You are on page 1of 8

Thương vợ

(Tú Xương)
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS
- Cảm nhận được hình ảnh bà Tú: vất vả, đảm đương, thương yêu và lặng lẽ hi
sinh vì chồng con.
- Thấy được tình cảm yêu thương quí trọng của Tú Xương dành cho vợ. Qua
những lời tự trào thấy được nhân cách và tâm sự của ông Tú.
- Thấy được những thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ: từ ngữ giản dị ,
giàu sức biểu cảm, vận dụng hình ảnh ngôn ngữ của văn học dân gian, sự kết
hợp giữa giọng điệu trữ tình và tự trào
2. Kĩ năng: Phát triển kĩ năng đọc hiểu ; Phân tích thơ trữ tình theo đặc trưng
thể loại; Phát triển kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích tâm trạng nhân vật trữ
tình.
3. Thái độ: Có thái độ trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ;
thấu hiểu thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến; Trân trọng nhân
cách ông Tú.
4. Năng lực: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản; Phát triển năng lực tự chủ và
tự học; Phát triển năng giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng về vẻ đẹp truyền
thống của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến và tấm lòng của tác
giả; Tư duy sáng tạo, năng lực thẩm mỹ.
B. Bài học:
I.Giới thiệu chung:
1.Tác giả:
a.Cuộc đời và con người:
*Cuộc đời:
- Tú Xương (1870 – 1907), tên lúc bé là Trần Duy Uyên, đến khi đi thi
Hương mới đổi tên là Trần Tế Xương, hiệu là Mộng Tích. Nhưng tên đó
cũng không phải cuối cùng. Sau nhiều lần đi thi trượt mãi, năm 1903, trong
khoa thi năm Quý Mão nhà thơ đã đổi tên thành Trần Cao Xương. Nhưng
Cao Xương cũng vẫn không may mắn hơn chút nào, thi thoảng vẫn cứ là thi
hỏng. Cho nên trong một bài thơ, tác giả viết: Tớ đổi thành Cao sao chó thế/
Kìa trông ra tiệp hỡi trời ơi!
- Quê hương: Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định.
- Thời đại: Sống vào giai đoạn giao thời. XHPK già nua…; đó là thời đại Tây
Tàu nhố nhăng, Á Âu lẫn lộn và thành Nam quê hương ông là nơi chịu sự tác
động lớn nhất của nền văn hóa phương Tây -> Tú Xương phản ánh chân thực
trong các sáng tác thơ của mình.
* Con người:
- Thông minh, hoạt bát, cá tính sắc sảo, phóng túng, thích trào lộng, khó gò
khuôn khổ vào trường quy.
- Là người có tài nhưng con đường thi cử lận đận, long đong. Sau 8 lần đi thi
ông mới chỉ đỗ tú tài.
- Ngày 20/01/1907, Tú Xương bị cảm nặng và qua đời (37 tuổi).
b. Sự nghiệp văn chương:
- Tác phẩm:
+ Khoảng trên 100 bài, chủ yếu là thơ Nôm, gồm nhiều thể khác nhau
(SGK).
+ Sáng tác trên 2 mảng: Trào phúng và trữ tình.
- Nội dung:
+ Tiếng cười nhiều cung bậc thể hiện lòng yêu nước thiết tha và tinh thần
nhân đạo sâu sắc.
+ Đề tài: Người vợ trở thành đề tài lớn trong sáng tác thơ ca của Tú
Xương.
- Nghệ thuật: Có công lớn trong việc đổi mới tiếng Việt văn học, việt hóa thơ
Đường luật, chuẩn bị cho bước hiện đại hóa thơ ca dân tộc.
- Vị trí: Cùng với Nguyễn Khuyến, Tú Xương tiêu biểu cho khuynh hướng văn
học tố cáo hiện thực cuối thế kỉ XIX và là một trong những đại biểu xuất sắc
cuối cùng của nền Văn học trong đại Việt Nam. Sự nghiệp sáng tác thơ ca của
ông mãi mãi bất tử trong lòng người đọc, người nghe.
II. Đọc hiểu văn bản:
- Nhân vật trữ tình: Người chồng – Tú Xương
- Đối tượng trữ tình: Người vợ - Bà Tú
- Thể loại thơ : Thất ngôn bát cú Đường luật.
- Bố cục văn bản: Đề, thực, luận, kết.
1.Hai câu đề: Giới thiệu công việc và gia cảnh của bà Tú
- Câu 1:
Quanh năm buôn bán ở mom sông
+ Công việc buôn bán: làm hàng sáo -> bán gạo  Công việc vất vả, cực nhọc,
lam lũ.
+ Thời gian quanh năm: suốt cả năm không trừ ngày nào dù mưa hay nắng, thời
gian tuần hoàn, khép kín, lặp đi lặp lại, triền miên dai dẳng.
+ Không gian mom sông - phần đất ở bờ sông nhô ra phía lòng sông: chênh
vênh đầy bất trắc, hiểm nguy (Theo GS Lê Trí Viễn: Đó là địa thế thừa của đất
liền, ba bề là nước, đổ ùm xuống sông vào lúc nào không biết chừng)  Hình
ảnh bà Tú hiện ra trong không gian ấy càng lẻ loi, cô đơn hơn.
->Tú Xương rất thấu hiểu, cảm thông với công việc vất vả, khó nhọc, cơ cực,
gian khổ của vợ.
-Câu 2: Nuôi đủ năm con với một chồng
+ Liệt kê năm con với một chồng vừa hài hước vừa ngậm ngùi, có chút tự
trào. Gia đình đông người, gánh nặng kinh tế đặt cả trên vai bà Tú -> Bà Tú là
trụ cột gia đình.
- Từ đủ chứa đựng bao lớp nghĩa:
+ Bà Tú không chỉ nuôi đủ thành phần về số lượng trong gia đình mà còn phải
đủ ăn, đủ mặc ấm, mặc lành, thậm chí phải đầy đủ mọi nhu cầu, đòi hỏi của một
người chồng ham chơi, phóng túng -> Sự chắt chiu, tần tảo với bao nỗi vất vả,
gian truân để lo cho chồng và con của bà Tú.
+ Bà Tú là người phụ nữ đảm đang, tháo vát, giỏi giang, chu đáo với chồng
con. Tú Xương nói đến chữ đủ mà xót xa, đắng lòng, xót dạ, cảm thông cho bao
nỗi lo toan, vất vả, cực nhọc của bà Tú, vừa ngưỡng mộ, khâm phục, biết ơn vợ
mà không dễ gì một nhà Nho xưa có được -> Rất đáng trọng.
- Cách tính đếm:
+ Tách ra: 5 con: phải nuôi, 1 chồng cũng phải nuôi -> Đặt mình sau con.
+ Cách ngắt nhịp câu thơ: 4/1/2 kết hợp liên từ với mang âm trắc tách thành một
nhị-> Gợi cảm giác nặng nề, chồng âm vực thấp như vít câu thơ xuống một
cung bậc, sắc thái mới.
->Câu thơ gợi hình ảnh bà Tú như đang gánh 2 đầu đòn gánh: một đầu là 5 đứa
con đang tuổi ăn, tuổi mặc, còn đầu kia là một đức ông chồng ham chơi, phóng
túng, không giúp được gì cho vợ con.
=> Tú Xương đã đặt mình ngang hàng với những đứa con, thậm chí hạ thấp
mình hơn những đứa con, đứng cuối hàng sau 5 con -> Phải chăng thi nhân đã
cay đắng tự nhận ra mình cũng là 1 gánh nặng, là thứ con đặc biệt mà vợ phải
nuôi -> Vì thế giọng thơ trĩu nặng xuống như là sự dằn lòng tự trách mắng mình
chỉ là một kẻ ăn bám vợ con, vô tích sự, chẳng làm nên trò trống gì -> Đau đớn,
xót xa, tủi hổ.
*Hai câu thơ có cách tính đếm rất hóm hỉnh, tự trào nhưng thực chất đó là
tiếng cười đầy chua xót, cay đắng, nấc nghẹn của một người chồng ý thức được
sự kém cỏi của bản thân, thấm thía sâu sắc cảnh quan ăn lương vợ bất đắc dĩ.
Tác giả đã tự hạ thấp mình xuống để tri công, tri ân, tri ơn, tự hào về người vợ
đảm đang, chịu thương, chịu khó của mình.
2. Hai câu thực: Những khó khăn, vất vả trong công việc của bà Tú

Lặn lội thân cò khi quãng vắng


Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Hai câu thơ tô đậm thêm bức chân dung của bà Tú để nhấn mạnh sự vất vả,
gian nan mà cũng là sự đảm đang, tháo vát của bà Tú.
- Tú Xương đã mượn hình ảnh con cò trong ca dao xưa:
+ Nếu trong ca dao xưa, hình ảnh con cò mang tính ẩn dụ về hình ảnh người
phụ nữ, nói rõ hơn là những người vợ, người mẹ tảo tần sớm hôm, vất vả, chịu
thương, chịu khó: Con cò lặn lội…tiếng khóc nỉ non ; Cái cò đi đón cơn mưa…
ai đưa cò về thì đến Tú Xương, ông đã đồng nhất hóa trực tiếp thân cò với thân
phận của vợ mình ->Vận dung khéo léo, sáng tạo chất liệu dân gian vào thơ.
Hình ảnh thân cò gợi tả cuộc sống tảo tần, buôn bán ngược xuôi của bà Tú. Từ
thân chứa đựng sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau thân phận con người, gợi cảm
giác mong manh, chênh vênh, cô đơn.
+ Đảo ngữ lặn lội lên trước thân cò: Nhấn mạnh hơn nỗi vất vả, cực nhọc trong
việc kiếm cơm, manh áo để nuôi sống gia đình của bà Tú.
+ Nhà thơ xác định rõ khung cảnh kiếm ăn của thân cò là khi quãng vắng: khi->
thời gian, quãng vắng -> không gian => Cách kết hợp từ này vừa gợi được cái
vắng vẻ, mênh mông, heo hút đến rợn người của không gian vừa gợi được cái
rợn ngợp, thưa thớt, vắng bóng người.
+ Từ eo sèo: là từ láy tượng hình được đưa lên đầu câu -> Gợi âm thanh hỗn
tạp, xô bồ, ồn ào, có tiếng kì kèo, mặc cả, có tiếng chì chiết, cáu bẳn, có cả
những tiếng chửi mắng…Bà Tú vốn xuất thân con gái nhà dòng vậy mà giờ đây
phải chường mặt ra giữa chốn đông người, hỗn tạp để mặc cả, kì kèo, rồi cũng
phải chịu tiếng bấc tiếng chì của kẻ mua người bán, tất cả cũng chỉ vì miếng
cơm manh áo cho chồng con -> Thể hiện đức hi sinh lớn lao, cao cả của bà Tú.
+ Hình ảnh buổi đò đông:
+) Buổi: từ chỉ thời gian
+) Đò đông: không gian
->Gợi lên những buổi chen chúc nhau trên những chuyến đò qua sông
chật hẹp, bấp bênh, chông chênh, chơi vơi trên mặt nước. Qua sông trên những
con đò như thế rất đáng sợ, nguy hiểm, đầy bất trắc. Nhưng vì miếng cơm,
manh áo cho chồng con nên bà Tú phải xông pha, bất chấp những điều đó. Câu
thơ gợi liên tưởng đến câu ca dao: Con ơi nhớ lấy câu này/Sông sâu chớ lội đò
đầy chớ qua. Lời câu ca dao là lời của người mẹ dặn con gái giữ mình, nhưng vì
chồng, vì con, bà Tú phải bỏ qua, làm ngơ trước lời dặn dò ấy.
- Nghệ thuật:
+ Nghệ thuật đối khi quãng vắng đối với buổi đò đông: Tiếp ý làm nổi bật sự
vất vả, gian truân của bà Tú: vất vả, đơn chiếc và lại thêm cảnh xô bồ làm ăn
buôn bán.
+ Đảo cấu trúc câu
+ Dùng các từ láy tượng hình, tượng thanh
=>Tác giả đã vẽ lên hình tượng người vợ đảm đang, tháo vát, chịu thương chịu
khó, giàu đức hi sinh, giàu tình yêu thương và trách nhiệm gia đình, chồng con.
Ẩn đằng sau câu chữ là sự thấu hiếu sâu sắc, tình yêu thương và quý trọng, tri
ân, tri ơn lớn lao của tác giả dành cho vợ.

3.Hai câu luận:


Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công
Những suy tư của Tú Xương về số phận và đức hi sinh của vợ
Hai câu thơ đọc lên tưởng là lời của bà Tú, nhưng thực chất chính là lời
của ông Tú thổ lộ thay bà.
-Từ duyên vốn là một khái niệm triết học của nhà Phật có nét nghĩa rộng:
+ Xét trong mối quan hệ vợ chồng, từ duyên là cái căn duyên từ trước, do đó mà
thành vợ chồng.
+ Từ ý nghĩa đó, dân gian đã làm thành một cặp khái niệm đối lập nhau: Duyên
và nợ. Nếu tốt đẹp gọi là duyên (may mắn), nếu không tốt đẹp thì gọi là nợ (nợ
ở kiếp này phải trả).
Ví dụ: Một duyên, hai nợ, ba tình/ Chồng gì anh, vợ gì tôi/ Chẳng qua là
cái nợ đời chi đây
Tú Xương ông đã vận dụng cả khái niệm nhà Phật và cách nói dân gian
Một duyên hai nợ. Một duyên hai nợ của dân gian là thứ 1, thứ 2 ->Sự may rủi
của đời người con gái. Đến Tú Xương lại có sự sáng tạo riêng, mang ý nghĩa
khác hẳn:1,2 không còn là cấp số đếm mà trở thành cấp số cộng, cấp số nhân.
Đó là duyên chỉ có 1 mà nợ đến 2 lần ->Duyên ít, nợ nhiều. Bà Tú lấy ông Tú,
ngẫm cho kỹ thì đó cũng là cái duyên số. Cuộc đời ông Tú xét về sự nghiệp
công danh chỉ đỗ đến tú tài, ăn lương vợ, phó thác gánh nặng gia đình lên vai
vợ. Bà Tú lấy ông đúng là 1 duyên 2 nợ.
- Cụm từ âu đành phận: đành cũng có nghĩa là cam chịu, thôi đành do số phận
sắp đặt mà nên.
->Bà Tú:
+ Ý thức được rất rõ bổn phận, trách nhiệm của mình, sống nhẫn nại, chịu
thương, chịu khó, không một lời ca thán, phàn nàn, lặng lẽ chấp nhận, hi sinh vì
chồng vì con, lấy sự hi sinh làm lẽ sống, làm niềm hạnh phúc riêng cho bản thân
mình.
+ Con người giàu lòng vị tha cao cả -> Vẻ đẹp truyền thống tiêu biểu của người
phụ nữ Việt Nam.
- Khi ý thức rõ trách nhiệm, bổn phận, bà Tú Năm nắng mười mưa dám quản
công.
+ Vận dụng thành ngữ dân gian Dầm mưa dãi nắng Tú Xương viết Năm nắng
mười mưa. Nắng, mưa không chỉ là hiện tượng thời tiết thất thường của thiên
nhiên mà còn là sự gian truân, vất vả của cuộc đời con người.
- Cấu trúc đếm số của ca dao, dân ca được Tú Xương sử dụng khéo léo, sáng
tạo: “một duyên hai nợ”, “năm nắng mười mưa”: nói lên sự vất vả gian lao,
chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng con của bà Tú và sự cảm thông, trân
trọng, tri ân của Tú Xương với vợ.
- “Một duyên hai nợ”: Tú Xương coi mình là cái nợ đời mà bà Tú phải gánh
chịu. Ẩn sau sự chua chát ấy, vẫn có chút gì ngọt dịu, đáng yêu, bởi nhắc đến
duyên nợ là nhắc đến cái nghĩa chồng vợ gắn bó không chia lìa.
- Trước những khó khăn, vất vả ấy, bà Tú không hề trách móc, oán thán, mà
cam chịu, chấp nhận:“âu đành phận”, “dám quản công”. Với bà Tú, đó vừa là
nghĩa vụ vừa là thiên chức thiêng liêng.
 Tấm lòng bao dung, cao cả, giàu đức hy sinh của bà Tú thật đáng quý, đáng
trân trọng.
6 câu thơ ta thấy được bức chân dung bà Tú và cái nhìn trân trọng, thấu
hiểu vợ của Tú Xương:
Hình ảnh bà Tú Tâm trạng của ông Tú
Hai đâu đề Quanh năm buôn bán ở mom -Trân trọng, thấu hiểu những
sông nỗi vất vả của vợ
Nuôi đủ năm con với một -Tự giễu cợt, tự trách chính
mình
chồng
Hai câu Lặn lội thân còn khi quãng Xót xa, thương yêu, lo lắng
thực vắng trước những nỗi buồn lo mà
Eo sèo mặt nước buổi đò đông bà Tú phải cam chịu để mưu
sinh, gánh vác gia đình
Hai câu Một duyên hai nợ âu đành -Lòng yêu thương, quý trọng
luận phận và tôn vinh vẻ đẹp đức hạnh
Năm nắng mười mưa dám của bà Tú
-Tri ân, khắc ghi những hy
quản công
sinh của bà Tú
-Tình nghĩa vợ chồng gắn bó
thắm thiết
4.Hai câu kết: Lời dằn vặt, tự trách bản thân của ông Tú.
Tấm lòng thương vợ của ông Tú không dừng lại ở việc hiểu, chia sẻ, xót
xa tri ân tự trách, mà bật ra thành hành động, thành ngôn ngữ trực tiếp thành
tiếng chửi: chửi đời, chửi thời đại và chửi chính mình.
Câu 1: Cha mẹ thói đời ăn ở bạc -> Tiếng chửi:
-> Chửi thói đời, chửi mình, chửi thời đại

+ Chửi thói đời -> bạc ác -> xã hội cũ bất công,“trọng nam khinh nữ” khiến
người phụ nữ phải tảo tần, cực nhọc gánh vác gia đình nhưng không được trân
trọng, yêu thương một cách xứng đáng.
+ Chửi chính mình -> vô dụng
+ Chửi thời đại -> đẻ ra:
+) Ông Tú -> Có tài nhưng ăn bám vợ.
+) Bà Tú -> vợ Tú tài vất vả, cơ cực.
-“ăn ở bạc” -> Cách nói thậm xưng, thực tế ông không đối xử bạc với vợ. Chỉ
có điều ông thi cử mãi vẫn không đậu, không thể ra làm quan giúp đời, giúp vợ
-> Tâm trạng chua xót, cay đắng của nhà thơ – một người tài hoa mà không gặp
thời.
Câu 2: Có chồng hờ hững cũng như không
- So sánh + từ láy hờ hững -> dí dỏm, TX tự kết tội mình cũng là để tự trách
mình là người chồng thừa, một người chồng hờ hững, vô tích sự. Ông Tú tự
trào, tự xỉ vả mình, đại trượng phu mà ăn bám vợ, để vợ nuôi.
- Với nghệ thuật trào phúng (tự trào) : Hai câu kết dâng trào cảm xúc của tác
giả: Thương vợ thắt lòng, giận mình không gánh vác gì cho vợ, chỉ thêm gánh
nặng cho bà.

Tú Xương không hề hờ hững với vợ. Ông còn là người chồng tự trọng, biết
xấu hổ về mình  Nhân cách của Tú Xương được nâng cao hơn trong mắt
người đọc.
- Hai câu thơ là sự dằn vặt, áy náy, đau đớn của ông Tú, dù yêu thương, luôn
dõi theo và thấu hiểu vợ, nhưng ông không thể làm được gì cho vợ, nên ông tự
trách mình hờ hững.
 Sâu xa trong sự day dứt, dằn vặt ấy là bi kịch của Tú Xương trước sự
biến đổi của thời đại.
II.TỔNG KẾT
1.Nội dung: Tình thương yêu, quý trọng vợ của Tú Xương thể hiện qua sự thấu
hiểu nỗi vất vả gian truân và những đức tính cao đẹp của bà Tú. Qua bài thơ,
người đọc không những thấy hình ảnh bà Tú mà còn thấy được những tâm sự và
vẻ đẹp nhân cách của Tú Xương.
2.Nghệ thuật: Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng sáng tạo hình ảnh
ngôn ngữ văn học dân gian (hình ảnh thân cò lặn lội, sử dụng thành ngữ), ngôn
ngữ đời sống (cách nói khẩu ngữ, sử dụng tiếng chửi)....

You might also like