You are on page 1of 20

Mục lục

1. Giới thiệu chung ...............................................................................................1


2. Nguyên vật liệu sử dụng...................................................................................3
2.1 Xi măng ..................................................................................................3
2.2 Tro bay nhà máy nhiệt điện....................................................................5
2.3 Cốt liệu nhỏ: cát nghiền .........................................................................7
2.4 Cốt liệu lớn cho bê tông: đá dăm ...........................................................7
2.5 Phụ gia hóa học ......................................................................................8
3. Phương pháp thí nghiệm ..................................................................................9
3.1 Độ hút nước toàn phần ...........................................................................9
3.2 Độ chống thấm của bê tông ................................................................10
3.3 Độ chống thấm ion clo ........................................................................10
4. Cấp phối vật liệu dùng cho nghiên cứu..........................................................11
5. Kết quả thí nghiệm .........................................................................................13
5.1 Độ chống thấm nước ............................................................................13
5.2 Độ chống thấm ion clo .........................................................................14
5.3 Độ hút nước toàn phần .........................................................................17
6. KẾT LUẬN ....................................................................................................19
Tài liệu tham khảo ..............................................................................................20

1. Giới thiệu chung

Độ bền của bê tông được định nghĩa là khả năng của bê tông chịu các tác động
của môi trường xung quanh như các tác động phong hóa, các tác nhân xâm thực
ăn mòn hóa học và các tác động mài mòn vật lý mà vẫn đảm bảo được các yêu
cầu đặc tính kỹ thuật của nó. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền lâu của bê tông

1
được kể đến là hàm lượng xi măng, chất lượng cốt liệu, chất lượng nước trộn,
mức độ đầm chặt, chế độ bảo dưỡng, mức độ tiếp xúc với môi trường ăn mòn,…

Pha rắn trong đá xi măng póoc lăng bao gồm chủ yếu các hợp chất hydrate
canxi có độ hòa tan tương đỗi thấp và thường nằm ở trạng thái ổn định với pha
lỏng có độ pH cao. Do dung dịch trong các lỗ rỗng của đá xi măng có chứa một
lượng lớn các ion Na+, K+, OH- nên độ pH của nó khá cao, từ 12,5 đến 13,5. Do
đó, bê tông trên cơ sở xi măng póoc lăng khi tiếp xúc với môi trường axit sẽ mất
cân bằng hóa học.

Sự ăn mòn gây ra bởi các phản ứng hóa học được thể hiện dưới dạng các hiệu
ứng vật lý bất lợi như tăng độ rỗng và độ thấm nước, suy giảm cường độ, nứt,
vỡ. Trên thực tế có thể xảy ra đồng thời các quá trình hóa học và vật lý khác
nhau, thậm chí các quá trình này có thể thúc đẩy lẫn nhau. Các quá trình hóa học
gây ăn mòn bê tông có thể chia thành 3 nhóm chính [1]:

- Nhóm 1: Phản ứng trao đổi giữa các tác nhân ăn mòn với các thành phần
của đá xi măng bao gồm: ăn mòn axit tạo thành các hợp chất canxi hòa
tan như clorua canxi, sun phát canxi, bicarbonat canxi; ăn mòn do dung
dịch axit oxalic và các muối của nó tạo thành oxala canxi và ăn mòn do
tác dụng lâu dài của nước biển làm giảm độ bền CSH bằng sự thay thế
ion Ca2+ bằng ion Mg2+.
- Nhóm 2: Phản ứng gây ra sự thủy phân và rửa trôi các thành phần của
đá xi măng.
- Nhóm 3: Phản ứng hình thành các sản phẩm gây nở thể tích bao gồm:
ăn mòn sun phát tạo thành ettringite và thạch cao; ăn mòn kiềm – cốt
liệu; ăn mòn do rỉ cốt thép và ăn mòn do sự thủy hóa của CaO và MgO
tự do.

2
Trong các quá trình hóa học trên thì ăn mòn sun phát, ăn mòn do phản ứng
kiềm – Silic và ăn mòn do rỉ cốt thép là các dạng ăn mòn chủ yếu gây ra hư hỏng
đối với một lượng lớn cấu trúc bê tông.

Cát nghiền hay cát nhân tạo là loại cát nghiền từ đá, có nhiều tên gọi khác nhau
như cát công nghiệp, cát nghiền, cát gia công, cát xay, cát nhân tạo... có thành
phần cỡ hạt gần tương tự với cát tự nhiên, đảm bảo các yêu cầu về tính chất cơ
lý, hoá và có thể thay thế hoàn toàn hoặc một phần cát tự nhiên trong bê tông và
vữa xây dựng. Sử dụng cát nghiền để thay thế cát tự nhiên có ảnh hưởng đến tính
chất độ bền của bê tông. Một số nghiên cứu trên thế giới [2] đã cho thấy độ chống
thấm nước tăng lên và độ thấm ion clo giảm khi tăng hàm lượng sử dụng cát
nghiền.

Chuyên đề này nghiên cứu độ bền lâu của đá xi măng khi sử dụng tro bay, cát
nghiền thông qua một số chỉ tiêu thí nghiệm như độ hút nước, độ chống thấm
nước và độ thấm ion clo của bê tông.

2. Nguyên vật liệu sử dụng

2.1 Xi măng

Đề tài sử dụng xi măng PC50 Nghi Sơn. Các chỉ tiêu cơ lý của xi măng PC50
Nghi Sơn sử dụng trong nghiên cứu được trình bày trong Bảng 1. Bảng 2 trình
bày thành phần hóa học của xi măng.

3
Bảng 1: Các chỉ tiêu cơ lý của xi măng PC50 Nghi Sơn
STT Chỉ tiêu kỹ thuật Đơn vị Kết quả

1 Độ mịn, theo phương pháp Blaine cm2/g 3.700

2 Lượng nước tiêu chuẩn % 26,4

Thời gian đông kết

3 - Bắt đầu phút 130

- Kết thúc phút 180

Cường độ nén

4 - 3 ngày Mpa 30,8

- 28 ngày Mpa 50,3

5 Độ ổn định thể tích, phương pháp Le Chaterllier mm 0,0

Bảng 2: Thành phần hóa học của xi măng PC50 Nghi Sơn
STT Chỉ tiêu kỹ thuật Đơn vị Kết quả

1 MKN % 1,23

2 SiO2 % 19,40

3 Fe2O3 % 3.40

4 Al2O3 % 5,22

5 CaO % 63,50

6 MgO % 1,61

7 SO3 % 2,25

8 K2 O % 0,91

9 Na2O % 0,00

10 Na2Oqđ % 0,59

11 TiO2 % 0,45

12 CKT % 0,04

13 CaOtd % 0,20

4
2.2 Tro bay nhà máy nhiệt điện

Tro bay sử dụng cho nghiên cứu là tro bay của nhà máy nhiệt điện Quảng
Ninh. Kết quả phân tích thành phần hóa của các loại tro bay Quảng Ninh được
nêu trong Bảng 3. Các tính chất của tro bay được thí nghiệm để phân loại và đánh
giá khả năng sử dụng làm phụ gia cho bê tông, xi măng theo tiêu chuẩn TCVN
10302:2014 thể hiện trong Bảng 4.

Bảng 3: Kết quả phân tích thành phần hóa của tro bay Quảng Ninh theo
công nghệ PCC tại Việt Nam

Loại tro bay MKN SiO2 Fe2O3 Al2O3 CaO MgO SO3 K2O Na2O NaO2qđ TiO2

Quảng Ninh 6,65 57,68 4,97 22,58 1,48 0,72 0,29 3,54 0,12 2,45 0,2

Bảng 4: Các tính chất của tro bay Quảng Ninh


STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả

1 Tổng hàm lượng các ôxit (SiO2, Al2O3, Fe2O3) % 85,23

2 Hàm lượng SO3 % 0,29

3 Hàm lượng Cao tự do % <0,008

4 Hàm lượng kiềm NaO2tđ % 2,45

5 Độ ẩm % -

6 Hàm lượng MKN % 6,65

7 Khối lượng riêng g/cm3 2,28

8 Độ mịn trên sàng 45m % 23,20

9 Tỷ diện Blaine cm2/g -

10 Chỉ số hoạt tính cường độ %


- Ở tuổi 7 ngày 79,2
- Ở tuổi 28 ngày 85,4

11 Lượng nước yêu cầu % 95

12 Độ nở Autoclave % -

5
STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả

13 Hàm lượng khoáng:

- Quarzt: SiO2 Có ~7

- Mulite: Al6Si2O13 Có ~1,6

- Hemalite: Fe2O3 Có -

- Pha vô định hình Có ~91

Đánh giá hình dạng kích thước của tro bay PCC được thực hiện thông qua
hình ảnh chụp SEM và phân tích độ mịn, khối lượng riêng của tro bay. Từ hình
ảnh chụp SEM cho thấy các hạt tro bay PCC chủ yếu là hình cầu. Các hạt có hình
dạng không xác định là các hạt than chưa cháy trong tro bay.

Thành phần khoáng của tro bay PCC được xác định thông qua nhiễu xạ Rơn
ghen (XRD). Khoáng trong tro bay PCC chủ yếu là: Quarzt (SiO2), Mulite
(Al6Si2O13), Hemalite (Fe2O3). Khoáng vô định hình: chiếm hàm lượng lớn 70%
đến 90%. Pha vô định hình trong tro bay PCC được cho là bao gồm chủ yếu pha
thủy tinh.Với hàm lượng pha vô định hình lớn nên loại tro bay này có hoạt tính
cao trong môi trường kiềm.

Hình 1: Hình ảnh chụp SEM các hạt tro bay NMNĐ Quảng Ninh

6
2.3 Cốt liệu nhỏ: cát nghiền

Đề tài nghiên cứu sử dụng cát nghiền từ đá vôi. Ngoài ra cũng sử dụng cát
vàng sông Lô để làm mẫu đối chứng. Các tính chất của cát nghiền và cát sông
được trình bày trong bảng 5.

Bảng 5: Tính chất cơ lý của cát nghiền


Kết quả
STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Phương pháp thử
Cát nghiền Cát sông

Khối lượng
1 g/cm3 2,70 2,67 TCVN 7572:2006
riêng

Khối lượng thể


2 kg/m3 1440 1450 TCVN 7572:2006
tích xốp

3 Độ hổng % 46,70 45,69 TCVN 7572:2006

4 Độ hút nước % 1,30 0,80 TCVN 7572:2006

Hàm lượng bụi,


5 % 1,00 1,00 TCVN 7572:2006
bùn, sét

Không sẫm Không sẫm


Hàm lượng tạp
6 So màu hơn màu hơn màu TCVN 7572:2006
chất hữu cơ chuẩn chuẩn

7 Mô đun độ lớn 2,90 2,71 TCVN 7572:2006

2.4 Cốt liệu lớn cho bê tông: đá dăm

Đá dăm sử dụng là đá vôi Phủ Lý, Hà Nam. Tính chất cơ lý của đá thể hiện
trong Bảng , thành phần hạt thể hiện trong Bảng 6.

Bảng 6: Tính chất cơ lý của đá dăm


Kết quả
STT Tên chỉ tiêu Đơn vị
Loại (5-10) mm Loại (10-20) mm

1 Khối lượng riêng g/cm3 2,69 2,69

2 Khối lượng thể tích xốp kg/m3 1436 1411

3 Độ rỗng % 46,6 47,5

7
Kết quả
STT Tên chỉ tiêu Đơn vị
Loại (5-10) mm Loại (10-20) mm

4 Hàm lượng thoi dẹt % 13,32 17,6

5 Hàm lượng bùn, bụi, sét % 0,78 0,62

Bảng 7: Thành phần hạt của đá dăm hạt nhỏ


Kích thước sàng, mm Lượng sót tích lũy, % Yêu cầu kỹ thuật, %

20 0 -

Dmax =10 9,8 0-10

Dmin =5 91,1 90-100

<5 100 -

Bảng 8: Thành phần hạt của đá dăm hạt trung


Kích thước sàng, mm Lượng sót tích lũy, % Yêu cầu kỹ thuật, %

40 0 -

Dmax =20 9,6 0-10

15 - -

Dmin =10 96,4 90-100

5 98,5 -

2.5 Phụ gia hóa học

Bảng 9: Tính chất của phụ gia hóa học cho bê tông sử dụng trong
nghiên cứu
Kết Phương pháp thí
STT Chỉ tiêu thí nghiệm Đơn vị
quả nghiệm

1 Tỷ trọng g/cm3 1,20 TCVN 8826:2011

2 Hàm lượng chất khô % 36,49 TCVN 8826:2011

3 Hàm lượng ion clorua % - TCVN 8826:2011

4 Tăng độ sụt TCVN 8826:2011

8
Kết Phương pháp thí
STT Chỉ tiêu thí nghiệm Đơn vị
quả nghiệm

- Mẫu đối chứng cm 9,0

- Mẫu có phụ gia cm -

5 Khả năng giảm nước so với mẫu đối chứng % 17,9 TCVN 8826:2011

Tăng cường độ so với mẫu đối chứng % TCVN 8826:2011

- 3 ngày (days) 141


6
- 7 ngày (days) 146

- 28 ngày (days) 144

7 Thời gian đông kết TCVN 9338:2012


Giờ -
- Bắt đầu 07:50
phút
- Kết thúc 10:15

3. Phương pháp thí nghiệm

Để đánh giá độ bền lâu của bê tông sử dụng tro bay, cát nghiền, tiến hành thí
nghiệm các chỉ tiêu: độ hút nước toàn phần, độ chống thấm nước và độ chống
thấm ion clo.

3.1 Độ hút nước toàn phần

Độ hút nước toàn phần của bê tông được thực hiện theo TCVN 3113:1993 “
Bê tông nặng – phương pháp xác định độ hút nước”. Kích thước mẫu bê tông
50×50×50mm. Độ hút nước của bê tông được tính theo công thức (1):

m1  m 0
H  100 (1)
m0

Trong đó:

ml - Khối lượng viên mẫu ở trạng thái bão hoà nước, g;

m0 - Khối lượng viên mẫu ở trạng thái sấy khô tới khối lượng không đổi, g.

9
Độ hút nước của bê tông là trung bình số học của ba (hoặc hai nếu tổ mẫu
chỉ số hai viên). Kết quả thử chính xác tới 0,1%.

3.2 Độ chống thấm của bê tông

Thí nghiệm độ chống thấm nước được thực hiện trên sáu mẫu bê tông hình
trụ tròn kích thước 150×150mm theo TCVN 3116:1993 “Bê tông nặng –
Phương pháp xác định độ chống thấm mước”.

3.3 Độ chống thấm ion clo

Độ chống thấm ion clo của bê tông được thí nghiệm theo TCVN 9337:2012
“Bê tông nặng – Xác định độ thấm ion clo bằng phương pháp đo điện lượng”.

Độ thấm ion clo được tính toán theo công thức (2):

95 2
Q =( ) . 900.(I0+2I30+2I60+...+2I300+2I330+I360) (2)
𝑥

Trong đó:

- Q là tổng điện lượng truyền qua mẫu thử trong thời gian 6 giờ, tính bằng
culong, C
- I0, I30,....I330, I360 là cường độ dòng điện ở thời điểm bắt đầu bật máy
đo 30, 60,...330, 360 phút , tính bằng ampe (A).

Đánh giá độ thấm ion clo qua bê tông theo các mức dưới đây

Điện lượng truyền qua mẫu (culong) Mức độ thấm ion clo

> 4000 Cao

Từ 2000 đến 4000 Trung bình

Từ 1000 đến 2000 Thấp

Từ 100 đến 1000 Rất thấp

< 100 Không đáng kể

10
4. Cấp phối vật liệu dùng cho nghiên cứu

Bảng 10: Cấp phối bê tông thí nghiệm độ bền lâu của bê tông sử dụng tro bay, cát nghiền
Cấp phối bê tông cho một m3 bê tông
Độ
Hàn
STT Nhóm mẫu Mã hóa CP Cát Cát Cát Đá sụt
lượng PC50 FA1 FA2 CN PGHH PG
sông nghiền biển dăm Nước (cm)
TB (kg) (kg) (kg) (lít) (lít) ƯC
(kg) (kg) (kg) (kg)
(%)

1 30RSFA0 0 350.0 0 787 1079 0 2.45 185 15±1

2 30RSFA20 20 280.0 70 779 1079 0 2.45 180 15±1

3 30RSFA40 40 210.0 140 772 1079 0 2.45 175 15±1

4 30RSFA20-2 20 280.0 70 766 1060 0 2.45 195 15±1

5 30RSFA40-2 40 210.0 140 748 1039 0 2.45 205 15±1


Cát sông
6 40RSFA0 0 410.0 0 772 1057 0 4.10 178 15±1

7 40RSFA20 20 328.0 82 768 1050 0 4.10 173 15±1

8 40RSFA40 40 246.0 164 757 1050 0 4.10 168 15±1

9 40RSFA20-2 20 328.0 82 755 1046 0 4.10 183 15±1

10 40RSFA40-2 40 246.0 164 737 1022 0 4.10 193 15±1

11
Cấp phối bê tông cho một m3 bê tông
Độ
Hàn
STT Nhóm mẫu Mã hóa CP Cát Cát Cát Đá sụt
lượng PC50 FA1 FA2 CN PGHH PG
sông nghiền biển dăm Nước (cm)
TB (kg) (kg) (kg) (lít) (lít) ƯC
(kg) (kg) (kg) (kg)
(%)

11 50RS0FA 0 450.0 0 763 1050 0 5.40 170 15±1

12 50RS20FA 20 360.0 90 756 1042 0 5.40 165 15±1

13 50RS40FA 40 270.0 180 750 1036 0 5.40 160 15±1

14 30LS0FA0 0 350.0 0 784 1079 0 2.45 195 15±1

15 30LSFA20 20 280.0 70 776 1079 0 2.45 190 15±1

16 30LSFA40 40 210.0 140 768 1079 0 2.45 185 15±1


Cát nghiền
từ đá vôi LS
17 40LS0FA0 0 410.0 0 769 1057 0 4.10 188 15±1

18 40LSFA20 20 328.0 82 764 1050 0 4.10 183 15±1

19 40LSFA40 40 246.0 164 753 1050 0 4.10 178 15±1

12
5. Kết quả thí nghiệm

5.1 Độ chống thấm nước

Kết quả độ chống thấm nước của bê tông được thể hiện trong Bảng 11

Bảng 11: Độ chống thấm nước của bê tông sử dụng tro bay, cát nghiền
STT Loại cát Mã hóa cấp phối Độ chống thấm nước

1 30RSFA0 B8

2 30RSFA20 B10

3 30RSFA40 B12
Cát sông
4 40RSFA0 B12

5 40RSFA20 B14

6 40RSFA40 B16

7 30LS0FA0 B8

8 30LSFA20 B10

9 30LSFA40 B10
Cát nghiền từ đá
vôi LS
10 40LS0FA0 B12

11 40LSFA20 B14

12 40LSFA40 B14

18
16
14
Mác chống thấm, B

12
10
0%FA
8
20%FA
6
4 40%FA

2
0
30RS 40RS 30LS 40LS
Loại cát

Hình 2: Độ chống thấm nước của bê tông


13
Nhận xét:

- Nhìn chung, độ chống thấm nước của bê tông sử dụng cát nghiền tương
đương với bê tông sử dụng cát sông. Tuy nhiên, khi thay thế đến 40%
tro bay thì độ chống thấm nước của cát sông cao hơn so với cát nghiền.
- Khi tăng hàm lượng tro bay làm tăng độ chống thấm nước của bê tông.
Đối với bê tông sử dụng cát sông mác 30 Mpa, khi tăng hàm lượng tro
bay từ 0%, 10% và 20% thì độ chống thấm của bê tông tăng từ B8, B10
và B12 tương ứng. Điều này là do các hạt tro bay lấp đầy các lỗ rỗng
tồn tại trong bê tông, cải thiện tính đặc chắc của bê tông.
- Bê tông có cường độ nén càng cao thì độ chống thấm càng tốt. Bê tông
mác 30 Mpa có độ chống thấm từ B8 – B12 trong khi bê tông mac 40
Mpa có độ chống thấm từ B12 – B14.

Hình 3: Thí nghiệm chống thấm bê tông

5.2 Độ chống thấm ion clo

Khả năng bảo vệ chống ăn mòn cốt thép trong bê tông liên quan đến tính chống
thấm của bê tông. Bê tông sử dụng tro bay và cát nghiền được đánh giá thông
qua mức độ thâm nhập ion clo bằng phương pháp đo điện lượng. Kết quả thí
nghiệm thể hiện trong Bảng 12 và Hình 4.

14
Bảng 12: Độ thấm ion clo của bê tông với các loại cát khác nhau
Điện
Hàm Đánh giá
lượng
lượng theo
STT Nhóm mẫu Mã hóa CP Ký hiệu truyền
PGK ASTM
qua mẫu
(%) C1202
(cu lông)

1 30RSFA0 RS01 0 2840 Trung bình

2 30RSFA20 RS02 20 910 Rất thấp

3 30RSFA40 RS03 40 703 Rất thấp

4 30RSFA20-2 RS04 20 1227 Thấp

5 30RSFA40-2 RS05 40 888 Rất thấp

6 40RSFA0 RS06 0 2382 Trung bình

7 Cát sông 40RSFA20 RS07 20 572 Rất thấp

8 40RSFA40 RS08 40 384 Rất thấp

9 40RSFA20-2 RS09 20 1526 Thấp

10 40RSFA40-2 RS10 40 1034 Thấp

11 50RS0FA RS11 0 1526 Thấp

12 50RS20FA RS12 20 520 Rất thấp

13 50RS40FA RS13 40 209 Rất thấp

14 30LS0FA0 LS01 0 2818 Trung bình

15 30LSFA20 LS02 20 906 Rất thấp

16 30LSFA40 LS03 40 463 Rất thấp


Cát nghiền
từ đá vôi LS
17 40LS0FA0 LS04 0 2406 Trung bình

18 40LSFA20 LS05 20 889 Rất thấp

19 40LSFA40 LS06 40 419 Rất thấp

15
3000

2500
Trung bình
Điện lượng (Culong)
2000
Thấp
0%FA1
1500 20%FA1
40%FA1

1000 20%FA2
Rất thấp
40%FA2

500

0
30RS 40RS 50RS 30LS 40LS
LOẠI CÁT

Hình 4: Độ thấm ion clo của bê tông thông qua phương pháp xác định
điện lượng truyền qua mẫu
Nhận xét:

- Kết quả cho thấy, khi không sử dụng phụ gia khoáng, độ thấm ion clo
của bê tông sử dụng cát nghiền tương đương với bê tông sử dụng cát
sông với cùng một mác bê tông như nhau.
- Khi sử dụng phụ gia khoáng là tro bay giúp cải thiện rõ rệt mức độ thấm
ion clo của bê tông. Trong khi mẫu bê tông đối chứng (không sử dụng
phụ gia) mác 30 Mpa và 40 Mpa của cát sông và cát nghiền đều ở mức
trung bình (>2000 culong) thì mẫu bê tông sử dụng 20-40% tro bay đều
cho mức độ thâm ion clo ở mức thấp (1000-2000 culong) hoặc rất thấp
(<1000 culong).
- Sử dụng tro bay Phả Lại giúp cải thiện mức độ thâm ion clo tốt hơn so
với tro bay Mông Dương. Điều này có thể là giải thích là do cấu trúc
của hạt tro bay Mông Dương rỗng xốp, làm tăng diện tích bề mặt, do đó
cần lượng nước nhào trộn lớn hơn. Cấu trúc rỗng xốp của hạt tro bay

16
cũng làm tăng độ rỗng toàn bộ của bê tông. Từ đó làm tăng độ thấm ion
clo.

- Nhìn chung, bê tông có cường độ càng cao thì mức độ thấm ion càng
thấp, do cấu trúc đặc chắc của bê tông mác cao dễ dàng chống lại sự
thâm nhập của ion clo cũng như các tác nhân xâm thực khác.

5.3 Độ hút nước toàn phần

Độ hút nước toàn phần của bê tông được thể hiện trong Bảng 13 và Hình 5.

Bảng 13: Độ hút nước toàn phần của bê tông

STT Nhóm mẫu Mã hóa CP Ký hiệu Độ hút nước

1 30RSFA0 RS01 2,40

2 30RSFA20 RS02 1,64

3 30RSFA40 RS03 1,55

4 30RSFA20-2 RS04 2,63

5 30RSFA40-2 RS05 2,31

6 40RSFA0 RS06 1,80

7 Cát sông 40RSFA20 RS07 1,40

8 40RSFA40 RS08 1,33

9 40RSFA20-2 RS09 2,31

10 40RSFA40-2 RS10 2,11

11 50RS0FA RS11 1,63

12 50RS20FA RS12 1,27

13 50RS40FA RS13 1,17

14 30LS0FA0 LS01 4,38

15 Cát nghiền từ đá vôi LS 30LSFA20 LS02 3,91

16 30LSFA40 LS03 3,51

17
STT Nhóm mẫu Mã hóa CP Ký hiệu Độ hút nước

17 40LS0FA0 LS04 3,48

18 40LSFA20 LS05 3,31

19 40LSFA40 LS06 2,73

5,00
4,50
4,00
3,50
Độ hút nước, %

3,00 0%FA1
2,50 20%FA1
2,00 40%FA1

1,50 20%FA2

1,00 40%FA2

0,50
0,00
30RS 40RS 50RS 30LS 40LS
Loại cát

Hình 5: Độ hút nước toàn phần của bê tông sử dụng tro bay, cát nghiền
Nhận xét:

- Độ hút nước của bê sử dụng cát nghiền cao hơn rõ rệt so với bê tông sử
dụng cát sông.

- Cường độ bê tông càng cao, độ hút nước của bê tông càng giảm xuống do
bê tông cường độ càng cao càng đặc chắc.

- Khi tăng hàm lượng tro bay loại 1 làm cải thiện độ hút nước của bê tông.
Điều này có thể do các hạt tro bay cải thiện thành phần hạt của bê tông,
điền đầy lỗ rỗng trong bê tông làm cho bê tông đặc chắc hơn. Ngước lại,
bê tông loại 2 làm tăng độ hút nước của bê tông dó có cấu trúc rỗng xốp.

18
6. KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tro bay, cát nghiền đến tính chất độ bền
lâu của bê tông, có thể rút ra được một số kết luận như sau:

- Khi sử dụng cát nghiền để thay thế cát sông trong bê tông cho kết quả độ
chống thấm nước và độ chống thấm ion Cl tương đương nhau. Độ hút nước
của bê tông sử dụng cát nghiền cao hơn so với bê tông sử dụng cát sông

- Sử dụng tro bay giúp cải thiện độ chống thấm nước, chống thấm Clo cũng
như độ hút nước của bê tông do các hạt tro bay tròn, có bề mặt nhẵn, giúp
điền đầy các lỗ rỗng trong bê tông, cải thiện vi cấu trúc và độ đặc chắc của
đá bê tông.

- Từ đó có thể thấy việc kết hợp sử dụng tro bay và cát nghiền trong bê tông
có khả năng cải thiện độ bền lâu cho bê tông.

19
Tài liệu tham khảo

[1] Wolfram Mullauer, Robin E. Beddoe, Detlef Heinz, "Sulfate attack


expansion mechanisms," Cement and Concrete Research, pp. 209-215,
2013.

[2] Nimitha Vijayaraghavan and A S Wayal, "Effect of manufactured sand


on compressive strength and workability of concrete," International
journal of Structural and Civil Engineering Resrearch, Vols. Vol. 2, No.
4, pp. 229-232, 2013 .

20

You might also like