vào VCG.
0010 NORM Truyền tải bình thường
0011 EOS Thành viên có số thứ tự cao nhất và truyền bình thường.
1111 IDLE Thành viên này không thuộc nhóm hoặc sắp bị loại bỏ.
0101 DNU Không sử dụng (tải trọng), phía thu nhận biết lỗi.
20
2. Các chức năng[12]:
[Trang 352-355 ở
https://books.google.com.vn/books?id=LJrcAwAAQBAJ&lpg=PA350&ots=-
D_MxdBa2M&dq=LO%20VCAT%20v%C3%A0%20HOVCAT&hl=vi&pg=PA349
&fbclid=IwAR1TozlYEzpFbu5e1OvtkJ4qp8Z6ngKLD64yFuGGLP9R7_PAgdBkss_
y70w#v=onepage&q&f=true ]

Thêm thành viên( tăng dung lượng)


 Các thành viên thêm vào mà chưa phải là một phần của VCG sẽ truyền SQ
= (max) và mã CTRL là IDLE tại phía nguồn và MST = FAIL tại phía đích.
Để thông báo cho phía nguồn biết sắp thêm thành viên, NMS gởi lệnh
ADD. Khi một thành viên được thêm vào VCG, nó sẽ luôn được gán một
số thứ tự lớn hơn số thứ tự cao nhất hiện tại (có từ mã CTRL=EOS hoặc
DNU nếu có lỗi mạng).
 Sau lệnh ADD thành viên trả lời MST=OK đầu tiên sẽ được chỉ định số thứ
tự cao nhất (tiếp theo số thứ tự cao nhất hiện tại) và đổi mã CTRL thành
EOS đồng thời thành viên có số thứ tự cao nhất hiện tại thay mã CTRL
thành NORM (hoặc vẫn giữ DNU).Trong trường hợp thêm nhiều
thành viên (ví dụ x thành viên) và nhận được đồng thời trả lời MST =
OK, việc chỉ định số thứ tự được thực hiện một cách tùy ý, miễn là chúng
tạo thành một dãy x số thứ tự tiếp theo số thứ tự cao nhất hiện tại. Từ mã
CTRL của thành viên cao nhất hiện tại sẽ chuyển thành NORM, đồng thời
từ mã CTRL của thành viên mới cao nhất được thay đổi thành EOS, CTRL
của tất cả các thành viên mới còn lại được thiết lập bằng NORM.
 Chú ý là khi CTRL = EOS/NORM cùng với giá trị SQ được gởi đi bởi
thành viên mới được thêm vào, quá trình LCAS phía nguồn sẽ ngưng đánh
giá thông tin MST cho tới khi phía đích thông báo về sự thay đổi trong SQ
bởi bit đảo RS-Ack.
 Bước cuối cùng là thêm vùng tải trọng của thành viên mới vào container
tải trọng của VCG. Khung container đầu tiên chứa số liệu tải trọng cho
thành viên mới sẽ là khung container ngay sau bit cuối cùng của khung chứa
bản tin NORM/EOS

21
Hình11: Chức năng thêm hai thành viên
Xóa thành viên ( giảm dung lượng): Khi các thành viên bị xóa khỏi
VCG, các số thứ tự và trạng thái được chỉ định:
TH1: Nếu thành viên bị xóa có số SQ cao nhất trong VCG và CTRL =
EOS, thành viên có số SQ cao thứ hai sẽ đổi mã CTRL = EOS đồng thời gói
điều khiển của thành viên bị xóa sẽ gởi mã IDLE.
TH2: Nếu thành viên bị xóa có số SQ cao nhất trong VCG và CTRL
=DNU, số thứ tự và trường CTRL của những thành viên khác trong nhóm
không thay đổi.
TH3 : Nếu thành viên bị xóa không có số SQ cao nhất, thì các thành
viên khác có số SQ trong khoảng từ thành viên bị xóa tới số SQ cao nhất sẽ
cập nhật số SQ trong các gói điều khiển của chúng đồng thời mã CTRL của
thành viên bị xóa bị đổi từ mã NORM/DNU thành IDLE.

Hình12 : Chức năng xóa hai thành viên

Chú ý: rằng khi CTRL = IDLE được gởi cùng với sự thay đổi SQ, quá trình
LCAS phía nguồn sẽ ngưng đánh giá thông tin MST cho tới khi phía đích thông
báo về sự thay đổi trong SQ bởi bit đảo RS-Ack. Sau khi quá trình phía đích đã
phát hiện và xử lý loại bỏ thành viên, thành viên có thể bị xóa tại phía đích. Khi
22
thành viên bị xóa gửi đi từ mã điều khiển IDLE, khung container cuối cùng của
thành viên này còn chứa số liệu tải trọng là khung chứa bit cuối cùng của gói
điều khiển.
Tạm loại bỏ thành viên (giảm dung lượng):
 Khi một thành viên gởi mã NORM /EOS trong trường CTRL bị lỗi trong
mạng, phía đích phát hiện và sẽ gởi MST=FAIL cho thành viên đó. Phía
nguồn sẽ hoặc là thay mã NORM thành mã DNU, hoặc là thay mã EOS
thành mã DNU đồng thời thành viên ngay trước đó sẽ gởi EOS trong
trường CTRL. Bước cuối cùng của việc loại bỏ tạm thời thành viên là loại
bỏ vùng tải trọng của thành viên đó khỏi VCG. Khung container cuối cùng
chứa tải trọng của thành viên bị loại bỏ là khung chứa bit cuối cùng của gói
điều khiển chứa từ mã DNU. Khung tiếp theo khung cuối cùng sẽ chứa
toàn bit ‘0’ trong vùng tải trọng.
 Khi khuyết điểm được loại bỏ, phía đích sẽ gởi MST = OK cho thành viên
đó. Phía nguồn sẽ hoặc là thay mã DNU bằng mã NORM nếu thành viên đó
không có số SQ lớn nhất, hoặc là thay mã DNU bằng mã EOS đồng thời
thay mã EOS của thành viên ngay trước đó bằng mã NORM. Bước cuối
cùng sau khi khôi phục là bắt đầu sử dụng vùng tải trọng của thành viên đó.
Khung container đầu tiên chứa số liệu tải trọng cho thành viên này là khung
ngay sau khung chứa bit cuối cùng của gói điều khiển có từ mã
NORM/EOS đầu tiên cho thành viên đó.
3. Các loại thiết bị của NG-SDH.[13]
[XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CHO GIAO DIỆN MẠNG STM-N (N = 1, 4, 16,
64) THEO PH N CẤP SỐ ĐỒNG BỘ SDH.]

 Các thiết bị NG-SDH được triển khai chủ yếu ở Việt Nam thuộc loại MSXP
(nền thiết bị cung cấp đa dịch vụ) của các hãng như Alcatel, Huawei, ZTE,
Nortel,….. MSXP cho phép khách hàng cấu hình thiết bị để cung cấp nhiều
loại dịch vụ, giao diện và giao thức khác nhau theo nhu cầu như: PDH, SDH,
Ethernet, ATM, MPLS, WDM … Nói chung các thiết bị NG-SDH hiện nay
đều có cấu trúc chung trên cơ sở phát triển mở rộng thiết bị SDH truyền
thống, tích hợp thêm các tính năng ở lớp 2 như Ethernet, MPLS… và được
ghép vào SDH thông qua các giao thức NG-SDH
 Một số chủng loại thiết bị điển hình:
 Thiết bị 1660SM:

23
Hình13 :Sơ đồ bản mạch của thiết bị
(CWDM là kỹ thuật ghép kênh phân chia theo bước sóng nhưng được giới hạn
số bước sóng.
ISA là loại card chuyển đổi dịch vụ tích hợp để có thể thích ứng được với một
số dịch vụ mạng hiện có như: ATM, ETHERNET, MPLS. Card ISA thực hiện
tập hợp các lưu lượng khác nhau, sắp xếp vào khung C4 (140 Mbit/s), rồi kết
nối vào mạng SDH để mang lại hiệu quả cao trong việc sử dụng băng thông.)
Thiết bị được chia làm hai vùng: vùng truy nhập và vùng cơ bản. Các card được
cắm vào các khe được đánh số từ 1 đến 41 tuỳ theo cấu hình và chức năng:
 Vùng cơ bản chứa các card Port, card Chung dùng cho điều khiển, đồng bộ
và chức năng đấu nối.
 Vùng truy nhập chứa các card truy nhập, một số card chung dùng cho cấp
nguồn và các chức năng dịch vụ khác.
5. Các tiêu chuẩn: [13]
Vì mạng viễn thông của Việt nam chủ yếu tuân theo các tiêu chuẩn của ITU-T và
ETSI nên trong phần dưới đây sẽ thực hiện tóm tắt các tiêu chuẩn điển hình của
ITU-T và ETSI liên quan đến NG-SDH.
a) Tiêu chuẩn ITU-T:
 G.703 - cơ sở của tất cả các mạng viễn thông:
G.703, một tiêu chuẩn ITU-T phác thảo cách giao tiếp các mạch tốc độ cao
kỹ thuật số, đã trở thành cơ sở của tất cả các mạng viễn thông. Ban đầu, các

24
kênh thoại được ghép với nhau bằng bộ ghép kênh phân chia theo tần số,
phân bổ băng thông 3,4 kHz cho mỗi kênh thoại và âm báo giữa mỗi kênh
của bộ dồn kênh đã giảm thiểu nhiễu xuyên âm hoặc nhiễu. Đây là hình thức
ghép kênh tương tự đầu tiên, nhưng chất lượng của tín hiệu thoại không phải
là tuyệt vời. Sau đó đến số hóa, với nó, 8 bit thoại của điện thoại được lấy
mẫu với tốc độ 8000 lần một giây. Công thức của nó trông như thế này: 8 x
8000 = 64000 hoặc 64 kbps. Phương pháp số hóa này được gọi là điều chế
mã xung (PCM)
 Giao diện vật lý của G.703.
 G.703 là một tiêu chuẩn cụ thể bao gồm các đặc tính vật lý và điện của giao
diện E1 kỹ thuật số. Theo đó, dữ liệu có thể được truyền qua các cặp dây cân
bằng (120-ohm) hoặc không cân bằng (kép 75-ohm); Đầu nối RJ-45 được sử
dụng cho phiên bản cân bằng và một cặp đầu nối BNC được sử dụng cho
giao diện không cân bằng. Cả hai đều hoạt động trong Lớp 1 (Lớp liên kết dữ
liệu) của mô hình OSI bảy lớp.
 Cũng có hai kiểu trình bày logic: không có cấu trúc và có cấu trúc. Dưới đây
là cách chúng khác nhau:
o Untructured / Unframed / Clear Channel ™ G.703 cung cấp cho người
dùng băng thông đầy đủ 2.048-Mbps khi chạy trên các đường E1 của
Châu Âu hoặc băng thông 1.544-Mbps khi được cung cấp qua các
đường T1 ở Bắc Mỹ.
o Structured / Framed G.703 cung cấp cho người dùng băng thông từ 64
kbps đến 1.984 Mb / giây ở các bước 64 kbps và còn được gọi là dịch
vụ “đóng khung”. Với G.703 có cấu trúc, bạn cũng có tùy chọn chạy
Cyclic Redundancy Check (CRC-4) để theo dõi lỗi bit trong khe thời
gian 64K đầu tiên, được gắn nhãn Timeslot 0 (không).
 Mã hóa dòng bằng G.703:
 Mã hóa đường dây là phương pháp đặt vật lý tất cả số 1 và số 0 (tức là dữ
liệu thực tế) vào dây dẫn vật lý. G.703 sử dụng các hệ thống mã hóa, bao
gồm Bipolar 3 mật độ cao (HDB3) ở Châu Âu và Đảo dấu thay thế (AMI) và
Bipolar 8-Zero Replace (B8ZS) ở Bắc Mỹ. Tất cả chúng đều hoạt động trên
lớp truyền tải (Lớp 2) của mô hình OSI bảy lớp.
 Tất cả các kỹ thuật mã hóa dòng này là lược đồ mã hóa ba cấp. Trái ngược
với hầu hết các giao thức truyền thông dữ liệu, trong đó chỉ có lược đồ hai
cấp thường biểu thị dấu “1” và dấu cách “0”, hệ thống ba cấp cho phép thay
đổi trạng thái bổ sung, (tức là bao gồm đồng hồ).
 ITU-T G.957: Giao diện quang cho các thiết bị và hệ thống liên
quan đến phân cấp số đồng bộ
 Tiêu chuẩn này đưa ra các chỉ tiêu về giao diện quang cho các thiết bị và hệ
thống SDH được định nghĩa trong tiêu chuẩn G.707 và làm việc trên sợi
quang đơn mode G.652, G.653 và G.655, được áp dụng cho các hệ thống
trong đó mỗi hướng truyền dẫn sử dụng một sợi quang.

25
 Mục đích: đưa ra các chỉ tiêu về giao diện quang cho các thiết bị SDH được
định nghĩa trong tiêu chuẩn G.783 để đạt được khả năng tương hợp ngang
trên một tuyến truyền dẫn (tức là khả năng sử dụng thiết bị từ nhiều nhà cung
cấp khác nhau trên cùng một tuyến truyền dẫn).
 ITU-T G.691 - Giao diện quang cho các hệ thống đơn kênh quang
STM-64, STM-256 và các hệ thống SDH có sử dụng khuếch đại
quang
 Tiêu chuẩn này đưa ra các chỉ tiêu về giao diện quang nhằm đảm bảo tính
tương hợp ngang của các hệ thống:
 Hệ thống liên đài đơn kênh quang STM-4, STM-16 và STM-64 sử dụng tiền
khuếch đại và khuếch đại công suất quang.
 Hệ thống đơn kênh quang STM-64 nội đài và tuyến ngắn (SH) không sử
dụng khuếch đại quang
 Đối với hệ thống STM-256, các chỉ tiêu vẫn còn đang tiếp tục dược nghiên
cứu
 Tiêu chuẩn ITU-T G.691 này áp dụng cho các hệ thống trong đó mỗi hướng
truyền dẫn sử dụng một sợi quang
 ITU-T G.812: Tiêu chuẩn liên quan đến đồng bộ

 Khuyến nghị này đưa ra các yêu cầu tối thiểu cho các thiết bị được sử dụng
như đồng hồ nút trong các mạng đồng bộ. Khi hoạt động bình thường đồng
hồ nút hoạt động như đồng hồ thợ, bám theo đồng hồ chuẩn sơ cấp. Với mục
đích dự phòng, đồng hồ nút nói chung sẽ có nhiều tham chiếu đầu vào. Khi
tất cả các đường vào giữa đồng hồ chủ và đồng hồ nút hỏng, đồng hồ nút sẽ
có khả năng duy trì hoạt động trong các giới hạn đặc tính qui định (kiểu hoạt
động lưu giữ)
Đồng hồ nút có thể là một thiết bị riêng biệt hoặc có thể là một phần của
thiết bị khác như tổng đài hoăc thiết bị đấu chéo SDH
 Các chỉ tiêu về chất lượng đối với các đồng hồ nút được đưa ra trong tiêu
chuẩn này cho 3 kiểu đồng hồ:
o Đồng hồ kiểu I: chủ yếu dùng trong các mạng được tối ưu cho phân
cấp 2048 kbit/s
o Đồng hồ kiểu II và III chủ yếu dùng cho phân cấp 1544 kbit/s
 Các yêu cầu kỹ thuật được đưa ra đối với mỗi loại đồng hồ này bao gồm:
 Dung sai nhiễu: Là mức nhiễu tối thiểu mà đồng hồ phải chấp nhận được
mà vẫn đảm bảo
o Duy trì đồng hồ trong các giới hạn đặc tính qui định
o Không gây nên bất cứ cảnh báo nào
o Không làm cho đồng hồ chuyển đổi tham chiếu
26
o Không làm cho đồng hồ chuyển sang chế độ lưu giữ
 Truyền tải nhiễu: Truyền tải nhiễu thể hiện lượng nhiễu pha xuất hiện tại
đầu ra khi có nhiễu được đưa tới đầu vào. Chỉ tiêu về mặt nạ trôi pha được
qui định trong điều kiện tín hiệu vào có nhiễu
 ITU-T G.829: Các trường hợp lỗi cho đoạn lặp và đoạn ghép kênh
 Tiêu chuẩn này định nghĩa các trường hợp và cấu trúc khối liên quan đến đặc
tính lỗi của đoạn lặp và đoạn ghép kênh SDH. Đối với các trường hợp định
nghĩa trong têu chuẩn này chỉ áp dụng cho các hệ thống vô tuyến và hệ thống
vệ tinh.
 Các trường hợp lỗi được định nghĩa cho đoạn ghép kênh bao gồm EB, ES,
SES. Với các trường hợp EB, ES, định nghĩa các trường hợp này giống như
trong Tiêu chuẩn G.826. Riêng đối với SES thì mức ngưỡng được qui định là
X%, với giá trị của X là tuỳ thuộc vào tốc độ của hệ thống như sau:
Tốc độ bit STM-0 STM-1 STM-4 STM-16 STM-64
Giá trị X đối với đoạn 15%EBs 15%EBs 25%EBs 30%EBs 30%EBs
ghép kênh
Giá trị X đối với đoạn 10%EBs 30%EBs 30%EBs 30%EBs
trạm lặp

 ITU-T M.2110: Hoà mạng hệ thống truyền dẫn, đoạn và luồng


 Tiêu chuẩn này đưa ra qui trình hoà mạng các thực thể truyền dẫn trong môi
trường có nhiều nhà khai thác. Các thực thể truyền dẫn ở đây bao gồm luồng,
đoạn và hệ thống truyền dẫn. Qui trình hoà mạng ở đây được phân biệt cho 2
trường hợp: đối với hệ thống có/không có khả năng giám sát trong quá trình
khai thác dịch vụ (ISM).
 Theo tiêu chuẩn ITU-T M.2110 để hoà mạng các thực thể truyền dẫn cần
phải thực hiện một số các phép đo. Các phép đo này ghi lại số các sự kiện
chất lượng xảy ra trong những khoảng thời gian nhất định và so sánh kết quả
này với các giá trị giới hạn. Các giá trị giới hạn này là khác nhau đối với các
sự kiện chất lượng và với các phép đo khác nhau. Các phép đo khác nhau ở
đây là phép đo kiểm tra tính liên tục của tuyến (thời gian đo tối đa là 15 phút),
đo 15 phút, đo 2h và đo 24h phải được áp dụng cho từng hướng truyền dẫn.
Bất cứ khi nào có thể, nên sử dụng cấu hình đo cho từng hướng truyền dẫn
riêng biệt (tức là không thực hiện đấu vòng tại đầu xa trong quá trình đo).
b) Tiêu chuẩn ETSI:
 ETS 300 166 : ETS này mô tả các yêu cầu đối với các thông số vật
lý và điện của các giao diện dựa trên các Tiêu chuẩn của G.702,
G.703 và G.707 đối với kết nối các phần tử mạng kỹ thuật số:
 Trong nhà ga (nghĩa là đối với khoảng cách dưới vài trăm mét).
 Sử dụng các cặp kim loại (đối xứng hoặc đồng trục).
27
 Ở các mức phân cấp 64, 2048, 8448, 34368 và 139264 kbit / s của Hệ thống
phân cấp kỹ thuật số Plesiochronous (PDH) và ở cấp đầu tiên của Hệ thống
phân cấp kỹ thuật số đồng bộ (SDH) (STM-1 ở 155,520 Mbit / s).
 ETS này cũng mô tả các yêu cầu đối với các thông số vật lý và điện của giao
diện đồng bộ hóa với tần số 2048 kHz.

28
29
30

You might also like