You are on page 1of 7

Câu 1

Tư bản bất biến, tư bản khả biến Muốn tiến hành sản xuất, nhà tư bản phải ứng tư bản
(bỏ vốn) ra để mua tư liệu sản xuất và sức lao động
Tư bản bất biến, tư bản khả biến

Muốn tiến hành sản xuất, nhà tư bản phải ứng tư bản (bỏ vốn) ra để mua tư liệu sản xuất và sức
lao động, tức là biến tư bản tiền tệ thành các yếu tố của quá trình sản xuất, thành các hình thức
tồn tại khác nhau của tư bản sản xuất. Các bộ phận khác nhau đó của tư bản có vai trò khác nhau
trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư.

-     Trước hết, xét bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức tư liệu sản xuất.

Tư liệu sản xuất có nhiều loại:

+ Có loại được sử dụng toàn bộ trong quá trình sản xuất, nhưng chỉ hao mòn dần, do đó chuyển
dần từng phần giá trị của nó vào sản phẩm như máy móc, thiết bị, nhà xưởng...

+ Có loại khi đưa vào sản xuất thì chuyển toàn bộ giá trị của nó trong một chu kỳ sản xuất như
nguyên liệu, nhiên liệu. Song, giá trị của bất kỳ tư liệu sản xuất nào cũng đều nhờ có lao động
cụ thể của công nhân mà được bảo toàn và di chuyển vào sản phẩm, nên giá trị đó không thể lớn
hơn giá trị tư liệu sản xuất đã bị tiêu dùng để sản xuất ra sản phẩm. Cái bị tiêu dùng của tư liệu
sản xuất là giá trị sử dụng, kết quả của việc tiêu dùng đó là tạo ra một giá trị sử dụng mới. Giá
trị tư liệu sản xuất dược bảo toàn dưới dạng giá trị sử dụng mới chứ không phải là được sản
xuất ra.

Khái niệm: bộ phận tư bản biến thành tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo toàn và chuyển vào
sản phẩm, không thay đổi về lượng giá trị của nó, được C. Mác gọi là tư bản bất biến, và ký
hiệu là c.

-    Xét bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động:

+ Một mặt, giá trị của nó biến thành các tư liệu sinh hoạt của người công nhân và mất đi trong
tiêu dùng của công nhân.

+ Mặt khác, trong quá trình lao động, bằng lao động trừu tượng, công nhân tạo ra giá trị mới lớn
hơn giá trị của bản thân sức lao động, nó bằng giá trị sức lao động cộng với giá trị thặng dư.

Như vậy, bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động đã không ngừng chuyển hoá từ đại lượng
bất biến thành một đại lượng khả biến, tức là đã tăng lên về lượng trong quá trình sản xuất.

Khái niệm: bộ phận tư bản biến thành sức lao động không tái hiện ra, nhưng thông qua lao động
trừu tượng công nhân làm thuê mà tăng lên, tức là biến đổi về lượng, được C. Mác gọi là tư bản
khả biến, và ký hiệu là v.
Ý nghĩa của việc phân chia cặp phạm trù trên.

Việc phân chia cặp phạm trù trên sẽ vạch rõ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, chỉ có lao
động của công nhân làm thuê mới tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản.

Câu 2

Thặng dư được hiểu nôm na là số tiền chênh lệch của giá trị hàng hóa mang lại cho chủ sở hữu
trừ đi số tiền mà chủ sở hữu chi ra để sản xuất loại hàng hóa đó. Để cho dễ hiểu hơn thì sau đây
là một ví dụ: Một ông chủ của công ty A thuê nhân công B về làm việc và trả lương cho công
nhân B là 50 nghìn/giờ. Nhưng trong một giờ đó công nhân B có thể tạo ra sản phẩm có giá trị
70 nghìn. Vậy số tiền 20 nghìn chênh lệch chính là thặng dư

Giá trị thặng dư tuyệt đối

Khái niệm: Là phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư được thực hiện trên cơ sở kéo dài tuyệt
đối ngày công lao động của công nhân trong điều kiện thời gian lao động tất yếu không thay đổi

Phương pháp nâng cao trình độ bóc lột bằng cách kéo dài toàn bộ ngày lao động một cách tuyệt
đối gọi là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối. Bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối gặp
phải giới hạn về thể chất và tinh thần, đồng thời vấp phải sức đấu tranh ngày càng mạnh mẽ của
công nhân nên với độ dài ngày lao động không thay đổi, nhà tư bản sẽ nâng cao trình độ bóc lột
bằng việc tăng cường độ lao động. Thực chất tăng cường độ lao động cũng giống như kéo dài
ngày lao động.Kết luận: kéo dài thời gian lao động cũng như tăng cường độ lao động là để sản
xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối.

2.2.Giá trị thặng dư tương đối Khái niệm : Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu
được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động trong ngành
sản xuất ra tư liệu sinh hoạt để hạ thấp giá trị sức lao động, nhờ đó tăng thời gian lao động
thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động, cường độ lao động vẫn như cũ

Để hạ thấp giá trị sức lao động thì phải giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết cho
người công nhân. Muốn vậy phải tăng năng suất lao động xã hội trong các ngành sản xuất tư
liệu tiêu dùng và các ngành sản xuất tư liệu sản xuất để trang bị cho ngành sản xuất ra các tư
liệu tiêu dùng
Giá trị thặng dư siêu ngạch Khái niệm - Là phần giá trị thặng dư thu được do áp dụng công nghệ
mới sớm hơn các xí nghiệp khác làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị thị trường
của nó. Khi số đông các xí nghiệp đều đổi mới kỹ thuật và công nghệ một cách phổ biến thì giá
trị thặng dư siêu ngạch của doanh nghiệp đó sẽ không còn nữa.- Giá trị thặng dư siêu ngạch là
phần giá trị thặng dư phụ thêm xuất hiện khi doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới sớm hơn các
doanh nghiệp khác làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội.- Giá trị thặng dư
siêu ngạch là hiện tượng tạm thời trong từng doanh nghiệp, nhưng trong phạm vi xã hội nó
thường xuyên tồn tại. Theo đuổi giá trị thặng dư siêu ngạch là khát vọng của nhà tư bản và là
động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng
suất lao động, làm cho năng suất lao động tăng lên nhanh chóng

.3. So sánh giá trị thặng dư tương đối và giá trị trị thặng dư siêu ngạch•

Điểm giống nhau: Giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối có một cơ sở chung
là chúng đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động.•

Điểm khác nhau :

Giá trị thặng dư tương đối  Do tăng năng suất lao động xã hội Toàn bộ các nhà tư bản thu
Biểu hiện mối quan hệ giữa công nhân với tư bản

Giá trị thặng dư siêu ngạch

Do tang năng suất lao động cá biệt  Từng nhà tư bản thu  Biểu hiện mối quan hệ giữa công
nhân với nhà tư bản và giữa các nhà tư bản với nhau

Ý nghĩa của việc nghiên cứu lý thuyết giá trị thặng dư siêu ngạch của C.Mác đối với việc xây
dựng cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta.Trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay cần có phương
hướng khai thác và vận dụng những tư tưởng và nguyên lý của học thuyết giá trị thặng dư một
cách hiệu quả để có những thành tựu mới đưa nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN

Vấn đề đặt ra cho cơ chế quản lý của chúng ta- Nhà nước sử dụng giá trị thặng dư được điều
tiết sao cho có lợi đối với việc thực hiện mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ văn minh”-Nhà nước phải đủ mạnh về thực lực kinh tế, năng lực quản lý và uy tín đối với
xã hội- Chuyển dịch cơ cấu đầu tư, tập trung đầu tư cho công nghiệp

Khuyến khích và thu hút đầu tư


Cải thiện môi trường kinh doanh trong nước. Thực hiện sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp
nhà nước và các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân, đặc biệt là trong lĩnh vực vay
vốn ở các ngân hàng. Tiếp tục tiến hành cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu các thủ tục cho
các doanh nghiệp, vì trong kinh doanh cơ hội tốt chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn. - Tăng
cường khả năng đầu tư của các doanh nghiệp trong nước-Không ngừng nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn đầu tư.Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá hoạt động
đầu tư. Khi nói đến hiệu quả đầu tư là không chỉ nói đến hiệu quả kinh tế mà còn phải nói đến
hiệu quả xã hội (tức là việc đầu tư đó, có thể thu hút được bao nhiêu lao động; ảnh hưởng đến
môi trường ở mức độ nào…). Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phụ thuộc vào mục
đích của hoạt động đầu tư là hiệu quả kinh tế hay hiệu quả xã hội. Vì vậy, khi đầu tư phải xác
định rõ mục đích đầu tư và không được thay đổi mục đích đó trong quá trình tiến hành hoạt
động đầu tư

Đối với các doanh nghiệp, sử dụng vốn có hiệu quả kinh tế là chú ý đến việc thực hiện giá trị
thặng dư, theo lý luận giá trị thặng dư của Mác- Nâng cao chất lượng nguồn lao động, phát triển
thị trường lao động trong nước, có sự kiểm tra, giám sát của Nhà nước. Phát triển thị trường lao
động với tư cách là một yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất, theo đó cung về lao
động phải đáp ứng cầu về lao động cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Bên cạnh những ưu đãi đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nhân nước ngoài hiện nay ở
nước ta, cũng cần phải xây dựng hoàn chỉnh và thực hiện nghiêm túc hơn luật kinh doanh đối
với những doanh nhân này, tránh tình trạng coi thường pháp luật Việt Nam của những người
này. Trong các doanh nghiệp tư nhân cần phải tăng cường sự hoạt động của các tổ chức, đoàn
thể Đảng, Công doàn, đoàn thanh niên… để bảo vệ quyền lợi chính đáng của công nhân.Đặc
biệt là đối với các doanh nghiệp liên doanh, hay các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài,
cần nâng cao năng lực hoạt động cũng như tư cách đạo đức của những người làm công tác công
đoàn

Câu 3

Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, lực lượng sản xuất là yếu tố động nhất, luôn
luôn vận động và phát triển. Trong lực lượng sản xuất ở bất kỳ xã hội nào, người lao động
cũng là yếu tố quan trọng nhất.
a) Địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, lực lượng sản xuất là yếu tố động nhất, luôn luôn
vận động và phát triển. Trong lực lượng sản xuất ở bất kỳ xã hội nào, người lao động cũng là
yếu tố quan trọng nhất. Trong chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, với nền sản xuất đại công
nghiệp ngày càng phát triển, thì "Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn nhân loại là công nhân,
là người lao động".

Trong nền sản xuất đại công nghiệp, giai cấp công nhân vừa là chủ thể trực tiếp nhất, vừa là sản
phẩm căn bản nhất của nền sản xuất đó. Khi sản xuất đại công nghiệp ngày càng mở rộng, ngày
càng phát triển thì "Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của
đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nên đại công nghiệp", giai cấp
vô sản "được tuyển mộ trong tất cả các giai cấp của dân cư".

Với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa "... giai cấp công nhân hiện đại... chỉ có thể sống với điều
kiện là kiếm được việc làm, và chỉ kiếm được việc làm, nếu lao động của họ làm tăng thêm tư
bản". Từ điều kiện làm việc như vậy đã buộc giai cấp công nhân phải không ngừng học tập
vươn lên sao cho đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất ngày càng hiện đại. Ngày nay, trong
các nuớc tư bản phát triển, tỷ lệ sản xuất tự động hóa ngày càng gia tăng với "văn minh tin học",
"kinh tế tri thức", do vậy đội ngũ công nhân được "tri thức hóa" cũng ngày càng gia tăng.

Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân hoàn loàn không có hoặc có rất ít tư liệu sản
xuất, là người lao động làm thuê, "vì thế họ phải chịu hết sự may rủi của cạnh mình, mọi sự lên
xuống của thị trường với mức độ khác nhau". Như vậy, trong chế độ tư bản chủ nghĩa, giai cấp
công nhân có lợi ích cơ bản đối lập trực tiếp với lợi ích của giai cấp tư sản. Giai cấp tư sản
muốn duy trì chế độ tư hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, duy trì chế độ áp bức
bóc lột đối với giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động. Ngược lại, lợi ích cơ bản
của giai cấp công nhân là xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, giành lấy
chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động, dùng chính quyền đó để tổ chức
xây dựng xã hội mới, tiến tới một xã hội không còn tình trạng áp bức bóc lột.

Giai cấp công nhân lao động trong nền sản xuất đại công nghiệp, có quy mô sản xuất ngày càng
lớn, sự phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình sản xuất ngày càng nhiều, họ lại thường sống ở
những thành phố lớn, những khu công nghiệp tập trung. Điều kiện làm việc, điều kiện sống của
giai cấp công nhân đã tạo điều kiện cho họ có thể đoàn kết chặt chẽ với nhau trong cuộc đấu
tranh chống chủ nghĩa tư bản. Khả năng này giai cấp nông dân, thợ thủ công không thể có được.

Giai cấp công nhân có những lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của đại đa số quần chúng
nhân dân lao động, do vậy tạo ra khả năng cho giai cấp này có thể đoàn kết với các giai cấp,
tầng lớp lao động khác trong cuộc đấu tranh chống lại giai câp tư sản để giải phóng mình và giải
phóng toàn xã hội.
b)      Những đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân

Địa vị kinh tế - xã hội đã tạo cho giai cấp công nhân có những đặc điểm chính trị - xã hội mà
những giai cấp khác không thể có được, đó là những đặc điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng.

Giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng vì họ đại biểu cho phương thức sản xuất
tiên tiến, gắn liền với những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại. Đó là giai cấp đuợc
trang bị bởi một lý luận khoa học , cách mạng và luôn luôn đi đầu trong mọi phong trào cách
mạng theo mục tiêu xóa bỏ xã hội cũ lạc hậu, xây dựng xã hội mới tiến bộ, nhờ đó có thể tập
hợp được đông đảo các giai cấp, tầng lớp khác vào phong trào cách mạng.

Thứ hai, giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất thời đại ngày nay.

Trong cuộc cách mạng tư sản, giai cấp tư sản chỉ có tinh thần cách mạng trong thời kỳ đấu tranh
chống chế độ phong kiến, còn khi giai cấp này đã giành được chính quyền thì họ quay trở lại
bóc lột giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, những giai cấp đã từng kề vai sát cánh với giai
cấp này trong cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Khác với giai cấp tư sản, giai cấp công nhân bị
giai cấp tư sản bóc lột, có lợi ích cơ bản đối lập trực tiếp với lợi ích của giai cấp tư sản. Điều
kiện sống, điều kiện lao động trong chế độ tư bản chủ nghĩa đã chỉ cho họ thấy: họ chỉ có thể
được giải phóng bằng giải phóng toàn xã hội khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa.

Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: "Trong tất cả các giai
cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thật sự cách
mạng...

Các tầng lớp trung đẳng là những tiểu công nghiệp, tiểu thương, thợ thủ công và nông dân, tất
cả đều đấu tranh chống giai cấp tư sản để cứu lấy sự sống còn của họ với tính cách là những
tầng lớp trung đẳng. Cho nên họ không cách mạng mà bảo thủ".

Thứ ba, giai cấp công nhân là giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao.

Giai cấp công nhân lao động trong nền sản xuất đại công nghiệp với hệ thống sản xuất mang
tính chất dây chuyền và nhịp độ làm việc khẩn trương buộc giai cấp này phải tuân thủ nghiêm
ngặt kỷ luật lao động; cùng với cuộc sống đô thị tập trung đã tạo nên tính tổ chức, kỷ luật chặt
chẽ cho giai cấp công nhân.

Tính tổ chức và kỷ luật cao của giai cấp này được tăng cường khi nó phát triển thành một lực
lượng chính trị lớn mạnh, có tổ chức: được sự giác ngộ bởi một lý luận khoa học, cách mạng và
tổ chức ra được chính đảng có nó - đảng cộng sản. Giai cấp công nhân không có ý thức tổ chức
kỷ luật cao thì không thể giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản và
xây dựng chế độ xã hội mới.
Thứ tư, giai cấp công nhân có bản chất quốc tế.

Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, giai cấp tư sản là một lực lượng quốc tế. Giai cấp tư sản
không chỉ bóc lột giai cấp công nhân ở chính nước họ mà còn bóc lột giai cấp công nhân ở các
nước thuộc địa. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, sản xuất mang
tính toàn cầu hóa. Tư bản của nước này có thể đầu tư sang nước khác là một xu hướng khách
quan. Nhiều sản phẩm không phải do một nước sản xuất ra mà là kết quả lao động của nhiều
quốc gia. Vì thế, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân không chỉ diễn ra đơn lẻ ở từng
doanh nghiệp, ở mỗi quốc gia mà ngày càng phải có sự gắn bó giữa phong trào công nhân các
nước, có như vậy, phong trào công nhân mới có thể giành được thắng lợi. V.I.Lẽnin chỉ rõ: "...
không có sự ủng hộ của cách mạng quốc tế của thế giới thì thắng lợi của cách mạng vô sản là
không thể có được", "Tư bản là một lực lượng quốc tế. Muốn thắng nó, cần phải có sự liên
minh quốc tế".

You might also like