You are on page 1of 4

Lợi nhuận

Tăng trưởng lợi nhuận


Lợi nhuận tăng trưởng là điều kiện trọng yếu để giá cổ phiếu tăng bền vững. Khi lợi nhuận tăng, giá cổ
phiếu cũng tăng và dao động quanh trục tăng trưởng lợi nhuận. Trung bình một công ty ở Việt Nam sẽ
có chu kỳ tăng trưởng lợi nhuận trong khoảng 1 tới 2 năm. Sau đó công ty thường là sẽ đạt tới trạng thái
bão hòa do không mở rộng thêm được thị trường nữa (thường là sẽ chuyển sang đầu tư bất động sản)

Xét thử một vài trường hợp tăng trưởng lợi nhuận điển hình trong năm 2020 là HSG, SSI, DBC

HSG: Đạt đáy vào tháng 3/2020 với giá 4k, đạt đỉnh vào tháng 6/2021 với giá 42k, tăng trưởng hơn 10
lần trong 5 quý.

Bắt đầu từ quý 1/2020 lợi nhuận bắt đầu tăng trưởng gấp 4 lần cùng kỳ (đánh giá tăng trưởng lợi nhuận
phải so sánh với cùng kỳ), và các quý tiếp theo tiếp tục tăng trưởng mạnh, tới quý 2/2021 đạt đỉnh và
gấp 5 lần cùng kỳ. Dự báo lợi nhuận quý 3/2021 giảm, giá cũng giảm theo vì giá phản ánh kỳ vọng lợi
nhuận tương lai của doanh nghiệp.

DBC: Đạt đáy vào tháng 3/2020 với giá 13k và đạt đỉnh vào tháng 6/2020 với giá 50k, tăng trưởng gấp 4
lần chỉ trong vòng 1 quý.

Lợi nhuận từ quý 4/2019 tăng đột biến gấn 12 lần cùng kỳ, tuy nhiên giá không tăng do bị ảnh hưởng của
thị trường chung. Tuy nhiên giá của DBC giảm ít hơn so với mức giảm của thị trường, đó là tín hiệu của 1
cổ phiếu mạnh hơn thị trường. Tới tháng 3/2020 thị trường phục hồi thì bắt đầu tăng rất mạnh, do kỳ
vọng vào giá thịt lợn vẫn cao. Sau tháng 6 thì giá không còn tăng đột biến nữa khi lợi nhuận cũng không
còn tăng đột biến.

Kết luận: Lợi nhuận theo quý tăng đột biến càng cao càng tốt. Quan điểm cá nhân là tầm 30% trở lên là
chấp nhận được. Tuy nhiên cần tìm hiểu kỹ xem lợi nhuận còn có tiềm năng tăng trưởng đều đặn ở các
quý tiếp theo hay không. Điều chỉnh kỳ vọng lợi nhuận theo mỗi quý (một số công ty có ước lượng lợi
nhuận theo tháng, dựa vào đó để điều chỉnh.) Khi lợi nhuận không còn tăng trưởng (thấy rõ ở trường
hợp DBC) thì giá cũng không còn tăng nhiều nữa.

Bóc tách lợi nhuận


Khi phân tích công ty cần tìm hiểu kỹ xem lợi nhuận có tới từ hoạt động kinh doanh chính hay không. Đôi
khi công ty ghi nhận lợi nhuận đột biến do bán tài sản, hoàn thuế, các khoản thu bất thường và sẽ không
còn khoản thu đó trong các năm tiếp theo thì phải bỏ khoản thu đó ra khi tính EPS.

Ví dụ: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh quý 2/2021 của DPM là 702 tỷ, lợi nhuận trước thuế là 812 tỷ,
có 110 tỷ nằm ngoài hoạt động kinh doanh chính. Cần phải tách khoản lợi nhuận này ra khi tính EPS.
Đi theo những công ty dẫn đầu
Trong một ngành có triển vọng tăng trưởng mạnh, nên lọc ra khoảng 3 công ty dẫn đầu ngành. Tiêu chí
chọn công ty dẫn đầu ngành là vốn hóa lớn, không có vết đen nào trong quá khứ của ban lãnh đạo (kiểm
soát rủi ro, ví dụ công ty đã từng esop khối lượng lớn, phát hành riêng lẻ với giá thấp hơn nhiều thị giá,
công ty trốn thuế). Những công ty nhỏ sẽ gặp nhiều rủi ro hơn khi thị trường đảo chiều.

Ví dụ trong ngành thép: nếu quay ngược lại năm 2020 thì nên chọn HSG, HPG, NKG là những công ty dẫn
đầu. Nếu giỏi có thể chọn HPG trong nhịp tăng đầu tiên của con sóng, do nhịp đầu tiên thường những
công ty lớn nhất tăng trước khi nhà đầu tư lớn vào, sau đó chọn những công ty nhỏ hơn như HSG. Giải
pháp trung dung là chọn luôn công ty vừa phải như HSG ngay từ đầu con sóng. Chọn TVN là rất rủi ro do
thanh khoản thấp và những rủi ro liên quan tới công ty con gang thép thái nguyên.

Khi nào rút khỏi thị trường


Khi công ty đã chiếm lĩnh hết thị trường, lợi nhuận sẽ không còn tăng đột biến nữa. Đó là lúc nên chốt
lời.

Ví dụ: VNM sau khi phát triển liên tục và trở thành công ty dẫn đầu và khai phá hết tiềm năng của thị
trường sữa Việt Nam rồi thì không còn tăng trưởng đột biến nữa. Tăng trưởng đột biến sẽ lại xuất hiện
khi công ty khai phá được thị trường mới, hoặc tạo ra sản phẩm mới ưu điểm vượt trội. Còn hiện tại thì
công ty đang bị cạnh tranh bởi nhiều công ty khác nên lợi nhuận không thể đột phá.

You might also like