You are on page 1of 18

2.

Tổng quan về công nghệ sấy

2.1 Khái niệm

Sấy là một khâu quan trọng trong công nghệ sấy, được sử dụng phổ biến trong
chế biến nông-lâm-hải sản. Sấy là một quá trình tách nước và hơi nước ra khỏi vật
liệu, làm giảm hàm ẩm trong vật ẩm đến độ ẩm mong muốn mà vật liệu sau khi sấy
phải đảm bảo chất lượng theo một chỉ tiêu nào đó với mức chi phí tối thiểu

2.2 Mục đích

Quá trình sấy giúp:

 Giảm khối lượng vận chuyển

 Tăng độ bền

 Tăng khả năng bảo quản

 Tăng giá trị giữ được những đặc tính tốt đặc trưng của sản phẩm: độ giòn,
dai, màu sắc, hương vị của sản phẩm.

2.3 Phân loại phương pháp sấy

Dựa vào trạng thái tác nhân sấy hay cách tạo ra động lực quá trình dịch chuyển
ẩm mà chúng ta có hai phương pháp sấy: phương pháp sấy nóng và phương pháp sấy
lạnh.

Phương pháp sấy nóng

Trong phương pháp sấy nóng, tác nhân sấy và vật liệu sấy được đốt nóng. Nhờ
đốt nóng hoặc cả tác nhân sấy lẫn vật liệu sấy hoặc chỉ đốt nóng vật liệu sấy mà hiệu
số giữa phân áp suất hơi nước trên bề mặt vật và phân áp suất trong tác nhân sấy tăng
dẫn đến quá trình dịch chuyển ẩm từ trong lòng vật liệu sấy ra bề mặt và đi vào môi
trường. Do đó hệ thống sấy nóng thường được phân loại theo phương pháp cung cấp
nhiệt:

Hệ thống sấy đối lưu: Vật liệu sấy nhận nhiệt bằng đối lưu từ một dịch thể
nóng mà thông thường là không khí nóng hoặc khói lò. Đây là loại hệ thống sấy phổ
biến hơn cả.

Hệ thống sấy tiếp xúc: trong hệ thống sấy tiếp xúc vật liệu sấy nhận nhiệt từ bề

GVHD: Nguyễn Hồng Sơn 1 SVTH: Trần Đình Thịnh


mặt nóng. Như vậy, người ta tạo ra chênh lệch phân áp nhờ tăng phân áp suất hơi
nước trên bề mặt vật liệu sấy.

Hệ thống sấy bức xạ: Trong hệ thống sấy bức xạ, vật liệu sấy nhận nhiệt từ một
nguồn bức xạ để ẩm dịch chuyển từ trong lòng vật liệu sấy ra bề mặt và từ bề mặt
khuếch tán vào môi trường. Do đó, độ chênh lệch phân áp suất hơi nước giữa vật liệu
sấy vào môi trường được tạo ra chỉ bằng cách đốt nóng vật.

- Các hệ thống sấy khác: Hệ thống sấy dùng dòng điện cao tần, hệ thống sấy
dùng năng lượng điện từ trường để đốt nóng vật.

Phương pháp sấy lạnh

Phương pháp sấy lạnh, người ta tạo ra độ chênh lệch phân áp suất hơi nước giữa
vật liệu sấy và tác nhân sấy chỉ bằng cách giảm phân áp suất hơi nước trong tác nhân
sấy nhờ giảm lượng chứa ẩm. Khi đó ẩm trong vật liệu dịch chuyển ra bề mặt và từ
bề mặt vào môi trường có thể trên dưới nhiệt độ môi trường và cũng có thể nhỏ hơn
0ºC.

Phương pháp sấy lạnh có thể phân làm:

Hệ thống sấy lạnh ở nhiệt độ t>0: Với hệ thống sấy này, tác nhân sấy trước hết
được khử ẩm bằng phương pháp làm lạnh hoặc khử ẩm bằng phương pháp hấp phụ,
sau đó được đốt nóng hoặc làm lạnh đến nhiệt độ mà công nghệ yêu cầu rồi cho đi
qua vật liệu sấy. Do đó, khi phân áp suất trong tác nhân sấy nhỏ hơn phân áp suất trên
bề mặt vật nên ẩm từ dạn lỏng trên bề mặt vật bay hơi vào tác nhân sấy, kéo theo sự
dịch chuyển ẩm trong lòng vật ra bề mặt.

-Hệ thống sấy thăng hoa: là hệ thống mà ẩm trong vật liệu sấy ở dạng rắn trực
tiếp biến thành hơi đi vào tác nhân sấy. Trong hệ thống sấy thăng hoa, người ta tạo ra
môi trường trong đó nước trong vật liệu sấy ở dưới điểm ba thể và áp suất tác nhân
sấy bao quanh vật p>610 Pa.

- Hệ thống sấy chân không: nếu nhiệt độ vật liệu sấy nhỏ hơn 273K nhưng áp
suất xung quanh p>610 Pa thì khi vật liệu sấy nhận được nhiệt lượng, các phân tử
nước ở thể rắn chuyển thành thể lỏng và sau đó mới chuyển thành thể hơi đi vào tác
nhân sấy.

2.4 Thiết bị sấy

GVHD: Nguyễn Hồng Sơn 2 SVTH: Trần Đình Thịnh


Thiết bị sấy buồng

Cấu tạo chủ yếu của thiết bị sấy buồng là buồng sấy. Nếu dung lượng của buồng
sấy bé và thiết bị là các khay sấy thì người ta gọi hệ thống sấy buồng này là tủ sấy.

 Là thiết bị sấy chu kỳ từng mẻ.

 Năng suất sấy không lớn.

 Có thể sấy nhiều dạng vật liệu khác nhau từ vật liệu dạng cục, hạt như các
loại nông sản đến các vật dạng thanh, tấm như gỗ, thuốc lá,…

 Tác nhân sấy thường là không khí nóng hoặc khói lò ( không khí được đốt
nóng nhờ calorife điện hoặc calorife khí-khói. Calorife được đặt dưới các
thiết bị đỡ vật liệu hoặc hai bên sườn buồng sấy.

Thiết bị sấy hầm

 Thiết bị chính là một hầm sấy dài, từ 10-20m hoặc có thể lớn hơn, chiều
cao và chiều ngang phụ thuộc vào kích thước xe goong và khay tải vật liệu
sấy.

 Thiết bị chuyển tải trong sấy hầm thường là xe goong hoặc là băng tải.

 Có thể làm việc bán liên tục hoặc liên tục nên năng suất lớn.

 Có thể sấy được nhiều dạng vật liệu sấy khác nhau.

 Tác nhân sấy chủ yếu là không khí nóng.

 Calorife dùng để gia nhiệt cho không khí thường là calorife khí hơi hoặc
khí-khói tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu là hơi nước 13 hay là khói lò.
Có hai cách đưa tác nhân sấy vào hầm là từ trên xuống hoặc từ hai bên.

Thiết bị sấy tháp

 Thiết bị chính là một tháp sấy, trong đó người ta đặt một loạt kênh dẫn tác
nhân nóng và kênh thải tác nhân sấy xen kẽ nhau. Vật liệu sấy trong sấy
tháp là dạng hạt tự chảy từ trên xuống. Tác nhân sấy từ kênh dẫn xuyên
qua lớp hạt chuyển động đi vào các kênh thải để ra ngoài.

 Sấy tháp là hệ thống sấy liên tục.

GVHD: Nguyễn Hồng Sơn 3 SVTH: Trần Đình Thịnh


 Là thiết bị chuyên dụng để sấy các dạng hạt cứng như ngô, thóc, đậu,…có
độ ẩm không lớn lắm

Thiết bị sấy thùng quay

 Thiết bị sấy là một thùng sấy hình trụ tròn đặt nghiêng một góc nào đó.
Trong thùng sấy bố trí các cánh xáo trộn. Khi thùng quay, vật liệu sấy vừa
chuyển động từ đầu này đến đầu kia của thùng sấy vừa bị xáo trộn từ trên
xuống dưới. Tác nhân sấy cũng vào đầu này ra đầu kia của thùng sấy.

 Thiết bị sấy thùng quay cũng là thiết bị chuyên dùng để sấy hạt, cục nhỏ
nhưng có độ ẩm ban đầu lớn và khó dịch chuyển nếu dùng thiết bị sấy
tháp.

 Có thể làm việc liên tục.

 Độ điền đầy của vật liệu sấy trong thùng quay tùy theo cấu tạo và vật liệu
sấy.

 Tác nhân sấy chủ yếu của thiết bị sấy thùng quay thường là không khí
nóng hoặc khói lò. Nó có thể chuyển động cùng chiều hoặc ngược chiều
với vật liệu sấy.

 Ưu điểm: quá trình sấy đều đặn, mãnh liệt cường độ sấy lớn 15 dễ dàng cơ
giới hóa và tự động hóa

 Nhược điểm: dễ bị vỡ vụn tiêu tốn năng lượng.

Thiết bị sấy khí động

 Thiết bị sấy có thể là một ống tròn hoặc hình phễu, trong đó tác nhân sấy
có tốc độ cao làm nhiệm vụ vận chuyển vật liệu sấy từ đầu này đến đầu kia
của thiết bị sấy.

Thiêt bị sấy tầng sôi

• Thiết bị chính là một buồng sấy, trong đó vật liệu sấy nằm trên ghi có đục
lỗ. Tác nhân sấy có thông số thích hợp được đưa vào dưới ghi và làm cho
vật liệu sấy chuyển động bập bùng trên ghi như hình ảnh các bọt nước sôi.

• Là hệ thống chuyên dùng để sấy hạt.

GVHD: Nguyễn Hồng Sơn 4 SVTH: Trần Đình Thịnh


• Ưu điểm: năng suất lớn, thời gian sấy nhanh, vật liệu sấy được sấy rất đều

• Thường dùng để sấy các vật liệu dạng hạt bé, mảnh nhỏ như than, cám,…
và độ ẩm cần lấy đi thường là độ ẩm bề mặt.

• Tác nhân sấy chủ yếu là không khí và khói lò.

• Nhược điểm: tiêu tốn năng lượng lớn, nhất là điện dùng cho quạt.

Thiết bị sấy phun

• Thiết bị chính là một hình chóp trụ, phần chóp hướng xuống dưới. Dung
dịch huyền phù được bơm cao áp đưa vào các vòi phun hoặc trên đĩa quay
ở đỉnh tháp tạo thành những hạt dung dịch bay lơ lửng trong thiết bị sấy.

• Tác nhân sấy có thể được đưa vào cùng chiều hay ngược chiều thực hiện
quá trình truyền nhiệt ẩm với các hạt dung dịch và thoát ra ngoài qua
xyclon.

• Là thiết bị chuyên dùng để sấy các dung dịch huyền phù như trong dây
chuyền sản xuất sữa bột, sữa đậu nành,…

2.5 Tác nhân sấy

2.5.1 Khái niệm

Tác nhân sấy là những chất cấp nhiệt cho vật để bay hơi ẩm, đồng thời tải
ẩm đó ra khỏi phòng sấy.

Các tác nhân sấy thường dùng là các chất khí như không khí, khói lò, hơi
quá nhiệt và chất lỏng như các loại dầu, một số loại muối nóng chảy,..

2.5.2 Nhiệm vụ

- Gia nhiệt cho vật liệu sấy.

- Tải ẩm: mang ẩm từ bề mặt vật liệu vào môi trường.

- Bảo vệ vật liệu liệu ẩm khỏi bị hỏng do quá nhiệt.

2.5.3 Các tác nhân sấy

Không khí nóng

Là loại tác nhân sấy thông dụng nhất, không gây độc hại và không làm

GVHD: Nguyễn Hồng Sơn 5 SVTH: Trần Đình Thịnh


bẩn sản phẩm sấy. Không khí vừa là hỗn hợp nhiều chất khí khác nhau:
nitơ, oxy, hơi nước,…

- Ưu điểm: Rẻ, có sẵn trong tự nhiên. Có thể dùng hầu hết cho các loại sản
phẩm.

- Nhược điểm: Cần trang bị thêm bộ phận gia nhiệt không khí.

Khói lò

Trong các hệ thống sấy, khói lò có thể được dùng với tư cách hoặc là tác
nhân sấy hoặc với tư cách cung cấp nhiệt lượng để đốt nóng không khí trong
caloriphe khí-hơi. Khói lò gồm khói khô và hơi nước vốn có trong nhiên liệu và do
phản ứng cháy hidro sinh ra.

Khói lò bao giờ cũng chứa một lượng nhất định tro bay theo và những chất
độc hại vốn có trong nhiên liệu. Do đó, khói lò chỉ dùng làm tác nhân sấy trong các
trường hợp vật liệu sấy không bị bám bẩn như thức ăn gia súc hoặc vật liệu xây
dựng.

2.6 Lựa chọn thiết bị sấy

Dựa vào những đặc điểm, tính chất của vật liệu sấy cũng như các phương pháp
sấy để chọn được phương pháp sấy phù hợp với chuối. Thiết bị sấy làm việc gián
đoạn có năng suất thấp cồng kềnh, thao tác nặng nhọc nếu không có thiết bị vận
chuyển, nhiều khi không đảm bảo chất lượng sản phẩm. Thiết bị sấy làm việc gián
đoạn thường được ứng dụng khi năng suất nhỏ,sấy các loại có hình dạng khác nhau.
Còn thiết bị sấy liên tục cho chất lượng sản phẩm tốt hơn, thao tác nhẹ nhàng hơn.
Yếu tố quan trọng để chọn thiết bị sấy liên tục là tính chấ vật liệu sấy. Để sấy vật liệu
dạng cục thì dùng thiết bị thùng quay, hầm. Để sấy vật liệu dạng hạt, tơi thì dùng
thiết bị thùng quay, thổi khí, xiclon, tầng sôi. Để sấy huyển phù, dung dịch, chất nóng
chảy thường dùng loại sấy phun cũng như loại tầng sôi. Vì vậy, với vật liệu sấy là
chuối ta chọn phương pháp sấy hầm. Sấy hầm là thiết bị sấy liên tục, năng suất cao
mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Chọn tác nhân sấy là không khí nóng vì không
gây độc hại và không làm bẩn sản phẩm không ảnh hưởng đến chất lượng sản.

CHƯƠNG II. TÍNH TOÁN CÔNG NGHỆ SẤY

GVHD: Nguyễn Hồng Sơn 6 SVTH: Trần Đình Thịnh


1.Các thông số ban đầu
Nơi đặt thiết bị Bình Định
Năng suất tính theo sản phẩm 5100 kg/ngày
Độ ẩm đầu (%) u1 = 46%
Độ ẩm cuối (%) u2 = 15%
Thời gian sấy (h) 18
Thời gian làm việc (h/ngày) 20
Nhiên liệu sử dụng Than Vàng Danh 2
Độ ẩm tương đối (%) φ = 79%
Tác nhân sấy Không khí nóng
Nhiệt độ không khí vào hầm sấy t1 = 90°C
Nhiệt độ không khí ra khỏi hầm sấy t2 = 39°C
Nhiệt độ môi trường t0 = 26,8°C

Nhiệm vụ phải thiết kế thiết bị sấy hầm để sấy táo bao gồm các thông số đã cho
và thông số tự chọn để tính toán như sau:

1.1 Lượng ẩm được tách ra (W)

Năng suất sấy trong một giờ

Đề bài đã cho năng suất sấy là : 5100 kg/ngày

G 2= 5100:20 = 255 (kg/h)

u 1−u 2 u1−u2
W= × G 1= × G2 (CT VII.18, Tr102,)
100−u 2 100−u1

Trong đó:
W – lượng ẩm được tách ra (kg/h)
G1, G 2 – lượng vật liệu trước khi vào và sau khi ra khỏi máy sấy (kg/h)
u1 – độ ẩm của vật liệu trước khi sấy, tính theo % khối lượng vật liệu ướt.

u2 – độ ẩm của vật liệu sau khi sấy, tính theo % khối lượng vật liệu ướt.

GVHD: Nguyễn Hồng Sơn 7 SVTH: Trần Đình Thịnh


46−15
 W= × 255 = 146,388 (kg/h)
100−46
1.2 Khối lượng vật liệu vào thùng sấy
G1=G 2+ W = 255 + 146,388 = 401,388 (kg/h)

1.3 Lượng vật liệu thô tuyệt đối


100−u1 100−u2
Gk = G1 × = G2 × (VII.19)
100 100
Trong đó:
G k – lượng vật liệu khô tuyệt đối (kg/h)

u– độ ẩm của vật liệu vào hoặc ra khỏi thiết bị.


Từ công thức suy ra:
100−15
G k = 255 × = 216,75 (kg/h)
100
2. Các thông số của không khí
2.1 Thông số trạng thái không khí ban đầu
Áp suát hơi bão hòa :
4026,42
Pb = exp(12- 235,5+t0 ) (bar)
Trong đó:
Pb – Áp suất hơi bão hòa (bar)
t0 – Nhiệt độ không khí (°C)
Từ công thức suy ra:

4026,42
Pb = exp(12- 235,5+26,8 ) = 0.035 (bar)
Hàm ẩm ban đầu:
φ0 × Pb
x 0= 0,622 ) (kg/kgkkk)
P−φ 0 × P b

Trong đó:
x0 – Hàm ẩm ban đầu (kg/kgkkk).
φ0 – Độ ẩm tương đối của không khí.
Pb– Áp suất hơi bão hòa.

P – Áp suất khí quyển


Từ công thức suy ra:

GVHD: Nguyễn Hồng Sơn 8 SVTH: Trần Đình Thịnh


0,79 × 0,035
x 0= 0,622
0,981−0,79 ×0,035
= 0,018(kg/kgkkk)

Nhiệt lượng riêng của không khí:


I 0= t 0 + (r 0 +c h t 0 ) x 0 (kg/kgkkk)

Trong đó
I 0– Nhiệt dung riêng của không khí. (kg/kgkkk)
t 0– Nhiệt độ không khí. (oC)
x 0– Hàm ẩm không khí.
r 0=2493 kJ/kg: Nhiệt hóa hơi của nước.
c h=1,97 kJ/kg.độ

Nhiệt dung riêng của hơi nước.


I 0= 26,8+(2493+1,97×26,8)× 0,018 = 72,19 (kg/kgkkk)

Thể tích của không khí:


RT 288 T
v 0= = (m3 /kg)
M (P−φ0 Pb ) P−φ0 Pb

Trong đó : v0 thể tích riêng của không khí ẩm (m3/kg)


R=8314J/kmol.độ - Hằng số khí.
M=29kg/kmol – Khối lượng mol của không khí.
T: Nhiệt độ không khí (K).
φ0: Độ ẩm tương đối của không khí.
P, Pb: Áp suất khí quyển và áp suất hơi bão hòa (N/m2).
Từ công thức suy ra:
288T 288 ×(26,8+273)
v 0= = =0,09 (m3/kgkkk)
P−φ0 Pb 0,981× 105−0,79 × 0,035× 105

2.2 Thông số trạng thái không khí khi ra khỏi Calorifer.


Áp suất hơi bão hòa theo nhiệt độ.
4026,42
{
Pb 1=exp 12−
}
235,5+t 1 (bar)

Từ công thức suy ra:

GVHD: Nguyễn Hồng Sơn 9 SVTH: Trần Đình Thịnh


4026,42
{
Pb 1=exp 12−
235,5+90 }
=0,691 ¿

Hàm ẩm không khí: hàm ẩm không khí không thay đổi.


 x0 = x1 = 0,018 (kg/kgkkk)
φ1 × P b 1 φ1 ×0,691
 x 1=0,622 =0,622
P−φ1 × Pb 1 0,981−φ1 × 0,691
 φ 1=0,04=4,1 %
 Nhiệt lượng riêng của không khí.
I 1=t 1 + ( 2493+ 1,97 t 1 ) x1

Từ công thức suy ra:


I 1=t 1 + ( 2493+ 1,97 t 1 ) x1 =90+ ( 2493+1,97 × 90 ) × 0,018
I 1=138,06 (kJ/kgkkk)

Thể tích riêng của không khí ẩm.


RT1 288 T 1
v1 = =
M (P−φ1 P b 1) P−φ1 Pb 1
Từ công thức suy ra:
288 T 1 288×(90+273)
v1 = =
P−φ1 P b 1 0,981 ×105−0,04 ×0,691 ×105
v1 =1,096 (m3/kgkkk)

2.3 Thông số trạng thái không khí khi ra khỏi buồng sấy.
Áp suất hơi bão hòa theo nhiệt độ.
4026,42
{
Pb 2=exp 12−
235,5+t 2 (bar)}
Từ công thức suy ra:
4026,42
{
Pb 2=exp 12−
235,5+39 }
=0,069 ¿

Theo lý thuyết thì nhiệt lượng của không khí ẩm không đổi.
 I 1= I2 =138,06 (kJ/kgkkk)

Ta có: I 2=138,06=t2 + ( 2493+1,97 t 2 ) x 2=39+(2493+1,97 × 39)× x 2

 x 2=0,038 (kg/kgkkk)
Mặt khác:
GVHD: Nguyễn Hồng Sơn 10 SVTH: Trần Đình Thịnh
φ2× Pb2 φ2 ×0,069
x 2=0,038=0,622 =0,662
P−φ2 × Pb 2 0,981−φ2 × 0,069

 φ 2=0 ,082 = 8,2 %


Thể tích riêng của không khí ẩm.
RT2 288 T 2
v 2= = (m3/kgkkk)
M (P−φ2 P b 2) P−φ 2 Pb 2
Từ công thức suy ra:
288 T 2 288 ×(39+ 273)
v 2= =
P−φ2 Pb 2 0,981 ×105 −0,082× 0,069 ×105
v 2=0,972 (m3/kgkkk)

2.4 Kiểm tra nhiệt độ đọng sương.


Tại nhiệt độ đọng sương ta có: φ = 1
φ2 × Pb 2
Từ công thức: x 2=0,622
P−φ2 × Pb 2

 Áp suất hơi bão hòa tại nhiệt độ đọng sương: thay φ = 1 vào công thức.
x2 × P 0,038 × 0,981
 Pb = = =0,056(bar)
ts
0,622+ x 2 0,622+0,038

Tra bảng và tính toán (bảng II.251, Tr314, [4]), ta có nhiệt độ tương ứng với
Pb = 0,056 là nhiệt độ đọng sương: t s = 32,5ºC
ts

Chênh lệch nhiệt độ đọng sương với nhiệt độ tác nhân sấy khi đi ra khỏi thiết
bị sấy là:

D t =t 2−t s=39−32,5=6,5 ° C

 Chênh lệch nhiệt độ này là hợp lí, vậy thông số đã chọn là chính xác.

2.5 Cân bằng vật liệu cho tác nhân sấy.

Coi không khí khô đi qua máy sấy không bị mất đi trong quá trình sấy

Lượng không khí khô tiêu tốn trong quá trình sấy: L

Khi làm việc ổn định thì không khí sấy mang theo lượng ẩm: L.x 1

Sau khi sấy lượng ẩm bốc ra từ vật liệu: W

Lượng ẩm không khí ra khỏi máy sấy: L.x 2

GVHD: Nguyễn Hồng Sơn 11 SVTH: Trần Đình Thịnh


Lúc này ta có phương trình cân bằng vật liệu theo lượng ẩm:

L.x1 + W = L.x 2 (Suy ra từ công thức 7.13, Tr131, [6])

w
L=
 x 2 - x1

146,388
¿ =7319.4 (kgkkk/h)
0,038−0,018

Vậy lượng không khí khô tiêu tốn cần thiết để làm bốc hơi 1kg ẩm trong vật
liệu:

L 1
l= =
w x 2 - x1

1
¿ =50 (kgkkk/kg ẩm bay hơi)
0,038−0,018

Lưu lượng thể tích của tác nhân sấy đi vào máy:

V1 = v1.L

=1,096 ×7319.4=8022,06 (m 3/h)

Lưu lượng thể tích của tác nhân sấy đi ra khỏi máy sấy:

V2 = v 2 .L

¿ 0,972 ×7319,4=7114,45 (m 3/h)

Lưu lượng thể tích trung bình:

V1 + V2
Vtb =
2
8022,06+7114,45
= 2 = 7568,26 (m3/h) = 2,1 (m 3/s)

GVHD: Nguyễn Hồng Sơn 12 SVTH: Trần Đình Thịnh


Bảng 2.1. Bảng tổng kết cho vật liệu sấy

Đại lượng (đơn vị đo) Giá trị


G1: khối lượng vật liệu vào thùng sấy (kg/h) 401,388
G2: khối lượng vật liệu ra khỏi thùng sấy (kg/h) 255
Gk: khối lượng vật liệu khô tuyệt đối (kg/h) 216,75
u1: độ ẩm vật liệu vào (%) 46
u2: độ ẩm vật liệu ra (%) 15
W: lượng ẩm được tách ra (%) 146,388
l: lượng không khí khô để bốc hơi 1 kg ẩm (kgkkk/kg ẩm) 50
L: lượng không khí khô để bốc hơi w kg ẩm (kgkkk/h) 7319,4

Bảng 2.2. Bảng tổng kết cho tác nhân sấy

t0(ºC) x(kg/kgkkk) ω(%) I(kJ/kgkkk)


Trước khi vào calorifer 26,8ºC 0,018 79 72,19
Sau khi ra khỏi calorifer 90ºC 0,018 4,1 138,06
Sau khi ra khỏi buồng sấy 39ºC 0,038 8,2 138,06

CHƯƠNG 3: TÍNH CÂN BẰNG NĂNG LƯỢNG

GVHD: Nguyễn Hồng Sơn 13 SVTH: Trần Đình Thịnh


3.1 . Tính cân bằng năng lượng thiết bị sấy.
Người ta gọi thiết bị sấy lý tưởng là thiết bị sấy thỏa mãn các điều kiện sau đây:
 Nhiệt lượng bổ sung QBS=0
 Tổn thất nhiệt qua các kết cấu bao che QBC=0
 Tổn thất nhiệt do thiết bị truyền tải QCt=0
 Tổn thất do vật liệu sấy mang đi QV=0
 Chỉ có tổn thất do tác nhân sấy mang đi

Do không có nhiệt lượng bổ sung và các loại tổn thất nên nhiệt lượng cần thiết để bốc
hơi ẩm trong vật liệu sấy được lấy ngay chính nhiệt lượng của tác nhân sấy và sau đó
ẩm dưới dạng hơi lại quay trở lại tác nhân và mang trả lại cho tác nhân một nhiệt
lượng đúng bằng thế, nhiệt lượng này thể hiện dưới dạng nhiệt ẩn hóa hơi và nhiệt vật
lý của hơi nước. Vì vậy người ta xem quá trình sấy lý tưởng là quá trình đẳng entanpy.
Đây là đặc trưng cơ bản của quá trình sấy lý thuyết.
Giả sử lượng khí vào thiết bị sấy là không đổi, ký hiệu: L0 (kg/h)
Theo phương trình cân bằng vật chất ta có:
L0 . x 1 +G 1 . ω 1=L0 . x 2+G 2 . ω2


Lượng không khí khô cần thiết: L0=7319,4 (kg /h)
 Lượng không khí khô cần thiết để bốc hơi một kg ẩm: l 0=50
 Phương trình cân bằng nhiệt cho thiết bị sấy lý thuyết

Q0=L0 . ( I 1 −I 0 ) =L0 . ( I 2−I 0 )=7319,4. ( 138,06−72,19 ) =482128,88(kJ /h)

(CT 7.15, Tr131, [6])

 Nhiệt lương tiêu hao riêng


Q 0 482128,88
q 0= = =3293,68
W 146,38
3.2 . Tính cân bằng năng lượng cho thiết bị sấy thực.
Một thiết bị sấy ngoài tổn thất do tác nhân sấy mang đi còn có thề có nhiệt lượng
bổ sung QBS và luôn luôn tồn tại tổn thất nhiệt ra môi trường qua kết cấu bao che
QBC, tồn thất nhiệt do thiết bị sấy chuyển tải và tổn thất nhiệt lượng do vật liệu sấy
mang đi QV.
Trong thiết bị sấy thùng quay, không sử dụng nhiệt bổ sung và thiết bị không có
thiết bị chuyển tải, dó đó QBS=0, QCT=0.

 Nhiệt lượng đưa vào hệ thống sấy gồm:


 Nhiệt lượng do tác nhân sấy nhận được trong calorifer: L(I1-I2)
 Nhiệt lượng bổ sung QBS
GVHD: Nguyễn Hồng Sơn 14 SVTH: Trần Đình Thịnh
 Nhiệt vật lý do thiết bị chuyển tải mang vào : GCTCCTtCT1
 Nhiệt vật lý do vật liệu sấy mang vào: [(G1-W)CV1+WCa]tV1
 Nhiệt lượng đưa ra khỏi thiết bị sấy gồm:
 Nhiệt lượng tổn thất do tác nhân sấy mang đi L(I2-I0)
 Nhiệt tổn thất qua kết cấu bao che: QBC
 Nhiệt vật lý do thiết bị chuyển tải mang ra : GCTCCTtCT2
 Nhiệt vật lý do vật liệu sấy mang ra: G2CV2tV2.

Với
 tV1: nhiệt độ ban đầu của vật liệu sấy, thường lấy bằng nhiệt độ môi trường:
tv1 = to = 26,8 oC
 tV2: nhiệt độ cuối cùa vật liệu sấy sau khi ra khỏi thiết bị sấy:
tv2 = t2 – (50C) = 39 – 5 = 34oC , ta chọn nhỏ hơn nhiệt độ đầu ra của tác nhân
sấy 3-50C.
C v1 = Cv2 = Cv: nhiệt dung riêng của vật liệu sấy vào và ra khỏi thiết bị sấy là
như nhau. Ở đây nhiệt dung riêng của vật liệu sấy ở 2 =15% :

Cv = Cvk(1-2) + Ca. 2,kJ/kgoK (CT 7.40, Tr141, [6])


Với: Ca: nhiệt dung riêng của ẩm, Ca=Cn=4,18KJ/kg0K
Cvk=1,45(kJ/kg.K): nhiệt dung riêng của vật kiêu khô.
=> Cv = Cvk(1-2) + Ca. 2= 1,45.(1 - 0,15) + 4,18.0,15=1,8595(kJ/kg.K)
 Cân bằng nhiệt lượng vào ra tiết bị sấy, ta có:

L(I1-I0)+QBS+ GCTCCTtCT1+ [(G1-W)CV1+WCa]tV1


= L(I2-I0) + QBC + GCTCCTtCT2+ G2CV2tV2

Trong đó: G2  G1  W , ta xem CV  CV  CV


2 1

 Vậy nhiệt lượng tiêu hao trong quá trình sấy thực:

Q=L(I1-I0)=L(I2-I0)-QBS+QBC+GCTCCT(tCT2-tCT1)+G2CV2(tV2–tV1)-WCatV1
Đặt QCT = GCTCCT (tCT2-tCT1), QV = G2CV2 (tV2 –tV1) tương ứng là tổn thất do thiết bị
chuyển tải và tổn thất do vật liệu sấy mang đi ta được:
Q = L(I1-I0)= L(I2-I0) + QV +QBC - WCatV1
 Xét cho 1 kg ẩm cần bốc hơi:
q=l(I1–Io)=l(I2–Io)+qBC+qv–Catv1
QV QV G2 C V (t V 2−t V 1 ) 1
qV = qV = = l=
x
Trong đó W ; W W ; 2 −x 1

 Tổn thất nhiệt do vật liệu sấy:

GVHD: Nguyễn Hồng Sơn 15 SVTH: Trần Đình Thịnh


Qv = G2Cv(tv2 – tv1) = 146,388.1,8595.(34 – 26,8) = 1959,901(kJ/h)
Q v 1959,901
q v= = =13 , 39(kJ/kg ẩm)
W 146 ,388
 Tổn thất nhiệt qua cơ cấu bao che
Tổn thất nhiêt qua cơ cấu bao che hay qua môi trường Q BC thường chiếm khoảng
3-5% nhiệt lượng tiêu hao hữu ích QBC=(0,03-0,05).Qhi
Trong đó : Qhi: là nhiệt hữu ích cần thiết để làm bay hơi ẩm trong vật liệu:
Qhi = W.[rtv1 + Cpa(t2 – tv1)]
Qpa: nhiệt dung riêng của hơi nước: Qpa=1,842 kJ/kgkkk
Với rtv1: ẩn nhiệt hóa hơi chứa nước trong vật liệu sấy ở nhiệt độ vảo, rtv1=2500 kJ/kg
 Qhi= 146,388.[2500 + 1,842.(39 – 26,8)] = 369259,7 (kJ/h)
 QBC = 0,03.Qhi= 0,03. 369259,7 = 110777,9 (kj/h)
Q BC 110777 , 9
 q BC = = = 756,74 (kj/kg ẩm)
W 146 ,388

Đặt
Δ=C a t V 1−qBC −q V :nhiệt lượng riêng cần bổ sung cho quá trình sấy
thực, là đại lượng đặc trưng cho sự sai khác giữa quá trình sấy thực tế và sấy lý thuyết.

 Quá trình sấy ly thuyết: Δ=0


Nhiệt lượng tiêu hao cho quá trình sấy lý thuyết:
Q = L(I2 – Io) = 7319,4.(138,06-72,19) = 482128,88(KJ/h)
q = l(I1 – Io)=50.(138,06-72,19) = 3293,50(KJ/kg ẩm)

 Quá trình sấy thực tế: Δ≠0

Δ=C a t V 1−qBC −q V = 4,18.26,8 – 756,74– 13,39 = -658,11(kJ/kg ẩm)

=>∆ >0 ⇒ Catv1 > qBC + qv => I2 > I1


=> Trạng thái tác nhân sấy sau quá trình sấy thực nằm trên đường I 1(vậy đường sấy
thực tế nằm trên đường sấy lý thuyết)
Từ đó ta xác định lại các tính chất của tác nhân sấy khi ra khỏi thùng sấy
Δ
I 2 =I 1 +
l
Tuy nhiên vì chưa biết l nên ta xác định độ chứa ẩm x2’ trước thông qua t2 đã biết:
 Độ chứa ẩm của tác nhân sấy
C pk . ( t 1−t 2 ) +ω 0 .(i 1−∆)
x 2 '= (CT 7.31, Tr138, [6])
i 2−∆
Trong đó: Cpk: Nhiệt dung riêng của không khí khô, Cpk=1,006 kJkgkkk
i1=2500+1,842.90=2665,78(KJ/kg)
i2=2500+ 1,842.39=2571,84(kJ/kg)

GVHD: Nguyễn Hồng Sơn 16 SVTH: Trần Đình Thịnh


1,006. ( 9 0−39 ) +0 , 018 . ( 2665 ,78−(−658 , 11) )
 x '2= =0 , 034
2571 , 84−(−658 ,11)
 Enthalpy

I2’ = Cpk . t2 + x2 . i2 (CT 7.72, Tr 138, [6])

= 1,006.39 + 0,038.2571,84 = 136,96

 Áp suất hơi bão hòa

4026 , 42 4026 , 42
(
pb 2=exp 12−
235 , 5+t 2)=exp ⁡( 12−
235 ,5+39
)=0 , 0694 ¿

 Độ ẩm tương đối

x'2 . P
ω '2=
Pb 2 . ( 0,622+ x '2 )
0 , 034 .0,981
¿ =73 ,69 %
0 , 069 .(0 , 622+ 0 ,034 )
 Lượng tác nhân sấy

l ' =l=50 (kg/kgkkk)

 Lượng không khí khô tiêu tốn

L’ = L = 7319,4 (kgkkk/h)

 Lưu lượng thể tích trước khi sấy thực tế

V1’ = v1.L = 1,096.7319,4 = 8022,6 (m3/h)

 Lưu lượng thể tích sau khi sấy thực tế

V2’ = v2.L = 0,972.7319,4= 7114,46 (m3/h)

 Lượng nhiệt cần cung cấp cho quá trình sấy thực:

Q = L(I2 – Io) + QBC + Qv - WCatv


=7319,4.(138,06–72,19) + 110777,9 + 1959,901- 146,388.4,18.26,8
= 468446,55 (kj/h)
 Lượng nhiệt cung cấp:
Q 468446 , 55
q= = =3200 , 03kJ/kg ẩm)
W 146 , 388
 Hiệu suất sấy
Q hi 369259,7
ŋ= = =0 , 7883=78 , 83 %
Q 468446,55

GVHD: Nguyễn Hồng Sơn 17 SVTH: Trần Đình Thịnh


GVHD: Nguyễn Hồng Sơn 18 SVTH: Trần Đình Thịnh

You might also like