You are on page 1of 18

MỤC LỤC

1. Giới thiệu chung ........................................................................................ 1


2. Cấp phối vật liệu dùng cho nghiên cứu......................................................... 1
3. Kết quả thí nghiệm ........................................................................................ 2
3.1. Độ nở thanh vữa ngâm NaCl 3,5% chu kỳ khô-ẩm................................ 2
3.2. Độ nở thanh vữa trong môi trường sunphat ........................................... 5
3.3. Độ co khô ................................................................................................ 8
3.4. Độ hút nước .......................................................................................... 10
3.4.1. Độ hút nước toàn phần....................................................................... 10

3.4.2 Độ hút nước mao dẫn.......................................................................... 13

4. KẾT LUẬN ................................................................................................. 17

i
1. Giới thiệu chung

Một trong những hạn chế của việc sử dụng cát biển, đặc biệt là nước biển cho
chế tạo bê tông là những ảnh hưởng có hại của lượng muối có trong cát biển,
nước biển đến tính chất của bê tông, cụ thể là khả năng làm suy giảm cường
độ bê tông, khả năng mất ổn định thể tích do các nguyên nhân chủ yếu:
- ăn mòn sun phát SO42-,
- ăn mòn của muối chứa ion Mg2+
- sự tái kết tinh, trương nở thể tích của muối trong nước biển, cát biển
- suy giảm cường đô tuổi muộn của bê tông do sự có mặt của ion Cl-.
Chính vì vậy, chuyên để này thực hiện các thí nghiệm trên mẫu vữa sử dụng
chất kết dính, phụ gia được lựa chọn (cho chế tạo bê tông có cốt gia cường sử
dụng cát biển, nước biển) để đánh giá độ bền lâu của đá xi măng khi sử dụng
cùng cát biển, nước biển.

2. Cấp phối vật liệu dùng cho nghiên cứu

Dựa trên các tiêu chuẩn quy định xác định độ nở thanh vữa trong các môi
trường sử dụng. Để đảm bảo mẫu vữa thí nghiệm là mẫu vữa sử dụng thực tế
cho công trình, nhóm nghiên cứu đề xuất sử dụng cát biển thay thế cát tiêu
chuẩn sử dụng thí nghiệm và có mẫu đối chứng.
Cấp phối vữa với tỉ lệ N/CKD = 0,5; Cát/CKD = 3 và được điều chỉnh bằng
thử độ lưu động của vữa bằng phương pháp bàn dằn. Sai lệch độ chảy của các
mẫu có sử dụng phụ gia khoáng thay thế hàm lượng xi măng với mẫu sử dụng
xi măng không vượt quá ± 5%. Từ đó, ta có được cấp phối trong Bảng 1.
Bảng 1- Cấp phối vữa xác định độ nở thanh vữa
HL HL Cát Nước Nước
PGK CKD PC40 GBFS FA SF biển CN ngọt biển
STT Mẫu Tên CKD (%) (kg) (kg) (kg) (kg) (kg) (kg) (kg) (l) (l)

1 V0 GS0 0 508 508,0 0 0 0 1524 0 254 0


2 V1 GS30 30 506 354,2 151,8 0 0 1518 0 253 0
3 V2 GS50 50 505 252,5 252,5 0 0 1515 0 253 0
4 V3 GS70 70 503 150,9 352,1 0 0 1509 0 252 0
5 V4 FA20 20 503 402,4 0 100,6 0 1509 0 252 0
6 V5 GS30FA20 50 501 250,5 150,3 100,2 0.0 1503 0 251 0
7 V6 GS40SF10 50 502 251,0 200,8 0.0 50,2 1506 0 251 0
8 V7 FA20SF10 30 499 349,3 0 99,8 49,9 1497 0 250 0

1
HL HL Cát Nước Nước
PGK CKD PC40 GBFS FA SF biển CN ngọt biển
STT Mẫu Tên CKD (%) (kg) (kg) (kg) (kg) (kg) (kg) (kg) (l) (l)

9 V8 GS0 0 511 511,0 0 0 0 1533 0 0 256


10 V9 GS30 30 509 356,3 152,7 0 0 1527 0 0 255
11 V10 GS50 50 507 253,5 253,5 0 0 1521 0 0 254
12 V11 GS70 70 506 151,8 354,2 0 0 1518 0 0 253
13 V12 FA20 20 505 404,0 0 101 0 1515 0 0 253
14 V13 GS30FA20 50 503 251,5 150,9 100,6 0 1509 0 0 252
15 V14 GS40SF10 50 501 250,5 200,4 0.0 50,1 1503 0 0 251
16 V15 FA20SF10 30 506 354,2 0 101,2 50,6 1518 0 0 253
17 V16 GS0 0 509 509,0 0 0 0 1527 26,1 0 234
18 V17 GS30 30 506 354,2 151,8 0 0 1518 25,9 0 233
19 V18 GS50 50 505 252,5 252,5 0 0 1515 25,9 0 232
20 V19 GS70 70 504 151,2 352,8 0 0 1512 25,8 0 232
21 V20 FA20 20 503 402,4 0 100,6 0 1509 25,8 0 231
22 V21 GS30FA20 50 501 250,5 150,3 100,2 0,0 1503 25,7 0 230
23 V22 GS40SF10 50 499 249,5 199,6 0.0 49,9 1497 25,5 0 230
24 V23 FA20SF10 30 504 352,8 0 100,8 50,4 1512 25,a8 0 232

3. Kết quả thí nghiệm

3.1. Độ nở thanh vữa ngâm NaCl 3,5% chu kỳ khô-ẩm

Hình 1.Thanh vữa ngâm NaCl 3,5% chu kì khô - ẩm

2
Kết quả thí nghiệm độ nở thanh vữa ở trạng thái bão hòa nước ngâm NaCl
3,5%chu kì khô - ẩm (4 ngày khô, 3 ngày ướt)thể hiện trong bảng 2.
Bảng 2: Độ nở thanh vữa ngâm NaCl 3,5% chu kì khô - ẩm
Độ nở thanh vữa (%)
Mẫu CKD
1 tháng 2 tháng
V0 GS0 -0.012 -0.018
V1 GS30 -0.012 -0.019
V2 GS50 -0.011 -0.017
V3 GS70 -0.008 -0.012
V4 FA20 -0.009 -0.016
V5 GS30FA20 -0.008 -0.02
V6 GS40SF10 -0.008 -0.02
V7 FA20SF10 -0.01 -0.02
V8 GS0 -0.001 -0.01
V9 GS30 -0.008 -0.018
V10 GS50 -0.004 -0.014
V11 GS70 -0.006 -0.017
V12 FA20 -0.011 -0.022
V13 GS30FA20 -0.006 -0.017
V14 GS40SF10 -0.008 -0.018
V15 FA20SF10 -0.01 -0.019
V16 GS0 -0.007 -0.022
V17 GS30 -0.006 -0.018
V18 GS50 -0.008 -0.019
V19 GS70 -0.007 -0.017
V20 FA20 -0.017 -0.023
V21 GS30FA20 -0.008 -0.019
V22 GS40SF10 -0.016 -0.025
V23 FA20SF10 -0.018 -0.028

3
-0,020

-0,015

Nước ngọt
Độ nở (%)

-0,010 Nước Biển

-0,005

0,000
GS0 GS30 GS50 GS70 FA20 GS30FA20 GS40SF10 FA20SF10

Hình 2. Độ nở thanh vữa ngâm NaCl 3,5%chu kì khô - ẩm ở tuổi 1 tháng

-0,030

-0,025

-0,020
Độ nở (%)

Nước ngọt
Nước Biển
-0,015
Nước
biển+CN
-0,010

-0,005

0,000
GS0 GS30 GS50 GS70 FA20 GS30FA20 GS40SF10 FA20SF10

Hình 3. Độ nở thanh vữa ngâm NaCl 3,5%chu kì khô - ẩm ở tuổi 2 tháng

Nhận xét:
- Về cơ bản, việc sử dụng cát biển khi ngâm mẫu trong môi trường NaCl
khong làm mẫu nào bị nứt và thanh vữa có xu hướng co lại co lại giống
như mẫu đối chứng dùng xi măng. Điều này là do việc mất nước trong
các gen xi măng làm cho các mầm tinh thể xích lại gần nhau và quá

4
trình cacbonat hóa hydroxyt trong đá xi măng là nguyên nhân dẫn đến
co ngótthanh vữa.
- Khi sử dụng các loại nước khác nhau để nhào trộn vữa, việc sử dụng
nước biển để chế tạo vữa cho kết quả độ co thấp hơn so với việc sử
dụng nước ngọt,còn khi dùng nước biển + Canxi nitrit làm thanh vữa bị
co mạnh nhất.
- Khi dùng các phụ gia khoáng cơ bản làm tăng độ co thanh vữa và trong
đó sử dụng xỉ để thay thế xi măng cho độ ổn định thể tích thấp và gần
với độ ổn định thể tích của xi măng nhất. Vì ngoài có phản ứng
puzolanicvà hiệu ứng vi cấu trúc, xỉ còn tiềm ẩn hoạt tính thủy lực vì có
thành phần hóa gần giống với xi măng làm cấu trúc vữa trở nên đặc
chắc hơn dẫn đến độ co tăng lên không đáng kể.

3.2. Độ nở thanh vữa trong môi trường sunphat

Hình 42. Thanh vữa ngâm trong môi trường sunphat


Kết quả thí nghiệm độ nở thanh vữa trong môi trường sunphat đến tuổi 2
tháng thể hiện trong bảng 3:

5
Bảng 3: Độ nở thanh vữa ngâm trong môi trường sunphat
Độ nở thanh vữa (%)
Mẫu CKD
1 tháng 2 tháng
V0 GS0 0.012 0.032
V1 GS30 0.005 0.012
V2 GS50 0.01 0.012
V3 GS70 0.003 0.005
V4 FA20 0.01 0.034
V5 GS30FA20 0.006 0.013
V6 GS40SF10 0.004 0.007
V7 FA20SF10 0.013 0.015
V8 GS0 0.007 0.017
V9 GS30 0.004 0.013
V10 GS50 0.002 0.008
V11 GS70 0 0.003
V12 FA20 0.005 0.009
V13 GS30FA20 0.005 0.009
V14 GS40SF10 0.004 0.007
V15 FA20SF10 0.009 0.011
V16 GS0 0.01 0.028
V17 GS30 0.007 0.018
V18 GS50 0.006 0.013
V19 GS70 0.002 0.008
V20 FA20 0.011 0.02
V21 GS30FA20 0.014 0.02
V22 GS40SF10 0.004 0.012
V23 FA20SF10 0.01 0.02

6
0,014

0,012

0,01
Độ nở (%)

Nước ngọt
0,008
Nước biển

0,006 Nước
Biển+CN
0,004

0,002

0
GS0 GS30 GS50 GS70 FA20 GS30FA20 GS40SF10 FA20SF10

Hình 3. Độ nở thanh vữa trong môi trường sunphat ở tuổi 1 tháng

0,035

0,03

0,025
Độ nở (%)

Nước ngọt
0,02
Nước biển
0,015
Nước
Biển+CN
0,01

0,005

0
GS0 GS30 GS50 GS70 FA20 GS30FA20 GS40SF10 FA20SF10

Hình 4. Độ nở thanh vữa trong môi trường sunphat ở tuổi 2 tháng

Nhận xét:
Việc sử dụng nước biển làm giảm đáng kể độ nở thanh vữa ngâm trong môi
trường sunphat so với việc sử dụng nước ngọt. Tuy nhiên, khi sử dụng nước
biển + Canxi nitrit cơ bản làm tăng độ nở sunphat so với dùng nước ngọt và
được nhận thấy rõ ở tuổi 2 tháng.
Các phụ gia khoáng như: tro bay, xỉ và silica fume làm giảm độ nở cũng như
tốc độ thay đổi độ nở của thanh vữa ở các tuổi ngày. Sự thay đổi trở nên lớn

7
hơn ở tuổi 2 tháng do lượng Ca(OH)2 là đủ lớn và tăng lên không nhiều trong
khi các phụ gia khoáng vẫn tiếp tục hoạt động để phản ứng làm giảm đi lượng
sản phẩm Ca(OH)2 của quá trình thủy hóa xi măng. Trong đó, việc sử dụng xỉ
thay thế làm độ nở thanh vữa trong môi trường sunphat mạnh mẽ hơn so với
việc thay thế bằng tro bay và silicafume. Đặc biệt là sử dụng xỉ thay thế với
hàm lượng lên đến 70% cho độ nở thanh vữa là thấp nhất (mẫu sử dụng nước
biển ở tuổi 1 tháng vẫn chưa bị co).

3.3. Độ co khô

Hình 5. Thanh vữa xác định độ co khô


Kết quả xác định độ co khô của thanh vữa thể hiện trong bảng 3.
Bảng 3: Độ co khô thanh vữa
Độ co (%)
Mẫu CKD
1 tháng 2 tháng
V0 GS0 -0.088 -0.139
V1 GS30 -0.112 -0.158
V2 GS50 -0.12 -0.17
V3 GS70 -0.131 -0.195
V4 FA20 -0.097 -0.139
V5 GS30FA20 -0.115 -0.15

8
Độ co (%)
Mẫu CKD
1 tháng 2 tháng
V6 GS40SF10 -0.1 -0.148
V7 FA20SF10 -0.102 -0.143
V16 GS0 -0.144 -0.2
V17 GS30 -0.143 -0.199
V18 GS50 -0.145 -0.203
V19 GS70 -0.135 -0.193
V20 FA20 -0.159 -0.206
V21 GS30FA20 -0.136 -0.18
V22 GS40SF10 -0.143 -0.193
V23 FA20SF10 -0.145 -0.189

-0,18

-0,16

-0,14

-0,12
Độ co (%)

Nước ngọt
-0,1
Nước
-0,08 Biển+CN
-0,06

-0,04

-0,02

Hình 5. .Độ co khô thanh vữa ở tuổi 1 tháng

-0,24

-0,21

-0,18
Độ co (%)

-0,15
Nước ngọt
-0,12

-0,09

-0,06

-0,03

9
Hình 6. Độ co khô thanh vữa ở tuổi 2 tháng
Nhận xét:
- Với các mẫu vữa chế tạo bằng cát biển, việc sử dụng nước ngọt để nhào
trộn cho độ co khô thấp hơn đáng kể so với việc nhào trộn vữa bằng cát
biển + Canxi nitrit.
- Việc sử dụng các phụ gia khoáng thay thế hàm lượng xi măng, khi nhào
trộn bằng nước ngọt đều cho độ co khô lớn hơn so với mẫu chỉ sử dụng
xi măng pooc lăng ở tuổi 1 tháng. Tuy nhiên, đến 2 tháng tuổi, mẫu có
sử dụng tro bay làm giảm tốc độ co thanh vữa và còn cho độ co thấp
hơn khi chỉ dùng tro bay thay thế 20% so với mẫu đối chứng. Sự có
mặt của silicafume làm tốc độ co chậm lại, trong khi mẫu chứa xỉ có độ
co khô tăng lên đáng kể. Hiện tượng có thể lý giải là do các mẫu vữa
chứa phụ gia khoáng có thể tích đá xi măng lớn hơn mẫu đối chứng (do
các mẫu chứa cùng một khối lượng CKD nhưng phụ gia khoáng có
khối lượng riêng nhỏ hơn xi măng, nên thể tích hồ CKD của mẫu chứa
tro bay lớn hơn), mà độ co khô phụ thuộc khá nhiều vào thể tích đá xi
măng. Ngoài ra, đối với mẫu chứa xỉ và tro bay với cùng lượng nước
nhào trộn cho độ chảy cao hơn đồng nghĩa với lượng nước tự do trong
vữa nhiều hơn cũng là nguyên nhân là tăng độ co khô của thanh vữa
đặc biệt ở tuổi 1 tháng.
- Tuy nhiên, khi sử dụng nước biển + Canxi nitrit nhào trộn vữa, việc
dùng các phụ gia khoáng không làm thay đổi đáng kể độ co khô thanh
vữa và sử dụng tro bay kết hợp cùng xỉ cho độ co khô thấp nhất và thấp
hơn đôi chút so với chỉ dùng xi măng PC.
- Các mẫu vữa sử dụng các phụ gia khoáng thay thế làm giảm đáng kể
tốc độ co thanh vữa ở tuổi 2 tháng.

3.4. Độ hút nước


3.4.1. Độ hút nước toàn phần
Bảng 4.: Độ hút nước toàn phần của các mẫu vữa

Mẫu CKD Độ hút nước (%)

V0 GS0 5.89
V1 GS30 5.62

10
Mẫu CKD Độ hút nước (%)

V2 GS50 5.6
V3 GS70 4.76
V4 FA20 6.22
V5 GS30FA20 5.56
V6 GS40SF10 4.28
V7 FA20SF10 5.86
V8 GS0 6.75
V9 GS30 5.79
V10 GS50 4.58
V11 GS70 4.47
V12 FA20 6.25
V13 GS30FA20 5.1
V14 GS40SF10 3.76
V15 FA20SF10 6.16
V16 GS0 5.61
V17 GS30 4.66
V18 GS50 5.86
V19 GS70 5.08
V20 FA20 6.67
V21 GS30FA20 5.78
V22 GS40SF10 5.21
V23 FA20SF10 5.46

11
8
(%)
7

4 Nước ngọt

3 Nước biển

Hình 6. Độ hút nước toàn phần của các mẫu vữa


Nhận xét:
- Độ hút nước toàn phần có sự thay đổi khi sử dụng các loại nước khác
nhau để nhào trộn. Tuy nhiên, khi sử dụngnước biển, cơ bản các mẫu
thí nghiệm cho độ hút nước thấp hơn so với việc dùng nước ngọt và
nước biển + Canxi nitrit. Điều này cho thấy, việc dùng nước biển giúp
mẫu vữa cải thiện đáng kể khả năng chống thấm nhờ có cấu trúc đặc
chắc hơn.
- Mẫu có chứa xỉ làm giảm độ hút nước và khi tăng hàm lượng sử dụng
của chúng trong hệ CKD cũng làm khả năng hút nước giảm xuống
đáng kể so với mẫu đối chứng dùng xi măng pooc lăng. Khi sử dụng
silicafume kết hợp cùng với xỉ hoặc tro bay thay thế xi măng giúp mẫu
vữa có độ hút nước giảm mạnh. Lý do là bởi xỉ và silicafume có độ
hoạt tính cao khi sử dụng chế tạo thanh vữa chúng có khả năng tác
dụng với sản phẩm của quá trình thủy hóa tạo sản phẩm mới có cường
đọ cao hơn. Ngoài ra, xỉ và silicafume có kích thước hạt nhỏ hơn nhiều
so với hạt xi măng. Nó có khả năng lấp đầy vào các lỗ rỗng giữa các
hạt xi măng làm tăng độ đặc chắc của cấu trúc vữa dẫn đến giảm độ hút
nước.Vì lẽ đó, việc sử dụng kết hợp giữa xỉ và silica fumetrong cấp
phối GS40SF10 cho kết quả độ hút nước thấp nhất.
- Khi thay thế một phần xi măng bằng tro bay về cơ bản làm tăng độ hút
nước của vữa, tuy nhiên sự thay đổi này là không nhiều so với mẫu
dùng xi măng (sự tăng lớn nhất là 1,2 lần).

12
3.4.2 Độ hút nước mao dẫn

Hình 7. Mẫu vữa xác định độ hút nước mao dẫn


Độ hút nước mao dẫn của mẫu vữa thể hiện ở bảng 5.
Bảng 5: Độ hút nước mao dẫn của mẫu vữa( sử dụng nước ngọt)
Độ hút nước (g/mm2)
Mẫu CKD
15 phút 1h 4h 24h
V0 GS0 9.15 14.8 25.8 61.04
V1 GS30 7.81 12.38 19.87 39.36
V2 GS50 9.76 14.72 23.08 39.89
V3 GS70 7.18 11.81 20.6 34.41
V4 FA20 9.87 15.89 26.23 57.78
V5 GS30FA20 7.96 12.6 21.65 42.52
V6 GS40SF10 5.9 8.62 13.97 23.21
V7 FA20SF10 9.77 14.65 26.12 55.18
V8 GS0 6.99 12.13 23.64 46.29
V9 GS30 8.56 14.25 24.42 44.14
V10 GS50 9.35 15.68 27.2 43.73
V11 GS70 7.42 12.44 23.65 41.73
V12 FA20 9.67 16.4 30.33 60.41
V13 GS30FA20 8.27 13.37 23.72 44.04
V14 GS40SF10 6.21 10.4 20.11 33.39
V15 FA20SF10 6.53 10.57 20.68 33.58

13
Độ hút nước (g/mm2)
Mẫu CKD
15 phút 1h 4h 24h
V16 GS0 6.81 11.75 24.2 54.28
V17 GS30 8.45 12.79 21.01 35.81
V18 GS50 8.83 12.39 20.06 33.38
V19 GS70 8.55 11.97 19.42 28.98
V20 FA20 10.38 15.88 25.25 42.37
V21 GS30FA20 10.01 14.51 23.05 57.01
V22 GS40SF10 8.07 11.32 17.68 27.53
V23 FA20SF10 9.71 14.61 21.68 33.26

(g/mm2)
12

10

8
Nước ngọt
6
Nước biển

0 Cấp phối
GS0 GS30 GS50 GS70 FA20 GS30FA20 GS40SF10 FA20SF10

Hình 8. Độ hút nước mao dẫn của mẫu vữa sau 15 phút

14
(g/mm2)
18
16
14
12
10 Nước ngọt
Nước biển
8
Nước biển+CN
6
4
2
0
GS0 GS30 GS50 GS70 FA20 GS30FA20 GS40SF10 FA20SF10 Cấp phối

Hình 9. Độ hút nước mao dẫn của mẫu vữa sau 1h

(g/mm2)
35

30

25

20 Nước ngọt

15 Nước biển

10

0 Cấp phối
GS0 GS30 GS50 GS70 FA20 GS30FA20 GS40SF10 FA20SF10

Hình 10. Độ hút nước mao dẫn của mẫu vữa sau 4h

15
(g/mm2)
70

60

50
Nước ngọt
40
Nước biển
30

20

10
Cấp phối
0

Hình 11. Độ hút nước mao dẫn của mẫu vữa sau 24h
Nhận xét:
- Độ hút nước mao dẫn của các mẫu vữa có sự thay đổi mạnh mẽ trong
thời gian đầu và chỉ được thể hiện rõ hơn khi thời gian tiến hành ngâm
mẫu là đủ lâu.
- Khi dùng nước biển để chế tạo mẫu vữa làm tăng độ hút nước mao dẫn
khi sử dụng xỉ và tro bay nhưng lại làm giảm độ hút nước khi dùng xi
măng hay sự kết hợp tro bay và silicafume thay thế so với việc sử dụng
nước ngọt. Tuy nhiên, khi dùng nước biển + Canxi nitrit, độ hút
nướcmao dẫn ở đa số các mẫu thí nghiệmđều thấp hơn hơn so với nước
biển thể hiện rõ ở thời gian sau.
- Thời gian đầu khi sử dụng phụ gia khoáng thay thế xi măng cơ bản làm
tăng độ hút nước mao dẫn. Tuy nhiên sau đó, tốc độ hút nước mao dẫn
của các mẫu giảm dần và sau 24h, các mẫu có độ hút nước mao dẫn
thấp hơn so với việc sử dụng xi măng PC (trừ mẫu có tro bay sử dụng
nước biển để nhào trộn làm tăng hơn 1,3 lần khả năng hút nước ở cả
thời gian đầu đến 24h). Trong đó, mẫu vữa có xỉ với hàm lượng thay
thế càng lớn làm độ hút nước mao dẫn giảm đáng kể sau 24h.Đặc biệt
khi có mặt của silicafume làm giảm đáng kể khả năng hút nước mao
dẫn của mẫu vữa. Vì thế, sự kết hợp thêm silica fume trong hệ CKD xi
măng – xỉ ở cấp phối GS40SF10 cho khả năng hút nước mao dẫn của
thanh vữa ở các thời gian thí nghiệm đặc biệt là thời gian sau là thấp
nhất.

16
4. KẾT LUẬN

Một số kết luận được rút ra từ các nghiên cứu về ảnh hưởng của CKD đa cấu
tử đến độ bền lâu của mẫu vữa sử dụng nước biển, cát biển như sau.
- Trong môi ngâm NaCl 3,5% cho kết quả thanh vữa bị co lại. Việc sử
dụng nước biển để chế tạo vữa làm giảm đáng kể độ co so với mẫu
nước ngọt. Trong đó việc dùng xỉ cho độ co thấp hơn so với dùng tro
bay và silicafume.
- Khi sử dụng các chất kết dính nghiên cứu làm giảm đáng kể độ nở
thanh vữa khi ngâm trong môi trường sunphat, đặc biệt là sự có mặt của
hàm lượng xỉ với hàm lượng lớn lên đến 70% làm hạn chế mạnh mẽ ăn
mòn loại này. Sự kết hợp giữa xi và silica fume cũng cho hiệu quả
chống ăn mòn đạt kết quả cao.
- Trong điều kiện co khô, việc dùng nước biển + Canxi nitrit và thay thế
các phụ gia khoáng làm tăng độ co khô. Dù vậy, tốc độ co khô giảm ở
thời gian sau.
Độ hút nước:
- Trong hệ CKD có chứa xỉ làm giảm đáng kể khả năng hút nước toàn
phần cũng như hút nước mao dẫn của vữa so với việc chỉ sử dụng xi
măng. Việc kết hợp thêm silica fume vào hệ xi măng – xỉ cũng làm
giảm mạnh độ hút nước của mẫu vữa.
- Từ các kết quả thí nghiệm ở trên, ta có thể thấy việc sử dụng cát biển
và nước biển là hoàn toàn có khả thi. Tuy nhiên, việc chỉ sử dụng xi
măng thông thường sẽ khó đem lại hiệu quả theo thời gian mà cần phải
kết hợp các phụ gia khoáng như: xỉ, tro bay và silica fume để tạo thành
hệ CKD đa cấu tử để cải thiện các tính chất cho vữa. Tùy vào điều kiện
sử dụng của công trình mà có thể sử dụng các phụ gia khoáng khác
nhau cũng như tỷ lệ thay thế sao cho hợp lý. Nhưng cơ bản việc sử
dụng xỉ lò cao nghiền mịn với hàm lượng 30% đến 50% hoặc hàm
lượng xỉ 40% và kết hợp cùng silica fume 10% cho hiệu quả sử dụng là
tốt nhất. Khi sử dụng Canxi nitrit làm chất ức chế ăn mòn với hàm
lượng tích hợp sẽ không ảnh hưởng nhiều đến các tính chất của vữa mà
còn có thể cải thiện tốt hơn tính chất cho vữa.

17

You might also like