You are on page 1of 11

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


HÌNH THỨC THI: BÀI TẬP LỚN

Tên chủ đề: Thực trạng giáo dục đạo đức và tâm lý học sinh
trong mùa dịch ở trường phổ thông

Tên học phần: Tâm lý học


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...............................................................................2
1. Thực trạng giáo dục đạo đức ở trường tiểu học........................................2
2. Một số biện pháp..........................................................................................3
KẾT LUẬN..........................................................................................................8
Tài liệu tham khảo...............................................................................................9
MỞ ĐẦU
Phẩm chất đạo đức - bộ phận quan trọng trong cấu trúc nhân cách toàn
diện của con người theo quan điểm Mác xít. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh
trong nhà trường luôn là vấn đề cần quan tâm. Đồng thời với việc dạy văn hoá
các em có ngoan ngoãn chăm chỉ thì mới có thể học tập tốt được, bên cạnh đó
việc tiếp thu tốt kiến thức các bộ môn văn hoá là nền tảng xây dựng những phẩm
chất tốt đẹp trong tâm hồn trong sáng của các em.
Giáo dục đạo đức cùng với công tác tư tưởng chính trị trong nhà trường là
nhiệm vụ chính trị hàng đầu góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ trung tâm- nhiệm
vụ chuyên môn nhất là trong tình hình hiện nay, khi các giá trị truyền thống
trong xã hội đang bị xói mòn, tệ nạn xã hội đang len lỏi, xâm nhập vào nhà
trường.
Cấp tiểu học – cấp học có vị trí nền móng (luật giáo dục) trong hệ thống
giáo dục quốc dân. Nhà trường tiểu học là nơi đặt những viên gạch đầu tiên
trong việc xây dựng nhân cách toàn diện cho học sinh. Giáo dục đạo đức cho
học sinh thế hệ mới - chủ nhân tương lai của nền khoa học công nghệ hiện đại
càng có vị trí quan trọng trong mục tiêu giáo dục toàn diện. Cùng với gia đình,
xã hội, nhà trường có trách nhiệm "phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng"
cho học sinh.

1
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng giáo dục đạo đức ở trường tiểu học
Trong thực tế hiện nay chất lượng giáo dục đạo đức của học sinh nói
chung và của học sinh tiểu học nói riêng có phần giảm sút bởi ảnh hưởng của
nhiều nguyên nhân:
Sự cạnh tranh của cơ chế thị trường có mặt tích cực là thúc đẩy sự phát
triển của nền kinh tế, song lại là mảnh đất tốt cho tư tưởng cơ hội, thực dụng vụ
lợi phát triển chủ nghĩa cá nhân ích kỷ coi đồng tiền là trên hết dẫn đến sự
xuống cấp về đạo đức xã hội từ người lớn đến trẻ em, đến mọi mặt của đời sống
xã hội cụ thể là:
Trong gia đình: một số cha mẹ học sinh thiếu gương mẫu, ông bà cha mẹ,
chửi mắng lẫn nhau, một số gia đình còn khoán trắng bỏ mặc cho nhà
trường và xã hội, thậm chí còn nuông chiều con cái thiếu văn hoá, dẫn đến một
số học sinh vô lễ với người trên, nhiều em không vâng lời ông bà, bố mẹ, lời lao
động lời học, trộm cắp … Trong giao tiếp nói năng thô lỗ, cục cằn.
Ngoài xã hội: Hiện tượng tiêu cực, các hành vi đạo đức thiếu văn minh
như một số tụ điểm chiếu phim ảnh băng hình có nội dung đồi truỵ ảnh hưởng
lớn đến hành vi đạo đức của các em.
Trong nhà trường: học sinh tiểu học phần lớn là ngoan, biết vâng lời cô
giáo, thực hiện tốt nội quy, quy định của nhà trường đề ra. Tuy nhiên đánh giá
một cách khách quan mà nói học sinh hiện nay rất nhạy cảm, rất dễ thích ứng
với các hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội: hiện tượng nói tục, các hành vi thiếu
văn hoá vẫn còn. Đặc biệt học sinh không biết áp dụng kiến thức đã học vào
thực tế. Chẳng hạn học sinh lớp 2 vừa được học bài “Giữ trật tự vệ sinh nơi công
cộng” nhng lại rất mất trật tự trong giờ học hoặc vất rác bừa bãi ở sân trường.
Học sinh vừa được học bài “Lễ phép vâng lời thày cô giáo’’ nhưng lại chỉ chào
hỏi thầy cô giáo dạy mình hoặc không biết cảm ơn, xin lỗi khi được người khác
giúp hay làm điều gì đó không phải. Sở dĩ vẫn còn có các các hiện tượng trên tôi
nghĩ nguyên nhân do:

2
- Gia đình cha thật sự quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái.
- Do tác động mặt trái của cơ chế thị trường vào môi trường sống của học
sinh.
- Về phía giáo viên: còn coi nhẹ công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
Một số thày cô giáo chỉ quan tâm đến việc truyền thụ kiến thức văn hoá,
cha thực sự chú trọng đến việc giảng dạy tốt môn học đạo đức cho các em. Nếu
có dạy chỉ cung cấp cho các em về mặt lý thuyết mà coi nhẹ thực hành. Trong
giờ học, giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, giảng giải. Hình
thức tổ chức dạy học đơn điệu. Học cha đi đôi với hành. Việc soạn giáo án của
giáo viên cha sát với mục đích yêu cầu của bài giảng. Một số trường cán bộ
quản lý trường học (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) cha nhận thức rõ vấn đề này,
cha quán triệt một cách đúng đắn, sâu sắc nội dung cũng nh tầm quan trọng của
việc giáo dục đạo đức cho các em thông qua bài giảng của môn đạo đức, thông
qua việc phối kết hợp giữa: nhà trường– gia đình – xã hội.
2. Một số biện pháp
2.1. Phối kết hợp với các lực lượng ngoài nhà trường nâng cao chất lượng
giáo dục đạo đức cho học sinh.
a) Phối kết hợp với hội cha mẹ học sinh và gia đình các em
* Thành lập hội cha mẹ học sinh.
Nhà trường cần tổ chức tốt cuộc họp phụ huynh từ 3 - 4 lần/năm. Đầu
mỗi năm học cần kiện toàn chi hội trởng cha mẹ học sinh các lớp đến ban chấp
hành hội.
Tạo điều kiện cho hội cha mẹ học sinh thực hiện tốt theo điều lệ của hội.
Từng thành viên trong BCH nắm bắt kịp thời tình hình rèn luyện của học
sinh qua nhà trường (các GVCN) thông báo với các bậc cha mẹ học sinh.
* Thông qua sổ liên lạc.
- Chỉ đạo mỗi giáo viên sử dụng có hiệu quả tác dụng của sổ liên lạc hàng
năm (4 lần) giáo viên thông báo tới các bậc cha mẹ học sinh vế tình hình học
tập, rèn luyện, ý thức từng em. Ngợc lại giáo dục cũng thông qua sổ liên lạc ghi

3
lại nhận xét tình hình của con em mình ở nhà. Qua đó người giáo viên có những
biện pháp giáo dục phù hợp với từng học sinh.
* Thông qua các buổi họp phụ huynh.
- Tại các buổi họp phụ huynh. Nhà trường thông báo tới các bậc phụ
huynh nội quy, quy định về học tập, nề nếp của nhà trường tới các bậc phụ
huynh đôn đốc học sinh thực hiện.
- Thông qua với gia đình về các chuẩn mực đạo đức mà học sinh phải đạt
được ở từng lứa tuổi. Phụ huynh trao đổi với giáo viên về việc rèn luyện đạo đức
của từng em. Với những học sinh có cá tính, giáo viên cần trao đổi cụ thể với gia
đình nắm được đặc điểm tâm lý của từng em. Kết hợp với gia đình có các biện
pháp cụ thể: có thể mềm dẻo nhng thật kiên quyết với những em có hành vi
không đúng.
- Nhà trường tuyên truyền cho các bậc cha mẹ học sinh cần quan tâm hơn
nữa đến đời sống tình cảm của học sinh. Tạo cho các em có góc học tập: Có tủ
sách, có một môi trường sống lành mạnh. Cha mẹ anh chị em có mối quan hệ
thân thiết, quan tâm đến nhau từ đó có tác dụng tới việc hình thành nhân cách
cho các em.
b. Thông qua các đoàn thể khác ở địa phương.
Học sinh tiểu học ở lứa tuổi sinh hoạt sao, đội nhi đồng. Ngoài hoạt động
ở trường các em còn tham gia những tổ chức đoàn thể các xóm. Đoàn thể trực
tiếp quản lý các em là đoàn thanh niên. Nhà trường cần có mối liên hệ chặt chẽ
với tổ chức này. Với địa bàn xã rộng có 15 thôn xóm chúng tôi đã phân công
giáo viên phụ trách phối kết hợp với các đoàn thể trong xóm tổ chức các hoạt
động ngoại khoá mang ý nghĩa giáo dục: sửa sang nghĩa trang liệt sĩ, giúp đỡ
người cô đơn không nơi nơng tựa, bà mẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ gia đình
thơng binh liệt sĩ ... Phối kết hợp với hội CCB mời các bác, các chú kể chuyện
về các anh Bộ đội
Cụ Hồ, những thiếu nhi dũng cảm, những tấm gương anh hùng của các
chiến sĩ cách mạng. Phối kết hợp với Hội Phụ nữ tổ chức các hoạt động vui

4
chơi, thể dục thể thao, văn nghệ. với học sinh tiểu học việc hình thành và rèn
luyện các hành vi, thói quen đạo đức cho học sinh đóng vai trò quan trọng trong
quá trình phát triển nhân cách. Nó giúp cho các em phát triển thành những con
người có nhân cách toàn diện.
2.2. Phối kết hợp với các lực lượng trong nhà trường
a) Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên:
Để làm tốt điều này người quản lý phải không ngừng tuyên truyền, giáo
dục cho cán bộ giáo viên thấy được trách nhiệm của mình trong việc giáo dục
đạo đức cho học sinh. Người giáo viên không chỉ thực hiện nội dung bài giảng
mà phải rèn cho học sinh biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Học sinh
tiểu học rất nghe lời và làm theo thây cô giáo. Các em coi thầy cô giáo là thần
tượng và luôn đúng. Chính vì vậy mỗi giáo viên phải là tấm gương sáng cho học
sinh học tập và noi theo. Là tấm gương trong lời nói, cách c xử, thái độ trong
giao tiếp giữa giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh, giáo viên với các
tầng lớp nhân dân. Môĩ giáo viên cần có thái độ kiên quyết với những học sinh
có biểu hiện hành vi thiếu văn hoá và cùng có trách nhiệm phối kết hợp cộng
đồng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh .
b) Nâng cao chất lượng giảng dạy môn đạo đức.
* Chỉ đạo việc thực hiện nội dung chơng trình môn đạo đức.
Chỉ đạo thực hiện đúng nội dung chơng trình sách giáo khoa môn đạo đức
ở từng khối lớp là việc làm cần thiết của người cán bộ quản lý. Thông qua các
bài học đạo đức hình thành cho các em những chuẩn mực ban đầu về đạo đức.
Từ đó các em có thể thực hành thông qua hoạt động giao tiếp, sinh hoạt hàng
ngày. Nh vậy ngơì quản lý phải:
Giám sát chặt chẽ việc thực hiện các qui định đối với giáo viên học sinh.
- Với giáo viên: Qui định về soạn bài trước khi lên lớp trước 3 ngày, ký
duyệt đúng lịch sinh hoạt chuyên môn. Bài soạn phải chi tiết thể hiện rõ mục
đích yêu cầu của bài. Phải nêu rõ được công việc của thầy- trò trên lớp, thể hiện

5
được đơn vị kiến thức phù hợp với yêu cầu của chơng trình, của từng bài. Qui
định trên lớp:
Giáo viên phải dạy đảm bảo đúng chơng trình được lên theo phân phối, đủ
thời gian trong 1 tiết tránh cắt xén thời gian để dạy các môn khác. Vận dụng
linh hoạt các bớc lên lớp .
- Với học sinh: Ngay từ đầu năm học nhà trường phải đề ra các nội qui
định. Xây dựng cho học sinh nề nếp học tập, chuyên cần, giữ vở sạch chữ đẹp,
nề nếp sinh hoạt Đội ,sao nhi đồng.
Yêu cầu học sinh phải mua đủ sách giáo khoa các môn học (trong đó có
môn đạo đức). Nhà trường giáo dục cho học sinh ý thức học tập, thể hiện ở thái
độ học tập đúng đắn tự giác rèn luyện nề nếp học tập ở lớp cũng nh ở nhà, 10
điều văn minh trong giao tiếp.
Xây dựng cho các em ý thức học tập đầy đủ, đúng giờ khi nghỉ học phải
viết giấy xin phép. Xây dựng phong trào hoạt động Đội có nề nếp. Hiệu trởng
chỉ đạo cho cô giáo tổng phụ trách tổ chức các hoạt động Đội, sao nhi đồng sao
cho phong phú đa dạng bởi đây là hoạt động rất phù hợp với lứa tuổi của học
sinh Tiểu học. Hoạt động này nếu làm tốt sẽ có tác dụng rất lớn trong giáo dục
đạo đức cho học sinh.
Tuy nhiên để việc thực hiện của giáo viên có hiệu quả thì người cán bộ
quản lý phải xây dựng lịch kiểm tra, nội dung kiểm tra cụ thể, có thể kiểm tra
thờng xuyên, đột xuất. Căn cứ vào mục tiêu, kế hoạch, phân phối chơng trình
xem giáo viên có thực hiện đúng không. Từ đó xây dựng nề nếp cho giáo viên
có tính kỷ luật thực hiện dạy đúng đủ bài, giờ dạy có hiệu quả cao.
Tạo điều kiện đầu tư về cơ sở vật chất cho việc dạy học môn đạo đức.
T duy của học sinh tiểu học là t duy trực quan hình ảnh. Vì vậy để giờ
dạy thành công thì việc chuẩn bị đồ dùng dạy học là vô cùng cần thiết. Nhà
trường cần phải coi trọng việc đầu t mua sắm trang thiết bị dạy học như tranh
ảnh minh hoạ cho các giờ dạy. Chỉ đạo giáo viên nghiên cứu tự làm đồ dùng dạy
học đơn giản. Lập tủ sách măng non đầu tư mua sắm thêm sách báo, truyện

6
tranh phù hợp với lứa tuổi thiếu niên nhi đồng, mở phòng đọc sách cho học sinh
sau giờ nghỉ giải lao, sau buổi học.
Làm tốt công tác xã hội hoá, vận động chính quyền, hội cha mẹ học sinh,
các tổ chức xã hội ở địa phơng tạo điều kiện về cơ sở vật chất để chức cho học
sinh đi thăm quan du lịch trong và ngoài tỉnh, tham gia các lễ hội truyền thống ở
địa phơng. Qua đó giáo dục cho các em truyền thống về quê hơng đất nước, lòng
tự hào dân tộc, các em thêm yêu quê hơng đất nớc mình hơn.
Chỉ đạo cho học sinh tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp như tổ
chức các hội thi; tiếng hát tuổi thơ, búp măng xinh, tham gia các hoạt động xã
hội, nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa … giáo dục cho các em về truyền thống của Đội
đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho học sinh luyện tập, thực hành kiến thức
đã học được trong bài giảng
* Bồi dỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.
Nhà trường cần coi trọng công tác chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên
và thực hiện một cách thờng xuyên. Thực hiện sinh hoạt chuyên môn đúng lịch,
đúng kỳ (một tháng 3 lần). Nội dung sinh hoạt chuyên môn phải được ban giám
hiệu duyệt trước với các tổ. Điều này sẽ giúp chất lượng các buổi sinh hoạt
chuyên môn không ngừng được nâng cao. Nội dung sinh hoạt luôn được cập
nhật, đổi mới không ngừng: triển khai các văn bản hớng dẫn về chuyên môn,
kiểm điểm công tác giảng dạy trong thời gian qua, thảo luận đúc rút kinh
nghiệm góp ý cho nhau về chuyên môn nghiệp vụ … Với các đợt bồi dỡng
thờng xuyên theo chu kỳ của ngành mở cần đông viên giáo viên tham gia một
cách đầy đủ có chất lượng. Nhà trường cần tạo điều kiện mua sách cho giáo viên
học tập, tham khảo. Bồi dỡng thêm về chế độ cho giáo viên đi học. Chính vì vậy
đến nay trường tôi đã có 100% giáo viên, cán bộ hoàn thành tốt các đợt bồi dỡng
thờng xuyên theo chu kỳ đặc biệt hội thảo về thay sách, học tập chuyên môn cho
việc thay sách lớp 1, 2, 3,4.

7
- Phổ biến, chỉ đạo giáo viên đánh giá xếp loại học sinh môn đạo đức
cũng nh xếp loại hạnh kiểm theo đúng các văn bản chỉ đạo hớng dẫn của Bộ
Giáo dục và đào tạo.
KẾT LUẬN
Để đáp ứng được mục tiêu của giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước đó là: "Đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
cho xã hội ".
Do vậy công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường tiểu học là một yêu
cầu hết sức cấp bách và cần thiết. Việc giáo dục đạo đức tốt sẽ góp phần tạo ra
những con người có nhân cách phẩm chất đạo đức tốt và góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục các môn văn hoá. Bởi vậy người cán bộ quản lý phải có nhận
thức đúng đắn về vị trí vai trò, nhiệm vụ của công tác giáo dục đạo đức. Trên cơ
sở đó phối kết hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng tham gia
vào công tác giáo dục theo mục tiêu của Đảng và nhà nước .
Công tác giáo dục đạo đức thông qua việc giảng dạy bộ môn đạo đức
trong nhà trường tiểu học có vị trí hết sức quan trọng bởi thông qua bài học hình
thành cho các em những phẩm chất tốt đẹp. Từ đó tạo cho các em có bản lĩnh
đạo đức để ứng xử đúng trong các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường.

8
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chỉ thị 1737/CT-BGDĐT về việc tăng cường
quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo, Ban hành ngày 07/5/2018.
2. Cheung, C. K., The teaching of moral education through media
education, The Asia Pacific-Education Researcher, 16(1), 2007, pp. 61-72.
3. Clipa, O. & Iorga, A. M., The role of school-family parnership on
moral development, Procedia - Social and Behavioral Sciences, 76, 2012, pp.
197 – 203.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2006.

You might also like