You are on page 1of 6

TÊN BÀI : Xác định tính khả thiêu của bột kim loại

Tài liệu:
[1]. B. N. Arzamaxov, “Vật liệu học” do Nguyễn Khắc Cường, Đỗ Minh Nghiệp,
Chu Thiên Trường và Nguyễn Khắc Xương dịch, Nhà xuất bản Giáo dục- 2000
[2]. TS Trần Văn Dũng, “Biến dạng tạo hình kim loại bột”, Hà Nội 2000
[3]. Trần Quốc Lập – Phạm Thảo, Bài giảng Luyện kim bột, 2006
Mục đích:
- Phương pháp đo tỷ trọng của mẫu sau khi thiêu kết

Ý nghĩa:
- Làm quen với các thiết bị (lò thiêu kết, cân tỷ trọng…)
I.Cơ sở lý thuyết

-Thiêu kết là một trong những giai đoạn công nghệ cơ bản và quan trọng của luyện
kim bột. Trong nguyên công này, vật liệu bột sau khi tạo hình được tiến hành xử lý
nhiệt nhằm được nhận được vật liệu sản phẩm với độ xốp nhất định. Trong quá
trình này xảy ra sự chuyển biến từ vật ép không bền sang trạng thái bền với cơ lý
tính gần với cơ lý tính của kim loại nấu chảy.
-Các hiện tượng xảy ra trong quá trình thiêu kết bao gồm sự bốc hơi nước và chất
dính kết (nếu có), hoàn nguyên bột kim loại (cả về thành phần và tổ chức) và cuối
cùng là giảm độ xốp và tăng tỷ trọng của vật thiêu kết thông qua quá trình vận
chuyển chất tại bề mặt tiếp xúc giữa các hạt.
- Thiêu kết là một quá trình phức tạp được chia thành nhiều dạng. Thiêu kết bột
một cấu tử hoặc nhiều cấu tử. Thiêu kết pha rắn hoặc pha lỏng. Trong trường hợp
thiêu kết pha lỏng, pha lỏng xuất hiện có thể biến mất hoặc tồn tại trong suốt quá
trình thiêu kết.
-Các yếu tố chính quyết định đến khả năng thiêu kết của mẫu có thể chia thành 2
nhóm: yếu tố vật liệu và yếu tố công nghệ.
+ Yếu tố vật liệu: thành phần hóa học của bột, kích thước bột, hình dáng bột, phân
bố kích thước bột, khả năng kết tụ bột, tính khả ép và khả năng thiêu kết (kết khối
và phát triển hạt).
+Yếu tố công nghệ: Sơ đồ công nghệ thực hiện một chu trình thiêu kết được thể
hiện như hình 1.
Qua sơ đồ đó, có thể thấy ảnh hưởng của đến chất lượng của vật thiêu kết bao gồm
các yếu tố công nghệ sau:
Nhiệt độ thiêu kết: Nhiệt độ thiêu kết là tác nhân quan trọng ảnh hưởng đến hệ số
khuyếch tán bề mặt và khuyếch tán thể tích của bột thiêu kết. Ảnh hưởng đó thông
qua biểu thức sau:

Trong đó:
D là hệ số khuyếch tán của vật liệu ở nhiệt độ T
D0 là hệ số khuyếch tán ban đầu
Q là năng lượng hoạt hoá của vật liệu
T là nhiệt độ thiêu kết
Có thể thấy rằng, khi nhiệt độ càng cao, hệ số khuyếch tán D càng lớn và càng làm
tăng mật độ của vật thiêu kết.
Thời gian thiêu kết: Thời gian thiêu kết càng dài thì quá trình khuyếch tán càng
triệt để, vật thiêu kết càng được co ngót cũng như đạt mật độ và độ bền lớn.
Lực ép ban đầu của vật thiêu kết: Lực ép ban đầu nhỏ, vật đưa vào thiêu kết có độ
xốp lớn, mặc dù có tốc độ thiêu kết lớn nhưng mật độ của mẫu sau thiêu kết vẫn
không lớn. Lực ép ban đầu quá lớn sẽ dẫn tới áp suất khí, chất bốc trong vật thiêu
kết lớn, tốc độ thoát sẽ không phù hợp với tốc độ bốc, làm cho chi tiết dễ bị nứt
hay cong vênh. Lựa chọn một chế độ ép thích hợp là yếu tố quan trọng để đảm bảo
chất lượng vật thiêu kết.
Môi trường thiêu kết: Viên mẫu bột kim loại đưa vào thiêu kết là vật liệu nhạy
cảm với tác động của môi trường nung (do bề mặt riêng lớn). Để giảm thiểu tác
động này, thông thường người ta hay sử dụng khí bảo vệ (H2, Ar), môi trường yếm
khí (CO) hoặc chân không.

Các đại lượng đặc trưng cho quá trình thiêu kết
 Tỷ trọng của vật thiêu kết: là đại lượng quan trọng nhất gắn liền với quá
trình thiêu kết. Tỷ trọng của mẫu sau thiêu kết được xác đinh bằng các
phương pháp cân trong không khí (cân khô) hoặc bằng phương pháp
Acsimet (cân thủy tĩnh) như đã được trình bày ở bài thí nghiệm 3.

 Độ co ngót: là sự thay đổi kích thước của sản phẩm trước và sau thiêu kết.

Trong đó:
V là độ co
VG là thể tích của vật trước thiêu kết
VS là thể tích của vật sau thiêu kết

Hệ số co ngót:
II.Thí nghiệm
1.Mẫu thí nghiệm
-Bột Cu
2.Vật liệu thí nghiệm(Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm)
- Lò thiêu kết LN 1300
- Cân điện tử: độ chính xác 10-3 g
- Thước cặp, độ chính xác 10-3 mm
- Hộp thiêu kết
3.Trình tự tiến hành thí nghiệm
- Làm sạch hộp thiêu kết
- Chuẩn bị hỗn hợp bột than hoa, grafit để tạo môi trường thiêu kết và chống dính
mẫu
- Cho một lớp hỗn hợp bột thiêu kết
- Cho mẫu vào hộp
- Tiếp tục rải một lớp bột thiêu kết
- Cho mẫu tiếp theo vào hộp
- Đổ hỗn hợp bột thiêu kết vào hộp đến khi đạt 2/3 chiều cao hộp thiêu kết
- Rải một lớp hỗn hợp vảy cán và than lên lớp mẫu cuối cùng
- Đậy kín nắp hộp nung bằng đất sét
- Làm vệ sinh nồi lò
- Cho hộp thiêu kết vào lò
- Đậy nắp lò
- Cài đặt chương trình điều khiển lò trên bảng điều khiển
- Bật lò
- Nhiệt độ thiêu kết 900oC
- Giữ thời gian tại nhiệt độ thiêu kết là 2h
- Đạt thời gian và nhiệt độ thiêu kết
- Tắt lò
- Để nguội mẫu cùng lò
- Khi nhiệt độ lò xuống 600oC
- Lấy hộp thiêu kết ra
- Để nguội ngoài không khí
- Nhiệt độ hộp thiêu kết bằng nhiệt độ phòng
- Lấy mẫu ra, làm sạch mẫu
III.Báo cáo thí nghiệm
Kết quả thí nghiệm
Bảng 1: Kết quả thí nghiệm độ co ngót, tỷ trọng, độ xốp của mẫu sau thiêu kết
Sau thiêu:
Lực ép D(cm) H(cm)
3T 2.055 0,22
5T 1.96 0,25
7T 2.01 0,23
9T 2.095 0.205

STT Thể tích Thể tích Độ co Khối lượng Tỷ trọng Độ xốp


mẫu trước mẫu sau ngót của mẫu sau của mẫu
(%)
thiêu kết thiêu kết thiêu kết
ΔV (%) γ
V1 (cm3) V2 (cm3) Trong Trong (g/cm3)
không nước
khí
G2 (g)
G1(g)
1 1.95 0.73 62.56 5.792 5.095 8.31 6.63
2 1.71 0.75 56.14 5.748 5.06 8.35 6.13
3 1.55 0.73 52.9 5.85 5.155 8.42 5.42
4 1.43 0.71 50.34 5.785 5.103 8.48 4.69
Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa lực ép với tỷ trọng vào độ co ngót của mẫu sau
khi thiêu

IV.So sánh,đánh giá,nhận xét,giải thích.


-Tỷ trọng của mẫu sau thiêu kết lớn hơn trước thiêu kết.
-Độ xốp của mẫu sau thiêu kết chiếm thành phần phần trăm nhỏ hơn so với trước
thiêu kết
-Độ co ngót của mẫu sau thiêu kết giảm theo lực ép tăng
-Độ xốp của mẫu giảm ,tỉ trọng tăng theo lực ép tăng

You might also like