You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KINH TẾ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HỌC KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Hán Khanh


Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 27
Sinh viên thực hiện:
Đặng Thị Như Quỳnh - 2025106050605
Trần Thị Thu Phương - 2025106050430
Phạm Quanh - 2025106050245

Bình Dương, ngày 15 tháng 3 năm 2021


ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. GIỚI THIỆU
1.1. Tên đề tài
“Một số giải pháp nâng cao hiệu quả học kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học
Thủ Dầu Một”.
1.2. Lý do chọn đề tài
Thực tế cho thấy, kỹ năng mềm của sinh viên Việt Nam hiện nay cũng như sinh viên
Đại học Thủ Dầu Một vẫn còn nhiều hạn chế. Bởi trước những thách thức của công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, kỹ năng mềm trở nên vô cùng quan trọng để mỗi cá
nhân có thể tồn tại, phát triển, quản lý và làm chủ công việc cũng như cuộc sống của mình.
Sinh viên là tầng lớp nhạy cảm và dễ “tiếp nhận” các xu hướng, trào lưu mới trong khoa
học và công nghệ, văn hóa xã hội nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay.
Chính vì thế, trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên là một vấn đề mang tính thời sự và cần
được quan tâm, để họ bước vào cuộc sống lập nghiệp vững vàng, dễ thích nghi với môi
trường làm việc mới, dễ hòa nhập với mọi người mà vẫn giữ được những giá trị tốt đẹp
riêng của bản thân. Từ những lí do trên, dưới góc nhìn chủ quan của người nghiên cứu,
chúng em nhận thấy được việc nghiên cứu và tìm ra giải pháp nâng cao kỹ năng mềm cho
sinh viên nói chung và sinh viên Đại học Thủ Dầu Một nói riêng là hết sức cần thiết. Vì thế,
nhóm chúng em chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao kỹ mềm cho sinh viên Đại học Thủ Dầu
Một” làm đề tài tiểu luận.
Kỹ năng mềm là khái niệm để chỉ khả năng giao tiếp, thích ứng với môi trường làm
việc, khả năng quản lý thời gian, làm, việc nhóm, giải quyết vấn dề, khả năng lãnh đạo,
thiết lập quan hệ,… Càng ngày kỹ năng mềm ngày càng được đánh giá cao ở nhiều doanh
nghiệp. Trong nhiều năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhận thức được tầm quan
trọng của kỹ năng mềm.
Tuy nhiên, cho tới nay, kỹ năng mềm vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức
trong các trường đại học nói chung và trường Đại học Thủ Dầu Một nói riêng. Trong khi
môn học này thực sự rất quan trọng và hiện đang trở thành một trong nhũng tiêu chí mong
muốn- ưu tiên mà nhà tuyển dụng đưa ra đói với nhân sự của mình.
Những năm gần đây, các trường đại học đã nhận thức khá sấu sắc tầm quan trọng của
đào tạo kỹ năng cho sinh viên. Tuy nhiên cách thức thực hiện vẫn chưa hiệu quả.

1
Kỹ năng mềm và tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối với sinh viên những năm gần
đây bắt đầu được quan tâm. Đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này
nhưng chủ yếu là công trình khẳng định tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối với sinh viên,
hoặc chỉ ra một vài giải pháp, hoặc đi vào một số kỹ năng mềm cụ thể. Kết quả của nghiên
cứu là nhứng gợi ý, những chỉ dẫn cụ thể, đồng bộ để đưa kỹ năng thành một nội dung đào
tạo cần thiết trong chương trình đào tạo của các trường đại học, góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.Vì vậy “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả học kỹ năng
mềm cho sinh viên Đại học Thủ Dầu Một” là một đề tài rất cần thiết, qua đó có thể đưa ra một
số biện pháp khắc phục và giải quyết khó khăn về vấn đề kỹ năng cho sinh viên và tạo điều
kiện thuận lợi cho việc học tập và công việc.

2
2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định đâu là các kỹ năng mềm cần thiết phục vụ cho quá trình học tập và công
việc sau này của sinh viên.
- Xác định các kỹ năng mềm nào đang là điểm mạnh và các kỹ năng mềm nào còn
hạn chế hoặc thiếu của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao và hoàn thiện kỹ năng mềm cho sinh viên Đại
học Thủ Dầu Một.

2.2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu:
- Các kỹ năng mềm cần thiết phục vụ cho quá trình học tập và công việc sau này
của sinh viên
Phạm vi nghiên cứu:
- Trường Đại học Thủ Dầu Một.
Thời gian thực hiện đề tài:
- Từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021.
Ngân sách thực hiện đề tài:
- Ngân sách thực hiện khoảng 200.000 VNĐ
2.3. Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: được sử dụng trong toàn bộ quá trình thực hiện
đề tài, tổng hợp tất cả những dữ liệu thu thập, tiến hành phân tích, đánh giá và thực hiện
phát triển kỹ năng mềm và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng mềm của sinh viên tại ĐH Thủ
Dầu Một.
- Phương pháp so sánh: sử dụng các dữ liệu khảo sát thu thập được trong các điều
kiện khảo sát khác nhau (các đối tượng khác nhau, các ngành khác nhau, điều kiện học tập
khác nhau,…) để đưa ra kết luận về thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và đưa ra các giải pháp
về phát triển kỹ năng mềm của sinh viên ĐH Thủ Dầu Một.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp định tính: sử dụng phương pháp khảo sát và thống kê mô tả theo các
bước sau:
+ Phỏng vấn một số chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực kỹ năng mềm, các giảng
viên dạy tâm lí học, các giảng viên dạy kỹ năng để đưa bảng hỏi.
+ Phỏng vấn thử các sinh viên ĐH Thủ Dầu Một để kiểm tra bảng hỏi, đưa ra được

3
bảng hỏi chính thức.
+ Khảo sát theo mẫu.

2.4. Câu hỏi nghiên cứu


Trong khi nghiên cứu đề tài này có một số câu hỏi đặt ra cần được giải quyết là:
Về mặt lý thuyết:
- Khái niệm kỹ năng, khái niệm kỹ năng mềm?
- Đâu là các kỹ năng mềm cần được trang bị trong quá trình học tập của sinh viên đại
học Thủ Dầu Một?
- Kỹ năng mềm cần thiết như thế nào đối với sinh viên?
Về mặt thực tiễn:
- Thực trạng việc rèn luyện và phát triển kỹ năng mềm của sinh viên đại học Thủ Dầu
Một trong thời gian qua?
- Liệu những kỹ năng mềm mà sinh viên Đại học Thủ Dầu Một hiện có đã đủ để giúp
sinh viên Đại học Thủ Dầu Một tự tin trong học tập, cuộc sống và trong môi trường làm
việc sau này?
- Giải pháp nhằm tăng cường thực hành kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Thủ Dầu
Một hiện nay là gì?

2.5. Các giả thiết nghiên cứu


- Chương trình giáo dục, các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, dạy học có mối
tương quan thuận đến kỹ năng mềm của sinh viên.
- Hệ thống nội quy, quy định, các hoạt động giáo dục của nhà trường có mối tương
quan thuận đến kỹ năng mềm của sinh viên.
- Công tác quản lý, kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục, dạy học của nhà
trường có mối tương quan thuận đến kỹ năng mềm của sinh viên.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường lớp có mối tương quan thuận đến kỹ năng mềm
của sinh viên.
- Đặc điểm gia đình của bản thân sinh viên có mối tương quan thuận đến kỹ năng mềm
của sinh viên.
2.6. Kết cấu đề tài
Nội dung đề tài được chia làm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên ĐH Thủ Dầu Một.
- Chương 2: Thực trạng về việc rèn luyện và phát triển kỹ năng mềm của sinh viên
ĐH Thủ Dầu Một.
- Chương 3: Giải pháp nâng cao và phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên ĐH Thủ
Dầu Một.

4
3. NỘI DUNG

3.1. Cơ sở lý luận về phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên trường Đại
học Thủ Dầu Một
3.1.1. Khái niệm kỹ năng
Kỹ năng là vấn đề phức tạp và được bàn luận rất nhiều.Có rất nhiều khái niệm kỹ
năng khác nhau từ các chuyên gia, các tác giả.
Theo Wikipedia định nghĩa kỹ năng là: “là khả năng của con người trong việc vận
dụng kiến thức để thực hiện một nhiệm vụ nghề nghiệp mang tính kỹ thuật, giải quyết vấn
đề tổ chức, quản lý và giao tiếp”.
Theo tác giả Vũ Dũng thì: “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về
phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng”.
Theo tác giả Thái Duy Tuyên: “Kỹ năng là sự ứng dụng kiến thức trong hoạt động”.
Xét ở góc độ tâm lí học thì theo L. Đ.Lêvitôv nhà tâm lý học Liên Xô cho rằng: “Kỹ năng
là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách
lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định”.
Từ những phân tích trên, theo ý kiến cá nhân, có thể đưa ra khái niệm kỹ năng chung
nhất như sau:“Kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách
vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều
kiện cho phép. Kỹ năng không chỉ đơn thuần về mặt kỹ thuật của hành động, mà còn là
biểu hiện năng lực của con người”.

3.1.2. Khái niệm kỹ năng mềm


Kỹ năng mềm chỉ là một phần trong “kho tàng” kỹ năng của con người, tuy nhiên
loại kỹ năng này cũng rất phong phú, đa dạng tùy thuộc vào đặc thù công việc, tùy thuộc
vào trường hợp cụ thể mà vận dụng các kỹ năng khác nhau. Bởi sự đa dạng đó mà hệ thống
kỹ năng mềm ở mỗi quốc gia cũng khác nhau. Ở Mỹ, họ xây dựng nên hệ thống gồm 13 kỹ
năng mềm cần thiết trong công việc, Úc có 8 kỹ năng hành nghề còn Canada có 6 kỹ năng.
Theo nhà nghiên cứu N.J.Pattrick định nghĩa kỹ năng mềm là khả năng, cách thức
chúng ta thích ứng với môi trường: “Kỹ năng mềm là khả năng, là cách thức chúng ta tiếp
cận và phản ứng với môi trường xung quanh, không phụ thuộc vào trình độ chuyên môn,
kiến thức. Kỹ năng mềm không phải yếu tố bẩm sinh về tính cách hay là kiến thức của sự
hiểu biết lí thuyết mà đó là khả năng thích nghi với môi trường và con người để tạo ra sự
tương tác hiệu quả trên bình diện cá nhân và cả công việc”

5
Tác giả Forland, Jeremy đưa ra quan điểm rằng, kỹ năng mềm là một thuật ngữ thiên
về mặt xã hội: “Kỹ năng mềm là một thuật ngữ thiên về mặt xã hội để chỉ những kỹ năng
có liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, khả năng hòa nhập xã hội, thái đội và
hành vi ứng xử hiệu quả trong giao tiếp giữa người với người. Nói khác đi, đó là kỹ năng
liên quan đến việc con người hòa mình, chung sống và tương tác với cá nhân khác, nhóm,
tập thể, cộng đồng”.
Tóm lại, kỹ năng mềm (soft skill) là thuật ngữ dùng để chỉ năng lực của con người
trong việc tiếp nhận và xử lí những thông tin, sự việc trong đời sống mà qua đó cho thấy
khả năng tương tác, hòa nhập giữa cá nhân đó với người khác và với tập thể.

3.1.3. Đặc điểm của kỹ năng mềm


- Kỹ năng mềm, không phải là yếu tố thuộc về bẩm sinh.
- Kỹ năng mềm, không chỉ là biểu hiện của Trí tuệ cảm xúc.
- Kỹ năng mềm, được hình thành bằng con đường trải nghiệm chứ không phải là sự
“nạp” kiến thức đơn thuần.
- Kỹ năng mềm góp phần hỗ trợ cho kiến thức và kỹ năng chuyên môn.
- Kỹ năng mềm không thể “cố định” với những nghành nghề khác nhau.
3.1.4. Phân loại kỹ năng mềm
Do kỹ năng mềm có nhiều cách định nghĩa khác nhau nên việc phân loại cũng có sự
khác nhau, có thể nêu ra một số hướng phân loại cơ bản như sau:
Hướng thứ nhất, chia thành hai nhóm gồm: Nhóm kỹ năng tương tác với con người
(cá nhân với cá nhân, cá nhân với tổ chức) và nhóm kỹ năng hỗ trợ cho quá trình làm việc
của cá nhân tại một thời điểm, địa bàn và vị trí cụ thể trong nhóm, tổ chức.
Hướng thứ hai, đề cập đến các nhóm sau: Nhóm kỹ năng trong quan hệ với con
người và nhóm kỹ năng thuộc về sự tự chủ trong công việc và những hành vi tích cực trong
nghề nghiệp.
Hướng thứ ba, cho rằng kỹ năng mềm bao gồm: Nhóm kỹ năng hướng vào bản thân
và nhóm kỹ năng hướng vào người khác.

3.1.5. Vai trò của kỹ năng mềm


Trong học tập:
- Trong môi trường đại học, sinh viên cần vận dụng nhiều kỹ năng mềm khác nhau
để phục vụ công việc học tập và các hoạt động của lớp, đoàn, đội, hội, nhóm.

6
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả thì hơn 90% sinh viên có học lực giỏi, xuất sắc
trong phương pháp học tập có vận dụng kỹ năng mềm vào các môn học và khi tham gia các
phong trào. Kỹ năng đầu tiên phải kể đến là kỹ năng học và tự học. Khi đào tạo theo
chương trình hệ đại học sinh viên phải tiếp thu khối lượng kiến thức rất lớn, nghiên cứu tài
liệu cả trong và ngoài nước nên việc xây dựng cho mình một phương pháp học tập hợp lí là
hết sức quan trọng. Với sinh viên luật, bên cạnh việc tìm hiểu các văn bản pháp luật còn
phải có những kiến thức chungvề các vần đề xã hội, thậm chí là nếp sống, văn hóa của từng
vùng miền. Vậy nên, vấn đề hình thành một kế hoạch học tập khoa học, khả năng tra cứu
tài liệu, tìm kiếm thông tin hiệu quả là yêu cầu bắt buộc phải có.
Như vậy, có thể thấy kỹ năng mềm là công cụ đắc lực giúp sinh viên học tập tốt
hơn, giúp việc tiếp thu, lĩnh hội tri thức của sinh viên đạt hiệu quả cao. Đồng thời cũng là
yếu tố quan trọng giúp sinh viên thuận lợi hơn khi tham gia các hoạt động, phong trào của
lớp, của trường.Quá trình rèn luyện, tích lũy kỹ năng của sinh viên khi học đại học là rất
quan trọng, đó là hành trang không thể thiếu khi sinh viên ra trường, bước chân vào môi
trường làm việc.
Trong lao động:
Theo UNESCO mục đích học tập là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống,
học để tự khẳng định mình”. Như vậy, theo quan điểm trên thì việc học tập không chỉ là để
biết, có nhận thức đúng về bản chất sự việc mà đòi hỏi phải biết vận dụng những kiến thức
đó vào việc làm, xây dựng văn hóa ứng xử tốt đẹp để chung sống và để tự khẳng định
chính bản thân.
Quá trình sinh viên tích lũy vốn kỹ năng cho mình có ý nghĩa trọng yếu trong hoạt
động lao động vì khi sở hữu kỹ nălao động sẽ đạt được hiệu quả công việc cao hơn nếu biết
vận dụng các kỹ năng, kỹ ng tốt thì công việc sẽ thuận lợi hơn. Người xảo của mình khi lao
động.
Có thể thấy, khi tuyển dụng người sử dụng lao động không chỉ nhìn vào bằng cấp,
bảng điểm của ứng viênmà họ còn quan tâm đến kỹ năng của người lao động, sự nhạy bén,
khả năng ứng biến để giải quyết vấn đề. Thực tế cho thấy, kỹ năng mềm quyết định hơn
75% sự thành công và kỹ năng mềm là vấn đề thường được nhắc đến khi các doanh nhân
chia sẻ bí quyết thành công của họ.
Kỹ năng mềm có tầm quan trọng đặc biệt đối với thành công của mỗi người.Sinh viên
muốn chớp lấy những cơ hội tốt để tạo dựng sự nghiệp cần phải nổ lực rèn luyện một cách
toàn diện từ kiến thức, kỹ năng đến thái độ trong công việc và cuộc sống. Tích cực phát

7
huy tính chủ động, ham học hỏi và không ngừng nâng cao năng lực tư duy, sáng tạo của
bản thân.

3.1.6. Một số kỹ năng mềm cơ bản cần thiết cho sinh viên trường Đại
học Thủ Dầu Một
- Kỹ năng học và tự học
- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử
- Kỹ năng lập luận, phản biện
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng thuyết trình
- Kỹ năng đàm phán
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng quản lí thời gian
- Kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân
- Kỹ năng lắng nghe và học hỏi lời phê bình của người khác

3.2. Thực trạng việc rèn luyện và phát triển kỹ năng mềm của sinh viên
trường Đại học Thủ Dầu Một
3.2.1. Nhận thức của sinh viên TDMU về kỹ năng mềm
Kết quả sau quá trình khảo sát cho thấy: 7.8% sinh viên Đại học Thủ Dầu Một cho
rằng đã từng nghe nói đến các kỹ năng mềm nhưng chưa hiểu rõ, 51.2% tuy đã hiểu nhưng
chưa ứng dụng vào thực tế, số sinh viên hiểu về kỹ năng mềm và ứng dụng các kỹ năng đó
vào thực tế đời sống chiếm tỉ lệ 38%. Tuy nhiên, vẫn còn 3% chưa hề biết đến kỹ năng
mềm, những bạn này hầu hết là sinh viên năm nhất, số khác là các bạndân tộc thiểu số hoặc
ở vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.
Đa phần sinh viên được khảo sát,khẳng định: kỹ năng mềm rất quan trọng đối với
công việc học tập và lao động, con số này chiếm 70.6% và có 24.3% sinh viên đánh giá kỹ
năng mềm ở mức quan trọng. Một bộ phận sinh viên lại cho rằng kỹ năng mềm có cũng
được, không có được với tỉ lệ chiếm 5.1% .Một số bạn có nhận định trên còn chia sẻ thêm,
việc học kiến thức chuyên nghành tốt mới có tính quyết định còn kỹ năng mềm chỉ là bổ
trợ không nhất thiết phải có và có thể học sau khi ra trường.Không có sinh viên nào trả lời
là không quan trọng, khi được hỏi về tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng.
Khi được hỏi, bạn nên trang bị kỹ năng mềm cho mình vào thời điểm nào là phù hợp
thì đa số các bạn đều nghĩ nên bắt đầu ngay từ năm nhất.Lí do làm nhiều bạn có quan điểm
trên là bởi lẽ, muốn sở hữu và sử dụng tốt các kỹ năng mềm phải qua quá trình rèn luyện,
thực hành thường xuyên trên thực tế mới đem lại hiệu quả.

8
Vì vậy nó phải được hình thành ngay từ năm thứ nhất của đại học. Lí do mà các bạn
sinh viên đưa ra khi nói về sự cần thiết của kỹ năng mềm cũng có sự khác nhau. Nhiều bạn
là để giúp xin việc dễ dàng tạo được ấn tượng cho nhà tuyển dụng cho họ lưu tâm đến hoặc
là nhiều bạn lại nghĩ việc tích lũy kỹ năng mềm giúp kiếm được công việc có mức lương
cao. Ngoài ra, có bạn lại nghĩ rằng kỹ năng mềm sẽ giúp tiết kiệm được thời gian.
3.2.2. Ý thức rèn luyện kỹ năng mềm của mỗi bản thân sinh viên
Để phát triển được kỹ năng mềm, phụ thuộc rất lớn vào ý thức rèn luyện bản thân của
mỗi sinh viên.
Dù nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng mềm, nhưng nhiều bạn vẫn không
cố gắng trau dồi kỹ năng cho mình. Thực tế còn rất nhiều bạn trường Đại học Thủ Dầu Một
thường bị áp lực khi phát biểu trước đám đông, một số người khả năng diễn đạt còn kém
kỹ năng giao tiếp hay kỹ năng sống,…vẫn còn rất nhiều hạn chế. Nhiều sinh viên vẫn chưa
thực sự chủ động trong việc tìm tòi đọc tài liệu,sách tham khảo, nghiên cứu sâu vào chuyên
môn. Từ những hạn chế đó dẫn đến không phát triển được những kỹ năng mềm khi áp
dụng vào cuộc sống và trong công việc.
Lý do của những hạn chế trên có thể được lý giải là do các bạn còn nhút nhát, ngại
giao tiếp, ngại tham gia các hoạt động thực tế, hoạt động xã hội. Vì ở môi trường phổ
thông tình trạng học “nghe- viết” là phổ biến, nhưng khi lên môi trường đại học thì các lại
không thích ứng và bắt kịp được nên không tự tin, không thể hiện mình và hòa đồng cùng
tập thể.
Tuy nhiên, có những bạn sinh viên lại rất tích cực chủ động tìm hiểu, trang bị các kiến
thức về học tập theo nhóm thông qua sách, báo, internet,…, học tập theo thông qua thảo
luận, thuyết trình. Họ đứng ra tổ chức các buổi thảo luận, trao đổi kinh nghiệm về các chủ
đề khác nhau. Đây là cơ hội rất tốt để cho họ nói lên những suy nghĩ, những hiểu biết,
những quan điểm, những kinh nghiệm của bản thân giúp cho sinh viên khác có thể làm
sáng tỏ nhiều vấn đề, mở rộng tầm hiểu biết và học hỏi được nhiều kinh nghiệm hay. Ngoài
ra họ còn tích cực tham gia các hoạt dộng của đoàn trường, các câu lạc bộ trong trường.
Đây chính là môi trường giúp ích rất nhiều cho các bạn sinh viên, giúp các bạn năng động
hơn tự tin hơn với những kĩ năng đã được rèn luyện. Phần lớn những bạn này là bán cán sự
lớp, những bạn năng động, nhiệt tình, tích cực tham gia phong trào của lớp. Thường thì
những bạn như vậy, khi đã làm chủ được những kĩ năng mềm này, bạn sẽ nhanh chóng
thành công trong học tập và sau này khi tìm kiếm cơ hội làm việc.
Vẫn biết việc phát triển kỹ năng mềm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng yếu tố quyết
định vẫn là ở bản thân mỗi sinh viên. Vì vậy, mỗi sinh viên cần nhận thức rõ vai trò, tầm

9
quan trọng của những kỹ năng mềm trong học tập và cuộc sống, từ đó có phương pháp đề
ra cách rèn luyện kỹ năng mềm tốt nhất cho bản thân.
3.2.3. Các yếu tố tác động đến việc rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên Đại học
Thủ Dầu Một
Yếu tố chủ quan:
- Chương trình giáo dục, các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, dạy học.
- Hệ thống nội quy, quy định, các hoạt động giáo dục của nhà trường.
- Công tác quản lý, kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục, dạy học của nhà
trường.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường lớp.
Yếu tố khách quan:
- Đặc điểm gia đình của bản thân sinh viên.
- Vị trí địa lí, điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục của địa phương
trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
- Môi trường giáo dục và môi trường vật chất của nhà trường.

3.3. Một số giải pháp nham hoàn thiện kỹ năng mềm cho sinh viên Đại
học Thủ Dầu Một
3.3.1. Giải pháp đối với nhà trường
- Thành lập câu lạc bộ kỹ năng mềmkhoa luật, Đại học Vinh.
- Nhà trường khi xây dựng chương trình đào tạo theo CDIO lấy kỹ năng mềm làm một
trong những tiêu chí đánh giá sinh viên.
- Cần đầu tư mạnh hơn vào hoạt động đào kỹ năng mềm của Trung tâm ĐTLT nhằm
nâng cao hiệu quả đào tạo và thu hút người học.
- Tiếp tục hoàn thiện chương trình và đổi mới hình thức, phương pháp đào tạo hướng
tới việc lồng ghép kỹ năng mềm vào hoạt động học tập.
- Tổ chức hoạt động diễn thuyết định kỳ hai tháng một lần do câu lạc bộ kỹ năng mềm
phối hợp với Liên chi đoàn khoa luật thực hiện.
- Bổ sung kỹ năng học và tự học, kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân vào
chương trình đào tạo kỹ năng mềm.
3.3.2. Giải pháp đối với sinh viên
- Tìm hiểu về kỹ năng mềm thông qua hoạt động tuyên truyền của nhà trường và
các kênh thông tin khác .
- Tích cực rèn luyện, bổ sung, hoàn thiện những kỹ năng cần thiết cho mình.
- Xây dựng hình thức và phương pháp rèn luyện khoa học, phù hợp với điều kiện
của bản thân.
10
4. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
12 1 2 3 4
Dự Tháng (năm 2020-2021)
kiến nội
dung thực hiện

Thực hiện đề cương luận văn


Lập phiếu khảo sát
Khảo sát thực tế, thu thập dữ liệu
Tổng hợp dữ liệu, mã hóa và nhập dữ liệu
Phân tích và xử lý dữ liệu
Đề xuất các kiến nghị
Hoàn thiện luận văn

5. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN

11
MỤC LỤC
1. GIỚI THIỆU ........................................................................................................................................... 1
1.1. Tên đề tài ........................................................................................................................................ 1
1.2. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................................ 1
2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 3
2.2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu................................................................................ 3
2.3. Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu ................................................................................. 3
2.4. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................................................... 4
2.5. Các giả thiết nghiên cứu ................................................................................................................. 4
2.6. Kết cấu đề tài .................................................................................................................................. 4
3. NỘI DUNG ............................................................................................................................................ 5
3.1. Cơ sở lý luận về phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một .................. 5
3.1.1. Khái niệm kỹ năng .................................................................................................................. 5
3.1.2. Khái niệm kỹ năng mềm ......................................................................................................... 5
3.1.3. Đặc điểm của kỹ năng mềm .................................................................................................... 6
3.1.4. Phân loại kỹ năng mềm ........................................................................................................... 6
3.1.5. Vai trò của kỹ năng mềm ........................................................................................................ 6
3.1.6. Một số kỹ năng mềm cơ bản cần thiết cho sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một ............... 8
3.2. Thực trạng việc rèn luyện và phát triển kỹ năng mềm của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu
Một.........................……………………………………………………………………………………….8
3.2.1. Nhận thức của sinh viên TDMU về kỹ năng mềm .................................................................. 8
3.2.2. Ý thức rèn luyện kỹ năng mềm của mỗi bản thân sinh viên .................................................... 9
3.2.3. Các yếu tố tác động đến việc rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên Đại học Thủ Dầu
Một…………………………………………………………………………………………………….10
3.3. Một số giải pháp nham hoàn thiện kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Thủ Dầu Một .............. 10
3.3.1. Giải pháp đối với nhà trường ................................................................................................ 10
3.3.2. Giải pháp đối với sinh viên ................................................................................................... 10
4. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI .......................................................................................................... 11
5. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN ............................................................................................... 11
NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................... 13

12
NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Trần Ngọc Hân (2019), Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng
nhu cầu nghề nghiệp, Trường Đại học Sài Gòn khoa Giáo dục Chính trị.
- Trường Đại học Quốc gia TP.HCM (2014), Giáo trình kỹ năng mềm – tiếp cận theo
hướng sư phạm tương tác.
- Nguyễn Thị Hảo (2015), Giáo dục Kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học của một số nước
trên thế giới và đề xuất cho Việt Nam.
- Nguyễn Tư Hậu (2014), Nhu cầu và thực trạng học tập Kỹ năng mềm của sinh viên
trường Đại học Khoa học, Đại học Huế hiện nay.
- Huỳnh Văn Sơn (2013), Khảo sát một vài biện pháp phát triển kỹ năng mềm cho sinh
viên Đại học Sư phạm, Tạp chí khoa học Đại học Sư phạm TPHCM số 50.
- Max. A. Eggert (2012), Kỹ năng mềm cho người đi làm - Ngôn ngữ cơ thể, NXB Trẻ.
- Peggy Klaus (2012), Sự thật cứng về Kỹ năng mềm, NXB Trẻ (Thanh Huyền dịch).

13

You might also like