You are on page 1of 4

II.

Tính chất của sự phát triển


1. Tính khách quan của sự phát triển
– Phát triển có tính khách quan thể hiện ở chỗ, nguồn gốc của nó nằm
trong chính bản thân sự vật, hiện tượng, chứ không phải là do tác
động từ bên ngoài và đặc biệt không phụ thuộc vào ý thích, ý muốn
chủ quan của con người.( Tài liệu )
– Tất cả các sự vật, hiện tượng trong hiện thực luôn vận động, phát triển
một cách khách quan, độc lập với ý thức của con người. Đây là sự thật
hiển nhiên, dù ý thức của con người có nhận thức được hay không, có
mong muốn hay không.

Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngày trong chính bản thân của sự vật,
hiện tượng. Đó là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập thuộc
mỗi sự vật, hiện tượng.

Phát triển là quá trình tự thân (tự nó, tự mình) của mọi sự vật, hiện
tượng.

– Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về tính khách quan của
sự phát triển đã phủ nhận quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và quan
điểm siêu hình về sự phát triển.

Quan điểm duy tâm cho rằng nguồn gốc của sự phát triển ở các lực
lượng siêu nhiên, phi vật chất (thần linh, thượng đế), hay ở ý thức con
người. Tức là đều nằm ở bên ngoài sự vật, hiện tượng.
Quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượng về cơ bản là “đứng
im”, không phát triển. Hoặc phát triển chỉ là sự thay đổi đơn thuần về
mặt lượng (số lượng, kích thước…) mà không có sự biến đổi về chất.
Ví dụ, quá trình phát sinh một giống loài mới hoàn toàn diễn ra một cách
khách quan theo quy luật tiến hoá của giới tự nhiên. Con người muốn
sáng tạo một giống loài mới thì cũng phải nhận thức và làm theo quy
luật đó.

2. Tính phổ biến của sự phát triển


Phát triển có tinh phổ biến: sự phát triển có mặt ở khắp mọi nơi trong
các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy. ( Tài liệu )
Sự phát triển diễn ra ở tất cả mọi lĩnh vực, từ tự nhiên, xã hội và tư duy.
Từ hiện thực khách quan đến những khái niệm, những phạm trù phản
ánh hiện thực ấy.

Trong hiện thực, không có sự vật, hiện tượng nào là đứng im, luôn luôn
duy trì một trạng thái cố định trong suốt quãng đời tồn tại của nó.
Ví dụ, trong giới tự nhiên: đó là sự phát triển từ thế giới vật chất vô cơ
đến hữu cơ; từ vật chât chưa có năng lực sự sống đến sự phát sinh các cơ
thể sống và tiến hoá dần lên các cơ thể có cơ cấu sự sống phức tạp hơn -
sự tiến hoá của các giống loài làm phát sinh các giống loài thực vật và
động vật mới đến mức có thể làm phát sinh loài người với các hình thức
tổ chức xã hội từ đơn giản đến trình độ tổ chức cao hơn; cùng với quá
trình đó cũng là quá trình không ngừng phát triển nhận thức của con
người từ thấp đến cao...
3. Tính kế thừa của sự phát triển
Phát triển có tính kế thừa, sự vật, hiện tượng mới ra đời không thể là sự
phủ định tuyệt đối, phủ định sạch trơn, đoạn tuyệt một cách siêu hình đối
với sự vật, hiện tượng cũ. ( Tài liệu )
Sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện tương cũ, chứ không phải
ra đời từ hư vô, vì vật trong sự vật, hiện tượng mới còn giữ lại, có chọn
lọc và cải tạo các yếu tố còn tác dụng, còn thích hợp với chúng, trong
khi vẫn gạt bỏ mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu của sự vật, hiện tượng cũ
đang cản trở sự vật hiện tượng mới tiếp tục phạt triển. ( Tài liệu )
Sự phát triển tạo ra cái mới phải trên cơ sở chọn lọc, kế thừa, giữ lại, cải
tạo ít nhiều những bộ phận, đặc điểm, thuộc tính… còn hợp lý của cái
cũ; đồng thời cũng đào thải, loại bỏ những gì tiêu cực, lạc hậu, không
tích hợp của cái cũ. Đến lượt nó, cái mới này lại phát triển thành cái mới
khác trên cơ sở kế thừa như vậy.

Đó là quá trình phủ định biện chứng. Là sự thay đổi về lượng dẫn đến sự
thay đổi về chất. Quá trình này diễn ra vô cùng, vô tận theo hình xoáy
trôn ốc.

4. Tính phong phú, đa dạng của sự phát triển


Phát triển có tính đa dạng, phong phú: tuy sự phát triển diễn ra trong mọi
lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy, nhưng mỗi sự vật, hiện tượng lại có
quá trình phát triển không giống nhau. Tính đa dạng và phong phú của
sự phát triển còn phụ thuộc và không gian và thời gian, vào các yếu tố,
điều kiện tác động lên sự phát triển đó… ( Tài liệu )
Sự phát triển có muôn hình, muôn vẻ, biểu hiện ra bên ngoài theo vô vàn
loại hình khác nhau.
Sự phong phú của các dạng vật chất và phương thức tồn tại của chúng
quy định sự phong phú của phát triển. Môi trường, không gian, thời gian
và những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau tác động vào các sự vật, hiện
tượng cũng làm cho sự phát triển của chúng khác nhau.

Trong giới hữu cơ, sự phát triển biểu hiện ở khả năng thích nghi của cơ
thể trước sự biến đổi của môi trường, ở khả năng tự sản sinh ra chính
mình với trình độ ngày càng cao hơn…

Sự phát triển trong xã hội biểu hiện ở năng lực chinh phục tự nhiên, cải
tạo xã hội ngày càng lớn của con người.

Đối với tư duy, sự phát triển là năng lực nhận thức ngày càng sâu sắc,
toàn diện, đúng đắn hơn.
Ví dụ, không thể đồng nhất tính chất, phương thức phát triển của giới tự
nhiên với sự phát triển của xã hội loài người. Sự phát triển của giới tự
nhiên thuần tuý tuân theo tính tự phát, còn sự phát triển của xã hội loài
người lại có thể diễn ra một cách tự giác do có sự tham gia của nhân tố ý
thức.

You might also like