You are on page 1of 12

Báo cáo Thí nghiệm Chất kết dính vô cơ Trang 1

BÀI 1. XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG THỂ TÍCH VÀ KHỐI


LƯỢNG RIÊNG CỦA VẬT LIỆU

I. TRẢ LỜI CÂU HỎI


Câu 1. Trình bày định nghĩa về khối lượng thể tích và khối lượng riêng của vật
liệu và cho biết xi măng, silica fume và đất sét thông thường có khối lượng thể
tích và khối lượng riêng bao nhiêu?
Khối lượng thể tích của vật liệu là khối lượng trên một đơn vị thể tích vật liệu ở
trạng thái tự nhiên kể cả lỗ rỗng.
Khối lượng riêng là khối lượng của một đơn vị thể tích vật liệu ở trạng thái
hoàn toàn đặc.
Câu 2. Nêu ý nghĩa của việc xác định khối lượng thể tích của xi măng?
Khối lượng thể tích của xi măng là một chỉ tiêu cần biết khi tính cấp phối bê
tông. Xác định chỉ tiêu này nhằm mục đích kiểm tra tạp chất lẫn trong sản phẩm.
Câu 3. Nêu sự khác nhau cơ bản giữa khối lượng riêng và khối lượng thể tích?
Đối với khối lượng thể tích thì xác định khi vật liệu ở trạng thái tự nhiên có lỗ
rỗng. Còn đối với khối lượng riêng thì xác định khi vật liệu ở trạng thái hoàn toàn đặc.
Câu 4. Trình bày ngắn gọn quá trình xác định khối lượng thể tích của vật liệu?
Lấy mẫu đã được sấy khô, cho vào ống đong 100ml đến khi mẫu cao bằng
miệng ống. Sau đó cân ống đong chứa mẫu và tính kết quả.
Câu 5. Trình bày ngắn gọn quá trình xác định khối lượng riêng của vật liệu?
Cho dung môi vào bình lecharterie đã được đặt trong chậu nước có nhiệt độ 23-
27°C đến vạch số 0. Sau đó cân 65g mẫu đã được sấy khô và cho vào bình lecharterie,
lúc này mẫu sẽ chiếm chỗ của dung môi trong bình làm cho dung môi trong bình dâng
lên. Lấy bình ra khỏi chậu nước và xoay để không khí lẫn vào mẫu thoát ra, sau đó đặt
lại vào chậu nước và ghi lại thể tích dung môi bị mẫu chiếm chỗ theo các chỉ số vạch
ứng với mức dung môi trước và sau khi cho mẫu vào.
Câu 6. Nêu nguyên nhân sai số trong hai thí nghiệm trên và cách khắc phục?
* Nguyên nhân:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sai số trong quá trình thí nghiệm. Nhưng chủ
yếu là do các nguyên nhân sau:
+ Do thiết bị cân đo đong đếm thiếu chính xác.
+ Do điều kiện môi trường, tác nhân bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình thí
nghiệm.
+ Do người thực hiện thí nghiệm chưa có kinh nghiệm về tay nghề.
GVHD: Nguyễn Thị Trung Chinh SVTH: Lê Khánh
Báo cáo Thí nghiệm Chất kết dính vô cơ Trang 2

+ Do dụng cụ thí nghiệm chưa được vệ sinh sạch trước khi tiến hành thí
nghiệm.
* Cách khắc phục:
+ Vệ sinh dụng cụ thí nghiệm sạch sẽ trước khi tiến hành thí nghiệm.
+ Kiểm tra tình trạng của các dụng cụ đo để đạt được độ chính xác tương đối
nhất.
+ Tùy vào các tác nhân môi trường ảnh hưởng đến quá trình thí nghiệm mà
mình tìm cách giải quyết hợp lý. Ví dụ tác nhân là gió thì cần đảm bảo hướng gió
không ảnh hướng đến quá trình thí nghiệm.

II. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM


1. Xác định khối lượng thể tích của vật liệu 1

Cao lanh
Thể tích Khối lượng xi Khối lượng thể Giá trị trung
ống đong, măng trong tích, g/cm3 bình, g/cm3
Số lần đo cm3 ống,g

1 10 12,1 1,21 1,21067


2   11,92 1,192  
3   12,3 1,23  

Xi măng
Thể tích Khối lượng xi Khối lượng thể Giá trị trung
ống đong, măng trong tích, g/cm3 bình, g/cm3
Số lần đo cm3 ống,g

1 10 12,175 1,2175 1,20783


2   11,87 1,187  
3   12,19 1,219  

Cát
Thể tích Khối lượng xi Khối lượng thể Giá trị trung
ống đong, măng trong tích, g/cm3 bình, g/cm3
Số lần đo cm3 ống,g

1 10 22,04 2,204 2,10967


2   20,51 2,051  
3   20,74 2,074  

GVHD: Nguyễn Thị Trung Chinh SVTH: Lê Khánh


Báo cáo Thí nghiệm Chất kết dính vô cơ Trang 3

2. Xác định khối lượng riêng của vật liệu 2

Cao lanh
Thể tích Khối lượng xi Khối lượng Giá trị trung bình,
ống đong, măng trong thể tích, g/cm3
Số lần đo cm3 ống,g g/cm3

1 25 33,2 1,328 1,30053333


2   32,39 1,2956  
3   31,95 1,278  

Xi măng
Thể tích Khối lượng xi Khối lượng Giá trị trung bình,
ống đong, măng trong thể tích, g/cm3
Số lần đo cm3 ống,g g/cm3

1 25 33,03 1,3212 1,32053333


2   31,75 1,27  
3   34,26 1,3704  

Cát
Thể tích Khối lượng xi Khối lượng Giá trị trung bình,
ống đong, măng trong thể tích, g/cm3
Số lần đo cm3 ống,g g/cm3

1 25 53,75 2,15 2,1936


2   55,05 2,202  
3   55,72 2,2288  

GVHD: Nguyễn Thị Trung Chinh SVTH: Lê Khánh


Báo cáo Thí nghiệm Chất kết dính vô cơ Trang 4

3. Xác định khối lượng riêng của vật liệu 3

Cao lanh
Khối lượng Thể tích mẫu Khối lượng Giá trị trung
mẫu,g chiếm chỗ, riêng, g/cm3 bình, g/cm3
Số lần đo ml

1 1 0,6 1,66667 2,22222


2   0,4 2,5  
3   0,4 2,5  

Xi măng
Khối lượng Thể tích mẫu Khối lượng Giá trị trung
mẫu,g chiếm chỗ, riêng, g/cm3 bình, g/cm3
Số lần đo ml

1 1 0,8 1,25 1,44841


2   0,6 1,66667  
3   0,7 1,42857  

Cát
Khối lượng Thể tích mẫu Khối lượng Giá trị trung
mẫu,g chiếm chỗ, riêng, g/cm3 bình, g/cm3
Số lần đo ml

1 1 0,8 1,25 1,40568


2   0,7 1,42857  
3   0,65 1,53846  

GVHD: Nguyễn Thị Trung Chinh SVTH: Lê Khánh


Báo cáo Thí nghiệm Chất kết dính vô cơ Trang 5

BÀI 2. XÁC ĐỊNH TÍT PHỐI LIỆU VÀ HÀM LƯỢNG CaO TỰ


DO TRONG XI MĂNG

I. TRẢ LỜI CÂU HỎI


Câu 1. Trình bày khái niệm về tít phối liệu của xi măng pooclăng và đưa ra công
thức tính tít phối liệu của nó?
Tít phối liệu xi măng pooclăng là tổng hàm lượng (CaO và MgO) phối liệu từ
vôi hoặc tổng hàm lượng (CaCO3 và MgCO3) trong phối liệu từ đá vôi.
Tít phối liệu bằng tổng hàm lượng (CaO + MgO) trong phối liệu nếu sản xuất xi
măng từ vôi hoặc bằng tổng hàm lượng (CaCO 3 + MgCO3) trong phối liệu nếu sản
xuất xi măng từ đá vôi.
Câu 2. Tít phối liệu ảnh hưởng như thế nào đến quá trình nung luyện của clinker
xi măng và giá trị cho phép của nó là bao nhiêu?

Tít phối liệu (CaCO3 và MgCO3) cao làm cho:


+ Hệ số bão hòa vôi cao, quá trình nung luyện clinker sẽ tạo thành nhiều
khoáng C3S, nếu CaO kết hợp bão hòa hoàn toàn với SiO 2, do đó chất lượng clinker
tăng lên. Tuy nhiên muốn CaO kết hợp hoàn toàn với SiO 2 tạo thành C3S, yêu cầu
nhiệt độ nung cao, thời gian nung lâu hơn, tiêu tốn nhệt năng lớn. Điều đó ảnh hưởng
đến độ bền lò và năng suất lò.
+ Nếu trong phối liệu hàm lượng SiO 2 cao, modul n tăng, trong clinker sẽ chứa
nhiều khoáng silicat (C3S và C2S), clinker sẽ đạt chất lượng cao. Nhưng đồng thời
khoáng nóng chảy lại giảm, pha lỏng thấp, phối liệu khó kết khối trong quá trình nung
luyện.
+ Nếu trong phối liệu hàm lượng Al 2O3 cao, modul p tăng, hàm lượng pha lỏng
giảm, độ nhớt pha lỏng lớn, phối liệu khó kết khối, quá trình tạo khoáng alit sẽ khó
khăn, clinker sẽ chứa nhiều CaO tự do. Đồng thời, trong clinker sẽ tạo nhiều khoáng
C3A, xi măng đóng rắn nhanh, tỏa nhiều nhiệt, không bền trong môi trường ăn mòn
sunfat.
Trong đó:
n – modul silicat.
p – modul alimin.
Giá trị cho phép của tít phối liệu: T = 78,86%.

GVHD: Nguyễn Thị Trung Chinh SVTH: Lê Khánh


Báo cáo Thí nghiệm Chất kết dính vô cơ Trang 6

Câu 3. Tít phối liệu có làm thay đổi chất lượng của xi măng hay không, giải
thích?
Tít phối liệu sẽ quyết định độ bền, độ ninh kết và độ ổn định của xi măng. Do
đó tít phối liệu có làm thay đổi chất lượng của xi măng.
Câu 4. Tính tít phối liệu của xi măng dựa trên cơ sở nào?
Dựa vào dung dịch HCl loãng tác dụng với CaCO3 và MgCO3 hay CaO và MgO
mà không tác dụng với các thành phần khác trong phối liệu.
Khi xác định tít phối liệu người ta dùng dung dịch HCl 1N chuẩn. Cứ 1ml dung
dịch HCl 1N tương đương với 0,05g CaCO3.
Câu 5. CaO và MgO vì sao có trong thành phần của xi măng?
CaO và MgO là 2 oxit chính có trong đá vôi, đá vôi là nguyên liệu chủ yếu
dùng để sản xuất xi măng nên CaO và MgO có trong thành phần của xi măng.
Câu 6. Vì sao ta phải cho dung dịch HCl 1N vào rồi mới đem đun sôi?
Trước khi đem đun sôi, ta phải cho dung dịch HCl 1N vào trước, vì HCl 1N
không chỉ phản ứng riêng với CaCO3 hoặc CaO mà còn phản ứng với MgCO 3 và MgO
nữa.
Câu 7. Phenolphtalein có vai trò gì trong thí nghiệm này?
Phenolphatalein đóng vai trò làm chất chỉ thị.
Câu 8. Nêu khái niệm về CaO và CaO tự do trong xi măng?
CaO là chất rắn có dạng tinh thể màu trắng, là một chất ăn da và có tính kiềm.
CaO tự do là lượng oxyt canxi không kết hợp với các oxyt axit trong phối liệu
khi nung clinker để tạo các khoáng hữu ích.
Câu 9. Trong xi măng hàm lượng CaO tự do này do đâu mà có và nó có ảnh
hưởng gì đến chất lượng xi măng hay không, vì sao?
Ở nhiệt độ 1450°C thì CaO bị “già lửa” tạo cấu trúc sít đặc dẫn đến giảm độ
hoạt động hóa học của nó, làm cho sản phẩm xi măng kém ổn định về thể tích vì quá
trình hydrat CaO tự do, kèm theo tỏa nhiệt và trương nở thể tích. Do đó CaO tự do là
thành phần có hại làm giảm chất lượng sản phẩm xi măng.
CaO tự do + H2 O Ca(OH)2 + Q + v
Do quá trình làm lạnh clinker lúc ra lò không tốt dẫn đến sinh CaO tự do.
GVHD: Nguyễn Thị Trung Chinh SVTH: Lê Khánh
Báo cáo Thí nghiệm Chất kết dính vô cơ Trang 7

- Hàm lượng CaO tự do trong xi măng phối liệu thường không quá 1-2%.
- Trường hợp ngược lại làm cho sản phẩm nung rắn không ổn định thể tích
cường độ sản phẩm sẽ giảm.
Câu 10. Dựa trên cơ sở nào để tính được hàm lượng CaO tự do có trong xi măng,
giải thích?
Hàm lượng CaO tự do trong xi măng được tính dựa trên hàm lượng khoáng C 3S
có trong nguyên liệu.
Câu 11. Đường có tác dụng quan trọng gì trong bài thí nghiệm này?
Đường tác dụng với CaO tạo thành hợp chất canxi saccarat tan rất tốt. Những
thành phần còn lại trong xi măng không tác dụng với đường thì sẽ không tan trong
dung dịch được.
Câu 12. Vì sao xi măng trước khi tiến hành thí nghiệm phải đem sấy ở 100-
110°C?
Vì xi măng khi để ở ngoài tự nhiên sẽ có độ ẩm trong đó, do đó trước khi tiến
hành thí nghiệm thì phải đem sấy khô ở 100-110°C để tách ẩm nhằm giảm thiểu sai số
ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.
Câu 13. Vì sao phải xác định hàm lượng CaO tự do trong xi măng?
Phải xác định hàm lượng CaO tự do trong xi măng vì hàm lượng CaO tự do là
không mong muốn, cần xác định để tìm cách khống chế ở mức cho phép nhằm tạo ra
sản phẩm tốt nhất.
Câu 14. Vì sao sau khi cho đường 10% vào phải đun sôi dung dịch 15-20 phút?
Sau khi cho đường 10% vào phải đun sôi dung dịch trong 15-20 phút, vì khi
đun sôi ở nhiệt độ cao, đường sẽ dễ hòa tan vào dung dịch hơn.
Câu 15. Vì sao ta dùng dung dịch HCl chuẩn độ thì dung dịch lại mất màu, có thể
thay HCl bằng dung dịch khác được không, cho ví dụ?
Khi sử dụng dung dịch HCl chuẩn độ thì dung dịch mất màu, vì HCl là dung
dịch có tính axit nên khi Phenolphtalein dùng trong dung dịch sẽ mất màu.

II. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM


1. Xác định tít phối liệu

GVHD: Nguyễn Thị Trung Chinh SVTH: Lê Khánh


Báo cáo Thí nghiệm Chất kết dính vô cơ Trang 8

VNaOH 0,25N VNaOH trung bình Tít phối liệu %


chuẩn (ml) (ml) (CaO+MgO)
Số lần chuẩn

1 29 31 35,7
2 30    
3 34    

2. Xác định CaO tự do

VHCl 1N chuẩn VHCl trung bình (ml) Hàm lượng


Số lần chuẩn độ (ml) CaO tự do (%)

1 9 6,83333333 19,1607
2 5,5    
3 6    

GVHD: Nguyễn Thị Trung Chinh SVTH: Lê Khánh


Báo cáo Thí nghiệm Chất kết dính vô cơ Trang 9

BÀI 3. XÁC ĐỊNH LƯỢNG NƯỚC TIÊU CHUẨN CỦA HỒ XI


MĂNG

I. TRẢ LỜI CÂU HỎI


Câu 1. Trình bày khái niệm về lượng nước tiêu chuẩn?
Lượng nước tiêu chuẩn chính là lượng nước đưa vào trong xi măng đảm bảo tạo
được hồ xi măng có độ dẻo tiêu chuẩn. Được xác định bằng dụng cụ Vika.
Câu 2. Mục đích xác định lượng nước tiêu chuẩn?
Xác định lượng nước tiêu chuẩn nhằm mục đích đảm bảo tạo hồ xi măng đạt độ
dẻo tiêu chuẩn.
Câu 3. Nêu quy trình xác định lượng nước tiêu chuẩn?
B1. Trước khi tiến hành thí nghiệm phải kiểm tra dụng cụ Vika.
B2. Cân 500g xi măng cho vào côc chứa nguyên liệu của máy khuấy.
B3. Dùng ống đong để đong 120ml nước cho vào cốc.
B4. Khởi động máy trộn và cho máy chạy với tốc độ thấp trong 90s.
B5. Sau 90s dừng máy khoảng 15s để vét hồ xung quanh cối vào vùng trộn.
B6. Khởi động lại máy trộn và cho chạy với tốc độ thấp trong 90s nữa.
B7. Ngay sau khi trộn hồ xong, dùng bay xúc một lần hồ xi măng đó đổ đầy
khâu Vika.
B8. Dụng dụng cụ có cạnh thẳng gạc hồ theo kiểu chuyển động cưa nhẹ sao cho
hồ đầy ngang khâu và bề mặt phải trơn.
B9. Chuyển ngay khâu vào tấm đế thủy tinh và đặt vào trong dụng cụ Vika.
Gắn kim to vào dụng cụ Vika. Hạ kim chạm tấm đế thủy tinh và chỉnh kim về vạch 0
của thang chia. Nhất kim lên đến vị trí cần vận hành. Hạ kim Vika xuống sạt mặt hồ
rồi vặn vít lại, giữ ở vị trí này 1-2s sau đó tháo vít ra cho kim rơi tự do.
B10. Đọc lại số đo trên thang chia vạch khi kim ngừng lún. Khi hồ xi măng đạt
khoảng cách giữa kim to với tấm đế là 6mm±1mm thì đó là lượng nước cho độ dẻo
tiêu chuẩn, lấy chính xác đến 0.5%.
Câu 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng nước tiêu chuẩn của hồ xi măng?
Lượng nước tiêu chuẩn phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Thành phần khoáng clinker xi măng.
+ Độ mịn của xi măng.
+ Hàm lượng phụ gia và loại phụ gia sử dụng.
+ Thời gian lưu kho và điều kiện bảo quản.

GVHD: Nguyễn Thị Trung Chinh SVTH: Lê Khánh


Báo cáo Thí nghiệm Chất kết dính vô cơ Trang 10

Nếu lượng nước sử dụng nhiều, xi măng đóng rắn chậm, cường độ giảm; ngược
lại, lượng nước ít, xi măng đóng rắn nhanh, cường độ cao nhưng vữa kém linh động,
khó xây trát.
Độ dẻo tiêu chuẩn cũng là chỉ tiêu cần thiết để xác định thời gian đông kết của
xi măng.
Câu 5. Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của dụng cụ Vika?
Dụng cụ Vika có cấu tạo bao gồm những bộ phận sau:
1 – Thanh chạy
2 – Lỗ trượt
3 – Vít điều chỉnh
4 – Kim chỉ vạch
5 – Thước chỉ độ
6 – Kim Vika
7 – Khâu Vika
8 – Bàn để dụng cụ Vika

Nguyên tắc hoạt động:


Sau khi hồ được trộn xong thì đổ đầy ngang khâu Vika và bề mặt phải trơn. Sau
đó cho khâu vào tấm để thủy tinh và đặt vào trong dụng cụ Vika. Gắn kim to vào dụng
cụ Vika. Hạ kim chạm tấm đế thủy tinh và chỉnh kim về vạch 0 của thang chia. Nhấc
kim lên đến vị trí cần vận hành. Hạ kim Vika xuống sát mặt hồ rồi vặn vít lại, giữ ở vị
trí này 1-2s, sau đó tháo vít ra, cho kim rơi xuống tự do. Số đo trên thang chia vạch khi
kim ngừng lún là lượng nước cho độ dẻo chuẩn.
II. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

Số lần làm thí Lượng xi Lượng nước Độ lún kim Lượng nước tiêu
nghiệm măng (mm) chuẩn(%)

1 140 31
2 500 120 28 27
3 145 35

GVHD: Nguyễn Thị Trung Chinh SVTH: Lê Khánh


Báo cáo Thí nghiệm Chất kết dính vô cơ Trang 11

BÀI 4. XÁC ĐỊNH ĐỘ MỊN CỦA BỘT VẬT LIỆU

I. TRẢ LỜI CÂU HỎI


Câu 1. Trình bày khái niệm về độ mịn của vật liệu dạng hạt và cách tính độ mịn?
Độ mịn hay độ lớn của vật liệu dạng hạt, dạng bột là đại lượng đánh giá kích
thước hạt của nó.
Độ mịn được tính bằng phần trăm theo tỷ số giữa khối lượng phần còn lại trên
sàng và khối lượng mẫu ban đầu, với độ chính xác 0,1%.
Câu 2. Trình bày sự ảnh hưởng của độ mịn đến tính chất của xi măng?
Độ mịn ảnh hưởng nhiều đến tính chất của xi măng, ảnh hưởng đến tốc độ đóng
rắn, lượng nước tiêu chuẩn và sự phát triển cường độ của xi măng. Xi măng càng mịn
thì tốc độ thủy hóa với nước càng nhanh, thời gian đông kết càng ngắn, tốc độ rắn chắc
cũng tăng lên, tính giữ nước tốt và cường độ chịu lực càng cao.
Câu 3. Nêu ý nghĩa của việc xác định độ mịn của xi măng?
Độ mịn là một chỉ tiêu đánh chất lượng của xi măng và chỉ tiêu này cũng thay
đổi theo thời gian lưu giữ trong kho.
Xi măng càng mịn thì tốc độ thủy hóa càng nhanh, thời gian đông kết càng
ngắn, tốc độ rắn chắc cũng tăng lên, tính giữ nước tốt và cường độ chịu lực càng cao.
Câu 4. Trình bày ngắn gọn quá trình xác định độ mịn của vật liệu?
Vệ sinh lưới sàng sạch sẽ rồi cho 50g mẫu bột vật liệu lên sàng và tiến hành
sàng đều. Sau một khoảng thời gian cho đến khi lượng bột trên sàng đã hết khả năng
rơi qua lưới sàng thì tiến hành cân lượng mẫu còn lại trên sàng, tiến hành 3 lần và lấy
giá trị trung bình.
Câu 5. Có bao nhiêu phương pháp xác định độ mịn? Phương pháp nào thông
dụng hơn? Vì sao?
Có hai phương pháp xác định độ mịn:
+ Xác định bằng sàng tiêu chuẩn.
+ Xác định bằng phương pháp đo bề mặt riêng.
Phương pháp xác định bằng sàng tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến hơn vì quá
trình tiến hành đơn giản, kết quả tương đối chính xác

GVHD: Nguyễn Thị Trung Chinh SVTH: Lê Khánh


Báo cáo Thí nghiệm Chất kết dính vô cơ Trang 12

II. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

Khối lượng Khối lượng mẫu còn Độ mịn, %


mẫu ban đầu, g trên sàng,g
Vật liệu

Cát 100 20 20
Xi măng 100 4 4
Đất sét 100 7 7
Talc 100 0 0
Cao lanh 100 6 6

GVHD: Nguyễn Thị Trung Chinh SVTH: Lê Khánh

You might also like